1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC ÊĐÊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ DLIÊYA, HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂKLĂK

90 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC ÊĐÊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ DLIÊYA, HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂKLĂK NGUYỄN DUY SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ N

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC ÊĐÊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ DLIÊYA, HUYỆN KRÔNG NĂNG,

TỈNH ĐĂKLĂK

NGUYỄN DUY SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2009

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Tìm Hiểu Đời Sống Kinh

Tế - Xã Hội Của Người Dân Tộc ÊDÊ Và Các Giải Pháp Giảm NghèoTại Xã Dliêya Huyện Krông Năng Tỉnh Đălăk” do Nguyễn Duy Sử, sinh viên khoá 31, ngành Phát Triển

Nông Thôn & Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN VĂN NĂM Người hướng dẫn

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn đến ba, mẹ, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, đã động viên, cổ vũ và tạo những điều kiện tốt nhất để cho con

có được như ngày hôm nay

Với lòng biết ơn chân thành, em xin bày tỏ lòng tri ân của mình đối với Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý thầy

cô khoa Kinh Tế đã tận tình truyền thụ, hướng dẫn, trang bị những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường

Thông qua khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể cán bộ UBND xã, chú Hà Xuân Mừng, Y Khơn, Y Mamưt, Y Mama

đã nhiệt tình giúp đỡ cháu trong quá trình điều tra thu thập số liệu

Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Năm đã tận tình hướng dẫn em để hoàn thành khóa luận này

Và cuối cùng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn của tôi, những người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian sống và học tập tại trường Đại Học Nông Lâm này

Sinh viên Nguyễn Duy Sử

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN DUY SỬ Tháng 07 năm 2009 “Tìm Hiểu Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội Của Người Dân Tộc Êđê Và Các Giải Pháp Giảm Nghèo Tại Xã Dliêya Huyện Krông Năng Tỉnh Đăk lăk”

NGUYEN DUY SU July 2009 “Searching for the social-economic lìe of Ede ethnic minority and the solution to reduce poverty at Dlieya commune, Krong Nang district, Dak Lak provine”

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số luôn là mối quan tâm chung của Đảng và Nhà nước ta Hiện nay, trên địa bàn xã Dliêya có 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào Êđê chiếm tỷ lệ khá cao có 676 hộ, 3554 nhân khẩu và chiếm 29,59% dân số cả xã Nhằm tìm hiểu thực trạng đời sống kinh tế văn hóa của ĐBDT Êđê diễn ra như thế nào, vì thế khóa luận được thực hiện trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ người Êđê trên địa bàn xã Dliêya huyện Krông Năng tỉnh Đăklăk Thông qua việc mô tả thực trạng và tìm hiểu các vấn đề:

Điều kiện sinh hoạt và sản xuất của nông hộ

Tình hình tín dụng, công tác khuyến nông, tình hình thu nhập, tình hình chi tiêu

và vấn đề thực hiện KHHGĐ trong cộng đồng người Êđê

Phong tục tập quán và lễ hội của người Êđê

Từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp góp phần nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống cho ĐBDT Êđê, giúp họ hòa nhập vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội

Trang 5

2.1 Tổng quan về xã Dliêya huyện Krông Năng tỉnh Đăklăk 4

2.1.4 Công tác thương binh xã hội – Xóa đói giảm nghèo 14

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

Trang 6

3.2 Phương pháp nghiên cứu 25

4.1 Giới thiệu sơ lược về các mẫu điều tra 29 4.2 Tình hình tổng quát của các hộ điều tra 30 4.3 Thực trạng đời sống của các hộ điều tra 34

4.3.4 Đường xá nơi hộ điều tra sinh sống 38 4.3.5 Phương tiện sản xuất và sinh hoạt 38

4.3.8 Tình hình sản xuất của nông hộ qua điều tra 43

4.8 Thông tin và chính sách áp dụng KHHGĐ 57 4.9 Một vài nét về văn hóa lễ hội truyền thống 58 4.10 Một số giải pháp về đời sống kinh tế - xã hội cho dân tộc Êđê tại địa

4.10.1 Tăng cường công tác khuyến nông 60 4.10.2 Hỗ trợ vốn vay cho người dân với lãi suất thấp 61 4.10.3 Vận động người dân thực hiện tốt công tác KHHGĐ 62

4.10.5 Tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân tộc Êđê 63

Trang 7

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

Trang 8

HĐND Hội đồng nhân dân

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội

SKSS Sức khỏe sinh sản

UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBNN Ủy ban nhân dân

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Tình Hình Sản Xuất Một Số Loại Cây Trồng Chính Của Xã Dliêya 6

Bảng 2.3 Tình Hình Phân Bố Hộ ĐBDT Êđê Theo Đơn Vị Hành Chính tại Xã

Bảng 4.3 Trình Độ Học Vấn của Các Hộ Điều Tra 31

Bảng 4.8 Tình Trạng Sử Dụng Điện của Các Hộ Điều Tra 36

Bảng 4.10 Phương Tiện Sinh Hoạt Và Sản Xuất của Các Hộ Dân 39 Bảng 4.11 Tình Hình Sử Dụng Nhà Vệ Sinh của Các Hộ Điều Tra 40

Bảng 4.13 Chi Phí Đầu Tư Và Sản Xuất cho 1 Ha Cà Phê 43 Bảng 4.14 Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả và Kết Quả Đầu Tư 1 Ha Cà Phê 44 Bảng 4.16 Các Ngành Nghề Sinh Kế của Hộ Điều Tra 47 Bảng 4.17 Tình Hình Thu Nhập của Các Hộ Điều Tra 47 Bảng 4.18 So Sánh Chi Tiêu Giữa Hộ Nghèo và Hộ Không Nghèo 49 Bảng 4.19 Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Nông Hộ 51 Bảng 4.20 Tình Hình Áp Dụng Khuyến Nông của Các Hộ Điều Tra 52 Bảng 4.21 Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp của Các Hộ Điều Tra 53

Bảng 4.23 Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Nông Hộ 56 Bảng 4.24 Mức Độ hiểu Biết Về KHHGĐ của Hộ Điều Tra 57

Trang 10

Bảng 4.26 Chi Phí và Hiệu Quả Đầu Tư cho Một Ha Cà Phê 65

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.2 Biểu Đồ các Khoản Chi Tiêu của Nông Hộ 48

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Chi Phí, Kết Quả Và Hiệu Quả Cho 1 Ha Cà Phê Phụ lục 2 Danh Sách Các Hộ Điều Tra

