Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay

94 397 0
Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- VŨ THỊ BỀN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- VŨ THỊ BỀN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HIỆN NAY Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là do tôi thực hiện, những số liệu, thông tin được trình bày trong đó là dựa trên thực tế và hoàn toàn chân thực. Các tài liệu được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng và xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về những gì liên quan tới luận văn này. Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2014 Học viên Vũ Thị Bền LỜI CẢM ƠN Trước hết, cho phép tôi được gửi tới tất cả các thầy các cô trong khoa Xã hội học trường ĐHKHXH và Nhân văn lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất. Các thầy cô đã dạy bảo, trang bị cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong học tập, công tác và trong cả cuộc sống. Đặc biệt là trong quá trình tôi hoàn thành luận văn của mình. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn và biết ơn PGS.TS Hoàng Bá Thịnh - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tiếp theo, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô, bác, anh chị đã dành thời gian, nhiệt tình tham gia cuộc phỏng vấn sâu để chia sẻ, cung cấp những thông tin hết sức quý giá đối với luận văn của tôi. Và tôi cũng xin cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong hội đồng Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp khoa Xã hội học đã góp ý, đánh giá luận văn để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình. Chắn chắn rằng luận văn của tôi vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô. Kính chúc tất cả sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt! Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2014 Học viên Vũ Thị Bền MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ....................................................... 7 4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 8 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................ 8 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................... 9 7. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 12 8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 12 9. Khung phân tích ...................................................................................... 13 NỘI DUNG ................................................................................................ 15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................. 15 1. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................... 15 1.1. Khái niệm công cụ ............................................................................ 15 1.1.1. Sự hài lòng, mức độ hài lòng ............................................................ 15 1.1.2. Đô thị, Người dân đô thị ................................................................... 16 1.1.3. Đời sống kinh tế gia đình .................................................................. 17 1.2. Các lý thuyết xã hội học .................................................................... 22 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu .............................................................................. 22 1.2.2. Lý thuyết về hạnh phúc, lý thuyết sự hài lòng .................................. 24 2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................... 27 2.1. Tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội chung ......................................... 27 2.2. Tình hình, đặc điểm Hà Nội ............................................................. 28 CHƯƠNG 2: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ NGHỀ NGHIỆP, VIỆC LÀM, THU NHẬP, CHI TIÊU CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI HIỆN NAY ....................................................................................... 32 2.1. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của bản thân và của các thành viên trong gia đình người dân đô thị hiện nay ............................... 32 2.1.1. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị hiện nay ................................................................................................................ 32 2.1.2. Mức độ hài lòng của người dân đô thị hiện nay về nghề nghiệp, việc làm của các thành viên trong gia đình. ...................................................... 36 2.2. Mức độ hài lòng về thu nhập của người dân đô thị hiện nay ............ 40 2.2.1. Mức độ hài lòng về thu nhập của người dân với việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của gia đình hiện nay ........................................................ 41 2.2.2. Mức độ hài lòng về thu nhập với mức sống gia đình người dân đô thị hiện nay ........................................................................................................ 43 2.3. Mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân đô thị hiện nay .............. 47 CHƯƠNG 3: CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG/ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HIỆN NAY ........... 53 3.1. Các đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay.......................... 53 3.1.1... Các đặc điểm nhân khẩu học và các yếu tố ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị hiện nay 53 3.1.2. Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về thu nhập .................... 62 3.1.3. Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về chi tiêu....................... 67 3.1.4. Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về mức sống của người dân đô thị hiện nay ...................................................................................... 70 3.2. Xu hướng hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay... 72 KẾT LUẬN ................................................................................................ 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 78 PHỤ LỤC................................................................................................... 80 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BB: Buôn bán ĐH: Đại học ĐVT: Đơn vị tính CN: Công nhân CNH-HĐH: Công nhiệp hóa – hiện đại hóa CNVC: Công nhân viên chức GV: Giáo viên KBC: Không biết chữ KVL: Không việc làm LĐTD: Lao động tự do ND: Nông dân TB: Trung bình THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TTCN: Tiểu thủ công nghiệp YD: Y dược DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thông tin chung về người trả lời................................................. 10 Bảng 2.1: Thu nhập của gia đình với việc đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng ngày của gia đình (ăn, mặc, ở…) (ĐVT %) ......................................................... 42 Bảng 2.2: Mức sống với mức độ hài lòng về thu nhập của gia đình ............ 44 Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa mức độ hài lòng về chi tiêu với mức sống của gia đình (Tỷ lệ %) ....................................................................................... 48 Bảng 2.4: Mức độ hài lòng về chi tiêu với thu nhập đáp ứng nhu cầu cơ bản của gia đình (ĐVT %) .......................................................................... 50 Bảng 3.1: Tuổi tác và mức độ hài lòng của người dân về nghề nghiệp và việc làm của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) .............................................. 55 Bảng 3.2: Giới tính và mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) .............................................................................................. 67 Bảng 3.3: Trang thiết bị sinh hoạt hiện có trong các gia đình (ĐVT %) ...... 71 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) ....................................................................................... 33 Biểu đồ 2.2: Mức độ hài lòng về công ăn, việc làm của con cái (ĐVT %) ... 37 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn thu nhập của các gia đình hiện nay (ĐVT %).... 40 Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng về thu nhập (ĐVT %) ................................... 42 Biểu đồ 2.5: Tự đánh giá mức sống của các gia đình hiện nay (ĐVT %) ..... 43 Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) ..................................................................................................... 47 Biểu đồ 3.1: Giới tính và mức độ hài lòng về nghề nghiệp (ĐVT %) .......... 53 Biểu đồ 3.2: Giới tính và mức độ hài lòng về việc làm (ĐVT: %) ............... 53 Biểu đồ 3.3: Nghề nghiệp của người dân với mức độ hài lòng về nghề nghiệp của họ hiện nay (ĐVT %) ............................................................................ 57 Biểu đồ 3.4: Trình độ học vấn với mức độ hài lòng về nghề nghiệp của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) ...................................................................... 59 Biểu đồ 3.5: Giới tính và mức độ hài lòng về thu nhập của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) ....................................................................................... 63 Biểu đồ 3.6: Độ tuổi và mức độ hài lòng thu nhập đáp ứng được nhu cầu cơ bản của gia đình người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) .................................. 64 Biểu đồ 3.7: Trình độ học vấn và mức độ hài lòng về thu nhập (ĐVT %) ... 65 Biểu đồ 3.8: Nghề nghiệp và mức độ hài lòng về thu nhập (ĐVT %) .......... 66 Biểu đồ 3.9: Độ tuổi và mức độ hài lòng về chi tiêu (ĐVT %) .................... 68 Biểu đồ 3.10: Trình độ học vấn và mức độ hài lòng về chi tiêu (ĐVT %) ... 69 Biều đồ 3.11: Mức sống và dự báo về thu nhập của các gia đình đô thị trong 5 năm tới (ĐVT %) ..................................................................................... 73 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong vài thập kỷ qua, có một phong trào trong kinh tế tuyên bố rằng tiện ích nên được xem xét trong điều kiện của hạnh phúc, và nó có thể và nên được đo lường. Cách tiếp cận chủ quan để đo lường tiện ích cung cấp cho các nhà kinh tế một cách hữu ích cho nghiên cứu hạnh phúc cá nhân. Điều này là do hạnh phúc cá nhân cũng là một khái niệm rộng lớn hơn nhiều so với tiện ích quyết định, cho phép một cái nhìn sâu sắc hơn trong đời sống con người. Hạnh phúc có mối liên hệ mật thiết với mức độ hài lòng về đời sống kinh tế. Ngày Quốc tế Hạnh phúc hay Ngày Hạnh phúc là ngày 20 tháng 3 hàng năm, kể từ năm 2013. Ngày này được Liên Hợp quốc quyết định chính thức chọn để tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới và với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày của hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng thế giới đại đồng, đem lại hạnh phúc cho người người trên trái đất. Ngày Quốc tế Hạnh phúc còn khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, “Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng gia đình với các quan điểm cụ thể: Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1 Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong các mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 2020, đồng thời cũng lá trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ưu tiên, tạo điều kiện để các gia đình khu vực nông thôn, miền núi, khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Mục đích là: Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”. [19, tr. 01] Hạnh phúc là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự hạnh phúc của các gia đình. Các nghiên cứu về hạnh phúc trong những năm gần đây cũng đã và đang được nhiều ngành khoa học quan tâm trong đó có xã hội học. Gia đình phát triển, hạnh phúc là biểu hiện của sự thỏa mãn hay hài lòng của từng thành viên trong gia đình về đời sống gia đình trong đó có đời sống kinh tế. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, công việc, hài lòng về thu nhập hay chi tiêu.... là các tiêu chuẩn đo lường mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình. Mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong mỗi gia đình lại có những nhu cầu về đời sống kinh tế gia đình khác nhau do vậy mà sự hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân cũng khác nhau. Sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất có tác động quan trọng đến sự hài lòng, thỏa mãn về tinh thần của con người. Trong các gia đình ở đô thị hiện nay vấn đề như việc làm, thu nhập và chi tiêu trong lĩnh vực đời sống kinh tế gia đình luôn là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều nhà khoa học nhằm tìm hiểu về mức sống, nhu cầu, sự thỏa mãn nhu cầu, hạnh phúc… của người dân trong giai đoạn nền kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển. 2 Nghiên cứu về mức độ hài lòng có thể được sử dụng để nghiên cứu các điều kiện theo đó những người khác nhau có xu hướng nói nếu họ có hài lòng hay không hài lòng với cuộc sống của họ. Khảo sát sự hài lòng cung cấp cái nhìn sâu sắc về yếu tố trong hạnh phúc của xã hội. Dưới góc độ xã hội học, quá trình xã hội hóa, môi trường văn hóa và các đặc trưng nhân khẩu của cá nhân sẽ là những yếu tố mang tính quyết định đem lại cho cá nhân hệ thống tiêu chuẩn để tự đánh giá và rút ra mức độ hài lòng với cuộc sống. Chính vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu: “Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay”, (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội) làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Sự hài lòng về cuộc sống đặc biệt là về đời sống kinh tế gia đình, nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu là điều mà gần đây rất được mọi người chú ý. Đã có khá nhiều nghiên cứu để hình thành các thang đo và các chỉ tiêu đo lường về mức độ hài lòng của con người nói chung về cuộc sống của họ trên thế giới, ở cả bình diện cá nhân lẫn bình diện quốc gia. Các tác giả Diener, E., Emmons, R., Larsen, J., & Griffin, S. (1985) Journal of Personality Assessment, 49 (1), 71-75) đã xây dựng và giới thiệu thang đo “The Satisfaction with Life Scale – SWLS” [21], có thể dùng cho việc tự đánh giá mức độ hài lòng tổng quát của các cá nhân. Ở Việt Nam, luận án tiến sỹ của Nguyễn Xuân Mai nghiên cứu: “Sự biến đổi kinh tế xã hội của khu Trung tâm Hà Nội trong thời kỳ 1986 1995”, năm 1995 là nghiên cứu phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bố không gian kinh tế, cơ cấu xã hội trong thời kỳ 1986 - 1995. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích sự thay đổi tâm lý cư dân đô thị trong quá trình Đổi Mới. Đó chính là quá trình gia tăng bộ phân dân cư đô thị gia nhập vào các nhóm xã hội - nghề nghiệp mà hoạt động của họ ngày càng phụ 3 thuộc nhiều vào thị trường việc làm, thu nhập, lối sống và tâm lý con người; Đồng thời nghiên cứu này cũng phân tích làm rõ một số các yếu tố tác động đến đời sống của người dân khu Trung tâm Hà Nội. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Kim Thoa: “Định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ trí thức hiện nay” năm 1996, là nghiên cứu đã chỉ ra những nét đặc trưng trong hệ thống định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình nữ trí thức Việt Nam. Trong đó có định hướng giá trị nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu trong gia đình. Các định hướng này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình trí thức Việt Nam nói chung và xây dựng gia đình trí thức ở các đô thị lớn nói riêng. Ngoài việc mô tả các giá trị hiện hữu trong các gia đình đô thị Hà Nội, nghiên cứu còn chỉ ra vị trí, ý nghĩa của các giá trị đó trong đời sống của các gia đình dưới những tác động của nền kinh tế quốc gia nói chung và những chuyển biến trong đời sống kinh tế gia đình. Đề tài độc lập cấp nhà nước “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia” do GS.TSKH. Lê Du Phong và GS.TS Nguyễn Văn Thường làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiên cứu này được thực hiện năm 2005 tại 8 tỉnh/TP trong cả nước trong đó có thành phố Hà Nội. Đề tài đã đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia hiện nay. Nhìn ở một khía cạnh khác, đề tài đã phân tích khá chi tiết về thực trạng đời sống, thu nhập, việc làm của một bộ phận người dân (nhóm người dân có đất bị thu hồi) của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên đề tài chưa xem xét đến việc người dân hài lòng hay không hài lòng về đời sống, việc làm và thu nhập dưới tác động của việc thu hồi đất. Đây cũng là một khoảng 4 trống các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu, nghiên cứu và giải thích cho vấn đề này. Luận án tiến sỹ “Vấn đề phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của Bùi Thị Hoàn, năm 2012 đã cho thấy bức tranh về sự chênh lệch về thu nhập, chi tiêu hay dự phân hóa về mức sống của các gia đình trong bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam đang diễn ra mạnh và ngày càng phức tạp. Luận án này đã mô tả khá chi tiết về tác động của yếu tố kinh tế thị trường đối với mức sống của người dân đô thị. Cũng chính từ ngiên cứu này mà ta cần có sự can thiệp tác động đến các nhà quản lý, không hài lòng đối với đời sống cá nhân các cá nhân cảm thấy. Đồng thời, cho phép xem xét về yếu tố kinh tế gia đình tác động như thế nào đến đời sống, sự hài lòng của các cá nhân, gia đình hiện nay. Kết quả các cuộc điều tra đời sống kinh tế hộ gia đình năm 1999, và điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006, 2008, 2010, và 2012 ... được Tổng cục thống kê thực hiện định kỳ 2 năm một lần là những nghiên cứu, đánh giá về mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn cả nước. Những nghiên cứu này cho ta thấy được cái nhìn khái quát về đời sống dân cư và của các tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, kinh tế đang suy giảm, đời sống của đại bộ phận dân cư khó khăn, đồng tiền đã liên tục bị mất giá mà nhu cầu gì của dân cũng cần tiền, thu nhập thật của người dân giảm sút đã chưa được phân tích một cách thấu đáo. Tuy nhiên, những đánh giá này thực hiện mới chỉ dừng lại ở việc khái quát về đánh giá thực trạng đời sống kinh tế xã hội của người dân nói chung mà chưa đi sâu lí giải nguyên nhân của thực trạng trên và những tác động của thực trạng đó đên tình hình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Kết quả khảo sát trong khuôn khổ đề án nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội: Sự hài lòng về cuộc sống của người dân tại 4 tỉnh, thành phố: 5 Hải Dương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương với trên 2400 đại diện gia đình - mẫu khảo sát (2011), cho biết rất nhiều thông tin đáng chú ý về mức độ hài lòng của người Việt Nam trong cuộc sống. Người dân Việt Nam chủ yếu hài lòng về gia đình, con cái và mức độ hài lòng cũng dựa trên những tiêu chí rất cụ thể của mức sống, điều kiện sống. Đây gần như là nghiên cứu lớn đầu tiên đề cập đến vấn đề liên quan đến hạnh phúc, sự hài lòng trên các khía cạnh cơ bản của cuộc sống trong đó có đời sống gia đình nói chung và đời sống kinh tế gia đình nói riêng. Bài viết: “Sự hài lòng về cuộc sống của người Việt Nam hiện nay xét trên góc độ nghề nghiệp, việc làm và mức sống” của Nguyễn Thị Vân Hạnh N.T.V. Hạnh/Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 3 (2013) 10-18, [17], cũng đã phân tích khá chi tiết, đầy đủ các chiều cạnh của mức độ hài lòng của người dân Việt Nam nói chung về cuộc sống trên khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp, việc làm, thu nhập và chi tiêu và mức sống của các gia đình liên quan đến đời sống kinh tế của các gia đình đã tham gia khảo sát. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng ở việc mô tả về thực trạng của mức độ hài lòng của người dân Việt Nam nói chung còn chưa đi sâu, giải thích về mức độ hài lòng, các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị Hà Nội. Các nghiên cứu về mức độ hài lòng của người dân về kinh tế, văn hóa, giáo dục trước nghiên cứu này mô tả bức tranh về mối liên hệ giữa thực trạng đời sống kinh tế và sự thỏa mãn của người dân với cuộc sống của họ. Và chưa lý giải sâu về nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Thực trạng này ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị nói chung và đời sống kinh tế gia đình người dân Hà Nội nói riêng. Như vậy, đề tài luận văn của tôi kỳ vọng sẽ bổ sung thêm khía cạnh giải thích cho mối 6 liên hệ này và đánh giá thêm về thực trạng trên. Bằng việc chứng minh các giả thuyết nghiên cứu mà tôi đã đưa ra ở trên. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu tìm hiểu về mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị không phải nhằm mục đích tìm ra một lý thuyết khoa học, một quan điểm mới mà chỉ là sự tìm hiểu học hỏi từ các lý thuyết xã hội học và các nghiên cứu của các ngành khoa học trước đó và vận dụng các lý thuyết đó vào lý giải một số các vấn đề liên đến sự hài lòng về nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu, mức sống… hiện nay trong các gia đình đô thị ở Hà Nội. Hay đó chính là tìm hiểu về mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Ở từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội khác nhau thì các tư tưởng, quan niệm, nhận thức, nhu cầu của con người cũng khác nhau. Do vậy mà mức độ hài lòng của con người về nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu hay sự hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình của trong các thời kỳ, giai đoạn phát triển xã hội cũng có sự khác nhau. Nghiên cứu tìm hiểu về mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay góp phần đánh giá được phần nào về thực trạng phát triển kinh tế gia đình và xã hội của người dân đô thị hiện nay. Để duy trì và phát triển cuộc sống gia đình bền vững thì đáp ứng nhu cầu kinh tế, sự thỏa mãn về công việc, thu nhập, chi tiêu… là các yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế của cá nhân, gia đình và xã hội. Mức độ hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình càng cao, tích cực đó là sự biểu hiện của cuộc sống gia đình ngày càng ổn định và phát triển theo chiều hướng tích cực. 7 4. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu mức độ hài lòng của người dân đô thị Hà Nội về đời sống kinh tế gia đình nhằm mô tả mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu của người dân đô thị hiện nay. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ thêm nội dung khoa học của các khái niệm như sự hài lòng, giá trị nghề nghiệp, thu nhập, chi tiêu từ đó góp phần làm rõ thêm các quan niệm của người dân về nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị hiện nay. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay. 5.2. Khách thể Người dân đô thị Hà Nội. 5.3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Khảo sát tại địa bàn Hà Nội thu thập thông tin và phân tích về mức độ hài lòng của người dân Hà Nội về đời sống kinh tế gia đình. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến nay. 5.4. Mẫu nghiên cứu Mẫu trong nghiên cứu này là một phần mẫu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội: “Sự hài lòng về cuộc sống” do PGS.TS Hoàng Bá Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội) làm chủ nhiệm đề tài. Đặc điểm cơ cấu mẫu: xem bảng 1.1 Mẫu PVS: Đại diện 15 hộ gia đình được lựa chọn nhẫu nhiên thuận tiện trên các khía cạnh: nghề nghiệp, độ tuổi, mức sống của các gia đình tại thành phố Hà Nội. 8 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là kim chỉ nam cho mọi hành động thực tiễn cũng như tư duy của con người trong thời đại ngày nay. Nghiên cứu về mức độ hài lòng của người dân đô thị được dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cụ thể là việc xem xét, nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong mối quan hệ biện chứng, tức là phải xem xét các hiện tượng này trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội khác. Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể để nghiên cứu mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân hiện nay. Nghiên cứu sự tác động của các điều kiện kinh tế xã hội đã tác động như thế nào đến sự hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình hiện nay. Đặc biệt là việc vận dụng quan điểm phát triển để nghiên cứu sự tác động của xã hội phát triển đối với sự hài lòng về đời sống kinh tế của đô thị hiện nay. Qua đó thấy được dấu hiệu của sự tiến bộ xã hội trong nhận thức của của người dân về các giá trị trong đời sống kinh tế gia đình. Đồng thời giúp ta đi sâu nghiên cứu các vấn đề trong đời sống gia đình hiện nay góp phần thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước ta về chiến lược xây dựng gia đình văn hóa, ổn định và phát triển. 6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp Luận văn sử dụng số liệu gốc của Đề tài nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội: “Sự hài lòng về cuộc sống” do PGS.TS Hoàng Bá Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội) làm chủ nhiệm đề tài; nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 tại 4 tỉnh thành trong cả nước (Hà Nội, Hải Dương, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh với cỡ mẫu là 2400 đại diện gia đình ở cả vùng nông thôn và thành thị. 9 Với đề tài luận văn này tác giả chỉ sử dụng bộ số liệu của kết quả khảo sát tại Hà Nội với mẫu khảo sát là 800 hộ gia đình. Trong luận văn sử dụng một phần số liệu nghiên cứu từ đề tài trên, trừ những phần sử dụng dữ liệu khác có trích dẫn nguồn. Bảng 1.1: Thông tin chung về người trả lời (Kết quả xử lý SPSS từ file số liệu khảo sát người dân Hà Nội, 2011) Số TT 1 2 3 4 5 Nội dung Cơ cấu giới tính của người trả lời Nam Nữ Trình độ học vấn của người trả lời Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Trên đại học Không biết chữ Độ tuổi của người trả lời Dưới 25 tuổi Từ 26- 35 tuổi Từ 36-45 tuổi Từ 46 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi Tình trạng hôn nhân của người trả lời Chưa kết hôn Có vợ/chồng Ly thân/ly hôn Góa Nghề nghiệp của người trả lời Nông dân Công nhân Công chức, viên chức Tiểu thủ cộng nghiệp Buôn bán Giáo viên Y dược Làm tự do Không việc làm Đơn vị (%) 49,4 50,6 11,9 49,9 11,2 4,7 2,2 9,0 0,8 0,4 2,8 17,1 25,4 43,1 11,7 3,1 91,2 1,9 3,5 50,8 4,3 11,9 4,1 3,2 3,8 11,9 9,1 0,8 10 6.3. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu là cách xem xét những thông tin có trong tài liệu để rút ra những thông tin mà có thể đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Dựa trên các số liệu điều tra, các thông tin từ các nguồn như các nghiên cứu trước, các báo cáo trên các tạp chí khoa học…giúp cho luận văn của mình có thêm những cơ sở, những bằng chứng khoa học đáng tin cậy. Luận văn còn dựa trên việc phân tích tài liệu sách, báo, táp chí khoa học, tài liệu có liên quan do vậy phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp xuyên suốt đề tài nghiên cứu này. Tài liệu chính là nguồn thông tin trả lời cụ thể những câu hỏi trong bảng hỏi. Thông qua các thông tin nghiên cứu đã thu thập được tôi đã chọn lọc những số liệu và thông tin về đời sống kinh tế gia đình đô thị để hoàn thành luận văn của mình. 6.4. Phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin mà người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách sắp đặt trình tự các câu hỏi nhằm tìm hiểu sâu, hiểu kĩ về một vấn đề nhất định. Nhằm làm rõ thêm, tìm hiểu sâu về việc tự đánh giá mức độ hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình, tôi đã thực hiện 15 phỏng vấn sâu tại 15 hộ gia đình hiện tại đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội để có thêm những luận cứ chứng minh cho các giả thuyết nghiên cứu của mình. Cụ thể là trong nghiên cứu này, đã tiến hành phỏng vấn sâu người dân thuộc các gia đình có đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau nhằm tìm hiểu về sự hài lòng của họ về đời sống kinh tế gia đình họ hiện nay như thế nào? Từ đó cho thấy mức độ hài lòng của người dân đô thị về đời sống kinh tế gia đình họ hiện nay ra sao, các nguyên nhân sâu xa và yếu tố tác động tới sự hài lòng của người dân đô thị về đời sống kinh tế của gia đình họ. 11 7. Câu hỏi nghiên cứu. Với đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay tôi đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau: Người dân đô thị hiện nay hài lòng về đời sống kinh tế gia đình: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu như thế nào? Các yếu tố đặc điểm nhân khẩu xã hội có ảnh hướng như thế nào đến mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của dân đô thị hiện? Xu hướng biến đổi của mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị như thế nào? 8. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Đa số người dân đô thị rất hài lòng về đời sống kinh tế gia đình họ. Họ thỏa mãn với nghề nghiệp, thu nhập và mức chi tiêu hiện nay. Giả thuyết 2: Các đặc điểm nhân khẩu xã hội: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn có ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay. Giả thuyết 3: Trong những năm tới, mức độ hài lòng đề đời sống kinh tế của người dân đô thị sẽ ngày càng cao và ổn định hơn. 12 9. Khung phân tích Điều kiện kinh tế xã hội, môi trường Giới Độ tuổi Học vấn Nghề nghiệp Mức độ hài lòng của người dân đô thị Hài lòng về nghề nghiệp, việc làm Hài lòng về thu nhập Hài lòng về chi tiêu Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và hàm ý khuyến nghị, thì luận văn có phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: làm rõ các khái niệm và cơ sở lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. Chương 2: Mức độ hài lòng người dân đô thị về đời sống kinh tế gia đinh hiện nay dựa trên mức độ hài lòng về nghề nhiệp, việc làm, thu nhập và chi tiêu và mức sống của gia đình hiện nay. Chương 3: Đặc điểm nhân khẩu xã hội, các yếu tố ảnh hưởng và xu 13 hướng mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay Trên cơ sở những phân tích của các Chương 1, 2, 3 luận văn sẽ phân tích những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất khuyến nghị về việc tác động đến mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị thành phố Hà Nội hiện nay theo hướng tích cực góp phần ổn định gia đình, phát triển kinh tế xã hội. 14 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Khái niệm công cụ 1.1.1. Sự hài lòng, mức độ hài lòng Theo Richard L. Oliver “Sự hài lòng là sự phản ứng cảm xúc của chủ thể đối với việc được đáp ứng những mong muốn, nhu cầu của chính chủ thể đó”. [23] Philip Kotler và Roberta N. Clarke đã định nghĩa: “Sự hài lòng là một trạng thái cảm xúc của một người trải nghiệm một vấn đề nào đó hoặc đạt được các kết quả một cách mỹ mãn như mong đợi”. Theo Zeithaml and Bitner (2000), sự hài lòng là sự đánh giá về nhu cầu và mong đợi của họ. Sự hài lòng là các mức độ liên quan đến nhau về những điều mong muốn và nhận thức được. Mặt khác, Carey, Cambiano and De Vore (2002), tin rằng sự hài lòng thật sự bao trùm các vấn đề về nhận thức và trải nghiệm của chủ thể đối với vấn đề họ quan tâm. Đánh giá hay đo lường về mức độ hài lòng là sự đo lường chủ quan nhưng lại là một phép đo hữu ích, cung cấp những nhận định mang tính cá nhân về các khía cạnh cơ bản của cuộc sống. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng. Tuy nhiên, sự hài lòng theo quan điểm trong nghiên cứu này có thể được giải thích là mức độ cảm nhận, tự đánh giá sự thỏa mãn, hài lòng của người dân đô thị đối với đời sống kinh tế của gia đình họ hiện nay. Sự hài lòng nghề nghiệp, việc làm được hiểu là cảm xúc chủ quan của các cá nhân đối với nghề nghiệp, việc làm của họ. Nó là cảm giác thỏa mãn hay không thoản mãn với yêu cầu cơ bản về các yếu tố liên quan đến công việc của cá nhân mỗi người, sự hài lòng đề nghề nghiệp nói riêng và hài lòng về đời sống kinh tế nói chung là bao gồm cả xúc cảm, tâm trạng, sự tin tưởng và thái độ của người đó. 15 Với góc nhìn của Xã hội học, thông qua các quá trình xã hội hóa, tương tác xã hội, tác động của các thiết chế xung quanh mà các cá nhân học hỏi và thực hiện các vai trò xã hội. Chính từ đó mỗi cá nhân có thể định hình cho mình những tiêu chuẩn, chuẩn mực của cá nhân mình. Tuy nhiên, có những yếu tố môi trường xã hội có tác động đến hệ thống các tiêu chuẩn các chuẩn mực mà do vậy mỗi cá nhân có sự tự đánh giá và hài lòng với cuộc sống, đời sống kinh tế của bản thân và gia đình mình. 1.1.2. Đô thị, Người dân đô thị “Đô thị là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị”. [8, tr.12 - 48] Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản:  Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2000 người sống tập trung, mật độ trên 3000 người/km2 trong phạm vi nội thị.  Cơ cấu lao động: Trên 65% lao động là phi nông nghiệp. Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có số dân từ 2000 người trở lên và trên 65% lao động là phi nông nghiệp. 16 Việt Nam quy định đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ với tiêu chuẩn về quy mô dân số cao hơn, nhưng cơ cấu lao động phi nông nghiệp thấp hơn. Điều đó xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước đông dân, đất không rộng, đi từ một nước nông nghiệp lên chủ nghĩa xã hội. Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam, Thế giới đang ngày càng trở thành một thế giới của các đô thị. Đô thị đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân cư đô thì mang các đặc trưng của xã hội đô thị, lối sống đô thị.... Theo L. Wirth, “người dân đô thị tiếp xúc với nhau trong các vai trò đã bị cắt rời, không phải trong những quan hệ có liên quan đến toàn bộ con người. Họ có những công việc chuyên môn hóa cao. Những biểu tượng, vai trò, công việc và đặc biệt địa vị xã hội của họ cực kỳ quan trọng. Những cơ chế kiểm soát xã hội chính thức quan trọng hơn những cơ chế không chính thức..... Đời sống đô thị của người dân đô thị qua lăng kính của Wirth là những con người ẩn danh, tách biệt khỏi những người xung quanh và nếu nó có liên quan đến người khác thì chủ yếu là để tăng tối đa lợi ích kinh tế cá nhân của họ. [8, tr. 129 - 143] Người dân đô thị hay cư dân đô thị là nhóm người hiện đang cư trú, sinh sống và làm việc trên địa bàn đô thị trong một khoảng thời gian nhất định. Chiến lược sống của các gia đình đô thị khi các hoạt động tạo thu nhập phần nhiều mang tính chất ngắn hạn, dễ thay đổi, các gia đình đô thị đầu tư khá nhiều cho việc học hành của con cái và đầu tư vào các mục tiêu dài hạn. Người dân đô thị hiện nay đang ngày càng chịu nhiều áp lực cuộc sống như vấn về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập và chi tiêu. Do đó mà họ là đối tượng khách thể nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. 1.1.3. Đời sống kinh tế gia đình Khái niệm đời sống kinh tế gia đình là một khái niệm rộng bao gồm nhiều các khái niệm liên quan như: Nghề nghiệp - việc làm, thu nhập và chi tiêu, đầu tư hay tích lũy gia đình... 17 Nghề nghiệp là một khái niệm rất rộng tuy nhiên có thể hiểu nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời… Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội. Theo thông kê của ILO, trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000. Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các 18 nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 của Việt Nam là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt bình quân 7 - 8%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD... Chiến lược lần này đưa ra một số chỉ tiêu về chất lượng như xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội; giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 30-35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Chiến lược về xây dựng và phát triển kinh tế gia đình có tiêu cụ thể đến năm 2015 là 87% và đến năm 2020 là 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Năm 2010, có 60% làng, bản, khu phố đạt chuẩn văn hóa được cấp huyện công nhận, phấn đấu đạt 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020; năm 2010, có 85% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa và phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 90%. Kinh tế gia đình là một hình thức sản xuất có sớm, xuất hiện từ khi gia đình được hình thành. Ngày nay hình thức sản xuất này đang chịu nhiều tác động và cũng đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát triển - xã hội công nghiệp và xã hội hậu công nghiệp. Vì lẽ đó, cần tìm hiểu quyền tồn tại để nhận diện vị trí và vai trò của nó trong nền kinh 19 tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lịch sử phát triển xã hội loài người là lịch sử của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Gắn liền với các thời kỳ phát triển là các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Hai phương thức sản xuất cơ bản tồn tại trong quyền phát triển, đó là sản xuất tự cung tự cấp (sản xuất tự nhiên) và sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế nào cũng phải tham gia giải quyết các yếu tố cơ bản trong quyền sản xuất: - Sản xuất cái gì? - Sản xuất bao nhiêu? - Sản xuất như thế nào? - Phân phối sản phẩm ra sao? Trong hình thức kinh tế tự nhiên, sản phẩm làm ra chỉ nhằm thảo mãn nhu cầu thiết yếu trong nội bộ những người sản xuất; người sản xuất tự quyết định về loại hình sản phẩm, số lượng sản phẩm. Sự trao đổi sản phẩm chỉ bó hẹp trong phạm vi những người cùng sản xuất dưới hình thức đơn giản nhất. Của cải vật chất có dư thừa đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho cộng đồng, xã hội dưới các hình thức khác nhau của mỗi chế độ. Tính thị trường của nền kinh tế tự nhiên tuy có, nhưng hết sức mờ nhạt, chủ yếu vẫn mang tính trao đổi giản đơn. Phân công lao động xã hội trong hình thức sản xuất tự nhiên chưa phát triển, vì thế cũng chưa xuất hiện tình trạng cạnh tranh. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu cho người sản xuất, mà còn để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng gia tăng của người tiêu dùng, của xã hội. Sự trao đổi sản phẩm dần dần được tách ra, độc lập với quá trình sản xuất và được thực hiện thông qua thị trường. Vì lẽ đó, việc sản xuất cái gì? Sản xuất phục vụ ai? Sản xuất bao nhiêu và như thế nào? đều do cơ chế thị trường quyết định với sự can thiệp của các qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị và giá cả thị trường. Thực chất sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường không chỉ là sự thay đổ hình thức kinh tế vĩ mô mà còn thay đổi cả hệ thống kinh tế vi mô. 20 Đó là sự thay đổi phương thức hoạt động, thay đổi hình thức tổ chức của các đơn vị kinh tế, trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất của xã hội. Mặc dù không phải là một thành phần kinh tế nhưng kinh tế hộ gia đình là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nông thôn, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nông dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, tại một số địa phương đã hình thành các trang trại gia đình có quy mô sản xuất và kinh doanh tương đối lớn. Xu hướng này đang có chiều hướng phát triển và mở rộng ra trên phạm vi toàn quốc. Trong kinh tế cá nhân/gia đình là gồm thu nhập cá nhân, từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng,...); Xem xét đến vấn đề kinh tế nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nói riêng không thể không đề cập đến vấn đề tiêu dùng. Tiêu dùng là hành vi tất yếu và thường xuyên của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân, cộng đồng, của toàn xã hội. Tiêu dùng vừa là mục tiêu vừa là tiền đề của sản xuất và tái sản xuất xã hội. Mức độ tiêu dùng có thước đo và được chi phối bởi yếu tố thu nhập thực tế tính theo đầu người. Các nước phương Tây có nền kinh tế phát triển, tích lũy tư bản, phúc lợi xã hội và thu nhập cá nhân cho phép đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội phát triển cao. Do kết quả của sự chi phối, giao lưu kinh tế quốc tế trong việc thực hiện chính sách mở cửa, những năm qua nền kinh tế thị trường đa thành phần 21 ở nước ta có những bước tăng trưởng đáng kể, nhưng đồng thời cũng kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là quy luật tự nhiên và đáng khuyến khích. Tuy nhiên, trong trường hợp kinh tế kém phát triển như ở nước ta, chưa thể có mức tiêu dùng bình quân cao được. Hiện nay, ngay ở các đô thị có hiện tượng một bộ phận hộ gia đình thu nhập cao, mức sống và nhu cầu tiêu dùng chênh lệch cao gấp nhiều lần so với những gia đình khác trên cùng địa bàn. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết để thực hiện tính công bằng trong phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xóa đói giảm nghèo, tình trạng thất nghiệp, phân công lao động và giải quyết việc làm, thực tế hộ gia đình cũng là những vấn đề cần được đề cập trong nghiên cứu về các chính sách liên quan tới lĩnh vực Gia đình. 1.2. Các lý thuyết xã hội học 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Ông đã chia các nhu cầu thành hai nhóm: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu bậc cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện” [3, tr. 16]. Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cơ bản được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu bậc cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người. Học thuyết của ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời điểm đó, phương pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu tâm lý con người khác được dựa trên việc quan sát con người bị chi phối bởi các phiền muộn là chủ yếu. 22 Nhu cầu là một phần quan trọng trong bản chất của con người. Mọi giá trị, niềm tin và tập tục của con người là khác biệt tuỳ theo từng quốc gia hay từng nhóm người, tuy nhiên tất cả mọi người có những nhu cầu chung giống nhau. Những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp, từng trường hợp nhất định trong từng hoàn cảnh hay mong muốn khác nhau của con người, miễn là tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ. Năm 1954 - Tháp nhu cầu (Hierarchy of Needs) Tháp nhu cầu của Maslow được giới thiệu lần đầu trong cuốn sách Động cơ và Nhân cách (Motivation and Personality). Tự thể hiện Nhu cầu tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu cơ bản Tháp nhu cầu của Maslow [10, tr. 12] Maslow cho rằng: con người muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những nhu cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò như nguồn và định hướng của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không được thoả mãn. [3, tr. 16] Sau khi những nhu cầu cơ bản (bậc thấp) được thoả mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ là động cơ hành động. Những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở 23 bậc dưới sẽ lấn át những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần được thỏa mãn trước khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu. Lý thuyết nhu cầu với nền tảng là tháp nhu cầu của Maslow cũng được xem là một lý thuyết về động cơ tạo nền tảng cho những nghiên cứu về sự hài lòng trong về các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như sự hài lòng về đời sống kinh tế gia đình mà cụ thể là sự hài lòng về công việc, nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu. Như vậy, trong nghiên cứu này vận dụng quan điểm của Maslow để tìm hiểu mối liên hệ giữa nhu cầu của con người về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu ...với mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của họ. 1.2.2. Lý thuyết về hạnh phúc, lý thuyết sự hài lòng Theo cuốn từ điển Merriam-Webster, 2009, định nghĩa của hạnh phúc là “trạng thái cảm xúc vui vẻ, thỏa mãn hay hài lòng”. [24] Lý thuyết chủ nghĩa khoái lạc cho rằng hạnh phúc là sự hiện diện của niềm vui và sự vắng mặt tương đối của nỗi buồn. Hạnh phúc còn được coi là cảm giác sắp đặt. Lý thuyết về hạnh phúc có rất nhiều, tuy nhiên trong nghiên cứu của mình tôi quan tâm tới lý thuyết hạnh phúc như là lý thuyết sự hài lòng về cuộc sống. Hai loại của các lý thuyết là rất khó để phân biệt với nhau. Lý thuyết sự hài lòng mô tả hạnh phúc như sự hài lòng của những ham muốn nhất định (hiếm khi làm những người ủng hộ nó cho nó là không hợp lý rằng hạnh phúc là sự hài lòng của tất cả các mong muốn) cho cuộc sống của một người. Lý thuyết mô tả sự thỏa mãn cuộc sống hạnh phúc là sự hài lòng các tiêu chuẩn hay mục tiêu nhất định cho cuộc sống của một người. Khi chúng ta có tiêu chuẩn hay mục tiêu cho cuộc sống, chúng ta mong muốn sự hài lòng hoặc đạt được của chúng, và khi chúng ta có một mong muốn nhất định trong cuộc sống của chúng ta, sau đó vốn có trong ước muốn này là 24 một mục tiêu hoặc một tiêu chuẩn để chúng ta cố gắng. Vì lý do này, hai loại của lý thuyết có cấu trúc giống hệt nhau, và chỉ cần mô tả quá trình này, hoặc từ quan điểm của tâm trạng cuối là đạt được sự hài lòng của một tiêu chuẩn hoặc các tiêu chuẩn cho cuộc sống của một người, hoặc từ quan điểm của ham muốn được dập tắt thông qua sự hài lòng của tiêu chuẩn. Vì lý do đó, khi tôi mô tả những khó khăn với một hay những người khác, trong hầu hết các trường hợp, những khó khăn áp dụng cho cả hai. Mặc dù có những khó khăn với các lý thuyết như vậy, chúng vẫn rất phổ biến trong số các nhà lý thuyết về hạnh phúc. Sự hài lòng về đời sống kinh tế là một quá trình đánh giá nhận thức chủ quan, nó có thể được định nghĩa là “một sự đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn, mong đợi của chính họ” [22, tr. 447 - 468]. Quá trình đánh giá về sự hài lòng là dựa trên sự so sánh giữa thực trạng đời sống kinh tế của cá nhân với những gì mà cá nhân đó lựa chọn làm tiêu chuẩn để đánh giá, nó hoàn toàn mang tính cá nhân chủ quan. Việc các cá nhân hài lòng hay không hài lòng về đời sống kinh tế của gia đình họ là dựa vào sự so sánh của họ trên cơ sở các chuẩn mực cụ thể. Bởi các cá nhân có thể chia sẻ một hệ thống giá trị cùng nhau (như cùng hướng đến những mong đợi về nghề nghiệp, công việc, thu nhập hay chi tiêu…) Trong nghiên cứu này, sự hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị Hà Nội hiện nay được xem xét và phân định dựa trên các mức độ khác nhau như sau: “ Sự vui vẻ, thoải mái: Tồn tại cảm giác thỏa mãn nhất thời với những khía cạnh nhất định của đời sống kinh tế gia đình, có thể về những khía cạnh vật chất như hài lòng với việc mua được đồ vật yêu thích với khả năng kinh tế của bản thân, hay khía cạnh tinh thần như có thể giải trí bằng việc đi xem phim, xem bóng đá với mức vé họ có thể chi trả. Tinh thần của cái gọi là“chủ nghĩa khoái lạc” chính là quan niệm về sự gia tăng tối đa những cảm giác thỏa mãn 25 dạng này. Sự thỏa mãn cục bộ là việc trải cảm xúc (mang tính ổn định) đối với từng giai đoạn, từng lĩnh vực của cuộc sống, ví như hài lòng về công việc, về thu nhập hay vị trí công tác. Sự hài lòng trên kinh nghiệm cá nhân: sự hài lòng thoáng qua về toàn bộ cuộc sống khi những đánh giá tích cực tồn tại ở nhiều khía cạnh với mức độ cao tại cùng một thời điểm. Sự hài lòng với cuộc sống: cảm giác thỏa mãn, hài lòng tồn tại lâu dài về cuộc sống của một cá nhân”. [17] Trong 4 mức độ được đề cập ở trên, mức độ 4 chính là khái niệm sự hài lòng về cuộc sống (gần nghĩa với khái niệm về hạnh phúc chủ quan) mà chúng tôi sử dụng để triển khai phân tích trong báo cáo này. Ở góc độ lý thuyết, có thể có những góc nhìn khác nhau về sự hài lòng với cuộc sống của một cá nhân. Theo Jussi Suikkanen - PGS.TS Triết học – trường ĐH Birmingham, tồn tại 3 cách lý giải mang tính lý thuyết khác nhau về sự hài lòng trong cuộc sống. Có quan điểm cho rằng một cá nhân nào đó chỉ có thể cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ tại một thời điểm khi mà họ có những suy nghĩ, nhận thức, hình dung hay thậm chí kế hoạch cụ thể về cuộc đời họ cho tới thời điểm đó và họ cảm nhận được rằng cuộc sống thực tế của họ về cơ bản hoặc hoàn toàn phù hợp với những hình dung hay mong đợi hoặc kế hoạch của bản thân họ. Quan điểm này được gọi là những quan điểm thuộc lý thuyết nhận thức về sự hài lòng với cuộc sống. Một số nhà khoa học cho rằng quan điểm mang tính nhận thức này quá cứng nhắc và đòi hỏi cá nhân phải xem xét cuộc sống của mình một cách lý trí. Đối với họ, cảm giác hài lòng của cá nhân có thể chỉ bắt nguồn từ cảm xúc hết sức chủ quan của cá nhân đó mà không bao hàm sự đối chiếu hay 26 so sánh với đời sống thực tế. Đây là quan điểm được gọi là những lý thuyết xúc cảm về sự hài lòng với cuộc sống. Quan điểm này cho rằng một cá nhân sẽ cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ khi tại thời điểm đưa ra đánh giá họ có những cảm xúc tích cực và thỏa mãn với những gì mà họ đã và đang có. Bên cạnh đó, tồn tại dạng quan điểm mang tính tích hợp về sự hài lòng đối với cuộc sống của cá nhân. Theo đó, tại một thời điểm nhất định, cá nhân có nhận thức, hình dung, mong đợi hay kế hoạch cho cuộc đời của mình và bản thân họ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với những gì mà họ có, so sánh đối chiếu với những gì mà họ mong đợi (cho dù thực tế nó có thực sự đáp ứng hay giống hoàn toàn hay không). Như vậy, có thể nói nghiên cứu về sự hài lòng là một nghiên cứu trên nhiều phương diện, khía cạnh, và dù ở khía cạnh nào thì hướng nghiên cứu này hiện nay cũng đang dần trở nên phổ biến do tính nhân văn và ý nghĩa quan trọng của nó đối với đời sống của con người. Như đã nói ở trên, sự hài lòng với cuộc sống bắt nguồn từ sự so sánh giữa thực tế đời sống với những tiêu chuẩn đánh giá do cá nhân lựa chọn. Vấn đề là những tiêu chuẩn này xuất phát từ đâu? Dưới góc độ xã hội học, thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân, từ sự tác động của các thiết chế xung quanh mà các cá nhân học hỏi các vai trò, định hình hệ thống các giá trị và chuẩn mực của mình. Do vậy, có thể nói, quá trình xã hội hóa, môi trường văn hóa và các đặc trưng nhân khẩu của cá nhân sẽ là những yếu tố mang tính quyết định đem lại cho các cá nhân hệ thống tiêu chuẩn để tự đánh giá và rút ra mức độ hài lòng với cuộc sống của mình. 2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 2.1. Tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội chung Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, gia đình là mối quan tâm được đầu tư, xây dựng và phát triển về kinh tế gia đình lẫn hạnh phúc trong mỗi gia đình, mỗi thành viên trong gia đình. 27 Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001- 2011 đã cho thấy các chỉ số lạm phát, chỉ số giá cả tiêu dùng của nước ta, tính chung trong cả năm 2011, mặt bằng giá đã tăng 18,58% so với 2010. Kể từ năm 2001 đến năm 2010, tỷ lệ lạm phát chung của Việt Nam liên tục biến động rất mạnh theo chiều hướng tăng nhanh về “thứ hạng lạm phát cao” khi so sánh với các nước khác trên thế giới trong danh sách 182 nước theo xếp hạng của Quỹ tiền tệ quốc tế. Năm 2001, Việt Nam có vị trí xếp hạng khá an toàn và rất thấp: 152/182 nước, rồi tiếp tục tăng nhanh đến mức báo động cao vào năm 2008: xếp hạng 14/182 nước; và chỉ giảm nhẹ vào năm 2010: đứng thứ 17/182 nước. Bản tin kinh tế vĩ mô số 6 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (quý IV/2011) cho rằng: lạm phát cao không chỉ khiến cho Việt Nam rơi vào nhóm 4 nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới (Kenya:18,93%; Tanzania: 19,8%; và Vênzuela: 26%) mà còn làm gia tăng áp lực đáng kể về bất ổn kinh tế vĩ mô năm 2011. Lạm phát đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Điều này được phản ánh ở mức độ hài lòng cuộc sống của người dân về chi tiêu, đây là chiều cạnh đạt tỷ lệ thấp nhất trong các chiều cạnh được khảo sát về mức độ hài lòng, với 18,7% hài lòng và 11,5% rất hài lòng mà thôi. Mức thu nhập trung bình của người Việt Nam còn rất thấp, thua xa các nước trong khu vực, trong khi đó chỉ số lạm phát của nước ta lại “phi mã”, khiến cho đời sống của người dân đã khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn. Do vậy, bên cạnh chính sách phát triển kinh tế, tăng trưởng ổn định cần có chính sách, giải pháp kiểm soát sự lạm phát để đồng lương của người lao động có giá trị trên thực tế, xây dựng niềm tin trong nhân dân. 2.2. Tình hình, đặc điểm Hà Nội Theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2013, Hà Nội có diện tích là: 3324,52 km2 với 7212,3 nghìn người. Mật độ dân số là 2169 người/km2. 28 Theo ước tính, mật độ dân số trung bình của Hà Nội gấp 8 lần mật độ trung bình của cả nước và có sự phân bố không đồng đều, chênh lệch lớn giữa khu vực ngoại thành và nội thành. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 30 dân tộc cư trú; trình độ dân trí và mức sống của mỗi dân tộc, mỗi vùng khác nhau. Hà Nội có khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào trung bình hàng năm lên tới 122,8 kcalo/cm2. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23.6 o C. Độ ẩm trung bình hàng năm ở mức 79% và lượng mưa trung bình hàng năm là 1,800 mm. Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông trong đó sông Hồng là lớn nhất; tài nguyên khoáng sản, dự tính ở Hà nội có khoảng 800 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản đã được phát hiện, đánh giá và khai thác ở các mức độ khác nhau; tài nguyên du lịch được hình thành từ bề dày lịch sử ngàn năm của thủ đô văn hiến với rất nhiều công trình kiến trúc, văn học, nghệ thuật được xây dựng qua nhiều thế hệ... Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đóng vai trò hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 7,9%, trong đó, dịch vụ tăng 8,9%, công nghiệp-xây dựng 8%, nông-lâm- thuỷ sản giảm 0,6%. Trong điều kiện khó khăn chung, đây là mức tăng khá, tuy nhiên, thấp hơn kế hoạch cả năm và mức tăng cùng kỳ của các năm trước. Hoạt động du lịch duy trì phát triển, tổng lượng khách lưu trú tăng 7,6%; trong đó, khách quốc tế tăng 28%, khách nội địa tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2011. Lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng đầu năm 2012 tăng khá, đạt 20,7%, trong đó, tổng mức bán lẻ tăng 20,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 9 tháng chỉ tăng 5,3% và đạt 7.530 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2011. Về đầu tư nước ngoài, tính đến 15/9/2012, có 231 dự án được cấp 29 mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 919 triệu USD (bằng 88% so với cùng kỳ năm 2011), trong đó, số dự án cấp mới là 155 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 579 triệu USD. Có 5 dự án làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận/giấy phép đầu tư và 2 dự án chuyển đổi hình thức 100% vốn của Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài luỹ kế giảm 10 triệu USD. Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố có 2.459 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký gần 22 tỷ USD. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2011: Chín tháng đầu năm 2012 ước có 11.480 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn 64.060 tỷ đồng, bằng 68% về số doanh nghiệp và 54% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011; có 730 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và 1.900 doanh nghiệp làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Về dịch vụ y tế, giáo dục: theo số liệu thống kê năm 2010 thì thành phố Hà Nôi có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở y tế Hà Nội là 11,536 giường, chiếm khoảng 1/20 số giường bệnh toàn quốc. Cũng theo thống kê năm 2010, thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá, so với Thành phố Hồ Chí Minh 6.073 bác sĩ, 1.875 y sĩ và 10.474 y tá. Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển. Về giáo dục: Hà Nội là nơi tập trung hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp uy tín, chất lượng đào tạo trình độ cao và lớn nhất cả nước. Với số lượng học sinh, sinh viên và Giảng viên ngày càng đông đúc và có trình độ đạt chuẩn ngày càng cao. 30 Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, du lịch của cả nước, các ngành kinh tế mũi nhọn như ngân hàng, thông tin truyền thông, thương mại, du lịch... đều có mức tăng trưởng cao. Theo số liệu của UBND Thành phố Hà Nội thì sau 5 năm mở rộng địa bàn, kinh tế thủ đô luôn duy trì tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 2.257 USD; năm 2013 là: 2.502 USD và năm 2014 phấn đấu đạt 2.750 - 2.800 USD. Đời sống của người dân tăng lên tỷ lệ thuận với việc tăng chất lượng đầu tư xây dựng hạ tầng cho khu vực thành thị cũng như nông thôn của Hà Nội (xóa triệt để tình trạng phòng học tạm, phòng học cấp 4, 100% các xã có điện lưới, 86% dân cư dùng nước hợp vệ sinh…). Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội cao hơn thu nhập bình quân đầu người cả nước 1,4 lần. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư. 31 CHƯƠNG 2: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ NGHỀ NGHIỆP, VIỆC LÀM, THU NHẬP, CHI TIÊU CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của bản thân và của các thành viên trong gia đình người dân đô thị hiện nay Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, là thủ đô của Việt Nam. Đời sống của người dân Hà Nội luôn được Đảng, Nhà nước và UBND thành phố Hà Nội quan tâm. Trong đó, vấn đề chăm lo về đời sống kinh tế của các gia đình hiện nay là vấn đề trọng tâm trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. Với người dân nói chung và người dân đô thị Hà Nội nói riêng thì nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu là các yếu tố quan trọng đối với đời sống kinh tế gia đình của bản thân và của gia đình họ, đồng thời cũng là vấn đề quan trọng trong việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình. Kinh tế gia đình ổn định và phát triển là yếu tố cấu thành và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội cũng như của đất nước ngày càng phát triển. Người dân đô thị Hà Nội hiện nay hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của bản thân và của các thành viên khác trong gia đình họ như thế nào? 2.1.1. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị hiện nay Để tồn tại, khẳng định bản thân với gia đình và xã hội thì yếu tố nghề nghiệp, việc làm là yếu tố tiên quyết đối với mỗi cá nhân. Nghề nghiệp, việc làm của mỗi người là vấn đề rất quan trọng đối với cuộc sống cá nhân và gia đình cũng như xã hội. Khi nói đến đời sống kinh tế gia đình thì nghề nghiệp, việc làm của các cá nhân trong gia đình có vai trò quyết định quan trọng. Tuy vậy, với mỗi thành viên trong gia đình thì nghề nghiệp của mỗi người được bản thân họ đánh giá và hài lòng ở những mức độ khác nhau. Với thang đo Likert, mức độ hài lòng được tìm hiểu một cách khách quan và đầy đủ hơn về 32 sự hài lòng của mỗi cá nhân đối với nghề nghiệp việc làm của chính bản thân họ. Người dân Hà Nội hiện nay có mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của chính bản thân họ như sau: Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) Biểu đồ 2.1 cho ta thấy, khi được hỏi người dân hài lòng như thế nào về nghề nghiệp của bản thân không thì việc khó đưa ra câu trả lời chiếm 33,3% số người được hỏi. Tuy nhiên, có tới 28% người được hỏi trả lời là họ hoàn toàn hài lòng với nghề nghiệp của họ và 25,3% thì trả lời cơ bản hài lòng. Như vậy cho thấy rằng để đánh giá được mức độ hài lòng của người dân về nghề nghiêp của mình ra rất khó. Bởi chính ngay bản thân người được hỏi khi đưa ra câu trả lời cũng rất khó khăn. Tỷ lệ người hoàn toàn không hài lòng, cơ bản không hài lòng với công việc là còn khoảng 10% số người được hỏi. Như vậy thấy được rằng một bộ phận không nhỏ người dân đô thị Hà Nội hiện nay chưa hài lòng với nghề nghiệp của bản thân. Con số này không quá cao nhưng cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Điều này được lý giải ở các ý kiến của người dân từ các phỏng vấn sâu: “Bản thân tôi cũng tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân nhưng nghề nghiệp hiện nay tôi làm không phải là nghề mà tôi được đào tạo do vậy mà 33 tôi không hài lòng với nghề nghiệp của bản thân mình hiện nay. Tuy rằng công việc này vẫn mang lại thu nhập nuôi sống gia đình và bản thân” (PVS số 3, nữ, 35 tuổi, nhân viên bán hàng) “Trước đây tôi làm nghề kiểm toán nhưng nghề đó đòi hỏi phải đi công tác thường xuyên mà sức khỏe của bản thân không cho phép tôi đi công tác nhiều. Do vậy tôi đã chuyển nghề sang làm kế toán cho công ty hiện đang làm. Về công việc thì tôi thấy khá hài lòng nhưng để theo nghề này suốt thì tôi chưa thực sự hài lòng” (PVS số 5, nữ, 40 tuổi, nhân viên kế toán) “Về nghề nghiệp của tôi thì cũng bình thường nhưng thực sự thì tôi cũng khá hài lòng với công việc của bản thân mình. Trước đây tôi cũng không được học hành nhiều nên hiện tại có một công việc đem lại thu nhập khá ổn định thì tôi thấy hoàn toàn hài lòng,bạn bè tôi học hành tử tế, có bằng đại học đi làm với mức lương như tôi thậm chí có người lương còn thấp hơn cả tôi”. (PVS số 2, nữ, 27 tuổi, buôn bán tại nhà) Có thể thấy, tùy vào năng lực, trình độ mà mức độ hài lòng với nghề nghiệp của họ là như thế nào. Và mức độ hài lòng về nghề nghiệp có sự tương đồng với mức độ hài lòng về công việc của bản thân họ đang làm. Khó nói được bản thân mình có hài lòng với công việc của bản thân mình hay không chiếm 35,1% số người trả lời đưa ra ý kiến này. Đa số người được hỏi trả lời là cơ bản hài lòng và hoàn toàn hài lòng với công việc của bản thân họ. Mặt khác, người hoàn toàn không hài lòng và cơ bản không hài lòng vẫn chiếm hơn 10% số người trả lời. “Tôi thấy công việc của mình cũng không có gì là không hài lòng. Nó phù hợp với ngành học mà trước đây tôi học. Hơn nữa công việc này cũng mang đến cho tôi nhiều cơ hội và mức thu nhập ổn định. Trong thời buổi khó 34 khăn như hiện nay thì có thể đây là công việc khá hấp dẫn với nhiều người. Tôi thấy mình khá hài lòng với công việc này”. (PVS số 4, nam, 37 tuổi, nhân viên IT) “Thật khó để trả lời câu hỏi của bạn, trong công việc thì lúc tôi hoàn thành công việc thì tôi thấy hài lòng, còn lúc tôi chưa hoàn thành công việc hoặc hiệu quả công việc không như tôi mong đợi thì tôi cũng không hài lòng còn công việc mà thuận lợi thì tôi lại hài lòng thậm chí rất sung sướng và hành phúc”. (PVS số 14, nữ, 27 tuổi, làm tự do) “Phải nói rằng tôi khá hài lòng với công việc mà tôi đang làm. Công việc của tôi có thể giúp ích được cho rất nhiều người nghèo, yếu thế trong xã hội. Công việc này một mặt mang đến cho tôi cơ hội rất lớn đó là có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao hơn nữa còn đúng theo sở thích của bản thân là được đi đây đó, giúp ích cho mọi người”. (PVS số 6, nữ, 36 tuổi, nhân viên dự án hỗ trợ cộng đồng) Không có gì khác biệt nhiều giữa việc người dân có hài lòng với nghề nghiệp của mình với sự hài lòng về công việc mà bản thân họ đang làm. Với những người có vị trí công việc mà họ yêu thích và nó phù hợp với năng lực của bản thân họ; công việc đó đem lại thu nhập thỏa đáng hay phù hợp với mong muốn của họ thì họ sẽ hài lòng khá cao. Còn một số thì họ chưa hai lòng về công việc của bản thân họ là do công việc chưa đáp ứng được các nhu cầu mong muốn của họ. Họ có thể chú tâm làm việc, đầu tư rất nhiều công sức và trí tuệ cho công việc nhưng công việc đó chưa mang lại thu nhập cao và có sức hấp dẫn đối với họ thì họ sẽ có thể chưa hài lòng với nghề nghiệp cũng như công việc của chính họ hay những mong đợi của họ đối với công việc mà họ đang đảm nhiệm chưa được đáp ứng. 35 Như vậy, ta thấy rằng hiện nay người dân đô thị hài lòng tương đối cao về nghề nghiệp, việc làm của bản thân. Điều này góp phần quan trọng trong việc các cá nhân ý thức được vai trò, vị trí nghề nghiệp của bản thân đối với bản thân và gia đình của họ. Sự hài lòng về nghề nhiệp cao giúp cho người dân sẽ có thái độ tích cực hơn trong các hoạt động kinh tế gia đình. Tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này chúng ta cùng xem xét, phân tích mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của những thành viên khác trong gia đình người dân đô thị hiện nay. 2.1.2. Mức độ hài lòng của người dân đô thị hiện nay về nghề nghiệp, việc làm của các thành viên trong gia đình. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Nghề nghiệp giúp cho các cá nhân khẳng định năng lực, vị trí với gia đình, bạn bè và xã hội. Bên cạnh đó, nghề nghiệp được hình thành trong quá trình các cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế gia đình và xã hội. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. Khái niệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị trường. Con người phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm… 36 Trong mỗi gia đình, nghề nghiệp, công việc của mỗi người đều có tác động đến đời sống của gia đình trong đó có đời sống kinh tế gia đình. Nghề nghiệp của mỗi người trong gia đình không chỉ có ý nghĩa với bản thân họ mà có ý nghĩa đối với cả gia đình của họ. Do vậy mà đánh giá sự hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của các gia đình đô thị hiện nay không thể không quan tâm đến khía cạnh sự hài lòng của họ với các thành viên trong gia đình đó. Qua số liệu biểu đồ 2 cho thấy: Sự hài lòng về công ăn, việc làm của con cái những người trả lời (có con đi làm) là khá khả quan. Cơ bản hài lòng (29,2%); Hoàn toàn hài lòng (34.4%); số người cảm thấy khó trả lời (28.7%). Tỷ lệ khá Biểu đồ 2.2: Mức độ hài lòng về công ăn, việc làm của con cái thấp trả lời không hài lòng (3%) về công việc của con cái. (ĐVT %) “Ngoài vấn đề sức khỏe, thì nghề nghiệp, việc làm của con cái là một trong những mối quan tâm chính của các bậc cha mẹ”. [9] Việc nuôi dạy, cho con cái ăn học và vấn đề nghề nghiệp của con cái được quan tâm, đầu tư khá nhiều. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, công ăn việc làm của con cái trong các gia đình đô thị hiện nay có con cái đi làm là tương đối khả quan, tích cực. Các bậc cha mẹ hầu hết đểu mong muốn công việc của con tốt đẹp để chúng có công việc, nghề nghiệp phù hợp. Điều này phản ánh phần nào mức độ thỏa mãn các nhu cầu về công việc của con cái mà các bậc cha mẹ kỳ vọng là đã có hiệu quả tốt. “Nói chung là tôi cũng hài lòng với công việc của con cái, trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thì có việc làm, có thu nhập tự nuôi sống 37 bản thân mình là một điều đáng mừng rồi. Còn hài lòng thì cũng coi như là cơ bản thôi, tùy từng năng lực cũng như sở thích cá nhân của con cái mà thấy với nó là phù hợp, tốt với con hay chưa. Chứ như đứa con dâu của tôi thì học hành có hạn nên có công việc ổn định, thu nhập tương đối là tôi vui rùi”. (PVS số 1, nam 65 tuổi, nghỉ hưu) “Tôi không kỳ vọng quá nhiều vào việc con có công việc tốt như thế nào. Tôi muốn con tôi tự lựa chọn công việc theo sở thích và năng lực của chúng. Nếu con vui với công việc của nó thì tôi cũng hài lòng, chứ mình cứ kỹ vọng cao quá với con cái sẽ tạo ra áp lực với con và đôi khi còn làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không được gần gũi”. (PVS số 12, nam, 50 tuổi, Nhân viên bảo vệ) “Là cha mẹ thì ai cũng mong muốn con mình có được công việc tốt. Hiện nay, con gái lớn của tôi cũng có việc làm ổn định, thu nhập cũng không cao lắm nhưng có thể đảm bảo cho cuộc sống của bản thân như vậy là tôi rất hài lòng”. (PVS số 10, nữ 50 tuổi, Nhân viên hành chính văn phòng) Từ các ý kiến trên cho thấy người dân đô thị Hà Nội có mức độ hài lòng về công ăn, việc làm của con cái là tương đối cao, họ thỏa mãn với công việc mà con cái họ đang làm điều này cho thấy hầu hết con cái trong các gia đình đô thị Hà Nội đều có công ăn việc làm phù hợp với mong muốn của cha mẹ họ. Chính sự hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của con cái giúp cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được gắn kết với nhau hơn. Đồng thời, đây cũng là một yếu tố đảm bảo bảo vệ gia đình phát triển bền vững. Ngoài mức độ hài lòng về công việc, nghề nghiệp của con cái thì người dân Hà Nội còn quan tâm đến nghề nghiệp của vợ/chồng mình. Không có số liệu định lượng cho khía cạnh này nhưng trong quá trình phỏng vấn sâu tôi đã tìm hiểu được một số các ý kiến về vấn đề này như sau: 38 “Công việc của chồng tôi cũng tạm ổn, và tôi cũng biết là anh ấy cũng khá hài lòng với nghề nghiệp của bản thân mình. Nên tôi cũng thấy hài lòng với công việc của anh ấy. Đôi khi tôi thường động viên anh ấy cố gắng làm tốt công việc để đảm bảo cho cuộc sống của gia đình” (PVS số 3, nữ, 37 tuổi, nhân viên bán hàng) “Vợ tôi làm giáo viên, có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình. Mặc dù thu nhập không được cao như một số ngành nghề khác nhưng tôi rất hài lòng với công việc, nghề nghiệp mà vợ tôi đang làm” (PVS số 7, nam, 51 tuổi, lái xe) “Mình rất tôn trọng vợ, nên công việc, nghề nghiệp của cô ấy mình cũng rất tôn trọng. Nhiều khi thấy vợ phàn nàn về áp lực trong công việc mình đã phải chia sẻ công việc nhà với cô ấy và động viên cô ấy phấn đấu cho công việc được như mong muốn. Tuy nhiên thì bản thân thấy việc mình hài lòng hay không hài lòng với công việc của cô ấy cũng không quan trọng bằng chính bản thân cô ấy nhận thấy công việc của mình có đáp ứng được nhu cầu của bản thân và phù hợp với năng lực của cô ấy hay không thôi”. (PVS số 4, nam, 37 tuổi, nhân viên IT) Qua các ý kiến của người dân nêu trên, ta thấy việc người dân đô thị Hà Nội hài lòng như thế nào về nghề nghiệp, việc làm của bản thân họ và của các thành viên trong gia đình họ là một vấn đề khó để đo lường chính xác mà chỉ nên vận dụng thang đo Likert với 5 thang bậc của mức độ hài lòng để đo lường thái độ, đánh giá của chính bản thân họ về nghề nghiệp, việc làm của chính bản thân họ. Ta thấy, hiện nay, mặc dù khủng hoảng kinh tế, cạnh tranh kinh tế thị trường, …nhưng mức độ hài lòng của người dân đô thị Hà Nội vẫn cơ bản hài lòng với nghề nghiệp, việc làm của bản thân họ và người thân trong gia đình. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì nghề nghiệp ổn định và đảm bảo cuộc sống của người dân đô thị Hà Nội. 39 2.2. Mức độ hài lòng về thu nhập của người dân đô thị hiện nay Mục đích của nghề nghiệp, việc làm để để kiếm nguồn thu nhập, để có tích lũy khi về già, để khẳng định vị trí, năng lực của bản thân. Mức độ hài lòng về thu nhập là một trong yếu tố khẳng định mức độ hài lòng về nghề nghiệp của bản thân mỗi người với công việc mà họ đang làm. Thu nhập trước hết được xem xét từ khía cạnh: các nguồn thu nhập, mức thu nhập và xu hướng của thu nhập trong tương lai. Tuy vậy, liệu những người có thu nhập cao có thực sự hài lòng với nghề nghiệp của mình hay không? Hay nhóm có thu nhập thấp, không ổn định có thực sự không hài lòng với công việc, nghề nghiệp của bản thân mình hay không? Thu nhập có liên quan mật thiết đến mức sống và dường như tỷ lệ thuận với mức sống. Điều này đã được phân tích và làm rõ trong các nghiên cứu đánh giá về mức sống. Như hiện nay, Hà Nội được xem là có mức sống cao, và như vậy yêu cầu cần có thu nhập cao, ổn định để có thể duy trì đời sống tại các đô thị lớn như Hà Nội. Hiện nay cơ cấu nguồn thu nhập của các gia đình đã được khảo sát cho biết: Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn thu nhập của các gia đình hiện nay (ĐVT %) Từ biểu đồ 2.3 cho ta thấy: có tới 45,2% số người được hỏi trả lời rằng nguồn thu chính của các gia đình từ nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất. Hà Nội có sự đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh nhưng nông, lâm thủy sản vẫn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình của Hà Nội. Các hộ gia đình khác trong diện được khảo sát có nguồn thu từ lương công 40 chức, viên chức 15,3%, từ kinh doanh buôn bán là 12% và từ nguồn khác là 12,4%. Một số thu nhập chính từ: Công nghiệp 5,4%, từ dịch vụ 3,3% và từ tiểu thu công nghiệp là 6,4% là tương đối thấp chưa cân xứng với tiềm năng phát triển kinh tế và xã hội. Mặc dù Hà Nội là thành phố công nghiệp nhưng cơ cấu thu nhập của người dân trên địa bàn Hà Nội lại cho thấy nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của gia đình của người dân thành phố Hà Nội. Từ điều này giúp cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội cần quan tâm hơn nữa đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện nguồn lực, trình độ lao động của cư dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với cơ cấu nguồn thu nhập như trên phản ánh phần nào điều kiện kinh tế gia đình của các gia đình được khảo sát. Từ đây chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế gia đình với mức độ hài lòng của người dân về đời sống kinh tế của chính gia đình họ. Và với nguồn thu nhập như hiện nay có đáp ứng được các nhu cầu cơ bản hàng ngày của các gia đình không? Việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản này hiện nay như thế nào? Chúng ta cùng xem xét ở biểu đồ sau. 2.2.1. Mức độ hài lòng về thu nhập của người dân với việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của gia đình hiện nay Thu nhập của người dân không chỉ là lương (với những người có nghề nghiệp) và tiền công lao động của họ mà thu nhập ở đây bao gồm rất nhiều các khoản thu khác. Tuy nhiên, thu nhập trong điều kiện để xem xét về mức độ hài lòng thì nó được hiểu là các khoản thu tương đối ổn định từ các cá nhân, hay tất cả các thành viên trong gia đình đóng góp cho gia đình mình. 41 Bảng 2.1: Thu nhập của gia đình với việc đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng ngày của gia đình (ăn, mặc, ở…) (ĐVT %) Thu nhập của gia đình đáp ứng nhu cầu hàng ngày Đơn vị tính % Dư thừa so với nhu cầu 8,4 Vừa đủ 76,4 Không đủ 13,5 Khó nói 1,7 Từ bảng số liệu trên ta thấy, hầu hết các hộ gia đình trả lời là thu nhập hiện nay của gia đình họ đáp ứng ở mức độ vừa đủ chiếm tỷ lệ 76,4% cao nhất. Tuy nhiên còn 13,5 % các hộ gia đình trả lời là thu nhập hiện nay không đủ chi tiêu, đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng ngày là con số không nhỏ, nói lên điều kiện khó khăn về đời sống của các gia đình tại địa bàn Hà Nội cũng còn đang là vấn đề của nhiều hộ gia đình. Chỉ có 8,4 % số hộ gia đình được hỏi có dư thừa trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản hàng ngày của các gia đình. Điều này có nói lên rằng mức sống của người dân đô thị Hà Nội hiện nay cũng đang chỉ ở đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng ngày chứ chưa thực sự đạt mức cao. Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng về thu nhập (ĐVT %) Qua biểu đồ trên cho thấy, 48.4% số người được hỏi trả lời là khó nói để nói về mức độ hài lòng của bản thân đối với thu nhập hiện nay của họ. Cơ 42 bản hài lòng 22,4% và hoàn toàn hài lòng là 8,6%; trong khi đó hoàn toàn không hài lòng là 3,9%. Mức thu nhập của mỗi người khác nhau, nhu cầu của mỗi người cũng khác nhau do vậy mà mức độ hài lòng về thu nhập cũng khác nhau. Mức thu nhập phản ánh năng lực cũng như vị trí, vai trò của người đó trong đời sống kinh tế của gia đình. Khi họ hài lòng với mức thu nhập của họ hiện nay tức là họ có thể hài lòng với việc đóng góp thu nhập của bản thân mình vào quỹ của gia đình. Từ đó cho thấy, họ có khả năng khẳng định bản thân mình với các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời, chính việc hài lòng với thu nhập của bản thân, người dân sẽ có những thỏa mãn, hài lòng về các yếu tố khác trong đời sống gia đình. 2.2.2. Mức độ hài lòng về thu nhập với mức sống gia đình người dân đô thị hiện nay Và khi hỏi người dân về việc tự đánh giá của về mức sống hiện nay của gia đình thì thu được kết quả như sau: Biểu đồ 2.5: Tự đánh giá mức sống của các gia đình hiện nay (ĐVT %) Qua biểu đồ trên ta thấy, phần lớn các gia đình tự đánh giá mức sống của gia đình họ hiện nay là ở mức trung bình 71,9%, mức khá giả chiếm 18,5% trong số các hộ gia đình được phỏng vấn. Nghèo và rất nghèo là 7,6% 43 và 0,5% phản ảnh điều kiện mức sống của một bộ phận không nhỏ người dân đô thị Hà Nội hiện nay còn ở mức mà ngay chính bản thân họ cảm nhận là họ còn nghèo, rất nghèo điều này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới việc họ hài lòng như thế nào đối với đời sống kinh tế gia đình họ hiện nay. Bảng 2.2: Mức sống với mức độ hài lòng về thu nhập của gia đình (ĐVT %) Mức độ hài lòng về thu nhập và mức sống của các gia đình Giàu Hoàn Cơ bản toàn không Khó nói không hài hài lòng lòng 0,0 0,0 11,1 Điểm trung bình 44,4 Hoàn toàn hài lòng 44,4 Cơ bản hài lòng 4.33 Khá giả 0.7 5,6 38,1 41,0 14,8 3.63 Trung bình 3,0 15,1 54,6 3,4 6,8 3.13 Nghèo 20,1 33,9 35,6 3,4 0,0 2.42 Rất nghèo 0,0 75,0 25,0 0,0 0,0 2.25 Từ bảng số liệu trên ta thấy: Ở nhóm có mức sống giàu thì họ hoàn toàn hài lòng và cơ bản hài lòng ở mức độ khá cao và đều là 44,4% đạt điểm trung bình về mức độ hài lòng về thu nhập cao nhất với 4.33 điểm, còn có 11,1% trong số họ cảm thấy khó nói về mức độ hài lòng của bản thân với mức sống như hiện nay. Ở nhóm có mức sống khá giả thì mức độ cơ bản hài lòng cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 41%, tuy nhiên con số 38,1% số người có mức sống khá giả thì khó đánh giá về mức độ hài lòng của bản thân; Nhóm mức sống trung bình thì đại đa số (54,6%) số người trong nhóm này cũng tỏ ra khó đánh giá là họ hài lòng hay không hài lòng đối với mức sống của gia đình mình. Với nhóm có mức sống nghèo và rất nghèo thì họ đã đánh giá mức độ hài lòng của mình đối với thu nhập của gia đình họ khá giống nhau: 20,1% hoàn toàn không hài lòng; 33,9% cơ bản không hài lòng ở nhóm 44 nghèo và 75% cơ bản không hài lòng với thu nhập hiện nay và điểm giá trị hài lòng hai nhóm này rất thấp chỉ đạt 2.42 điểm với nhóm nghèo và 2.25 điểm ở nhóm rất nghèo thấp hơn rất nhiều so với điểm giá trị hài lòng trung bình về thu nhập là 3.18 điểm . Tất cả điều trên cho thấy rằng có mối liên hệ mật thiết giữa nhóm gia đình có thu nhập cao và nhóm có thu nhập thấp trong việc đánh giá mức độ hài lòng của mình đối với vấn đề kinh tế của gia đình. Điều này cũng được khẳng định và bổ sung từ các ý kiến của người dân trong các phỏng vấn sâu được trích dẫn: “Thu nhập của tôi hiện nay không cao, nhưng cũng tạm đủ để chi tiêu trong gia đình. Tôi cũng muốn cải thiện tình hình thu nhập hiện nay để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình hơn. Nhưng trong thời buổi kinh tế quy thoái như hiện nay thì việc có thể đảm bảo được nhu cầu thiết yếu cho bản thân và gia đình cũng rất khó khăn vất vả rồi. Cho nên, hiện nay tôi cũng cơ bản là hài lòng với thu nhập của bản thân và gia đình mình”. (PVS số 11, nam, 38 tuổi, công nhân cơ khí) “Hiện nay kinh tế đang khó khăn nên khả năng kiếm được công việc đảm bảo cuộc sống ở mức trung bình là cũng tốt lắm rồi. Tôi thấy mình cũng cố gắng rất nhiều cho công việc hiện tại. Và điều này giúp cho bản thân có được mức thu nhập khá ổn định. Ngoài việc chi tiêu cho sinh hoạt gia đình và bản thân thì cũng có để ra được một chút tích lũy phòng lúc ốm đau bệnh tật. Do vậy, tôi khá hài lòng với mức thu nhập hiện nay của mình” (PVS số 13, nữ, 47 tuổi, Quản lý nhân sự) Có thể thấy rằng hầu hết các ý kiến người trả lời phỏng vấn sâu nêu ra đều nói đến khía cạnh điều kiện kinh tế chung đã tác động tới mức thu nhập của bản thân họ và họ cũng nhận thực được và có ứng phó, đánh giá về mức độ hài lòng một cách khách quan. Trong giai đoạn này, đã số người được hỏi đều không quá kỳ vọng vào việc có nguồn thu nhập cao, họ nhìn thẳng vào 45 thực tế khó khăn chung của nền kinh tế đang chịu tác động khủng hoảng chung. Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng họ chưa hài lòng với thu nhập hiện nay của bản thân và của gia đình họ. “Tôi chưa hài lòng với thu nhập hiện nay của bản thân, công việc hiện nay tôi làm khá vất vả và tốn rất nhiều chất xám, tuy vậy mức thu nhập của tôi hiện nay cũng chỉ đủ để duy trì cuộc sống ở mức cơ bản. Mà xã hội ngày càng phát triển, chất lượng các dịch vụ ngày càng cao và cũng đòi hỏi phải có mức thu nhập tương đối thì mới có thể sử dụng các dịch vụ đó”. (PVS số 3, nữ, 35 tuổi, nhân viên bán hàng) “Tôi đã tốt nghiệp được 5 năm, nhưng hiện nay công việc của tôi chưa được ổn định, có lúc phải làm trái ngành học, thu nhập thì bấp bênh, chưa đủ chi tiêu cho cuộc sống của bản thân và không thể có tích lũy, vì vậy mà tôi không hài lòng về thu nhập của mình” (PVS số 14, nữ, 27 tuổi, lao động tự do) “Cơ bản thì tôi hài lòng với thu nhập hiện nay của mình và tôi cũng đang hi vọng là khả năng tăng thêm thu nhập trong thời gian tới sẽ giúp được tôi rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mình hơn” (PVS số 15, nam, 25 tuổi, lao động tự do) Nhìn vấn đề này dưới góc độ tâm lý học xã hội và xã hội học thì đây không phải là hiện tượng hiếm gặp mà nó xảy ra rất phổ biến với mỗi người trong xã hội ở những giai đoạn nhất định. Có thể thấy rằng, để đạt được sự hài lòng về thu nhập của chính mình có nhiều yếu tố tác động: sự nỗ lực của bản thân, năng lực thực hiện công việc, điều kiện kinh tế xã hội bên ngoài. Và bên cạnh đó còn có các yếu tố: tuổi, giới tính, học vấn của người trả lời cũng có tác động không nhỏ đến việc tự đánh giá mức độ hài lòng của bản thân họ về vấn đề này. Như vậy ta thấy nhưng gia đình có điều kiện kinh tế khá, giàu thì có sự đánh giá về mức độ hài lòng với đời sống kinh tế gia đình 46 tích cực hơn đó là hoàn toàn hài lòng và cơ bản hài lòng còn nhóm có thu nhập thập, mức sống nghèo, rất nghèo thường đánh giá là cơ bản không hài lòng hoặc hoàn toàn không hài lòng. 2.3. Mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân đô thị hiện nay Trong đời sống kinh tế gia đình vấn đề chi tiêu là hoạt động rất quan trọng của mỗi gia đình. Ở các đô thị lớn thì việc chi tiêu càng có vai trò quan trọng trong việc duy trì cuộc sống sinh hoạt thường ngày của mỗi gia đình. Các dịch vụ trong xã hội ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao và chi phí để có dịch vụ chất lượng cao thì ngày một gia tăng. Để đánh giá mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân đô thị hiện nay với việc chi tiêu cho bản thân và gia đình họ hiện nay là rất khó và các kết quả đánh giá này cũng chỉ mang tích chất tương đối ở thời điểm kinh tế nhất định của gia đình cũng như của chính bản thân người trả lời câu hỏi. Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) Qua biểu đồ trên cho thấy rằng người dân được hỏi rất khó trả lời hay khó đánh giá mức độ hài lòng hay không hài lòng với mức chi tiêu của gia đình họ hiện nay (52,2%). Số người được hỏi cơ bản không hài lòng (19%) và hoàn toàn không hài lòng (4%) là một con số không nhỏ. Điều đó giúp ta thấy, người dân đô thị hiện nay hài lòng về chi tiêu ở mức độ thấp, đôi khi 47 còn có ý nghĩa tiêu cực. Việc chi tiêu trong gia đình của họ chưa đáp ứng được nhu cầu cá nhân của gia đình họ điều này sẽ có tác động không nhỏ đến duy trì sinh hoạt của gia đình. Và ở các gia đình này họ luôn có kế hoạch, chiến lược về việc phải chi tiêu sao cho thật hợp lý với năng lực tài chính của gia đình. Sự hài lòng về chi tiêu hay rộng hơn là sự hài lòng về cuộc sống, thái độ cảm nhận chủ quan của các thành viên trong gia đình được khảo sát thể hiện xu hướng diễn biến khá phức tạp đó là mối quan hệ giữ thu nhập và chi tiêu. Hiện nay người ta có xu hướng cho rằng hạnh phúc cá nhân liên quan mất thiết đến thu nhập và chi tiêu của mỗi cá nhân; Với người có thu nhập cao, chi tiêu cho bản thân ở mức đáp ứng được nhu cầu không chỉ ở mức cơ bản mà còn dư thừa thì sẽ làm cho cá nhân đó hạnh phúc và hài lòng hơn với cuộc sống của họ. Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa mức độ hài lòng về chi tiêu với mức sống của gia đình (Tỷ lệ %) Mức độ Hoàn hài lòng về toàn chi tiêu so không với mức hài lòng sống Giàu 0,0 Cơ bản không hài lòng Khó nói Cơ bản hài lòng Hoàn toàn hài lòng Điểm trung bình 0,0 22,2 33,3 44,5 4.22 Khá giả 0,0 8,2 44,2 34,0 12,9 3.5 Trung bình 3,3 20,1 57,2 13,5 5,1 2.98 Nghèo 20,3 35,6 37,3 13,5 5,8 2.36 Rất nghèo 0,0 7,5 25,0 0,0 0,0 2.25 Nhóm gia đình có mức sống giàu thì đánh giá họ hoàn toàn hài lòng 44,4% và cơ bản là hài lòng 33,3% với mức chi tiêu hiện nay và điểm hài lòng về chi tiêu của các hộ gia đình nhóm này đạt 4.22 điểm cao hơn mức 48 điểm hài lòng trung bình là 3.04 điểm. Nhóm khá giả thì có sự phân vân và lựa chọn khó nói 44,2% là họ hài lòng hay không hài lòng về chi tiêu của gia đình họ hiện nay. Cũng tương tự như nhóm mức sống khá giả thì nhóm gia đình có mức sống trung bình cũng khó nói là họ hài lòng như thế nào về chi tiêu của gia đình 57,3% và có tới 20,1% gia đình ở mức sống trung bình lựa chọn là cơ bản không hài lòng với chi tiêu hiện nay. Với các hộ đánh giá mức sống nghèo và rất nghèo thì lựa chọn lại là cơ bản không hài lòng 35,6% với nhóm mức sống nghèo và 75% với nhóm mức sống rất nghèo. Và có 20,3% nhóm gia đình có mức sống nghèo hoàn toàn không hài lòng về chi tiêu trong gia đình. Bên cạnh đó điểm hài lòng trung bình của các hộ có mức sống nghèo và rất nghèo thấp hơn rất nhiều so với điểm hài lòng trung bình lần lượt là 2.36 điểm và 2.25 điềm. Như vậy, có thể thấy rằng mức sống của các gia đình có liên hệ mật thiết với mức độ hài lòng không chỉ về thu nhập mà còn về chi tiêu. Phải chăng các hộ gia đình nghèo thì các khoản chi phí với họ rất khó khăn để đảm bảo những điều kiện, nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống còn khá khó khăn do vậy mà họ hầu hết đều lựa chọn là cơ bản không hài lòng. Thừa nhận một thực tế là trong giai đoạn kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, các cá nhân, gia đình luôn có kế hoạch, chiến lược riêng cho mình để có thể duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, những nhu cầu thiết yếu của các gia đình là vấn đề được quan tâm và cần đảm bảo. Với các gia đình ở Hà Nội thì dường như mọi chi phí sinh hoạt thường đắt đỏ hơn rất nhiều so với các tỉnh thành khác. Do vậy mà mức độ hài lòng về việc đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của các gia đình Hà Nội cũng là mối quan tâm lớn không chỉ với các gia đình mà với các nhà quản lý xã hội. 49 Mức sống là phạm trù liên quan đến sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu nhu cầu cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Để đánh giá mức sống được khách quan, các cá nhân lựa chọn cho mình những tiêu chí, giá trị nhất định để thể hiện sự hài lòng của mình đối với các tiêu chí, mong muốn của họ đối với các tiêu chí đó. Cuộc sống hiện nay của con người ngày càng được thể hiện bằng việc sử dụng, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào đời sống, do vậy mà việc đánh giá mức sống lại phụ thuộc vào yếu tố sở hữu hoặc sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong gia đình. Tiện nghi sinh hoạt lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thu nhập của gia đình. Bảng 2.4: Mức độ hài lòng về chi tiêu với thu nhập đáp ứng nhu cầu cơ bản của gia đình (ĐVT %) Mức độ hài lòng về chi tiêu so với mức độ đáp ứng nhu cầu cơ bản Dư thừa so với nhu cầu Vừa đủ Không đủ Khó nói/ Không ý kiến Hoàn toàn không hài lòng Cơ bản không Khó nói hài lòng Cơ bản hài lòng Hoàn toàn hài lòng Điểm trung bình 0,0 4,5 38,8 34,3 22,4 3.83 2,7 1,3 17,2 42,3 56,5 36,5 17,6 1,0 6,0 6,7 3.23 2.44 14,3 7,1 64,3 7,1 7,1 3.21 Qua bảng số liệu trên cho thấy các gia đình mà có mức thu nhập đáp ứng dư thừa nhu cầu cơ bản của gia đình thì cơ bản hài lòng 34,3% và hoàn toàn hài lòng 22,4% đạt điểm trung bình hài lòng là 3.83 điểm cao hơn điểm trung bình hài lòng là 3.18 điểm. Nhóm hộ gia đình có mức thu nhập đáp ứng vừa đủ nhu cầu thiết yếu của các gia đình khó nói là họ hài lòng như thế nào 50 chiếm tỷ lệ cao nhất 56,5% còn cơ bản hài lòng và cơ bàn không hài lòng như nhau là hơn 17%. Nhóm có thu nhập đáp ứng nhu cầu cơ bản không đủ thì có mức độ hoàn toàn hài lòng là 1,3% và 42,3% cơ bản không hài lòng đồng thời điểm trung bình hài lòng của nhóm này cũng thấp hơn nhiều so với điểm trung bình hài lòng là 2.44 điểm. Nhóm không ý kiến hoặc khó nói về việc thu nhập của gia đình mình có đáp ứng được nhu cầu cơ bản hàng ngày của gia đình hay không thì đạt điểm trung bình hài lòng là 3.21 điểm cao hơn điểm trung bình hài lòng về thu nhập với việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản hàng hàng của gia đình. “Thu nhập của gia đình hiện nay cũng chỉ đủ chi tiêu cho những sinh hoạt cơ bản chứ không có để tích lũy nhiều được. Mọi thứ hàng hóa, dịch vụ bây giờ đắt đỏ. Nhất là chi phí học hành của con cái. Để chi tiêu những cần thiết mỗi tháng hiện nay cũng cần cả chục triệu, tiền lương, thu nhập làm thêm cũng thấy khó mà thỏa mãn được”. (PVS số 8, nữ, 46 tuổi, nhân viên nhà nước) “Bản thân tôi thì cũng không quan tâm nhiều lắm đến chi tiêu trong gia đình. Vợ tôi là người đảm nhận công việc chi tiêu này. Tuy nhiên gần đây vợ hay phàn nàn giá cả tăng, nhiều khoản chi tiêu và rất tốn kém. Lương hai vợ chồng có tháng chi hết không để dư ra được đồng nào. Thực sự tôi thấy rất lo và thấy thực sự chưa hài lòng lắm với cuộc sống như hiện nay”. (PVS số 11, nam, 38 tuổi, công nhân) “Chiến lược theo đuổi nhiều con đường kiếm sống khác nhau cùng một lúc tỏ ra khá hiệu quả trong một nền kinh tế đang quá độ. Sự thay đổi trong chiến lược sống gia đình theo hướng giảm dần tầm quan trọng gán cho khu vực nhà nước là một phần trong sự khác biệt của dân cư đô thị điều này cho thấy các gia đình đô thị không nhất thiết phải khuyến khích các thành viên trong gia đình tìm kiếm việc làm trong khu vực nhà nước. Điều này cũng 51 đã thể hiện rõ ở một bộ phận gia đình có khả năng đẩy nền kinh tế gia đình lên thành các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng con số này chưa phải là phổ biến. Hiện nay, các gia đình đô thị đầu tư khá nhiều cho con cái trong việc đầu tư dài hạn vào vấn đề giáo dục và đạo tạo nghề. Điều này cho thấy định hướng trong việc xây dựng gia đình hiện nay có sự khác biệt rất lớn so với trước đây. Các bậc cha mẹ quan tâm định hướng nghề nghiệp cho con cái của họ nhiều hơn so với trước đây. Ngay cả những gia đình không thể cho con cái đi học những trường chính quy thì cũng cho đi học để có một nghề, không phải chỉ tìm cho con một nghề, công việc đòi hỏi lao động giản đơn” [8, tr. 141-143]. Những nhu cầu, mong đợi của người dân về việc làm, nghề nghiệp của bản thân người dân đô thị Hà Nội hiện nay và đối với con cái của họ có tác động không nhỏ đến mức độ hài lòng của họ về nghề nghiệp, việc làm hay thu nhập trong gia đình hiện nay của họ. Qua tất cả những phân tích trên ta thấy, hiện nay đa số người dân đô thị Hà Nội khá hài lòng với nghề nghiệp, việc làm, thu nhập và chi tiêu cũng như mức sống của gia đình họ hiện nay. Với các gia đình có điều kiện kinh tế, mức sống khá thì họ hài lòng hơn với các yếu tố của đời sống kinh tế gia đình hơn là các gia đình có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, công việc, nghề nghiệp và thu nhập không ổn định. 52 CHƯƠNG 3: CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG/ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HIỆN NAY 3.1. Các đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay 3.1.1. Các đặc điểm nhân khẩu học và các yếu tố ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị hiện nay 3.1.1.1. Giới tính và mức độ hài lòng về nghề nghiệp Phải khẳng định rằng có rất nhiều yếu tố liên quan đến nghề nghiệp, việc làm của người dân: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm của chính bản thân họ. Tuy nhiên để xác định xem các yếu tố đó tác động như thế nào đến mức độ hài lòng của họ đối với nghề nghiệp, việc làm của họ chúng ta cần phải nắm được các mối liên hệ của các yếu tố đó với nhau như thế nào? 45 45 39.5 40 35 28.5 30 30.3 32.1 21.8 20 15 30 30.3 30 nam 25 nữ 20 25.1 2.33.3 5 0 nam nữ 9.7 10 6.8 31.3 21.5 15 10 10 5 35 25.4 25 40.2 40 2.33.6 6 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Biểu đồ 3.1: Giới tính và mức độ Biểu đồ 3.2: Giới tính và mức độ hài hài lòng về nghề nghiệp (ĐVT %) lòng về việc làm (ĐVT: %) 53 Từ các biểu đồ trên cho thấy có sự khác biệt nhỏ giữa nam và nữ trong việc hài lòng với nghề nghiệp của bản thân mình như thế nào. Nữ giới trả lời rằng họ khó nói ra là họ có hài lòng hay chưa hài lòng về nghề nghiệp của bản thân (28.5%) và cơ bản không hài lòng (10%) đối với nghề nghiệp của họ cao và cao hơn nam giới một chút trong việc khó nói được bản thân mình hài lòng như thế nào với nghề nghiệp của chính bản thân mình (6.8%). Nhưng có một điểm đáng chú ý ở hai biểu đồ trên là có một nhóm người trả lời họ cơ bản không hài lòng với nghề nghiệp của bản thân là khá cao, nhưng mức độ hài lòng về việc làm của họ lại ở mức không quá cao là 6% với nam và 9,7% với nữ. Điều này có nói lên rằng tuy bản thân chưa hài lòng với nghề nghiệp cùa mình nhưng chí ít thì họ có công việc có thể đem lại thu nhập, hoặc để khẳng định bản thân mình…do vậy mà họ có thể tạm thời hài lòng với công việc hiện tại của họ. Nhìn chung nam giới có mức độ hài lòng cao hơn nữ giới ở cả nghề nghiệp và việc làm. Điều này cũng có thể lý giải tại sao nam giới có mức độ hài lòng đề mức sống, điều kiện kinh tế gia đình cao hơn nữ. Và một điểm đáng chú ý là ngày nay, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội để khẳng định và nâng cao vị trí của họ trong gia đình và xã hội do vậy mà bản thân phụ nữ cũng đặt ra cho mình những yêu cầu, kỳ vọng, mục đích nghề nghiệp cụ thể với bản thân của họ. Chính vì vậy mà, họ cố gắng, nỗ lực không ngừng để đạt được những giá trị, ước vọng mà họ mong đợi. Điều này có lẽ đã tác động không nhỏ tới việc đánh giá mức độ hài lòng về nghề nghiệp của bản thân họ hiện nay. Bên cạnh giới tính, yếu tố tuổi tác cũng là một yếu tố có tác động đến mức độ hài lòng của người dân về nghề nghiệp của bản thân: 3.1.1.2. Tuổi tác và mức độ hài lòng về nghề nghiệp 54 Bên cạnh giới, độ tuổi là yếu tố có tác động đến sự hài lòng về các mặt của đời sống kinh tế gia đình. Bảng 3.1: Tuổi tác và mức độ hài lòng của người dân về nghề nghiệp và việc làm của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) (Hoàn toàn không hài lòng: mức 1, Hoàn toàn hài lòng: mức 5) Nghề nhiệp Việc làm Mức độ hài Mức Mức Mức Mức Mức Điểm Mức Mức Mức Mức Mức Điểm lòng 1 2 3 4 5 TB 1 2 3 4 5 TB 60 tuổi 4,5 8,3 36,3 24,8 25,6 3.57 4,5 8,3 36,8 24,1 24,1 3.57 3,6 9,2 34,9 23,6 26,7 3,63 4,1 7,7 38,8 25,0 24,5 3.58 2,1 9,7 34,5 28,2 25,5 3.65 2,4 9,1 36,1 27,2 25,4 3.64 2,4 4,8 23,8 19,0 50,0 4.1 1,2 4,8 21,4 21,4 52,1 4.17 Qua bảng số liệu trên ta thấy: mức độ hài lòng của người dân ở tất cả các nhóm tuổi đều hài lòng tích cực về nghề nghiệp và việc làm của chính bản thân họ. Điểm trung bình hài lòng khá cao ở tất cả các nhóm tuổi đều lớn hơn điểm trung bình (3 điểm) điều đó là một dấu hiệu tích cực và nhìn chung người dân đô thị hiện nay hài lòng ở mức cơ bản về nghề nghiệp, việc làm của họ. Đặc biệt ở nhóm tuổi trên 60 tuổi thì họ hoàn toàn hài lòng với nghề nghiệp và việc làm của mình ở tỷ lệ trên 50% số người trong độ tuổi trên 60 tuổi, cơ bản hài lòng về nghề nghiệp và việc làm trong độ tuổi này là 19% và 55 21,4%. Tỷ lệ người hoàn toàn và cơ bản không hài lòng trong nhóm này chiếm tỷ lệ thấp là 2,4% hoàn toàn không hài lòng với nghề nghiệp và 1,2% hoàn toàn không hài lòng. Có sự khác biệt với nhóm dưới tuổi 25,0% người được hỏi trả lời họ hoàn toàn không hài lòng với nghề nghiệp và việc làm của bản thân mình. Ở nhóm tuổi từ 26 đến 35 tuổi và từ 36 đến 45 tuổi mức độ hoàn toàn không hài lòng với nghề nghiệp và công việc của mình cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong số người được hỏi nhưng cao hơn ở các nhóm tuổi còn lại là 4,5% hoàn toàn không hài lòng; 3,6% và 4,1% về mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm với nhóm từ 26 đến 35 tuổi mức độ cơ bản không hài lòng chiếm tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, chiếm ưu thế hơn là tỷ lệ về mức 4, mức 5 tức là mức độ cơ bản hài lòng và hoàn toàn hài lòng ở các nhóm tuổi.. Điều này liệu có tác động tích cực đến việc hài lòng về đời sống kinh tế của gia đình họ. Nếu nhu cầu về nghề nghiệp và việc làm của bản thân họ được đáp ứng thì họ đương nhiên sẽ có thái độ tích cực trong công việc và nghề nghiệp của họ và từ đó họ dễ dàng có thể phát huy năng lực trong công việc và thu hái được những thành công trong công việc. Ở mỗi độ tuổi của con người thì nhu cầu về nghề nghiệp của họ cũng có những đòi hỏi nhất định. “Tôi còn trẻ nên mong muốn về công việc của mình là phù hợp với năng lực của bản thân và có tính mới mẻ, hấp dẫn đối với bản thân. Như vậy, tôi có thể nỗ lực hơn trong công việc của mình và gắn bó với nghề lâu dài hơn” (PVS số 15, nam, 25 tuổi, tự do) “Nghề nghiệp của tôi cũng mang lại cho tôi rất nhiều điều mới lạ, và nó phù hợp với năng lực cũng như nhu cầu của bản thân. Làm việc trong các dự án khiến cho bản thân luôn phải tích cực học hỏi, làm mới bản thân, năng động và nhiệt tình với công việc hơn. Ở thời điểm hiện tại tôi hoàn toàn hài lòng với công việc, nghề nghiệp của bản thân mình” (PVS số 6, nữ 36 tuổi, nhân viên dự án) 56 “Cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu rồi nên thấy nghề của mình cũng bình thường, hài lòng thì cũng ở mức cơ bản thôi. Chính bản thân cũng không hiểu là mình hài lòng hay không hài lòng với công việc cũng như nghề nghiệp của chính mình. Bản thân cũng không có học cao nên cứ có công việc là mình làm. Công việc này đã làm mấy chục năm rồi nên cứ làm thôi chứ khó mà lựa chọn công việc khác để thấy hài lòng hơn”. (PVS số 12, nam, 50 tuổi, nhân viên bảo vệ) 3.1.1.3. Nghề nghiệp và mức độ hài lòng về nghề nghiệp Biểu đồ 3.3: Nghề nghiệp của người dân với mức độ hài lòng về nghề nghiệp của họ hiện nay (ĐVT %) Từ biểu đồ trên ta thấy, với người nông dân (ND) thì đại đa số họ rất khó nói là bản thân họ có hài lòng với nghề nghiệp của họ hay không chiếm 41,9%. 20,3% cơ bản hài lòng và 26,2 % hoàn toàn hài lòng, cơ bản không hài lòng là 8,7% và hoàn toàn không hài lòng là 2,8%. Điều này nói lên rằng, người nông dân hiện tại vẫn khó để mà đánh giá được bản thân họ có hài lòng với nghề mà họ đang làm hay không. Không chỉ ở người nông dân mà ở nhóm người làm nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) thì con số là 40,6% trong số họ khó nói là họ có hài lòng với công việc mà họ đang làm. Đồng thời, có 40,6% số người được hỏi trong nhóm nghề TTCN cũng khá hài lòng với nghề của mình. Với nhóm buôn bán (BB) thì họ 57 rất dễ trả lời là họ hài lòng hay không hài lòng với nghề của mình như thế nào. 52,1% cơ bản hài lòng và 36% hoàn toàn hài lòng với nghề buôn bán mà họ đang làm. Chỉ có 4% trong số những người BB cho rằng họ hoàn toàn không hài lòng với nghề này. Gần 1/3 trong số những người làm: công nhân (CN), công chức viên chức (CCVC), giáo viên (GV), Y dược (YD), lao động tự do (LĐTD) thì hầu như cũng rất khó đưa ra đánh giá là họ có hài lòng với nghề nghiệp của mình hay không; Tuy nhiên, phần lớn trong số họ vẫn lựa chọn là họ cơ bản hài lòng và hoàn toàn hài lòng với nghề của họ. Có một số ít trong số họ là cơ bản không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng với nghề mà họ đang làm. Đặc biệt là nhóm không việc làm (KVL) thì 25% trong số họ hoàn toàn không hài lòng, 50% cơ bản không hài lòng với nghề của mình hiện nay. Mặc dù không việc làm nhưng trong nhóm này có 25% số họ lại cơ bản hài lòng với nghề nghiệp hiện tại. Điều này có chút khó lý giải tại sao họ lại lựa chọn như vậy. Nhưng khi phỏng vấn sâu một người mới tốt nghiệp ra trường thì hiện tại họ cũng nói là họ hài lòng với công việc hiện nay, và họ đang trong quá trình tìm kiếm việc làm chứ không hoàn toàn chấp nhận là mình sẽ thất nghiệp mãi. Điều này lại có ý nghĩa khá tích cực đối với cá nhân và gia đình họ để có thể có sự cân bằng tâm lý trong cuộc sống kinh tế gia đình. “Hiện nay mặc dù tôi chưa tìm được công việc phù hợp và yêu thích nhưng bản thân cũng thấy bình thường chứ không hoàn toàn không hài lòng với công việc, cũng như nghề nghiệp mình đang làm. Chắc chắn trong thời gian tới tôi sẽ tìm được công việc mà mình mong đợi” (PVS số 15, nam, 25 tuổi, tự do) Như vậy ta cũng thấy rõ một điều với những người có công việc, nghề nghiệp ổn định thì họ có mức độ hài lòng cao hơn so với những người chưa có việc làm, hoặc việc làm chưa ổn định, thu nhập thấp. 3.1.1.4. Trình độ học vấn và mức độ hài lòng về nghề nghiệp Một yếu tố được xem là khá quan trọng đối với việc đánh giá mức độ hài lòng về nghề nghiệp của người dân đó là trình độ học vấn của bản thân 58 họ. Trong một vài nghiên cứu có nói rằng với người có trình độ học vấn càng cao thì nhu cầu nghề nghiệp của họ càng lớn và như vậy khi đánh giá mức độ hài lòng của họ với nghề nghiệp của họ sẽ có những yếu tác động nhất định. Biểu đồ 3.4: Trình độ học vấn với mức độ hài lòng về nghề nghiệp của người dân đô thị hiện nay (ĐVT % Từ biểu đồ ta thấy, hầu hết các nhóm trình độ học vấn từ tiểu học đến sau ĐH đều nói rằng họ khó nói được là bản thân mình hài lòng như thế nào về nghề nghiệp của họ. Với nhóm trình độ học vấn: Tiểu học, THCS và PTTH có điểm khá tương đồng nhau là phần lớn trong số họ cơ bản hài lòng và hoàn toàn hài lòng về nghề nghiệp của mình ở mức trung bình xấp xỉ trên dưới 30% người được hỏi. Còn tỷ lệ hoàn toàn không hài lòng và cơ bản không hài lòng vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số họ. Với nhóm trình độ học vấn tiểu học thì mức độ hoàn toàn không hài lòng và cơ bản không hài lòng đều là 12%, ở nhóm THCS thì hoàn toàn không hài lòng là 1,6% và cơ bản không hài lòng là 7,1% và điều này cũng tương tự như vậy với nhóm PTTH và nhóm trình độ Trung cấp là 2.7% hoàn toàn không hài lòng, 9.8% cơ bản không hài lòng. 59 Khác biệt với nhóm trình độ học vấn tương đối này thì ở nhóm người có trình độ học vấn cao: trình độ cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) và đăc biệt Sau ĐH thì 0% trong số họ hoàn toàn không hài lòng với nghề nghiệp của mình. Chỉ có 6,3% người trong nhóm có trình độ cao đẳng cơ bản không hài lòng với công việc, nghề nghiệp của bản thân và ở nhóm người có trình độ đại học là 10,3%, nhóm Sau ĐH là 0%. Hơn thế nữa nhóm học vấn cao này có mức độ hài lòng với nghề nghiệp của mình là khá cao: với nhóm có trình độ cao đẳng thì cơ bản hài lòng là 37,5% hoàn toàn hài lòng là 31,2%; ở nhóm trình độ học vấn đại học thì họ cơ bản hài lòng là 33,8% và hoàn toàn hài lòng là 33,3%; với nhóm có trình độ sau đại học thì hoàn toàn hài lòng chiếm 50%, cơ bản hài lòng chiếm 33,3% trong số họ. Với nhóm người có trình độ học vấn là không biết chữ (KBC) thì họ hoàn toàn không hài lòng với nghề nghiệp của mình là 66,7% và cơ bản hài lòng với nghề nghiệp, công việc của mình là 33,3%. Nhóm này chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu mẫu điều tra nhưng nó cũng góp phần phản ánh một thực tế là với nhóm này, họ rất khó có thể tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp với trình độ học vấn của bản thân. Qua đó ta thấy, trình độ học vấn có mối liên hệ mật thiết đến mức độ hài lòng của người dân. Điều này còn được minh chứng bằng các ý kiến của người dân thông qua các phỏng vấn sâu: “Trước đây tôi chỉ học hết cấp 2, giờ có công việc làm ổn định có thể đảm bảo cho cuộc sống gia đình là tôi thấy hài lòng rồi. Còn các con của tôi thì được học hành tử tế nên cũng mong muốn cho chúng có công việc, nghề nghiệp đoàng hoàng để có cuộc sống tốt hơn” (PVS số 7, nam, 47 tuổi, lái xe) “Mình đã học xong đại học nhưng công việc hiện nay không phải chuyên ngành mình được học nên cũng chỉ coi đây là công việc tạm thời. 60 Mình mong muốn công việc của mình tốt hơn thì mình sẽ hài lòng hơn. Chứ như bây giờ thì mình cũng chưa thực sự hài lòng”. (PVS số 14, nữ, 27 tuổi, tự do) “Trước đây tôi học công nghệ thông tin, hiên công ty tôi làm cũng làm về lĩnh vực mà tôi thích nên tôi rất hài lòng với công việc của mình. Công việc này không chỉ phù hợp với chuyên ngành của mình mà còn giúp mình có thu nhập cao, ổn định nên không có lý do nào mà không hài lòng cả”. (PVS số 4, nam, 37 tuổi, nhân viên IT) “Mỗi người mỗi nghề, tôi học hành thấp nên cũng thấy mình không hài lòng nhiều với công việc hiện nay. Nếu ngày trước học hành tử tế có bằng cấp thì chắc công việc cũng đỡ vất vả hơn bây giờ. Nhưng mình cũng phải nhìn vào thực tế và chấp nhân thôi. Công việc nào cũng là lao động cả. Tự tìm vui trong công việc của mình thôi. Chứ không hài lòng và bất mãn thì cũng không giải quyết được vấn đề”. (PVS số 11, nam, 38 tuổi, công nhân) “Trước đây, bác làm ở học viện, bác thấy công việc khá ổn và bác hài lòng với nghề của mình. Còn hiện nay, bác đã về hưu rồi nên cũng không nghĩ nhiều đến chuyện mình có hài lòng với công việc hay nghề nghiệp của mình nữa mà bây giờ chỉ mong cho nghề nghiệp của con cái ổn định và có thu nhập tốt để đảm bảo cuộc sống của chúng nó thôi. Bác thấy người người đua nhau đi học, học đại học rồi cả du học nữa nhưng cuối cùng vẫn là để tìm được công việc tốt. Nhưng thế nào là tốt thì lại tùy ở mỗi người chứ mình nghĩ tốt nhưng con cái mình chưa hẳn muốn làm nghề đó thì sao. Nên cái nghề đôi khi nó chọn người chứ mình cũng không chọn nghề được cháu ạ”. (PVS số 1, nam, 65 tuổi, nghỉ hưu) Qua các ý kiến trên ta hiểu thêm được rằng việc hài lòng hay không hài lòng với công việc, nghề nghiệp của mỗi người là điều phụ thuộc vào rất 61 nhiều yếu tố: độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập…. Vậy nên khi xem xét, đánh giá về mức độ hài lòng, mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan đến mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị hiện nay là một vấn đề cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nữa. 3.1.2. Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về thu nhập Cũng tương tự như việc xem xét, đánh giá các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng nghề nghiệp của người dân đô thị hiện nay, vậy mức độ hài lòng về thu nhập của người dân chịu những tác động như thế nào từ các yếu tố: giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp …. Mức độ hài lòng về thu nhập có liên quan nhưng khác biệt với mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm. Nó là một khía cạnh của mức độ hài lòng về công việc nhưng cũng có thể bao gồm các yếu tố khác khi thu nhập của một cá nhân hoặc gia đình không xuất phát từ hoạt động nghề nghiệp, việc làm của họ. Như vậy, sự hài lòng về thu nhập không đồng nhất với sự hài lòng về mức lương. Trong nhiều trường hợp lương chỉ phản ánh một phần thu nhập của cá nhân. 3.1.2.1. Giới tính và mức độ hài lòng về thu nhập Có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã đưa ra luận điểm: yếu tố giới tính có tác động đến mức thu nhập của cá nhân, gia đình người dân. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu ta có: 62 Biểu đồ 3.5: Giới tính và mức độ hài lòng về thu nhập của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) Qua đây ta thấy cả nam và nữ đều lựa chọn khó nói về sự hài lòng như thế nào với thu nhập hiện nay của chính họ, nam là 47,1% và nữ là 51,9%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nam thường hài lòng 25,5% cơ bản hài lòng và 10,7% hoàn toàn hài lòng cao hơn so với nữ cơ bản hài lòng là 20,2% và hoàn toàn hài lòng là 7,2% về thu nhập của họ. Mặt khác, mức độ hoàn toàn không hài lòng 3,1% và cơ bản không hài lòng 13,5% ở nam thấp hơn so với nữ hoàn toàn không hài lòng là 4,9% và cơ bản không hài lòng là 15,9%. Theo lý thuyết nhu cầu, thu nhập cá nhân có thể giúp họ đáp ứng được các nhu cầu vật chất, cơ bản như nhu cầu về ăn, mặc, ở. Nhưng đồng thời nó cũng có vai trò trong việc đáp ứng những nhu cầu ở các bậc cao hơn như nhu cầu giải trí, …. Do vậy mà khi xem xét vấn đề thu nhập của cá nhân với mức độ hài lòng về thu nhập chúng ta không chỉ xem xét ở khía cạnh tĩnh mà phải xem ở mặt động của yếu tố nữa. Khi thu nhập của cá nhân ngày một tăng thì việc đáp ứng các nhu cầu của cá nhân cũng ngày một tốt hơn và chất lượng các dịch vụ sử dụng để đáp ứng các nhu cầu này cũng sẽ tốt hơn. Và như vậy mức độ hài lòng của cá nhân về vấn đề thu nhập của cá nhân cũng ngày một tích cực hơn. Tuy rằng con số này cũng chênh lệch không đáng kể nhưng nó cũng cho ta thấy có một chút khác biệt giữa nam và nữ trong sự hài lòng về thu nhập của bản thân họ. Như vậy, giới tính không là có ảnh hưởng nhiều đến mức độ hài lòng về thu nhập của người dân đô thị. 63 3.1.2.2. Tuổi tác và mức độ hài lòng về thu nhập Biểu đồ 3.6: Độ tuổi và mức độ hài lòng thu nhập đáp ứng được nhu cầu cơ bản của gia đình người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) Qua biểu đồ trên ta thấy, trong nhóm thu nhập đáp ứng dư thừa yêu cầu cơ bản của gia đình thì chiếm tỷ lệ cao nhất 31,7% là ở nhóm tuổi từ 45 đến 60 tuổi theo sau là nhóm có độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi và nhóm dưới 25 tuổi có thu nhập đáp ứng dư thừa so với nhu cầu cơ bản là thấp nhất 4,8%. Điều này không có gì lạ bởi ở độ tuổi này thì họ chưa có thời gian tích lũy kinh tế và lại có nhu cầu sinh hoạt khá phong phú do vậy mà mức độ đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhóm tuổi này là thấp nhất. Tương tự, với nhóm đánh giá thu nhập đáp ứng vừa đủ nhu cầu cơ bản của gia đình, và nhóm thu nhập không đáp ứng đủ nhu cầu gia đình vần là nhóm trong độ tuổi từ 46 đến 60 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ cao là 42,6% và 52,1% . Với nhóm tuổi trẻ dưới 25 tuổi thì vẫn là nhỏ nhất 3,8% và 0%. Thực trạng này cho thấy nhóm tuổi có vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ hài lòng đối với thu nhập của họ trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của gia đình. 64 Điều này cũng đã được một số các nghiên cứu về độ tuổi và mức sống, giai đoạn từ 46 đến 60 tuổi là giai đoạn các cá nhân trong gia đình và xã hội có nghề nghiệp tương đối ổn định, có những điều kiện cơ bản để đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Do vậy mà trong các nhóm tự đánh giá về thu nhập đối với việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản theo nhóm tuổi cũng khá tích cực, là họ hài lòng và thoản mãn với điều kiện thu nhập của gia đình như vậy. 3.1.2.3. Trình độ học vấn và mức độ hài lòng về thu nhập Trình độ học vấn của mỗi người có tác động lớn đến suy nghĩ, hành động của người đó. Trong cuộc sống hàng ngày thì mức độ nhu cầu kinh tế của mỗi người là khác nhau, và những người có trình độ học vấn khác nhau thì liệu mức độ hài lòng về thu nhập của họ có khác biệt không? Biểu đồ 3.7: Trình độ học vấn và mức độ hài lòng về thu nhập (ĐVT %) Từ biều đồ trên ta thấy, hầu hết người dân ở trình độ học vấn nào cũng nói rằng họ khó khẳng định xem là mình có hài lòng với thu nhập của mình hay không ngoại trừ nhóm KBC, họ rất rõ ràng trong việc nói rằng họ hoàn toàn không hài lòng với thu nhập của bản thân, gia đình hiện nay là 66,7% và 65 còn 33,3% trong số họ hài lòng ở mức cơ bản về thu nhập của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, từ biểu trên ta cũng thấy một thực trạng là ở nhóm học vấn cao: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và sau Đại học thì đa số có mức độ hài lòng cơ bản, hoàn toàn hài lòng cao hơn nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. Ở nhóm KBC điểm trung bình là 2, nhóm có trình độ Tiểu học cũng chỉ đạt 2.95 trong khi các nhóm có trình độ học vấn cao hơn điểm trung bình đạt mức trên 3. Như vậy có thể khẳng định rằng sự khác biệt về trình độ học vấn có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về thu nhập của người dân. 3.1.2.4. Nghề nhiệp và mức độ hài lòng về thu nhập Biểu đồ 3.8: Nghề nghiệp và mức độ hài lòng về thu nhập (ĐVT %) Qua biểu đồ trên ta thấy, những người ở các nhóm nghề dịch vụ, công nghiệp ổn định có mức độ hài lòng cao hơn, tích cực hơn nhóm người làm nông nhiệp, lao động tự do và không có việc làm. Mặc dù vậy trong từng nhóm nghề thì mức độ hài lòng của họ cũng có sự khác biệt. Nhóm người là công nhân viên chức (62,5%) và nhóm là nông dân thì có tới 57,5% trong số họ nói là khó nói về việc họ hài lòng hay không hài lòng về thu nhập của mình. Nhóm người làm buôn bán kinh doanh dẫn đầu bảng về việc họ có mức độ hài lòng về thu nhập cao nhất với điểm trung bình là 3,96, tiếp đó là 66 những người làm nghề Giáo viên có điểm trung bình 3,53, nhóm CNVC là 3,49. Những người không có việc làm thì mức độ hài lòng về thu nhập của họ là thấp nhất với điểm trung bình là 2,5 < 3 - Điểm trung bình hài lòng. 3.1.3. Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về chi tiêu 3.1.3.1. Giới tính và mức độ hài lòng về chi tiêu Như đã phân tích ở trên, giới tính có mối liên hệ với nghề nghiệp và thu nhập của người dân đô thị hiện nay vậy giới tính có mối liên hệ như thế nào đối với mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân Hà Nội hiện nay. Bảng 3.2: Giới tính và mức độ hài lòng về chi tiêu của người dân đô thị hiện nay (ĐVT %) Giới tính và Mức độ hài lòng về chi tiêu Hoàn toàn không hài lòng Cơ bản không Khó nói hài lòng Cơ bản hài lòng Hoàn Điểm toàn hài trung lòng bình Nam 3,4 15,5 56,7 16,8 7,7 3.1 Nữ 4,8 23,2 48,1 16,6 7,3 2.98 Từ bảng số liệu ta thấy, 56,7% với nam và 48,1% với nữ đều nói rằng họ khó xác định được họ hài lòng như thế nào về chi tiêu. Tuy nhiên nhìn vào điểm trung bình thì ta thấy có sự khác biệt nhỏ là với nam giới thì họ hài lòng ở mức độ trung bình 3.1 còn với nữ thì mức độ hài lòng chưa đạt mức trung bình, điểm trung bình là 2.98. Điều này cũng phù hợp với việc nam giới hài lòng với nghề nghiệp, việc làm và thu nhập hơn nữ do vậy mà họ cũng thỏa mãn, hài lòng về chi tiêu hơn nữ. Điều này cho thấy có sự khác biệt về giới tính trong việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các yếu tố của đời đống kinh tế của các gia đình đô thị hiện nay. 67 3.1.3.2. Độ tuổi và mức độ hài lòng về chi tiêu Biểu đồ 3.9: Độ tuổi và mức độ hài lòng về chi tiêu (ĐVT %) Cũng tương tự như mối liên hệ giữa độ tuổi và mức độ hài lòng về: nghề nghiệp, việc làm hay thu nhập thì độ tuổi cũng có mối liên hệ tác động tới mức độ hài lòng về chi tiêu. Phải khẳng định rằng để đánh giá mức độ hài lòng của người dân đô thị hiện nay về chi tiêu thì hầu như chúng ta luôn nhận được đáp án là khó để xác định được họ hài lòng như thế nào về mức độ chi tiêu của gia đình họ. Tỷ lệ này chiếm từ 48,% trở lên ở tất cả các nhóm tuổi. Tuy nhiên căn cứ vào điểm trung bình thì có thể thấy rõ ràng rằng ở nhóm trẻ tuổi có mức độ hài lòng cao hơn và nhóm có mức độ hài lòng về chi tiêu thấp là nhóm từ 46 đến 60 tuổi với điểm trung bình hài lòng chỉ đạt 2.93 điểm chưa đạt mức trung bình. Và với nhóm người trên 60 tuổi thì mức độ hài lòng về chi tiêu của họ cũng tương đối ổn định và tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm và thu nhập. 68 3.1.3.3. Trình độ học vấn và mức độ hài lòng về chi tiêu Biểu đồ 3.10: Trình độ học vấn và mức độ hài lòng về chi tiêu (ĐVT %) Một lần nữa ta thấy rằng, trình độ học vần của người trả lời có liên hệ mật thiết với mức độ hài lòng về chi tiêu trong gia đình. Những người có trình độ học vấn cao hơn thì có mức thỏa mãn, hài lòng về chi tiêu cũng cao, ổn định hơn. Điều này được thể hiện: Tỷ lệ người không biết chữ hoàn toàn không hài lòng về chi tiêu hiện nay (66,7%) và xếp thứ 2 là người có học vấn là tiểu học 8,6%. Ngược lại, ta thấy rằng nhóm có trình độ học vấn đại học, sau đại học có mức độ hài lòng về chi tiêu thường tương đối cao so. Như vậy, có thể thấy rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc chi tiêu của gia đình. Từ các phân tích trên ta thấy, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn là những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đô thị hiện nay. Nhận diện được các yếu tố tác động này giúp cho 69 các nhà nghiên cứu chính sách, quản lý nguồn lực, quản lý nhân sự tận dụng để có thể cân bằng nhu cầu của từng nhóm với mức độ đáp ứng nhu cầu của họ để đạt được sự hài lòng tích cực từ phía người dân trong các hoạt động kinh tế gia đình và xã hội. Từ đó thúc đẩy gia đình phát triển, tiến bộ hơn. 3.1.4. Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về mức sống của người dân đô thị hiện nay Sự hài lòng về mức sống được xem là sự thỏa mãn của việc đáp ứng các nhu cầu về điều kiện sống của cá nhân mỗi người trong gia đình và xã hội. Trong nghiên cứu này tôi đi sâu phân tích những khía cạnh khách quan và chủ quan có liên quan, tác động đến việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân đô thị hiện nay về mức sống của gia đình họ. Như đã phân tích biểu đồ 2.5 ở chương 2, đã cho thấy hiện nay người dân tự đánh giá về mức sống của họ như thế nào. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về nguyên nhân, lý do tại sao họ lại có sự đánh giá về mức sống của mình như vậy thì tôi đã thu được một số kết quả như sau: “Tôi thấy mức sống của gia đình mình hiện nay còn chưa thực sự là tốt với mong đợi của bản thân và các thành viên khác trong gia đình. Nhưng nếu mình không hài lòng với cuộc sống của mình thì cuộc sống sẽ rất mệt mỏi.” (PVS số 5, nữ, 40 tuổi, nhân viên kế toán) “Gia đình tôi cũng không khá giả gì so với những người trong khu này, nhưng với tôi cuộc sống như hiện nay là rất tuyệt vời rồi. Không cần thiết phải nhà lầu xe hơi mà chỉ cần đủ chi tiêu cho những khoản thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở và lo cho con cái học hành là tôi thấy mỹ mãn rồi.” (PVS số 10, nữ, 50 tuổi, Nhân viên hành chính văn phòng) “Là trụ cột kinh tế trong gia đình, tôi thấy chưa hài lòng vơi mức sống gia đình như hiện nay. Xã hội ngày càng có nhiều dịch vụ tốt nhưng kéo theo 70 nó là khoản chi phí để có thể sử dụng được các dịch vụ tốt thì mình cần có sự đảm bảo về kinh tế vững chắc. Muốn cho con cái theo học các trường chất lượng tốt chẳng hạn thì mỗi tháng gia đình tôi cũng phải chi trả học phí, …đến cả gần 20 triệu. Có lẽ con số này với một số các gia đình khó khăn khác thì là điều quá xa với nhưng so với các gia đình có những nền tảng giống nhau như gia đình tôi thì điều đó là bình thường.” (PVS số 4, nam, 37 tuổi, nhân viên IT) Qua các ý kiến trên ta thấy, để đánh giá mức độ hài lòng về mức sống và tìm hiểu các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về mức sống của người dân đô thị hiện nay quả là một việc rất khó. Tuy vậy để có cái nhìn khách quan về việc đánh giá mức sống của người dân Hà Nội hiện nay ta cũng tìm hiểu thêm về điều kiện sống thực tế của các gia đình hiện nay: Bảng 3.3: Trang thiết bị sinh hoạt hiện có trong các gia đình (ĐVT %) Trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình Có Không Xe máy 92,7 7,3 Ti vi 98,6 1,4 Điều hoa nhiệt độ 28,7 71,3 Tủ lạnh 82,6 17,4 Điện thoại cố định 65,1 34,9 Điện thoại di động 92,0 8,0 Bình nóng lạnh 45,3 54,7 Ô tô 4,5 95,5 Máy tính 40,4 59,6 Kết nối internet 33,1 66,9 Máy phát điện 7,1 92,9 71 Từ bảng số liệu trên ta thấy, các gia đình đô thị Hà Nội hiện nay đều có những trang thiết bị thiết yếu cho cuộc sống như: xe máy, ti vi, tủ lạnh chiếm trên 80% số gia đình đã tham gia khảo sát. Một số hộ không chỉ có 1 hoặc hai thiết bị trên mà có tới 3, 4 thậm chí 5 thiết bị đó trong một gia đình. Điều đó chứng tỏ rằng, đa số các gia đình có điều kiện kinh tế nhất định để có thể mua sắm được các trang thiết bị cần thiết cho gia đình. Tuy nhiên, những thiết bị cao cấp hơn như: ô tô, máy vi tính, máy phát điện …thì mới chỉ có khoảng ít số hộ gia đình có thể có. 3.2. Xu hướng hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay Để đánh giá, nắm bắt được xu hướng hài lòng của người dân đô thị hiện nay về đời sống kinh tế gia đình cần phải xem xét, phân tích mức độ hài lòng ở các khía cạnh xu hướng hài lòng về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu và mức sống của người dân hiện nay như thế nào. Và thông qua các phỏng vấn sâu, hầu hết các ý kiến đều khẳng định rằng họ tin vào việc họ mức độ hài lòng hơn về đời sống kinh tế gia đình mình sẽ cao hơn và tích cực hơn. “Hiện tại công việc của tôi cũng chưa ổn định nhưng tôi hoàn toàn tin vào việc mình sẽ hài lòng hơn về đời sống kinh tế của gia đình mình. Bên cạnh đó, tôi cũng phải nỗ lực hơn nữa để có thể thực hiện được những nhu cầu, mong muốn của bản thân và của gia đình mình. (PVS số 14, nữ, 27 tuổi, lao động tự do) “Tôi nghĩ là trong tương lai, khi nghề nghiệp của tôi ổn định hơn, thu nhập sẽ cao hơn hiện nay đương nhiên là tôi sẽ có sự hài lòng hơn đối với đời sống kinh tế của gia đình.” (PVS số 15, nam, 25 tuổi, lao động tự do) “Hiện tại công việc của tôi cũng khá ổn, thu nhập chưa cao nhưng cũng tạm đủ lo cho gia đình. Trong thời gian tới, kinh tế đang có xu hướng được phục hồi sau khủng hoảng vì vậy mà tôi tin là mình sẽ hài lòng hơn với công việc, đời sống kinh tế của mình.” 72 (PVS số 8, nữ, 46 tuổi, viên chức nhà nước) “Là công nhân, lao động chân tay là chủ yếu, tôi cũng thực sự chưa suy nghĩ nhiều đến vấn đề này. Nhưng trong tương lai, tôi nghĩ mình cũng sẽ hài lòng hơn với đời sống kinh tế của gia đình mình.” (PVS số 11, nam, 38 tuổi, công nhân) Biều đồ 3.11: Mức sống và dự báo về thu nhập của các gia đình đô thị trong 5 năm tới (ĐVT %) Ta thấy, 90% gia đình có mức sống giàu, 64,6% gia đình có mức sống khá giả lựa chọn là họ tin vào trong thời gian tới thu nhập của gia đình họ sẽ tăng lên, 10% trong số gia đình giàu và 14,3% gia đình khá giả nghĩ là thu nhập của họ sẽ vấn giữ nguyên như hiện nay. Và gia đình có mức sống trung bình thì lại cho rằng thu nhập của họ vẫn giữ nguyên như hiện nay chiếm tỷ lệ cao nhất 41,5% số gia đình có mức sống trung bình. 39.7% gia đình có mức sống trung bình tin rằng khả năng thu nhập của họ sẽ tăng. 13,4% trong số họ lại không biết khả năng thu nhập của gia đình mình sẽ biến đổi như thế nào. Khác biệt lớn giữa nhóm có mức sống giàu, khá giả với nhóm nghèo và rất nghèo là: 36,1% gia đình có mức sống nghèo và 50% gia đình có mức sống rất nghèo cho biết thu nhập của họ sẽ giữ nguyên, thậm chí có 21,3% 73 gia đình có mức sống nghèo còn cho rằng thu nhập của họ sẽ giảm đi và có tới 25% gia đình có mức sống rất nghèo không biết rằng thu nhập của mình sẽ ra sao. Điều này có thể hiểu được rằng với điều kiện kinh tế gia đình khác nhau thì cá nhân có nhu cầu, kỳ vọng với thu nhập của gia đình mình cũng khác nhau. Từ đó ta nhận thấy rằng xu hướng gia đình có điều kiện kinh tế từ mức trung bình trở lên có suy nghĩ tích cực hơn đối với thu nhập trong thời gian tới của gia đình so với các gia đình nghèo và rất nghèo. Từ việc nắm bắt xu hướng đánh giá về thu nhập của các gia đình giúp cho chúng ta sẽ có nhận định rõ hơn về xu hướng hài lòng của người dân về đời sống kinh tế của gia đình người dân đô thị hiện nay. Hiện nay, kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, điều này có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia mà nó tác động sâu rộng đến từng gia đình – đơn vị xã hội nhỏ nhất. Từ đó, đời sống kinh tế của các gia đình cũng có những chuyển biến tích cực. Nhu cầu về việc làm, thu nhập của người dân ngày càng được quan tâm. Vấn đề cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu trong các gia đình cũng được các gia đình quan tâm và tìm các biện pháp để giải quyết. 74 KẾT LUẬN 1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng ta thấy rằng hiện nay người dân đô thị Hà Nội có mức độ hài lòng về đời sống kinh tế khá tích cực. Đa số họ hài lòng ở mức cơ bản hài lòng và hoàn toàn hài lòng về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu và mức sống hiện nay của bản thân và của gia đình họ. Đặc biệt là những người có nghề nghiệp, việc làm ổn định, thu nhập và mức sống khá thì hài lòng với đời sống kinh tế gia đình ở mức cao là hoàn toàn hai lòng và cơ bản hài lòng trong khi đó người có nghề nghiệp, việc làm và thu nhập, mức sống trung bình, thấp thì rất không hài lòng và cơ bản không hài lòng với chính các yếu tố của đời sống kinh tế gia đình. Điều này cho thấy các giả thuyết mà tác giả đưa ra nghiên cứu này đã được minh chứng một cách rõ ràng. Với việc phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng không phải là nghiên cứu mới, nhưng nghiên cứu đo lường mức độ hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình hiện nay không phải là nghiên cứu mới và hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào làm về vấn đề này mà nghiên cứu góp phần bổ sung, hệ thống và phát triển cơ sở lí luận về sự hài lòng của người dân đối với đời sống kinh tế gia đình. Qua đó làm cơ sở và gợi ý chính sách cũng như những nghiên cứu tiếp theo trong nỗ lực góp phần đánh giá, khái quát về giá trị hài lòng, đo lường mức độ hạnh phúc của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Các câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu trong đề tài này đã được giải thích và chứng minh một các khá rõ ràng: Người dân đô thị Hà Nội hiện nay có mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của mình khá cao. Đa phần trong số họ cảm thấy thoả mãn với nghề nghiệp, việc làm và thu nhập của họ hiện nay. Từ đó giúp cho chúng ta có cái nhìn tích cực hơn đối với cuộc sống, đời sống kinh 75 tế gia đình của nhóm cư dân đô thị hiện nay. Mặc dù, điều kiện phát triển khinh tế xã hội thời gian vừa qua đã và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn: ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, kinh tế thị trường vẫn đang trong quá trình phát triển và còn nhiều hạn chế. Nhưng người dân vẫn có những cố gắng tích cực, thích nghi với điều kiện thực tế và có sự hài lòng khá tích cực đối với đời sống kinh tế của gia đình họ. Bên cạnh đó chúng ta còn thấy, yếu tố: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn của người dân đô thị Hà Nội là những yếu tố có tác động, có ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ hài lòng của họ về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu và mức sống hay chính xác hơn là mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của gia đình họ hiện nay như thế nào. Từ các phân tích trên, đề tài cũng xác định, phân tích xu hướng hài lòng của người dân về đời sống kinh tế của gia đình dựa trên mức sống của các gia đình hiện nay và dự kiến về thu nhập của các gia đình trong thời gian tới cho biết người dân Hà Nội khá hài lòng về đời sống kinh tế gia đình mình. Điều này góp phần không nhỏ vào trong quá trình xây dựng và bảo vệ gia đình hạnh phúc theo mục tiêu chiến lược xây dựng gia đình từ nay đến năm 2030. Để duy trì mức độ hài lòng tích cực của người dân đô thị Hà Nội về đời sống kinh tế gia đình hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt là Thành phố Hà Nội cần quan tâm hơn nữa đến nhu cầu việc làm, nghề nghiệp và kỳ vọng về thu nhập của người dân đô thị Hà Nội hiện nay để từ đó xây dựng được các chính sách quản lý, phát triển kinh tế xã hội phù hợp, đáp ứng được mong đợi của người dân từ đó sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng gia đình ổn định và phát triển. Đồng thời, các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần tích cực tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp, cần xây dựng chính sách đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho các nhóm có trình độ học vấn hạn chế để nâng cao 76 thu nhập, cải thiện mức sống để họ có mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của mình ngày càng tích cực hơn. Các gia đình đô thị Hà Nội cũng cần quan tâm, đầu tư cho giáo dục, đào tạo, đào tạo nghề cho các thành viên trong gia đình và nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế xã hội để có kế hoạch, thích ứng với tình hình kinh tế - xã hội ngày càng diễn biến phức tạp. Để từ đó có thể đạt được các nhu cầu về các mặt của đời sống gia đình trong đó có các mặt của đời sống kinh tế gia đình như việc làm, nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là mỗi cá nhân cần tự đánh giá năng lực, nhu cầu của bản thân mình về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập và chi tiêu phù hợp để có thể có định hướng giá trị về đời sống kinh tế gia đình tích cực hơn. Tuy nhiên, mỗi gia đình cũng cần có sự động viên, chia sẻ trong việc hỗ trợ nhau trong công việc, trong cuộc sống để đảm bảo gia đình gắn kết chặt chẽ với nhau hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị, Nxb Khoa học kỹ thuật. 2. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2009), Giáo trình Quản trị học – NXB Tài chính, Hà Nội 4. Vũ Quang Hà (2011), Các lý thuyết xã hội học, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Bùi Thị Hoàn (2012), Vấn đề phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” – luận văn thạc sỹ. 7. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. GS.TS Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. PGS.TS Hoàng Bá Thịnh, (2011), Sự hài lòng về cuộc sống, Đề tài nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội 10. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn, (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 11. Báo cáo kết quả điều tra (1999), Điều tra đời sống kinh tế hộ gia đình năm 1999, Tổng cục thống kê 12. Báo cáo kết quả điều tra (2006), Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006, Tổng cục thống kê 13. Báo cáo kết quả điều tra (2008), Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008, Http://gso.gov.vn - Tổng cục thống kê. 78 14. Báo cáo kết quả điều tra (2010), Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010, Http://gso.gov.vn - Tổng cục thống kê 15. Báo cáo kết quả điều tra (2012), Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2012, Tổng cục thống 16. Tổng cục thống kê (2012), Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2012, Http://gso.gov.vn, Bộ kế hoạch và đầu tư. 17. Nguyễn Thị Vân Hạnh (2013), “Sự hài lòng về cuộc sống của người Việt Nam hiện nay xét trên góc độ nghề nghiệp, việc làm và mức sống” N.T.V. Hạnh/Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 3 (2013) 10-18. 18. Lê Văn Toàn (2013), Những yếu tố tác động đến phân tầng mức sống ở Việt Nam, Tạp chí Số 10 (103), năm 2009 19. Quyết định số 629/QĐ-TTg Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Ngày ban hành 29/05/2012 20. Báo cáo nghiên cứu tổng quan về cuộc sống của người dân Việt Nam, (2013), Vinareseach – Top Online Reseach in Viet Nam. 21. Ed Diener et al, The satisfaction with life scale, Journal of Personality Assessment, Vol 49. 1985 22. Powdthavee, N. (2007), “Happiness and the standard of living: Evidence from South Africa”, in Bruni L., and Porta, P.L. (eds), Handbook on the Economics of Happiness, Edward Elgar: UK, p.447-486. 23. Satisfaction: A Behavioral Perspective on the Cusumer, Mc.Graw – Hill, New York, NY 1997 24. Merriam - Webster Dictionnary (2009), An American Dictionary of the English Language by Noah Webster compile 79 PHỤ LỤC 1. Bảng hỏi : Đề tài Sự hài lòng về cuộc sống Đại học Quốc Gia Hà Nội PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH Tỉnh, thành phố: .................................................................. Quận, thị xã: ............................................................ Phường: ........................................................... Câu 1. Gia đình ông/bà sống ở đây từ năm nào? 1. Dưới 1 năm 1 2. Từ 1 năm đến dưới 10 năm 3 3. Từ 10 năm đến 20 năm 2 4. Trên 20 năm 4 Câu 2. Số người đang sống chung, ăn chung của hộ gia đình ta hiện nay (chỉ tính số người thường trú): ……. …..Người Trong đó: số người trong độ tuổi lao động:………..Người. Câu 3. Thu nhập chính của gia đình ta từ nguồn nào? (ghi 1 nguồn có tỷ lệ đóng góp vào thu nhập lớn nhất) 1. Nông, lâm, thủy sản 1 2. Công chức, viên chức 2 3. Công nghiệp 3 4. Dịch vụ 4 6. Kinh doanh, buôn bán 6 5. Tiểu, thủ công nghiệp 5 7. Nguồn khác 7 (ghi rõ):……………………………………… Câu 4. Thu nhập của gia đình ông/bà có đáp ứng đủ những nhu cầu cơ bản hàng ngày (ăn, mặc, ở) của các thành viên trong gia đình hay không? 1. Dư thừa so với nhu cầu 1 2. Vừa đủ 3 3. Không đủ 2 4. Khó nói/không có ý kiến 4 Câu 5. Trong khoảng thời gian từ nay đến 5 năm tới, theo ông/bà thu nhập của gia đình sẽ tăng thêm, giảm đi hay vẫn thế? 1. Tăng thêm 1 3. Giảm đi 2 2. Vẫn thế 3 4. Không biết 4 80 Câu 6. Theo đánh giá của ông/bà, mức sống gia đình ông/bà thuộc mức nào sau đây? 1. Giàu 1 2. Khá giả 2 3. Trung bình 3 4. Nghèo 4 5. Rất nghèo 5 Câu 7. Số lượng đồ dùng của gia đình ông bà hiện nay (cái)? (ghi số lượng hiện có của hộ tại thời điểm khảo sát) Loại Số Loại Số Loại Số lượng lượng lượng 1. Xe máy 2. Ti vi 3. Điều hoà nhiệt độ 4. Tủ lạnh 5. Số điện thoại cố định 6. Điện thoại di động 7. Bình tắm nước nóng 8. Ô tô 9. Máy vi tính 10. Số máy nối Internet 11. Máy phát điện 12. Khác (ghi rõ): Câu 8. Về loại hình nhà ở và diện tích nhà ở của ông/bà hiện nay? Tổng diện tích nhà (m2) Loại hình nhà ở 1. Nhà kiên cố 3 tầng trở lên, nhà riêng lẻ 2. Nhà kiên cố dưới 3 tầng, nhà riêng lẻ 3. Nhà kiên cố, dạng chung cư 4. Nhà bán kiên cố 5. Nhà tạm 6. Khác (ghi rõ): Lưu ý: - Điều tra viên hỏi kết hợp với quan sát nhà ở của gia đình. Nếu phương án nào không có thì ghi mã số 99 (không áp dụng) - Tổng diện tích nhà ở :lấy diện tích mặt bằng nhân với số tầng (nếu nhà cao tầng) Câu 9. Ngôi nhà (căn hộ) ông/bà đang ở thuộc sở hữu của ai? 1.Nhà riêng của hộ 1 2. Nhà thuê/mượn của Nhà nước 2 3. Nhà thuê/mượn của tư nhân 3 4. Nhà của tập thể 4 5. Nhà nước và nhân dân cùng làm 5 6. Nhà của tổ chức tôn giáo 6 7. Nhà của họ hàng, bạn bè 7 8. Chưa rõ quyền sở hữu 8 81 Câu 10. Ông bà cho biết mức độ hài lòng của mình so với mức độ mong muốn của ông bà về một số khía cạnh sau đây trong cuộc sống ? (đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5. Trong đó: 1 hoàn toàn không đáp ứng; 5: hoàn toàn đáp ứng mong muốn. Không áp dụng: 99) Các khía cạnh cuộc sống Thang điểm Các khía cạnh cuộc sống 1. Nghề nghiệp của ông/bà 2. Việc làm của ông/bà 3. Thu nhập của ông/bà 4. Chi tiêu của ông/bà 5. Học vấn của ông/bà 6. Sức khoẻ của ông/bà 7. Đời sống tinh thần của ông/bà 8. Số con của ông/ bà 9. Học tập của con 10. Sức khoẻ của con 11. Công ăn, việc làm của con 12. Hôn nhân – gia đình của con 13. Loại nhà/Kiểu nhà ở 14. Diện tích nhà ở 15. Tiện nghi gia đình 16. Chất lượng nước sinh hoạt 17. Hôn nhân của ông bà 18. Quan hệ cha mẹ - con cái 19.Quan hệ làng xóm, láng giềng 20. Trật tự, an ninh thôn xóm/ấp 21. Vệ sinh thôn xóm/ấp 22. Cơ sở hạ tầng (đường, Trường học, Trạm y tế) ở địa phương Thang điểm Câu 11. Ông bà đã đề cập đến mức độ hài lòng về các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, giờ nhìn lại, ông bà đánh giá mức độ hài lòng về cuộc sống nói chung của mình như thế nào ? 1. Hoàn toàn không hài lòng 1 2. Cơ bản không hài lòng 2 3. Khó nói 3 4. Cơ bản hài lòng 4 5. Hoàn toàn hài lòng 5 PHẦN II. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN NGƯỜI TRẢ LỜI Câu 12. Giới tính Nam 1 Nữ 2 Câu 13. Tuổi : ……………..(tính tuổi theo năm dương lịch) 82 Câu 14. Trình độ học vấn: Tiểu học (cấp 1) 1 Trung học cơ sở (cấp 2) 2 Trung học phổ thông (Cấp 3) 3 Trung cấp nghề/THCN 4 Cao đẳng 5 Đại học 6 Trên đại học 7 Không biết chữ 8 Câu 15. Nghề nghiệp hiện nay: Nông dân 1 Công nhân 2 Công chức 3 Viên chức 4 Tiểu, thủ công nghiệp 5 Buôn bán 6 Y, dược 7 Lao động tự do 8 Không việc làm 9 Khác....... ...... 10 Câu 16. Cơ sở nơi ông/bà làm việc hiện nay thuộc loại hình nào sau đây? 2. Cá nhân 1 2. Hộ SXKD cá thể 2 3. Tập thể 3 4. Tư nhân 4 5. Nhà nước 5 6. Vốn đầu tư nước ngoài 6 17. Chức vụ cao nhất mà ông/bà từng đảm nhiệm?:………………………………. ………………………………………………………………………………………………. Câu 18. Tình trạng hôn nhân: Chưa kết hôn 1 Có vợ/chồng 2 Ly thân/ly hôn 3 Goá 4 Câu 19. Tôn giáo: Phật giáo 1 Thiên Chúa giáo 2 Tôn giáo khác 3 Không 4 Câu 20. Ông/bà đã từng sống ở nước ngoài từ 3 tháng trở lên hay chưa? Đã từng sống ở nước ngoài 1 Chưa từng sống ở nước ngoài 2 Xin cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà 83 2. Câu hỏi phỏng vấn sâu người dân Lời giới thiệu: Tôi tên là Bền, hiện đang học thạc sỹ xã hội học tại trường ĐHKHXH và Nhân văn, ĐHQGHN; Hiện nay tôi đang làm đề tài nghiên cứu về mức độ hài lòng của người dân đô thị hiện nay về đời sống kinh tế gia đình. Tôi rất hi vọng ông/bà, anh/chị bớt chút thời gian để chia sẻ một vài thông tin liên quan đến bản thân , gia đình của mình về đánh giá sự hài lòng về đời sống kinh tế của gia đình mình hiện nay. Những thông tin mà ông/bà, anh/chị chia sẻ sẽ hoàn toàn bí mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu này. Tôi xin trân thành cảm ơn sự hỗ trợ của ông/bà, anh/chị! Câu 1: Xin ông/bà, anh/chị cho biết đôi điều về bản thân (Tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm) hiện nay? Câu 2: Ông/bà, anh/chị hài lòng như thế nào về nghề nghiệp của mình, các thành viên khác trong gia đình (con, vợ/chồng)? Nghề nghiệp của ông/bà, anh/chị đáp ứng được các kỳ vọng của ông/bà, anh/chị như thế nào? Tại sao ông/bà, anh/chị lại đánh giá như vậy? Câu 3: Ông/bà, anh/chị hài lòng như thế nào về công việc, việc làm của mình, các thành viên khác trong gia đình (con, vợ/chồng)? Công việc hiện nay của ông/bà, anh/chị có đáp ứng được những mong đợi của ông/bà, anh/chị không? Tại sao ông/bà, anh/chị lại đánh giá như vậy? Câu 4: Ông/bà, anh/chị vui lòng cho biết mức độ hài lòng của bản thân mình về thu nhập của mình và của gia đình mình hiện nay? Thu nhập hiện nay của ông/bà, anh/chị thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu của gia đình mình như thế nào? Câu 5: Ông/bà, anh/chị đánh giá như thế nào về mức thu nhập của gia đình mình so với việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản của gia đình như ăn, mặc, ở…? Tại sao ông/bà, anh/chị lại đánh giá như vậy? Câu 6: Ông/bà, anh/chị tự đánh giá về mức độ hài lòng của mình về mức thu nhập hiện nay so với điều kiện kinh tế gia đình – mức sống của gia đình mình hiện nay? Câu 7: Xin ông/bà, anh/chị cho biết mức độ hài lòng về chi tiêu của gia đình ông/bà, anh/chị hiện nay như thế nào? Theo ông/bà, anh/chị mức chi tiêu như vậy có đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình mình hay không? 84 Câu 8: Ông/bà, anh/chị cho biết mức chi tiêu như hiện nay so với mức sống của gia đình ông bà có đáp ứng những mong đợi của mình như thế nào? Tại sao ông/bà, anh/chị lại đánh giá như vậy? Câu 9: Ông/bà, anh/chị có thể cho biết bản thân mình hài lòng như thế nào với mức sống gia đình hiện nay. Xu hướng hài lòng của ông/bà, anh/chị về mức sống của gia đình trong thời gian tới như thế nào? Tại sao ông/bà, anh/chị lại có xu hướng hài lòng như vậy? Câu 10: Ông/bà, anh/chị có kỳ vọng, mong đợi hay nhu cầu nào vào đời sống kinh tế gia đình mình trong thời gian tới? Và ông/bà, anh/chị có kế hoạch gì để đạt được mong muốn, nhu cầu về đời sống kinh tế của gia đình trong thời gian tới? Trân trọng cảm ơn ông/bà, anh/chị! 85 [...]... hài lòng của người dân đô thị về đời sống kinh tế gia đình họ hiện nay ra sao, các nguyên nhân sâu xa và yếu tố tác động tới sự hài lòng của người dân đô thị về đời sống kinh tế của gia đình họ 11 7 Câu hỏi nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay tôi đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau: Người dân đô thị hiện nay hài lòng về đời. .. đời sống kinh tế gia đình: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu như thế nào? Các yếu tố đặc điểm nhân khẩu xã hội có ảnh hướng như thế nào đến mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của dân đô thị hiện? Xu hướng biến đổi của mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị như thế nào? 8 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Đa số người dân đô thị rất hài lòng về đời sống kinh. .. học Gia đình phát triển, hạnh phúc là biểu hiện của sự thỏa mãn hay hài lòng của từng thành viên trong gia đình về đời sống gia đình trong đó có đời sống kinh tế Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, công việc, hài lòng về thu nhập hay chi tiêu là các tiêu chuẩn đo lường mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình Mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong mỗi gia đình lại có những nhu cầu về đời sống kinh tế gia đình. .. cầu của người dân đô thị hiện nay 5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay 5.2 Khách thể Người dân đô thị Hà Nội 5.3 Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Khảo sát tại địa bàn Hà Nội thu thập thông tin và phân tích về mức độ hài lòng của người dân Hà Nội về đời sống kinh tế gia đình - Thời gian... 2: Mức độ hài lòng người dân đô thị về đời sống kinh tế gia đinh hiện nay dựa trên mức độ hài lòng về nghề nhiệp, việc làm, thu nhập và chi tiêu và mức sống của gia đình hiện nay Chương 3: Đặc điểm nhân khẩu xã hội, các yếu tố ảnh hưởng và xu 13 hướng mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay Trên cơ sở những phân tích của các Chương 1, 2, 3 luận văn sẽ phân tích những phát hiện. .. cầu của con người cũng khác nhau Do vậy mà mức độ hài lòng của con người về nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu hay sự hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình của trong các thời kỳ, giai đoạn phát triển xã hội cũng có sự khác nhau Nghiên cứu tìm hiểu về mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của người dân đô thị hiện nay góp phần đánh giá được phần nào về thực trạng phát triển kinh tế gia đình. .. lòng về đời sống kinh tế gia đình họ Họ thỏa mãn với nghề nghiệp, thu nhập và mức chi tiêu hiện nay Giả thuyết 2: Các đặc điểm nhân khẩu xã hội: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn có ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay Giả thuyết 3: Trong những năm tới, mức độ hài lòng đề đời sống kinh tế của người dân đô thị sẽ ngày càng cao... gia đình và xã hội của người dân đô thị hiện nay Để duy trì và phát triển cuộc sống gia đình bền vững thì đáp ứng nhu cầu kinh tế, sự thỏa mãn về công việc, thu nhập, chi tiêu… là các yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế của cá nhân, gia đình và xã hội Mức độ hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình càng cao, tích cực đó là sự biểu hiện của cuộc sống gia đình ngày càng ổn định... kinh tế của người dân đô thị Hà Nội Các nghiên cứu về mức độ hài lòng của người dân về kinh tế, văn hóa, giáo dục trước nghiên cứu này mô tả bức tranh về mối liên hệ giữa thực trạng đời sống kinh tế và sự thỏa mãn của người dân với cuộc sống của họ Và chưa lý giải sâu về nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Thực trạng này ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị nói... chung về cuộc sống trên khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp, việc làm, thu nhập và chi tiêu và mức sống của các gia đình liên quan đến đời sống kinh tế của các gia đình đã tham gia khảo sát Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng ở việc mô tả về thực trạng của mức độ hài lòng của người dân Việt Nam nói chung còn chưa đi sâu, giải thích về mức độ hài lòng, các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống kinh ... TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ HIỆN NAY 53 3.1 Các đặc điểm nhân học ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng đời sống kinh tế người dân đô. .. dân đô thị hiện? Xu hướng biến đổi mức độ hài lòng đời sống kinh tế gia đình người dân đô thị nào? Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Đa số người dân đô thị hài lòng đời sống kinh tế gia đình. .. sâu người dân thuộc gia đình có đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhằm tìm hiểu hài lòng họ đời sống kinh tế gia đình họ nào? Từ cho thấy mức độ hài lòng người dân đô thị đời sống kinh tế gia đình

Ngày đăng: 09/10/2015, 19:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan