Mục tiêu: - Làm rõ khái niệm phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh - Làm rõ cơ sở hình thành, những đặc điểm trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh - Làm rõ thực trạng, nguyên nhân của việc xâ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Mã số: T2020 – 04 - 53
Chủ nhiệm đề tài : ThS Trịnh Quang Dũng
Đơn vị chủ trì : Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Kinh tế
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Mã số: T2020 – 04 - 53
Chủ nhiệm đề tài: ThS Trịnh Quang Dũng
Đơn vị chủ trì: Khoa Lý luận chính trị – Trường Đại học Kinh tế
Xác nhận của Trường Chủ nhiệm đề tài
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA:
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 13
Chương 1: PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH 13
1.1 Một số khái niệm cơ bản 13
1.1.1 Khái niệm phong cách 13
1.1.2 Khái niệm phong cách và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh 15
1.1.3 Khái niệm sinh viên, sinh viên trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 17
1.2 Cơ sở hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh 21
1.2.1 Cơ sở khách quan hình thành văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh 21
1.2.1.1 Cơ sở thực tiễn hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh 21
1.2.1.2 Cơ sở lý luận hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh 27
1.2.2 Nhân tố chủ quan hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh 32
1.3 Một số đặc trưng trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh 33
1.3.1 Hồ Chí Minh là người có phong cách ứng xử thành tâm, thật lòng 34
1.3.2 Chân tình, chu đáo, yêu thương, tôn trọng và quý mến con người 35
1.3.3 Phong cách ứng xử lịch lãm mà khiêm nhường, bình dị 38
1.3.4 Phong cách ứng xử khoan dung, vị tha và độ lượng 42
1.3.5 Phong cách ứng xử linh hoạt và tinh tế 46
Tiểu kết chương 1 48
Chương 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 49 2.1 Một số khía cạnh đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Đại học kinh tế theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh 49
Trang 5Đà Nẵng hiện nay 53 2.2.1 Những ưu điểm trong văn hóa ứng xử Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng 54 2.2.2 Những hạn chế trong văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 63 2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng 68 Tiểu kết Chương 2 73
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THEO PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH 74
3.1 Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc, biện pháp rèn luyện phong 74 3.2 Một số giải pháp trong rèn luyện phong cách ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 78 3.2.1 Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về rèn luyện đạo đức, phong cách lối sống của sinh viên, thanh niên trong bối cảnh mới 78 3.2.2 Các giải pháp từ phía nhà trường 79 3.2.3 Các giải pháp từ phía sinh viên 90 3.2.4 Phối hợp giữa các môi trường giáo dục trong việc xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên 93 Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 1: Nhận xét của sinh viên về tầm quan trọng của việc xây dựng phong cách ứng xử văn hoá cho sinh viên hiện nay 56 Bảng 2: Đánh giá của sinh viên về việc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường 61 Bảng 3: Những hoạt động mà bạn tham gia xuất phát từ lý do gì? 64 Bảng 4: Nhận xét của sinh viên về mức độ biểu hiện trong văn hoá ứng xử hàng ngày của sinh viên 65
Trang 7THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh vào xây dựng văn
hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Mã số: T2020-04-53
- Chủ nhiệm đề tài: ThS Trịnh Quang Dũng
- Tổ chức chủ trì: Khoa Lý luận chính trị - Trường Đại học Kinh tế
- Thời gian thực hiện: 12 tháng (1/1/2020 đến 31/12/2020)
2 Mục tiêu:
- Làm rõ khái niệm phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh
- Làm rõ cơ sở hình thành, những đặc điểm trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
- Làm rõ thực trạng, nguyên nhân của việc xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Đề xuất các giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
3 Tính mới và sáng tạo: Vận dụng phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh trong giáo
dục, rèn luyện văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
4 Kết quả nghiên cứu:
- Làm rõ các khái niệm công cụ: Khái niệm văn hóa ứng xử, phong cách ứng
xử, các quan niệm về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
- Làm rõ cơ sở hình thành và một số nét đặc trưng của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
- Tổng quan nghiên cứu về sinh viên trường Đại học kinh tế (phân tích thực trạng, đánh giá nguyên nhân hạn chế trong phong cách ứng xử văn hóa của sinh viên,
Trang 8- Sản phẩm khoa học: 1 bài báo đăng tạp chí, đạt 0.5 điểm
- 1 bài báo đăng Hội thảo khoa học quốc gia
Trang 91 General information:
Project title: Research Ho Chi Minh’s behavioral style in training the cultural behavior of the student in The University of economics – University of Da Nang
Code number: T2020-04-53
Coordinator: MSc Trinh Quang Dung
Implementing institution: The University of economics – University of Da Na Duration: from 1/12/2020 to 31/12/2020
2 Objective(s):
+ Clarify the concept “Ho Chi Minh’s behavioral style”
+ Clarify characteristics in Ho Chi Minh’s behavioral sty
+ Research on students of The University of economics – University of Da Nang in training the behavioral style
+ Propose plans about training the cultural behavior of the student in The University of economics – University of Da Nang according to Ho Chi Minh’s behavioral style
3 Creativeness and innovativeness: Propose plans about training the cultural
behavior of the student in The University of economics – University of Da Nang according to Ho Chi Minh’s behavioral style
4 Research results:
+ Analyzed and aggregated about the concept “Ho Chi Minh’s behavioral style”
+ Show about characteristics in Ho Chi Minh’s behavioral sty
+ Research on students of The University of economics – University of Da Nang in training the behavioral style
Trang 10economics – University of Da Nang according to Ho Chi Minh’s behavioral style
5 Products:
+ 01 articles publisded in scientific journals (0.5 point)
+ 01 articles publisded in national scientific conferences
+ Full text report and summary report
+ 01 text product application
6 Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results:
- Transfer alternatives for The University of economics – University of Da Nang
- Applecation institutions: The University of economics – University of Da Nang
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài được Unessco vinh danh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam Người không chỉ để lại
hệ thống tư tưởng lý luận đồ sộ làm tài sản vô cùng quý giá soi đường, chỉ lối cho sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng; Người còn là hiện thân của phong cách ứng xử văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, kết tinh đỉnh cao của tinh hoa văn hóa nhân loại Với Hồ Chí Minh, yêu thương, quý mến, trân trọng con người luôn là gốc, là nền tảng Vì vậy, trong ứng xử, Hồ Chí Minh luôn thể hiện thái độ khiêm nhường, nhã nhẵn, lịch sự với tình cảm chân tình, nồng hậu tự nhiên đối với tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp, sang hèn; luôn cảm hóa, khoan dụng, độ lượng kể cả đối với những người đã từng lầm đường lạc lối, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Chính những điều đó đã làm nên sức sống trường tồn của Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc và trong trái tim nhân loại, làm nên sự vĩ đại của Người
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn thể dân tộc ta đang bước vào
xu thế toàn cầu hóa Do vậy, ngoài việc phát triển tiềm lực về kinh tế thì việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam trước thế giới cũng là một trong những chính sách lớn của Đảng Trong quá trình giao lưu hội nhập, ứng xử văn hóa được xem là bước đầu tiên quyết định đến sự thành bại Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa đã và đang trở thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, tác động đến mọi gia đình và cá nhân Mặt trái của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu đạo đức cách mạng Tất cả những điều đó đã tác động xấu đến đến việc hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của con người Việt Nam, nhất là đối với thanh niên Thanh niên Việt Nam, trong đó có sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của
xu thế này
Trang 12Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng, là một trong những trường đại học có uy tín về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và của cả nước Sinh viên của nhà trường có chất lượng đầu vào cao, có năng lực học tập và ý thức rèn luyện bản thân tốt, tích cực, sáng tạo, năng động, nhiệt tình trong các hoạt động Tuy nhiên, dưới sự tác động của hội nhập quốc tế hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng lối ứng xử văn hóa cho sinh viên, một bộ phận sinh viên có những dấu hiệu của sự xa rời lý tưởng, đạo đức truyền thống, quay lưng lại với những giá trị của dân tộc, có những hành vi ứng xử văn hóa chưa đẹp, lời nói chưa hay còn tồn tại trong sinh viên,… Đặc biệt, những hình thức và nội dung xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên trong nhà trường cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả cần thiết Vấn đề xây dựng cho sinh viên có lối sống ứng xử văn hóa vì thế trở thành một trong những khía cạnh quan trọng trong chiến lược đào tạo được nhà trường đặc biệt quan tâm Chính vì vậy, việc trở về và vận dụng phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh để xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng là một việc làm có giá trị cả về lý luận và thực tiễn
Với những lý do trên, chúng tôi xin đề xuất đề tài “Nghiên cứu phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh vào việc xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của nhóm
tác giả, nhằm mục đích làm rõ hơn phong cách ứng xử văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng trong thời gian tới
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhiều Nghị quyết, chỉ thị được ban hành đã tác động sâu sắc đến xã hội, góp phần quan trọng vào việc định hướng văn hóa, giáo dục, phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam mới thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội Đặc biệt với sinh viên các trường đại học việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa quan trọng Chính vì vậy, các công
Trang 13trình nghiên cứu việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên trong các nhà trường cũng ngày càng nhiều và đi vào thực chất, có giá trị lý luận và thực tiễn
Đề tài hướng vào việc nghiên cứu phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vận dụng phong cách ấy vào xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Để thực hiện nhiệm vụ đề tài này, nhóm tác giả đã sưu tầm, sử dụng, kế thừa những công trình nghiên cứu trước đó Trong hệ thống tài liệu tham khảo được sử dụng, có nhiều công trình nghiên cứu về phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, song quá trình vận dụng thực tiễn vào một đơn vị nghiên cứu cụ thể lại gặp rất nhiều khó khăn, thiếu không ít những tài liệu
Những công trình nghiên cứu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Trong hệ thống các tài liệu tham khảo về phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh có thể kế thừa, vận dụng và nghiên cứu, phát triển thêm các khía cạnh cụ thể như sau:
Trong cuốn “Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân tộc” của tác giả Mạch
Quang Thắng đã phân tích phong cách Hồ Chí Minh nói chung, đặc biệt có đề cập đến những phẩm chất, đặc trưng trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh Đó
là cách ứng xử thành tâm, thật lòng, yêu mến, tôn trọng quý mến con người, khoan dung, chủ động linh hoạt, ân cần, tế nhị, cởi mở, tự nhiên, bình dị, chan hòa, ấm cúng, khiêm nhường, lịch lãm, bình tình đĩnh đạc… tạo nên một bản sắc riêng của Người
Tác giả Bùi Đình Phong là người có nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng Năm 2020,
tác giả Bùi Đình Phong xuất bản bộ sách Nghiên cứu Hồ Chí Minh – một số
công trình tuyển chọn Bộ sách được chia làm 3 tập, trong đó tập 1 tác giả tập
trung nhiều vào việc làm rõ con đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, tổ chức Tập 2 là những chuyên luận về văn hóa, đạo đức, xã hội Tập 3 đi sâu làm rõ những vấn đề đổi mới, hội nhập và phát triển
Trang 14Với phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, được tác giả làm rất rõ trong tập 2, những vấn đề về văn hóa, đạo đức xã hội Trong tập này, tác giả phân tích nhiều khía cạnh của phong cách ứng xử Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả khẳng định “phong cách Hồ Chí Minh chính là con người Hồ Chí Minh, bao gồm trí tuệ, tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, phong thái, phong độ, phẩm cách, lề lối, cung cách, cách thức thành nền nếp ổn định, tạo nên những giá trị thật, những nét riêng biệt Phong cách ấy là một chỉnh thể với nội dung nhiều tầng ý nghĩa, phát triển theo logic đi từ suy nghĩ (tư duy) đén hoạt động thực tiễn, và phong
cách sinh hoạt” [46, tr.219] Tác giả phân tích phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
trên nhiều khía cạnh: tư duy, diễn đạt, làm việc, ứng xử, sinh hoạt Bên cạnh đó, trong tập 2 bộ sách tác giả Bùi Đình Phong cũng đăng nhiều bài viết có giá trị tư
liệu tham khảo quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài: Văn hóa nói,
viết và làm [46, tr.158] làm rõ phong cách giao tiếp hàng ngày của Chủ tịch Hồ
Chí Minh; Trung thực – một giá trị văn hóa [46, tr.486] tác giả khẳng định phẩm
chất đặc biệt quan trọng trong ứng xử với người khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là sự trung thực, thật thà, trách nhiệm của bản thân với người khác Đối với việc rèn luyện bản thân, tác giả Bùi Đình Phong cũng có nhiều bài viết
được đăng trong tập số 2 này Trong đó có thể nói đến: Hồ Chí Minh với cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân [46, tr.299]); Thực hành tiết kiệm theo Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh [46, tr.317]); Thực hành tiết kiệm, chống tham
ô, lãng phí quan liêu theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay [46,
tr.325]; Đạo đức và tài năng [46, tr.411], Hồ Chí Minh nói về trách nhiệm nêu
gương của người đứng đầu [46, tr.316]… Những bài viết trong bộ sách của tác
giả Bùi Đình Phong có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở khoa học, tư liệu nghiên cứu
để nhóm tác giả vận dụng, nghiên cứu sâu sắc hơn về phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong cuốn Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh của tác giả Đào Đình Tuấn
đã phân tích quan niệm và cơ sở hình thành phong cách ứng xử chính trị của Hồ
Trang 15Chí Minh, qua đó tác giả có chỉ ra những đặc trưng và giá trị của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Tác gải Nguyễn Văn Khoan trong cuốn “Phong cách Hồ Chí Minh” đã
miêu tả phong cách ứng xử Hồ Chí Minh qua lời kể trực tiếp của những người từng gặp Bác, tác giả đã đề cập đến phong cách ứng xử Hồ Chí Minh biểu hiện qua cách suy nghĩ, đến tác phong làm việc, cách diễn đạt, ứng xử với các sự kiện, các tầng lớp nhân dân của Hồ Chí Minh Những câu truyện tác giả đề cập đến là minh chứng sinh động, thiết thực và khách quan chứng minh cho phong cách ứng xử đặc biệt của Người đối với nhân dân, với đồng bào
Cũng theo cách kể lại những câu chuyện đời thường trong văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh để từ đó xây dựng hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về
ứng xử, tác giả Phan Tuyết trong “Phong cách ứng xử của Bác Hồ” và “Phong
cách sinh hoạt” đã sưu tầm và tuyển chọn những câu chuyện đời thường về chủ
tịch Hồ Chí Minh, làm rõ những luận điểm lớn trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có cách ứng xử văn hóa, đặc biệt dành cho nhân dân, cho đồng bào, Người còn có phong cách ứng xử thân thiện, gần gũi và là người bạn chân thành với nhân dân quốc tế Do đó, nhóm tác giả cho rằng nghiên cứu phong cách ứng xử Hồ Chí Minh không thể thiếu những công trình nghiên cứu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đối với nhân dân và bạn bè
quốc tế Trong số những tư liệu đó, tác giả Trần Ngọc Quân trong cuốn “Những
