Quy tắc về cưới hỏ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay (Trang 25 - 28)

II. Tìm hiểu Sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân Raglay trong bối cảnh xưa và nay (Khảo sát tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh

1. Cưới hỏi trong truyền thống trước năm

1.2. Quy tắc về cưới hỏ

Trong cộng đồng người Raglai ở Khánh Nam theo chế độ mẫu hệ, người Raglai

chịu sự chi phối bởi chế độ mẫu hệ. Con gái “ bắt” chồng về nhà mình và còn giữ phong tục theo chế độ mẫu hệ. Tuy nhiên, con trai lại chủ động đi hỏi vợ.

“ Con trai về nhà con gái theo phong tục trên này, con trai về nhà con gái không à” PVS_005, Cao Niên.

“ Lấy vợ lấy chồng thì hồi xưa …dân tộc người Raglai thì là là… con trai thì đi theo

vợ, còn con gái thì ở nhà. Chồng thì phải đi theo con gái về nhà mình ở …còn con trai thì phải đi theo vợ” PVS_003, Cán bộ xã.

Hôn nhân một vợ một chồng được xác định vững chắc và theo nguyên tắc ngoại hôn dòng họ những người cùng huyết thống không được lấy nhau.Người Raglai rất sợ tội loạn luân, là tội quy cho những ai là bà con họ hàng lấy nhau. Do vậy khi đôi trai gái báo với cha mẹ hai bên thì lập tức họ phải xem xét đầu tiên là họ có cùng dòng họ hay không? Nếu cùng dòng họ thì thuộc chi nhánh nào? Trong xã hội cổ truyền trước đây của người Raglai thì những người cùng dòng họ dù xa đến mấy cũng không được lấy nhau ( theo Văn hóa và xã hội người Raglai tại Việt Nam.

Luật tục người Raglai ở huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hoà) rất “thông thoáng” trong việc hôn nhân đối với con trẻ. Trai gái tự do tìm hiểu yêu thương nhau, khi muốn sống chung thì báo cho cha mẹ hai bên tổ chức đám cưới Chuyện cưới xin cũng thật dễ dàng, nếu là “trai trắng, gái lành” thì làm đám Huaq Vu (cưới đàng

hoàng), còn nếu lỡ quan hệ tình cảm trước với nhau, bị người ngoài bắt gặp hoặc có

thai thì cưới Cacah Richoi (đám cưới phạt).

Cả người con trai và người con gái đều phải giữ gìn sự trong trắng của mình cho đến ngày thành vợ chồng, nếu chưa làm lễ cưới đàng hoàng mà đã ăn nằm với nhau đều bị cộng đồng lên án gay gắt, coi đó là hành động ô uế, làm nhục đến tổ tiên, xúc phạm tới tổ tiên và phải làm đám cưới tẩy rửa, đám cưới phạt“Ví dụ như là, nói thì

hơi bị tục 1 chút ví dụ như là vợ chồng yêu nhau bây giờ thì khác, còn vợ chồng trước thì khác vợ chồng ngủ với nhau trước rồi thì phải cắt lúa xuống đồng, khăn, áo,khăn cho cha mẹ chồng. Ngày xưa là phạt, cho nên là xưa, xưa là phạt thế này bên cha mẹ vợ rồi cha mẹ chồng phải làm con heo cho cha mẹ vợ đấy, bởi vì là như thế này này hai đứa muốn ra ở không có đơn giản như bây giờ”.(PVS_Cao Dáng).

Đây là những điều cơ bản trong luật tục về hôn nhân của người Raglai nhằm giáo dục và giữ gìn tình yêu trong sáng của nam nữ nơi buôn làng và điều đó đến nay vẫn

26

còn phù hợp với chuẩn mực đạo đức mới. Đó là sự trừng phạt lớn nhất trong đời nên rất ít đôi trai gái dám phạm phải nhằm giữ gìn lệ tục cổ truyền tốt đẹp, giữ lấy cái thuần phong mỹ tục của tộc người và danh dự của bản thân, gia đình và dòng họ.

