Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay

60 1.7K 14
Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Đề tài: “Tìm hiểu Sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc Raglay trong bối cảnh xưa nay” (Địa bàn nghiên cứu: Xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu. Lần gửi thứ ba ( ngày 15/08/2012) 1 SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu MSSV: 08090018 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến MỤC LỤC A.DẪN NHẬP I. Lý do chọn đề tài: II. Sơ lược tình hình nghiên cứu: III. Mục tiêu nghiên cứu nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung: 2. Mục tiêu cụ thể: IV. Đối tượng, khách thể phạm vi nghiên cứu. V. Giới hạn của đề tài. VI. Ý nghĩa lý luận ý nghĩa thực tiễn. 1.Ý nghĩa lý luận: 2. Ý nghĩa thực tiễn: B. NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu 1.Cơ sở lý luận 1.1.Tổng quan nghiên cứu 1.2.Những cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu 1.2.1. Cách tiếp cận: 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu: 1.2.2.1.Lý thuyết tiếp biến văn hóa. 1.2.2.2. Lý thuyết Giao lưu văn hóa. 1.2.2.3. Lý thuyết Biến đổi văn hóa. 1.2.2.4. Lý thuyết hành vi. 2.Phương pháp nghiên cứu 2.1.Phương pháp luận: 2.2.Phương pháp hệ: 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin định tính: 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sẵn có: 3. Câu hỏi nghiên cứu: 4. Sơ đồ khung phân tích. 2 SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu MSSV: 08090018 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến Chương II: Kết quả thực tập chuyên đề 2: “Tìm hiểu Sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân Raglay trong bối cảnh xưa nay” (Khảo sát tại xã Khánh Nam – huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa). I. Sơ Lược Về Địa Bàn Nghiên Cứu. 1. Lịch sử cộng đồng 2. Điều kiện tự nhiên II. “Tìm hiểu Sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân Raglay trong bối cảnh xưa nay” (Khảo sát tại xã Khánh Nam – huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa) 1. Cưới hỏi trong truyền thống trước năm 1975 1.1. Quan niệm về cưới hỏi 1.2. Quy tắc về cưới hỏi 1.3. Một số nghi lễ trong cưới hỏi 2. Sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc Raglai sau năm 1975: 2.1. Những biến đổi trong cưới hỏi của người dân tộc Raglai 2.1.1. Quan niệm về cưới hỏi 2.1.2. Quy tắc về cưới hỏi 2.1.3. Một số nghi lễ trong cưới hỏi 2.2. Các yếu tố tác động đến phong tục cưới hỏi của người dân Raglay: 2.2.1. Yếu tố chủ quan: 2.2.1.1. Thái độ 2.2.1.2. Hành vi 2.2.2. Các yếu tố khách quan: 2.2.2.1. Tiếp biến Văn hóa 2.2.2.2. Điều kiện kinh tế 2.2.2.3. Chính sách C. KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận: II. Khuyến nghị A.DẪN NHẬP I. Lý do chọn đề tài: Nước ta hiện có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một nền Văn Hóa mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử niềm tự hào dân tộc. Sự phát 3 SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu MSSV: 08090018 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến triển rực rỡ bản sắc văn hóa mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thống nhất trong đa dạng là nét riêng, độc đáo của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa Raglay.Cũng như các dân tộc thiểu số vùng cao khác, người Raglay từ bao đời nay đã hình thành cho mình một nền văn hóa riêng gắn liền với điều kiện sinh sống củadân nông nghiệp nương rẫy Nam Trung Bộ. Những năm gần đây, do chịu sự tác động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường, nhiều nét bản sắc văn hoá Raglay đang bị mai một, lãng quên hoặc bị đơn giản hóa nhanh chóng, trong đó có thể hiện rõ nét trong phong tục cưới, hỏi. Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền vǎn hoá dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống phong tục-tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng vǎn minh theo sự phát triển của thời đại.Và hơn thế nữa đối với người Raglai theo chế độ mẫu hệ, cho đến nay họ vẫn duy trì tuy đã có sự thay đổi theo môi trường xã hội mới. Con gái cưới chồng về nhà mình với quan niệm “Chặt cây rừng về làm nhà, bắt người ta về làm người nhà mình”. Chàng rể, người chồng trở thành trụ cột trong gia đình nhà vợ nhưng quyền quyết định những công việc lớn lao vẫn thuộc về người vợ ông cậu bên vợ. Con gái sinh ra mang họ mẹ luôn giữ mối quan hệ huyết thống theo dòng họ mẹ suốt 7 đời. Quyền thừa kế tài sản chỉ thuộc về con gái, đặc biệt là người con gái út. Trong ngày cưới, chẳng những cô dâu, chú rể, hai bên cha mẹ hoan hỉ mà cả họ hàng, bạn bè, làng xóm đều hân hoan chúc mừng hạnh phúc lứa đôi.Cưới hiểu theo nghĩa thông thường là tổ chức lễ chính thức lấy nhau làm vợ chồng. Với ý nghĩa đó, đám cưới trở thành ngày thiêng liêng vui mừng nhất, nếu không muốn nói là duy nhất trong cuộc đời mỗi người.Có thể khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, vǎn hoá.Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu. Trong quá trình phát triển sự giao lưu hội nhập với nhiều nền văn hóa khác đã làm thay đổi rất nhiều về Văn hóa của người Raglay hiện nay. Tình trạng Văn hóa nội sinh của tộc người những sắc thái Văn hóa mới vô cùng đa dạng cùng song song tồn tại là một thực tế. Những tác động của nền văn hóa người kinh hay còn gọi là kinh hóa đã gây tác động không nhỏ đến văn hóa nói chung cũng như trong phong tục cưới hỏi của người dân tộc Raglay nói riêng. Chính những đặc điểm này làm nên sự thay đổi 4 SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu MSSV: 08090018 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến Văn hóa mà biểu hiện rõ nét ở phong tục cưới hỏi. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người Raglay trong bối cảnh xưa nay ” Ở người dân Raglay xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. ” II. Sơ lược tình hình nghiên cứu: III. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu chung: Tìm hiểu về vấn đề “Sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người Raglay trong bối cảnh xưa nay.” 2. Mục tiêu cụ thể: • Tìm hiểu cách thức tổ chức nghi lễ cưới hỏi trong truyền thống của người dân tộc Raglai trước thời kì giải phóng năm 1975. • Tìm ra sự thay đổi trong phong tục cưới hỏi của người dân tộc Raglai trong thời kì sau khi giải phóng năm 1975. • Tìm hiểu chỉ ra các yếu tố tác động đến nghi lễ cưới hỏi ở xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. • Từ đó nhìn nhận vấn đề đặc trưng trong phong tục cưới của người Raglay tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự biến đổi trong bối cảnh hiện nay trong địa bàn nghiên cứu. IV. Đối tượng, khách thể phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng đến việc tìm hiểusự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc Raglai trong bối cảnh xưa nay” Cưới hỏi là một trong những phong tục quan trọng đánh giá sự trưởng thành phát triển của con người. Chính vì lẽ đó đề tài của tác giả chọn người dân tộc Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa để tìm hiểu.Thời gian nhóm tiến hành nghiên cứu tại thực địa từ ngày 10 tháng 05 năm 2012 đến 20 tháng 05 năm 2012. Phạm vi nghiên cứu được tiến hành ở 2 thôn: Hòn Dù thôn A Xay ở xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. V. Giới hạn của đề tài. Do hạn chế về thời gian kinh nghiệm nên chưa thể nghiên cứu sâu vào nhiều khía cạnh của vấn đề mà chỉ có thể nghiên cứu một mảng nhỏ. Với mong muốn đề tài này sẽ được mở rộng hơn trong tương lai. 5 SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu MSSV: 08090018 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến Ngoài ra việc không thông thạo tiếng bản địa cũng khiến cho việc giao tiếp với người dân tộc Raglay trở nên khó khăn, thông tin thu thập sẽ thiếu đi tính chính xác. Về thời gian: Do hạn chế về nguồn thông tin, tài liệu đề tài của tác giả chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ trước năm 1975 thời kỳ chưa giải phóng người dân còn sống trên núi sau năm 1975 thời kỳ giải phóng người dân xuống núi hưởng chính sách tái định cư của nhà nước dành cho người dân tộc nhằm tìm hiểu sự thay đổi trong cưới hỏi của người dân tộc Raglai. VI. Ý nghĩa lý luận ý nghĩa thực tiễn. 1.Ý nghĩa lý luận: Đây là đề tài nghiên cứu về sự thay đổi trong phong tục cưới hỏi của người dân tộc Raglai ở xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Hy vọng đề này sẽ là tài liệu bổ ích cho những ai đang quan tâm đến phong tục cưới hỏi của người dân tộc Raglai. Từ đó, có cái nhìn khách quan về Văn hóa của người Raglai. Đồng thời, đề tài còn góp phần đóng góp cho hệ thống lý luận phương pháp luận Xã hội học trong lĩnh vực Văn hóa.Không những thế đề tài còn đóng góp lý luận về tộc người Raglai trong bối cảnh hiện nay. 2. Ý nghĩa thực tiễn: Qua nghiên cứu thực tiễn sẽ giúp cho nhà quản lý cộng đồng dân tộc có cái nhìn thực tế hơn nhằm đề ra những biện pháp hiệu quả , lưu giữ những nét văn hóa riêng của dân tộc. Kết quả nghiên cứu, phân tích của bài viết phần nào đó sẽ làm sáng tỏ những yếu tố tác động đến các nghi lễ trong cưới hỏi của người dân tộc Raglay trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.Mặt khác là để lắng nghe những ý kiến, mong muốn của người dân về vấn đề này giúp cơ quan quản lý có biện pháp định hướng phù hợp với mong muốn của người dân vừa đảm bảo lưu giữ được phong tục của mình. VII. Kết cấu của đề tài. Báo cáo bao gồm 3 phần: phần dẫn nhập, phần nội dung, phần kết luận khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo phần phụ lục. Trong phần dẫn nhập, tác giả đã khái quát những vấn đề cần nghiên cứu như lí do chọn đề tài, các phương pháp được áp dụng, mục tiêu nhiệm vụ được đặt ra sẽ là hướng mà tác giả muốn hướng đến. Trong phần nội dung bao gồm: Chương I: Cơ sở lý luận đây là chương đưa ra nhằm áp dụng vào để tài trình bày những tài liệu liên quan nhằm phục vụ cho việc 6 SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu MSSV: 08090018 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến phân tích tốt hơn.Trong chương này phần không thể thiếu đó là tổng quan các tài liệu có liên quan đến đề tài của tác giả, đồng thời đã chỉ ra những khái niệm các lý thuyết có liên quan đến đề tài của tác giả gồm: Lý thuyết tiếp biến văn hóa, lý thuyết thay đổi văn hóa, lý thuyết giao lưu văn hóa lý thuyết hành vi giúp tác giả phân tích, tìm hiểu sự thay đổi của phong tục cưới hỏi của người Raglai được rõ hơn đưa ra một số khái niệm có liên quan đến đề tài của tác giả.Câu hỏi nghiên cứu là những gì tác giả đang cần quan tâm cần tìm hiểu để có câu trả lời, để thấy rằng nó đã thay đổi một số phương pháp, tài liệu tác giả lấy từ chuyến thực tập để phân tích đưa ra khung phân tích. Chương II: Kết quả thực tập chuyên đề 2 gồm có: Lịch sử của cộng đồng Raglai điều kiện tự nhiên của xã Khánh Nam bên cạnh đó tác giả muốn tìm hiểu cưới hỏi của người Raglai trong bối cảnh xưa nay gồm: quan niệm, quy tắc, một số nghi lễ trong cưới hỏi . Phần sau tác giả tìm hiểu những thay đổi trong cưới hỏi đồng thời đưa ra những yếu tố dẫn đến những thay đổi trong phong tục cưới hỏi hiện nay của người Raglai. Phần cuối cùng là những kết luận mà tác giả rút ra từ quá trình nghiên cứu ở trên đưa ra những khuyến nghị về vấn đề tác giả nghiên cứu. B. NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu 1.Cơ sở lý luận 1.1.Tổng quan nghiên cứu Cưới hỏi là một chủ đề đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, dưới góc độ cách nhìn của Dân tộc học văn hóa học có rất nhiều đề tài nghiên cứu về phong tục cưới hỏi. Những đề tài, những bài viết nói về phong tục cưới hỏi của các dân tộc thì được nghiên cứu khá nhiều. Về nội dung đầu tiên có thể nói đến ( Phan Kế Bính, 1990) [1] , đã khái quát một cách toàn diện, khách quan đến các phong tục cổ truyền của người Việt Nam từ năm 1990 trở lại đây, trong đó, có phong tục cưới hỏi như việc giá thú, các nghi thức gồm có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, đi sêu, thách cưới, lễ tế tơ hồng, tục chăng dây, lễ giao duyên lễ lại mặt.Trong bài viết của tác giả đã giúp độc giả hình dung về cách thức thực hiện nghi lễ cưới hỏi trong phong tục của người Việt một cách khái quát hiểu sâu hơn về phong tục cưới hỏi của người Việt xưa trong Văn Hóa Việt. 7 SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu MSSV: 08090018 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến Cùng chia xẻ quan điềm trong nội dung của ( Hà Văn Cầu, 1992 ) [2] . Cho thấy được các hình thức hôn nhân từ xưa đến nay, các bước trong quá trình dựng vợ gả chồng đã thành một nếp sống, thói quen lâu đời của người Việt, những nghi lễ trong phong tục cưới hỏi như lễ chạm ngõ, chia trầu, lễ tơ hồng, lễ xin cưới, lễ cưới, bà mai mối… Với nguồn kiến thức rộng những kiến thức được chặt lọc trong tác phẩm, một kinh nghiệm phong phú của một người đã từng trải tác giả đã làm sống dạy những nét trong phong tục cưới hỏi của người Việt đồng thời cũng đưa ra những hạn chế của người xưa trong phong tục này ngày này chúng ta cần tìm hiểu phê phán. Không thể không nói đến đó là công trình nghiên cứu của ( Lê Như Hoa, 1998) [3] , nội dung gồm có hai phần: Phần I đề cập đến hôn lễ của người Việt xưa nay tác giả đã phân tích những biến đổi trong hôn nhân hôn lễ của người Việt, đồng thời đưa ra mô hình hôn lễ tronghội Việt Nam đương đại. Ở phần II tác giả đề cập đến hôn lễ của một số dân tộc ít người ở Việt Nam tìm hiểu những phong tục cưới hỏi xưa nay nhằm tìm hiểu so sánh sự khác nhau giữa những bối cảnh xưa nay của các dân tộc ít người như: Chăm, Khmer Nam Bộ, H’rê, H’Mông Hà Giang, Mường Hòa Bình…Trong cách trình bày phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt, những nghi lễ trước sau khi đám cưới.Nội dung của các nghĩ lễ cưới hỏi trong công trình nghiên cứu cũng khá giống với các nghi lễ được phản ánh trong Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính. Bên cạnh đó ông cũng ghi lại tìm hiểu một số nét riêng trong phong tục ở một số vùng dân tộc thiểu số như tục ở rể…đó là những nét riêng biệt trong cưới hỏi của mỗi dân tộc, cũng như mỗi vùng miền sinh sống khác nhau, (Toan Ánh,2000), [4] . Với mục tiêu tìm hiểu nghi lễ đám cưới ở giai đoạn từ sau đổi mới đến nay ở Trịnh Xá. Các nội dung của (Nguyễn Thị Phương Anh,2003),đã đề cập đến trong nghiên cứu của mình: Việc chuẩn bị cho đám cưới, quà mừng, hạch toán kinh tế… Tuy nhiên, với mục đích bước đầu tìm hiểu nghi lễ đám cưới hiện nay ở xã Trịnh Xá, vì thế tác giả không đề cập đến nghi lễ đám cưới truyền thống của địa bàn nghiên cứu, do đó cũng không đề cập đến sự biến đổi của nghi lễ đám cưới qua các thời kỳ lịch sử. Nghiên cứu cũng chưa làm rõ các nhân tố tác động đến cách thức tổ chức đám cưới… 8 SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu MSSV: 08090018 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến Nơi ở là một yếu tố quan trọng, là nơi cư trú, sinh sống sau khi kết hôn của mỗi cặp vợ chồng sau khi cưới.Trong sự phân tích một cách cụ thể, chi tiết của ( Mai Huy Bích, 2003), [6] . Nghiên cứu nơi ở sau hôn nhân của đồng bằng sông hồng thông qua việc đánh giá một số nghiên cứu trước đó. Tác giả nhận xét rằng: “ đối với nhiều gia đình trẻ, thời gian chung sống với bố mẹ chồng chỉ là một thời kỳ quá độ trước khi tách ra lập hộ riêng”. Những câu hỏi đặt ra là sau khi tách hộ, gia đình trẻ ở đâu? Một câu trả lời là cho đến khoảng năm 1990, đa số gia đình trẻ nông thôn vẫn sống gần với nhà bố mẹ chồng ( cùng lô đất, cùng làng…). Những nhân tố quan trọng chi phối điều đó là đất thổ cư hạn hẹp trong khi sức ép dân số mạnh mẽ; chính sách đăng ký quản lý hộ nhân khẩu của chính phủ khiến cặp vợ chồng trẻ khó di cư; bên cạnh đó là khả năng ít ỏi để gia đình trẻ có thể lập nghiệp tự lực ở nơi xa cũng như năng lực tự lập của cha mẹ già, cùng sức mạnh truyền thống…Cùng với sự đồng cảm quan tâm về nơi ở của các cặp vợ chồng sau khi kết hôn (Nguyễn Hữu Minh, Charles Hirschman) [7] khuôn mẫu sống chung với cha mẹ chồng sau khi kết hôn ở đồng bằng sông hồng không phải đơn giản chỉ là sự tiếp tục chuẩn mực truyền thống mà nó còn là sản phẩm của những quyết định duy lý hiện đại. Mô hình này sẽ còn được duy trì chừng nào nó còn là nguồn đời sống tình cảm nguồn hỗ trợ kinh tế cho cả các bậc cha mẹ những người con mới xây dựng gia đình. Các thành quả kinh tế của chính sách quá trình công nghiệp hóa sẽ giúp những cặp vợ chồng mới cưới có nhiều khả năng độc lập hơn trong các quyết định về hôn nhân sắp xếp nơi ở của mình. Những thành quả đó cũng tạo điều kiện để người già có thể sống thoải mái hơn cho dù không được sự hỗ trợ giúp từ con cái”. Tuy nhiên, tài liệu viết về phong tục tập quán của dân tộc Raglai cũng còn khá hiếm hoi, có chăng cũng chỉ đề cập đến việc tìm hiểu nghiên cứu về những luật tục, về văn hoá của người Raglai nói chung, chưa đi sâu phân tích từng khía cạnh cụ thể, đặc biệt chưa đề cập đến sự biến đổi củatrong sự biến đổi của đời sống xã hội. Trong nghiên cứu của ( Phan Xuân Biên cộng sự, 1998) [8] , nội dung về cưới hỏi chủ yếu nói về các hình thức trong hôn nhân như độ tuổi kết hôn, các hình thức ngoại hôn dòng tộc, hình thức hôn nhân con cô con cậu trong truyền thống đặc biệt quan tâm đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng cuả người Raglai đó là một chế độ cần được gìn giữ đề cao… các nghi lễ trong đám cưới trong phong tục của người 9 SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu MSSV: 08090018 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD:PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến Raglai. Chính vì lẽ đó trong đề tài nghiên cứu này đã tìm hiểu những phong tục cưới hỏi của người dân tộc Raglai.Trong phong tục cưới hỏi của các dân tộc, đã có sự thay đổi rất nhiều do nhiều yếu tố tác động khác nhau đã dần làm lên sự thay đổi, làm mất đi bản sắc dân tộc vốn dĩ được lưu truyền như ( Phạm Văn Hóa) [9] đã viết nhằm chỉ ra sự biến đổi trong phong tục hôn nhân của người Kơ Ho đồng thời tác giả chỉ ra nguyên nhân cách thức của sự biến đổi. xu hướng giao lưu hội nhập văn hóa đang trở nên mạnh mẽ trong đời sống văn hóa hiện nay. Tình trạng văn hóa nội sinh của tộc người những sắc thái văn hóa mới vô cùng đa dạng cùng song song tồn tại là một thực tế hiển nhiên. Chính những đặc điểm này đã làm nên sự biến đổi văn hóa mà biểu hiện rõ nét ở phong tục hôn nhân của người Kơ Ho.Bài viết đã trình bày một cách khái quát đến sự biến đổi trong mô hình hôn nhân của người Kơ Ho. Việc tổ chức các nghi lễ cưới hỏi theo phong tục cổ truyền cũng có những biến đổi nhất định theo xu hướng tất yếu của phát triển Văn Hóa, kinh tế - Xã hội. Các nghi lễ ngày càng được tổ chức gọn gàng, giản đơn hơn đồng thời cũng xuất hiện những phương thức mới trong tổ chức đám cưới vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Văn hóa người kinh. Những biến đổi này là biểu hiện của quá trình phát triển kinh tế - Xã hội, giáo dục văn hóa. Những biến đổi đang diễn ra trong hôn nhân là sự thích nghi lành mạnh đối với những chức năng mới trong hôn nhân phải thực hiện trong môi trường hoàn toàn khác mà con cái cháu chắt của chúng ta phải sống. Tác giả cho rằng: không ai trong chúng ta có thể tiên đoán về cuộc sống của những thế hệ, trong tương lai xa xôi sẽ như thế nào, nhưng chắc rằng đàn ông đàn bà sẽ tìm kiếm đi vào hôn nhân còn mạnh mẽ hơn trong quá khứ. Khi tri thức của chúng ta tăng lên, khi chúng ta biết cách làm cho tri thức trở nên phổ cập qua giáo dục hợp lý tư vấn hiệu quả, những cơ hội mà con người sẽ trở nên ngày càng trưởng thành sáng tạo hơn để cho họ có khả năng đi vào những quan hệ tình cảm sâu kín trở nên thật sự hạnh phúc thành công. Tóm lại khi nhìn về tương lai của hôn nhân chúng ta cảm thấy khá lạc quan. Nhìn về phía trước, những tiềm năng của hôn nhân khong phải đã cạn kiệt mà trái lại chúng chỉ là mới giai đoạn bắt đầu của sự phát triển đầy đủ của nó. Sẽ có nhiều cơ hội tốt mà con cái chúng ta ngày nay sẽ chứng kiến trong đời sống của chúng là hôn nhân đang ngày một cải tiến biến đổi dần. Tác giả đã chỉ rõ được 10 SVTH: Dương Thị Quỳnh Thu MSSV: 08090018

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:55

Hình ảnh liên quan

Trong mô hình cưới hỏi hiện đại nếu có thay đổi thì những yếu tố nào tác động để dẫn đến những thay đổi ( ảnh hưởng của Lối sống, quan niệm, tiếp biến văn hóa, chính sách, kinh tế;…)? - Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay

rong.

mô hình cưới hỏi hiện đại nếu có thay đổi thì những yếu tố nào tác động để dẫn đến những thay đổi ( ảnh hưởng của Lối sống, quan niệm, tiếp biến văn hóa, chính sách, kinh tế;…)? Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan