HCM KHOA NGOẠI NGỮ_SƯ PHẠM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI RỆP SÁP TRÊN CÂY CÀ PHÊ ROBUSTA Ở HUYỆN KRÔNG NĂN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA NGOẠI NGỮ_SƯ PHẠM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI RỆP SÁP
TRÊN CÂY CÀ PHÊ ROBUSTA Ở HUYỆN KRÔNG NĂNG,
TỈNH ĐẮK LẮK, ỨNG DỤNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG
VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHO
MÔN CÔNG NGHỆ 10
Họ và tên sinh viên: KHEO THỊ HƯƠNG Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Niên khóa: 2007 - 2011
Tp HCM, tháng 05/2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA NGOẠI NGỮ_SƯ PHẠM
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI RỆP SÁP
TRÊN CÂY CÀ PHÊ ROBUSTA Ở HUYỆN KRÔNG NĂNG,
TỈNH ĐẮK LẮK, ỨNG DỤNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG
VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHO
MÔN CÔNG NGHỆ 10
KHEO THỊ HƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Cử nhân ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
Giáo viên hướng dẫn:
HỒ VĂN CÔNG NHÂN
Tháng 05/2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con nên người để con được như ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cùng thầy cô giáo
Bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật đã tận tình dạy dỗ và trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình theo học ở trường
Các cán bộ khuyến nông và bà con nông dân trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk Đặc biệt là bà con nông dân trên địa bàn xã Eatoh đã tận tình giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình điều tra, khảo sát và thí nghiệm để hoàn thành đề tài
Chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Hồ Văn Công Nhân đã tận tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Các bạn trong lớp DH07SK đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011 Sinh viên
Kheo Thị Hương
Trang 4TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài:
Tìm hiểu tình hình gây hại và xác định hiệu lực của một số loại thuốc hóa học
đối với rệp sáp trên cây cà phê Robusta ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, ứng
dụng xây dựng bài giảng về thuốc bảo vệ thực vật cho môn Công nghệ 10
Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 5 năm
2011 và tiến hành thực nghiệm từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2011
Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành tại ba xã: Eatoh, Etân và Phú Lộc thuộc huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
+ Hiện trạng canh tác cây cà phê và sự gây hại của rệp sáp: Tiến hành phát phiếu khảo sát 60 hộ dân ở 3 xã: Eatoh, Eatân và Phú Lộc của huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
+ Tình hình gây hại của rệp sáp: Tiến hành điều tra 21 vườn khác nhau ở 3 xã: Eatoh, Eatân và Phú Lộc thuộc huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, mỗi xã 7 vườn + Hiệu lực phòng trừ rệp sáp của một số loại thuốc hóa học: Bố trí thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại
+ Xây dựng bài giảng về thuốc bảo vệ thực vật cho môn Công nghệ 10
Kết quả cho thấy:
+ Canh tác cà phê trên địa bàn huyện chủ yếu là cà phê Robusta và đang trong
giai đoạn kinh doanh, năng suất trung bình của các hộ dân đạt khá cao Huyện Krông Năng có địa hình phức tạp, vùng sườn đồi xen lẫn với vùng bằng phẳng và đất canh tác chủ yếu là đất đỏ bazan
+ Tình hình gây hại của rệp sáp trên địa bàn huyện Krông Năng không cao, nhưng để phòng tránh sự lan rộng thì cần có biện pháp phòng trừ thích hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất
Trang 5+ Các loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực trừ rệp sáp, trong đó thuốc Suprathion 40 EC có hiệu lực tốt nhất, tiếp đến là thuốc Subatox 75 EC hiệu lực thuốc xếp vị trí thứ 2, hiệu lực thuốc xếp vị trí thứ 3 đó là thuốc Bitox 40 EC, thuốc
có hiệu lực kém nhất là Nitox 40 EC
+ Xây dựng 3 bài giảng về thuốc bảo vệ thực vật
Trang 6
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT ĐỀ TÀI i
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viiii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH ix
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC x
Chương 1GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.7 Đối tượng nghiên cứu 4
1.8 Phạm vi nghiên cứu 4
1.9 Kế hoạch nghiên cứu 5
1.10 Cấu trúc luận văn 6
Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
2.1 Khái quát chung về cây cà phê Robusta 7
2.1.1 Nguồn gốc cây cà phê Robusta 7
2.1.2 Phân bố địa lý cây cà phê Robusta ở Việt Nam 7
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây cà phê Robusta 7
2.2 Một số yêu cầu sinh thái của cây cà phê Robusta 9
2.2.1 Điều kiện khí hậu 9
2.2.1.1 Nhiệt độ 9
2.2.1.2 Lượng mưa 9
2.2.1.3 Ẩm độ không khí 10
2.2.1.4 Ánh sáng 10
Trang 72.2.1.5 Gió 10
2.2.2 Điều kiện đất đai 11
2.3 Rệp sáp gây hại cây cà phê 11
2.3.1 Đặc điểm hình thái của rệp sáp hại cây cà phê 11
2.3.2 Điều kiện để rệp sáp sinh sống và phát triển 12
2.4 Một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến rệp sáp trên cây cà phê 13
2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước 13
2.4.2 Nghiên cứu trong nước 13
2.5 Các loại rệp sáp, tác hại và tập tính sống của các loại rệp sáp trên cây cà phê 15
2.5.1 Các loại rệp sáp gây hại trên cây cà phê 15
2.5.2 Tác hại của các loài rệp sáp 166
2.5.3 Tập tính sống của các loài rệp sáp 16
2.6 Một số biệp pháp phòng trừ rệp sáp trên cây cà phê 17
2.6.1 Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây cà phê trên thế giới 17
2.6.2 Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây cà phê ở Việt Nam 17
2.7 Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Krông năng, tỉnh Đắk Lắk 18
2.7.1 Vị trí địa lý 18
2.7.2 Đặc điểm về đất đai, địa hình 18
2.7.3 Đặc điểm về khí hậu 199
2.7.4 Đặc điểm về các loại giống cà phê ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 19 2.8 Đặc điểm các loại thuốc thí nghiệm 20
2.8.1 Thuốc Bitox 40 EC 20
2.8.2 Thuốc Subatox 75 EC 20
2.8.3 Thuốc Suprathion 40 EC 20
2.8.4 Thuốc Nitox 30 EC 20
2.9 Giới thiệu sơ lược chương trình sách giáo khoa Công Nghệ 10 20
Chương 3PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
3.1.1 Thời gian nghiên cứu 22
Trang 83.1.2 Địa điểm nghiên cứu 22
3.2 Nội dung nghiên cứu 22
3.3 Vật liệu nghiên cứu 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 23
3.4.2 Phương pháp quan sát 23
3.4.3 Phương pháp điều tra, thí nghiệm 233
3.4.3.1 Điều tra thực trạng canh tác cà phê trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 24
3.4.3.2 Điều tra tình hình gây hại của rệp sáp trên vườn cà phê Robusta tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 244
3.4.3.3 Hiệu lực phòng trừ rệp sáp của một số loại thuốc hóa học……… 26
3.5 Phương pháp phân tích số liệu 277
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Thực trạng canh tác và sự gây hại của rệp sáp trên cây cà phê tại địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 29
4.1.1 Thực trạng canh tác cà phê Robusta tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 29
4.1.2 Những loại sâu bệnh hại thường gặp trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 31
4.1.3 Thực trạng gây hại của rệp sáp trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 33
4.1.4 Tình hình sử dụng thuốc hóa học BVTV trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 34
4.1.5 Những thuận lợi và khó khăn và đề xuất của các nông hộ khi phòng trừ rệp sáp 35
4.2 Tình hình gây hại của rệp sáp trên các vườn cà phê Robusta trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk tại thời điểm tháng 3 đến 4/2011 37
4.2.1 Tình hình gây hại của rệp sáp trên các vườn cà phê tại xã Eatoh tại thời điểm tháng 3 đến 4/2011 37
Trang 94.2.2 Tình hình gây hại của rệp sáp trên các vườn cà phê tại xã Phú Lộc tại
thời điểm tháng 3 đến 4/2011 38
4.2.3 Tình hình gây hại của rệp sáp trên các vườn cà phê tại xã Eatân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk tại thời điểm tháng 3 đến 4/2011 40
4.3 Hiệu lực phòng trừ rệp sáp của một số loại thuốc hóa học trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 41
4.4 Ứng dụng xây dựng các bài giảng về thuốc BVTV 44
4.4.1 Nội dung chương ứng dụng xây dựng bài giảng môn Công nghệ 10 44
4.4.2 Xây dựng bài giảng 45
4.4.2.1 Mục đích của bài giảng 45
4.4.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng bài giảng 466
4.4.2.3 Xây dựng bài giảng 466
Chương 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 488 5.1 Kết luận 488
5.2 Kiến nghị 50
5.3 Hướng phát triển của đề tài 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 522 PHỤ LỤC 55
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang Bảng 3.1 Các thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm 27 Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác cà phê tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 29 Bảng 4.2 Những loại sâu hại thường gặp trên địa bàn huyện Krông Năng 31 Bảng 4.3 Hiện trạng gây hại của rệp sáp trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 33 Bảng 4.4: Tình hình sử dụng thuốc hóa học BVTV trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 34 Bảng 4.5 Tình hình gây hại của rệp sáp trên các vườn cà phê tại xã Eatoh 37
Bảng 4.6: Tình hình gây hại của rệp sáp trên các vườn cà phê Robusta tại xã Phú
Lộc 38
Bảng 4.7 Tình hình gây hại của rệp sáp trên các vườn cà phê Robusta tại xã Eatân 40
Bảng 4.8 Hiệu lực của thuốc thí nghiệm lần lặp lại 1 42Bảng 4.9 Hiệu lực của thuốc thí nghiệm lần lặp lại 2……… 42 Bảng 4.10 Hiệu lực của thuốc thí nghiệm lần lặp lại 3……….42 Bảng 4.11 Hiệu lực của thuốc thí nghiệm trung bình qua 3 lần lặp
lại……….Error! Bookmark not defined.3
Trang 12DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Trang
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Những loại sâu bệnh hại thường gặp 32
Biểu đồ 4.2 Tình hình gây hại của rệp sáp trên cây cà phê Robusta tại xã Eatoh 37
Biểu đồ 4.3 Tình hình gây hại của rệp sáp trên cây cà phê Robusta tại xã Phú Lộc 39 Biểu đồ 4.4 Tình hình gây hại của rệp sáp trên cây cà phê Robusta tại xã Eatân 40
DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ bố trí điều tra tình hình gây hại của rệp sáp 25
Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 27
Hình 3: Hình ảnh cây cà phê Robusta 59
Hình 4: Cách bố trí chỉ tiêu điều tra tình hình rệp sáp gây hại 599 Hình 5: Bố trí các nghiệm thức 60
Hình 6: Hình ảnh rệp sáp Pseudococus sp trong các nghiệm thức 60
Hình 7: Rệp sáp Pseudococus sp hại cành và lá cà phê Robusta 61
Hình 8: Rệp sáp Pseudococus sp hại quả non của cà phê Robusta 61
Hình 9: Rệp sáp Pseudococus sp hại cây cà phê Robusta 62
Trang 13DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Trang Phụ lục 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN 55
Phụ lục 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI TIẾN HÀNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 59
Phụ lục 3: CÁC BÀI GIẢNG VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 63
Trang 14Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Cây cà phê là loại cây công nghiệp dài ngày được xếp vào những loại cây có giá trị xuất khẩu của Việt Nam Hai loại cà phê có giá trị kinh tế nhất là cà phê chè
(coffea arabica) và cà phê vối (coffea canepbora var robusta) Cà phê trồng ở Việt
Nam chủ yếu là cà phê vối chiếm 95% diện tích, vì cà phê vối thích ứng với khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng khỏe, sản lượng cao
Đối với tỉnh Đắk Lắk cây cà phê còn có một vị trí quan trọng đặc biệt Việc sản xuất kinh doanh cây cà phê chiếm trên 80% tổng giá sản phẩm hàng hóa của ngành nông, lâm nghiệp Theo thống kê của sở địa chính, sở thương mại và du lịch Đắk Lắk thì tới nay diện tích cà phê Đắk Lắk đã lên trên 264,000 ha, sản lượng trên 350,000 tấn (Trần Khải, 1996)
Hiện nay, cây cà phê Việt Nam đang phải chống chọi với rất nhiều loại sâu hại tàn phá nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển, chất lượng và năng suất của cà phê Trong các loài sâu hại trên cây cà phê thì có loài rệp sáp đang phát triển gây hại trên những vườn cà phê ở Đắk Lắk, có nhiều vườn rệp sáp đã gây hại rất lớn làm ảnh hưởng tới năng suất Vị trí gây hại của rệp sáp ở nhiều bộ phận trên cây như ở các cuống của các chùm quả, trên lá, cành và dưới cổ
rễ cà phê Khi rệp sáp tấn công vào các chùm quả thì làm cho các cuống quả khô dần, dẫn đến hiện tượng rụng quả non Rệp sáp chích hút rễ cà phê làm rễ không phát triển, có nhiều vết thương, làm nấm dễ dàng xâm nhập và gây hiện tượng thối
Trang 15loại thuốc hoá học có độ độc và nồng độ cao nhưng hiệu quả vẫn thấp Nhiều nông trường đã phải chi phí hàng trăm triệu đồng cho việc phòng trừ rệp sáp
Krông Năng là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Mê Thuộc 60 km về phía Đông Bắc Người dân ở đây sinh sống chủ yếu
nhờ vào cây cà phê Robusta Những năm gần đây giá cà phê tăng cao nên cuộc sống
của người dân được cải thiện và hầu như người dân trong huyện đã thoát khỏi cảnh đói nghèo Trong thời gian vừa qua cây cà phê thường được đầu tư rất cao với các biện pháp kỹ thuật tốt, tăng cường tối đa phân bón Đặc biệt là phân hóa học và tưới tiêu trong mùa khô Nhưng do cà phê được trồng tập trung với quy mô lớn và đầu tư thâm canh nên cà phê trên địa bàn bị nhiều loài sâu hại tàn phá nghiêm trọng trong
đó loài sâu hại phổ biến là rệp sáp
Trước tình hình đó để giảm bớt những thiệt hại do rệp sáp gây ra và biết được hiệu lực của một số thuốc hóa học dùng để phòng trừ rệp sáp đang được sử dụng trên địa bàn huyện Krông Năng và biết được loại nào có hiệu lực tốt nhất để khuyến cáo cho bà con nông dân Đồng ứng dụng những kiến thức mà NNC tìm hiểu được trong quá trình thực hiện đề tài để xây dựng bài giảng về thuốc bảo vệ thực vật cho môn Công nghệ 10 Do đó, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình gây hại và xác định hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với rệp sáp
trên cây cà phê Robusta ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, ứng dụng xây dựng bài
giảng về thuốc bảo vệ thực vật cho môn Công nghệ 10”
Thử nghiệm một số loại thuốc hóa học BVTV vào việc phòng trừ rệp sáp
Xây dựng bài giảng về thuốc bảo vệ thực vật cho môn Công nghệ 10
1.3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình gây hại của rệp sáp ở cây cà phê Robusta trên địa bàn huyện
Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Trang 16Xác định hiệu lực phòng trừ rệp sáp của một số loại thuốc hóa học BVTV đang được sử dụng phổ biến trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk để biết được
loại thuốc nào tốt nhất nhằm đưa ra khuyến cáo cho người dân
Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên môn Công nghệ 10 và các ngành
nghề liên quan đến sâu hại và thuốc BVTV
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng canh tác cà phê Robusta trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk
Lắk ra sao?
