HỒ CHÍ MINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI MỌT ĐỤC CÀNH Xyleborus camerunus COLEOPTERA: CURCULIONIDAE TRÊN CÂY
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ
LOẠI THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI MỌT ĐỤC CÀNH Xyleborus camerunus
(COLEOPTERA: CURCULIONIDAE) TRÊN CÂY CHÈ
TẠI HUYỆN BẢO LÂM – TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngành : NÔNG HỌC Niên khoá : 2006 – 2010 Sinh viên thực hiện : PHAN HUY THẮNG
Tháng 08 năm 2010
Trang 2ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ
LOẠI THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI MỌT ĐỤC CÀNH Xyleborus camerunus
(COLEOPTERA: CURCULIONIDAE) TRÊN CÂY CHÈ
TẠI HUYỆN BẢO LÂM – TỈNH LÂM ĐỒNG
Tác giả
PHAN HUY THẮNG
Khóa luận được đệ trình lên để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông học
Giáo viên hướng dẫn
ThS Lê Cao Lượng
Tháng 08 năm 2010
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thành kính khắc ghi công ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con đến ngày hôm nay Xin trân trọng biết ơn Thầy Lê Cao Lượng, Kỹ sư Đinh Sĩ Thiện đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập hoàn thành khóa luận Chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông học
- Cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập ở trường
- Gia đình chú Đỗ Văn Tín tại Thôn 3 – Xã Lộc Quảng – Huyện Bảo Lâm –TP Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng
- Các cô chú, anh chị đang công tác ở Trung tâm Nông nghiệp tại Huyện Bảo Lâm, TP Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Kỹ thuật Cây công nghiệp & Cây ăn quả Lâm Đồng, TP Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
- Công ty Hóa Nông Hợp Trí đã hỗ trợ vật liệu thí nghiệm
- Các anh chị, các bạn trong và ngoài lớp đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
Người thực hiện
Phan Huy Thắng
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra thành phần sâu hại và đánh giá hiệu lực của một số
loại thuốc hóa học trên mọt đục cành Xyleborus camerunus (Coleoptera:
Curculionoidea) trên cây chè tại Huyện Bảo Lâm – Tỉnh Lâm Đồng” đã được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2010
Nội dung nghiên cứu được chia làm 3 phần chính:
- Điều tra thành phần sâu hại và diễn biến gây hại vườn chè của mọt đục cành trên cây chè tại Huyện Bảo Lâm – Tỉnh Lâm Đồng
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thời gian gây hại của mọt đục cành bằng phương pháp nhân nuôi cá thể mọt đục cành trong phòng
- Thí nghiệm khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ mọt đục cành gây hại gốc chè được bố trí trong phòng, trong những lồng lưới theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức gồm 1 lồng lưới có chứa
1 gốc chè có 20 lỗ đục của mọt đang còn đùn mạt cưa đều đặn
Kết quả thu được:
- Từ tháng 5 đến tháng 7 đã ghi nhận được 6 loài sâu hại chính trên chè tại Huyện
Bảo Lâm – TP Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng bao gồm các loài: Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterhouse), rầy xanh (Empoasca flavescens Fabricius), bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn), sâu cuốn lá non (Gracillaria theivora Walsingham), rệp muội (Toxoptera theacola Buekton) và mọt đục cành (Xyleborus camerunus)
Trong đó 3 loài gây hại phổ biến (xuất hiện với tần số trên 60%) đó là rầy xanh, bọ cánh tơ và bọ xít muỗi với tần số xuất hiện lần lượt là 90,94%; 70,33% và 64,67%
- Từ tháng 5 đến tháng 7 tỷ lệ thân chè bị hại biến động từ 40 – 85,67%, tỷ lệ cành bị hại biến động từ 7 – 26,4% Tỷ lệ thân bị hại cao nhất vào cuối tháng 5 (86,67%) và giảm dần đến cuối tháng 7 (40%), tỷ lệ cành bị hại cao nhất vào đầu tháng
Trang 5mạt cưa liên tục trung bình là 2,78 ± 1,91 ngày Ấu trùng của mọt không gây hại, mọt đục cành chỉ gây hại sau khi đã vũ hóa lên trưởng thành; mọt trưởng thành đã có thể gây hại khi vừa mới vũ hóa lên trưởng thành được 2 ngày
- Trong 4 loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm có 1 loại thuốc có hiệu lực diệt mọt đục cành thấp đó là Thiamax 25WDG (từ 20 – 46,4%), 2 loại thuốc có hiệu lực trừ mọt đục cành ở mức trung bình là Rigell 800WG và Gammalin 170EC (từ 30 – 67,27%) và 1 loại thuốc có hiệu lực trừ mọt đục cành khá cao là Carbosan 25EC (42,07 – 72,72%) Thuốc gốc Carbosan (nồng độ 1,875 ml/l) và thuốc Gammalin 170EC (1,25ml/l) có hiệu quả diệt mọt đục cành nhanh hơn thuốc Rigell 800WG (nồng độ 0,1 g/l) sau 7 ngày theo dõi
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT viiiviii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ixix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ xx
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Giới hạn đề tài 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây chè 4
2.1.1 Nguồn gốc 4
2.1.2 Đặc điểm hình thái 4
2.1.3 Một số yêu cầu sinh thái của cây chè 7
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và trong nước 8
2.2.1 Trên thế giới 8
2.2.2 Trong nước 10
2.2.3 Định hướng phát triển ngành chè đến năm 2010 11
2.3 Đặc điểm sinh học và triệu chứng gây hại của một số loài sâu hại chính 12
2.3.1 Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabricius), Bộ: Homoptera, Họ: Jassidae 12
2.3.2 Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterh), Bộ: Hemiptera , Họ: Miridae 13
2.3.3 Sâu róm (Euproctis pseudoconspersa S), Bộ: Lepidoptera , Họ: Lymantriidae 13
2.3.4 Sâu chùm (Andraca bipunctata Walker),Bộ: Lepidoptera , Họ: Bombycidae 14
Trang 72.3.5 Nhện đỏ hại chè (Oligonychus coffeae N.), Bộ: Acari, Họ: Tetranychidae 14
2.3.6 Mọt đục cành (Xyleborus camerunus), Bộ: Coleoptera, Họ: Curculiondae 15
2.3.6.1 Đặc điểm hình thái và sinh học và triệu trứng gây hại 15
2.3.6.2 Biện pháp phòng trừ 15
2.4 Đặc điểm tự nhiên và tình hình sản xuất nông nghiệp của Huyện Bảo Lâm - Tỉnh Lâm Đồng 15
2.4.1 Đặc điểm tự nhiên 15
2.4.1.1 Vị trí địa lý: 15
2.4.1.2 Đặc điểm đất đai, khí hậu: 16
2.4.1.3 Địa hình 17
2.4.1.4 Thuỷ văn 17
2.4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp 17
2.5 Đặc điểm của một số loại thuốc hóa học được sử dụng trong thí nghiệm 18
2.5.1 Carbosan 25EC 18
2.5.2 Rigell 800WG 18
2.5.3 Thiamax 25WDG 18
2.5.4 Gammalin 170EC 19
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Vật liệu nghiên cứu: 20
3.2 Nội dung nghiên cứu 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Điều tra thành phần sâu hại trên cây chè 20
3.3.2 Điều tra diễn biến gây hại vườn chè của mọt đục cành Xyleborus camerunus 21
3.3.3 Đánh giá khả năng đục hại và một số pha phát triển của mọt đục cành Xyleborus camerunus xuất hiện trong cùng một lỗ đục trên cây chè cành TB14 21
3.3.4 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của mọt đục cành X camerunus 22
3.3.5 Khảo sát hiệu lực trừ mọt đục cành hại chè của một số thuốc bảo vệ thực vật 24
3.4 Phương pháp sử lý số liệu 26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
Trang 84.1 Thành phần sâu hại trên cây chè 28
4.2 Diễn biến gây hại ngoài đồng của mọt đục cành Xyleborus camerunus trên cây chè. 33
4.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của mọt đục cành Xyleborus camerunus 35
4.3.1 Tỷ lệ trứng nở, thời gian đùn mạt cưa và các pha cơ thể xuất hiện trong một lỗ đục của mọt đục cành Xyleborus camerunus 35
4.3.2 Đặc điểm hình thái và thời gian phát triển của một số pha cơ thể 37
4.3.3 Tập tính gây hại và triệu chứng gây hại 42
4.4 Hiệu lực phòng trừ mọt đục cành Xyleborus camerunus của một số loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 51
Trang 9F: Sự khác biệt giữa các nghiệm thức
CV (Coefficient of variation): Hệ số biến thiên
TGCL: Thời gian cách ly
LD50 (Letal dosis): Liều gây chết trung bình
Đ: Có đùn mạt cưa
N: nghỉ không đùn mạt cưa
G8: là nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu của thế giới gồm Pháp, Đức,
Italia, Nhật Bản, Anh, Mỹ (G6,1975), Canada (G7,1976) và Nga (không tham gia một
số sự kiện)
OPEC: là tên viết tắt của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (Organization of
Petroleum Exporting Countries), là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela, các thành viên Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diễn biến giá chè thế giới 10
Bảng 2.2: 10 thị trường lớn nhất nhập khẩu mặt hàng chè của Việt Nam trong quý I/2010 11
Bảng 3.1: Các loại thuốc hóa học được sử dụng 25
Bảng 4.1 Thành phần sâu hại chính trên cây chè ở Lộc Quảng – Huyện Bảo Lâm – TP Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng (03/05/2009) 28
Bảng 4.2 Các pha cơ thể có thể xuất hiện trong một lỗ đục của mọt đục cành trên cây chè 37
Bảng 4.3 Kích thước cơ thể mọt đục cành ở các pha phát triển 38
Bảng 4.4 Thời gian phát triển ở một số pha phát triển của mọt đục cành 38
Bảng 4.5 Số lượng mọt đục cành chui khỏi hang sau khi xử lý thuốc 44
Bảng 4.6 Hiệu lực trừ mọt đục cành của các loại thuốc thí nghiệm dựa trên số lỗ mọt đùn mạt cưa 45
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1 Thí nghiệm khảo sát hiệu lực 26
Hình 3.2 Cách thiết kế gốc chè ở 1 26
Hình 3.3 Các lỗ đục được đánh dấu để theo dõi quá trình đùn mạt cưa của mọt đục cành trên thân chè thí nghiệm 27
Hình 3.4 Các ống nghiệm được sử dụng để nuôi mọt 27
Hình 4.1 (a) Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterhouse) và (b) triệu trứng gây hại 29 Hình 4.2 (a) Rệp muội (Toxoptera auranti Buekton) và (b) kiến đen 29
Hình 4.3 Sâu cuốn lá (Gracillaria theivora Walsingham) 30
Hình 4.4 (a) Rầy xanh (E flavescens Fabricius) và (b) triệu chứng gây hại của rầy xanh 30
Hình 4.5 Mọt trưởng thành (X.camerunus) 30
Hình 4.6 Mọt trưởng thành đang gây hại 30
Hình 4.7 Một số thiên địch của các loài sâu hại trên cây chè 31
Hình 4.8 Triệu chứng gây hại của mọt đục cành 32
Biểu đồ 4.1 Diễn biến gây hại ngoài đồng của mọt đục cành Xyleborus camerunus trên vườn chè 8 năm tuổi tại Xã Lộc Quảng – Huyện Bảo Lâm – Tỉnh Lâm Đồng (Tháng 05 – 07/2010) 33
Hình 4.9 Mương nước bao bọc vườn chè 34
Hình 4.10 Mọt đục cành (X camerunus) gây hại trên cây mít 35
Hình 4.11 Các dạng mạt cưa mọt đùn ra trong quá trình gây hại 36
Hình 4.12 Trứng ở cuối hang đục 40
Hình 4.13 Trứng nằm rải rác ở trong hang và một dạng nấm trắng mọc xung quanh vách hang 40
Hình 4.14 Các pha phát triển khác nhau của mọt trong cùng một đường hang 40
Hình 4.15 Thời gian phát triển của một số pha cơ thể của mọt đục cành Xyleborus camerunus trong quá trình nuôi trong ống nghiệm ở nhiệt độ trung bình 27,80C 41
Trang 12Hình 4.16 Mọt trưởng thành nằm ở miệng lỗ để ngăn cản các mọt trưởng thành và các loài khác vào trong hang đục 43 Hình 4.17 Ấu trùng tuổi 2 bị các ấu trùng khác ăn thịt còn lại phần đầu 44
Trang 13Hiện nay chè là thức uống phổ biến không chỉ là uống chè đơn thuần mà còn được chế biến ra các dạng thực phẩm, nước uống từ chè, bánh kẹo chè Nhu cầu tiêu thụ chè tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển công nghiệp vì thế chè ngày càng được sử dụng với nhu cầu lớn, điển hình ở một số nước G8 và OPEC
Chú thích:
G8: là nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu của thế giới gồm Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Anh, Mỹ (G6,1975), Canada (G7,1976) và Nga (không tham gia một số sự kiện)
OPEC: là tên viết tắt của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (Organization of Petroleum Exporting Countries), là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela, các thành viên Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó
Trang 14Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh tế dài và nhanh cho sản phẩm thu hoạch Ở miền Nam (Lâm Đồng) cây chè không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo mà còn là cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn Trồng chè còn thu hút một lực lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm,
là một trong những cây có giá trị kinh tế cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo
đà phát triển đắc lực ở các vùng chè chuyên canh, sản xuất hàng hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn (Phạm S và Lê Thị Nhung)
Chè là cây trồng thích hợp với các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại Trồng chè sẽ mở rộng diện tích canh tác ở vùng cao, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tạo sự ổn định cân bằng hệ sinh thái của vùng
Ở nước ta, chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 100 triệu USD
