Các lý thuyết xã hội học

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay (Trang 31)

1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.Các lý thuyết xã hội học

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu

Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Ông đã chia

các nhu cầu thành hai nhóm: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu bậc cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện” [3, tr. 16]. Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cơ bản được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu bậc cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người. Học thuyết của ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời điểm đó, phương pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu tâm lý con người khác được dựa trên việc quan sát con người bị chi phối bởi các phiền muộn là chủ yếu.

23

Nhu cầu là một phần quan trọng trong bản chất của con người. Mọi giá trị, niềm tin và tập tục của con người là khác biệt tuỳ theo từng quốc gia hay từng nhóm người, tuy nhiên tất cả mọi người có những nhu cầu chung giống nhau.

Những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp, từng trường hợp nhất định trong từng hoàn cảnh hay mong muốn khác nhau của con người, miễn là tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ. Năm 1954 - Tháp nhu cầu (Hierarchy of Needs) Tháp nhu cầu của Maslow được giới thiệu lần đầu trong cuốn sách Động cơ và Nhân cách (Motivation and Personality).

Tháp nhu cầu của Maslow [10, tr. 12]

Maslow cho rằng: con người muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những nhu cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò như nguồn và định hướng của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không được thoả mãn. [3, tr. 16]

Sau khi những nhu cầu cơ bản (bậc thấp) được thoả mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ là động cơ hành động. Những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở

Tự thể hiện Nhu cầu tôn

trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn

24

bậc dưới sẽ lấn át những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần được thỏa mãn trước khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.

Lý thuyết nhu cầu với nền tảng là tháp nhu cầu của Maslow cũng được xem là một lý thuyết về động cơ tạo nền tảng cho những nghiên cứu về sự hài lòng trong về các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như sự hài lòng về đời sống kinh tế gia đình mà cụ thể là sự hài lòng về công việc, nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu.

Như vậy, trong nghiên cứu này vận dụng quan điểm của Maslow để tìm hiểu mối liên hệ giữa nhu cầu của con người về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu ...với mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của họ.

1.2.2. Lý thuyết về hạnh phúc, lý thuyết sự hài lòng

Theo cuốn từ điển Merriam-Webster, 2009, định nghĩa của hạnh phúc

là “trạng thái cảm xúc vui vẻ, thỏa mãn hay hài lòng”. [24]

Lý thuyết chủ nghĩa khoái lạc cho rằng hạnh phúc là sự hiện diện của niềm vui và sự vắng mặt tương đối của nỗi buồn. Hạnh phúc còn được coi là cảm giác sắp đặt. Lý thuyết về hạnh phúc có rất nhiều, tuy nhiên trong nghiên cứu của mình tôi quan tâm tới lý thuyết hạnh phúc như là lý thuyết sự hài lòng về cuộc sống. Hai loại của các lý thuyết là rất khó để phân biệt với nhau. Lý thuyết sự hài lòng mô tả hạnh phúc như sự hài lòng của những ham muốn nhất định (hiếm khi làm những người ủng hộ nó cho nó là không hợp lý rằng hạnh phúc là sự hài lòng của tất cả các mong muốn) cho cuộc sống của một người. Lý thuyết mô tả sự thỏa mãn cuộc sống hạnh phúc là sự hài lòng các tiêu chuẩn hay mục tiêu nhất định cho cuộc sống của một người.

Khi chúng ta có tiêu chuẩn hay mục tiêu cho cuộc sống, chúng ta mong muốn sự hài lòng hoặc đạt được của chúng, và khi chúng ta có một mong muốn nhất định trong cuộc sống của chúng ta, sau đó vốn có trong ước muốn này là

25

một mục tiêu hoặc một tiêu chuẩn để chúng ta cố gắng. Vì lý do này, hai loại của lý thuyết có cấu trúc giống hệt nhau, và chỉ cần mô tả quá trình này, hoặc từ quan điểm của tâm trạng cuối là đạt được sự hài lòng của một tiêu chuẩn hoặc các tiêu chuẩn cho cuộc sống của một người, hoặc từ quan điểm của ham muốn được dập tắt thông qua sự hài lòng của tiêu chuẩn. Vì lý do đó, khi tôi mô tả những khó khăn với một hay những người khác, trong hầu hết các trường hợp, những khó khăn áp dụng cho cả hai. Mặc dù có những khó khăn với các lý thuyết như vậy, chúng vẫn rất phổ biến trong số các nhà lý thuyết về hạnh phúc. Sự hài lòng về đời sống kinh tế là một quá trình đánh giá nhận thức chủ quan, nó có thể được

định nghĩa là “một sự đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn, mong đợi của chính họ” [22, tr. 447 - 468]. Quá

trình đánh giá về sự hài lòng là dựa trên sự so sánh giữa thực trạng đời sống kinh tế của cá nhân với những gì mà cá nhân đó lựa chọn làm tiêu chuẩn để đánh giá, nó hoàn toàn mang tính cá nhân chủ quan. Việc các cá nhân hài lòng hay không hài lòng về đời sống kinh tế của gia đình họ là dựa vào sự so sánh của họ trên cơ sở các chuẩn mực cụ thể. Bởi các cá nhân có thể chia sẻ một hệ thống giá trị cùng nhau (như cùng hướng đến những mong đợi về nghề nghiệp, công việc, thu nhập hay chi tiêu…)