Tình hình gây hại của rệp sáp trên cây cà phê Robusta tại địa bàn huyện Krông
Năng, tỉnh Đắk Lắk hiện nay như thế nào?
Các loại thuốc hóa học đang được sử dụng phòng trừ phổ biến trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk và loại thuốc nào sử dụng hiệu quả hơn?
Tiến hành xây dựng bài giảng về thuốc BVTV ở những nội dung nào, nên áp dụng ra sao?
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Nhiệm vụ 2: Điều tra thực trạng canh tác và tình hình gây hại của rệp sáp trên địa
bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Nhiệm vụ 3: Thử nghiệm các loại thuốc hóa học BVTV được sử dụng phổ biến nhất để phòng trừ rệp sáp trên địa bàm huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, xem loại nào tốt nhất nhằm đưa ra những khuyến cáo cần thiết cho bà con nông dân
Nhiệm vụ 4: Xây dựng các bài giảng thuốc BVTV cho môn Công nghệ 10
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp dùng cho các hoạt động
nghiên cứu trong sách, báo, tạp chí, phim, ảnh, internet để tìm hiểu lịch sử vấn đề, bản chất sự việc, thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu Đồng thời, người nghiên cứu chọn ra những nội dung hợp lý và logic nhất
Trang 17- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát là dựa vào các giác quan, các phương tiện quan sát cho phép ghi nhận, thu thập những biểu hiện, những đặc trưng định tính của các sự vật, hiện tượng (đối tượng quan sát)
Phương pháp điều tra, thử nghiệm:
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu bảng hỏi: Là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng nghiên cứu + Phương pháp thử nghiệm: NNC lấy mẫu rệp sáp và tiến hành các thí nghiệm để thu thập số liệu
Phương pháp phân tích số liệu: Sau khi thu thập số liệu, NNC tiến hành phân tích
số liệu bằng hai phương pháp:
+ Phương pháp phân tích định tính
+ Phương pháp phân tích định lượng
1.7 Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu: Rệp sáp hại cây cà phê Robusta, các loại thuốc hóa học bảo
vệ thực vật dùng để phòng trừ rệp sáp trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Khách thể nghiên cứu: Cà phê Robusta, các tài liệu liên quan đến cây cà phê vối
và thuốc hóa học BVTV, điều kiện khí hậu, tưới tiêu, cắt tỉa, các hộ nông dân canh tác cà phê trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011
+ Thời gian tiến hành thực nghiệm từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2011
Trang 181.9 Kế hoạch nghiên cứu
STT Thời gian Hoạt động Người thực
5 1 – 4/2011
Tiến hành khảo sát và thực nghiệm đề tài:
+ Phát phiếu khảo sát các hộ nông dân
+ Tiến hành khảo sát các
vườn cà phê Robusta
+ Tiến hành thí nghiệm thuốc hóa học BVTV
+ Xây dụng các bài giảng về thuốc BVTV
Người nghiên cứu
6 4- 5/2011 Hoàn chỉnh đề tài và nộp
cho GVHD
Người nghiên cứu
7 6/ 2011 Báo cáo đề tài Người nghiên
cứu
Trang 191.10 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Giới thiệu
Lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu, giới thiệu cấu trúc luận văn
Chương 2: Cơ sở lý luận
Khái quát chung về cây cà phê Robusta, một số yêu cầu sinh thái của cây cà
phê, một số đặc điểm và điều kiện của rệp sáp gây hại cây cà phê
Các loại rệp sáp, tác hại và tập tính sống của các loại rệp sáp gây hại cây cà phê
Một số kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến rệp sáp gây hại cây cà phê
Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp trên cây cà phê
Khái quát về điều kiện tự nhiên ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk và đặc điểm của một số loại thuốc được dùng trong thí nghiệm
Sơ lược nội dung môn Công nghệ 10
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu cụ thể các vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, thí nghiệm và phương pháp phân tích số liệu
Chương 4: Kết quả và phân tích
Sau khi tổng hợp và thống kê số liệu từ câu hỏi khảo sát, từ kết quả điều tra
trực tiếp tình hình gây hại của rệp sáp trên vườn cà phê Robusta của địa bàn huyện
Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk và kết quả từ thí nghiệm thuốc hóa học BVTV, NNC tiến hành phân tích và đưa ra nhận xét
Xây dựng bài giảng thuốc bảo vệ thực vật cho môn Công nghệ 10
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả phân tích đưa ra kết luận nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu Đưa ra những kiến nghị nhằm giúp tìm ra những biện pháp phòng trừ rệp sáp tốt nhất cho
bà con nông dân và nêu hướng phát triển của đề tài
Trang 20Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái quát chung về cây cà phê vối (Coffea robusta)
2.1.1 Nguồn gốc cây cà phê Robusta
Cà phê Robusta thuộc chi Coffea, họ Rubiaceae, bộ Rubiales được trồng
phổ biến, chiếm gần 30% tổng diện tích thế giới và khoảng 25% tổng lượng cà phê xuất khẩu Các nước nhiều cà phê vối như: Việt Nam, Uganda, Madagascar, Ấn Độ,
Indonesia…Nguồn gốc của cà phê Robusta xuất phát từ vùng rừng thấp, khí hậu
nóng ẩm thuộc Châu Phi nhiệt đới
Cà phê Robusta được đưa từ Tây Phi và Madagasca sang Nam Mỹ và
Amsterdam vào năm 1899 Sau đó từ Amsterdam đưa sang Java vào năm 1900 Vào thế kỉ 19, người ta đã trồng ở Uganda và ở vùng phía đông Congo Từ năm 1910 trở
đi giống được gởi từ Java lại trở về Châu Phi (Chế Thị Đa, 2001)
2.1.2 Phân bố địa lý cây cà phê Robusta ở Việt Nam
Ở Việt Nam cà phê Robusta được nhập từ Java và Cộng hòa Trung Phi gồm
cả hai nhóm: Robusta và Kouillou Cà phê Robusta ở Việt Nam phát triển mạnh ở
các tỉnh phía nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đồng Nai Chia làm
2 vùng:
+ Vùng cà phê Robusta ở các tỉnh Tây Nguyên: Đây là vùng cà phê lớn nhất
ở nước ta, ở phía tây dãy Trường Sơn Với 4 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm
Đồng, chủ yếu là cà phê Robusta, chỉ có một ít là cà phê Arabica và Catimor
+ Vùng cà phê Đông Nam Bộ: Đây là vùng cà phê cực nam của Việt Nam,
nó nằm chủ yếu trên ba tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu Khí hậu ở
đây là vùng trồng thuần cà phê Robusta (Đoàn Triệu Nhạn và ctv, 1999)
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây cà phê Robusta
Cà phê Robusta cao từ 8 m đến 12 m và có nhiều khả năng phát sinh chồi vượt rất mạnh Sinh trưởng của cây cà phê Robusta có 2 dạng: Thân chính mọc
đứng và cành mọc ngang Cành cơ bản to khỏe, vươn dài nhưng khả năng mọc cành
Trang 21thứ cấp ít hơn so với cà phê chè (Coffea arabica) Lá cà phê Robusta hình bầu dục
hoặc hình mũi mác có màu xanh sáng hoặc màu xanh đậm, đầu lá nhọn, phiến lá gợn sóng, chiều rộng từ 10 - 15 cm, chiều dài từ 20 - 30 cm Hoa mọc ở các nách lá trên các cành ngang 1 năm tuổi, mọc thành từng cụm, gồm 1 - 5 cụm, mỗi cụm 1 - 5 hoa Tràng hoa trắng, có 5 - 7 cánh Chùm hoa dày đặc, khi đậu quả mọc thành từng
chùm Hoa cà phê Robusta ra hoa theo định kỳ rất rõ rệt, nhất là những vùng có 2
mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ, hoa cần có một khoảng thời gian khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa Đây là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến khả năng cho năng suất của cây Ngược lại, những nơi có mùa khô ngắn hoặc không
rõ ràng thì quá trình phân hóa mầm hoa thường rất ít và không tập trung nên khả năng cho năng suất không cao (Lê Ngọc Báu, 1997)
Cây cà phê Robusta có ba loại rễ đó là rễ cọc, rễ trụ, rễ con Rễ cọc có độ dài
từ 0,3 - 0,5 m mọc từ thân chính dùng làm cọc giữ thân Hệ rễ trụ là những rễ nhánh mọc từ rễ cọc ăn sâu vào đất 1,2 - 1,5 m có chức năng hút nước cho cây Rễ trụ càng ăn sâu thì khả năng chịu hạn của cây cà phê càng tốt Các rễ bên mọc từ trụ rễ
và phát triển ra xung quanh thành hệ rễ con, tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng
Sự phát triển của bộ rễ cà phê phụ thuộc vào độ dày tầng đất, độ xốp đất canh tác, giống, chế độ bón phân tưới tiêu và chế độ canh tác (Lê Ngọc Báu, 1997)
Sau khi hoa đã được thụ phấn, tiếp tục quá trình thụ tinh và hình thành nội
nhũ non Đối với cà phê Robusta, tỷ lệ bầu noãn được thụ tinh thường thấp hơn so với cà phê chè (Coffea arabica), trung bình 60 - 70% (Hoàng Thanh Tiệm, 1996)
Sau quá trình thụ phấn thì từ một bầu noãn ban đầu hoa cà phê vối có thể phát triển thành ba loại quả khác nhau:
+ Quả cà phê có 2 bầu noãn không được thụ tinh và hình thành loại quả chỉ
có 2 mu vảy, loại quả này không được phát triển và sẽ rụng đi trong khoảng một vài tháng sau đó
+ Quả cà phê chỉ có một bầu noãn được thụ tinh để hình thành một nội nhũ non, còn noãn bên kia không được thụ tinh thì hình thành nên một mu vảy Loại quả
Trang 22này sẽ tiếp tục phát triển cho ra quả chỉ có một nhân dạng hạt tròn gọi là hạt carocolis
+ Quả có 2 bầu noãn được thụ tinh để phát triển hình thành nên nội nhũ non Loại quả này trong điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành một quả có hai nhân bình thường Sau khi được thụ tinh quả tiếp tục phát triển qua nhiều giai đoạn và hình thành hạt cà phê vào lúc chín Thời gian từ lúc ra hoa cho tới khi quả chín kéo dài là
9 tháng
Quả cà phê Robusta hình tròn hoặc hình trứng, núm quả nhỏ Hạt dạng bầu tròn ngắn và nhỏ hơn so với cà phê chè (Coffea arabica) Hạt màu xám xanh đục
hoặc ngã vàng tùy theo giống, phương pháp chế biến và điều kiện bảo quản
2.2 Một số yêu cầu sinh thái của cây cà phê Robusta
Trong các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến cây cà phê quan trọng nhất là khí hậu và đất đai Yếu tố môi trường là yếu tố ưu thế kiểm soát quá trình sinh trưởng
và phát triển cây cà phê Robusta
Là cây lâu năm thời gian sinh trưởng khoảng 20 - 30 năm, do đó sự mất cân bằng về sinh trưởng và phát triển ít biểu hiện ở năm đầu, mà nó biểu hiện rõ từ năm thứ 2 trở đi, ở giai đoạn này cây bắt đầu ra hoa kết trái và quyết định sản lượng
2.2.1 Điều kiện khí hậu
2.2.1.1 Nhiệt độ
Cây cà phê Robusta cần nhiệt độ cao hơn cà phê chè (Coffea arabica),
khoảng thích hợp từ 24 - 30oC, thích hợp nhất là từ 24 - 26o
C Cà phê Robusta chịu
rét rất kém, ở nhiệt độ 7oC cây đã ngừng sinh trưởng và từ 5oC trở xuống cây bắt đầu bị gây hại nghiêm trọng Những vùng có độ cao trên 800 m so với mặt biển thường là những nơi có những điều kiện khí hậu thích hợp để trồng cà phê (Đoàn Triệu Nhạn và ctv, 1999)
2.2.1.2 Lượng mưa
Cà phê Robusta thường ưa thích với khí hậu nóng ẩm ở những vùng có độ
cao thấp nên cần một lượng mưa trong năm khá cao từ 1,500 – 2,000 mm và phân
bố đều trong khoảng 9 tháng So với cà phê chè (Coffea arabica) và cà phê mít (Coffea liberica) thì cà phê Robusta là một cây có khả năng chịu hạn kém nhất
Trang 23Trong điều kiện ở Tây Nguyên và một số tỉnh ở phía nam do có một mùa khô hạn kéo dài tới 5 đến 6 tháng Vì vậy, để cho cây sinh trưởng và cho năng suất cao trong những tháng khô hạn ở đây phải tưới từ 3 - 5 lần với lượng nước trung bình cho mỗi lần tưới là từ 500 - 600 m3
/ha (Đoàn Triệu Nhạn và ctv, 1999)
2.2.1.3 Ẩm độ không khí
Ẩm độ không khí ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây trồng
vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước của cây Ẩm độ không khí
thích hợp cho cây cà phê Robusta là trên 80% Ẩm độ không khí cao sẽ làm giảm
sự mất nước của cây qua quá trình bốc thoát hơi nước Tuy nhiên, nếu ẩm độ không khí quá cao cũng lại là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu hại phát triển Ngược lại, nếu ẩm độ không khí quá thấp làm cho quá trình bốc thoát hơi nước tăng lên rất mạnh sẽ làm cho cây bị thiếu nước và héo Đặc biệt là trong những tháng mùa khô có nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn Ngoài ẩm độ không khí, quá trình bốc thoát hơi nước qua lá cà phê còn phụ thuộc vào tốc độ gió, nhiệt độ môi trường, ẩm
độ đất (Đoàn Triệu Nhạn và ctv, 1999)
2.2.1.4 Ánh sáng
Trước đây, cây cà phê Robusta sinh sống dưới những tán rừng Vì vậy, bản
chất của cây cà phê là một cây ưa che bóng Tuy nhiên, trong quá trình được trồng trọt và chọn lọc, nhiều giống cà phê đã thích nghi dần với môi trường mới không có cây che bóng
Cây cà phê Robusta ưa thích với điều kiện môi trường có ánh sáng dồi dào,
chịu được với ánh sáng trực xạ Riêng điều kiện khí hậu của vùng Tây Nguyên, do
có một mùa khô hạn kéo dài, nhiệt độ tăng cao, ánh sáng chiếu mạnh, tốc độ gió lớn nên cũng cần cây che bóng (Đoàn Triệu Nhạn và ctv, 1999)
2.2.1.5 Gió
Cây cà phê xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên thích hợp một khí hậu nóng ẩm và tương đối lặng gió Tuy nhiên, gió nhẹ là điều kiện thuận lợi cho sự thông không khí, tăng cường khả năng bốc thoát hơi nước, trao đổi chất của cây và quá trình thụ phấn Gió mạnh hoặc bão sẽ làm rụng lá, quả, gãy cành và thậm chí đổ cả cây gây
Trang 24thiệt hại lớn đến năng suất vườn cây Nhìn chung, tất cả các vùng trồng cà phê ở nước ta đều bị ảnh hưởng của gió hoặc gió bão.
Vùng Tây Nguyên gió đông bắc thường thổi rất mạnh trong các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với tốc độ rất lớn, kèm theo không khí lạnh khô hanh nên làm tăng quá trình bốc thoát hơi nước Giai đoạn này cũng là giai đoạn cây cà phê nở hoa nên gió mạnh không những làm cho cây bị mất nước nhanh chóng mà còn gây ra hiện tượng rụng lá, hoa hàng loạt nếu không có đai rừng chắn gió đảm bảo (Đoàn Triệu Nhạn và ctv, 1999)
2.2.2 Điều kiện đất đai
Đối với cây cà phê, tính chất vật lý của đất quan trọng hơn so với tính chất hóa học Trong số các đặc tính vật lý của đất, cấu tượng và tầng sâu của đất là 2 yếu
tố quan trọng Đất để trồng cà phê Robusta phải có độ sâu tối thiểu là 70 cm Ngoài
tầng sâu, độ tươi xốp của đất của đất cũng là yếu tố quan trọng, tầng đất phải thoáng khí, không bị ngập úng (Trương Hồng, 1999)
Đất bazan là loại đất lý tưởng nhất để trồng cà phê Ngoài ra, còn có một số đất khác như đất pocfia, diệp thạch, diệp thạch mica, diệp thạch vôi cũng có thể trồng cà phê được
Trong điều kiện canh tác cà phê ở Tây Nguyên, ngoài các tiêu chuẩn về lý hóa tính đất thì điều kiện nước tưới cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê Vùng được xem là thuận lợi là vùng có sông suối, ao, hồ không
bị cạn kiệt ở mùa khô và có khoảng cách tưới từ nguồn nước đến nơi sử dụng không quá 1000 m (Đoàn Triệu Nhạn và ctv,1999)
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2005), đất trồng cà phê phải là đất tốt, màu mỡ,
có độ sâu, vì cà phê là cây trồng lâu năm, có bộ rễ khỏe, phát triển tốt và ăn sâu tới
1 m Cà phê thích hợp với độ PH của đất ít chua, cụ thể là 5,5 đến 6,5 và lượng mùn phù hợp của đất là 2% và đất bazan là loại đất thích hợp nhất để trồng cà phê
2.3 Rệp sáp gây hại cây cà phê
2.3.1 Đặc điểm hình thái của rệp sáp hại cây cà phê
Rệp sáp Pseudococcus sp có hình bầu dục dài khoảng 4 mm, ngang 3 - 5
mm, thân có phủ lớp sáp trắng, quanh mình có các tia sáp dài trắng xốp Rệp sáp
Trang 25càng lớn càng ít di chuyển, di chuyển từ nơi này sang nơi khác chủ yếu nhờ kiến cộng sinh Rệp sáp cái đẻ trứng thành bọc có hàng trăm trứng, bên ngoài có lớp sáp trắng bao phủ Rệp sáp non mới nở màu hồng, trên mình chưa có sáp, chân khá phát triển di chuyển tìm nơi sinh sống cố định Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển tăng dần mật độ, là loài sâu hại nguy hiểm cho cà phê làm cho cây còi cọc, suy nhược, bị hại nặng có thể làm vườn cây chết (Phạm Văn Biên, 1999).
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (1998 - 1999), đã ghi nhận rệp sáp hại chùm cà phê khi còn nhỏ chúng ở sâu trong cuống quả Rệp sáp có hình bầu dục, khi sinh trưởng thành rệp sáp có màu trắng hồng bên ngoài có lớp màu trắng bao phủ, hai mé có 18 đôi tua dài gần bằng nhau, kích thước chúng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, rệp sáp trưởng thành có chiều dài khoảng 4 mm, chiều rộng 2 - 3 mm
Theo Dennis S.Hill (1981), rệp sáp Pseudococcus citri, con cái có hình ô van
dài, cơ thể chia đốt rất rõ ràng, chân phát triển, cơ thể được bao phủ một lớp sáp bên ngoài Con đực nhỏ có hai cánh, râu đầu phát triển hơn, cổ chia đốt Rệp sáp thường sống cộng sinh với kiến
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cục BVTV (1995), thì rệp sáp
Pseudococcus sp., khi trưởng thành, con cái hình hạt xoài, dài 4 mm, ngang 2 mm
trên mình có lớp sáp bông Gạt bỏ lớp sáp thì mình rệp sáp màu hồng thịt Xung quanh mình rệp sáp có các tua trắng xốp Rệp sáp non không có sáp và có màu hồng thịt
Theo Lê Quang Hưng (1999), cũng cho rằng rệp sáp có một lớp sáp trắng bên ngoài chích hút và tiết ra chất đường hấp dẫn kiến vàng Kiến sẽ giúp rệp sáp di chuyển từ nơi này sang nơi khác Rệp sáp bao quanh cành và cả trên trái
2.3.2 Điều kiện để rệp sáp sinh sống và phát triển
Trong khi sinh sống, rệp sáp thường cộng sinh với loại kiến đầu to Pheidole
megacephala, kiến Argentina Iridomyrmex humillis và kiến lửa Solenopsis geminata Loại kiến này tạo thành những tổ bằng mùn đất chung quanh các ổ rệp
sáp, giúp rệp tránh khỏi sự tấn công của thiên địch và các điều kiện bất lợi khác (nhất là khô hạn) Kiến còn tha rệp sáp làm rệp sáp phát triển nhanh trong vườn
Trang 26Ngoài ra, kiến ăn chất mật ngọt do rệp sáp tiết ra, làm giảm sự phát triển của nấm
bồ hóng
Rệp sáp phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, thiệt hại phổ biến trong mùa khô do rệp sáp tập trung phá hại ở phía gốc cây và cuống quả Rệp sáp có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính Con đực có thêm giai đoạn tiền nhộng và nhộng (Nguyễn Văn Kế, 2000)
2.4 Một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến rệp sáp trên cây cà phê
2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước
Ở Papua New Guinea rệp sáp có các kẻ thù tự nhiên là bọ rùa (nhiều loài),
