II. Tìm hiểu Sự thay đổi về phong tục cưới hỏi của người dân Raglay trong bối cảnh xưa và nay (Khảo sát tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh
1. Cưới hỏi trong truyền thống trước năm
2.2.1. Yếu tố chủ quan: 1.Thái độ
2.2.1.1. Thái độ
Thái độ là những tâm trạng bên trong được biểu lộ qua hành động, hành vi, cử chỉ ứng xử đối với người khác, đối với các sự kiện, quan điểm với bản thân, là giai đoạn trung gian giữa giai đoạn tìm ẩn với giai đoạn thực hiện đầy đủ một ý nghĩa, ý định nào đó trong thực tế.
Đối với người Raglai họ thờ ơ vơí những thay đổi đang diễn ra trong văn hóa của họ. Họ cho rằng, thế hệ trước đã không truyền lại cho con cháu vì vậy thế hệ sau đã dần dần bị mai một. Họ không cần biết nó thay đổi như thế nào? và thay đổi đó có ảnh hưởng gì đến phong tục của mình hay không? Và cho rằng đó là điều bình thường “Bây giờ nói làm sao? Ông bà mình không đi truyền lại thì nó bị mai một
thôi, mình đành chấp nhận thôi” (PVS_003,Cán bộ xã).Nếu như thay đổi họ cũng
đành buông xuôi mặc kệ cho sự thay đổi diễn ra mà không cần tìm lại văn hóa xưa, phong tục cưới hỏi truyền thống. “Bây giờ là không có sử để lại nữa rồi , không có
thể nếu mà có sách vở thì còn được gợi lại những cái vấn đề khác . có sách vở mình còn giáo dục cho con cái, sách vở ghi rõ mình như thế này này ông bà con cháu , nhưng mà như vậy là không còn cuốn sách vở nào nữa hết, giờ mai một hết đi rồi. đến cái chữ người Raglai thậm chí người Raglai viết được chữ không viết được. cho nên rất là khó dạy ( PVS_ 003, Cán bộ xã).Họ cho rằng, không có sự truyền đạt hay
biết viết sao vì vậy đã dần để mai một đi những đặc trưng trong phong tục truyền thống. Phần lớn người dân đều nhận thấy họ không còn nhớ những gì đã diễn ra trong truyền thống, có chăng cũng chỉ còn những người già trong làng còn nhớ chút ít. Nhưng tại sao họ lại không tìm tòi hay tìm về những vùng dân tộc Raglai khác còn lưu giữ những phong tục truyền thống? phải chăng họ quá thờ ơ với phong tục của mình chăng?
“Ngày xưa chị đi đám cưới nhỏ thiệt nhỏ bằng con bé của chị bấy giờ nên chị không có nhớ nữa, cái gì người ta nói là đàn ông dân tộc chị đi hỏi vợ nhưng mà khi cưới thì ở bên đàn ông trước đàn bà đi rước chồng về. Chị biết nhiêu đó thôi còn tỉ mỉ trong đám cưới thì chị không biết, chứ hồi chị cưới chị đâu có làm thế đâu, chỉ mặc đồ cô dâu cúng vái ông bà chứ chị đâu có biết”. (PVS_ 008, Đơn thân)
Người Ragai không còn quan tâm đến những phong tục truyền thống của dân tộc mình. Mà chỉ biết nói những lý do vì sao nó mất đi mà không cần tìm tòi và lấy lại những gì đã mất. Tuy nhiên, cũng do không có sự truyền đạt cũng như bảo lưu văn hóa về sau. Vì vậy, họ không có cái gốc để lưu truyền cho thế hệ sau của mình.
“M1: Mà người lớn như ba mẹ mình có nhiều người còn không biết, không quan tâm, huống hồ thanh niên”(TLN_003, Thanh niên).
“M6: Thanh niên giờ không học mấy cái đó, hết quan tâm rồi” ( TLN_003, Nhóm thanh niên).
Đối với nhóm thanh niên, thái độ của họ cho rằng những người già không truyền đạt lại cho con cháu đã dần làm cho nó mất đi hay thay đổi lúc nào không hay.