Trong nghiên cứu này, sự hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị Hà Nội hiện nay được xem xét và phân định dựa trên các mức độ khác nhau như sau:

“ Sự vui vẻ, thoải mái: Tồn tại cảm giác thỏa mãn nhất thời với những khía cạnh nhất định của đời sống kinh tế gia đình, có thể về những khía cạnh vật chất như hài lòng với việc mua được đồ vật yêu thích với khả năng kinh tế của bản thân, hay khía cạnh tinh thần như có thể giải trí bằng việc đi xem phim, xem bóng đá với mức vé họ có thể chi trả. Tinh thần của cái gọi là“chủ nghĩa khoái lạc” chính là quan niệm về sự gia tăng tối đa những cảm giác thỏa mãn

26

dạng này.

Sự thỏa mãn cục bộ là việc trải cảm xúc (mang tính ổn định) đối với từng giai đoạn, từng lĩnh vực của cuộc sống, ví như hài lòng về công việc, về thu nhập hay vị trí công tác.

Sự hài lòng trên kinh nghiệm cá nhân: sự hài lòng thoáng qua về toàn bộ cuộc sống khi những đánh giá tích cực tồn tại ở nhiều khía cạnh với mức độ cao tại cùng một thời điểm.

Sự hài lòng với cuộc sống: cảm giác thỏa mãn, hài lòng tồn tại lâu dài về cuộc sống của một cá nhân”. [17]

Trong 4 mức độ được đề cập ở trên, mức độ 4 chính là khái niệm sự hài lòng về cuộc sống (gần nghĩa với khái niệm về hạnh phúc chủ quan) mà chúng tôi sử dụng để triển khai phân tích trong báo cáo này.

Ở góc độ lý thuyết, có thể có những góc nhìn khác nhau về sự hài lòng với cuộc sống của một cá nhân. Theo Jussi Suikkanen - PGS.TS Triết học – trường ĐH Birmingham, tồn tại 3 cách lý giải mang tính lý thuyết khác nhau về sự hài lòng trong cuộc sống.

Có quan điểm cho rằng một cá nhân nào đó chỉ có thể cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ tại một thời điểm khi mà họ có những suy nghĩ, nhận thức, hình dung hay thậm chí kế hoạch cụ thể về cuộc đời họ cho tới thời điểm đó và họ cảm nhận được rằng cuộc sống thực tế của họ về cơ bản hoặc hoàn toàn phù hợp với những hình dung hay mong đợi hoặc kế hoạch của bản thân họ. Quan điểm này được gọi là những quan điểm thuộc lý thuyết nhận thức về sự hài lòng với cuộc sống.

Một số nhà khoa học cho rằng quan điểm mang tính nhận thức này quá cứng nhắc và đòi hỏi cá nhân phải xem xét cuộc sống của mình một cách lý trí. Đối với họ, cảm giác hài lòng của cá nhân có thể chỉ bắt nguồn từ cảm xúc hết sức chủ quan của cá nhân đó mà không bao hàm sự đối chiếu hay

27

so sánh với đời sống thực tế. Đây là quan điểm được gọi là những lý thuyết xúc cảm về sự hài lòng với cuộc sống. Quan điểm này cho rằng một cá nhân sẽ cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ khi tại thời điểm đưa ra đánh giá họ có những cảm xúc tích cực và thỏa mãn với những gì mà họ đã và đang có.

Bên cạnh đó, tồn tại dạng quan điểm mang tính tích hợp về sự hài lòng đối với cuộc sống của cá nhân. Theo đó, tại một thời điểm nhất định, cá nhân có nhận thức, hình dung, mong đợi hay kế hoạch cho cuộc đời của mình và bản thân họ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với những gì mà họ có, so sánh đối chiếu với những gì mà họ mong đợi (cho dù thực tế nó có thực sự đáp ứng hay giống hoàn toàn hay không).

Như vậy, có thể nói nghiên cứu về sự hài lòng là một nghiên cứu trên nhiều phương diện, khía cạnh, và dù ở khía cạnh nào thì hướng nghiên cứu này hiện nay cũng đang dần trở nên phổ biến do tính nhân văn và ý nghĩa quan trọng của nó đối với đời sống của con người.

Như đã nói ở trên, sự hài lòng với cuộc sống bắt nguồn từ sự so sánh giữa thực tế đời sống với những tiêu chuẩn đánh giá do cá nhân lựa chọn. Vấn đề là những tiêu chuẩn này xuất phát từ đâu? Dưới góc độ xã hội học, thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân, từ sự tác động của các thiết chế xung quanh mà các cá nhân học hỏi các vai trò, định hình hệ thống các giá trị và chuẩn mực của mình. Do vậy, có thể nói, quá trình xã hội hóa, môi trường văn hóa và các đặc trưng nhân khẩu của cá nhân sẽ là những yếu tố mang tính quyết định đem lại cho các cá nhân hệ thống tiêu chuẩn để tự đánh giá và rút ra mức độ hài lòng với cuộc sống của mình.