ong kí sinh Metaphicus barruensis và Cheiloneurus sp và nấm gây bệnh
Verticilium lecanii (Apety, 1996)
Theo Dennis’S.Hill (1983), thì rệp sáp hại cây trồng có phổ ký chủ rộng ở những vùng nhiệt đới, chúng gây hại trên 1000 loại cây trồng, trong đó có cà phê
Theo Anthony Youdewei (1983), khi nghiên cứu ký chủ của rệp sáp trên cây công nghiệp đã kết luận rằng ngoài các loại cây trồng như: Ca cao, bông vải và các loại cây thuộc họ cam, chanh thì rệp sáp còn tấn công và gây hại cây cà phê
2.4.2 Nghiên cứu trong nước
Theo Lê Quang Hưng (1999), khi điều tra về các loại sâu hại trên cây cà phê
đã kết luận trên cây cà phê có nhiều loại sâu hại như sâu đục thân, mọt đục quả, rệp vảy xanh và rệp sáp
Theo Nguyễn Anh Điệp (1998), khi theo dõi rệp sáp hại cây cà phê tại tỉnh
Lâm Đồng đã nhận xét trong vườn cà phê thường gặp loại bọ rùa đỏ Chicoloris
Chinensia ăn rệp sáp nhưng mật độ thấp, trong 24 giờ mỗi ấu trùng bướm Eublemunur spp ăn từ 15 - 25 con rệp sáp
Theo chi cục BVTV Đắk Lắk (2001), đã phát hiện trên cây cà phê có 16 loại rệp sáp Trong đó, rệp sáp hại quả là đối tượng chủ yếu thường xuyên xuất hiện và gây hại Rệp sáp gây hại chủ yếu trong mùa khô, phát sinh từ cuối mùa mưa, gây hại mạnh trong điều kiện khô hạn và giảm nhanh khi mùa mưa đến (tháng 4 - 5)
Trang 27Theo Phạm Văn Biên (1999), rệp sáp trên và dưới mặt đất không nhiều, tăng dần vào cuối mùa mưa đầu mùa khô, đến cuối mùa khô chuyền sang đầu mùa mưa năm sau đạt lớn nhất và gây hại cao nhất
Theo Nguyễn Duy Hải (1998), rệp sáp giả hại quả chích hút nhựa ở những vùng cuống quả làm cho quả phát triển chậm, nếu bị nặng sẽ làm cho chùm quả khô hoặc chết cả cành Rệp sáp hại gốc tấn công vào bộ rễ, sinh sống ở quanh rễ dưới đất tạo một lớp võ bọc không thấm nước bao quanh trục rễ Cây bị rệp sáp hại sinh trưởng và phát triển chậm, nếu bị nặng làm chết cây
Theo Phan Quốc Sủng (1995), nghiên cứu về thành phần sâu hại cà phê chủ yếu ở Việt Nam đã nhận xét: Đối tượng sâu hại cà phê rất phong phú, song gây hại chủ yếu gồm 13 loài Những sâu hại chủ yếu là rệp sáp, rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, mọt đục cành, mọt đục quả và sâu đục thân
Theo Nguyễn Khuê (1999), đã ghi nhận rệp sáp xuất hiện vào đầu tháng 2 sau đó mật độ rệp sáp tăng từ từ và đạt cao nhất vào tháng 4, cũng vào tháng này tỷ
Theo Nguyễn Thị Phương Dung (1990), vào mùa mưa thì rệp sáp sống trên
cà phê thường nấp hút ở những kẽ trái Trên lá thường nấp ở 2 bên gân chính và phụ
ở những chỗ khuất kín và rậm lá Riêng mùa khô có thể quan sát thấy nhiều chỗ trên cây Rệp sáp thường bám vào cuống quả hút chất dinh dưỡng đồng thời xung quanh cuống xuất hiện nấm than đen, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển dinh dưỡng trong quả, do đó quả thường rụng khi non
Nhìn chung, các nghiên của các tác giả đều đưa ra các nghiên cứu rõ ràng và
dễ hiểu về các loại rệp sáp gây hại trên cây cà phê Tuy nhiên, hầu hết các tác tác
Trang 28giả chỉ đi tổng quát về các loại rệp sáp và chưa có tác giả nào nghiên cứu về tác hại
của các loại rệp sáp trên cây cà phê Robusta
2.5 Các loại rệp sáp, tác hại và tập tính sống của các loại rệp sáp trên cây cà phê
2.5.1 Các loại rệp sáp gây hại trên cây cà phê
Theo Dennis’S.Hill (1981), ghi nhận trên cây cà phê có 4 loài rệp sáp tấn
công và cả 4 loài này đều là sâu hại chính đó là Planococcus citri R., Planococcus
kenyae Le Pel., Ferrisia virgata CkLL và Pseudococcus sp
Theo E.M.Lavabre (1970) đã ghi nhận 5 loài rệp sáp giả gây hại trên cây cà
phê đó là: Planococcus citri R, Pseudococcus adonium, Pseudococcus nipae,
Pseudococcus filamentosus và Ferisia virgata Ckll
Theo Nguyễn Thị Chắt (1999), trên cây cà phê có 6 loại rệp sáp là rệp sáp
giả cam (Pseudococcus citri Risso), rệp sáp giả vằn (Ferisia virgata Ckll), rệp sáp một cặp đuôi dài (Pseudococcus Iongispinus T), rệp sáp giả 4 cặp đuôi dài (Pseudococcus sp.), rệp sáp bông sơ (Icerya aeguptica Dgl) và rệp sáp vảy mềm
(Coccus spp)
Theo Đoàn Triệu Nhạn (1999), có khoảng 50 loài rệp và rệp sáp có khả năng gây hại cho cà phê Trong đó, có rệp sáp và phổ biến là các loài rệp sáp: Rệp sáp hại
quả (Pseudococcus sp.) và rệp sáp hai đuôi
Theo Nguyễn Khuê (1999), đã ghi nhận trên cây cà phê có các loại rệp sáp
như : Rệp sáp giả vằn (Ferrisia virgata Ckll), và rệp sáp vảy mềm (Coccus spp)
Theo Nguyễn Thị Phương Dung (1990), đã ghi nhận cà phê có loài rệp sáp
giả (Pseudococcus citri)
Qua kết quả tổng hợp được từ các tác giả trên chúng ta nhận thấy các loài rệp
sáp hại cà phê là: Pseudococcus citri, Pseudococcus sp., Icerya aeguptica Dgl,
Planococcus citri R., Planococcus kenyae Le Pel, Pseudococcus adonium, Pseudococcus nipae, Pseudococcus filamentosus, Pseudococcus citri Risso ,
Pseudococcus Iongispinus T , Coccus spp, Ferisia virgata Ckll.
Trang 292.5.2 Tác hại của các loài rệp sáp
Tác hại chủ yếu của các loài rệp sáp hại thân, lá, quả, cành là chỉ chúng hút các bộ phận như: Lá non, chồi non, quả non làm các bộ phận này phát triển kém, cành lá vàng, quả rụng Các loài rệp sáp được bao bọc bằng một lớp sáp, khi bị rệp sáp nặng lớp sáp này có thể bao phủ cả thân, cành, quả cà phê làm các bộ phận này không thể phát triển được Ngoài ra, lớp sáp còn ngăn cản không cho thuốc tiếp xúc với rệp sáp gây khó khăn trong việc phun thuốc trừ sâu Hầu hết, sự hiện diện của các loài rệp sáp thường đi đôi với nấm muội đen vì lượng chất ngọt do rệp sáp tiết
ra làm môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển Nấm muội đen che phủ cành, lá, quả, thân cà phê làm các bộ phận này phát triển kém do cây không thể quang hợp tốt dẫn đến thiệt hại về năng suất Đối với các loài rệp sáp hại rễ chúng chích hút bộ rễ làm rễ mất hết chất dinh dưỡng và làm bộ rễ có nhiều vết thương làm nấm phát triển và có thể gây chết cây cà phê (Đoàn Triệu Nhạn và ctv, 1999)
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên NNC chỉ tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu trên loài rệp sáp hại lá, quả, cành không tìm hiểu về loài rệp sáp hại rễ
2.5.3 Tập tính sống của các loài rệp sáp
Chất mật ngọt do rệp tiết ra cũng là nguồn thức ăn của kiến, do đó nơi nào có rệp sáp là có kiến, mặt khác kiến còn là nguồn lây lan của rệp sáp Đa số các loại rệp sáp trưởng thành đều không di chuyển được (ngoại trừ rệp sáp hai đuôi hay còn gọi là rệp sáp nhảy), rệp sáp còn di chuyển được nhưng không xa Kiến sẽ tha rệp sáp từ nơi này qua nơi khác, kiến còn bảo vệ rệp sáp khỏi sự tấn công của thiên địch Do đó, nếu không có kiến rệp sáp sẽ không phát triển được
Vòng đời rệp sáp là 1 tháng, một con trưởng thành có thể đẻ 500 trứng Giai đoạn từ trứng đến sâu non chỉ từ 5 - 7 ngày
Rệp sáp thường xuất hiện từ sau khi ra hoa cho đến hết thời gian thu hoạch Rệp sáp thường gây hại trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa, đặc biệt là giai đoạn có nắng mưa xen kẻ nhau Số lượng rệp sáp giảm hẳn giữa mùa mưa do mưa nhiều, ẩm độ không khí quá cao Sau khi thu hoạch quả, rệp sáp chuyển sang sống trong các cụm hoa chưa nở ở đầu cành và đẻ trứng ở trong đó, các trứng này sẽ nở
Trang 30thành rệp sáp con sau khi cây được tưới nước và gây hại ngay từ giai đoạn quả non mới hình thành (Đoàn Triệu Nhạn và ctv, 1999)
2.6 Một số biệp pháp phòng trừ rệp sáp trên cà cà phê
2.6.1 Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây cà phê trên thế giới
Theo F.W Howard (1999), có thể sử dụng các loại dầu dùng chuyên trị rệp sáp như Organocide có chứa 95% dầu cá hoặc một loại dầu có nguồn gốc paraffin
để phun trị cho cây bị rệp sáp nặng
Theo Mau R.F.L và Kessing J.L.M (2007) đã đưa ra phương pháp phòng trừ rệp sáp bằng cách:
2.6.2 Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cà phê ở Việt Nam
Theo Nguyễn Thị Chắt (1999), có thể phòng, trị rệp sáp trên cây cà phê bằng cách:
+ Vệ sinh vườn sạch sẽ, tiêu diệt, đốt bỏ là rụng, cỏ dại
+ Cắt tỉa cành sau thu hoạch, dùng thuốc hóa học trừ sâu nồng độ cao để tiêu các loại rệp sáp già và làm cho lá già có chứa ổ trứng rụng bớt Thu gom lá rụng, cành đã tỉa lại phơi và đốt
+ Bón phân, phun thuốc dưỡng cây kích thích cây ra lá non mới
+ Khi mật độ rệp sáp cao có thể phun nước pha dầu và bồ hóng sau đó phun thuốc hóa học
Theo Đoàn Triệu Nhạn (1999), để phòng trừ rệp sáp thì:
+ Hiện nay, biện pháp tốt nhất để phòng trừ các loại rệp sáp là khuyến khích
sự phát triển của các loài nấm ký sinh và thiên địch bằng cách chỉ phun thuốc khi cần thiết và chỉ phun những loài cây nào có rệp sáp Cần phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của rệp sáp trên vườn để có những tác động kịp thời và hợp lý
Trang 31Làm sạch cỏ để hạn chế sự phát triển của kiến Đối với rệp sáp hại quả cần phải phun thuốc thật sớm trước khi tưới nước để tiêu diệt trứng rệp sáp nằm trong các cụm hoa chưa nở Hiệu quả của việc dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật còn phụ thuộc nhiều vào việc phun kỹ hay không, do rệp sáp nằm sâu trong cuống quả lại còn được bảo vệ bởi lớp sáp bên ngoài
+ Kiểm tra định kỳ phần cổ rễ ở dưới mặt đất (cách mặt đất 10 cm) để phát hiện sớm sự xuất hiện của rệp sáp vì rệp sáp thường tấn công phần cổ rễ trước Dùng các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật để tiêu diệt rệp sáp Các loại thuốc nước nên pha với 1% dầu lửa tưới vào cổ rễ Đào đất đến đâu tưới thuốc đến đó và lấp đất lại Đối với cây bị nặng nên đào bỏ và đốt
+ Khi mật độ rệp sáp cao ta có thể sử dụng dầu khoáng DC - Tron Plus 98,8
EC, SK - Enspray 99 EC, Bitadin để phòng trừ
2.7 Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Krông năng, tỉnh Đắk Lắk
2.7.1 Vị trí địa lý
Krông Năng là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk Huyện lỵ là thị trấn Krông Năng Trong huyện có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Krông Năng và các xã EaHồ, Phú Lộc, Tam Giang, Eatoh, Dliêya, EaTân, EaTam, Chư Klông, Phú Xuân, EaPuk, EaDah
Huyện Krông Năng phía Đông giáp huyện EaKar Phía Tây giáp huyện Krông Búk Phía Nam giáp huyện Krông Pắk Phía Bắc giáp huyện EaH’leo và tỉnh Gia Lai
2.7.2 Đặc điểm về đất đai, địa hình
Đắk Lắk có diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả Riêng huyện Krông Năng chủ yếu phát triển cây cà phê
Huyện Krông Năng có địa hình khá bằng phẳng, án ngữ bởi núi Chư Dgiu và Chư Tul ở phía Đông Sông Krông Năng là con sông chính chảy qua huyện
Đất ở huyện Krông Năng hầu hết là đất đỏ Bazan, đây là đất tốt, màu mỡ thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao
Trang 322.7.3 Đặc điểm về khí hậu
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn, đó là nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nóng bức do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa đông mưa ít Vùng phía Đông và Đông Bắc thuộc các huyện M’Drăk, EaKar, Krông Năng là vùng khí hậu trung gian, chịu ảnh hưởng khí hậu Tây và Đông Trường Sơn
Khí hậu của huyện Krông Năng cũng mang đặc trưng của vùng khí hậu Tây Nguyên là có 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9 lượng mưa chiếm
80 - 90% lượng mưa cả năm Riêng vùng phía Đông, do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng
2.7.4 Đặc điểm về các loại giống cà phê ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Hầu hết cà phê ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk là cà phê Robusta, một phần nhỏ là cà phê Arabica, còn cà phê Excelsa thì không trồng (nếu có thì diện tích
không đáng kể hoặc chỉ trồng làm cây chắn gió cho các loại cà phê khác)