người bạn quốc tế của Bác Hồ” đã đưa ra cách nhìn nhận của người nước ngoài
về phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm nên những nhận định về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trở nên khách quan, đáng tin cậy hơn
Tác giả David Ward với cuốn “Phong cách Hồ Chí Minh” được Vũ Thiên
Bình và nhà xuất bản Lao động dịch sang tiếng Việt, tác giả đã phân tích rất nhiều những phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách quần chúng, diễn đạt, báo chí,
Trang 16sinh hoạt… trong đó tác giả dành một chương để phân tích phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong những năm 1977-1978, trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên ở Bungari nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên trong đó
đề cập đến vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử, định hướng lối sống của thanh niên Năm 1985, Viện nghiên cứu của Nhật Bản đã nghiên cứu thanh niên của 11 quốc gia với lứa tuổi từ 18 đến 24 tuổi Tại Viện nghiên cứu xã hội của Châu Âu
đã nghiên cứu thanh niên từ 10 quốc gia châu Âu Tất cả những cuộc nghiên cứu này đều đề cập đến vấn đề định hướng lối sống và giáo dục cho văn hóa ứng xử
của thanh niên
Nhìn chung, có rất nhiều công trình nghiên cứu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, nhóm tác giả nhận thấy rằng đây là cơ sở khoa học quan trọng bên
cạnh việc nghiên cứu trực tiếp từ Hồ Chí Minh toàn tập, Hồ Chí Minh biên niên
tiểu sử được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật in ấn và ban hành, sẽ tạo
điều kiện để nhóm tác giả nghiên cứu sâu sắc hơn những tư tưởng của Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử, qua đó hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình Nhóm tác giả cho rằng, đây là những tài liệu tham khảo rất quan trọng, trong quá trình nghiên cứu không thể không có
Những công trình nghiên cứu việc học tập phong cách ứng xử Hồ Chí Minh của sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng nói riêng
Nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn là nhiệm
vụ quan trọng của các nhà khoa học, bên cạnh việc làm rõ những ý nghĩa về lý luận, khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh, còn có nhiệm vụ đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào đời sống thực tiễn xã hội; đồng thời phải làm rõ sự vận dụng, sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới Theo nhóm tác giả, đó là nhiệm vụ quan trọng của các nhà khoa học trong giai đoạn hiện nay Bởi, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự có ý nghĩa và giá trị to lớn, thế hệ sau cần phải hiểu được những giá trị đó, đồng thời đúc kết lại cho mình những
Trang 17bài học, kinh nghiệm, những chỉ dẫn quan trọng từ tư tưởng Hồ Chí Minh Với
lý do đó, nhóm tác giả xác định đề tài vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào rèn luyện đời sống sinh viên hiện nay cũng nhằm mục đích như vậy
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả nhận thấy có nhiều những chương trình, công trình nghiên cứu việc học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên, Đảng và Nhà nước cũng có nhiều những chỉ thị, nghị quyết liên quan đến việc học tập này Nhóm tác giả nhận thấy đây là cơ sở rất khách quan, khoa học, quan trọng cho việc vận dụng vào sinh viên Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng trong bối cảnh chưa từng có công trình nghiên cứu khoa học nào cụ thể về việc học tập này ở Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Năm 1987-1988, Ban lý luận giáo dục và giáo dục chuyên nghiệp thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và điều tra về xu hướng nhân cách của sinh viên” Đề tài này đã chỉ ra những xu hướng nhân cách của sinh viên và việc xây dựng văn hóa ứng xử là một biện pháp để hình thành nên nhân cách của sinh viên
Năm 1991-1995, Đề tài cấp nhà nước, nghiên cứu về lối sống và môi trường, mã số KX.06-13, có nêu lên khái niệm ứng xử, lối sống, trong đó họ nhấn mạnh lối sống như một phương thức ứng xử thực tế của con người trong một môi trường nhất định
Trong những năm gần đây, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu sâu hơn về việc học tập phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói chung, với sinh viên nói riêng
Trong tập 2 bộ sách Nghiên cứu Hồ Chí Minh – Một số công trình tuyển
chọn của tác giả Bùi Đình Phong đã dành rất nhiều thời lượng phân tích sự vận
dụng phong cách Hồ Chí Minh vào đời sống thực tiễn của xã hội Tác giả phân
tích trong nhiều bài viết khác nhau: Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh;
“Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh” [46, tr.269]; trong việc rèn
luyện đạo đức và chống chủ nghĩa cá nhân, tác giả có bài viết “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân [46, tr.249];
rèn luyện tính trung thực, trách nhiệm theo phong cách Hồ Chí Minh có thể nói
Trang 18đến bài viết “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung
thực, trách nhiệm” [46, tr.256]; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm”, rèn luyện phẩm chất yêu thương
con người và gắn bó mật thiết với nhân dân, tác giả có bài viết “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân” [46, tr.262]
Tác giả Ngô Văn Hà trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và
vấn đề giáo dục đại học Việt Nam đã có nghiên cứu về việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng Tác giả làm rõ lý do và quá trình Đảng và Nhà nước vận dụng phong cách, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong rèn luyện phẩm chất đạo đức cho sinh viên các trường Đại học Tác giả còn đưa ra hệ thống các giải pháp trong vận dụng để việc học tập và rèn luyện đạo đức cho sinh viên các trường Đại học đạt hiệu quả hơn; tác giả có chỉ ra những kết quả đạt được và một số bài học kinh nghiệm trong rèn luyện đạo đức của sinh viên theo phong cách Hồ Chí Minh [11, tr.201]
Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cho đề tài
Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả nhận thấy các công trình trước đây đã có được nhiều giá trị khoa học làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu, cụ thể:
- Thứ nhất, Các công trình nghiên cứu đã làm rõ được khái niệm phong
cách, phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh
- Thứ hai, các công trình đã đề cập và phân tích được nguồn gốc hình
thành phong các ứng xử của Hồ Chí Minh
- Thứ ba, các tác giả cũng khái quát được những đặc trưng, phẩm chất
riêng biệt của Hồ Chí Minh trong ứng xử
- Thứ tư, các tác giả cũng định hướng việc học tập phong cách ứng xử Hồ
Chí Minh đối với sinh viên hiện nay
Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề chưa được làm sâu sắc, theo nhóm tác giả cần phải bổ sung, làm rõ hơn, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn Các vấn đề đặt ra cho nhóm tác giả nghiên cứu, cụ thể đó là:
Trang 19+ Cần làm rõ và thống nhất khái niệm “phong cách ứng xử Hồ Chí Minh”
và chỉ rõ các điều kiện khách quan, chủ quan tạo nên phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Cần làm rõ nội dung những phẩm chất, những đặc điểm trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh Trong đó, nhóm tác giả cho rằng cần làm rõ hơn nữa những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp, nguyên tắc rèn luyện phong cách ứng xử cho sinh viên, thanh niên
+ Làm rõ việc vận dụng phong cách ứng xử cho sinh viên nói chung, sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nói riêng Trong đó nhóm tác giả cho rằng, cần làm rõ lý do, tính tất yếu vì sao phải vận dụng phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh cho sinh viên; đặc biệt, phải chỉ ra những phẩm chất cần có cho sinh viên sau khi vận dụng; trên cơ sở đó cần phải chỉ rõ các biện pháp, nguyên tắc vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục tiêu đề tài:
- Làm rõ phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh và vận dụng phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh vào việc rèn luyện văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
3.2 Nhiệm vụ đề tài
- Làm rõ phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh
- Làm rõ thực trạng, nguyên nhân của việc xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng dựa trên phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Trang 20Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh vào việc xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng hiện nay
Trang 215 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Cách tiếp cận:
Nghiên cứu lý thuyết tổng quan, tổng hợp các tài liệu, phân tích các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận chung: lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng về chiến lược giáo dục, đào tạo sinh viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp logic – lịch sử: nghiên cứu tư tưởng và phong cách ứng
xử của Hồ Chí Minh biểu hiện trong các giai đoạn lịch sử, tiếp đến đúc rút những đặc điểm chung về phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra những nguyên tắc, đặc điểm chung nhất trong phong cách ứng xử mà Hồ Chí Minh biểu hiện ở mọi giai đoạn lịch sử
+ Phương pháp tổng hợp: nhóm tác giả sử dụng trong việc nghiên cứu các công trình trước đây về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, đặc biệt từ trong bộ
Hồ Chí Minh toàn tập và Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử Nhóm tác giả lấy dẫn
chứng từ những tài liệu này để rút ra những luận điểm của Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử Đồng thời, qua những tài liệu đã có trước đây để làm minh chứng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống của Người Trên cơ sở các chứng cứ đó, nhóm tác giả sẽ tổng hợp, đúc kết thành các luận điểm, những phẩm chất cơ bản trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
+ Phương pháp phân tích: dựa trên những luận điểm, luận cứ, minh chứng, dẫn chứng, nhóm tác giả sẽ phân tích về cơ sở hình thành, những phẩm chất cơ bản trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh; nhóm tác giả còn sử dụng phương pháp này sau khi phát phiếu khảo sát sinh viên Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Đà Nẵng để rút ra những đặc điểm trong phong cách ứng xử, cũng như những biện pháp xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên nhà trường
Trang 22+ Phương pháp điều tra xã hội học: được nhóm tác giả sử dụng trong việc phát phiếu, lấy số liệu từ sinh viên trường Đại học kinh tế trong văn hóa ứng xử Nhóm tác giả xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra, với 16 câu hỏi, số lượng phát
ra 400 phiếu, thu về 320 phiếu, trên cơ sở đó, nhóm tác giả phân tích, chỉ ra xu hướng, những phẩm chất chung trong ứng xử của sinh viên Trường Đại học Kinh tế, từ đó đề xuất các giải pháp
6 Tác động và lợi ích của đề tài
- Đề tài cung cấp những luận cứ khoa học trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục và chương trình hành động cho phù hợp với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trong thời gian tới
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động giảng dạy và học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh
7 Kết cấu đề tài:
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương,
7 tiết
Trang 23NỘI DUNG Chương 1: PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm phong cách
Khái niệm “phong cách” trong tiếng Việt Nam có nguồn gốc từ tiếng
latinh là stylus và riếng Hy Lạp là Stylos Theo từ điển Tiếng Việt, “phong cách”
được hiểu trên ba nội dung cơ bản: “1 – Nghĩa về: những lề lối, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một lớp người nào đó; 2 – Nghĩa là về phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình; 3 – Nghĩa là phong cách nghệ thuật có tính hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện” [72, tr.771] Trong quan điểm này, cách hiểu phong cách đầu tiên là theo nghĩa rộng, bao quát tất cả các mặt hoạt động của con người, còn hai cách hiểu sau là được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ rõ những biểu hiện trong nghệ thuật
Theo từ điển triết học “phong cách” được nhìn nhận trên khía cạnh phạm trù của nghệ thuật Theo đó, “phong cách là sự đồng nhất ổn định, đã được hình thành trong lịch sử, của một hệ thống hình tượng, của những phương tiện và thủ pháp biểu cảm trong nghệ thuật, được quyết định bởi sự thống nhất về nội dung
tư tưởng – thẩm mỹ và lịch sử - xã hội Sự thống nhất đó đạt được trên cơ sở một phương pháp sáng tác nhất định” [59, tr.449]
Phong cách và tác phong là hai khái niệm thường đi với nhau, nhưng cũng
giữa hai thuật ngữ này cũng có những nét khác nhau Theo cuốn “Tài liệu sinh
hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị năm 2018” của Ban Tuyên giáo Trung
ương có giải thích: “Phong cách và tác phong là hai khái niệm thường đi đôi với nhau Phong cách hàm nghĩa rộng hơn, thể hiện những cung cách, cách thức hành xử của một người hay một nhóm người, được thể hiện nhất quán trong lao động, học tập, sinh hoạt, tạo nên cái riêng của họ, phân biệt họ với những người khác Phong cách hình thành trên cơ sở những yếu tố về tư tưởng, đạo đức, lối
Trang 24sống, tài năng, sở trường, khí chất… Tác phong hàm nghĩa cụ thể hơn so với phong cách” [2, tr.1]
Tác giả Mạch Quang Thắng trong cuốn Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân
tộc đã định nghĩa về phong cách Theo tác giả “phong cách là cái riêng, cái độc
đáo, có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn định của một người hoặc một lớp người được thể hiện trong tất cả các mặt của cuộc sống” [58, tr.80]
Dựa trên những quan niệm trên đây, có thể thấy phong cách được hiểu theo hai khía cạnh: nghĩa rộng là mọi mặt của đời sống con người và nghĩa hẹp biểu hiện trên phạm vi nghệ thuật Trên cơ sở mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả xác định phong cách được dùng với nghĩa rộng tác phong trong mọi mặt của đời sống xã hội và có thể hiểu đưa ra một khái niệm
chung nhất: Phong cách là thuật ngữ dùng để chỉ những lề lối, cung cách, cách
thức hành xử của một người hoặc nhóm người được biểu hiện nhất quán trong quá trình lao động, học tập, sinh hoạt, tạo nên nét riêng biệt của họ, phân biệt
họ với những người khác
Từ khái niệm này, có thể chú ý đến các vấn đề sau đây:
Phong cách không ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành và phát triển trong quá hoạt động thực tiễn của một người hoặc một nhóm người, đặc biệt thông qua quá trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi và phát triển qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người
Phong cách là cơ sở để phân biệt giữa người này với người khác, nhóm người này với nhóm người khác, tạo ra những dấu ấn riêng biệt của họ
Phong cách luôn chịu sự ảnh hưởng, chi phối của hoàn cảnh, điều kiện sống, của truyền thống dân tộc, văn hóa, phong tục tập quán… của một cộng đồng nhất định Con người có thể chịu sự tác động của điều kiện, hoàn cảnh sống từ đó định hình phong cách, nhưng con người cũng có thể định hình được một phong cách khác với hoàn cảnh Chính với những đặc điểm đó, khi tìm hiểu
về phong cách của một cá nhân, ta cần đặt vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể, và dựa vào quá trình hoạt động của các cá nhân đó trong thực tiễn
Trang 251.1.2 Khái niệm phong cách và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa kiệt suất, anh hùng giải phóng dân tộc,
là người có phong cách đặc biệt, nhất quán, khoa học, đạo đức và thẩm mỹ, thể hiện ở nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau Phong cách Hồ Chí Minh được hình thành từ quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như quá trình sinh hoạt, làm việc của Người, tạo nên những nét đặc sắc riêng có của Hồ Chí Minh, làm cơ sở phân biệt giữa Hồ Chí Minh với những nhà lãnh tụ khác Những phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh được thể hiện qua các hoạt động tác phong giao tiếp, sinh hoạt của Người Theo tác giả Mạch Quang Thắng “những người chứng kiến được những phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể đã qua đời, nhưng thế hệ sau này muốn tìm hiểu phương pháp cũng như phong cách của Người chỉ có thể thông qua những câu chuyện kể (hồi tưởng) của những người từng sống và hoạt động với Người, qua các hiện vật lịch sử “biết nói” qua cái bài nói, bài viết mà Người để lại” [58, tr.109 ]
Trước Đại hội VII, Đảng ta hay dùng khái niệm “tác phong” để nói về
“tác phong Hồ Chí Minh” Hai chữ “tác phong” được hiểu là phong cách làm việc và phong cách công tác Hồ Chí Minh Từ Đại hội VII, Đảng ta dùng từ
“phong cách” thay thế từ “tác phong” trong cụm từ “Tiếp tục bồi dưỡng cho cán
bộ, đảng viên và Nhân dân những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [6, tr.120] Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống và hoạt động của Người, có thể hiểu đó là những đặc trưng, mang đậm dấu ấn của Người, gắn liền với tư tưởng, đạo đức của Người, thể hiện một nhân cách lớn, siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng nhân văn Hồ Chí Minh mang phong cách của một vĩ nhân, một nhà văn hóa lớn, một chiến sĩ cộng sản kiên trung
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ở nhiều lĩnh vực của đời sống và hoạt động cách mạng của Người, một trong những phong cách tiêu biểu của Hồ
Chí Minh, đó là phong cách ứng xử
Trang 26Nghiên cứu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, đã có nhiều nhà khoa học, chuyên gia, các chính trị gia đã từng đề cập đến, mỗi người đề cập những khía cạnh khác nhau của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, có thể nêu lên một số
quan niệm sau đây:
Nhận định Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị sáng suốt, một nhà thơ mẫn cảm, một chiến sĩ cộng sản quả cảm, anh dũng, mà còn là người có
tố chất của một nhà triết gia có phong cách ứng xử mềm dẻo mà cương nghị, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Con người giản dị, vĩ đại ấy cũng là người cực kỳ lịch sự, thanh tao, cao quý trong cách ứng xử với bạn bè quốc tế, với cụ già, phụ nữ, thanh niên, nhi đồng” [4, tr.209]
Tác giả Mạch Quang Thắng trong Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân tộc
đã khẳng định “phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh biểu hiện ở những điểm chủ yếu như: thành tâm, thật thà, yêu mến, tôn trọng, quý mến con người, khoan dung, chủ động linh hoạt, ân cần tế nhị, cởi mở, tự nhiên, bình dị, chan hòa, ấm cúng, khiêm nhường lịch lãm, bình tĩnh, đĩnh đạc…”
Tác giả Cao Hải Yến trong bài viết Học và làm theo phong cách ứng xử
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khẳng định “Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là
hệ thống ứng xử xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, thể hiện tầm vóc trí tuệ lớn lao cùng tình cảm sâu sắc của Người; đa dạng, phong phú và hấp dẫn, trong đó nổi bật là tính nhất quán về mục tiêu, nguyên tắc ứng xử” [4, tr.210]
Nhấn mạnh sự chủ động, bình dị, tự nhiên trong giao tiếp ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với mọi tầng lớp xã hội, tác giả Vũ Kim Yến trong bài viết
Hồ Chí Minh và những câu chuyện ứng xử ngoại giao đã khẳng định “Sự chủ
động đó vừa tự nhiên, bình dị, chân thành vừa ân cần tế nhị, được thể hiện hết sức sinh động và phong phú trong tư thế chủ động, với ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, với nụ cười luôn đem lại sự bất ngờ làm xóa nhòa mọi khoảng cách, đem lại hiệu quả cao” [4, tr.217]
Thông qua quan điểm của các nhà khoa học trên đây, có thể hiểu, phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh là lề lối, cung cách, cách ứng xử của Hồ Chí Minh
Trang 27được biểu hiện nhất quán trong quá trình lãnh đạo cách mạng, sinh hoạt, lao động tạo nên dấu ấn riêng biệt của Hồ Chí Minh, phân biệt Hồ Chí Minh với các vị lãnh tụ khác Đó là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng và hành động ứng
xử của Người trước bản thân, công việc và người khác, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác – Lê Nin vào thực tiễn cuộc sống, kế thừa những giá trị tốt đẹp trong lối ứng xử của truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, cùng với năng lực, phẩm chất cá nhân riêng biệt của Hồ Chí Minh, tạo thành hình mẫu ứng xử, làm tài sản quý giá cho toàn Đảng, toàn dân ta noi theo
1.1.3 Khái niệm sinh viên, sinh viên trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Sinh viên là khái niệm được hiểu rất thống nhất, theo Từ điển Giáo dục học của tác giả Hiền Bùi xuất bản năm 2001, khẳng định sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, còn theo Luật giáo dục đại học: Sinh viên
là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học Từ những quan điểm trên, chúng tôi thống nhất khái niệm sinh viên là những công dân có độ tuổi từ 18 đến 25 đang học tập ở bậc đại học, cao đẳng
Trường Đại học Kinh tế có tiền thân từ khoa Kinh tế thuộc Viện Đại học
Đà Nẵng (sau đổi tên thành Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) được thành lập tháng 7 năm 1975 Năm 1985, Khoa Kinh tế tách ra thành Phân hiệu Đại học Kinh tế Đà Nẵng (trực thuộc Bộ) Năm 1988, Phân hiệu Đại học Kinh tế Đà Nẵng lại sát nhập với Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và trở thành 02 khoa của Trường Ngày 04.4.1994, cùng với Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh
tế và Quản trị Kinh doanh được thành lập theo Nghị định số 32/CP của Chính phủ Đến năm 2004, Quyết định số 129/CP-KG của Chính phủ về việc đổi tên trường đại học, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh chính thức được đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng và phát triển cho đến ngày nay Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, từ một khoa trực thuộc có chưa đến 20 cán bộ, giảng viên với 02 chuyên ngành đào tạo, mỗi năm
Trang 28tuyển sinh khoảng 100 sinh viên đại học Đến nay, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã là một cơ sở đào tạo với nhiều ngành, nhiều cấp; là trung tâm nghiên cứu và tư vấn chuyển giao khoa học kinh tế, quản lý hàng đầu ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và trên cả nước
Hiện nay, trường có 13 khoa chuyên ngành, 08 phòng chức năng, 8 trung tâm, 01 thư viện và 01 bộ môn trực thuộc Tính đến 31/3/2020 đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường là 384 người, trong đó có 304 cán bộ giảng dạy gồm: 04 giáo sư, 21 phó giáo sư, 89 tiến sĩ, 187 thạc sĩ, 27 giảng viên cao cấp, 03 nhà giáo ưu tú, 64 giảng viên chính và trên 50 cán bộ giảng dạy đang làm nghiên cứu sinh, học cao học ở nước ngoài Trường đào tạo 27 chuyên ngành đại học, trong đó có 07 chuyên ngành được đào tạo theo chương trình chất lượng cao; 6 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và 05 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ
Trong 45 năm qua, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng cung cấp trên 50.000 cử nhân, hàng nghìn thạc sĩ và tiến sĩ kinh tế cho đất nước Những
cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ tốt nghiệp từ Trường hiện đang có mặt trên mọi miền Tổ quốc; có rất nhiều người thành đạt, hiện đang nắm giữ các trọng trách cao tại các địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức khác ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và trên cả nước
Với mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế cũng luôn được Trường quan tâm đẩy mạnh; không ngừng mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng Trong những năm qua, Nhà trường đã chủ động thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác nghiên cứu, trao đổi khoa học với các trường đại học, các viện nghiên cứu lớn trong nước như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính, Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (VAPEC)… Đặc biệt, ngoài các đối tác quốc tế như: Hiệp hội các trường đại học Pháp ngữ (AUF), Đại học Marne-la-Vallée, Học viện Công nghệ Châu Á (Thái Lan), Viện nghiên cứu Quản lí Lille, Đại học California (Mỹ), Đại
Trang 29học Quebec (Canada), … Trường đã tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế với nhiều trường đại học khác của Nhật, Mỹ, Úc, Hà Lan, Anh, Thái Lan, Phần Lan Thông qua các hội thảo khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên và rất nhiều hoạt động hợp tác phong phú khác Với sự nỗ lực đẩy mạnh hợp tác quốc tế này, đến nay Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã có những bước tiến vươn tầm quốc tế Đầu năm 2017, Trường Đại học Kinh tế đã trở thành trường duy nhất hiện nay tại khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và là một trong những trường đại học đầu tiên trong cả nước thực hiện đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Đây là một cơ hội lớn cho Trường Đại học Kinh tế phát triển trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên và xây dựng cơ sở vật chất Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Đà Nẵng với 45 năm xây dựng và phát triển đã trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực kinh tế, quản lý xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên Sinh viên học tập tại trường, chủ yếu đến từ khu vực miền Trung, Tây Nguyên và nước bạn Lào Điều đó làm nên sự đa dạng trong nhận thức, lối sống do
có các gam màu văn hóa khác nhau Tính đến tháng 31/8/2020, tổng số sinh viên của Trường là: 11.043 sinh viên
Sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng nói riêng là bộ phận trí thức và ưu tú của thế hệ thanh niên; là sự kết tinh tài năng, sáng tạo của tuổi trẻ Sinh viên là lớp người đang trưởng thành, nhạy cảm, thích ứng nhanh nhưng còn thiếu từng trải và kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp, quan niệm sống của họ có nhiều điểm chưa chín chắn Ở họ, khuynh hướng tiếp thu trong giao lưu quốc tế trội hơn mặt kế thừa di sản truyền thống Cái mới lạ, độc đáo được đem đồng nhất với cái đẹp và đôi khi được xem
là “chuẩn” ứng xử trong giới trẻ Họ dễ bị lôi kéo, kích động Đây cũng chính là những đối tượng mà các thế lực thù địch thường nhằm vào, mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình
Sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng phong phú, đa dạng trong cách ứng xử, lối sống, nề nếp sinh hoạt hàng ngày Sinh viên của trường
Trang 30chủ yếu đến từ các tỉnh miền Trung, khu vực Tây Nguyên và nước bạn Lào Chính điều này đã tạo ra gam màu đa sắc trong văn hoá sinh viên Bản sắc văn hóa, tập quán, phong tục khác nhau đã tạo ra đời sống tâm lý đa dạng trong sinh viên, nhất là về cách ăn mặc, ngôn ngữ, sinh hoạt trong đời sống Ngoài ra, những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao trong sinh viên trường cũng đa dạng, không chỉ là ở sinh viên dân tộc Kinh mà còn đậm đà bản sắc văn hoá đa tộc người
Hiện nay, sinh viên của trường còn gặp nhiều khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống Điều kiện sống và học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng nhìn chung còn thấp so với sinh viên tại các trường đại học Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh Họ chủ yếu là con em ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên – những vùng điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa còn nhiều hạn chế Điều này, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến văn hoá ứng xử của sinh viên trong trường
Điểm đặc thù của sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng so với sinh viên các khối ngành khác là việc học mang tính thực tiễn cao, ít mang tính hàn lâm Sinh viên có lối tư duy sắc sảo, sáng tạo, ham học hỏi, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, thực hành Sinh viên có lối tư duy kinh tế rõ ràng Sinh viên kinh tế thường rất năng động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội tạo cơ hội được sớm tiếp cận đến công việc trong tương lai Đây là những điều kiện thuận lợi trong việc giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên trong trường Bên cạnh đó, đây cũng là vấn đề đòi hỏi giảng viên phải có sự đổi mới trong công tác giảng dạy, hướng đến việc vận dụng vào thực tiễn hơn là truyền đạt đến các vấn
đề lý luận, tri thức học thuật
Thông qua giảng dạy và nghiên cứu đối tượng sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng hiện nay cho thấy: Các em có nhiều biểu hiện tích cực trong việc nhận thức về văn hoá ứng xử trong môi trường học đường cũng như môi trường xã hội Phần lớn sinh viên đều có lối văn hoá ứng xử: kính trọng thầy cô, tôn trọng lẽ phải, cần cù, chăm chỉ trong học tập và rèn luyện Đặc biệt,
Trang 31nhiều sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành văn hoá ứng xử và cho rằng đây là những phẩm chất cần phải có của sinh viên theo học các ngành liên quan đến kinh tế, du lịch, dịch vụ, phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội hiện nay
1.2 Cơ sở hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh - một nhà cách mạng lỗi lạc, Người đã để lại một hệ thống các quan điểm, tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam, tuy nhiên cái tinh tuý nhất của Người chính còn là ở chỗ, Người là hiện thân của những giá trị văn hoá rực rỡ nhất, đẹp đẽ nhất, kết tinh từ những tinh hoa văn hoá của dân tộc, thâu thái và chắt lọc những giá trị đặc sắc của hai nền văn hoá Đông - Tây qua các thời đại lịch sử, lại được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường với sức cổ vũ của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, đã tạo nên một phong cách đặc biệt, riêng có của Chủ tịch Hồ Chí Minh Song những nhân tố khách quan đó mới chỉ là những điều kiện cần, chính nhờ những nỗ lực đặc biệt và nghị lực phi thường trong trường cuộc đời lao động, học tập và tranh đấu với năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã sớm hình thành tư chất của một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam và thế giới
1.2.1 Cơ sở khách quan hình thành văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh
1.2.1.1 Cơ sở thực tiễn hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Phong cách ứng xử của một cá nhân chịu nhiều ảnh hưởng từ hoàn cảnh, điều kiện lịch sử nhất định Hồ Chí Minh có một phong cách ứng xử đặc biệt, một phần chính là nhờ trong những bối cảnh, điều kiện lịch sử đặc biệt khi thế giới có nhiều biến động, dân tộc bị mất độc lập, nhân dân sống trong cảnh lầm than, khổ cực Phong cách ấy còn chịu ảnh hưởng từ những nền tảng văn hóa trong gia đình, quê hương, những truyền thống dân tộc, được giao thoa với những tinh hoa văn hóa trên thế giới, đặc biệt có sự tác động mạnh mẽ từ chủ nghĩa Mác – Lê Nin
a) Bối cảnh thời đại
Trang 32Hồ Chí Minh sinh sống trong một thời đại khi chủ nghĩa tư bản phát triển
từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền, chủ nghĩa đế quốc Trong các nước chính quốc, chúng tiến hành bóc lột, đàn áp nhân dân chính quốc, gây ra mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, tạo nên những phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa Mác – Lê Nin đã hình thành, phát triển và lãnh đạo giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và chuẩn bị những điều kiện cơ bản để cách mạng vô sản nổ ra thắng lợi Bên cạnh đó, chủ nghĩa đế quốc tìm mọi cách mở rộng thị trường bằng các cuộc chiến tranh xâm chiếm các nước thuộc địa Theo Hồ Chí Minh “Đã từ lâu, Chủ nghĩa tư bản phương Tây như con rắn nhiều đầu, thấy châu Âu là nơi quá chật hẹp để bóc lột và máu của vô sản Châu Âu không đủ dồi dào để thỏa mãn thèm khát, nó bèn vươn những cái vòi khủng khiếp của nó tới khắp quả đất” [27, tr.31] Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, thi hành các biện pháp bóc lột, đàn áp nhân dân các nước thuộc địa, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thành công, nhà nước xô viết đầu tiên dựa trên nền tảng liên minh công nông đã ra đời, chứng tỏ lý luận Mác –Lê Nin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới – thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc Cuộc cách mạng này đã tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh cách mạng ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có cuộc đời hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh, đã xây dựng cho Hồ Chí Minh lập trường cách mạng vô sản và kiên định với con đường cách mạng đó
Ngoài ra, thời đại Hồ Chí Minh sinh sống chứng kiến những cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc giữa các nước tư bản, các cuộc chiến tranh đã hủy hoại đi nhiều sinh mạng con người, nền hòa bình trên thế giới bị đe dọa nghiêm trọng Đối diện với những cuộc chiến tranh này, làm sao để giữ vững hòa bình cho các dân tộc đòi hỏi các lãnh tụ cách mạng phải có những lối ứng xử khôn khéo, phù hợp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ Nằm trong bối cảnh nhiều
Trang 33cuộc chiến tranh, bản thân Người đã xây dựng cho mình một phong cách ứng xử riêng biệt, nhiều giai đoạn lịch sử, phong cách ứng xử đó đã giúp Người chiến thắng trước kẻ thù, giữ vững được nền hòa bình cho dân tộc, cho Tổ quốc Thế giới trong thế kỷ XX chứng kiến nhiều sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật, làm thay đổi cuộc sống con người Sự phát triển khoa học kỹ thuật
sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của các nước Đối với Việt Nam, một quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, vai trò của khoa học kỹ thuật càng đặc biệt quan trọng Trước sự biến đổi mạnh mẽ và to lớn của thời đại, con người cần có những cách ứng xử phù hợp, linh hoạt Hồ Chí Minh đã hình thành phong cách ứng xử của mình từ chính những bối cảnh thời đại đó
b) Bối cảnh lịch sử Việt Nam
Thái độ của Hồ Chí Minh trước thời cuộc là nhân tố đầu tiên khiến Người
ra đi tìm đường cứu nước Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhiều phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam đã diễn ra, thể hiện một tinh thần yêu nước sâu sắc, tuy nhiên, những phong trào này sớm bị thất bại Từ sự thất bại đó, Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước Người ca ngợi lòng yêu nước của các phong trào, song không đồng tình với con đường cứu nước đó Khác với các nhà yêu nước khác sang Trung Quốc, Nhật Bản tìm đường cầu viện nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc quyết sang các nước phương Tây, xem họ làm gì với nhân dân họ, rồi sau đó trở về giúp đỡ nhân dân trong nước Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước Chứng kiến cảnh lầm than của nhân dân trong nước cùng với sự tham gia cách mạng sôi nổi ở các nước phương Tây, Hồ Chí Minh đã rút ra cho mình nhiều bài học quý báu, đặc biệt xác định rõ cho mình con đường, thái độ và lập trường ứng xử đối với bọn thực dân đế quốc Đây là điều kiện quan trọng để hình thành nên một phong cách ứng xử đặc biệt của Hồ Chí Minh
c) Ảnh hưởng từ gia đình đến phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Trang 34Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống văn hoá dân tộc, Nguyễn Ái Quốc
đã được nuôi dưỡng trong một mái ấm văn hoá với những giá trị nhân bản: yêu nước, thương dân, giàu lòng nhân ái, nghị lực, đức hi sinh, hiếu học, Truyền thống của gia đình chi phối toàn bộ hành động và tư tưởng sau này của Hồ Chí Minh Văn hoá ứng xử của Hồ Chí Minh do đó mang màu sắc văn hoá độc đáo Nhưng có lẽ, người có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất với Hồ Chí Minh là mẹ của Bác – Bà Hoàng Thị Loan Bà Hoàng Thị Loan sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, từ nhỏ đã được cha cho học chữ thánh hiền; lớn lên ở vùng quê giàu truyền thống văn hoá với những làn điệu dân ca trữ tình, bà
có vốn hiểu biết phong phú Bà đã có tác động tích cực đến các con bằng tính tình giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, lạc quan, yêu đời Bà đã dạy dỗ con ngay từ thuở trong nôi qua những lời ru, những làn điệu dân ca xứ Nghệ Bà dành nhiều tâm sức truyền thụ cho con những hiểu biết về cuộc sống, dạy con biết yêu lao động, chăm chỉ, cần cù Đó chính là đức tính quý báu đã góp phần quan trọng hình thành nên nhân cách, ước mơ, hoài bão của Nguyễn Tất Thành Sau này, qua quá trình bôn ba qua khắp các đại dương, các châu lục tìm tòi, khảo nghiệm con đường cứu nước giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành đã tự lao động, làm nhiều nghề khác nhau để nuôi sống bản thân, để học tập và đấu tranh nhằm thực hiện ước mơ, hoài bão của mình
Người thầy đầu tiên dạy chữ, dạy ứng xử làm người và giáo dục lòng yêu nước cho Người chính là người cha – Cụ Nguyễn Sinh Sắc Cụ định hướng cho Người được học với những thầy giáo giỏi; tạo điều kiện cho Người được tiếp xúc với các văn thân sĩ phu yêu nước; được theo cha đến những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi; kết giao với những người có lòng yêu nước,
có chí cứu nước, khát khao giải phóng dân tộc Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một tấm gương của lòng yêu nước thương dân Yêu nước trong gia đình chủ tịch
Hồ Chí Minh gắn liền với hành động cứu nước Cụ Nguyễn Sinh Sắc thường đi khắp các vùng trong tỉnh gặp gỡ các sĩ phu yêu nước để bàn luận: làm cách nào
để đuổi Pháp, giải phóng đất nước, làm sao cho dân hết khổ? Những nơi ông đến
Trang 35là những nơi có phong trào chống Pháp sôi nổi và anh dũng Những người ông kết giao đều là những người có lòng yêu nước, có chí cứu nước… Những cuộc đàm luận này có ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng yêu nước Nguyễn Ái Quốc, góp phần giúp Người có nhiều suy nghĩ về con đường sẽ lựa chọn Muốn cứu nước
là thể hiện tư tưởng thương dân vì cứu nước là cứu dân Nguyễn Sinh Sắc yêu dân thể hiện qua lời nói, việc làm cụ thể Vốn là một nhà nho có tư tưởng yêu nước tiến bộ, ông nhận thấy trong thời buổi loạn lạc rối ren này làm quan chỉ là bóc lột dân, đè nén dân, do đó ông chủ trương học để hiểu đạo lý làm người, cư
xử với mọi người xung quanh cho tốt chứ không nên làm quan “quan trường thị
nô lệ, trung chi nô lệ hựu nô lệ” ( Quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ, lại càng nô lê hơn) Xuất phát từ nhận thức này, Nguyễn Sinh Sắc sau khi đỗ phó bảng đã từ chối lời mời ra làm quan của triều đình nhà Nguyễn Khi không thể từ chối mãi được ông ra làm quan tri huyện tại Bình Khê, Bình Định (1906) Ông tìm mọi cách thả những người tù chính trị bị bắt trong phong trào chống thuế ở Huế năm 1908; ông không bắt tội những người mắc nợ, ghét bọn cường hào, ác bá ở địa phương chuyên áp bức bóc lột dân Thương dân ông không muốn làm dân hao tốn, vất vả cực nhọc Việc ông từ chối không tổ chức ăn mừng khi đỗ đạt, khước từ cả nghi thức “Bái tổ vinh quy” nói lên điều đó Ông lấy quỹ làng khao thưởng cho mình khi đậu phó bảng chia cho dân nghèo làm vốn Bán một phần đất gia đình lấy tiền cứu giúp những gia đình có người thân
bị bắt phu trong viêc làm con đường Cửa Rào tại quê ông Nguyễn Sinh Sắc là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước thương dân Nguyễn Tất Thành đã ảnh hưởng từ cha nhân cách cao thượng này
d) Ảnh hưởng từ truyền thống quê hương đến phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Quê hương Nam Đàn đã cho tuổi thơ Hồ Chủ Tịch một cơ sở tình cảm đẹp, đồng thời tạo thêm cho tuổi trẻ của Người, gia đình của Người, xóm làng của Người, tinh thần đấu tranh, lòng tin vào sức mạnh của chính mình
Trang 36Hoàn cảnh thiên nhiên đã ảnh hưởng đến cuộc sống, tính cách và tâm hồn con người nơi đây Dân làng Kim Liên sống cơ cực, đói khổ:
“Làng Sen đóng khố thay quần
Ít cơm nhiều cháo tảo tần quanh năm”
Vì thế, khi nói đến quê hương Nghệ Tĩnh người ta thường nghĩ đến những con người cần cù, nhẫn nại, gan góc để làm ra hạt lúa, củ khoai Họ thường nhắc nhở nhau rằng:
“Muốn ăn thì phải chăm làm Một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi”
Con người trong hoàn cảnh đó phải chung lưng đấu cật, yêu thương nhau hơn, sống chung thuỷ với nhau hơn Tình người lấy đạo lý kính trên nhường dưới làm trọng Truyền thống đó đã góp phần tạo nên con người Nguyễn Ái Quốc tình cảm yêu thương người lao động, coi trọng tình làng nghĩa xóm, sống với nhau có tình có nghĩa và những đức tính tốt đẹp khác
Nói đến Nghệ Tĩnh, về mặt địa lý, người ta thường hình dung ra một vùng đất nghèo, cằn cỗi, với những cơn gió Tây nam, nóng như thiêu như đốt Nói đến Nghệ Tĩnh, về mặt xã hội, người ta thường nghĩ đến những con người cần
cù, nhẫn nại, gan góc vật lộn với thiên nhiên Về mặt nhân văn, nói đến Nghệ Tĩnh, người ta thấy yêu mến cái đức hiếu học, cái đức hy sinh của người dân xứ này: hy sinh cho tương lai và hy sinh cho nghĩa lớn Đây còn là vùng đất có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ của đất nước Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, qua các phong trào Văn Thân, Cần Vương, nhân dân Nghệ Tĩnh đã hy sinh nhiều xương máu: những người con ưu tú Trần Tấn, Đặng Như Mai, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Lô Minh tên tuổi của những vị anh hùng này sẽ còn mãi trên những trang sử vẻ vang của dân tộc Chính những tấm gương đó đã hun đúc tâm trí Nguyễn Ái Quốc lòng yêu nước thiết tha và chí hướng tìm đường cứu nước, cứu dân Truyền thống văn hoá quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn Người một tình yêu thương con người bị đoạ đày đau khổ, một tấm lòng nhân ái, yêu đất nước, quê hương, một phong cách ứng xử đặc biệt
Trang 371.2.1.2 Cơ sở lý luận hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
a) Hồ Chí Minh kế thừ từ những truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc
Nét chung, nổi bật của con người Việt Nam là tình cảm Đó là tình yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, làng xóm; tình cảm cộng đồng, lá lành đùm lá rách,… được gọi chung là văn hóa tình nghĩa, một nền văn hóa không xây dựng trên lợi ích cá nhân mà lấy ý thức trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng làm mục tiêu
Đứng đầu bảng trong hệ giá trị những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam phải kể đến đó là lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm Tinh thần, khí phách ấy đã thấm sâu và tác động mạnh mẽ đến ý chí của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, thôi thúc Anh ra đi tìm đường cứu nước, không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù trong suốt cuộc đời hoạt động cần lao
Không chỉ kiên cường, bất khuất đấu tranh chống lại kẻ thù, dân tộc Việt Nam còn trọng nhân nghĩa, thuỷ chung, cần cù lao động, chân thành, nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn Yêu thương quý trọng con người, tin tưởng ở con người, đó là những nét nổi bật của tinh thần nhân văn Việt Nam Từ tình yêu gia đình, tình làng, nghĩa xóm, yêu đất nước phát triển rộng ra thành tình nghĩa năm châu, bốn biển, tình yêu thương những người nghèo khổ bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh còn mang màu sắc nhân văn, được biểu hiện trước hết ở khát vọng và ý chí đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người thoát khỏi cái đói, cái rét, cái dốt, khỏi thân phận nô lệ
Nổi bật của văn hóa Việt Nam còn là tinh thần khoan dung, hòa nhập Việt Nam có truyền thống tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm, chống mọi chính sách đồng hóa của kẻ thù xâm lược nhưng lại sẵn sàng tiếp nhận những nhân tố tích cực và cần thiết cho sự phát triển của mình Sức mạnh của văn hóa Việt Nam chính là ở khả năng đồng hóa cao những giá trị bên ngoài, trên cơ sở giữ vững và
Trang 38phát huy bản sắc bên trong Văn hóa Nho, Phật, Lão từ xưa, cũng như văn hóa phương Tây sau này nhu nhập vào Việt Nam, đều được dân tộc ta sang lọc, tinh luyện để làm giàu cho bản sắc văn hóa của mình Và Hồ Chí Minh là điển hình mẫu mực của tinh thần khoan dung, hoà nhập trong văn hóa Việt Nam Người luôn nhắc nhở phải chăm lo bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc mình, nhưng không được kỳ thị mà phải ra sức học tập, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại
Nói đến đặc trưng của bản sắc văn hóa một dân tộc không thể không nói đến lối sống và cách ứng xử của dân tộc ấy Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khái quát tài tình lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ba chữ: khắc khổ, cần lao và tranh đấu Hồ Chí Minh đã sống một đời sống vô cùng giản dị, từ nhà ở đến áo mặc, đồ dùng cho đến cơm ăn, nước uống, một sự giản dị tạo ra từ một tấm lòng nhân hậu, khiêm tốn của một vĩ nhân đã vượt qua mọi gắng gỏi của đời thường để đạt tới độ thuần phác của tự nhiên
Con người giản dị vĩ đại ấy cũng là một người cực kỳ lịch sự, thanh tao, cao quý trong cách ứng xử với bạn bè quốc tế,với các cụ già, phụ nữ, thanh niên
và nhi đồng Ứng xử là biểu hiện tổng hợp của văn hóa qua phong cách ứng xử người ta thấy ngay tầm văn hóa của một con người, một dân tộc Phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh là kết tinh cao đẹp nhất của văn hóa Việt Nam
b) Kế thừa và phát huy tinh hoa văn hoá nhân loại trong phong cách ứng
xử của Hồ Chí Minh
Ngay từ thuở ấu thơ - tuổi của sự hình thành nhân cách, Hồ Chí Minh đã được học chữ Hán với những nhà Nho yêu nước, tiếp thu triết lý và đạo đức Khổng - Mạnh qua các tác phẩm kinh điển Nho giáo Kiến thức Hán học mà người tiếp thu được từ nhỏ đã ăn sâu vào trí nhớ, để lại những dấu ấn sâu sắc về
tư tưởng, tình cảm đến mức mãi sau này Người vẫn có thể làm thơ bằng chữ Hán, tiêu biểu là tập thơ nổi tiếng Nhật ký trong tù
Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành được học tập chữ Hán với các thầy vốn là những nhà Nho yêu nước Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng, tình
Trang 39cảm của Người không phải là những giáo điều “Tam cương”, “Ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn ti trật phong kiến mà là tinh thần nhân nghĩa, đạo tu thân, sự ham học hỏi, đức tính khiêm tốn, ôn hoà, cách xử thế có tình có lý,…
Năm 1911 rời đất nước ra đi, Nguyễn Tất Thành mang cốt cách của con người Việt Nam truyền thống yêu nước, cùng với cốt cách của con người được dạy dỗ từ tấm bé trong gia đình và nhà trường Nho giáo yêu nước, đồng thời mang cả cốt cách của người thanh niên tiểu trí thức “Tây học” vừa đến độ tuổi mười tám, đôi mươi, đã trực tiếp tham gia phong trào yêu nước, sẵn sàng hy sinh tất cả vì Tổ quốc và nhân dân Như vậy, với sự ảnh hưởng sâu đậm trong thời niên thiếu, Nho giáo là một bộ phận cấu thành rất quan trọng của tư tưởng và cốt cách ấy
Với tư duy độc lập, tự chủ, các phạm trù đạo đức của Nho giáo được Hồ Chí Minh nâng lên một tầng cao mới, giải thích nó qua lăng kính chủ quan của Người: Chẳng hạn như ở Nho giáo là “trung với vua, hiếu với cha mẹ” thì đến với Hồ Chí Minh nó đã được mở rộng và nâng lên thành “trung với nước, hiếu với dân”
Trong khi tiếp thu và sử dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, Hồ Chí Minh đã phê phán, loại bỏ những yếu tố thủ cựu và tiêu cực của học thuyết này Khai thác các “hạt nhân hợp lý” trong tư tưởng người xưa, đó là một thái độ hoàn toàn Mácxít, thái độ ấy có sự phát triển qua các chặng đường thời gian và
rõ ràng, nhất quán một quan điểm lịch sử đánh giá đúng đắn, khẳng định đúng mức những giá trị chân chính mà người xưa đã đạt được Đó cũng là những giá trị rất quý, rất cần thiết mà ngày nay chúng ta phải học tập
Một điều hơn tất cả mọi điều: bản thân Hồ Chí Minh - Người là hiện thân rực rỡ nhất những giá trị tốt đẹp trong nhất Nếu như Nho giáo tạo ra truyền thống hiếu học thì chẳng phải cái làm nên sự vĩ đại, làm nên Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất chính bằng con đường tự học hay sao Hồ Chí Minh không chỉ nêu lên tấm gương về khổ học mà có thể nói rằng trên mọi lĩnh vực đạo đức thì Bác đều là biểu tượng sáng ngời cho tất
Trang 40cả chúng ta noi theo Nếu như Khổng Tử coi trọng nhân dân thì Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đã nhất quán một quan điểm
“lấy dân làm gốc” Còn tư tưởng “nhân nghĩa” ? Có thể nói, Bác đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong lòng muôn người Động lực thúc đẩy Nguyễn Tất Thành đi bốn phương trời, tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, chính là tình yêu thương con người vô hạn, sự cảm thông sâu sắc trước nỗi thống khổ của đồng bào Vì yêu nhân dân, vì muốn mang lại tự do, hạnh phúc cho con người
mà Bác đã bị án tử hình, bị bắt vào tù, ẩn nấp nơi núi sông cùng cực trải qua bao khó nhọc, gian lao,…Vì mục tiêu lý tưởng cao đẹp ấy, Người đã hi sinh trọn cuộc đời cho đất nước, cho nhân dân để nhịp đập cuối cùng Cuộc sống của Người là một mình chứng hùng hồn hơn tất cả những gì ta có thể nói - nét đẹp của phẩm chất tinh tuý Nho giáo rất Hồ Chí Minh
Bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hoá Nho giáo, những mặt tích cực của Phật giáo đã tác động sâu sắc trong tư duy, hành đồng, trong cách ứng xử của
Hồ Chí Minh Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu của công nguyên, đã nhanh chóng lan rộng trong nhân dân Những người truyền bá đạo Phật thường sống gần gũi nhân dân, hàng ngày thuyết giáo cho nhân dân nghe những tư tưởng Từ bi bác ái của nhà Phật và Phật giáo cũng có những mặt tích cực, để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam nói chung Đó là tư tưởng từ bi, bác ái, thương người, vị tha, quan tâm đến nỗi khổ của người khác, sẵn sàng cứu giúp người hoạn nạn; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, giữ giới, chăm lo làm điều thiện; là tinh thần dân chủ, bình đẳng, chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp; là giáo lý Thiền tông còn đề ra luật “chấp tác”, chủ trương “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” đề cao lao động, chống lười biếng Kế thừa những tư tưởng này, suốt cuộc đời mình, cả trong suy nghĩ, hành động, Hồ Chí Minh đều dành trọn cho sự nghiệp đấu tranh vì hạnh phúc chân chính của con người, của mỗi số phận con người, của dân tộc và nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tín ngưỡng khác nhau