Phụ lục 3 Bảng Câu Hỏi

Trang 13

Phát triển nông nghiệp là vấn đề khá phức tạp và rộng lớn, do đó để sự nghiệp phát triển nông thôn có hiệu quả, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ và nổ lực lớn giữa Nhà nước và nhân dân nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết, đồng thời tạo điều kiện cho những giai đoạn tiếp theo

Đăklăk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, trong nhiều năm qua Tỉnh đã có nhiều thành tựu kinh tế, công tác xóa đói giảm nghèo cũng đạt được kết quả tích cực, đời sống của đa số người dân phần nào được cải thiện Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở Đăklăk vẫn còn cao so với cả nước, nghèo đói vẫn hiện hữu, vẫn tồn tại ở nhiều vùng, nhiều địa phương trong Tỉnh

Đặc biệt, có xã Dliêya thuộc huyện Krông Năng tỉnh Đăklăk là một trong những xã nghèo, vùng sâu vùng xa, dân số thiểu số chiếm khá cao trong dân số của xã, trình độ học vấn còn hạn chế, cơ sở hạ tầng…còn thiếu thốn Do vậy thực trạng đời sống dân cư của xã vẫn còn ở mức thấp, tình trạng đói nghèo còn khá phổ biến Đặc biệt trong đó có dân tộc thiểu số Êđê Chính vì điều đó mà tôi đã lựa chọn đề tài:

“Tìm Hiểu Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội Của Người Dân Tộc Êđê Và Các Giải Pháp Giảm Nghèo Tại Xã Dliêya Huyện Krông Năng Tỉnh Đăk lăk”

Trang 14

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: hiểu biết về thực trạng đời sống của người dân tộc Êđê cả

về đời sống vật chất và tinh thần của họ, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện đời sống cho người dân ở địa phương

Mục tiêu cụ thể nhằm tìm hiểu các vấn đề sau:

Tình hình đời sống vật chất của đồng bào Êđê

Phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê ra sao?

1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Phạm vi nội dung: tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau

Trình độ văn hóa của nông hộ

Mức sống dân cư và chi tiêu của các hộ

Tình hình tham gia lễ hội truyền thống của các hộ

Đối tượng nghiên cứu: các hộ người dân tộc Êđê gồm hộ nghèo và hộ ngoài

nghèo

Phạm vi không gian: khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại xã Dkiêya huyện

Krông Năng tỉnh Đăklăk

Phạm vi thời gian: khóa luận được thực hiện từ ngày 28/3/2009 đến ngày

15/6/2009

1.4 Cấu trúc khóa luận

Cấu trúc khóa luận gồm có 5 phần chính, bố cục theo các chương sau:

+ Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nêu ra các khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung của khóa luận và phương pháp để thực hiện khóa luận

+ Chương 4: Kết quả và thảo luận

Trang 15

Trình bày một số kết quả nghiên cứu về đời sống, điều kiện kinh tế xã hội, mức thu nhập, chi tiêu và một số giải pháp nhằm cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc Êđê ở địa bàn nghiên cứu

+ Chương 5: Kết luận và đề nghị

Tổng kết đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu Nêu lên những kiến nghị, đề xuất của tác giả sau quá trình nghiên cứu góp phần thực hiện tốt trong thời gian tới

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về xã Dliêya huyện Krông Năng tỉnh Đăklăk

Phạm vi ranh giới giáp với các xã như sau:

Phía Đông giáp với xã Chư Klong, xã Ea Tam

Phía Tây giáp với Ea Tóh

Phía Nam giáp với Phú Lộc

Phía Bắc giáp với Ea Tân

Với vị trí địa lý như trên xã Dliêya có nhiều thuận lợi mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa với các địa phương lân cận Tuy nhiên, vì là một địa phương thuộc vùng xâu vùng xa nên trình độ dân trí của người dân trong xã vẫn còn thấp và không đồng nhất nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội

b) Khí hậu

Xã Dlêya nằm trong khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng vì có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của khí hậu gió mùa cao nguyên Hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của hai hệ thống gió mùa đó là chế độ gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) và chế độ gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau)

Nhiệt độ trung bình trong năm từ 230C đến 24,70C, nhiệt độ cao nhất xảy ra vào tháng 3 và tháng 4 là 31,80C, nhiệt độ thấp nhất xảy ra trong năm là 19,70C vào tháng

Trang 17

12 và tháng giêng là 20,10C Nhiệt độ bình quân là khoảng 250C xảy ra vào tháng 7 Bình quân giờ chiếu sáng/năm 1700-2400 giờ

c) Thủy văn sông ngòi

Trên địa bàn xã có hồ Ea dua và Bình an là 2 hồ chính cung cấp nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất và đời sống người dân trong xã nói riêng và huyện Krông Năng nói chung Ngoài ra trên 2 hồ này còn được xã đầu tư xây dựng đập giữ nước để cung cấp nước cho cây trồng nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước vào mùa khô Bên cạnh đó xã còn có một vài sông suối nhỏ góp phần cung cấp một lượng nước dồi dào, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển hơn

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế

Năm 2008, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cả nước nói chung, xã Dliêya nói riêng quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước Đặc biệt là lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 21 năm ngày thành lập huyện Krông Năng (09/11/1987 – 09/11/2008)

Trong năm vừa qua thời tiết không thuận lợi Đặc biệt là dịch ve sầu xảy ra trên diện rộng làm thiệt hại lớn về năng suất và sản lượng cà phê trên địa bàn toàn xã Năng suất, sản lượng cà phê cũng như các loại cây trồng khác đều thấp hơn so với năm

2007 Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy – HĐND và sự điều hành của UBND

xã, nhiệm vụ mục tiêu năm 2008 của toàn xã đạt được những kết quả trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm An ninh - Quốc phòng cụ thể như sau:

Trang 18

Bảng 2.1 Tình Hình Sản Xuất Một Số Loại Cây Trồng Chính Của Xã Dliêya

2006 2007 2008 Loại cây Diện tích

(ha) Năng suất(kg/ha) Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Diện tích (ha)

Năng suất (kg/ha) Lương thực 1.343 2.954 1.467 3.126 1.554 2.842

Nguồn tin: UBND xã Dliêya

- Chăn nuôi: tổng đàn gia súc trên toàn xã là 5.092 con (giảm 100 con so với

năm 2007); trong đó: đàn trâu 136 con, đàn bò 984 con, đàn dê 924 con, đàn heo 3.048

con

Tổng đàn gia cầm và thủy cầm có khoảng 35.000 con

- Công tác thú y: nhìn chung, trong năm 2008, công tác thú y đã kiểm soát tốt

tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn toàn xã

Công tác tiêm phòng dịch bệnh; được UBND xã chỉ đạo cho ban thú y triển

khai đồng bộ trên các thôn buôn trong toàn xã theo đúng kế hoạch của BCĐ huyện với

số lượng gia súc, gia cầm và thủy cầm được tiêm phòng:

- Tiêm phòng dịch lỡ mồm long móng gia súc: 1000 con trâu, bò và 700 con

heo;

- Tiêm phòng dịch tụ huyết trùng cho gia súc: 500 con trâu, bò và 1000 con

heo;

- Tiêm phòng dịch phó thương hàn, dịch tả cho heo được 1.300 con;

- Tiêm phòng dịch cúm gia cầm (H5N1) được hơn 9.892 con

Về công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, UBND xã đã phối

hợp cùng trung tâm y tế dự phòng và trạm thú y huện thường xuyên kiểm tra các điểm

giết mổ gia súc trên địa bàn toàn xã với số lượng được kiểm soát là: trâu, bò 93 con;

heo 1.238 con

- Thủy lợi: với diện tích cà phê của toàn xã rất lớn nên công tác thủy lợi rất

quan trọng Để đảm bảo việc tưới tiêu cho các loại cây trồng, đặc biệt là dự trữ nước

tưới cho cây cà phê trong mùa khô và cây trồng vụ đông xuân, cán bộ chuyên trách về

Trang 19

thủy lợi thường xuyên phối kết hợp cùng các ban ngành liên quan và BTQ các thôn buôn kiểm tra các công trình thủy lợi, ao hồ và các nguồn nước đẻ kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra, đồng thời có kế hoạch dự trữ nước cho mùa khô Riêng các công trình thủy lợi lớn do nhà đầ tư như công trình đập Ea dua, đập Bình an hiện nay diện tích mặt hồ bị thu hẹp, dung lượng chứa giảm nhiều so với trước đây do phù sa bồi lấp nên năng lực tưới tiêu không đảm bảo phục vụ, hiện nay UBND xã đã có kế hoạch xin

hỗ trợ kinh phí nạo vét và nâng cấp

b) Công tác lâm nghiệp và quản lý đất đai

- Công tác lâm nghiệp: thực hiện chỉ đạo của cấp trên, trong năm qua xã đã

làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc bảo vệ rừng, đặc biệt

là rừng phòng hộ đầu nguồn, tuần tra truy quyét và ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật như khai thác lâm sản trái phép và chặt phá rừng

- Công tác quản lý đất đai: nhìn chung trong năm qua công tác quản lý đất đai

trên địa bàn xã đã có nhiều tiến bộ hơn so với năm 2007 Tuy nhiên việc quản lý vẫn còn lõng lẻo và sơ xuất, dẫn đến một số nơi đã xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai (một số vụ năm trước chưa giải quyết dứt điểm chuyển sang) và một số trường hợp tự ý mua, bán, sang nhượng đất đai trái phép

Trong năm qua có 13 vụ tranh chấp đất đai; trong đó có 8 vụ lấn chiếm, đã giải quyết được 03 vụ, chuyển lên cấp trên 02 vụ, đang giải quyết là 08 vụ; đề nghị UBND huyện cấp GCNQSD đất được 54 bìa, tổng số hợp đồng chuyển nhượng là 148 hợp đồng, tổng số hộ vay thế chấp QSD đất là 766 hộ

Tình trạng lấn chiếm đất chuyên dùng tại khu vực chợ trung tâm xã và khu vực ngã tư thôn Trung hòa diễn biến phức tạp, hiện UBND xã vẫn tiếp tục tìm biện pháp giải quyết dứt điểm

c) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Trong năm qua tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng khá nhanh, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn Đặc biệt là các đại lý thu mua nông sản và vật tư nông nghiệp phát triển mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả và giá trị sản xuất nông nghiệp Hiện toàn xã có 08 đại lý mua nông sản và vật tư nông nghiệp, 02 cơ sở kinh doanh dịch vụ khác

Trang 20

Chợ trung tâm xã đã và đang đi vào hoạt động ngày càng hiệu quả Tuy nhiên

công tác xây dựng các công trình phụ để đảm bảo vệ sinh môi trường còn chưa thực

hiện được, nguyên nhân là ban quản lý chợ hoạt động còn mang tính cầm chừng, ý

thức chấp hành nội quy, quy định của một số hộ kinh doanh còn thấp, việc thu nộp các

khoản ngân sách cho nhà nước và địa phương chưa đầy đủ và kịp thời dẫn đến thiếu

vốn đầu tư cho xây dựng

Tình hình xã hội

a) Dân tộc

Là một xã trong đó có 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Êđê chiếm

phần lớn dân tộc thiểu số trong xã với 3.554 người chiếm 29,59% dân số của xã sống

tập trung ở các thôn, buôn (buôn Yun, buôn Yoh, B k Mang, Dliêya A…)

Bảng 2.2: Cơ Cấu Dân Tộc Xã Dliêya Năm 2008

STT Dân tộc Tổng số (hộ) Tổng nhân khẩu (người) Tỷ lệ (%)

Nguồn: UBND Xã Dliêya + TTTH

b) Các vấn đề kinh tế - xã hội của đồng bào Êđê

Các tên gọi khác của dân tộc Êđê đó là: Rađê, Đê, Kpa, A Dham, Krung, Ktul,

Blô, Epan, Bích…

Tiếng nói của người dân tộc Êđê thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai-Polynesia Tiếng

Êđê là một ngôn ngữ có quan hệ gần gũi với tiếng Gia rai, Chăm, Malaysia, Indonêsia,

Philipin

So với dân tộc ít người khác tại Việt Nam, người Êđê là sắc dân có chữ viết

theo bảng chữ cái La tinh khá sớm, người Êđê có chữ viết từ thập niên 1920

Trang 21

Phần lớn dân tộc Êđê theo đạo Tin lành và Thiên chúa giáo, sống tập trung nhiều ở Đăklăk, nam tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên

Bảng 2.3 Tình Hình Phân Bố Hộ ĐBDT Êđê Theo Đơn Vị Hành Chính tại Xã

Tỷ lệ (%)

Đa số dân tộc Êđê ở đây chủ yếu sông bằng nghề làm rẩy và lao động thuê Họ

chủ yếu trồng cây lâu năm là cây cà phê

Trang 22

Trong chăn nuôi thì chủ yếu là chăn nuôi thả rong không buôn bán mà chỉ để dùng trong gia đình trong các dịp lễ hội cúng bái Không tập trung và chưa có quy mô nên không đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình

Hiện nay thì việc tiếp cận thông tin đã dễ dàng hơn, đã tích cực tham gia các hoạt động phong trào văn hóa, thể dục thể thao

c) Dân số

Đến cuối năm 2008 toàn xã có 12.023 người

Bảng 2.4 Tình Hình Dân Số Xã Dliêya theo Đơn Vị Hành Chính năm 2008

Trang 23

Trong năm vừa qua công tác xây dựng cơ bản của xã đã đạt được những kết quả khả quan, các khỏa vốn huy đông trong dân được triển khai đảm bảo dân chủ và đạt kết quả khá tốt Đồng thời các chương trình hỗ trợ của nhà nước như 134, 135, 159,

168 cũng được triển khai đồng bộ và hiệu quả với những công trình trọng điểm như:

- Tuyến đường 135 từ buôn E Dua đi buôn Kmang với tổng số vốn đầu tư là 1.331.000.000đ đang được thi công, dự kiến đến năm 2009 sẽ hoàn thành và đưa vào

sử dụng

- Nhà ở theo chương trình 134 với tổng số vốn đầu tư là 558.000.000đ ; trong đó: làm mới 45 nhà là 450.000.000đ, sửa chữa 22 nhà là 108.000.000đ

e) Giáo dục

Hiện nay trên đại bàn xã có 04 đơn vị trường học trong đó: 01 trường trung học

cơ sở và 03 trường tiểu học

- Tổng số phòng học là 85 phòng; trong đó: phòng kiên cố 28 phòng, phòng cấp

4 là 50 phòng, tạm bợ là 07 phòng

- Tổng số giáo viên là 176 giáo viên trong đó:

+ Giáo viên TH cơ sở là 50 giáo viên, đạt 90%

+ Giáo viên tiểu học là 106 giáo viên, đạt 93%

+ Giáo viên mầm non là 20 giáo viên, đạt 85%

- Tổng số học sinh là 3.000 em trong đó:

+ Học sinh TH cơ sở là 928 em

+ Học sinh tiểu học là 1.554 em

+ Học sinh mầm non là 512 cháu

Hàng năm học sinh được lên lớp đạt 96%, học sinh theo học TH phổ thông đạt 75%, học sinh theo học các trường Cao Đẳng, Đại Học đạt 36%, tuy nhiên vẫn còn có khó khăn, cơ sở vật chất xây dựng chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ hiện nay, còn thiếu thốn một số phòng học, nhà ở cho giáo viên, hệ thống tường rào chưa được khép kín, chất lượng học tập chưa được cao

f) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – Bảo vệ và chăm sóc trẻ em – Chữ thập

đỏ

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Trang 24

- Y tế: trong năm qua, công tác y tế tại trạm y tế xã cũng như cộng tác viên y tế thôn buôn đã thực hiện khá tốt việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Trạm y tế trong năm đã khám và chữa bệnh cho 14.369 lượt người; trong đó: khám chữa bệnh ại trạm là: 6.961 lượt người, khám lưu động là 7.408 lượt người

+ Khám sức khỏe các cụ trên 70 tuổi là 210 lượt người

+ Khám sức khỏe các cháu mẫu giáo là 795 cháu

+ Khám nghĩa vụ quân sự là 246 người

Chương trình tiêm chủng mở rộng được trạm y tế kết hợp với các ban ngành và BTQ thôn buôn triển khai thường xuyên theo đúng kế hoạch, đảm bảo tất cả trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn toàn xã đều được tiêm chủng đầy đủ các loại vác xin phòng bệnh

- Công tác dân số - KHHGĐ: luôn duy trì tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: phát động chiến dịch truền thông chăm sóc SKSS và KHHGĐ, tọa đàm sinh hoạt nhóm, phát tờ rời về DS - GĐ&TE

Kết quả các chỉ tiêu dịch vụ đạt được trong năm 2008:

+ Đình sản nữ: 7/6 ca, đạt 116,6%

+ Đặt vòng tránh thai: 40/40 ca, đạt 100% kế hoạch

+ Dùng bao cao su: 130 trường hợp

+ Uống thuốc tránh thai: 364 trường hợp

Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em: nhìn chung, trong năm qua công tác

chăm sóc và bảo vệ trẻ em đạt được những kết quả rất đáng khích lệ:

- Về công tác chăm sóc sức khỏe: trong năm qua đã khám thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi được 1.232 thẻ Ngành y tế đã tổ chức khám và chữa bệnh cho các cháu tại các trường mẫu giáo đạt kết quả tốt Công tác tiêm chủng mở rộng đạt trên 98%

- Về công tác giáo dục trẻ em: thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đưa trẻ tới trường, chính sách ưu tiên với các dân tộc thiểu số

- Về chăm lo đời sống tinh thần cho trẻ em: các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em trong năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực Hầu hết các thôn buôn đã chủ động tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ lành mạnh và bổ ích cho trẻ

em nhân các ngày lễ lớn như: ngày Quốc tế thiếu nhi, rằm trung thu Hoạt động hè

Trang 25

cũng được triển khai rộng khắp trên toàn xã với những hoạt động chủ yếu như: giao lưu văn hóa, văn nghệ, bóng đá

- Về công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: thăm hỏi và tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi, rằm trung thu

- Về công tác xây dựng quỹ bão trợ trẻ em: vẫn được duy trì thực hiện theo nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐND ngày 12/02/2004 của HĐND xã với mức thu 10.000đ/hộ

và được quản lý thu, chi theo đúng thông tư số 112/BTC của bộ tài chính

Công tác chữ thập đỏ: được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của huyện và sự

hoạt động tich cực của Hội chữ thập đỏ xã, trong năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như:

- Hỗ trợ khắc phục hỏa hoạn, thiên tai được 700 ngàn đồng

- Thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách nhân dịp tết nguyên đán 2008 là

120 xuất quà, mỗi xuất trị giá 100 ngàn đồng; 03 xuất quà hỗ trợ hộ nghèo đặc biệt khó khăn, mỗi xuất trị giá 200 ngàn đồng

- Tiếp nhận và cấp 03 xe lăn cho đối tượng bại liệt

- Đưa đi phẩu thuật chỉnh hình tại bệnh viện đa khoa ĐăkLăk là 08 trường hợp

- Gởi 03 cháu khuyết tật vào trường dạy nghề khuyết tật Đăklăk

- Hiến máu nhân đạo được 06 người với 06 đợn vị máu

2.1.3 Văn hóa thông tin – TDTT

a) Văn hóa thông tin: trong năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền đã có

nhiều hoạt động khá tốt Đài truyền thanh hiện có 08 cụm loa truyền thanh được phát thanh thường xuyên đúng nội dung, thời lượng theo yêu cầu của ngành

Hiện toàn xã có 09 thôn, buôn được công nhận thôn, buôn văn hóa và 105 gia đình được công nhận là gia đình văn hóa