Do đặc điểm tự nhiên của huyện khá phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho sâu hại phát triển và hạn hán thường xuyên xảy ra Vì vậy, đòi hỏi giống cà phê phải có sức chống chịu tốt với thiên tai và sâu hại Với đặc điểm ứng với khí hậu nóng ẩm,
có khả năng chống chịu sâu hại, sinh trưởng khỏe và chiều cao vừa phải tránh được
sự phá hại của gió nên cây cà phê Robusta thích ứng với điều kiện tự nhiên của
huyện Krông Năng hơn so với các giống cà phê khác
Trang 332.8 Đặc điểm các loại thuốc thí nghiệm
2.9 Giới thiệu sơ lược chương trình sách giáo khoa Công Nghệ 10
Chương trình môn Công nghệ 10 được ban hành kèm theo quyết định số 1646/BGD & ĐT ngày 03/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Cấu trúc chương trình môn Công nghệ 10 gồm 2 phần và năm chương với những nội dung cơ bản sau:
Phần 1: Nông, lâm, ngư nghiệp
Phần này gồm có 3 chương:
Trang 34+ Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương
+ Chương 2: Chăn nuôi, thủy sản đại cương
+ Chương 3: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp
Phần này gồm có 2 chương:
+ Chương 4: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
+ Chương 5: Tổ chức và quản lý doanh nghiệp
Tóm lại, môn Công nghệ 10 là tiếp theo môn Công nghệ ở THCS, Công nghệ 10 sẽ giúp các em làm quen với một số ứng dụng của công nghệ sinh học, hóa học, kinh tế học, trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
và bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và trong tạo lập doanh nghiệp Những hiểu biết này sẽ làm cơ sở để các em học tiếp các ngành, nghề sau này cũng như áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân và cộng đồng
Trang 35Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011
Tiến hành phát phiếu khảo sát, điều tra và thí nghiệm từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 4 năm 2011
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Tiến hành khảo sát, điều tra và thí nghiệm tại 3 xã: Eatoh, Phú Lộc, Eatân thuộc huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
3.2 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng canh tác cà phê trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Điều tra tình hình gây hại của rệp sáp trên địa bàn 3 xã: Eatoh, Phú Lộc, Eatân thuộc huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Thử nghiệm các loại thuốc hóa học BVTV được bà con hay sử dụng nhất để phòng trừ rệp sáp, xem loại nào tốt nhất nhằm đưa ra những khuyến cáo cần thiết cho bà con nông dân
Xây dựng bài giảng về thuốc bảo vệ thực vật cho môn Công nghệ 10
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm nước pha thuốc, các loại thuốc trừ sâu, rệp sáp, cây
cà phê Robusta, máy ảnh, dụng cụ lấy mẫu, hộp nhựa, bình phun thuốc (bình phun
tay loại 1,75 lít), kính lúp cầm tay, kéo, giấy, băng keo, bút lông, nước
Trang 363.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Theo Châu Kim Lang (2002), phương pháp tham khảo tài liệu là tìm hiểu, nghiên cứu điều mà người khác đã nói, đã làm và đã hiểu biết về vấn đề định nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu sẽ giúp cho người nghiên cứu bổ sung thêm kiến thức, lý luận, cũng như phương pháp mà nghiên cứu trước đây đã sử dụng
Cụ thể là người nghiên cứu đã tìm đọc các sách báo, tạp chí, internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Sau đó người nghiên cứu tiến hành phân tích, chọn lọc, tổng hợp các vấn đề liên quan đến cà phê, rệp sáp, các yếu tố ảnh hưởng và tìm hiểu tác dụng của một số loại thuốc hóa học
3.4.2 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là dựa vào các giác quan, các phương tiện quan sát cho phép ghi nhận, thu thập những biểu hiện, những đặc trưng định tính của các sự vật, hiện tượng (đối tượng quan sát) Đối tượng quan sát sẽ thay đổi tùy theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Có hai loại hình quan sát: Quan sát tự nhiên và quan sát có bố trí trước Có thể tiến hành quan sát với các phương tiện: mắt, chụp ảnh, quay video (Trần Khánh Đức, 2002)
Trong đề tài nghiên cứu này, NNC dùng các phương như mắt, chụp ảnh để:
+ Quan sát sự gây hại của rệp sáp trên cây cà cà phê Robusta
+ Quan sát loài rệp sáp gây hại phổ biến nhất ở cây cà phê Robusta trên địa
bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, sau đó lấy mẫu đem về thí nghiệm
+ Quan sát tỷ lệ sống của rệp sáp sau khi phun thuốc ở 24, 48, 72 giờ
+ Quan sát sự gây hại của chúng trên lá, cành, quả cây cà phê Robusta
+ Ghi lại các hình ảnh về sự gây hại của rệp sáp, cách bố trí thí nghiệm, cách
bố trí điều tra bằng cách chụp ảnh
3.4.3 Phương pháp điều tra, thí nghiệm
Phương pháp điều tra mà NNC áp dụng đó là điều tra bằng phiếu bảng hỏi và điều tra trực tiếp sự gây hại của rệp sáp trên các vườn cà phê trên địa bàn huyện Krông Năng
Trang 37Điều tra bằng bảng hỏi được áp dụng bằng cách NNC thiết kế bảng hỏi sau đó phát cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện để tổng hợp lấy ý kiến nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu
Điều tra trực tiếp sự gây hại của rệp sáp trên các vườn canh tác cà phê là NNC sẽ quan sát và đếm tỷ lệ gây hại, chỉ số hại của rệp sáp tại thời điểm tháng 3 - 4 năm
2011
Phương pháp thí nghiệm mà NNC áp dụng là lấy mẫu rệp sáp bằng dụng cụ lấy mẫu sau đó đem về phòng thí nghiệm bằng cách phun các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật đễ biết được tỷ lệ sống của rệp sáp sau khi phun thuốc Qua đó, có thể nhận xét được loại thuốc nào hiệu quả nhất
3.4.3.1 Điều tra thực trạng canh tác cà phê trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Tiến hành phát phiếu điều tra các hộ nông dân về hiện trạng canh tác cây cà phê bằng phiếu điều tra, với số lượng 60 phiếu và chia làm ba khu vực điều tra ở 3
xã khác nhau (xã Eatoh, xã Phú Lộc, xã Eatân) thuộc huyện Krông Năng, Tỉnh Đắk Lắk Chỉ tiêu điều tra:
- Giống, tuổi cây, địa hình canh tác
- Diện tích và năng suất trung bình trên mỗi hộ điều tra
- Kỹ thuật canh tác cây cà phê Robusta của người dân
- Tình hình rệp sáp gây hại và biện pháp phòng trừ
- Tình hình sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ rệp sáp
- Những thuận lợi, khó khăn, ý kiến đề xuất của nông dân trồng cà phê
Robusta
3.4.3.2 Điều tra tình hình gây hại của rệp sáp trên vườn cà phê Robusta tại
huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Đề tài được thực hiện tại ba xã (xã Eatoh, xã Phú Lộc, xã Eatân) Mỗi xã sẽ chọn 7 vườn cố định, khoanh vùng mỗi vườn khoảng 500m2 Mỗi vườn chọn 5 điểm chéo, mỗi điểm chọn một cây Mỗi cây chọn 4 cành theo 4 hướng khác nhau và dùng các miếng giấy đã ghi ký hiệu dán vào các cành để đánh dấu
Trang 38+ Tỷ lệ (%) (cành, quả) bị rệp sáp gây hại được tính theo công thức:
∑ (Cành quả) bị rệp sáp hại
Tỷ lệ (%) = - X 100
∑ (cành quả) điều tra
+ Chỉ số hại của rệp sáp trên cành quả (%) được tính theo công thức:
n1+3n3+5n5+7n7
CSH (%)= - X 100
7N
- Trong đó: