KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I Kết luận:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay (Trang 55 - 56)

I. Kết luận:

Cùng với sự phát triển và xu hướng phát triển của đất nước, sinh hoạt văn hóa của người Raglai ở xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh có nhiều thay đổi, đặc biệt là phong tục cưới hỏi.

Tập quán cưới xin của người Raglai ở xã Khánh Nam. Nếu trước kia tập quán cưới xin của người Raglai ở Khánh Nam chỉ giới hạn trong cộng đồng dân tộc thì nay đã được mở rộng và phát triển giữa các dân tộc. Đây là sự minh chứng cho sự xích lại gần nhau hơn nữa các dân tộc và quá trình hoà hợp, giao lưu văn hóa từ các dân tộc và quá trình hoà hợp, giao lưu văn hóa từ đó tạo ra những nét phong phú đa dạng trong hôn nhân gia đình tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ tạo nên một số nhân tố mới trong đời sống hôn nhân và gia đình các dân tộc góp phần vào việc xây dựng cuộc sống mới đời sống văn hoá góp phần tạo nên nền văn hoá mới mang đặc trưng văn hóa Việt Nam.

Về quan niệm và quy tắc trong cưới hỏi, người dân Raglai đã thay đổi rất nhiều. Người dân chấp nhận mất dần chế độ mẫu hệ mà bấy lâu được coi là những nét dặc trưng trong hôn nhân của người dân Raglai. Cưới hỏi được xây dựng trên cơ sở tình yêu tự do, bình đẳng. Nam nữ được tự do tìm hiểu, yêu thương nhau. Sự giao lưu, tiếp biến Văn hóa giữa người Raglai và người Việt đang phổ biến như một xu hướng tất yếu của phát triển Văn hóa, kinh tế - xã hội.

Các phong tục tập quán của người Raglai bị mai một đi rất nhiều. Tuy phần lớn giống phong tục của người kinh nhưng người Raglai vẫn giữ được đôi nét riêng biệt

trong cách thức tổ chức cưới hỏi của mình. Họ vẫn còn lưu giữ nét đặc trưng trong thực hiện nghi lễ cưới đó là tục: “ đúc cho nhau ăn”.

Việc tổ chức đám cưới chủ yếu là nhà ai lấy lo chứ không phải gánh nặng của một trong hai bên. Đám cưới người Raglai chủ yếu được tổ chức tại nhà. Qùa mừng trong đám cưới chủ yếu là tiền. Của hồi môn không mang tính ép buộc mà tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình. Sau khi kết hôn, theo phong tục xưa chủ yếu sống cùng cha mẹ ở chung một ngôi nhà dài có nhiều thế hệ. Nhưng hiện nay do thực hiện chính sách dành cho người nghèo sau một thời gian sống cùng gia đình tách hộ và được cấp đất, xây nhà định cư. Ngày nay, nơi ở sau khi cưới theo xu hướng ở riêng như người kinh.

Việc tổ chức các nghi lễ theo phong tục truyền thống của người Raglai cũng có những biến đổi nhất định. Cưới hỏi của người Raglai được tổ chức đơn giản, gọn gàng hơn so với trước kia. Đồng thời xuất hiện những phương thức mới trong tổ chức. Đám cưới vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Văn hóa người kinh, sự giao lưu, tiếp biến mạnh mẽ là ảnh hưởng chính dẫn đến sự thay đổi, các chính sách và điều kiện kinh tế, đặc biệt là yếu tố tiếp biến văn hóa. Những thay đổi này là biểu hiện của quá trình phát triển kinh tế - văn hóa.Trong đó, thái độ và hành vi là những yếu tố chủ quan tác động không nhỏ đến quá trình thay đổi trong phong tục cưới hỏi của người Raglai.

Lời kết: Việc tìm hiểu, nhận thức được các phong tục tập quán truyền thống của

các dân tộc thiểu số là một nhu cầu khách quan, tất yếu. Tìm hiểu phong tục tập quán người Raglai là góp phần tìm hiểu văn hóa và con người dân tộc Raglai trong tổng hòa các mối quan hệ với thế giới tự nhiên và xã hội. Phong tục tập quán của người Raglai ở 2 thôn : Hòn Dù và A Xay, xã Khánh Nam nói riêng mà đề tài đề cập trên đây hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc bảo tồn, phát huy những truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng nếp sống mới, con người mới ở nước ta nói chung vùng đồng bào các dân tộc trong đó có dân tộc Raglai ở 2 thôn Hòn Dù và A Xay, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay (Trang 55 - 56)