Phong trào văn hóa văn nghệ được hưởng ứng và nhân rộng ở hầu hết các thôn, buôn Hiện toàn xã có 17 đội văn nghệ thôn, buôn, trong năm đã tổ chức được 05 buổi giao lưu văn nghệ giữa các thôn, buôn

b) Thể dục thể thao: phong trào thể dục, thể thao được triển khai và hưởng

ứng thường xuyên và rộng khắp từng thôn, buôn; hầu hết các thôn, buôn đều có đội bóng chuyền nam, nữ Trong đó đã tổ chức nhiều giải giao lưu bóng chuyền nhân các

Trang 26

ngày lễ lớn như: 10/3, 26/3, 02/9…Đặc biệt, để chào mừng cách mạng tháng 08 thành công và quốc khánh 02/9 UBND xã đã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức thành công giải bóng chuyền nam các chi đoàn thanh niên trên địa bàn toàn xã

2.1.4 Công tác thương binh xã hội – Xóa đói giảm nghèo

a) Công tác thương binh – xã hội: việc quan tâm, chăm sóc thương binh và

gia đình liệt sỹ là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam nên rất được UBND xã coi trọng Kỷ niệm 61 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2008)

xã đã phát động xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa” và được hưởng ứng rộng khắp trên địa bàn, tính đến nay quỹ đã huy động được 5.290.000đ Trích hỗ trợ gia đình chính sách bị hỏa hoạn là 5 triệu đồng (gia đình ông Y Giáp Ksơr)

- Tổ chức gặp mặt tọa đàm các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ nhằm ôn lại tinh thần yêu nước và truyền thống anh hùng của ông, cha ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc

- Hiện nay xã đang quản lý 138 đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội; trong đó gia đình liệt sỹ là 17, thương binh là 25, bệnh binh 24, người có công 06, đối tượng bảo trợ xã hội 63, nạn nhân chất độc gia cam 03

+ Người bị giặc bắt tù đày là 34 người

- Tiếp nhận và cấp phát tiền điện thắp sáng là 11.040.000đ cho các dân tộc thiểu

số theo chương trình 168

Trang 27

- Tổng số hộ nghèo được vay vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách để sản xuất

là 200 hộ với tổng số tiền vay là 1.162 triệu đồng

- Tổng số sinh viên nghèo được vay vốn ưu đãi là 143 sinh viên với tổng số tiền được vay 827 triệu đồng

- Số hộ được vay vốn theo chương trình hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn là 75 hộ với tổng số tiền vay là 702 triệu đồng

- Số hộ được vay vốn ưu đãi theo chương trình hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là 15 hộ với số tiền 95 triệu đồng

- Số hộ được vay theo chương trình 120 (giải quyết việc làm) là 03 hộ với tổng

số tiền vay là 45 triệu đồng

- Tiếp nhận và cấp phát 71 triệu đồng cho các cháu mẫu giáo là con hộ nghèo

- Tiếp nhận và cấp 42 con bò cho dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất sản xuất, chuyển sang chăn nuôi

- Tiếp nhận và cấp dụng cụ đựng nước cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn là 143

hộ, mỗi hộ 300.000đ

2.1.5 An ninh - Quốc phòng

a) An ninh: trong năm qua, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn xã tuy

không có diễn biến phức tạp, tuy nhiên một số phần tử xấu vẫn lén lút họat động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc Đặc biệt là ở 09 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ, tuy đời sống vậy chất và tinh thần ngày càng được nâng lên, song một số thành phần do nhận thức còn thấp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, một bộ phận nhỏ vẫn còn tư tưởng tự ti dân tộc, nhẹ dạ, cả tin nên rất

dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng Mặt khác, các thế lực thù địch trong và ngoài nước bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt luôn rình rập âm mưu biểu tình, bạo loạn, dụ dỗ người vượt biên trái phép Nhưng dưới sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp trên và sự trực tiếp lãnh đạo của Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ xã đã triển khai công tác tuyên truyền vận động dưới nhiều hình thức đến từng thôn, buôn, vì vậy an ninh chính trị trên địa bàn luôn ổn định và giữ vững, không có người nào tham gia biểu tình, bạo loạn, vượt biên trái phép

Trang 28

Công tác phát động quần chúng tại 09 buôn dân tộc tại chỗ được tổ chức triển khai theo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả khá cao Trong năm qua đã tổ chức phát động tại

09 buôn được 02 đợt với tổng số người tham gia là 1.893 lượt người

Tổ chức kết nghĩa giữa các thôn trong và ngoài xã với các buôn dân tộc sở tại, nhằm cũng cố và phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc anh em đã đem lại kết quả rất đáng kích lệ

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính sách của Nhà nước về vấn đề Tôn giáo, Đảng ủy, HĐND, UBMTTQ xã phối hợp với đội công tác 376, đội công tác 253 thường xuyên tuyên truyền vận động toàn dân cũng như các tín đồ theo đạo luôn sống tốt đời, đẹp đạo, tôn trọng tự do tín ngưỡng, xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, cộng đồng Hiện nay thành phần tôn giáo trên đại bàn toàn xã gồm có:

Công tác sẵn sàng chiến đấu:

Trực sẵn sàng chiến đấu theo chỉ đạo của Huyện: trực lễ Noel và tết Nguyên đán 40 công; trực cao điểm (12/4/2008) 360 công; trực 30/4 và 01/5 là 20 công; trực 19/8 và Quốc khánh 02/9 là 30 công; trực bắn máy bay thấp từ 17/10-17/11 là 60 công

Công tác xây dựng lực lượng:

- Lực lượng dự bị hạng 1 có 112 đồng chí, đã biên chế vào tiểu đoàn 628 là 48 đồng chí, chưa biên chế là 64 đồng chí

- Lực lượng dự bị hạng 2 là 656 đồng chí

- Lực lượng dân quân: tổng số lực lượng toàn xã là 147 đồng chí; trong đó: lực lượng cơ động 28 đồng chí, lực lượng binh chủng 20 đồng chí, lực lượng nồng cốt tại chỗ 101 đồng chí

Công tác huấn luyện:

- Huấn luyện lực lượng cơ động: 28 đồng chí x10 ngày = 280 công

- Huấn luyện lực lượng năm thứ nhất: 31 đồng chí x 10 ngày = 310 công

- Huấn luyện thôn đội trưởng: 27 đồng chí x 7 ngày = 189 công

Trang 29

- Huấn luyện năm thứ 2 đến năm thứ 5: 28 đồng chí x 7 ngày = 196 công

Kiểm tra bắn đạn thật: đơn vị đạt yêu cầu

Công tác tuyển quân: đăng ký độ tuổi 17 là 70 thanh niên, tham gia khám sơ

tuyển tại xã là 328 thanh niên

Tham gia khám cấp huyện là 62 thanh niên (vượt cỉ tiêu 10 thanh niên) kết quả đạt tiêu chuẩn là 22 thanh niên, đủ điều kiện nhập ngũ là 13 thanh niên (vượt chỉ tiêu

a) Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt: chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp với đất đai, khí hậu Đặc biệt số diện tích cà phê trên vùng đồi cao, thiếu nước tưới, số diện tích bị ve sầu gây hại, cần trồng xen các loại cây ăn quả chất lượng cao hoặc cây ca cao nhằm giảm bớt

sử dụng nước tưới, đồng thời tạo thêm thu nhập Số diện tích ruộng nước thiếu nước tưới vụ đông xuân chuyển sang trồng ngô hoặc các loại cây họ đậu

Chăn nuôi – thú y: chú trọng phát triển chăn nuôi Đặc biệt ưu tiên phát triển chăn nuôi trang trại nhằm tạo nguồn thu nhập đáng kể, đồng thời dễ kiểm soát dịch bệnh Tiêm và xử lý phòng dịch theo đúng kế hoạch trên giao, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc vận chuyển, giết, mổ gia súc, gia cầm, ngăn chặn kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra

b) Lâm nghiệp: phát triển trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đẻ bảo vệ nguồn

nước, đồng thời trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc theo chương trình 327

c) Giao thông thủy lợi

Giao thông: tu sữa đường cho các thôn, buôn đều có đường cấp phối đến trung tâm xã

Thủy lợi: đẩy nhanh tiến độ thi công đập thủy lợi E Kné, đồng thời kiểm tra khắc phục, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, thủy nông, nguồn nước để đảm bảo việc tưới tiêu cho cây trồng

Trang 30

d) Công tác khuyến nông: triển khai nhân rộng những mô hình đã thí điểm

thành công của những năm trước, đồng thời cũng cố, kiện toàn hệ thống khuyến nông viên thôn, buôn nhằm phát huy hết khả năng thực hiện nhiệm vụ

e) Công tác quản lý đất đai: tiếp tục giải quyết dứt điểm những trường hợp

tranh chấp, lấn chiếm đất đai còn tồn đọng từ năm 2008 và từ những năm trước chuyển sang, đề nghị UBND huyện đo đạc, cấp GCNSD đất cho những trường hợp không có tranh chấp và sang nhượng hợp pháp, chỉ đạo quản lý đất đai đúng theo quy hoạch tổng thể giai đoạn 2006 - 2020 đã được HĐND xã phê duyệt

f) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: chú trọng phát triển các mặt hàng tiêu dùng Đặc biệt ưu tiên phát triển sản xuất cơ khí phục vụ nông nghiệp

Thương mại và dịch vụ: đây là mắt xích quan trọng trong nền kinh têa thị trường, vì vậy cần phải ưu tiên phát triển một cách đa dạng và phong phú Đặc biệt ưu tiên phát triển ngành dịch vụ mua, bán nông sản và vật tư nông nghiệp

g) Xây dựng cơ bản:

Xây dựng đường điện cho những thôn, buôn chưa có điện sinh họat, phấn đấu đến cuối năm 2009, 100% số thôn, buôn đều có điện sinh hoạt Xây dựng trường mẫu giáo tại các thôn, buôn cách xa trung tâm, trường học để trẻ em nghèo có cơ hội được đến trường Xây dựng hội trường thôn tại một số thôn hiện chưa có hội trường sinh hoạt

2.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội

a) Giáo dục: “Giáo dục là Quốc sách” Vì vậy việc quan tâm đến chất lượng

dạy và học là công tác thường xuyên Đặc biệt quan tâm chính sách ưu tiên đối với con, em đồng bào dân tộc thiểu số Phấn đấu từng bước thu hẹp khoảng cách về mặt bằng về dân trí giữa nông thôn và thành thị Xây dựng trường chuẩn quốc gia tại trường tiểu học Dliêya và trường trung học cơ sở A Ma Trang Lơng

b) Y tế - Dân số - KHHGĐ: cũng cố, kiện toàn hệ thống y tế thôn, buôn Phấn

đấu đến cuối năm 2009 thôn, buôn nào cũng có nhân viên y tế đủ chuyên môn để sơ cứu bệnh nhân

Trang 31

c) Văn hóa – Thông tin – Thể dục – Thể thao

Văn hóa – Thông tin: tuyên truyền, vận động dưới mọi hình thức như thông tin đại chúng, giao lưu văn hóa, văn nghệ, tổ chức lễ hội truyền thống…để khơi dạy và phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc, từ đó xây dựng mối quan hệ ngày càng khăng khít hơn giữa các dân tộc trong cộng đồng

Thể dục – Thể thao: tổ chức thi đấu bóng chuyền, bóng đá và các trò chơi dân gian vào các dịp lễ lớn để mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia, đặc biệt là thanh thiếu niên có được sân chơi bổ ích và rèn luyện sức khỏe

d) Công tác thương binh xã hội – Xóa đói giảm nghèo: triển khai kịp thời

những chế độ, chính sách ưu tiên, ưu đãi cho đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số Tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà các đối tượng và gia đình chính sách,

có công nhân dịp tết Nguyên đán và những ngày lễ lớn trong năm Trợ cấp kịp thời đối với những gia đình người già cô đơn, không nơi nương tựa và những trường hợp gặp

thiên tai, hoạn nạn

2.2.3 An ninh – Quốc phòng

a) An ninh

Phát động quần chúng tại các buôn dân tộc tại chỗ theo đúng kế hoạch đề ra, nắm vững tình hình địa bàn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những âm mưu phản động, chống phá Nhà Nước

b) Quốc phòng

Đẩy mạnh công tác quân sự địa phương, huấn luyện quân sự cho lực lượng DQTV, sẵn sàng xử lý mọi tình huống xảy ra Hoàn thành chỉ tiêu về quân sự năm

2009

Trang 32

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Định nghĩa, khái niệm nghèo đói

Tại hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP (Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương) tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan vào tháng 3/1999, Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về nghèo đói như sau: “Nghèo

là một tình trạng bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán tại địa phương”

Tuy vậy, cũng có khái niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của các chuyên gia hàng đầu của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) – Ông Abapia Sen, người được giải thưởng Noben về kinh tế năm 1998, cho rằng: Nghèo đói

là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng” Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn (Huỳnh Thị Sương, 2006)

Quan niệm của chính người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc gia khác trên thế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn Một số cuộc tham vấn có sự

tham gia của người dân miền núi, họ cho rằng: “nghèo đói là gì ư? là hôm nay con Tôi

ăn khoai, ngày mai con Tôi không biết ăn gì? Bạn nhìn nhà ở của Tôi thì biết, trong

nhà nhìn thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân” Một số người Hà

Tĩnh thì trả lời: “nghèo đói đồng nghĩa với nhà bằng tranh, tre, nứa, lá tạm bợ, siêu

Trang 33

vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh,…”

Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, nhà xã hội học William Wilson đã đưa ra thuật ngữ Underclass (tầng lớp dưới hay giai cấp dưới) để chỉ nhóm những người nghèo Theo đó, họ được coi là những người không có trình độ và kỹ năng, luôn chịu sự tách biệt của xã hội, không có khả năng tiếp cận hoặc không có được mối liên hệ với nhiều cá nhân khác, với những thể chế có thể đem lại cho họ nguồn lợi về kinh tế và các vị thế xã hội (Lương Hồng Quang, 2001)

Nghèo: là tình trạng thu nhập của người dân gần như được chi hoàn toàn cho bữa ăn, thậm chí còn không đủ, phần tích lũy hầu như không có, các nhu cầu tối thiểu khác như mặc, ở, văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại…chỉ đáp ứng được một phần ít ỏi Nghèo cũng được phân biệt thành hai mức độ:

Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống

Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng mà dân cư đó sinh sống

Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan

Đói: là sự nghèo khổ tuyệt đối, sự bần cùng, là tình trạng ăn bị đói bữa, không

đủ ăn lượng dinh dưỡng tối thiểu để có sức lao động và tái sản xuất sức lao động Đói

có hai mức độ:

Đói kinh niên: là tình trạng thiếu ăn thường xuyên

Đói gay gắt (đói cấp tính): là tình trạng đói kinh niên cộng với hoàn cảnh khó khăn đột xuất do thiên tai, bão lụt, mất mùa, bệnh tật…không có gì để sống; trường hợp này cần được cứu trợ khẩn cấp

3.1.2 Chuẩn nghèo

Chuẩn nghèo hiện nay được Bộ LĐTB&XH ban hành từ năm 2005 quy định mức 200.000 đồng/người/tháng khu vực nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng khu

vực thành thị

Trang 34

Từ ngày 01.01.2009 chuẩn nghèo quốc gia sẽ được tăng lên 300.000 đồng/người và 390.000 đồng/người theo đơn vị tháng cho khu vực nông thôn và thành thị tương ứng phản ánh tình trạng lạm phát gia tăng

Mức chuẩn nghèo mới được đưa ra theo đề suất và thống nhất của Bộ LĐTB&XH, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê

Chuẩn nghèo được tính toán dựa vào các nhu cầu tối thiểu hàng ngày về ăn, ở, quần áo, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đi lại và giao lưu xã hội Trong đó, nhu cầu về

ăn ước tính chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu chi tiêu của các hộ nghèo

3.1.3 Nghèo đói ở các dân tộc thiểu số

Nghèo đói ở các dân tộc thiểu số là một bộ phận của nghèo đói nói chung, nó mang tính toàn cầu cao Do điều kiện sinh hoạt văn hóa cũng như nhận thức khác nhau nên vấn đề nghèo đói của người dân tộc thiểu số và người kinh có sự khác nhau cơ bản Tỷ lệ nghèo đói của dân tộc thường cao hơn vài lần so với người kinh sống trong cùng địa bàn Một thách thức nữa đối với vấn đề giảm nghèo ở đồng bào dân tộc thiểu

số là vấn đề dân tộc học và phong tục tập quán của đồng bào

Theo số liệu của Tổng cục thống kê qua các cuộc khảo sát về mức sống dân cư Việt Nam thì tỷ lệ nghèo của cả nước từ 58% năm 1993 giảm xuống còn 14,87% năm

2007 (khoảng 13 triệu người) Trong vòng 14 năm đã giảm 35 triệu người nghèo

Cùng với kết quả đó, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tỷ lệ nghèo giảm nhanh, song so với tỷ lệ chung của cả nước vẫn là vùng có tỷ lệ nghèo cao, cụ thể: Vùng Tây Bắc: 49%; Vùng Bắc Trung Bộ: 29,1%; Vùng Tây Nguyên: 28,6%; Vùng Đông Bắc: 25%; Vùng Nam Trung Bộ: 12,6%; Các Vùng còn lại đề dưới 10%

Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số cả nước nhưng lại chiếm gần 44% tổng số hộ nghèo, hay nói cách khác là cứ 100 người nghèo thì có gần 44 người là đồng bào dân tộc thiểu số

3.1.4 Lý thuyết phát triển

a) Khái niệm phát triển

phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng, nếu chỉ biến đổi làm tăng về số lượng thì đó mới chỉ là tăng trưởng (Nguyễn Hữu Nhân, 2000)

Trang 35

Cũng có thể hiểu phát triển là đi từ cổ truyền đến tiên tiến, hiện đại Con người

là nhân tố trung tâm của sự phát triển, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của con người (Nguyễn Văn Năm, 2000)

Phát triển bao gồm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể là:

Phát triển kinh tế bền vững và gắn liền với hiệu quả Có nghĩa là sự phát triển kinh tế phải đảm bảo có lợi nhuận cao, nhịp độ tăng trưởng thích hợp ổn định trong thời gian dài Ngoài ra, phải phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia

Phát triển xã hội sao cho ổn địn việc làm, ổn định thu nhập, giải quyết nhà ở và các phúc lợi xã hội Đây là vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống vật chất tinh thần của người dân và cộng đồng Nếu sự phát triển chỉ chú ý đến khía canh kinh tế, nhưng

bỏ quên về mặt xã hội hay không thể đáp ứng nhu cầu xã hội thì không thể chấp nhận được, ngược lại nó cũng không thể tồn tại

Phát triển môi trường: bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường sinh sống Sự phát triển không chỉ dừng lại ở lợi ích kinh tế và xã hội mà không quan tâm đến môi trường, trong khi môi trường tác động đến sự tồn tại mẫn cảm của muôn loài