“M2: Người già không truyền lại cho con cháu nhiều” ( TLN_003, Nhóm thanh niên).
“M7: Mấy người già biết rành giờ còn ít lắm, chết hết rồi”(TLN_003, Nhóm thanh niên).
Có những người tỏ thái độ không muốn phong tục của mình mất dần hay mai một đi. Bởi vì, những giá trị văn hóa truyền thống được hình thành và đúc kết từ bao đời này, nếu đã mất đi thì không lấy lại được.
48
“Không muốn mai một nhưng mà giờ nó đã trở thành mai một rồi thì sao? Với lại không có sách vở ghi lại để ôn lại thì sao mà mình biết được? Đành phải chấp nhận thôi”(PVS_003, Cán bộ xã).
2.2.1.2. Hành vi
Hành vi là những suy nghĩ của con người dẫn đến những hành động cụ thể. Hành vi là những suy nghĩ nhằm thực hiện những công việc liên quan. Hành vi có tính thống nhất giữa những yếu tố khách quan và chủ quan trong bối cảnh cuộc sống, công việc tạo cho con người có những hành vi dẫn đến thay đổi trong cưới hỏi nhằm phù hợp với cuộc sống thực tại của họ, phù hợp với vốn kiến thức họ có.
Từ những thái độ của người dân đã dẫn đến hành vi lãng quên tất cả những gì vốn là của đặc trưng trong phong tục của mình. Do sức ép về kinh tế, miu sinh cho cuộc sống hàng ngày dẫn đến suy nghĩ đơn giản họ không còn quá quan tâm nhiều về những gì đang xảy ra
“M7: Nghèo quá lo kiếm ăn không xong, thời gian đâu mà học mấy cái đó.M6: Thấy học cũng không làm gì.M4: Học biết rồi cũng để đó, đâu có làm đâu, tiền đâu mà tổ chức này kia” (TLN_003, Nhóm thanh niên).
Tuy nhiên, có một số người tuy muốn khôi phục nhưng do nhiều nguyên nhân dẫn đến họ đành để mai một dần “Khôi phục nhưng giờ mình đây biết kỹ đâu mà không
phục. Biết kỹ là thời ông bà cha mẹ để lại hoặc mình ghi chép sách vở thì mình có thể khôi phục lại được, chứ giờ không có sách vở, rất là khó khôi phục. (PVS_003, Cán bộ xã).Từ những suy nghĩ dẫn đến cách thức thực hiện nghi lễ hoàn toàn thay
đổi, các nghi lễ cũng dần được lược bỏ đi thay vào đó là những nghi lễ mới đơn giản hơn “Lễ hội thì thay đổi nhiều lắm nhưng dân bản không ai nhớ được cái nguồn gốc
lịch sử chính của lễ hội để lưu truyền lại cho con cháu nên mất dần và hòa trộn với văn hóa của người kinh rồi, nên không ai còn nhớ để làm như trước nữa đâu”( PVS_012, Hộ đơn thân).Những thanh niên không còn quan trọng đến các nghi
lễ xưa, thay vào đó là những cái mới, theo sở thích của lớp trẻ, dù có được dạy và truyền đạt lại nhưng đối với lớp trẻ không có khả năng học lại vì cho rằng phong tục xưa khó thực hiện hơn so với các nghi lễ bây giờ. “M4: Bọn trẻ bây giờ học Hip
Hop không học các phong tục tập quán. Người già có truyền cho nhưng không học nổi vì khó quá” ( TLN_003, Nhóm thanh niên).
“Thì giờ đi họp họ bảo phải thông minh ra một chút đừng có làm y như ngày xưa nữa“ Có chứ ngày xưa ông bà chị có lễ đàng hoàng nhưng bây giờ ông bà mất rồi không có ai làm cái lễ đó nữa, bây giờ người ta giảm 70%. Thì mấy ông già giờ mất hết rồi còn mấy đứa nhỏ nó không biết cách để làm nên dần xóa bỏ luôn”. (PVS_012, Hộ đơn thân).
ữa”. (PVS_012,Hộ đơn thân)