2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1. Tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội chung

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, gia đình là mối quan tâm được đầu tư, xây dựng và phát triển về kinh tế gia đình lẫn hạnh phúc trong mỗi gia đình, mỗi thành viên trong gia đình.

28

Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001- 2011 đã cho thấy các chỉ số lạm phát, chỉ số giá cả tiêu dùng của nước ta, tính chung trong cả năm 2011, mặt bằng giá đã tăng 18,58% so với 2010. Kể từ năm 2001 đến năm 2010, tỷ lệ lạm phát chung của Việt Nam liên tục biến

động rất mạnh theo chiều hướng tăng nhanh về “thứ hạng lạm phát cao” khi

so sánh với các nước khác trên thế giới trong danh sách 182 nước theo xếp hạng của Quỹ tiền tệ quốc tế.

Năm 2001, Việt Nam có vị trí xếp hạng khá an toàn và rất thấp: 152/182 nước, rồi tiếp tục tăng nhanh đến mức báo động cao vào năm 2008: xếp hạng 14/182 nước; và chỉ giảm nhẹ vào năm 2010: đứng thứ 17/182 nước. Bản tin kinh tế vĩ mô số 6 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (quý IV/2011) cho rằng: lạm phát cao không chỉ khiến cho Việt Nam rơi vào nhóm 4 nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới (Kenya:18,93%; Tanzania: 19,8%; và Vênzuela: 26%) mà còn làm gia tăng áp lực đáng kể về bất ổn kinh tế vĩ mô năm 2011.

Lạm phát đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Điều này được phản ánh ở mức độ hài lòng cuộc sống của người dân về chi tiêu, đây là chiều cạnh đạt tỷ lệ thấp nhất trong các chiều cạnh được khảo sát về mức độ hài lòng, với 18,7% hài lòng và 11,5% rất hài lòng mà thôi. Mức thu nhập trung bình của người Việt Nam còn rất thấp, thua xa các nước trong khu vực,

trong khi đó chỉ số lạm phát của nước ta lại “phi mã”, khiến cho đời sống

của người dân đã khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn. Do vậy, bên cạnh chính sách phát triển kinh tế, tăng trưởng ổn định cần có chính sách, giải pháp kiểm soát sự lạm phát để đồng lương của người lao động có giá trị trên thực tế, xây dựng niềm tin trong nhân dân.

2.2. Tình hình, đặc điểm Hà Nội

Theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2013, Hà Nội có diện tích là: 3324,52 km2 với 7212,3 nghìn người. Mật độ dân số là 2169 người/km2.

29

Theo ước tính, mật độ dân số trung bình của Hà Nội gấp 8 lần mật độ trung bình của cả nước và có sự phân bố không đồng đều, chênh lệch lớn giữa khu vực ngoại thành và nội thành. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 30 dân

tộc cư trú; trình độ dân trí và mức sống của mỗi dân tộc, mỗi vùng khác nhau.

Hà Nội có khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào trung bình hàng năm lên tới 122,8 kcalo/cm2. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23.6 o

C. Độ ẩm trung bình hàng năm ở mức 79% và lượng mưa trung bình hàng năm là 1,800 mm.

Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông trong đó sông Hồng là lớn nhất; tài nguyên khoáng sản, dự tính ở Hà nội có khoảng 800 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản đã được phát hiện, đánh giá và khai thác ở các mức độ khác nhau; tài nguyên du lịch được hình thành từ bề dày lịch sử ngàn năm của thủ đô văn hiến với rất nhiều công trình kiến trúc, văn học, nghệ thuật được xây dựng qua nhiều thế hệ...

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đóng vai trò hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 7,9%, trong đó, dịch vụ tăng 8,9%, công nghiệp-xây dựng 8%, nông-lâm- thuỷ sản giảm 0,6%. Trong điều kiện khó khăn chung, đây là mức tăng khá, tuy nhiên, thấp hơn kế hoạch cả năm và mức tăng cùng kỳ của các năm trước. Hoạt động du lịch duy trì phát triển, tổng lượng khách lưu trú tăng 7,6%; trong đó, khách quốc tế tăng 28%, khách nội địa tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2011. Lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng đầu năm 2012 tăng khá, đạt 20,7%, trong đó, tổng mức bán lẻ tăng 20,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 9 tháng chỉ tăng 5,3% và đạt 7.530 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2011. Về đầu tư nước ngoài, tính đến 15/9/2012, có 231 dự án được cấp

30

mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 919 triệu USD (bằng 88% so với cùng kỳ năm 2011), trong đó, số dự án cấp mới là 155 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 579 triệu USD. Có 5 dự án làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận/giấy phép đầu tư và 2 dự án chuyển đổi hình thức 100% vốn của Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài luỹ kế giảm 10 triệu USD. Tính đến nay, trên

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay (Trang 31)