Một số nghi lễ trong cưới hỏ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay (Trang 28 - 47)

II. Tìm hiểu Sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân Raglay trong bối cảnh xưa và nay (Khảo sát tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh

1.3.Một số nghi lễ trong cưới hỏ

1. Cưới hỏi trong truyền thống trước năm

1.3.Một số nghi lễ trong cưới hỏ

Sau một thời gian tìm hiểu, thử thách, nếu đôi trai gái ưng nhau thì báo với cha mẹ hai bên. Gia đình hai bên “ thẩm định” lại lai lịch của hai người, cốt yếu là xem có vi phạm các quy tắc trong hôn nhân đã được phong tục quy định hay không. Nếu mọi vấn đề “đều pháp” thì hai bên phải tiến hành một số bước trong hệ thống lễ nghi cưới xin theo phong tục của dân tộc. Tài liệu tác giả thu thập được từ những cuộc khảo sát thực tế từ vùng dân tộc Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh. Tuy có đôi nét dị biệt giữa các vùng và giữa các thành viên, nhưng cơ bản có thể khái quát lễ cưới của người Raglai bao gồm các bước cơ bản sau:

Lễ hỏi

Nao tinha kumay( dịch nguyễn nghĩa là “ đi hỏi gái” nghĩa là lễ hỏi, có nơi dùng ptâuq nao). Thuật ngữ đã nói lên rằng dù ở chế độ mẫu hệ nhưng con trai lại chủ động trong hôn nhân “ Người trai sẽ đặt vấn đề trước” ( PVS_ 005, Cao niên).

28

Lễ ăn hỏi (còn được gọi là lễ đính hôn) là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Lễ ăn hỏi là một nghi lễ quan trọng không kém gì lễ cưới của đôi trai gái. Theo phong tục, khi bố mẹ cô gái đã chọn được chàng trai ưng ý, cha mẹ sẽ bàn bạc họ hàng để tiến hành đám hỏi.

Đối với người Raglai ở Khánh Nam trong truyền thống không có lễ dạm ngõ thay vào đó là sự gặp ngỡ giữa cô dâu và gia đình chồng sau ngày đám hỏi chủ yếu cho cha mẹ chồng biết mặt cô con dâu “Trai, khi đám hỏi ấy con trai nó tới nhà mình

trước, đám hỏi rồi thì con gái tới nhà con trai chơi cho cha mẹ họ thấy mặt” (PVS_014, Hộ gia đình đông con).

Thành phần tham gia đám hỏi nhà trai gồm có khoảng 7 hoặc 8 người gồm có cha mẹ, ông bà ( nếu có), anh chị em và người quan trọng cần phải có đó là ông mai người mang trách nhiệm nói chuyện tạo mối quan hệ giữa hai gia đình…Số lượng người tùy theo từng gia đình, thời gian theo sự sắp xếp của gia đình và dòng họ chọn. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái, nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là đã đồng ý gả con gái cho nhà trai và kể từ ngày này, đôi trai gái có thể coi là vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.Đối với người Raglai đám hỏi được tổ chức cũng khá đơn giản không phức tạp, lễ vật không bắt buộc phải nhiều mà chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình là chủ yếu.Nhưng đối với người Raglai trong truyền thống đám hỏi còn có hát giao duyên với nhau và đồng thời đám hỏi được tổ chức trước đám cưới. Khi nhà trai và nhà gái thống nhất chọn ngày tổ chức đám hỏi gia đình nhà trai sẽ nhờ ông mai và chuẩn bị lễ vật mang sang nhà gái. Ông mai là người giữ vai trò quan trọng cùng với chàng trai đến nhà cô gái gặp cha mẹ, hoặc ông mai cuả nhà gái “ Mai phải qua ông mai, phải qua ông mai mới hỏi còn không qua ông mai sao mà hỏi được. Có ông mai thì có vợ có chồng, nếu không có ông mai kia thì không có vợ chồng” ( PVS_003, Cán bộ xã).Người Raglai quan niệm ông mai là người có khả năng giao tiếp tốt, đối đáp hay giúp cho gia đình hai bên tiến hành nghi lễ cưới hỏi một cách suôn sẻ hơn.

“ Đám cưới đầu tiên là đám hỏi, đám hỏi là thuê ông mai ông mối đi. Ngày xưa

là không có vàng bạc đâu. Ngày xưa là cái gì quý mình tặng, rượu thì rót ra, thì là là hát giao duyên với nhau xong rồi hẹn đến ngày mà đến cưới”(PVS_003, Cán bộ xã).

Người Raglai cho rằng trong lễ đám hỏi của người Raglai bắt buộc phải có anh trai của cô dâu, nếu cô dâu không có anh trai ruột thì phải có anh họ mà không phải là em họ “ M7: Đám hỏi thì bắt buộc phải có anh trai, cha mẹ chỉ là, cha mẹ chỉ là

nhìn thôi. Không có quan trọng mấy cái đó, quan trọng nhất là anh trai của mình. Anh hoặc em cũng được.M6: Bắt buộc phải có, anh họ cũng được, nếu là họ hàng thì bắt buộc phải là anh họ, không được em” ( TLN_003, Nhóm thanh niên).Người anh trai có vai trò rất quan trọng, là người nhận con dao hay còn gọi là thanh kiếm của gia đình nhà trai với ý nghĩa giao quyền cho người anh trai và là người chịu trách nhiệm lo liệu hết chuyện của gia đình “ M6: Để giao cho người anh trai hoặc em

trai của cô dâu giống như là giao quyền. Mnag theo dao găm nữa. Đem theo dao găm để đưa cho anh trai hoặc em trai của nhà gái, giống như là giao phó cho người ta, ừ vậy đó. Sau này mà có chuyện gì thì thằng anh trong nhà này phải lo liệu hết chuyện trong gia đình” ( TLN_003, Nhóm thanh niên).

Đối với kịch bản cưới hỏi của người Raglai đã nói rõ từng bước trong nghi lễ cưới hỏi như sau: Thông thường người Raglai không phải coi ngày tốt xấu để làm lễ đi hỏi vợ, chỉ căn cứ vào điều kiện thuận lợi. Sau khi 2 bên bàn bạc xong, thống nhất ngày giờ đi làm lễ hỏi. Nhà trai tổ chức đoàn đi làm lễ hỏi gồm 7 người, trong đó có 3 người chính ( cậu hay chú, bác đại diện cho gia đình nhà trai), cho người nào ăn nói hoạt bát, am hiểu tập tục. Chàng rể và 01 người em gái của chàng rể mang các lễ vật gồm: Trầu, cau và các tặng vật cho cô dâu, thông thường gồm: 01 bộ trang phục nữ truyền thống, cồng, kiềng, xâu chuỗi, nhẫn, bông tai…

Nhà gái cũng có đoàn đại diện đón họ nhà trai ở trong nhà. 03 nhân vật chính đón nhà trai thường là bác, cậu và mẹ. Cô gái đứng ở cửa nhà đón đại diện nhà trai.

- Họ nhà trai đến tằng hắng 3 tiếng báo hiệu có khách rồi hỏi:

+ Có ai ở nhà không?

Nhà gái đáp:

+ Có ( và hỏi lại)

+ Các người là ai? Nếu khách xã thì về làng, khách họ hàng thì mời lên nhà…

Họ nhà trai đáp:

+ Chúng tôi la khách họ hàng.

30

Nhà gái mời đoàn khách nhà trai lên nhà, ngồi theo vị trí chủ- khách, mời uống nước, ăn trầu, cau, hút thuốc. Hai bên trao đổi những lời vui vẻ với nhau:

+ Nhà trai chúng tôi có trâu, nhưng vì thiếu đất nên đi tìm đất để canh tác, trồng trọt,…

+ Nhà gái chúng tôi có thừa đất những thiếu con trâu cày nên đất bị để hoang,…

Qua một hồi nói chuyện vui vẻ rồi 2 bên cùng thỏa thuận: kẻ có trâu , người có đất cùng hợp tác với nhau để đưa miếng đất vào sản xuất, làm ra sản phẩm cho cộng đồng, rồi nhà trai mang lễ vật ra đặt trước mặt đại diện họ nhà gái

Đại diện họ nhà gái cũng mang lễ vật gồm: 01 ché rượu cần, 01 con gà luộc, 01 tô cơm vun, cắm 1 cây nến thắp sáng, 01 bát rượu cần làm lễ trình báo tổ tiên rồi nhận lễ vật nhà trai.

Đại diện cho nhà gái cũng tặng cho chàng rể 01 chiếc còng đeo tay xem như nhà gái đã chấp nhận chàng rể. Sau lễ hỏi, nhà gái là bên chủ động tổ chức lễ cưới. Thời gian nhanh hay chậm, sớm hay muộn tùy theo điều kiện kinh tế gia đình của nhà gái

( theo Kịch bản cưới hỏi của người Raglai huyện Khánh Vĩnh).

Lễ cưới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lễ cưới của người Raglai trong truyền thống được thực hiện đơn giản, nhưng đã thể hiện được nét đặc trưng trong cưới hỏi của người Raglai. Khoảng cách giữa đám cưới và đám hỏi tùy thuộc vào sự sắp xếp của ông mai cũng như sự đồng ý của hai bên gia đình là chính“ tùy, tùy theo đó là coi như là khả năng của mình, bây giờ theo

ông mai nói là xem như là gần tháng 7 hoặc là ngày 6/7 tùy theo á cho nên là cứ để đấy không có gì hết á.(nghe không rõ)”( PVS_005, Cao Niên).

Lễ cưới là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền mà ở đó người ta có những cách thức tổ chức cưới hỏi khác nhau. Cưới hỏi từ lâu nay đã được coi là một nét văn hóa đẹp, mang đậm đà bản sắc dân tộc.Đối với tộc người Raglai cũng thế họ coi trọng nghi lễ cưới hỏi vì đó là sự đánh dấu sự trưởng thành của mỗi con người.

Chọn ngày cưới thông thường do nhà gái quyết định, khoảng cách giữa đám hỏi và đám cưới nhanh hay chậm là phụ thuộc vào sự quyết định của nhà gái đã đưa ra

trong lễ hỏi. Lễ cưới được người Raglai “ huaawk abu” hay “ bbăk abu”. Theo tập tục lễ cưới phải có 02 con heo ( 01 con lớn, 01 con nhỏ), vài chục con gà và một số sản phẩm nông nghiệp khác. Riêng rượu cần là đặc sản quan trọng không thể thiếu để đãi khách.

“Cưới ngày xưa thì đi chỉ có chế rượu cần, đưa con nhà con gái 5 tai heo, 1kg

rượu cần (Nay thì chục kg rượu cần và tai heo bằng nhau), xong rồi con trai còn chịu thêm một cái…3 đến 4 cái dao, cái dao giống như thanh kiếm vậy đó trao cho bên vợ, anh trai của vợ, em trai của vợ là phải nhận cái đó xong rồi mới tổ chức cưới… Để trao cho anh trai của vợ hoặc em trai của vợ, họ cần cái đó như là vật rất là quan trọng. Rồi là bên kia phải 50 kg rượu và 5 tai heo, heo là phải to,to bằng nách này nè.” (PVS 5, nam cao niên, 56 tuổi, A Say).

Tuy nhiên, trong lễ cưới phải có dao hay còn gọi là thanh kiếm giao cho anh trai hoặc em trai của vợ đó là vật rất quan trọng và cần thiết trong mỗi nghi lễ cưới của người Raglai “ Kiếm giống như thanh kiếm, để trao cho anh trai của vợ hoặc em trai

của vợ, họ cần cái đó như là vật rất là quan trọng” (PVS_003, Cán bộ xã).

Trong cưới hỏi của người Raglai xưa cha mẹ là người đứng ra lo mọi nghi lễ cho con cái. Dựng vợ, gả chồng cho con và đồng thời cha mẹ cũng là người quyết định cho con cái có vợ có chồng.“ Cha mẹ quyết định còn con cái có vợ có chồng chứ”.

( PVS_016, Hộ đông con). Quyền quyết định, cũng như đứng ra tổ chức hôn lễ thuộc

về cả cha và mẹ. Họ vừa là người đứng ra lo cho con cái cũng là người tư vấn cho con cái về hôn nhân của họ. “ Quyết định chung hết, cái nào việc lớn thì chung hết

còn những việc nhỏ nhỏ như mua thức ăn bậy bạ gì đó thì cô quyết định”. (PVS_017, Người hưởng chính sách hiệu quả). Đồng thời cha mẹ cũng để con cái tự

lựa chọn, yêu thương mà khộng bị bắt buộc phải lấy đứa này đứa kia. “ Nó thương

ngày nào, nó ưng người ấy chứ, mình đi tìm đâu biết nhà cửa sao mà đi tìm, nó thích người nào nó ưng người ấy”. (PVS_020, Cao Phi).

Trang phục trong cưới hỏi của cô dâu và chú rể đơn giản không phức tạp. Chủ yếu mặc những bộ đồ mới hơn so với những ngày thường. Đối với cô dâu sẽ mặc trang

32

phục mà bên chú rể mang sang trong đám hỏi ““Thì bình thường mình mặc đồ gì thì

cưới mình mặc đồ đó miễn là đồ mới là được rồi”.(PVS_008, Đơn thân)

Của hồi môn của của đôi vợ chồng được nhà gái cho nếu gia đình nhà vợ có đất và điều kiện kinh tế tốt sẽ cho đất cho con còn bên nhà chồng chỉ cho tiền hoặc một số vật phẩm đơn giản để làm vốn làm ăn cho con sau khi về nhà vợ. Người Raglai theo truyền thống trai theo vợ vì vạy tài sản, đất đai do nhà gái cho “Chia tài sản con gái chứ con trai không có, con trai thì lo đám cưới cho nó còn bao nhiêu thì chia cho con gái, con trai thì cha mẹ có tiền thì chia cho nó 1 triệu 2 triệu thôi để làm vốn làm ăn. Dân tộc Raglai chỉ chia đất cho nữ, còn mấy con trai nếu cha mẹ chết thì chị nó sẽ lo đám cưới cho nó ”(PVS_014, Hộ gia đình đông con)

Trong nghi lễ cưới được trình bày theo trình tự sau:

Bên nhà trai đưa chàng rể về nhà gái, khi đưa về phải có người hướng dẫn , người này gọi là người cha tinh thần của chú rể. Người cha tinh thần đi đầu, tay cầm giáo, chàng rể đi sau tay cầm ná, vai mang ống tên, em gái của chú rể mang gùi đựng con dao và các lễ vật để tặng cha mẹ cô gái, ông cậu cũng cầm giáo đi sau.

Bên nhà gái có người đại diện đón nhà trai tại cửa. Hai bên chào hỏi nhau, nhà gái dắt con heo lớn đến trình diện nhà trai và bưng bát nước dội lên lưng con heo. Họ nhà trai xoa lên lưng con heo ( tỏ ý bằng lòng), sau đó bước qua lưng con heo rồi lên nhà ngồi theo thứ tự chủ - khách.Lễ vật nhà trai mang theo được bày ra trước mặt họ nhà gái. Nhà gái nhận rồi mang vào cất vào nơi an toàn và để cho thật chắc chắn vì nếu vô tình để nghiêng hay làm đổ thì sẽ là điềm xấu cho việc hôn nhân. Nhà gái mời khách uống nước, hút thuốc và tiến hành lễ trao kỷ vật cho cô dâu chú rể. Nhà trai trao cho cô dâu vòng đeo tay, nhà gái trao cho chú rể xâu chuỗi hạt cườm trắng đeo cổ, rồi làm lễ cúng ông bà .Nghi lễ cúng tổ tiên, thần linh đơn giản chỉ cần có cơm, canh, rượu, con gà, tràu cau và đầu heo…dọn trên lá chuối“Còn thủ tục cúng quẻ

nữa, bày 1 mâm cơm rồi có cả trầu cau, ly rượu, 1 con gà. Trong khi cúng nếu ông bà mất thì gọi tên ông bà, còn không thì chỉ gọi thần, nơi mảnh đất mình sinh sống thôi, cầu cho 2 đứa sống tốt đẹp.” (PVS_006, Cao Niên). Trong thời gian thực hiện

cau, cầm 3 con dao khấn vái tổ tiên, đưa qua đưa lại 3 lần. Cúng xong mâm lễ chàng trai cô gái bưng xuống thủ tục đến đây coi như xong. “Không, không thắp nhang,

cũng cúng nhưng cúng gà, hoặc là đầu heo đặt lên trên mâm rồi người ta cúng, cúng xong rồi là 2 chàng trai cô gái bưng xuống.” (PVS_003, Cán bộ xã).

Trong nghi lễ cưới của người Raglai hỏi đòi hỏi phải có rượu, đối với người Raglai rượu rất quan trọng và rượu không thể thiếu trong các nghi lễ cưới hỏi “Gia

đình nhà trai họp lại xem nên đặt bao nhiêu ché rượu. Nhưng thường là 10 ché và trong nghi lễ thì khoảng 6 ché thôi. Còn 4 ché thì 1 ché tiếp khách trước khi người ta đến, 1 ché sau khi kết thúc thì đem về nhà gái để rửa chân tay nhà trai. (PVS_006, Cao niên).Nếu trai còn trắng gái còn lành thì tổ chức lễ cưới trang trọng. Trong lễ chàng rể phải thực hiện Phong tục đúc cho nhau ăn giữa hai họ nhà trai và nhà gái “

Con dâu thì đút bên chồng, chồng thì đút bên đằng gái. Là con heo đó đút cho cha mẹ phải ăn một chén, hai chén. Một chén là thịt gan, chén thứ hai là thịt nạc” ( PVS_007, Cao Niên).Thức ăn cho họ hàng và người tham gia trong lễ cưới cũng

như tục lễ đúc cho nhau ăn do gia đình tổ chức và phải là thịt và bồ đồ lòng của heo. Đây là nghi lễ thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ cũng như họ hàng trong gia đình và giờ đây bố mẹ hết trách nhiệm hay bổn phận với con cái của họ “ Cái đó là con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiếu cha mẹ, con đã có chồng rồi bổn phận cha mẹ đã hết, con lấy theo chồng. Đám cưới mình đó mình đút cho cha mẹ là mình có hiếu với cha mẹ, trả ơn cha mẹ nuôi mình lớn đến vậy đó” (PVS_007, Cao Niên).Khi đã hoàn tất mọi thủ tục gia chủ dọn

cơm đãi hai họ và bà con láng giềng đến chúc mừng.Cuộc vui kéo dài đến thâu đêm với các điệu múa hòa cùng điệu mã la, hát các làn điệu dân ca, trai gái hát đối đáp,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay (Trang 28 - 47)