Các yếu tố khách quan: 1.Tiếp biến văn hóa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay (Trang 50 - 52)

II. Tìm hiểu Sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân Raglay trong bối cảnh xưa và nay (Khảo sát tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh

2.2.2.Các yếu tố khách quan: 1.Tiếp biến văn hóa

1. Cưới hỏi trong truyền thống trước năm

2.2.2.Các yếu tố khách quan: 1.Tiếp biến văn hóa

2.2.2.1. Tiếp biến văn hóa

Những năm gần đây, quá trình phát triển giao lưu đã làm xuất hiện nhiều hơn những cuộc kết hôn giữa người Raglai với người dân tộc khác, kéo theo sự thay đổi phong tục tập quán của chế độ mẫu hệ truyền thống.Là một dân tộc mẫu hệ, chế độ mẫu hệ cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Raglay. Thế nhưng hiện nay đối với người Raglay nơi đây thì chế độ mẫu hệ không còn được thể hiện rõ nét trong cuộc sống nữa có chăng cũng chỉ còn số ít người giữ được phong tục xưa.

“ Ngày xưa chồng ở bên gái chứ bây giờ gái ở bên chồng”, (PVS_004,Cao Niên).

Trước đây, biểu hiện của chế độ mẫu hệ thể hiện ở chỗ con gái phải là người nối dõi tông đường,là người có tiếng nói hơn người đàn ông, con gái đi bắt chồng, cưới chồng, chồng phải ở rễ, trong gia đình thì người phụ nữ nắm quyền nhiều hơn. Bây giờ thì trong gia đình người Raglay, con cái đa phần đều theo họ cha, việc thờ cúng tổ tiên cũng không nhất thiết do người phụ nữ. Người đàn ông trong gia đình giữ vai trò quan trọng hơn trước. Nét phong tục trong các nghĩ lễ phong tục trong cưới hỏi dần dần thay đổi, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa từ người kinh đã dần được giảm bớt sự phức tạp trong nghi lễ cưới hỏi của người Raglay. Không những thế yếu tố kinh hóa là yếu tố chính tạo nên sự thay đổi trong cưới hỏi. Vùng Raglai vốn xưa nay do địa bàn hiểm trở, ít tiếp xúc với các tộc người khác, thì nay số lượng người Việt và các dân tộc khác đến đây gia tăng. Trong đó, người Việt chiếm đa số do vậy sự ảnh

50

hưởng từ văn hóa hay nói rõ hơn là phong tục người Việt là một điều không thể tránh khỏi.

“Từ năm 77, 78, 79 đó thì còn có phong tục đó chứ về sau này người kinh nhiều đó đa số là theo người kinh không theo phong tục đó nữa mà bỏ dần dần”( PVS_001, Cán bộ thôn)

“Không còn như trước nữa cái này nó lai canh nhiều lắm , lai kinh nữa . cho nên là người kinh người ta đã có (nghe không rõ) còn nhưng mà còn rất là ít, không còn như ngày xưa nữa. trước đây là là hai ché rượi cần vậy là 4, 5 tay heo. Bây giờ làm con gà, nó cũng còn nhưng mà còn không mang tiếng…”( PVS_003, Cán bộ xã).

Phong tục của người Raglai nói chung và phong tục cưới hỏi của người Raglai nói riêng trong truyền thống được giữ gìn, truyền đạt nhằm bảo lưu nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, sự thay đổi trong lối sống của sự văn minh phát triển của Xã hội cũng như sự truyền đạt cho tầng lớp con cháu về sau bị hạn chế, càng ngày nét đặc trưng trong phong tục bị mai một và dần bị lãng quên thay vào đó là những nét văn hóa mới.

“ Ngày xưa nói chung là phong tục tập quán ngày xưa là những người già người ta làm, về sau này lớp thanh niên thì giờ họ theo văn minh mà đa số thì giờ người ta theo người kinh, còn những người lớn tuổi thì họ mất hết rồi lớp thanh niên không có làm được nữa” ( PVS_001, Cán bộ thôn).

Theo lý thuyết tiếp biến văn hóa cho rằng: “các nền văn hóa không ngừng thay đổi, điều này có thể là do sự tác động của những nhân tố bên trong, những sự phát hiện và đổi mới, hoặc do sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác, tức là do ảnh hưởng ở bên ngoài”.Sự tiếp biến văn hóa đang diến ra mạnh mẽ tại vùng dân tộc Raglai, sự đổi mới cùng với sự tiếp xúc với nền văn hóa khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nét văn hóa trong phong tục truyền thống của người Raglai. Trong các ý kiến của người dân đều cho rằng phong tục của họ đang bị mai mốt đi rất nhiều và yếu tố tác động mạnh dẫn đến những thay đổi trong phong tục cưới hỏi là yếu tố tiếp biến văn hóa hay nói rõ hơn là sự kinh hóa.

“Bị mai một hết rồi, thậm chí mấy đứa trẻ bây giờ nó lai căn văn hóa hết rồi, họ học cách tự lập hết nên nó mai một hết dần.Hầu như là do tiếp cận với nền văn hóa mới, người ta cho đó là nguyên nhân chính…”( PVS_003, Cán bộ xã).

“Bây giờ đây thì nói chung là cái phong tục (cười), bây giờ đây nói chung là đã cải tiến hóa ấy, cho nên là lai người kinh. Không còn nhiều người còn giữ những cái phong tục đó, bây giờ thì nó khác không phải là nhà A ma này và nhà A ma kia cùng làm giống cái thủ tục như vậy. Nói gì về đến đây rồi bỏ chứ”.(PVS_005, Cao Niên).

Tóm lại, sự tiếp biến Văn hóa là một trong những yếu tố chính làm nên sự thay đổi trong cưới hỏi, từ quan niệm cho đến những quy luật và cách thức tổ chức đều dần thay đổi theo văn hóa với ( văn hóa người kinh),

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay (Trang 50 - 52)