1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự thay đổi về phong tục tổ chức tang ma của người dân raglay tại khánh nam – khánh vĩnh – khánh hòa

40 601 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 353,5 KB

Nội dung

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SVTT: TRẦN THỊ VÂN ĐỀ TÀI: Sự thay đổi về phong tục tổ chức tang ma của người dân Raglay tại khánh nam khánh vĩnh khánh hòa. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong bất cứ một xã hội nào thì văn hóa luôn luôn là nét đặc trưng để thể hiện nên bản sắc của một dân tộc, nó vừa kế thừa những nét đặc trưng xa xưa đồng thời vừa cách tân ngày càng văn minh theo sự phát triển của thời đại. Dân tộc Raglai cũng là một trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam họ sống tập trung chủ yếu tại các vùng núi, hiểm trở và khó khăn trong việc đi lại. Theo một số cuộc nghiên cứu thì ở cộng đồng người Raglai cũng có khá nhiều những nét đặc trưng trong văn hóa cũng như trong việc tổ chức các nghi thức trong đời sống hằng ngày như các lễ hội ngày mùa, đền ơn đáp nghĩa để thể hiện lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ, hay các lễ cưới hỏi, tang ma… mỗi lễ hội mỗi phong tục lại có những ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên với cùng một cộng đồng dân tộc nhưng khi ở những khu vực khác nhau chịu những sự chi phối cũng như tác động khác nhau của các yếu tố khách quan cũng như chủ quan thì những hình thức văn hóa của họ cũng có một số điểm khác biệt tạo và từ đó tạo ra những nét đặc trưng riêng của từng khu vực. Trước khi đến với chuyến thực tập tại vùng đất khánh nam khánh vĩnh khánh hòa thì với mong muốn được tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần những cách thức tổ chức văn hóa cũng như phong tục tập quán của người dân nơi đây để có thể hiểu hơn về cuộc sống của họ thì em cũng đã có tìm hiểu về một số phong tục cũng như lễ hội của người dân nơi đây thế những khi đến nơi và sau những ngày sống tại đấy cũng như sau những cuộc phỏng vấn và tìm hiểu thì em thấy rằng đa phần những nét đặc trưng trong phong tục tổ chức các nghi lễ cũng như lễ hội của người dân nơi đây đã bị mại một đăc biệt là trong việc tổ chức tang ma đã được người dân thay đổi khá nhiều. cũng chính từ những thay đổi đó đã đặt ra trong em những câu hỏi rằng tại sao lại có những thay đổi đó và tại sao người dân Raglai tại đấy lại không gìn giữ những nét đặc trưng trong văn hóa của mình lại để nó mai một đi như thế. Đó chính là lí do tại sao em lại chọn đề tài: “Sự thay đổi về phong tục tổ chức tang ma của người dân Raglay tại khánh nam khánh vĩnh khánh hòa” việc lựa chọn đề tài này để có thể tìm hiểu sâu về phong tục tổ chức tang ma ngày xưa của người dân nơi đây để có thể thấy được sự khác biệt so với những cộng đồng người Raglai tại những khu vực khác cũng đồng thời tìm ra nguyên nhân tại sao lại dẫn đến những thay đổi trong việc tổ chức tang ma của người dân nơi đây. 2. Đối tượng khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: sự thay đổi phong tục tổ chức tang ma - Khách thể nghiên cứu: cộng đồng dân tộc người Raglai ở Khánh Vĩnh Khánh Hòa 3. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đề tài tập trung tìm hiểu sự thay đổi về phong tục tổ chức đám tang của người dân Raglay tại khánh nam khánh vĩnh khánh hòa b. Mục tiêu cụ thể: • Tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa tổ chức nghi lễ tang ma • Những thay đổi trong văn hóa tổ chức tang ma của người raglay tại khánh nam-khánh vĩnh-khánh hòa. • Lý do dẫn đến sự thay đổi đó và đâu là nguyên nhân chính. • Đưa ra một một số giải pháp và khuyến nghị để nhằm làm giảm bớt sự mai một cũng như gìn giữ được những nét đặc trưng trong văn hóa của người dân Raglay. 2. Những phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài Phương pháp điều tra xã hội học chủ yếu được sử dụng trong đề tài là thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp kết hợp công cụ thu thập thông tin định tính phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. a. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp. Nghiên cứu và phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn chính: dữ liệu từ chuyến thực tập, các báo cáo, công trình nghiên cứu và các tài liệu sẵn có đăng tải trên báo. b. Phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Phương pháp này sử dụng câu hỏi mang tính chất gợi mở để có thể mô tả được hết những nét đặc trưng trong việc tổ chức nghi lễ trong đám tang của người dân Raglay cũng nhưng có thể biết được những yếu tố tác động đến sự thay đổi của nó. Nguồn dữ liệu: nguồn dữ liệu chính được sử dụng trong đề tài là những dữ liệu định tính và những thông tin sẵn có từ chuyến thực tập trong đề tài: “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”. 3. Giới hạn của đề tài. Đề tài chỉ tập trung vào tìm hiểu về phong tục tổ chức tang ma và những thay đổi của những phong tục đó khi điều kiện sống thay đổi của người dân Khánh Nam Khánh Vĩnh Khánh Hòa. Do giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài chưa nghiên cứu sâu vào nhiều khía cạnh trong văn hóa của người Raglai chỉ nghiên cứu một mảng nhỏ trong phong tục của người Raglai. Hi vọng trong tương lai đề tài sẽ được mở rộng hơn. 4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. a. Ý nghĩa lý luận: Việc nghiên cứu “ sự thay đổi trong phong tục tổ chức tang ma của người dân Raglay tại Khánh Nam Khánh Vĩnh Khánh Hòa” trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì tôi mong muốn: với sự mới mẽ của đề tài, nghiên cứu thu thập một số thông tin định tính với mong muốn những nét văn hóa đặc trưng trong đời sống hằng ngày của các dân tộc thiểu số được duy trì và gìn giữ. b. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài: “sự thay đổi trong phong tục tổ chức tang ma của người dân Raglay tại Khánh Nam Khánh Vĩnh Khánh Hòa” Vì đây là luận văn cử nhân nên đề tài chỉ mang tính chất tìm hiểu những sự thay đổi một số phong tục tập quán của một số dân tộc thiểu số khi tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau. Tìm hiểu về đề tài để có thể giúp các nhà họach định chính sách, những người có trách nhiệm trong việc bảo tồn những nét đặc trưng trong văn hóa của các dân tộc có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa của cộng đồng người Raglai tại Khánh Vĩnh Khánh Hòa từ đó có thể đưa ra một số biện pháp thiết thực và hiệu quả để có thể gìn giữ và bảo tồn những nét đặc trưng trong văn hóa của người dân nơi đây. Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu vấn đề này sâu hơn và cho các sinh viên khoá sau. 5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm đề tài. Thuận lợi. Sự chỉ dẫn tận tình của cô hướng dẫn, sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa giúpcho người thực hiện khóa luận luôn tự tin và hoàn thành đúng tiến độ. Sự động viên ủng hộ về mặt vất chất và tinh thần của gia đình cùng với sự giúp đỡ hết mình của bạn bè là một hậu thuẫn và là những nguồn động viên lớn của người viết trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đề tài được thực hiện dựa vào dữ liệu của chuyến thực tập cuối khóa tại Khánh Nam Khánh Vĩnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho khóa luận trong quá trình thực hiện về mặt thời gian cũng như về mặt kinh phí. Khó khăn. Đề tài về tang ma tuy không phải là một đề tài mới trong giai đoạn hiện nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nó tuy nhiên những đề tài nghiên cứu đó đều là những đề tài riêng của các trường nên rất khó để tìm, những bài viết có thể tìm kiếm được chỉ là những bài viết về một khía cạnh nào đó của phong tục tổ chức tang ma trên các báo và trang web mạng nên gây nhiều khó khăn cho người viết trong quá trình tổng quan và kham khảo tài liệu. Do đó nguồn tổng quan tài liệu của bài viết chưa được phong phú. Bản thân người viết chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng như vốn kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu xót. 6. Kết cấu cấu khóa luận. Kết cấu khóa luận gồm 3 phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận. - Phần mở đầu bao gồm: lý do chọn đề tài Đối tượng khách thể nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Những phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài Giới hạn của đề tài. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm đề tài. - Phần nội dung bao gồm 2 chương: Chương 1: cở sở lý luận. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cách tiếp cận và lý thuyết áp dụng. Các khái niệm liên quan Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích Mô tả địa bàn nghiên cứu Chương 2: sự thay đổi về phong tục tổ chức tang ma của người Raglai tại Khánh Nam Khánh Vĩnh Khánh Hòa. Chia làm 2 phần: Phần 1: Khái quát về người Raglai Lược sử hình thành tộc người Raglai. Dân số và sự phân bố địa bàn cư trú Hoạt động kinh tế Tổ chức xã hội truyền thống của người Raglay Các đặc điểm tổ chức sinh hoạt văn hóa. Nhà ở Phần 2: Tang ma của người Raglai. Tang lễ truyền thống của người Raglai Việc tổ chức tang ma của người Raglay tại Khánh Nam Khánh Vĩnh Khánh Hòa Tang ma của người Raglai Khánh Nam Khánh Vĩnh hiện nay Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong quan niệm cũng như cách thức tổ chức tang ma. - Phần kết luận gồm có: kết luận và khuyến nghị II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: cơ sở lý luận 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Văn hóa Raglai từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như Hải Liên, Nguyễn Thế Sang, Phan Quốc Anh, Trần Kiêm Hoàng, Phan Văn Dốp, Phan Văn Biên… và nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử , văn hóa xã hội của người Raglai sau đây sẽ là một số bài viết được xuất bản và công bố trên các tạp chí . GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm với công trình: “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”, Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh (1996/2004) và “Cơ sở văn hoá Việt Nam”, Nxb Giáo dục (1999). Đây là hai công trình chứa đựng đầy tâm huyết của tác giả về văn hoá của Việt Nam trong đó có tín ngưỡng và phong tục của ngươi việt nam nói chung. Nxb khoa học xã hội-1998 với “ văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam”, của các tác giả Phan Xuân Biên - Phan An - Phan Văn Dốp Võ Công Nguyện Nguyễn Văn Huệ. Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và xã hội người Raglai. Nxb Văn Hóa Giáo Dục với “lễ tang của người Raglai Cực Nam Trung Bộ” của tác giả Hải Liên. Giới thiệu khái quát về người Raglai và lễ tang của người Raglai cực Nam Trung bộ - Việt Nam nhằm phản ánh nhân sinh quan và thế giới quan của dân tộc Raglai. Tác giải Lê Ngọc Luyến Hội văn học nghệ thuật Ninh Thuận với bài viết “Văn hóa Raglai những sắc màu”. Tài liệu giới thiệu đến bạn đọc những vấn đề chung việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và mọi khía cạnh về văn hóa Raglai; tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với cuộc đấu tranh chống phản văn hóa ở Bác Ái, Ninh Thuận đồng thời nêu quan điểm, giải pháp cơ bản để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đại học Quốc gia Hà Nội tác giả Trần Kiêm Hoàng với “Yếu tố biển trầm tích trong văn hóa Raglai” và “yếu tố rừng trong văn hóa Raglai”. Giới thiệu cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa Raglai Tác giả Phan Quốc Anh với “ Văn Hóa Raglai” và “văn hóa Raglai những gì còn lại” Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam Đề tài luận văn “ phong tục tang ma của người Raglai” của Chamaléa Thị Thủy Văn phòng HĐND và UBND huyện Bác Ái. Một số bài viết trên các trang web mạng như: Bài viết “việc tang của người raglai” tác giả trần kiêm hoàng Bài viết “phong tục của người ralai” tác giả trần vũ đăng trên web http://nguoncoi.vn/chitiettin.php?idTin=24 Bài “ người raglai với luật làng” tác giả thiên kim anh đăng trên web http://cema.gov.vn/modules.php?mid=9633&name=Content&op=details#ixzz1rR5gPyXm ngày 14-02-2008 Bài viết “Lễ đền ơn đáp nghĩa của người Raglai” Việt Báo(Theo Cinet.gov.vn) Ngoài ra còn một số bài có liên quan đến văn đề đang nghiên cứu nhưng được thực hiện tại một số cộng đồng dân tộc khác như: Đề tài “Tang ma của người khmer An Giang” của tác giả Phan Thái Bình. Bài viết “Tập quán tang ma của người Tày Poọng ở Tương Dương, Nghệ An” tác giả Trần Bình và Lý Hành Sơn. Trong các nghiên cứu trên thì có đề tài : “ văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam”, của các tác giả Phan Xuân Biên - Phan An - Phan Văn Dốp Võ Công Nguyện Nguyễn Văn Huệ. Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và xã hội người Raglai. Đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng công cụ bảng hỏi để thu thập thông tin Còn với đề tài “Tang ma của người khmer An Giang” của tác giả Phan Thái Bình thì sử dụng phương pháp quan sát tham dự để thu thập thông tin ngoài ra còn sử dụng them phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Mục đích của việc phỏng vấn bán cấu trúc này là nhằm cung cấp dữ liệu định tính cho việc đưa ra một cái nhìn tổng quát về tang ma cùng các lễ thức có liên quan. 2. Cách tiếp cận và lý thuyết áp dụng. 2.1. Cách tiếp cận lối sống: Lối sống là tổng thể những đặc trưng cơ bản nhất, điển hình nhất, ổn định nhất của những hình thức hoạt động sống của con người nó được quy định và chịu sự tác động bởi điều kiện khách quan của xã hội như kinh tế - chính trị - xã hội…, và khả năng lựa chọn của con người về một hình thức hoạt động nào đó, những phương thức có mục đích rõ ràng, những định hướng giá trị của con người từ đó tạo nên mặc chủ quan của lối sống. (Bài giảng bộ môn xã hội học lối sống , PGS-TS Trần Thị Kim Xuyến) Từ cách tiếp cận này ta thấy được sự tác động qua lại của điệu kiện sống và lối sống. khi điều kiện sống thay đổi thì lối sống của người dân cũng được thay đổi để phù hợp với điều kiện hiện tại. 2.2. lý thuyết tiếp biến văn hóa: Theo lý thuyết tiếp biến văn hóa( Acculturation) cho rằng “các nền văn hóa không ngừng thay đổi, điều này có thể là do sự tác động của những nhân tố bên trong, những sự phát hiện và đổi mới, hoặc do sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác, tức là do ảnh hưởng ở bên ngoài”. Lý thuyết này giải thích cho chúng ta rằng: trong những năm gần đây, xã hội thì đang trong quá trình phát triển và hội nhập, cuộc sống của con người đã có những bước thay đổi tích cực, kéo theo sự thay đổi của bộ mặt xã hội, nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng cao, Lý thuyết giải thích cho chúng ta biết được một số nguyên nhân, yếu tố tác động đến sự thay đổi trong phong tục tổ chức đám tang của người dân. 3. Các khái niệm liên quan: Phong tục: gắn liền với tín ngưỡng là phong tục. Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo (phong: gió, tục: thói quen. Phong tục: thói quen lan rộng). phong tục có trong mọi mặc đời sống. ( Cơ cở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 143). 4. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 4.1. giả thuyết nghiên cứu. • Có sự thay đổi trong việc tổ chức nghi lễ đám tang của người Raglai sau khi được chuyển xuống núi. • Việc thay đổi điều kiện sống và môi trường sống cũng như giao lưu văn hóa với cộng đồng người Kinh là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong văn hóa người Raglai 4.2. Khung phân tích. 5. Mô tả địa bàn nghiên cứu: a. Sợ lược về tỉnh khánh hòa  Vị trí địa lý Tỉnh Khánh Hòavề phía khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòacủa tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Bác Ái và Thuận Phong tục tang ma Kinh tế Khách quan Hình thức Chủ quan Văn hóa Xã hội Quan niệm Suy nghĩ Sự thay đổi Nguyên nhân Bắc của tỉnhNinh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phốNha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ. Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam. Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km.  Địa hình Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. [ Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì.  Địa chất - tài nguyên Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và ryolit, dacit có nguồn gốc mác ma xâm nhập hoặc phún trào kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Trong đại Trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản inđôxi và kimêri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Khánh Hòa có nhiều tài nguyên khoáng sản như than bùn, cao lanh, sét, sét chịu lửa, vàng sa khoáng, cát thuỷ tinh, san hô, đá granit, quặng ilmênit, nước khoáng, phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp khai thác. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên biển, bao gồm các nguồn rong, tảo thực vật, trữ lượng hải sản lớn cung cấp nguyên liệu cho

Ngày đăng: 01/01/2014, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w