Trong luận văn này, tác giả nêu một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và tác động của văn hóa ứng xử công sở đến hiệu quả
Trang 1
NGUYỄN NGỌC THẮM
VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
VÀ VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ
Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
Trang 2
NGUYỄN NGỌC THẮM
VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
VÀ VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ
Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lương Minh Cừ Những kết luận khoa học chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
Tác giả
Nguyễn Ngọc Thắm
Trang 4MỞ ĐẦU 1
Chương 1: QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ, NỘI DUNG CƠ BẢN VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9
1.1 QUAN NIỆM CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH 9
1.1.1 Quan niệm chung văn hóa ứng xử 9
1.1.2 Nội dung cơ bản trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh 16
1.1.3 Những đặc điểm chủ yếu của văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh 51
1.2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 54
1.2.1 Quan điểm về cấp cơ sở và vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay 54
1.2.2 Hệ thống quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 69
Chương 2: XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY - ĐẶC ĐIỂM, THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP 72
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY 72
2.1.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai hiện nay 72
2.1.2 Đặc điểm về đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai hiện nay 74
2.2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY- THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 75
Trang 52.2.2 Những mặt hạn chế trong xây dựng văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công
chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai hiện nay 92
2.3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY 105
2.3.1 Phương hướng xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai hiện nay 105
2.3.2 Một số giải pháp cơ bản góp phần xây dựng văn hóa ứng xử đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai hiện nay 106
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 121
KẾT LUẬN CHUNG 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất
đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho cuộc sống tự do,
ấm no, hạnh phúc của nhân dân Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một tấm gương đạo đức ngời sáng, một hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Trong hệ thống tư tưởng đó, vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam luôn là mối quan tâm trong nhận thức và hành động thực tiễn của Hồ Chí Minh Người đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng con người mới, trong đó văn hóa ứng xử giữ một vị trí quan trọng Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực trong việc thực hiện văn hóa ứng
xử Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh đa dạng, phong phú, chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức đặc sắc
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò to lớn của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” (Hồ Chí Minh, 2011, tr 280) Cán bộ thời nào, ở bất
cứ đâu, trong các hệ thống và bộ phận nào cũng đều quan trọng Song, cán bộ công chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp cơ sở) là một hệ thống tổ chức chính trị trong bốn cấp ở nước ta hiện nay Đây là cấp cơ sở, cấp gần dân nhất, có mặt trên mọi địa bàn dân cư trong cả nước, trực tiếp đưa các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống của nhân dân Đảng, Nhà nước
ta với chủ trương hướng mạnh về cơ sở, luôn quan tâm đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở Vị trí, vai trò quan trọng của cấp cơ sở và hệ thống chính trị cấp cơ sở đã được khẳng định tại Nghị quyết số 17NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng:
“ Cơ sở xã phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân ta cư trú và sinh sống Hệ thông chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
Trang 7huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2002, tr 1)
Vai trò, nhiệm vụ của cấp cơ sở trong hệ thống chính trị được thực hiện như thế nào, đến đâu là phụ thuộc trước hết vào đội ngũ cán bộ, công chức Đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở được xác định là loại nguồn nhân lực đặc biệt, là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước của chính quyền cấp cơ sở Trong những năm qua, quá trình thực thi nhiệm vụ cán bộ, công chức cấp cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực, qua đó đã tạo được niềm tin của nhân dân đối với hệ thống chính trị cấp cơ sở Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã làm cho tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trở nên nghiêm trọng, ngày càng có nhiều cán bộ, công chức cấp cơ sở đã mắc bệnh chuyên quyền, hách dịch, coi thường, quát mắng khi tiếp xúc, làm việc với công dân trong quá trình thực thi công vụ Chính vì vậy, việc nghiên cứu, vận dụng văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh vào việc xây dựng văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Đồng Nai nói riêng đã trở thành vấn đề cấp bách
Đồng Nai là tỉnh cửa ngõ Đông Nam Bộ, là một trong ba đỉnh của tam giác phát triển của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Đơn vị hành chính cấp cơ sở hiện nay của tỉnh gồm 171 xã, phường, thị trấn, trong đó có 60 xã là xã miền núi Là một tỉnh tập trung đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo sinh sống Qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trên địa bàn của tỉnh đã có những bước trưởng thành, góp phần quan trọng tạo nên thay đổi diện mạo về kinh tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên, trước những thay đổi và yêu cầu của tình hình tình phát triển mới, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của tỉnh hiện vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, bộc lộ nhiều khiếm khuyết như: Trình độ còn thấp, số cán bộ, công chức qua đào tạo về
Trang 8chuyên môn nghiệp vụ chưa nhiều; đạo đức công vụ, thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức chưa tốt… Tình hình đó đòi hỏi cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, cần đặc biệt làm tốt công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở qua đó tạo dựng niềm tin của nhân dân vào sự trong sạch, vững mạnh của chính quyền cấp cơ sở
Xuất phát từ những lí do đó, tác giả chọn đề tài: “Văn hóa ứng xử Hồ Chí
Minh và việc xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Triết học Tác giả hy
vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, từ đó tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền
cơ sở, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới, đồng thời góp phần vào xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc cải cách hành chính và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có nhiều công trình đề cập đến các nội dung
khác nhau, tùy ở góc độ tiếp cận Có thể chia các công trình đó theo các hướng sau:
Hướng thứ nhất, những công trình, bài viết về văn hóa nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng: “Cơ sở văn hóa Việt Nam” do Trần Ngọc Thêm (chủ biên), Nxb
Giáo dục, Hà Nội, năm 1999 đã xem xét văn hóa khởi đầu từ các điều kiện vật chất quy định và định vị văn hóa Việt Nam, qua đó nhận thức được cái tinh thần là văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống Cộng đồng, để rồi cái tinh thần đó lại tác động trở lại đời sống vật chất hình thành nên cách thức ứng xử giao lưu với môi
trường tự nhiên và xã hội “Văn hóa và lối sống”, do Thanh Lê (chủ biên), Nxb
Thanh niên, năm 2000 đã đề cập gián tiếp văn hóa ứng xử bằng hai mục ở hai chương: đó là những điều bàn về lối sống, nếp sống, mức sống của người Việt Nam
Từ đó tác giả nêu lên giá trị của văn hóa đối với lối sống hiện nay là ủng hộ cái đẹp,
phê phán cái xấu, hướng tới chân – thiện – mĩ “Văn hóa đạo đức trong giao tiếp ứng
xử xã hội” của Nguyễn Văn Lê, Nxb Văn hóa – Thông tin, năm 2005, tác giả đã nêu 2
Trang 9chương: về văn hóa ứng xử Cộng đồng và văn hóa ứng xử trong thương lượng – đàm phán Qua đó, tác giả lý giải và chỉ dẫn các tình huống cụ thể rồi đưa cách ứng xử cho
phù hợp với đối tượng và loại hình khác nhau “Văn hóa ứng xử truyền thống của
người Việt Nam” do Lê Văn Quán, Nxb văn hóa thông tin, năm 2007, đã giành năm
chương để bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam Từ các nhân tố tạo nên các ứng xử, tác giả nêu lên các bình diện và phương châm ứng xử của người Việt theo
nhân cách chân, thiện, mĩ “Cẩm nang Văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở” của Võ
Bá Đức, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2012 “Một số vấn đề về quy
định giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ” của PGS.TS
Vũ Thị Phụng (Trang tin điện tử của Tạp chí tổ chức nhà nước đăng ngày 7/7/2016)
“Vấn đề Văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay” luận văn thạc sỹ Triết học
của Trần Thị Thúy Hà tại Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012 Trong luận văn này, tác giả nêu một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và tác động của văn hóa ứng xử công sở đến hiệu quả hoạt động của các công sở trong hệ thống bộ máy chính quyền và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn hóa ứng xử công sở, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và những yêu cầu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội
Những công trình, bài viết về văn hóa Hồ Chí Minh nói chung và văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt
Nam” của Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 1998
“Hồ Chí Minh tượng trưng cao đẹp của bản sắc văn hóa Việt Nam” bài viết của giáo
sư Song Thành đã đề cập đến lối sống và cách ứng xử của Hồ Chủ tịch Theo tác giả: Người thật giản dị, vĩ đại và cũng cực kì lịch sự, thanh tao, cao quý trong cách ứng
xử với bạn bè quốc tế và với các cụ già, phụ nữ, thanh niên, nhi đồng Phong cách
ứng xử Hồ Chí Minh là kết tinh cao đẹp của văn hóa ứng xử văn hóa Việt Nam “Hồ
Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất” của GS Song Thành, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 1999, tác giả đã nêu cụ thể, chi tiết về văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh
thông qua chương X với nội dung: Văn hóa giao tiếp, ứng xử Hồ Chí Minh Theo tác giả: Văn hóa giao tiếp, ứng xử Hồ Chí Minh được biểu hiện gồm: Khiêm tốn,
Trang 10nhã nhặn, lịch lãm; Chân tình, nồng hậu, tự nhiên; linh hoạt, chủ động, biến hóa; uyển chuyển có lí, có tình; cảm hóa Khoan dung, đại lượng; nụ cười xóa nhòa mọi
ách bức Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người mới hiện
nay, Luận văn Thạc sĩ của Cao Thị Hải Yến Đại học Văn hóa TPHCM, năm 2001),
luận văn nêu bật những đặc điểm cơ bản trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh: tính nhất quán về mục tiêu, nguyên tắc ứng xử; tính đa dạng và linh hoạt trong ứng xử; sự tinh tế và uyên bác; sự ân cần, cởi mở, chu đáo; tính quyết tâm, kiên trì, bền trì, bền
bỉ và lạc quan; cảm hóa, khoan dung và độ lượng; khiêm nhường, nhã nhặn, lịch lãm
và bình dị; tính nhân văn “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng văn hóa
giao tiếp của người cán bộ lãnh đạo, quản lí ở nước ta hiện nay” của Võ Thị Hồng
Loan, Tạp chí khoa học xã hội (3), tr.20- 28, năm 2003, bài viết có 2 mục lớn và 4 mục nhỏ Từ khái niệm văn hóa và văn hóa giao tiếp, mối quan hệ giữa văn hóa giao tiếp và văn hóa ứng xử, tác giả đã lí giải vì sao văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh có sức thuyết phục cao đến như vậy Từ đó tác giả trình bày một số nguyên tắc cơ bản trong
văn hóa giao tiếp Hồ Chí Minh cần quán triệt “Phương pháp và phong cách Hồ Chí
Minh” do Đặng Xuân Kì (chủ biên), Nxb Lý luận chính trị, năm 2004, tác giả giành
chương VI nói về phong cách ứng xử văn hóa của Hồ Chí Minh, công trình đã nêu bật được những chuẩn mực về văn hóa ứng xử theo phong cách Hồ Chí Minh
“Những giá trị văn hóa Hồ Chí Minh”, bài viết Tạp chí Cộng sản do Nguyễn Xuân
Thông viết năm 2004 đã nêu bật những giá trị văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó tác giả đề cập đến văn hóa ứng xử của Người Văn hóa cách mạng của Người vừa có nội dung yêu nước, tiến bộ và nhân văn cao đẹp; vừa thể hiện được chức năng nhận thức, giáo dục Theo tác giả, những giá trị văn hóa ứng xủa của Người là sự giản dị, gần gũi, khiêm tốn với đồng bào, đồng chí, là sự thương yêu, quý trọng con
người “Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh – Giá trị và ý nghĩa” bài viết Tạp chí Cộng
sản của Hoàng Chí Bảo, năm 2005 trong bài viết này tác giả trình bày thành 5 phần, trong đó phần 4 tác giả nêu lên quan điểm rất rõ ràng về văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh Theo tác giả, văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là nguyên tắc ứng xử của Người,
là văn hóa giáo dục, kết hợp giáo dục bằng lời với thực hành bằng công việc thực tế
Trang 11và bằng sự nêu gương, đặc biệt, văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là văn hóa tự ứng xử
“Một số vấn đề văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại” của Nguyễn Đăng Duy
Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2005, tác giả đã đề cập đến văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với một số nét cơ bản như: ứng xử với thiên nhiên, ứng xử với bản thân và xã
hội “Hồ Chí Minh – Sự hình thành nhân cách lớn” của Trần Thái BìnhNxb trẻ,
năm 2007, trong phần 3 chương III tác giả bàn đến văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh Tác giả đã trình bày chi tiết cách ứng xử của Người thông qua các tình huống cụ thể Theo tác giả, ở Hồ Chí Minh có một phong cách ứng xử rất văn hóa Chữ văn hóa bao hàm rộng rãi tất cả những giá trị tinh thần quý báu của một nhân cách lớn những
giá trị nhân văn “Tìm hiểu văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh” của TS Nguyễn Thị Tình
và Th.s.Lê Kim Dung, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2009, trong phần thứ hai, tác giả trình bày nội dung văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh thông qua việc tìm hiểu những yếu tố thể hiện nhân cách lớn của Người như: lòng nhân ái, yêu thương con người, trí tuệ sáng suốt, học vấn sâu rộng và lý tưởng cao đẹp…
Các công trình nêu trên là sự gợi ý, cung cấp một số cơ sở luận chứng, luận cứ
để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài của luận văn Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu những giá trị tích cực trong văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức cấp cơ sở Đó là hướng nghiên cứu mà luận văn tiếp cận và triển khai nghiên cứu
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: tập trung nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản
về văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh và vận dụng vào việc xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai
Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải
quyết một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, luận văn trình bày, phân tích làm rõ khái niệm văn hóa, khái niệm
ứng xử và văn hóa ứng xử; cơ sở hình thành văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh; xác định đội ngũ cán bộ, công chức
Trang 12cấp cơ sở và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở
Thứ hai, phân tích, đánh giá đặc điểm và thực trạng văn hóa ứng xử của cán
bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh và xây dựng văn hóa
ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
Phạm vi nghiên cứu:
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ứng xử và thực tiễn hoạt động của
Hồ Chí Minh
Thứ hai, vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai hiện nay (Đề tài khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2010 đến nay; trong đó chủ yếu tập trung khảo sát ở các đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn thuộc 11 Đảng bộ: thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Tân Phú và Định Quán Đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay)
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lí luận của luận văn: dựa vào cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
Luận văn sử dụng các phương pháp: Lịch sử và lô gic, kết hợp chặt chẽ giữa
lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học …để thực hiện
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa lý luận: luận văn góp phần làm rõnội dung cơ bản và thực tiễn văn
hóa ứng xử Hồ Chí Minh Từ đặc điểm và thực trạng văn hóa ứng xử của đội ngũ cán
Trang 13bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai trong những năm qua, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
Về ý nghĩa thực tiễn: những giải pháp mà luận văn đề xuất sẽ góp phần vào
việc xây dựng và nâng cao văn hóa ứng xử thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Đồng Nai Ngoài ra, đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và cả nước nói chung Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong nghiên cứu, giảng dạy
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành hai chương, năm tiết, mười một tiểu tiết
Trang 14Chương 1 QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ, NỘI DUNG
CƠ BẢN VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG VĂN
HÓA ỨNG XỬ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP CƠ SỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 QUAN NIỆM CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VĂN HÓA ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
1.1.1 Quan niệm chung văn hóa ứng xử
Khái niệm chung về văn hóa
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú và phức tạp Từ khi văn hóa trở thành đối tượng nghiên cứu của văn hóa học - khoa học nghiên cứu về văn hóa cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Tuy vậy, có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc chiều rộng, theo
không gian hoặc theo thời gian Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn
Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì con
người sáng tạo ra Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa Vì lẽ đó, khái niệm văn hóa không tách rời khái niệm con người
Ở các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hóa” bắt nguồn từ chữ “cultus” (tiếng Latinh có nghĩa là “trồng trọt”) Danh từ “cultus” được hiểu theo hai nghĩa khác nhau “cultusagri” là trồng trọt ngoài đồng (trồng cây) và “cultusannimi” là trồng
tinh thần, trồng người Như vậy theo nghĩa gốc của từ “văn hóa” thì đó là làm cho sự vật, hiện tượng sinh sôi, nảy nở, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp
Trang 15Trong truyền thống phương Đông, theo tiếng Hán “văn” là những cái tốt đẹp của cuộc sống đã được đúc kết, là sản phẩm trí tuệ của con người; hóa” là biến hóa,
là đem cái đã được đúc kết ấy hóa thân trở lại cuộc sống, làm cho sống tốt đẹp hơn Văn hóa mang nghĩa là động lực phát triển xã hội Theo cách hiểu khác văn hóa là lấy cái đẹp để giáo hóa con người
Thực chất, văn hóa là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến hoạt động của con người, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu và cách diễn đạt khác nhau về văn hóa Nhiều ngành khoa học đều lấy văn hóa làm đối tượng nghiên cứu, mỗi nhà khoa học lại tiếp cận văn hóa trong một hoàn cảnh lịch sử và ở những góc độ khác nhau Trong luận văn này, tác giả chú ý tới một số khái niệm văn hóa sau: Trong tác phẩm “Primitive culture” (Văn hóa nguyên thủy) của tác giả Edward Burnett Tylor – một nhà nhân chủng học người Anh đưa ra định nghĩa đầu tiên về văn hóa:
“Văn hóa… là phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng những khái niệm và thói quen khác mà con người thu nhận
được với tư cách là một thành viên trong xã hội” (E.B.Tylor, 2001, tr 13)
Theo E.Tylor cho rằng văn hóa bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến
đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… quan niệm này đã nêu lên được rất nhiều lĩnh vực của văn hóa, tuy nhiên nó mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các lĩnh vực sáng tạo của con người
Một số quan niệm xem:
“Văn hóa là sự hiểu biết … Nhưng chỉ riêng sự hiểu biết không thôi chưa làm nên văn hóa Sự hiểu biết chỉ trở thành văn hóa khi nó làm nền và định hướng cho thế ứng xử (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lối sống, hành vi…) của mỗi cộng
đồng dân tộc và các thành viên trong đó hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp
đối với bản thân và trong quan hệ đối với người, đối với sự vật và hiện tượng của môi trường xã hội và môi trường tự nhiên xung quanh” (Nhiều tác giả, tr.19-20)
Trang 16Như vậy, văn hóa là cơ sở định hướng cho thế ứng xử tốt đẹp của cá nhân và cộng đồng dân tộc:
Năm 1991, trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm đã
định nghĩa văn hóa như sau:
“Văn hóa là một hệ thống hữa cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm, 1999, tr 16-17)
Từ đó, tác giả nêu lên bốn đặc trưng và gắn liền với chúng là bốn chức năng của văn hóa đó là: tính hệ thống với chức năng tổ chức xã hội; tính giá trị với chức năng điều chỉnh xã hội; tính nhân sinh với chức năng giao tiếp, tính lịch sử với chức
năng giáo dục
Trong những quan niệm về văn hóa nêu trên, mỗi quan niệm nhìn nhận bản chất văn hóa ở một góc độ riêng, nhưng đều coi văn hóa là sản phẩm hoạt động của con người thông qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên và với xã hội Những sản phẩm đó luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ; gắn bó chặt chẽ cuộc sống của con người
Định nghĩa văn hóa của UNESCO: trong bản tuyên bố chung của Hội nghị có
nêu lên một quan niệm về văn hóa như sau:
“Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, tập tục và tín ngưỡng Chính văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị thực và thực thi những lựa chọn Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện mình, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không
Trang 17biết mệt về những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân mình” (Đại hội đồng UNESCO, 1982)
Từ định nghĩa văn hóa của UNESCO chúng ta thấy: Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội – vì thế, văn hóa thuộc về kiến trúc thượng tầng xã hội; nó là tổng thể những nét riêng biệt về vật chất và tinh thần, trí tuệ và xúc cảm tạo nên bản sắc của một dân tộc, một cộng đồng xã hội; nó có yếu tố cốt lõi là hệ giá trị, đóng vai trò điều tiết hoạt động của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội ấy
Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh: trong mục Đọc sách ở phần cuối tập Nhật
ký trong tù, Hồ Chí Minh đã ghi lại một cách hiểu của mình về văn hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đời hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh, 2011, tr 458)
Từ định nghĩa trên chúng ta thấy: Văn hóa đã được hiểu theo nghĩa rộng nhất:
Đó là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình.; nó không chỉ thu hẹp trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật mà văn hóa bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội; văn hóa cũng không chỉ thu hẹp trong lĩnh vực giáo dục, không chỉ phản ánh trình độ học vấn của một người, mà là thước đo trình độ phát triển của toàn xã hội: về sản xuất, khoa học – kỹ thuật, chính trị, tôn giáo, văn học – nghệ thuật, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán …
Từ việc hệ thống hóa sơ bộ những cách tiếp cận khác nhau về văn hóa, có thể suy rộng ra: Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo Các giá trị đó được các thế hệ kế thừa, vận dụng vào cuộc sống và được lưu truyền từ đời này sang đời khác để tạo nên những đặc trưng và bản sắc của từng dân tộc
Trang 18Khái niệm chung về văn hóa ứng xử
Khái niệm ứng xử
Ứng xử là khái niệm ghép gồm hai từ “ứng” và “xử” Mà ứng và xử lại bao
gồm nhiều nghĩa khác nhau: ứng phó, ứng đáp, ứng đối, ứng biến và xử sự, xử lý,
xử trí, xử thế, hành xử…Khái niệm ứng xử có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau:
Dưới góc độ sinh học: Ứng xử nghĩa là toàn thể phản ứng thích nghi có thể quan sát khách quan mà một cơ chế có một hệ thống thần kinh thực hiện để đáp trả
lại những sự kích thích…Điều đáng chú ý là những phản ứng ấy, những ứng xử,
xử lý để đáp ứng cơ chế kích thích, tác động “được diễn ra theo cách tương đối ổn
định” thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, của đối tượng bị tác động
Dưới góc độ tâm lý học: Ứng xử được khai thác dưới khía cạnh những quan
hệ giao tiếp Điều đó lí giải vì sao vấn đề ứng xử đã được nhiều người sử dụng khái niệm kép: giao tiếp - ứng xử, trong các mối quan hệ xã hội giữa con người với
tự nhiên, con người với xã hội và con người với chính mình
Dưới góc độ xã hội học: Ứng xử được hiểu là:
“Cách hành động và nói như thế nào đó của một vai trò này đối diện với một vai trò khác (tức một cặp vai trò như vợ/ chồng, cha/ con, cấp trên/ cấp dưới…) Và đó là những hành động hoặc gọi là phản ứng, theo một cách tương đối” (Nhiều tác giả, tr 24)
Ứng xử được dùng để chỉ hành động mang tính phản ứng trên cơ sở người
đó đóng vai trò như thế nào đối với đối tượng cần ứng xử
Từ những nội dung trên có thể hiểu: “ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp,
là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác hay môi trường tự nhiên với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi,
cử chỉ, cách nói năng của con người, nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh”
Trang 19Khái niệm văn hóa ứng xử
Trong công trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm không
trình bày một cách trực tiếp khái niệm văn hóa ứng xử nhưng ông đã xác định được những nội hàm của khái niệm này Theo tác giả, các cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường: Môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (các dân tộc, các quốc gia) Với mỗi loại môi trường đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng: tận dụng môi trường (tác động tích cực) và ứng phó với môi trường (tác động tiêu cực) Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn, uống, tạo ra các vật dụng hàng ngày…; Đồng thời phải ứng phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu
và thời tiết (quần áo, nhà cửa…) Với môi trường xã hội, bằng quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng những thành tựu của các dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trân quân sự, ngoại giao… (Trần Ngọc Thêm, 1999, tr 16-17) Như vậy, theo tác giả văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
có hai hàm nghĩa: tận dụng và ứng phó Có thể coi đó là thái độ ứng xử Cách thể hiện thái độ này là giao lưu và tiếp biến văn hóa
Trong công trình “Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường tnhiên” do Nguyễn Viết Chức chủ biên thì cho rằng: “Văn hóa ứng xử bao gồm, những cách thức quan hệ, thái độ và hành động của con người đối với môi trường thiên nhiên, đối với
xã hội và đối với người khác” (Nguyễn Biên Chức, 2002, tr 54) Như vậy, văn hóa ứng xử, theo các tác giả, gồm 3 chiều quan hệ: với thiên nhiên, xã hội và bản thân
Có thể hiểu một cách khái quát:
“Văn hóa ứng xử là những nếp ứng xử, khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng
xử trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với các đối tượng khác nhau thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý…trong quá trình phát triển
và hoàn thiện đời sống đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng bản sắc của văn hóa một dân tộc, một quốc gia được cá nhân,
Trang 20nhóm xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội thừa nhận và làm theo” (PGS.TS
Phan Như Hoa (chủ biên), 2002, tr 18)
Vai trò của văn hóa ứng xử
Thứ nhất, văn hóa ứng xử là một thành tố của văn hóa tinh thần, thể hiện trí
tuệ và nhân văn, phản ánh đời sống tâm hồn tình cảm của cá nhân và cộng đồng trong hoạt động thực tiễn xã hội
Thứ hai, văn hóa ứng xử là một phương diện để thể hiện nhân cách và bản lĩnh
của con người trong hoạt động thực tiễn Ứng xử có phần phụ thuộc nhất định vào cá tính, khí chất… của mỗi cá nhân, nhưng chủ yếu và quyết định là thuộc vào quá trình học tập, rèn luyện, tức là vốn văn hóa, đạo đức, sự trải đời của mỗi người Có cách ứng xử đầy bản năng lại có cách ứng xử rất văn hóa, qua cách ứng xử có thể thẩm định được nhân cách của một con người
Thứ ba, nếu xem văn hóa ứng xử là một hoạt động thì đó là hành vi ứng xử
nhằm thực hiện các khuôn mẫu mang tính lý tưởng kết tinh những giá trị và chuẩn mực mà cá nhân và cộng đồng hướng tới Khuôn mẫu ứng xử là các hành động ứng phó và xử lý được lặp lại một cách lâu bền ở đa số cá nhân trong cộng đồng xã hội thuộc Khuôn mẫu ứng xử các cấp độ khác nhau, từ địa phương nhỏ (làng, xã, huyện), đến vùng, miền, cả nước, khu vực và thế giới Nó được tổng quát hóa, tiêu chuẩn hóa và hợp thức hóa để làm mẫu mực chỉ dẫn cho các cá nhân và cả cộng đồng
xã hội đó Khuôn mẫu ứng xử phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi trường văn hóa
Thứ tư, văn hóa ứng xử còn thể hiện rõ nét qua kỹ năng ứng xử Kỹ năng ứng
xử không phải trên trời rơi xuống, cũng không phải do di truyền mà phải thông qua quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng ứng xử từ hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống có văn hóa Các kỹ năng này được hình thành chủ yếu qua con đường giáo dục
Thứ năm, văn hóa ứng xử còn thể hiện qua cách nói, viết của con người Đây
chính là ngôn ngữ của cử chỉ, là phương tiện thể hiện văn hóa của con người, nó phản ánh quá trình hoạt động tạo ra lối suy nghĩ của con người Ngôn ngữ gắn liền
Trang 21với học vấn và tính cách của con người, nó cho phép chia sẻ xúc cảm, tình cảm, ý nghĩ, kinh nghiệm, khát vọng, trí nhớ, nhu cầu, tư tưởng của con người
Bên cạnh hành vi, kỹ năng, ngôn ngữ, chữ viết thì thái độ ứng xử là một vấn
đề có tính chất định hướng cơ bản và thường xuyên cho văn hóa ứng xử (thái độ lựa chọn các khuôn mẫu ứng xử, thái độ thể hiện kỹ năng ứng xử…) Nghĩa là thái độ đóng vai trò định hướng và có ý nghĩa xuyên suốt của văn hóa ứng xử Nó là một phần nền tảng và có tính định hướng của văn hóa ứng xử
Tóm lại: Văn hóa ứng xử là một bộ phận cấu thành của văn hóa Đó chính là
hệ thống giá trị, chuẩn mực quy định cách thức ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng Ở góc độ cá nhân, văn hóa ứng xử là thái độ, lời nói, hành vi của con người trước sự tác động của con người hay các yếu tố khác thể hiện sự hiểu biết, bản chất
nhân cách của mỗi cá nhân trong các tình huống giao tiếp nhất định
1.1.2 Nội dung cơ bản trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh
Cơ sở hình thành văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh
Văn hóa ứng xử truyền thống của dân tộc Việt Nam
Văn hóa ứng xử là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa nói chung, do
đó nó cũng mang những đặc trưng cơ bản của văn hóa nói chung như tính biểu tượng, tính xã hội, tính tín hiệu, tính chuẩn mực, tính đánh giá, tính sáng tạo, tính nhân văn đặc biệt là tính bản sắc và tính trường tồn Điều đó có nguồn gốc sâu xa hay cũng có thể nói là bị quy định trước tiên bởi điều kiện của môi trường thiên nhiên Vì vậy ở những vùng địa lý khác nhau thì có đặc điểm ứng xử tiêu biểu riêng
Việt Nam nằm ở góc tận cùng phía Đông – Nam Châu Á, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, có nhiều sông lớn và đồng bằng phù sa màu mỡ nên Viêt Nam rất thích hợp để phát triển nền nông nghiệp lúa nước Do đó văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Đặc điểm quan trọng này có tác động không nhỏ đến việc hình thành những đặc điểm cơ bản trong văn hóa ứng xử của dân tộc Việt Nam như sau:
Một là, văn hóa ứng xử của người Việt mang tính cộng đồng Xuất phát từ
nền nông nghiệp lúa nước theo thời vụ, người dân đất Việt sống hài hòa, gắn bó với nhau để nương tựa, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lao động, sản xuất và sinh hoạt hàng
Trang 22ngày Tính cộng đồng đã in đậm dấu ấn trong tâm lý, tính cách, trong bản sắc văn hóa Việt Nam, chi phối đến đời sống và các quan hệ ứng xử của người Việt Tính cộng đồng khi nó tạo nên truyền thống ứng xử tốt đẹp của dân tộc ta, đó
là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, là sự gắn bó, sẻ chia lúc khó khăn hoạn
nạn đối với đồng bào mình như: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một
nước phải thương nhau cùng”; “Thương người như thể thương thân”; “Lá lành đùm
lá rách”; “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”…
Xuyên suốt dòng chảy của thời gian, tính cộng đồng trong văn hóa ứng xử của dân tộc Việt được vun đắp bởi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, đùm bọc thương yêu lẫn nhau…Trải qua hàng nghìn năm phong kiến Bắc thuộc, hàng trăm năm Pháp thuộc và mấy thập niên chống đế quốc Mỹ xâm lược, không chỉ nhân dân Việt Nam mà cả nhân dân thế giới đều nhận thấy chính sự cố kết của cộng đồng dân tộc Việt Nam biểu hiện qua lòng yêu nước của nhân dân ta, qua tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái … đã tạo thành sức mạnh vô địch đưa dân tộc ta đi đến thắng lợi cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã tổng kết đặc điểm ứng xử cơ bản này của dân tộc Việt Nam trong bài viết về lòng yêu nước của dân tộc, qua đó ta hiểu rằng, chính tính cộng đồng đã
tạo nên “một làn sóng vô cùng to lớn, mạnh mẽ, nhấn chìm mọi bè lũ cướp nước và
bán nước”
Là một người con của dân tộc, đặc điểm văn hóa này chi phối tới cách ứng xử của Hồ Chí Minh Chính trách nhiệm với cộng đồng dân tộc, đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước Chính lòng yêu nước, nỗi trăn trở với nỗi đau của dân tộc mình
là động lực vô cùng to lớn giúp Hồ Chí Minh vượt qua tất cả trở ngại, vất vả để đạt được mục đích của mình Sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của cách mạng Việt Nam, trong quá trình làm việc hay khi đi thực tế, thăm hỏi nhân dân, Người vẫn luôn giữ thái độ tôn trọng ý kiến tập thể, tôn trọng cộng đồng
Hai là, người Việt Nam có lối ứng xử trọng tình nghĩa Cuộc sống cộng đồng
ở làng xã đã tạo ra sự đoàn kết gắn bó, đùm bọc lẫn nhau, đó là ngọn nguồn của nếp sống “trọng tình” trong truyền thống ứng xử của người Việt Cả cuộc đời và qua
Trang 23nhiều đời, người dân Việt Nam thường chỉ làm ăn, sinh sống ở làng, mọi người thân quen, gắn bó với nhau trong mối quan hệ bền chặt là huyết thống và làng giềng nên
bị chi phối bởi quan niệm: “bán anh em xa mua làng giềng gần; hàng xóm tối lửa tắt
đèn có nhau” chính lối sống giàu tình cảm, trọng tình nghĩa là một nét đẹp trong
truyền thống của dân tộc ta Truyền thống đó tạo ra cuộc sống hòa thuận, lấy tình nghĩa làm đầu; tình cảm trở thành thước đo giá trị trong mọi hành vi ứng xử của con
người, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử: “yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau
ghét cả tông ti họ hàng”
Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời
Trong gia đình thì: Vợ chồng là nghĩa ở đời, Ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn (ca
dao) Ngoài xã hội, ai giúp mình một chút gì đều phải nhớ ơn; ai bảo ban mình một tý
gì cũng đều tôn làm thầy: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
Điều này giúp ta dễ dàng lí giải vì sao trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ ta và chính Người cũng là tấm gương sáng
về vấn đề này khi nói: “hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” (Hồ Chí Minh, 2011, tr 668)
Ba là, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng bởi lối sống hài hòa, linh hoạt của
con người Việt Nam
Nghề trồng lúa nước buộc con người phải sống phụ thuộc, giao hòa với đất, với nước theo thời tiết thiên nhiên Triết lý sống hài hòa với môi trường thiên nhiên còn thể hiện ở quan niệm Thiên - Địa – Nhân hay thiên - nhân hợp nhất Con người sống dựa vào trời đất, chết lại trở về với đất Do vậy, con người và thiên nhiên là một khối liên thông bền chặt; trong đó con người phải hòa đồng với thiên nhiên Đặc điểm này góp phần không nhỏ làm nên lối ứng xử lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng Đặc biệt trong thời gian bị tù đày ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác đã từng ngân nga những câu thơ để tự
an ủi mình “Vật chất tuy đau khổ, không nao núng tinh thần” hay lạc quan với “Hết
mưa là nắng hửng lên thôi, hết khổ là vui vốn lẽ đời” Không chỉ hài hòa với thiên
Trang 24nhiên, trong tự bản thân mỗi người mà người Việt Nam còn sống rất hài hòa, linh hoạt trong quan hệ xã hội để sống không mất lòng ai, chiến thắng nhưng không làm
kẻ thù mất mặt … Điều này được chứng minh rất rõ nét trong cách ứng xử của ông cha ta trong lịch sử Nối tiếp truyền thống ứng xử của các bậc anh hùng dân tộc, bằng tấm lòng nhân đạo và tình yêu thương con người, Hồ Chí Minh, đã đánh thức lương tri của lính Pháp và lính lê dương thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đã chạy sang hàng ngũ Việt Minh, sát cánh cùng dân ta trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-
1954 Trong kháng chiến chống Mỹ, với chính sách khoan hồng của chính phủ Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều câu chuyện cảm động về tinh thần hòa hiếu, khoan dung,
độ lượng của bộ đội, nhân dân ta đối với kẻ thù.… Có lẽ nếu không hiểu sâu sắc về đặc trưng văn hóa Việt Nam, không nắm bắt được truyền thống hòa hiếu, khoan dung của dân tộc thì sẽ khó có thể lý giải được những hành động này
Việc chú trọng các mối quan hệ cũng dẫn đến con người Việt Nam có một lối ứng xử năng động, linh hoạt có khả năng thích nghi cao với mọi tình huống, mọi biến đổi Vì vậy, tính linh hoạt trong ứng xử của nền văn hóa Việt Nam cũng như con người Việt Nam khi giao lưu thể hiện ở sự sàng lọc, bỏ thô lấy tinh, tích lũy qua thời gian làm cho các giá trị văn hóa ứng xử của dân tộc thêm phong phú, đa dạng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao văn hóa ứng xử cho mỗi người con của dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về sự linh hoạt trong quá trình tiếp thu văn hóa dân tộc và nhân loại
Giá trị văn hóa ứng xử của nhân loại
Ngoài sự kế thừa những đặc điểm văn hóa dân tộc làm nên “người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam”, Hồ Chí Minh cũng kế thừa một cách biện chứng những thành tựu văn hóa của nhân loại để hình thành văn hóa ứng xử của mình Trước hết, văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh mang cốt cách của sự ứng xử người phương Đông
Xuất thân từ một gia đình khoa bảng, cho nên Nho giáo là vốn tri thức Người
đã tiếp thu thuở ấu thơ Nho giáo thấm vào tư tưởng, tình cảm của Người không còn là học thuyết khô khan về tôn ti đẳng cấp, mà là tấm lòng, nỗi trăn trở về số
Trang 25phận của đất nước, của dân tộc Người rất trân trọng các giá trị tích cực của học thuyết Nho giáo Một trong những nội dung quan trọng của Nho giáo được Hồ Chí Minh tiếp nhận trong sự ứng xử của người lãnh đạo với quần chúng nhân dân đó là
tư tưởng “lấy dân làm gốc”; “dân vi bang bản, bản cố bang ninh” (dân là gốc của nước, nước có vững dân mới yên ổn) Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dễ trăm lần
không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”; rồi những phương pháp xử
thế của người xưa cũng được Người kế thừa và vận dụng trong ứng xử với mình và với người: Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân (điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác) Tư tưởng này đã được Hồ Chí Minh vận dụng xuyên suốt trongquá trình hoạt động cách mạng của Người mà trước hết được biểu hiện ở lòng tôn quý của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và được Người khái quát qua triết lý của cuộc sống: nghĩ cho cùng, mọi vấn đề là vấn đề ở đời và làm người Ở đời và làm
người là phải yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức Người
khẳng định: “Lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của tôi không bao giờ thay đổi” (Võ Nguyên Giáp, 1993, tr 47)
Hồ Chí Minh tiếp nối và phát huy ở một tầm cao mới, mang một nội dung mới, sâu sắc và toàn diện Tình thương đó, trước hết dành cho nhân dân lao động, cho những người cùng khổ bị áp bức, đoạ đầy Từ tình thương yêu đồng bào mình, dân tộc mình, Người mở rộng lòng yêu thương đó đến tất cả nhân loại khổ đau bởi áp bức, bóc lột, bất công Đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, tình yêu thương con người đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành chủ nghĩa nhân văn cách mạng Người quan niệm: trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân và:
“Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” (Hồ Chí Minh, 2011, tr 89)
Mặt khác, tinh hoa văn hóa ứng xử của phương Đông nói chung và Nho giáo
nói riêng được đúc kết trong “ngũ tri”: Tri kỉ, tri bỉ, tri thời, tri chi, tri biến Hồ Chí
Minh đã vận dụng nhuần nhuyễn năm cái biết đó để đưa vào cách ứng xử của mình: Biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến hóa
Trang 26Cùng với việc tiếp thu một cách có chọn lọc và cải biến Nho giáo, Hồ Chí Minh còn chắt lọc được những tinh hoa trong văn hoá ứng xử của đạo Phật- tinh hoa của nền văn hóa Ấn Độ, mà nổi bật nhất là lòng nhân ái Chính tinh thần vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân …của Đức Phật đã góp phần hình thành tình yêu thương bao la, rộng lớn đối với nhân dân lao động, với các chiến sĩ ngoài mặt trận, các cháu thiếu niên nhi đồng của Người Để rồi từ đó, Hồ Chí Minh và Đức phật đã “gặp nhau” ở mong muốn cháy bỏng là xây dựng một cuộc sống “ thẩm mĩ, chí thiện, bình đẳng, yên vui, no ấm cho mọi người, xây dựng một
xã hội hạnh phúc và an lạc”, xóa bỏ mọi bất công, bất bình đẳng, mọi khổ đau trên trái đất này - Đây cũng là điều làm nên cách ứng xử đậm “chất tình” nơi con người
Hồ Chí Minh
Công giáo với hạt nhân hợp lý là sự bác ái, tính nhân từ và tấm gương hy sinh triệt để của Đức Chúa vì những người bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hòa bình, vì công lý cũng được Hồ Chí Minh tiếp nhận một cách sáng tạo Như vậy, Người nhận thức rất rõ giá trị nhân bản của tôn giáo, những ý tưởng của tôn giáo có nhiều khía cạnh phù hợp với lý tưởng của người cộng sản, cũng như đạo đức của tôn giáo có nhiều điều mang ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục con người trong ứng xử giao tiếp với nhau Những hạt nhân tinh túy đó cũng được Hồ Chí Minh tôn trọng, tiếp thu và ứng dụng
Dựa trên nền tảng văn hóa ứng xử phương Đông, Hồ Chí Minh tiếp xúc với lý
tưởng của cuộc đại cách mạng tư sản Pháp với khẩu hiệu: “Tự do, bình đẳng, bác
ái” Chính điều này đã thôi thúc Người sang phương Tây tìm kiếm con đường cứu
nước mới Và những năm tháng bôn ba nơi xứ người lại chính là cơ hội để Người tiếp thu được vốn văn hóa khổng lồ của phương Tây
Trước hết, Hồ Chí Minh đã hấp thu một nền văn hóa Pháp phong phú với chủ nghĩa nhân văn sâu sắc từ thời kỳ Phục hưng, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Khai sáng Chính điều này đã góp phần hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh gắn kết với lý luận cách mạng và tư tưởng nhân văn vì con người của văn hóa Pháp, đồng
Trang 27thời những giá trị nhân văn trong ứng xử ở thế kỷ Ánh sáng cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí Người
Không chỉ dừng lại ở đó, Người đã tìm đến chủ nghĩa nhân văn triệt để - Chủ nghĩa nhân văn cộng sản Như vậy, tư tưởng nhân văn của Người được phát triển hoàn chỉnh khi đạt tới sự hòa quyện chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa Mác- Lênin Bước ngoặt căn bản nhất đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và sự hình thành văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác- Lênin Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin truyền thống nhân ái của dân tộc và nhân loại được nâng cao, giúp Hồ Chí Minh tìm ra được con đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản
Sự hình thành văn hóa ứng xử vì con người ở Hồ Chí Minh không chỉ bao gồm sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại mà còn là được hình thành bởi những yếu tố chủ quan, bởi sự thông minh, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí, nghị lực phi thường và “cái chất” của người xứ Nghệ trong con người của Bác
Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh có cội nguồn trong lịch sử tư tưởng và thực tiễn của dân tộc, của thời đại Với trí tuệ lỗi lạc, tâm hồn vị tha, đạo đức trong sáng Người không chỉ kế thừa và phát huy có chọn lọc những giá trị tích cực của lối sống, cách ứng xử truyền thống Việt Nam, tiếp thu những giá trị văn hóa ứng xử nhân loại mà còn biết kết hợp hài hòa văn hóa ứng xử phương Đông với phương Tây, cổ truyền
với hiện đại làm giàu thêm bản sắc ứng xử Việt Nam
Những nội dung cơ bản trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh
Lối sống, cách ứng xử là một phương diện cấu thành của văn hóa Chân dung nhà văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện rất chân thực, sinh động, cụ thể qua văn hóa ứng xử của Người Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc và văn hóa ứng xử nhân loại, phản ánh trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách của Người Nhân cách lớn và cuộc đời của Người đã tạo nên được một phong cách ứng xử hết sức mẫu mực Nó không chỉ tiêu biểu cho văn hóa ứng xử Việt Nam mà còn làm phong phú thêm giá trị văn hóa ứng xử của thời đại Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh đa dạng, phong phú, hấp dẫn, chứa đựng những giá trị văn hóa,
Trang 28đạo đức cao Cái nét chung tạo nên tính nhất quán trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là sự chân thành bình dị, tự nhiên, từ một tâm hồn đại trí, đại nhân, đại dũng Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh không phải là một nghệ thuật xã giao được gò ép theo những nguyên tắc định sẵn, càng không phải là những “xảo thuật xử thế” giả dối để mua chuộc lòng người, mà nó là sự phản ánh trung thực chính bản thân con người
Trong ứng xử với bản thân mình, Hồ Chí Minh luôn đặt mình trong nguyên tắc ứng xử có sự thống nhất giữa lời nói với việc làm, giữa lý luận với thực tiễn, giữa quan điểm và hành động
Trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều câu chuyện cảm động
về việc nêu gương, nói đi đôi với làm Năm 1945, trước nạn đói trên miền Bắc, Người đề xuất toàn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói và Người kêu gọi: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” (Hồ Chí Minh, 2011, tr 33)
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần sâu sắc đặc trưng truyền thống văn hóa phương Đông là “một tấm gương sống còn
có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyền truyền” nên nhiều khi Người đã giải thích
lý luận bằng thực tiễn, bằng hành động, bằng việc làm, thấy làm đúng, làm phải, mọi người khắc làm theo Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nhận xét: “Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể” (Phạm Văn Đồng, 2009, tr
Trang 2964-65) Nói là làm, thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng thể hiện trong hành động
Một điều đặc biệt làm nên sự khác biệt trong nhân cách cũng như văn hóa ứng
xử với tự mình của Hồ Chí Minh đó là: Ở Hồ Chí Minh hoàn toàn không có sự khác biệt giữa văn hóa ứng xử cách mạng với văn hóa ứng xử đời thường Ở Hồ Chí Minh, điều làm nên vĩ nhân trong con người của Bác chính lại ở chỗ Người luôn tạo cho người đối diện cảm giác Bác là một người hết sức bình thường và gần gũi Bởi vậy, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tổng kết một cách sâu sắc, cảm động và khái quát về nhân cách, văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh: “Hồ Chí Minh cao mà không
xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu mà dường như thân thiết từ lâu” (Phạm Văn Đồng,
1990, tr 17)
Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhưng khác nhiều vị lãnh tụ, Người lựa chọn cho mình một cuộc sống bình dị Từ chối dinh thự của Toàn quyền Đông Dương cũ, Người chọn nơi ở và làm việc cho mình là một ngôi nhà chật hẹp vốn của người thợ điện phục vụ trong khu vực Thủ Phủ Toàn quyền Đông Dương Mặc dù các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước mời Người ra ở tại toà nhà lớn để cuộc sống đỡ vất vã hơn, nhưng Người từ chối Cuối cùng, Người
đã chọn ngôi nhà sàn, giống kiểu nhà sàn của đồng bào nơi vùng cao của chiến khu Việt Bắc Hồ Chí Minh là lãnh tụ của dân tộc, vậy mà nơi ở của Người chỉ có những
đồ vật thật sự cần thiết và hết sức đơn giản không có chút gì của sự vinh hoa phú quý
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từngviết:
“Cái nhà sàn của Bác vòn vẹn chỉ có vài ba phòng trong lúc tâm hồn của bác lộng
gó thời đại, thì cái nhà nho nhỏ ấy luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phát hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết
bao.” (Sách Học tập đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, tr 293)
Bữa ăn hàng ngày của Bác thanh đạm với bát canh, quả cà, lát cá hoặc miếng thịt kho như bữa ăn mọi nhà Ăn xong, bao giờ Bác cũng tự tay thu dọn gọn gàng, người phục vụ chỉ việc bê đi Điều này chẳng những thể hiện sự tôn trọng sức lao
Trang 30động của người khác mà còn là bài học dạy cách ứng xử cho mọi người trong các mối quan hệ
Ngoài nơi ở, bữa ăn, Hồ Chí Minh còn nêu cao tính gỉan dị trong cách mặc của Người Khi ở miền núi, Người mặc bộ đồ chàm như một ông ké người Nùng Đi chiến dịch, Người mặc bộ quân phục như một chiến sĩ Đến với nông dân, Người mặc bộ cánh nâu, khăn mặt vắt vai như một lão nông Tư trang của một vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước cũng chỉ có hai bộ quần áo ngoài, một bộ bằng kaki, một bộ bằng dạ cùng
vài bộ đồ lót, đôi dép cao su, đôi guốc mộc Bác vẫn thường dặn người phục vụ: vá
khăn mặt cho Bác, vá áo lót để Bác tiếp tục dùng, vá chiếu rách cho Bác nằm Có lần khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa tới tất mới để Bác dùng, bác cầm chiếc tất rách và xoay chỗ rách vào trong rồi cười: “Đấy có trông thấy rách nữa đâu” (Ban Tuyên giáo
Trung ương, 2008, tr 301)
Không kiểu cách, phô trương, không ồn ào, Người luôn có cách ứng xử với mình rất bình dị, tự nhiên và lạc quan, yêu đời Bình dị, tự nhiên từ nơi ở và chỗ làm việc của Người Bình dị, tự nhiên trong từng bữa cơm đạm bạc mà Bác ăn; bình dị,
tự nhiên trong từng chiếc áo Bác mặc vai đã sờn; bình dị, tự nhiên trong đôi dép cao
su đã cùng Người đi suốt những tháng năm kháng chiến… Chính cách ứng xử đó đã làm cho nhà nghiên cứu người Mỹ Đa vít Han bớc xtam đi đến nhận định:
“Toàn thể con người của ông tỏa lên một phong thái bình dị và tế nhị bẩm sinh Văn minh châu Âu tác động bằng lưỡi lê và rượu cồn giấu dưới áo thụng đen của cha cố công giáo Còn ông tiêu biểu cho một nền văn hóa Không phải văn hóa châu Âu mà có lẽ là nền văn hóa tương lai” (Đavít Hanbocxtam, 1972, tr 86) Cũng chính cái phong thái bình dị, tự nhiên bẩm sinh nơi Hồ Chí Minh khiến Người luôn lạc quan, yêu đời trong các tình huống ứng xử của Người Tính lạc quan trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là tính lạc quan của một lão thành cách mạng: tài trí, ung dung, giản dị, kiên cường Đồng thời, tinh thần lạc quan của Người mang đầy tính dí dỏm, tươi vui và trong sáng Điều đó, được thể hiện rõ nét trong tập thơ
“Nhật ký trong tù” của Người Cũng chính tinh thần lạc quan và vững tin vào sự tất thắng của chính nghĩa nên tuy bị giam ở trong ngục, nhưng có khi Người lại ngủ rất
Trang 31ngon “Một giấc ngủ miên man suốt mấy giờ” Do đó, Người nói Người là khách tiên trong ngục, Người hỏi:
“Tự do tiên khách trên trời,
Biết đâu trong ngục có người khách tiên”
(Quá trưa) (Hồ Chí Minh, 2011, tr 317)
Nhờ có tinh thần lạc quan cách mạng mà trong những ngày sống rất cực khổ
và bị ốm ở trong ngục, ý chí cách mạng của Người không có sự lay chuyển:
“Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh,
Nội thương đất Việt cảnh lầm than;
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”
(Gỉai đi sớm) (Hồ Chí Minh, 2011, tr 352)
Khi tuổi đã cao, sức khỏe gỉam, Hồ Chí Minh bắt đầu viết những lời dặn lại, năm năm trước khi Người qua đời Bản Di chúc của Người cũng đậm tinh thần lạc quan về con đường và tương lai của dân tộc Việt Nam, của phong trào cách mạng thế giới Người khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn” (Hồ Chí Minh, 2011, tr 621)
Đây thực sự là một mẫu mực ứng xử của Người với bản thân mình mà chúng
ta đều có thể học được từ trong lời nói, trong việc làm và trong chính thực tiễn đời sống cách mạng của Người
Trang 32Trong con mắt mọi người, Hồ Chí Minh thực sự là một vĩ nhân nhưng bao giờ
Người cũng rất mực khiêm tốn Đây cũng chính là thái độ ứng xử văn hóa mang tính
hướng nội rất điển hình của chủ thể Hồ Chí Minh đối với bản thân trong quan hệ với đối tượng mà mình giao tiếp Người không bao giờ tự đặt mình cao hơn người khác
để đòi hỏi một sự tôn vinh Cuộc đời cách mạng và tấm gương đạo đức sáng ngời đã đưa Hồ Chí Minh lên hàng những nguyên thủ quốc gia có uy tín và danh vọng lớn nhất thế giới Nhưng trong các cuộc tiếp xúc, người ta lại thấy Hồ Chí Minh luôn ẩn mình đi, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà luôn quan tâm chu đáo đến mọi người chung quanh Trong cuộc mít tinh của nhân dân Ấn Độ chào mừng Người được tổ chức ở Cung Đivanhao, Hồ Chí Minh đã khéo léo từ chối ngồi vào chiếc ghế danh dự dành cho khách quý và nói: “Tôi không muốn khác biệt với mọi người trong cuộc gặp mặt vui vẻ và thân tình này” Cử chỉ khiêm nhường của Người đã khiến cho nhân dân thủ đô New Delhy xúc động và hoan hô nhiệt liệt Thủ tướng Nê ru đã phát biểu với các vị quan khách trong bữa tiệc chiêu đãi:
“Chinh phục trái tim mọi người không phải bằng tranh cãi lý luận cao siêu mà bằng chính cuộc sống giản dị, khiêm tốn, chân tình- Hồ Chí Minh làm nảy nở tình hữu ái và và sự hiểu biết lẫn nhau giữa những con người Chúng ta có vinh
dự được tiếp xúc với một con người, người ấy là một phần lịch sử của châu Á một con người từng trải khiến chúng ta ngày càng trở nên tốt hơn.” (Báo nhân
“Cháu xin thay mặt chính phủ cảm ơn Cụ và trân trọng chúc Cụ sống lâu, luôn mạnh khỏe, để kêu gọi con cháu ra sức tham gia công việc kháng chiến và kiến quốc Cháu lại kính gửi Cụ lời chào thân ái và quyết thắng” (tháng 5-1946-Hồ Chí Minh) (Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tr 199)
Trang 33Càng khiêm tốn, Hồ Chí Minh càng được mọi người kính trọng Nhân dân đã đặt Người ở đỉnh cao nhất của sự tôn vinh, đến mức thiêng liêng nhưng hoàn toàn không phải là sùng bái mê tín bởi vì Người bao giờ cũng là con người thật, gần gũi thân thiết với mọi người
Một điều đặc biệt làm nên sự khác biệt trong nhân cách cũng như văn hóa ứng
xử với mình của Hồ Chí Minh đó là: Trong Bác không có sự khác biệt giữa con người vĩ nhân với con người trần thế Có khác chăng chỉ là Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu để tự hoàn thiện bản thân mình, vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ; trau dồi học vấn để từng bước đạt tới sự trưởng thành về văn hóa Người là một mẫu mực của sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời Rèn luyện các chuẩn mực văn hóa, đạo đức để rèn luyện nhân cách bản thân mình Ở Hồ Chí Minh, giáo dục đã trở thành tự giáo dục, tự giác đã trở thành nhu cầu và lối sống, phải tự mình trở nên tốt đẹp, phải gương mẫu từ việc lớn đến việc nhỏ, từ đời công đến đời
tư, từ văn hóa ứng xử cách mạng đến văn hóa ứng xử đời thường Bài học mà chúng
ta có thể rút ra từ cuộc đời Hồ Chí Minh, đó là người ta không thể là nhà cách mạng trong những việc lớn mà lại thiếu xót trong những việc nhỏ Người ta cũng không thể
là một vĩ nhân nếu như không trở thành một người bình thường với những đức tính tốt đẹp Trong tác phẩm Đường kách mệnh xuất bản lần đầu năm 1927, lần đầu tiên
Hồ Chí Minh đã đưa ra những đức tính cơ bản mà mỗi người cần phải, rèn luyện, trau dồi
Đối với tự mình, phải:
Cần kiệm
Hòa mà không tư
Cả quyết sửa lỗi mình
Cẩn thận mà không nhút nhát
Hay hỏi
Nhẫn nại (chịu khó)
Hay nghiên cứu, xem xét
Vị công vong tư
Trang 34Không hiếu danh, không kiêu ngạo
Hồ Chí Minh còn không ngừng hoàn thiện bản thân mình qua việc giáo dục
bằng tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Bản thân Hồ Chí Minh đã
nêu tấm gương sáng ngời về cần, kiệm, liêm, chính- Một cuộc đời thanh bạch chẳng vàng son, một con người coi khinh sự xa hoa, yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị Cả đời Người không phải sống trong khuôn khổ của bốn chữ "cần, kiệm, liêm, chính" mà chính Người chứ không phải một ai khác đã làm nên bốn chữ
ấy, bốn đức tính của dân tộc Việt Nam chúng ta Bấy nhiêu đức tính cao cả hòa hợp lại trong một con người đã làm cho văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh trở thành tấm gương để mọi người rèn luyện và noi theo
Hai là, ứng xử với người
Một trong những điều làm nên nhân cách vĩ đại Hồ Chí Minh đó chính là lòng nhân ái cao cả của Người Đây cũng là một điểm tựa vững chắc trở thành nguyên tắc
cơ bản trong văn hóa ứng xử của Người Nói đến văn hóa ứng xử với người của Hồ
Chí Minh, người ta không thể không nhắc tới “chữ tình” trong văn hóa ứng xử của
Hồ Chí Minh Đó là tình cha con, tình anh em, tình đồng chí và rộng hơn cả là tình người Tình yêu thương Bác dành cho mọi người bao la và sâu sắc; yêu thương tất cả
Trang 35mọi con người, không phân biệt tôn giáo, giàu nghèo, miền xuôi, miền ngược … thậm chí trong tình yêu đó còn có chỗ cho cả những kẻ lầm đường lạc lối, những kẻ
đã từng là kẻ thù của Bác, của dân tộc Yêu thương, che chở, nâng đỡ, dìu dắt nhưng luôn nghiêm khắc và đòi hỏi sự cố gắng để hoàn thiện ở mỗi con người
Từ năm 1927, trong tác phẩm Đường cách mệnh, khi nói về tư cách một người cách mệnh, Hồ Chí Minh đã đòi hỏi:
Đối với người phải:
"Với từng người thì khoan thứ
Với đoàn thể thì phải nghiêm
Có lòng bày vẽ cho người
Trực mà không táo bạo
Hay xem xét người" (Hồ Chí Minh, 2011, tr 280)
Yêu thương con người, Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình để đấu tranh chống lại một thời kỳ lịch sử tăm tối, dã man mang lại tương lai tốt đẹp, văn minh hơn cho con người Việt Nam nói riêng cũng như con người nói chung trên thế giới Càng yêu thương con người bao nhiêu, Hồ Chí Minh càng thấm thía hơn tình yêu gia đình
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành có đến tìm cha Thấy cha hốc hác, gầy rộc, sức khỏe suy sụp nhiều, Nguyễn Tất Thành nhìn cha lo lắng và băn khoăn rằng: cha đã hy sinh cho con suốt bao năm dài, nay đã từng tuổi này mà con chưa kịp báo đền, quả thật là bất hiếu, ra đi con chưa yên lòng Trong thời gian tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng ở hải ngoại, dù điều kiện thông tin rất khó khăn, Người vẫn tìm cách và giữ mối liên lạc thường xuyên với Cha Năm 1912, từ nước Mỹ Người gởi thư cho Khâm sứ Trung kỳ nhờ tìm địa chỉ của Cụ Nguyễn Sinh Huy Năm 1914, từ nước Anh, Người gởi thư cho Cụ Phan Chu Trinh đang ở Pháp để nhờ chuyển lời thăm hỏi những người thân trong gia đình và thông báo vắn tắt tình hình sinh hoạt, học tập của mình để mong Cha được
rõ Năm 1915, Người viết thư cho Toàn quyền Đông Dương, qua lãnh sự Anh tại Sài Gòn nhờ tìm địa chỉ của Cha mình Tuy kể từ tháng 6/1911 về sau, Bác Hồ của
Trang 36chúng ta không thể gặp lại được Cha, nhưng hình ảnh Người Cha kính yêu luôn ghi khắc trong trái tim của Bác Năm 1954, trước khi chuyển quân tập kết theo Hiệp Định Giơ-ne-vơ, một đơn vị bộ đội đã sửa sang và xây ngôi mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy ở Cao Lãnh, Đồng Tháp Bức ảnh ngôi mộ sau khi đã xây cất được anh em gởi ra biếu Bác Bác rất cảm động khi nhận được tấm ảnh Bức ảnh được Người đặt nơi cao nhất, trang trọng nhất
Theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ thì cụ Đào Nhật Vinh (23 phố Nguyễn An Ninh, TP Hồ Chí Minh), từng là thủy thủ tàu buôn của Pháp từ 1913 Sau này về nước, vào năm 1977, cụ Vinh tròn 80 tuổi ra thăm Lăng viếng Bác đã kể rằng: “Ngày chủ nhật 30/1/1921, tôi từ Boocđô lên Pari tráng lệ thăm anh Nguyễn Tôi bồi hồi nhìn vào cái bàn làm việc thường ngày đang là bàn thờ, hương nghi ngút… Anh Nguyễn giọng bùi ngùi: “Ngày giỗ mẹ anh Hai mươi năm về trước cũng vào ngày chủ nhật 10-2-1901, là ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý mẹ anh qua đời” Anh im lặng Tôi bật khóc, níu cánh tay anh Nguyễn ” Thật đáng trân trọng biết bao, một cậu bé mới 11 tuổi khi chứng kiến cảnh mẹ mất, sau 20 năm, trải qua bao sóng gió cuộc đời, lặn lội bôn ba xứ người, gánh vác bao nỗi lo toan của người dân mất nước
mà vẫn nhớ như in ngày giỗ mẹ và làm giỗ mẹ nơi đất khách quê người Một việc làm bình thường nhưng lại thể hiện tình yêu sâu sắc của người con đối với mẹ của mình Người vẫn giữ trọn lòng thương nhớ tôn kính Người Cha tài trí và giàu lòng yêu nước, Người Mẹ trung hậu tảo tần của mình
Đối với anh chị của mình, Hồ Chí Minh cũng dành nhiều tình cảm sâu nặng Trong câu chuyện “Quê hương nghĩa nặng tình sâu” kể rằng: Đầu năm 1946, bà Nguyễn Thị Thanh – Chị của Bác ra Thủ đô thăm Người, tuy việc nước muôn vàn khó khăn bề bộn, Người vẫn dành hơn nửa giờ để tiếp Chị Bác ôm Chị mình như không muốn rời xa Lúc chia tay, mắt Bác ngấn lệ Ít lâu sau, khi nhận mẫu giấy từ người bảo vệ cổng, Người đã vui mừng khôn xiết, vì nhận ra ngay đó là nét chữ của anh mình Sau 40 năm xa cách, hai anh em mới có dịp tay bắt mặt mừng, hàn huyên tâm sự tình nhà, tình nước Năm 1950, nghe tin anh trai Nguyễn Sinh Khiêm mất, do hoàn cảnh kháng chiến, không về quê chịu tang anh được, ngày 11/9/1950, Bác Hồ từ
Trang 37chiến khu Việt Bắc đã điện cho Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV, bức điện
số 1229, nhờ chuyển cho làng Kim Liên, họ tộc Nguyễn Sinh
“Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu Vì việc nước nặng nhiều, đường
sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu Tôi xin chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước” (Hồ Chí Minh, 2011, tr 463)
Thấu hiểu sâu sắc tình cảm huyết thống cho nên khi nghe tin một người thanh niên hy sinh vì Tổ quốc, Hồ Chí Minh đã viết thư chia sẻ nỗi đau của người cha vừa mất con: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình và cũng không có con cái Nước Việt Nam là đại gia đình tôi Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi Mất một thanh niên thì hình như tôi mất đi một đoạn ruột” (Hồ Chí Minh, 2011, tr 49) Tình yêu thương gia đình trong Hồ Chí Minh luôn cháy bỏng cho đến giây phút cuối, trước lúc đi xa Người ốm nặng Nằm trên giường bệnh Người bảo “Mình quê ở Nghệ Tĩnh, Mẹ mất ở Huế, Bố mất ở Cao Lãnh , lúc này mình muốn nghe một câu hò Huế…Phải chăng khi nghe người nữ chiến sĩ hát ru Bác ngủ bằng những lời thiết tha da diết: “Người ơi! người ở đừng về! …” là lúc Bác nhớ quê hương Nghệ An tươi đẹp, ngàn năm văn vật, nhớ khôn nguôi Người Cha thương nước thương dân, biết dạy con nên người, mà mình chưa kịp một lần về quỳ bên mộ để chịu tang, nhớ da diết Người Mẹ hiền thục, xinh đẹp, tảo tần, suốt đời vì chồng vì con, đã gởi lại cuộc đời bên dòng Sông Hương thơ mộng Chắc Bác cũng nhớ lắm Chị Thanh, Anh Khiêm của mình mà Bác đã tự nhận mình là người em “bất đễ” Tình yêu thương bao la của Bác trước hết dành cho những người lao động, những người cùng khổ, những người bị áp bức, bóc lột Đây là tình yêu sâu sắc nhất, lâu dài nhất của Hồ Chí Minh Lòng yêu thương ấy không phải là lòng thương hại của
kẻ bề trên nhìn xuống (giống như ở chế độ phong kiến), hay là sự động lòng trắc ẩn của người bên ngoài trông vào mà là sự đồng cảm với nỗi khổ đau của con người Người đau nỗi đau của một người từng trải và chứng kiến nhiều mất mát đau thương, bất công, ngang trái Đó là nỗi đau của người phải bế em đi xin sữa, mẹ chết không
Trang 38được khóc, bố bị oan khuất đày đi xa Đó là cảnh nghèo đói của dân quê Nghệ Tĩnh, cảnh khổ sở của những dân phu đi làm đường Cửa rào Trấn ninh Đó là cảnh những phu xe gầy ốm, những người bán hàng rong lam lũ bên cạnh cảnh sống xa hoa, phè phỡn của bọn thống trị thực dân và vua quan cai trị Người hiểu sâu sắc sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đối với đồng bào, dân tộc bị nô lệ Khát vọng giải phóng ngày càng cháy bỏng trong Người Vì thế, Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân để làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành
Từ tình yêu thương đồng bào mình, Người mở rộng lòng yêu thương đó đến tất cả nhân loại cùng khổ Người thông cảm sâu sắc và chia sẻ với những người nghèo khổ bị bóc lột vì họ “là những người phải làm công việc nặng nhọc, mọi thứ lao dịch Chính họ làm ra cho lũ người ăn bám, lũ người lười biếng, lũ người đi khai hóa và những bọn khác hưởng mà chính họ thì lại phải sống cùng khổ trong khi những tên đao phủ của họ sống rất thừa thãi, hễ mất mùa thì họ chết đói Chính những khó khăn, thử thách trong quá trình đi tìm đường cứu nước đã giúp Người nhận thức rằng không phải ở Việt Nam con người mới bị đọa đày, đau khổ mà ở khắp các nước, đâu đâu cũng có những con người nghèo khổ, nhưng người bị bóc lột Ngay cả khi đến chiêm ngưỡng tượng Nữ thần Tự do ở nước Mỹ cuối năm 1912, Người đã nhận thấy rằng: ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ
bị chà đạp Rồi tại thủ đô Pari - thủ đô văn hóa của Châu Âu nơi sinh ra những tư tưởng vĩ đại: tự do- bình đẳng- bác ái, Người đã tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa và báo "Người cùng khổ" Người đã chứng kiến nỗi đau khổ của những người lao động ở khắp các nước thuộc địa Á, Phi, Người xúc động và khóc khi thấy cảnh tượng người da đen ở Đaca bị đẩy xuống biển chết, những người phụ nữ bị hãm hiếp, trẻ em bị phơi đói và những người dân thuộc địa bị bắt lính đi chết thay cho
“mẫu quốc” Người phẫn nộ cảnh phân biệt chủng tộc và đời sống khổ cực của khu lao động nghèo tại các thủ đô hoa lệ Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh
đã vượt ra ngoài giới hạn “người trong một nước phải thương nhau cùng” trở thành
Trang 39một tình yêu rộng lớn hơn “bốn phương vô sản đều là anh em” Tình yêu thương dân tộc đã quyện chặt với tình yêu thương nhân loại bị áp bức bóc lột
Cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh không quên ai và luôn dành tình cảm cho tất
cả mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi
Người vẫn thường dành dụm tiền tiết kiệm của mình để mua lụa biếu các cụ già mỗi dịp tết đến xuân về hay khi mùa đông giá rét, trực tiếp thăm hỏi, ân cần, quan tâm tới đời sống của các cụ già Cách ứng xử đó không phải là một thủ đoạn chính trị của một vị Chủ tịch nước với công dân lớn tuổi của mình mà nó là tình cảm chân thành, gần gũi, tôn kính như người thân trong gia đình với nhau vậy Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Bác viết thư thăm hỏi, tặng quà, đem cả tấm áo trấn thủ - may bằng lá cờ thờ thần do bà con vùng Quảng Oai, Sơn Tây dâng tặng Người - để biếu cụ Đinh Công Phủ Bác viết: “Bà con may áo tặng tôi bằng lá cờ thờ thần làng mình, với ngụ ý “người mặc tấm áo này được coi như một vị Thần”, tôi tặng áo cho
cụ Phủ và “cụ mặc ấm cũng như tôi mặc ấm” (lời của Bác trong lá thư đề ngày 15.1.1948) Thật cảm động biết bao khi nghe câu chuyện vào đêm ba mươi tết, giữa trời đông rét mướt Bác đến thăm, chúc tết gia đình cụ Nguyễn Thị Khánh Bác bước vào trong bộ ka ki giản dị, nở nụ cười thật tươi và trìu mến làm cả nhà vui mừng đến chào nước mắt, reo lên: “Bác Hồ”! Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về ứng
xử đối với người cao tuổi Dù là Chủ tịch nước, nhưng trong thư chúc thọ cụ Phùng Lục ở Ứng Hòa, Hà Tây (trước đây), Người đã viết: “Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn cụ, trân trọng chúc cụ sống lâu và luôn luôn mạnh khỏe để kêu gọi các con cháu ra sức tham gia công việc kháng chiến và cứu quốc Cháu lại kính gửi cụ lời chào thân ái và quyết thắng” Một vị Chủ tịch nước viết thư cho một công dân bình thường nhưng có tuổi thọ cao mà xưng hô như vậy quả là nét đặc trưng của văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh Nét đặc trưng của văn hóa ứng xử ấy còn thể hiện rất rõ trong những câu chuyện nhỏ mà đầy thú vị: Khi được tin chiến thắng dồn dập từ Việt Bắc Thu-Đông 1947, Người đã viết một bài thơ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn, một bậc nhân sĩ trí thức yêu nước, người đứng đầu Quốc hội nước ta hồi đó những vần thơ bằng chữ Hán rất mực trang trọng mà vẫn đầm ấm nghĩa tình Có lẽ không ai lại không xúc
Trang 40động trước một lối ứng xử tuyệt vời của Bác với một cụ già cao tuổi từ vùng bị giặc chiếm đóng lặn lội lên Việt Bắc để được gặp và thăm Bác Cụ già ấy được biết tên ngay trong nhan đề bài thơ của Người: “Tặng cụ Võ Liêm Sơn”… Có thể nói, đó cũng chính là biểu tượng sáng ngời về truyền thống “kính già” của dân tộc - một đạo
lý đẹp đẽ mang tính nhân văn cao cả từ xưa đến nay
Với các cháu thiếu niên nhi đồng, Người cũng luôn dành những tình cảm thật
nồng ấm Mỗi người chúng ta không ai là không cảm động trước những tình cảm
nồng nàn của Hồ Chí Minh dành cho thế hệ trẻ Mỗi dịp trung thu, là một Chủ tịch nước bận trăm công nghìn việc, Bác không quên viết thư cho các cháu Có dịp thuận lợi, Bác vui lòng đến dự những đêm văn nghệ do các cháu tổ chức Bác kêu gọi các ngành, các cấp và toàn dân chăm lo bảo vệ bà mẹ và trẻ em, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng Bác nhấn mạnh dù đất nước ta còn nghèo, nhà nước và nhân dân cũng phải cố gắng tạo những phương tiện tốt nhất trong điều kiện cho phép để các cháu được học tập, vui chơi Bác Hồ với thiếu nhi, mãi mãi còn đây hình ảnh một cụ già râu tóc bạc phơ, như một ông tiên trong cổ tích, ngồi giữa đàn cháu nhỏ, cùng các cháu vỗ tay theo nhịp "Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh ?” Sẽ không hề dễ dàng với những ai cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, bởi lẽ khó có thể tìm thấy một lãnh tụ nào lại yêu thương con trẻ đến vậy, một tình cảm không gắng gượng mà
ân cần, chu đáo như người mẹ hiền quan tâm, chăm sóc các con của mình Cách ứng
xử đó của Người đã minh chứng cho chính điều mà sinh thời Bác thường nói, tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước Trong thư gửi học sinh vào tháng 9-1945, Bác đã viết:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (Hồ Chí Minh,
2011, tr 11)
Hồ Chí Minh cũng có sự quan tâm đặc biệt dành cho phụ nữ Đánh giá cao vị trí vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam Bác