Trong thời gian chờ ngày cưới nếu người con trai hay người con gái trở mặt, không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân đó thì người gây ra phải chịu phạt theo luật tục của người Raglai. Những lễ vật chủ yếu, cần thiết mang đến là heo, gà, rượu cần để thắp nhang cho tổ tiên xin tội “ Nếu mà trai mà làm việc có lỗi với con gái người ta

mà không cưới ấy là theo lệ là phạt heo bốn, năm tay, heo với lại thêm rượu cần, phải có chứ không có là không được”(PVS_003, Cán bộ xã). Nếu người con trai trở

mặt thì sẽ bị cộng đồng lên án gay gắt và phải chịu phạt theo luật tục của người Raglai: “Của cái đã trao tặng coi như đã ném xuống sông, nó còn phải chịu cúng tạ

lỗi ông bà, làm góa bụa trầu cau lỡ làng duyên phận, nó phải chịu phạt cho dòng họ người ta, phải chịu lỗi với ông mai, ông mối” . Nếu người con gái hủy bỏ hôn ước

thì bị xã hội lên án gay gắt hơn đàng trai và phải chịu phạt nhiều hơn: “Nó đã bắt người ta ở rể thành người nhà nó, gánh vác công việc trụ cột cho nhà nó mà nó còn tráo trở thì Nó phải chịu phạt trả lại của cải. Của một trả thành hai …Phải chịu phạt tạ tội đến ông bà người ta”. Luật tục đề ra những quy định này nhằm tạo sự

bình đẳng giới trong xã hội cũng như việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của tổ ,tránh xảy ra những chuyện không hay làm đổ vỡ những cuộc hôn nhân đã định (Theo luật

tục của người Raglai)

Đối với người Raglai cưới hỏi trong truyền thống bắt buộc phải có ông mai“

Mai…phải qua ông mai, phải qua ông mai mới hỏi còn không qua ông mai sao mà hỏi được” (PVS_003, Cán bộ xã). Ông mai là một trong những người quan trọng và

rất cần thiết trong quá trình làm đám hỏi của người Raglai “ có ông mai thì mới có

vợ có chồng, nếu không có ông mai thì không có vợ chồng” (PVS_003, Cán bộ xã).Trong thực tế, ông mai thường là những người đứng tuổi, biết nhiều hiểu rộng,

ăn nói lưu loát thuyết phục được xung quanh, đời sống kinh tế gia đình sung túc, việc dạy dỗ, gầy dựng cho con cái trong gia đình được coi là mẫu mực, là người trung thực, có uy tín trong cộng đồng...được gia đình đàn trai ủy thác đảm nhiệm việc tác thành cho đôi lứa.

Vai trò người mai mối trong hôn nhân của người Raglai rất quan trọng. Ông mai không chỉ đi lại trao đổi giữa hai gia đình cho đến lễ cưới hoàn thành, nói tốt cốt cho

được việc theo kiểu “mai dong cẳng thấp cẳng cao, muốn ăn thịt mỡ nói vào nói

ra” mà phải chịu trách nhiệm về tư cách đạo đức của người con trai trong gia đình

và cộng đồng suốt cả đời. Sau hôn nhân, trong cuộc sống vợ chồng, nếu xảy ra sự việc sự vụ gì liên quan đến người chồng phải đưa ra giữa làng xử việc thì người mai mối vẫn được gọi ra trước cộng đồng cùng tham gia quá trình phân xử . (Xin xem: Luật tục truyền thống Raglai của Nguyễn Thế Sang - bản thảo).

Người Raglai theo chế độ mẫu hệ nhưng trong tình yêu người con trai chủ động tìm hiểu con gái với quan niệm “Con trâu đi tìm sình lầy, không bao giờ sình lầy đi tìm trâu”mặc dù cô gái đã rất yêu chàng trai đó. Người Raglai tôn trọng tự do yêu đương của con cái với quan niệm rõ ràng: “Trai còn tơ, gái còn son họ đến gặp gỡ

nhau …Chúng nó được phép bắt lấy nhau làm vợ chồng”

Trong quy tắc cưới hỏi truyền thống của người Raglai rất quan trọng bắt buộc mọi người dân Raglai phải tuân theo, thực hiện đúng các luật tục đã đề ra. Theo chế độ mẫu hệ người Raglai phải tuân theo các quy định, không được vi phạm các luật tục sau : Hôn nhân một vợ một chồng, ngoại hôn dòng tộc, gìn giữ sự trong trắng, không được trở mặt, phải có ông mai trong đám hỏi. Đây là những điều quan trọng trong luật cưới hỏi của người Raglai nếu vi phạm sẽ bị phạt theo quy định đã được đưa ra .Vì vậy người Raglai rất coi trọng các luật tục của họ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân tộc raglay trong bối cảnh xưa và nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w