Sự phát triển phải duy trì đa dạng sinh học và luôn có định hướng cải tạo môi trường, giảm thiểu tổn hại, ô nhiễm về không khí, đất và tiếng ồn…tạo thuận lợi cho sản xuất

và đời sống và nhu cầu phát triển của loài người Quá trình khai thác tài nguyên, quá trình sản xuất nói chung luôn tác động đến môi trường tự nhiên, môi trường sống Vì thế vấn đề đặt ra cho sự phát triển nhằm hướng đến sự phát triển cân đối về mặt kinh

tế, xã hội và môi trường trong quá trình phát triển (Nguyễn Văn Năm, 12/2000)

b) Khái niệm phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh

tế trong một thời kỳ nhất đinh, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn (Trần Văn Chử, 2004)

c) Khái niện về phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn cũng không thể tách rời nguyên lý chung của sự phát triển Phát triển nông thôn cung hướng vào 3 thành phần cơ bản của sự phát triển đó là: kinh

tế, xã hội và môi trường Bên cạnh đó, phát triển nông thôn còn quan tâm đến tăng

Trang 36

cường hợp tác của con người và năng lực của cộng đồng để phát triển nông thôn (Nguyễn Văn Năm, 12/2000)

d) Khái niện về nông thôn

Nông thôn là vung khác với thành thị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn (Vũ Thị Bình, 1999)

có tổ chức nhằm giúp cho các cá nhân có được những thái độ và quan niện phù hợp,

kỹ năng tốt để họ tham gia tích cực và dân chủ vào việc đưa ra các giải pháp cải thiện

có hiệu quả các vấn đề chung theo thứ tự ưu tiên được xác định (Trương Văn Tuyển, 2007)

3.1.6 Văn hóa

a) Khái niện văn hóa

Cho đến nay người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa, xuất phát

từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

Dưới đây là định nghĩa văn hóa của UNESCO được thông qua trong bản tuyên

bố về những chính sách văn hóa tại hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26/7 – 6/8/1982 tại Mêhicô: “văn hóa là những tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống gia trị, những tập tục và tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa

đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự

Trang 37

ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra được xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới, những công trình vượt trội bản thân”

Văn hóa truyền thống là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, pháp luật, dư luận (Trần Ngọc Thêm, 2000)

b) Phong tục, tập quán

Tập quán là những thói quen được đưa vào nếp sống hàng ngày Mỗi dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu; về sau do sự tiếp súc với nhau nên có những sự ảnh hưởng, bắt chước và có những cái giống nhau (Trần Ngọc Thêm, 2000) Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đa số mọi người thừa nhận và làm theo (Trần Ngọc Thêm, 2000)

Phong tục có 2 loại: mỹ tục là những tập tục tốt như thờ phụng tổ tiên và hủ tục

là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn địa bàn nghiên cứu

Xã Dliêya là một xã nghèo thuộc vùng xâu, vùng xa cảu huyện Krông Năng tỉnh Đăklăk, xã còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, đời sống người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn trong sản xuất, cải thiện đời sống Do đó tôi

đã chọn địa phương làm địa bàn nghiên cứu

3.2.2 Cách tiến hành nghiên cứu

a) Thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng, ban có liên quan như phòng thống kê, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn,…tại UBND huyên, xã

Tham khảo tài liệu, luận văn các khóa trước và internet

Thông tin thứ cấp dùng cho phần tổng quan của đề tài và dùng để tham khảo trong phần kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 38

b) Thu thập số liệu sơ cấp

Thực hiện phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) để quan sát thực địa, các thông tin thu thập từ phương pháp này nhằm đóng góp thêm sự phong phú các nguồn thông tin cho đề tài

Phỏng vấn hộ: điều tra quan sát tình hình thực tế địa phương và phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ ở 3 buôn (B K Mang, buôn Yoh, buôn Yun) trong xã bằng cách sử dụng bảng câu hỏi đóng và mở, thông qua sự giới thiệu của các trưởng buôn Với phương pháp này giúp người phỏng vấn có thể tiếp cận để thu thập thông tin từ hộ dân vì người dân tộc còn hạn chế nhất định trong ngôn ngữ Việt Với người dân tộc việc có người uy tín là trưởng buôn dẫn đến giới thiệu họ sẽ tin tưởng và trả lời câu hỏi

c) Xử lý số liệu

Những thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ được xử lý bằng phần mềm excel để tổng hợp, phân tích số liệu, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu

Sử dụng phương pháp mô tả nhằm tiến hành mô tả mẫu điều tra, tình trạng nghèo đói

thông qua các số liệu thu thập được từ mẫu điều tra và số liệu thứ cấp

d) Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế: là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được với phần chi phí bỏ ra của quá trình sản xuất Tính phức tạp của hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố và nhiều mặt, vừa phải dựa vào thực tế sản xuất hiện tại, lại phải vừa dự báo cho tương lai Ngoài ra còn phải tính đến lợi ích nhiều mặt của xã hội

Kết quả

- Hiệu quả kinh tế = -

Chi phí sản xuất

Lợi nhuận trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận/ Chi phí = -

Chi phí sản xuất trong kỳ Công thức này chỉ ra rằng cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Trang 39

Thu nhập trong kỳ

- Tỷ suất thu nhập/ Tổng chi phí = -

Chi phí sản xuất trong kỳ Công thức này chỉ ra rằng cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập

- Tỷ suất doanh thu/ Chi phí = -

Chi phí sản xuất trong kỳ Công thức này chỉ ra rằng cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

e) Các chỉ tiêu đánh giá dự án

Hiện giá thuần NPV: Hiện giá thuần hay hiện giá ròng NPV là hiệu số giữa

giá trị hiện tại được tính theo một suất chiết khấu nào đó của dòng ngân lưu thu nhập

mà dự án sẽ mang lại trong tương lai so với hiện giá của các khoản đầu tư phải bỏ ra cho dự án Khi NPV ≥ 0 thì của cải của xã hội hay của công ty được phát triển Nếu hiểu một cách đơn giản thì NPV cho biết tổng lãi ròng của cả dự án mang lại, dự án nào có tổng lãi ròng lớn hơn thì sẽ có lợi lớn hơn

n (Bt – Ct) Công thức: NPV = ∑

t=0 (1 + r)tTrong đó:

• Bt: Lợi ích ; Ct: Chi phí

• r: Suất chiết khấu ; t: Năm

f) Một số chỉ tiêu tính toán

- Doanh thu

Doanh thu = Giá bán x Sản lượng

Giá bán: là giá đầu ra khi bán sản phẩm trên thị trường

Sản lượng: là lượng sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất

Doanh thu: là giá trị thu được bằng tiền khi bán lượng hàng hóa thu được

- Tổng chi phí

Tổng chi phí = chi phí vật chất + chi phí lao động

Chi phí vật chất: máy móc, phân bón, thuốc nói chung là tư liệu cho sản xuất

Trang 40

Chi phí lao động: là số lượng lao động để làm ra khối lượng vật chất đó Nó gồm cả lao động nhà và lao động thuê

- Lợi nhuận

Lợi nhuận = doanh thu – tổng chi phí

Lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí

- Thu nhập

Thu nhập (TN) của hộ dân = TN từ NN + TN từ phi NN + TN khác

Thu nhập được tính theo công thức sau:

TN = DT – (CPVC mua + CP lao động thuê)

= LN – (CPVC tự kiếm + công lao động nhà)

Ngày đăng: 12/09/2018, 18:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w