Lâm Đồng là một tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước (chiếm 24% diện tích chè
cả nước) và chiếm 90% diện tích chè ở phía Nam Cây chè là cây có nhiều loại sâu,
bệnh gây hại và trong đó có mọt đục cành (Xyleborus camerunus) là loài sâu hại đặc
thù của vùng chè phía Nam Trong thời gian gần đây, nhiều lúc, nhiều nơi mọt đục cành nổi lên thành một trong những đối tượng gây hại quan trọng ở vùng chè phía Nam và hiện nay chưa có loại thuốc hoá học nào có thể đặc trị đối tượng này (Phạm S
và Lê Thị Nhung, 2005) Để có thể hiểu được quá trình sinh trưởng, phát triển và gây hại cũng như biện pháp phòng trừ loài sâu hại này chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Điều tra thành phần sâu hại và đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học trên mọt đục
cành cây chè (Xyleborus camerunus) tại Huyện Bảo Lâm – Tỉnh Lâm Đồng”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình gây hại của mọt đục cành chè (Xyleborus camerunus) tại
huyện Bảo Lâm – Tỉnh Lâm Đồng, đặc điểm sinh học và đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp bằng thuốc hoá học
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Ghi nhận thành phần sâu hại trên chè
- Ghi nhận diễn biến gây hại của mọt đục cành (Xyleborus camerunus) tại Xã
Lộc Quảng – Huyện Bảo Lâm – TP Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng
Trang 15- Đề tài được thực hiện từ tháng 3 tới tháng 8 năm 2009
- Địa điểm: Huyện Bảo Lâm – Tỉnh Lâm Đồng
- Đối tượng: mọt đục cành (Xyleborus camerunus) và một số thuốc hoá học trừ
mọt đục cành hại chè
Trang 16CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây chè
5 vùng chính là vùng Tây Bắc, vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, vùng chè Trung
du – Bắc bộ, vùng chè Bắc Trung Bộ và vùng chè Tây Nguyên
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Thân:
Cây chè có một thân chính nhưng không rõ rệt, thân chè thuộc dạng thân đa mầm, sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên không đốn tỉa, thân chè dạng thẳng đứng và chỉ có một thân chính, trên đó phân ra các cấp cành Do đặc điểm sinh trưởng và do hình dạng phân cành khác nhau, người ta chia thân chè ra làm ba loại: thân gỗ, thân nhỡ (thân bán gỗ) và thân bụi
Dựa vào khả năng phân cành chè, góc độ giữa thân chính và cành cấp I, vị trí tương đối của các cấp cành và cấu trúc tán chè, người ta phân biệt ba dạng tán chè: dạng tán thẳng đứng, dạng tán ngang, dạng tán trung gian (Võ Thái Dân, 2009)
Cành chè:
Do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành chia làm nhiều đốt Chiều dài của đốt biến đổi rất nhiều (từ 1 - 10 cm) do giống và do điều kiện sinh trưởng Từ thân chính, cành chè được phân ra nhiều cấp: cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 Hoạt động sinh
Trang 17trưởng của các cấp cành trên tán chè rất khác nhau Những mầm chè nằm càng sát phía gốc của cây càng có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh Còn những cành chè càng ở phía trên ngọn (mặt tán) thì càng có giai đoạn phát dục già, sức sinh trưởng yếu, khả năng ra hoa kết quả mạnh Những cành chè ở giữa tán hoặc trên mặt tán, hoạt động sinh trưởng thường mạnh hơn các cành ở rìa tán và ở phía dưới tán
Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè Trong sản xuất, cần nắm vững đặc điểm sinh trưởng của cành để áp dụng các biện pháp kỹ thuật đốn, hái hợp lý mới
có thể tạo ra trên tán chè nhiều búp, đặt cơ sở cho việc nâng cao sản lượng chè.(Võ Thái Dân, 2009)
Mầm chè:
Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả
Mầm chè gồm có các loại là: mầm đỉnh, mầm nách, mầm ngủ, mầm bất định, mầm sinh thực
Mầm sinh thực và mầm nách phát sinh cùng trục, mầm nách ở giữa, mầm sinh thực hai bên
Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh thực tồn tại song song nhau với những mâu thuẫn nhất định Do đó tuỳ mục đích của vườn chè (thu búp hay thu hạt giống) mà
có những tác động thích hợp (Võ Thái Dân, 2009)
Búp chè:
Búp chè là đoạn non của một cành chè Búp được hình thành từ các mầm dinh dưỡng, gồm có tôm (phần lá non ở trên đỉnh của cành chưa xòe ra) và hai hoặc ba lá non Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên ngoài
và yếu tố bên trong của nó Kích thước của búp thay đổi tùy theo giống, loại và liều lượng phân bón, các khâu kỹ thuật canh tác khác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt
Búp chè gồm có hai loại: búp bình thường (búp đòng, búp nguyên) gồm 1 tôm + 2 – 3 lá thật Búp mù không có tôm do sự thay đổi ngoại cảnh và kết thúc một đợt sinh trưởng Búp bình thường chất lượng bao giờ cũng cao hơn búp mù Thông thường
tỷ lệ búp bình thường cao hơn búp mù Tỷ lệ này phụ thuộc rất lớn vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác
Trang 18Búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình thành nên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian Thời gian của mỗi đợt sinh trưởng phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu (Võ Thái Dân, 2009)
Lá chè:
Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá Lá thường có nhiều thay đổi về hình dạng tùy theo các loại giống khác nhau và trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau Lá chè có gân rất rõ Những gân chính của lá chè thường không phát triển ra đến tận rìa lá Rìa lá chè thường có răng cưa, hình dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy theo giống Số đôi gân lá là một trong những chỉ tiêu để phân biệt các giống chè
Trên một cành chè thường có các loại lá như sau: lá vẩy ốc, lá cá, lá thật
Lá chè mọc trên cành theo các thế khác nhau Trong sản xuất thường gặp 4 loại thế lá như sau: thế lá úp, nghiêng, ngang và rủ Thế lá ngang và rủ là đặc trưng của giống chè năng suất cao.Tuổi thọ trung bình của lá chè là một năm (Võ Thái Dân, 2009)
Hoa, quả, trái:
Cây chè sau khi sinh trưởng 2 – 3 tuổi (cây thực sinh) bắt đầu ra hoa Hoa chè mọc từ mầm sinh thực ở nách lá Hoa lưỡng tính, tràng hoa có 5 – 9 cánh màu trắng Phương thức thụ phấn chủ yếu là thụ phấn khác hoa (thụ phấn chéo)
Quả chè thuộc loại quả nang, có 1 – 4 hạt thường là 3 hạt, tuỳ theo số hạt mà quả chè có hình tròn, hình trứng, tam giác Vỏ ngoài màu xanh, khi chín chuyển màu xanh thẫm hoặc nâu, khi chín vỏ nứt
Trang 19Hạt chè có vỏ sành bên ngoài màu xám nâu Vỏ sành cứng do 6 – 7 lớp thạch tế bào tạo thành, nhân chè gồm có 2 lá mầm và phôi chè Phôi chè gồm mầm rễ, mầm thân và mầm ngọn (Võ Thái Dân, 2009)
2.1.3 Một số yêu cầu sinh thái của cây chè
a Điều kiện khí hậu
Nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn nhất đến cây chè Chè phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện: Nhiệt độ 15 – 25oC, tổng nhiệt lượng/năm 8.000oC, lượng mưa hằng năm 1.500 – 2.000 mm, độ ẩm không khí 80 – 85%, độ ẩm đất 70 – 80%
Do cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phẩm chất chè vì vậy việc điều hoà cường độ ánh sáng phù hợp làm tăng năng suất chè rõ rệt (Phạm S và Lê Thị Nhung, 2005)
Nhiệt độ không khí
Để sinh trưởng và phát triển tốt cây chè yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất định Nhiệt độ để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất là 15 – 250C Ở miền Nam (Lâm Đồng và các vùng chè Tây Nguyên) cây chè sinh trưởng hầu như quanh năm (Phạm S và Lê Thị Nhung, 2005)
Độ ẩm và lượng mưa
Cây chè yêu cầu lượng mưa bình quân hàng năm > 1.500 mm và phân bố đều ở các tháng, độ ẩm không khí 80 -85% trong suốt thời gian sinh trưởng Tưới nước trong mùa khô là biện pháp đem lại hiệu quả lớn để tăng năng suất và phẩm chất chè (Phạm
S và Lê Thị Nhung, 2005)
Điều kiện ánh sáng
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy bản chất cây chè ưa bóng râm Cây chè được che bóng râm hàm lượng các chất có chứa N như cafein, protein… trong búp chè tăng lên Các chất không chứa N như tanin, glucid… lại có chiều hướng giảm xuống
Do cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phẩm chất chè nên việc điều hoà cường độ ánh sáng phù hợp làm tăng năng suất chè rõ rệt Vì vậy việc nghiên cứu các cây che bóng phù hợp là một trong những biện pháp kỹ thuật có hiệu quả để tăng năng suất và phẩm chất chè (Phạm S và Lê Thị Nhung, 2005)
Trang 20Không khí và gió
Trong không khí, hàm lượng CO2 chỉ chiếm khoảng 0,03% nên chỉ cần một biến động nhỏ của hàm lượng CO2 trong không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đến cường
độ quang hợp của cây chè
Gió và mưa nhẹ có lợi cho sự sinh trưởng của chè Gió to không những làm cho cây bị tổn thương cơ giới mà còn phá vỡ sự cân bằng nước của cây (Phạm S và Lê Thị Nhung)
b Điều kiện đất đai
Chè thích hợp ở độ pHKCl 4,5 – 5,5, ở độ chua này cây xanh tốt, lá xanh bóng, búp phát triển mạnh Nhìn chung chè ưa đất chua nhưng không kỵ vôi, phân tích trong
lá chè có 0,5% canxi, đứng thứ nhì sau kali và ở dưới dạng tinh thể Oxalat canxi.Vì chè là cây lâu năm, đời sống kéo dài từ 60 – 70 năm nên bộ rễ ăn sâu và rộng vì thế để chè sống tốt trong suốt quá trình sinh trưởng cần phải có độ sâu tầng đất ít nhất là 80
cm, mực nước ngầm trên 1 m Cây chè ưa loại đất thịt pha cát và đất thịt nhẹ đến thịt nặng Chè là cây ưa nước nhưng chịu úng rất kém nên khi khảo sát chọn đất trồng chè
cần chú ý khu vực thoát nước tốt trong mùa mưa (Phạm S, Lê Thị Nhung, 2005)
c Độ cao và địa hình
Độ cao:
Độ cao so với mặt biển có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và phẩm chất chè Phần các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trồng chè trên thế giới thường có độ cao so với mực nước biển là > 800 m Vùng chè ngon nổi tiếng ở Ấn Độ trồng ở độ cao 2.000 m Ở miền Nam có Cầu Đất – Đà Lạt ở độ cao > 1.600 m Chè trồng ở vùng có độ cao nhất định thường có hàm lượng tanin cao, các chất dầu thơm nhiều và hương vị tốt (Phạm S và Lê Thị Nhung, 2005)
Địa hình:
Có ảnh hưởng lớn đến tiểu khí hậu vườn chè, đặc biệt là sự xói mòn, rửa trôi
Đa số đất trồng chè đều có độ dốc nhất định (thường từ 10 – 35o), cá biệt có những vùng khá bằng phẳng như Mộc Châu, Bảo Lộc, Bàu Cạn (Phạm S và Lê Thị Nhung)
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và trong nước
2.2.1 Trên thế giới
Trang 21Hiện nay cây chè được trồng ở trên 40 nước và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới Diện tích trồng chè toàn cầu là 2.500.000 ha, sản lượng 4,21 triệu tấn khô, năng suất bình quân 5,5 tấn tươi/ha Trong 30 năm qua sản xuất chè trên thế giới phát triển nhanh, diện tích tăng 1.580.000 tấn, bình quân mỗi năm tăng 53.000 tấn
Khu vực châu Âu chủ yếu là Đông Âu đã nhập chè của Việt Nam gần 40 năm nay với các loại chè đen, có năm đến 12.000 tấn, giá 1.200 – 1.450 USD/tấn, chè xanh
từ 2.000 – 3.000 tấn, giá 1.800 – 1.900 USD/tấn Tây Âu, nhất là nước Anh có năm nhập 2.000 tấn
Thị trường Mỹ tiêu thụ các loại chè xanh cao cấp với bao bì đẹp, giá từ 3.000 – 6.000 USD/tấn, chè đen từ 1.150 – 1.550 USD/tấn
Thị trường châu Á như Pakista, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan nhập chè xanh năm cao nhất 4.000 tấn giá từ 780 – 4.500 USD/tấn
Trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2010 Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên 150.000 tấn; Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm
Giá chè thế giới năm 2009 đã tăng gấp đôi, lập kỷ lục cao của nhiều năm nay do hạn hán ở Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya, trong khi nhu cầu tăng mạnh
Trang 22Bảng 2.1: Diễn biến giá chè thế giới
Loại chè Giá cuối năm 2009 Giá cuối năm 2008
Bangladesh, giá trung bình 2,24 USD/kg 1,70 USD/kg
Nguồn: Reuter, Bloomberg, 2009
2.2.2 Trong nước
Ở Việt Nam cây chè đã có từ lâu đời Với khí hậu, đất đai thích hợp chè Việt Nam là một trong bảy vùng chè cổ xưa nhất của thế giới Chất lượng chè búp tươi ở một số vùng trong nước không thua kém các nước sản xuất và xuất khẩu nhiều như Ấn
Độ, Trung Quốc, Srilanka…
Đến hết năm 2004 diện tích chè cả nước 120.000 ha, năng suất búp chè tươi đạt 6,3 tấn/ha Tổng sản lượng sản phẩm chè các loại đạt 140.000 tấn, trong đó tiêu dùng trong nước 35.000 tấn và xuất khẩu 105.000 tấn Tổng giá trị đạt 100 triệu USD
Chè tiêu thụ trong nước khoảng 35.000 tấn/năm, chè xanh, chè hương được chế biến theo phương pháp thủ công và bán cơ giới do tư thương kinh doanh là chính Giá chè nội tiêu không ổn định, thường cao hơn giá chè xuất khẩu và tăng đột biến vào các dịp lễ, tết
Thị trường trong nước hiện nay với trên 80 triệu dân và theo dự đoán năm 2010
sẽ có khoảng 100 triệu dân và các nước uống chè nhiều như Anh, Mỹ, Nga bình quân
là 4,3 kg/người/năm, nếu Việt Nam ước tính bình quân chỉ 0,5 kg/người/năm thì nhu cầu sẽ là 40.000 – 50.000 tấn/năm vì vậy vấn đề được đặt ra cho nhà sản xuất chè nội tiêu là chú ý đến nguyên liệu, công nghệ và kỹ thuật chế biến nhằm tạo ra sản phẩm chè có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dung (Phạm S
và Nguyễn Thị Nhung, 2005)
Trang 23Nguồn: Tổng cục hải quan, 6/2010
2.2.3 Định hướng phát triển ngành chè đến năm 2010
Theo quyết định số 43 – 1999/ QĐ – TTg ngày 10/3/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về kế hoạch sản xuất chè năm 1999 – 2000 và định hướng phát triển chè đến năm
2005 – 2010 ghi rõ:
+ Phát triển sản xuất chè để phục vụ đủ nhu cầu của thị trường trong nước và
tăng kinh ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm
+ Phát triển trồng chè nơi có điều kiện, ưu tiên với các tỉnh Trung du, miền Núi
phía Bắc tập trung xây dựng các vùng chè chuyên canh, tập trung thâm canh có năng
xuất chất lượng cao và từng bước hiện đại hoá, kết hợp thâm canh vườn chè hiện có
với phát triển diện tích chè mới
+ Thâm canh tăng năng suất để đạt mức doanh thu bình quân 15.000.000 đ/ha,
mức cao 30.000.000 đ/ha
Trang 24+ Giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động
Dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1999 – 2010 nêu rõ, tổng diện tích quy hoạch chè đến năm 2010 là 25.000 – 28.000 ha, trong đó diện tích chè cành chiếm 50%, tương đương 12.250 – 14.000 ha, năng suất 9 tấn/ha, sản lượng 225.000 – 250.000 tấn, xuất khẩu hàng năm 8.000 – 9.000 tấn, tương đương 10 – 12 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 55.000 lao động nông nghiệp và công nghiệp làm chè (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng, 1999)
2.3 Đặc điểm sinh học và triệu chứng gây hại của một số loài sâu hại chính
2.3.1 Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabricius), Bộ: Homoptera, Họ: Jassidae
Theo Lê Xuân Thiện và Hà Quang Hùng (2004), rầy xanh trưởng thành có thân dài 2,5 – 4 mm, màu xanh lá mạ Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có một đường vân trắng và hai bên có chấm đen nhỏ Cánh trong mở, màu xanh lục Trứng hình hơi cong dạng quả chuối tiêu, dài 0,8 mm; trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu xanh lục nhạt hay hơi nâu Rầy non hình dáng tương tự rầy trưởng thành (rầy không cánh) Rầy mới nở màu xanh nhạt ( hầu như màu trắng trong) dài 1 mm, sau chuyển dần thành màu xanh vàng, thân dài 2 – 2,2 mm Rầy sợ ánh sáng trực xạ, cho nên phần nhiều nằm trong tán dưới mặt lá để hút nhựa theo gân lá Rầy có xu tính đối với ánh sáng đèn yếu và có đặc tính bò ngang Khi bị khuấy động rầy có thể nhảy, lẩn trốn nhanh chóng Rầy trưởng thành đẻ trứng rải rác vào mô non cọng búp và gân chính của lá chè Một búp chè thường có 2 – 3 trứng , có khi 6 – 8 trứng Trứng qua 5 – 8 ngày nở ra rầy non, rầy non qua 4 lần lột xác nở thành rầy trưởng thành, rầy non thường ẩn nấp mặt sau các lá búp Từ tuổi 3 trở lên hoạt động nhanh nhẹn hơn có thể
bò, nhảy Khi bị khua động nhẹ có thể ven theo cuống họng búp chè bò xuống dưới Thời gian sinh trưởng phát dục của rầy non thay đổi theo thời tiết Mùa Xuân 9 – 11 ngày, mùa Hè Thu 7 – 8 ngày, mùa Đông 14 – 16 ngày Rầy trưởng thành có thể sống
từ 2 – 21 ngày Mùa Đông thời gian sống của rầy có thể dài hơn Một vòng đời của rầy
từ 14 – 21 ngày Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa ở búp non theo đường gân chính và 2 đường gân phụ của lá non, gây nên những vết chích nhỏ như kim châm làm lá bị tổn thương, những lá này gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô từ đầu lá và mép
lá đến 1/2 mép lá, phần còn lại trở nên quăn queo cằn cỗi, bị nhẹ lá có thể biến hồng
Trang 25Mức độ phát sinh của rầy tuỳ điều kiện sinh thái có khác nhau (Vd: đồi chè non bị gây hại nặng hơn đồi chè già)
2.3.2 Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterh), Bộ: Hemiptera , Họ: Miridae
Theo Lê Xuân Thiện và Hà Quang Hùng (2004), bọ xít muỗi dùng vòi châm hút nhựa búp chè gây nên các vết chấm, lúc đầu có màu chì xung quanh màu nhạt, các vết chấm này dần dần biến thành màu nâu đậm Vết châm thường có hình nhiều góc cạnh
Số lượng và kích thước vết châm thay đổi tuỳ theo tuổi sâu, thời tiết và thức ăn Vết châm của sâu non nhỏ và số lượng nhiều hơn so với sâu trưởng thành Bọ xít muỗi trưởng thành dài 4 -7 mm, rất giống con muỗi nhà, con cái có màu xanh lá mạ, con đực có màu xanh lơ Râu đầu 4 đốt, đốt cuống râu to và dài hơn đốt roi râu Đầu màu nâu, mắt màu đen, cổ thắt lại có khoang vàng óng Bàn chân có 3 đốt, đốt chày có 2 hàng gai Trứng bọ xít muỗi hình bầu dục màu trắng, phía đầu có 2 sợi lông dài không bằng nhau Trứng được đẻ trong mô cây, chỉ để lộ 2 sợi lông ra ngoài Ấu trùng bọ xít muỗi có 5 tuổi, bọ xít non có hình dạng giống thành trùng nhưng kích thước nhỏ hơn, sang tuổi 3 bọ xít non mới xuất hiện mầm cánh, tuổi 5 mầm cánh có màu vàng xanh và phủ hết đốt bụng thứ 4 Con cái sau khi hoá trưởng thành trải qua 2 – 6 ngày ăn thêm sau đó mới bắt cặp, giao phối và đẻ trứng Một con cái có thể đẻ 12 – 75 trứng Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 5 – 10 ngày, ấu trùng trải qua 5 tuổi kéo dài 9 – 19 ngày, bọ xít trưởng thành có thể sống được từ 2 – 3 tuần Điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi phát triển là: Nhiệt độ từ 20 – 290C, ẩm độ trên 90% đặc biệt trong điều kiện bóng râm ít ánh sáng Chính vì thế bọ xít muỗi phát triển mạnh vào mùa mưa, ẩm độ không khí cao, thời gian chiếu sáng ngắn và trời âm u
2.3.3 Sâu róm (Euproctis pseudoconspersa S), Bộ: Lepidoptera , Họ: Lymantriidae
Theo Lê Xuân Thiện và Hà Quang Hùng (2004), sâu non tuổi 1 – 2 gặm chất xanh dưới lá thành những đám nâu trong, thường ăn lá già và lá bánh tẻ, ít ăn lá non Nếu ăn lá non thì chúng làm khuyết lá Sâu non tuổi 3 trở đi thường ăn khuyết lá và chừa lại gân chính Sâu ăn trụi lá cây này mới sang cây khác làm cho cành lá xơ xác, cây phục hồi khó khăn Sâu trưởng thành có thân dài 10 – 13 mm, rộng 6 – 8 mm, cánh sau màu vàng nhạt Đầu có 2 mắt kép màu vàng nâu, râu hình thành răng lông chim, cuối bụng phình to có chùm lông cứng màu vàng Ngài đực nhỏ hơn ngài cái,cánh trước màu nâu đen Khu đỉnh cánh có 2 điểm đen Trứng hình tròn, màu vàng
Trang 26nhạt, đường kính 0,5 – 0,8 mm Ngài đẻ trứng thành ổ bầu dục dài 10 – 13 mm, rộng 6 – 8 mm, trên ổ trứng phủ một lớp lông màu vàng Ổ trứng có 100 – 250 trứng, xếp thành 2 – 3 lớp Một vòng đời của sâu róm từ 50 – 70 ngày
2.3.4 Sâu chùm (Andraca bipunctata Walker),Bộ: Lepidoptera , Họ: Bombycidae
Theo Lê Xuân Thiện và Hà Quang Hùng (2004), sâu non tụ tập thành từng đám trên cành, lá chè cắn lá non, lá già và mầm non Sâu phát sinh mạnh có thể ăn trụi hết
lá gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây chè và làm giảm sản lượng nghiêm trọng Sâu trưởng thành có thân dài 14 – 20 mm, sải cánh rộng 40 – 60 mm, màu cà phê Đỉnh cánh trước nhô ra ngoài dạng móc câu, cánh trước và sau đều có những vân ngang dạng lượn sóng màu nâu tối Trứng hình bầu dục hơi tròn, đầu tiên màu vàng nhạt sau chuyển dần thành màu vàng nâu Trứng xếp thành ổ có 3 – 5 hàng
ở mặt sau lá, dạng ổ trứng hình chữ nhật Sâu non tuổi nhỏ đầu đen, mình màu vàng; đẫy sức thân dài 55 mm màu nâu đồng Hai bên đường vạch lưng ở mỗi đốt có một đốm đen hình vuông Trên thân sâu có 11 đường vạch trắng dọc và mỗi đốt thân có 3 đường vạch trắng ngang đan chéo vạch dọc tạo thành các ô vuông Gần vạch lỗ thở có đốm đen, sau đốm này có đốm màu đỏ quýt Nhộng dài 17 – 22 mm, màu cà phê; kén màu nâu tro xám dính lá vụn hoặc đất vụn Vòng đời của sâu là 60 – 80 ngày
2.3.5 Nhện đỏ hại chè (Oligonychus coffeae N.), Bộ: Acari, Họ: Tetranychidae
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004), nhện đỏ hại chè thường sống tập trung ở mặt trên lá bánh tẻ và nhất là lá già, rất ít khi thấy trên lá non và ngọn, chúng thường tập trung thành từng đám xung quanh gân chính hoặc cạnh mép lá Chúng dùng kìm chích vào lá, hút dịch, tạo nên các vết châm nhỏ gần bằng đầu tăm Lúc đầu có màu trong sau chuyển sang màu nâu đồng hoặc trắng bạc Khi các vết châm dày đặc tạo nên các đốm màu nâu đồng, trên 1 lá có thể có một vài đốm Khi bị hại nặng toàn bộ lá mất màu xanh bóng đặc trưng chuyển sang màu nâu, mép lá không trải phẳng Trưởng thành có màu nâu đỏ Cơ thể hình trứng, lồi về phía lưng Trên lưng có 26 lông dài mọc từ u lông Chân và xúc biện có màu đỏ tươi Lông kép phía cuối ống chân rất ngắn, nhện đực có màu sáng hơn, cơ thể nhỏ, cuối bụng thon dài, dương cụ cong gần như vuông góc về phía cuối và cong về phía dưới, hơi chìa ra ngoài Trứng có hình hơi dẹt, đỉnh giữa trứng có một chiếc lông Lúc mới đẻ trứng có màu trong suốt, sau chuyển màu đỏ tươi và sắp nở có màu nâu tối Nhện non có 3 tuổi: tuổi 1 có 3 đôi chân
Trang 27màu trắng nhạt, tuổi 2 (protonymph) có 4 đôi chân màu thẫm hơn và tuổi 3 (deutonymph) có 4 đôi chân, kích thước gần bằng trưởng thành, màu nâu đỏ
2.3.6 Mọt đục cành (Xyleborus camerunus), Bộ: Coleoptera, Họ: Curculiondae
2.3.6.1 Đặc điểm hình thái và sinh học và triệu trứng gây hại
Mọt đục cành là sâu hại đặc thù của vùng chè phía Nam
Ở Lâm Đồng phát hiện mọt gây hại năm 1991 Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm chè Lâm Đồng (1997 – 1998) đã tiến hành nghiên cứu bước đầu về tác hại và đặc điểm hình thái và biện pháp phòng trừ ( Phạm S, Nguyễn Hữu Giảng) Trong thời gian gần đây, nhiều lúc, nhiều nơi mọt đục cành nổi lên thành một trong những đối tượng gây hại quan trọng tại vùng chè phía Nam
Theo Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm chè Lâm Đồng, mọt đục cành có mỏ ngắn, toàn thân màu đen bóng Chiều dài 1 – 1,7 mm, rộng 0,5 – 1,2 mm Con cái có màu đen bóng, con đực màu nâu nhạt, con cái đẻ trứng cuối đương hầm Trung bình 1 con cái đẻ từ 30 – 50 trứng tuỳ theo điều kiện ngoại cảnh Vòng đời của mọt đục cành khoảng 30 – 35 ngày Mọt đục lỗ chui vào cành chè sinh sống, đục khoét thành đường ngoằn ngoèo trong thân và cành chè, những đường hầm không định vị nhất định, mọt đục cành và thải mạt cưa ra ngoài Cây chè bị hại có hiện tượng héo kéo dài vào mùa khô, ngừng sinh trưởng hoặc dễ chết sau đốn do mạch gỗ bị cắt đứt từng đoạn Ở Lâm Đồng mọt gây hại trên giống PH1, TB14 nhiều hơn các giống chè khác (Phạm S và Lê Thị Nhung, 2005)
2.3.6.2 Biện pháp phòng trừ
a Biện pháp canh tác: Khi mọt mới gây hại có thể cắt bỏ cành bị đục, kết hợp
bón phân, chăm sóc để chè phát triển Thu gom những cành cây bị mọt đục đem tiêu
huỷ
b Biện pháp hoá học: Dùng Pyrinex 20EC, Oncol 20ND, Polytrin P440ND
phun kỹ vào gốc chè nơi mọt gây hại, kết hợp rải thuốc Regent 0,3G , Basudin 10H
2.4 Đặc điểm tự nhiên và tình hình sản xuất nông nghiệp của Huyện Bảo Lâm - Tỉnh Lâm Đồng
2.4.1 Đặc điểm tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý:
Trang 28Huyện Bảo Lâm nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao trung bình 800 m
so với mặt nước biển, là vùng cao nguyên tương đối bằng phẳng
2.4.1.2 Đặc điểm đất đai, khí hậu:
Đặc điểm đất đai:
Tổng diện tích đất là 146.344 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 93.351 ha, nông nghiệp và đất khác là 52.993 ha
Theo kết quả phúc tra bản đồ đất tỷ lệ 1/50000 do phân viện khoa học và thiết
bị nông nghiệp xây dựng thì toàn huyện có 3 nhóm đất chính, bao gồm 8 đơn vị phân loại:
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 3.821 ha, chiếm 2,61% diện tích tự nhiên, phân
bố ở ven sông suối, có thành phần cơ giới nhẹ Thích hợp cho trồng dâu, hoa màu, cây
Điều kiện khí hậu:
Do có vị trí nằm ở phía Nam của Tỉnh Lâm Đồng, nên hàng năm chịu tác động hoàn lưu của 2 khối xích đạo nhiệt đối lập nhau
Nền nhiệt và bức xạ mặt trời cao, đều quanh năm, không có mùa đông lạnh, lượng mua lớn nhưng không đều, có 2 mùa rõ rệt
Trang 29Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 21 – 250C, lượng mưa hàng năm trung bình 2.000 – 2.500 mm,
ẩm độ trung bình 80 – 85%
- Gió: Có 3 hướng gió chính
+ Gió Nam và gió Tây Nam thổi từ tháng 2 đến tháng 5, tốc độ gió trung bình 2,2 – 2,6 m/s
+ Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau, tốc độ gió trung bình từ 1,9 – 2,4 m/s
+ Gió Tây thổi từ tháng 6 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình từ 2 – 2,4 m/s
2.4.1.3 Địa hình
Địa hình Huyện Bảo Lâm chia làm 2 dạng:
- Dạng địa hình núi cao: Bao gồm các dãy núi ở phía Bắc – Tây Bắc của huyện Diện tích khoảng 59.750 ha, chiếm 40,9% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Lộc Bắc, Lộc Lâm, Lộc Bảo, Lộc Phú Đất ở dạng này chủ yếu thích hợp trồng rừng
- Dạng địa hình núi thấp đến trung bình: Diện tích 78.110 ha, chiếm 53,4% diện tích đất toàn huyện, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam, Đông Nam Khả năng sử dụng tuỳ thuộc vào độ dốc, độ dày của tầng canh tác, khí hậu điều kiện nước tưới mà
có thể bố trí gieo trồng các loại cây
2.4.1.4 Thuỷ văn
Huyện Bảo Lâm có 3 hệ thống sông chính:
- Hệ thống Da Dung Krian: có nước quanh năm, có khả năng khai thác nước tưới cho cây trồng
- Hệ thống sông Da R’ Nga: có độ dốc dòng chảy thấp, có nước quanh năm, tuy nhiên lượng nước mùa lũ chiếm tới 80% lượng nước cả năm
- Hệ thống sông Da M’ Bri: diện tích lưu vực 190 km2, phần lớn các nhánh tưới chỉ có nước vào mùa mưa
2.4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp
• Diện tích trồng cây lâu năm của Huyện Bảo Lâm là 43.554 ha, trong đó:
- Diện tích cà phê là 26.229 ha, với sản lượng 50.321 tấn, diện tích chuyển đổi
từ những vườn già cỗi năng suất thấp sang trồng những giống mới năng xuất cao là
850 ha
Trang 30- Diện tích chè 13.478 ha, sản lượng 87.620 tấn
- Diện tích cây dâu 447 ha
- Diện tích cây ăn quả là 1.824,4 ha Toàn bộ diện tích cây ăn quả đều trồng xen trong vườn chè và vườn cà phê
- Diện tích cây tiêu 43 ha
- Diện tích cây điều 338 ha
• Diện tích cây hằng năm 735 ha, trong đó:
- Diện tích cây lúa 115 ha
- Diện tích cây ngô 239 ha
- Diện tích cây lấy củ 215 ha
- Diện tích cây rau màu thực phẩm 148 ha
2.5 Đặc điểm của một số loại thuốc hóa học được sử dụng trong thí nghiệm
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
2.5.2 Rigell 800WG
Hoạt chất: Fipronil 800g/kg
Tính chất: Thuốc kỹ thuật thể rắn, không màu Tan rất ít trong nước, tan trong acetone và một số dung môi hữu cơ khác Thủy phân ở pH > 9, bền ở nhiệt độ cao, phân giải nhanh trong dung dịch nước dưới tác động của ánh sáng trực xạ
Nhóm độc I, LD50 qua miệng 77 – 95 mg/kg, LD50 qua da 354 – 2000 mg/kg Độc với cá, rất độc với ong TGCL 14 ngày Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng nội hấp Phổ tác dụng rộng
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
2.5.3 Thiamax 25WDG
Hoạt chất: Thiamethoxam 250g/kg
Trang 31Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng rắn, màu nâu sáng, trọng lượng riêng 0,47 g/cm3 (200), mùi hôi nhẹ Điểm nóng chảy 1390C, tan trong nước (4,1g/l ở 250C), tan trong nhiều dung môi hữu cơ như methanol (10g/l), acetone (42g/l), acetronitrile (78g/l)
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 1563 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg Ít độc với cá (LC50 > 100 ppm) và ong TGCL 7 – 14 ngày
Tác động vị độc và tiếp xúc, khả năng nội hấp mạnh Phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu ăn lá và chích hút cho nhiều loại cây trồng
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 358 mg/kg, LD50 qua da 277 mg/kg Độc với cá
Nhóm độc I, LD50 qua miệng 56 – 79 mg/kg, LD50 qua da 632 – 696 mg/kg Độc với cá và ong Tác động tiếp xúc, vị độc, có tác dụng xua đuổi, hiệu lực trừ sâu nhanh Phổ tác dụng rộng
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác, không pha chung với thuốc có tính kiềm như Bordeaux
Trang 32CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu:
- Vật liệu nghiên cứu gồm: Dao, kéo cắt cành, cưa, vợt, cọ nhỏ, cọ lớn, túi nilon, hộp nhựa, vải von, vải tuyn, dây kẽm, kim ghim, sơn, kính lúp cầm tay, kính lúp
soi nổi, máy chụp hình, cồn và các loại thuốc trừ sâu sử dụng trong thí nghiệm
- Đối tượng nghiên cứu: Mọt đục cành và thành phần sâu hại chè, một số thuốc bảo vệ thực vật trừ mọt đục cành hại chè
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Ghi nhận thành phần sâu hại trên cây chè
- Ghi nhận diễn biến gây hại của mọt đục cành (Xyleborus camerunus) trên cây
chè tại Xã Lộc Quảng – Huyện Bảo Lâm – Tỉnh Lâm Đồng
- Tìm hiểu đặc điểm sinh học của mọt đục cành (Xyleborus camerunus) trên
cây chè
- Khảo sát hiệu lực trừ mọt đục cành (Xyleborus camerunus) của một số loại
thuốc hóa học trong phòng
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra thành phần sâu hại trên cây chè
Thời gian và địa điểm:
- Điều tra từ tháng 05 – 06/2010
- Địa điểm: Xã Lộc Quảng – Huyện Bảo Lâm – TP Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng
Phương pháp điều tra:
- Điều tra thu thập thành phần sâu hại trên chè
- Chọn 3 vườn chè, mỗi lần ở mỗi vườn điều tra ngẫu nhiên 5 điểm, mỗi điểm điều tra 3 cây, mỗi cây điều tra chủ yếu trên tất cả các búp chè và toàn bộ thân và các cành cấp 1 và cấp 2 của cây chè
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Ghi nhận thành phần sâu hại chính trên cây chè
Trang 33- Tần số xuất hiện của từng loài sâu hại chính (TSXH)
Số lần điều tra có loài dịch hại xuất hiện
Tổng số lần điều tra
- Ghi nhận vị trí gây hại
Lịch điều tra: Điều tra định kỳ 10 ngày/lần, điều tra liên tục trong 2 tháng
3.3.2 Điều tra diễn biến gây hại vườn chè của mọt đục cành Xyleborus camerunus
Thời gian và địa điểm:
- Điều tra từ ngày 07/05 đến 10/07 năm 2010 tại vườn chè của chú Đỗ Văn Tín
ở Xã Lộc Quảng – Huyện Bảo Lâm – TP Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng
- Đặc điểm của vườn điều tra: Vườn chè cành, giống TB14 đã được 8 năm tuổi, vườn chè thuộc vùng đất trũng thấp, ẩm ướt, cách 3 hàng cây có một mương nước, rộng 1300 m2, không sử dụng thuốc trừ mọt đục cành
Lịch điều tra: Điều tra định kỳ 7 ngày/ lần
Phương pháp điều tra:
Chọn 5 điểm theo 2 đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 3 cây, mỗi cây điều tra toàn bộ thân và cành từ cấp 1 đến cấp 2
Chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ thân, cành bị hại:
Số thân; cành điều tra
Tổng số thân/ cành điều tra
3.3.3 Đánh giá khả năng đục hại và một số pha phát triển của mọt đục cành
Xyleborus camerunus xuất hiện trong cùng một lỗ đục trên cây chè cành TB14
Mục đích: Đánh giá khả năng phát triển của mọt đục cành trên cây chè qua
việc khảo sát các lỗ đục đồng thời đánh giá thời gian đục và đùn mạt cưa của mọt để từ
đó làm cơ sở thực hiện thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ mọt bằng thuốc bảo vệ thực vật
Thời gian và địa điểm:
Trang 34Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 03/04 đến 27/05 năm 2010 tại phòng thí nghiệm của bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường đai học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trung tâm Nông nghiệp Huyện Bảo Lâm
Phương pháp thí nghiệm:
- Để theo dõi khả năng đục hại của mọt đục cành tiến hành theo dõi 1 gốc chè
có khoảng 30 lỗ đục, theo dõi trong vòng 25 ngày, mỗi ngày đều theo dõi diễn biến gây hại của mọt thông qua khả năng đùn mạt cưa của mọt ở từng lỗ đục, sau khi mỗi lần điều tra dùng cọ lớn quét sạch mạt cưa ở miệng lỗ để lần điều tra sau có thể ghi nhận chính xác hơn, theo dõi cho đến khi mọt trưởng thành ra nằm ở miệng lỗ
- Để điều tra khả năng phát triển của mọt đục cành trong cùng một lỗ đục, tiến hành tách 50 lỗ đục của mọt, ghi nhận trong một lỗ đục có bao nhiêu pha phát triển, số lượng của mỗi pha phát triển
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian đùn mạt cưa và không đùn mạt cưa của mọt đục cành
- Ghi nhận trung bình một lỗ đục xuất hiện bao nhiêu pha phát triển của mọt đục cành
- Ghi nhận cách ăn phá của mọt đục cành chè
3.3.4 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của mọt đục cành X camerunus
Thời gian và địa điểm:
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 07/04 đến 18/ 07 năm 2010 trên giống chè cành TB14 tại Trung Tâm Nông Nghiệp Huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng và phòng thí nghiệm của bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông học, TP Hồ Chí Minh
Phương pháp tiến hành:
- Thiết kế môi trường nuôi mọt đục cành:
+ Môi trường nuôi: sử dụng những ống nghiệm dài 5 cm, có đường kính là 1 cm
và 1,5 cm
+ Trong mỗi ống nghiệm đường kính 1,5 cm dài 5cm, lót ở đáy ống nghiệm một lớp bông đã được thấm nước, tiếp theo là một lớp mạt cưa được lấy ra bằng cách cưa những cành chè không bị gây hại, sau đó sử dụng những đoạn cành chè có đường hang của mọt đã được tách đôi ra bằng kéo cắt cành, cưa và dao sắc rồi đưa vào ống nghiệm, những đường hang đó có chứa trứng hoặc ấu trùng của mọt đang sinh sống
Trang 35để cho mọt đục những đường hang mà một nửa đường hang có thể quan sát được từ bên ngoài ống nghiệm Ở trong ống hút tiến hành nhét những lớp bông đã được thấm nước để giữ ẩm cho mạt cưa Trên ống hút đục những lỗ nhỏ để mỗi khi thay nước thì nước có thể thấm đều ra lớp mạt cưa bao quanh ống hút (Hình 3.4)
+ Sử dụng hộp nhựa dài 10cm, rộng 5cm, bên dưới có lót một lớp bông để đựng những ống nghiệm nuôi mọt; nắp của hộp nhựa được khoét đi và thay bằng vải voan
để thông khí cho hộp nhựa Sau khi đưa các ống nghiệm vào hộp nhựa thì đậy một lớp bông nữa lên bên trên rồi đậy nắm hộp lại
+ Sử dụng cọ nhỏ hoặc ống nhỏ giọt để thêm nước giữ ẩm cho các ống nghiệm
có nuôi mọt, mỗi ngày thêm một lần
- Sử dụng 10 ống nghiệm đường kính 1,5 cm dài 5cm để tiến hành nuôi trứng,
ấu trùng và nhộng Mỗi ống nghiệm sẽ chứa trứng, ấu trùng và nhộng trong cùng một
lỗ đục
- Sử dụng 10 ống nghiệm đường kính 1 cm dài 5cm để tiến hành nuôi mọt trưởng thành vẫn còn khả năng đẻ trứng Mỗi ống nghiệm sẽ thả 2 – 3 mọt trưởng thành vẫn còn khả năng đẻ trứng
- Sử dụng cọ nhỏ để bắt trứng, ấu trùng, nhộng và mọt trưởng thành trong những mẫu cành chè được lấy ngoài đồng
- Quan sát mỗi ngày để ghi nhận khả năng đẻ trứng của mọt trưởng thành và sự phát triển của một số pha cơ thể của mọt đục cành Nếu các mẫu mọt đục cành được nuôi mà chết hết thì bổ sung mẫu mới để theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Ghi nhận các đặc điểm hình thái và thời gian phát triển của mọt đục cành ở một số pha phát triển
- Tỷ lệ trứng nở (%)
Trang 36Số ấu trùng thu được
Tổng số trứng nuôi trong ống nghiệm
3.3.5 Khảo sát hiệu lực trừ mọt đục cành hại chè của một số thuốc bảo vệ thực vật
Thời gian và địa điểm:
- Thí nghiệm được tiến hành trong phòng từ ngày 27/5 đến ngày 7/7 năm 2010 tại nhà chú Vương Khả Kim, 23 Nguyễn Bĩnh Khiêm, TP Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng
Phương pháp tiến hành:
Tạo vật liệu thí nghiệm:
- Thiết kế lồng chứa gốc chè:
+ Tạo 15 lồng lưới rộng 50 cm2 và cao 60 cm được tạo bằng cách đóng 8 đoạn
gỗ dài 50 cm thành 2 khung vuông và đóng thêm 4 đoạn gỗ 60 cm vào 2 khung để tạo nên 1 lồng gỗ hình chữ nhật
+ Vỏ của lồng lưới được làm bằng vải tuyn màu xanh, sử dụng nẹp điện để nẹp vải tuyn vào lồng gỗ, lồng được để hở mặt dưới để có thể di chuyển gốc chè vào lồng, phía dưới lồng sẽ được lót bằng bao nylon trong suốt để mọt không thoát ra được bên ngoài và để có thể kiểm tra số lượng mọt chui ra khỏi hang sau khi xử lý thuốc (hình 3.1)
- Tiến hành chọn 15 gốc chè có số lượng lỗ mọt có đùn mạt cưa nhiều nhất
- Gốc chè được chọn sẽ được cạo sạch lớp địa y và rêu bám trên đó Sau đó chặt bỏ hết các cành từ cấp 3 trở lên chỉ giữ lại các cành ở cấp 1 và cấp 2 Tiếp theo tiến hành bọc bông cho các vết thương của gốc chè lại (Hình 3.2)
- Sử dụng hộp nhựa tròn có đường kính 15 cm, cao 10 cm; ở đáy hộp nhựa lót những đoạn gỗ nhỏ để nâng gốc chè lên nhằm dễ quan sát các lỗ mọt tại vị trí ở gần phần gốc sát mặt đất, bên trên lót một lớp bông dày để giữ ẩm cho phần gốc rồi dùng dây thép để giữ cố định cho cây chè có thể đứng thẳng như ở ngoài đồng
Các bước tiến hành:
- Mỗi ngày đều đo nhiệt độ của phòng và thêm hoặc thay nước để đảm bảo cho các gốc chè đủ ẩm
Trang 37- Theo dõi các gốc chè liên tục trong 10 ngày, chọn ra 20 lỗ mọt gây hại có mạt cưa đùn ra đều nhất trên mỗi gốc chè
- Sau mỗi lần điều tra phải sử dụng cọ lớn để quét sạch mạt cưa đùn ra ở miệng
lỗ để lần điều tra sau có thể ghi nhận được chính xác hơn
- Sử dụng sơn màu trắng để đánh dấu và số thứ tự của các lỗ mọt gây hại có đùn mạt cưa nhằm phân biệt với các lỗ mọt cũ, sử dụng sơn màu đỏ để đánh dấu các lỗ mọt gây hại mới xuất hiện sau khi tiến hành xử lý thuốc (hình 3.3)
Sau khi đã chọn được 20 lỗ mọt gây hại có đùn mạt cưa ra đều nhất, sử dụng những lỗ mọt này để tiến hành thí nghiệm xử lý thuốc
Bảng 3.1: Các loại thuốc hóa học được sử dụng
NT3: Gammalin 170EC (thuốc sử dụng phổ biến ở địa phương)
NT4: Rigell 800WG (thuốc sử dụng phổ biến ở địa phương)
NT5: Carbosan 25EC
Thời gian xử lý và phương pháp phun thuốc:
Xử lý thuốc vào buổi sáng sớm, thuốc được phun bằng bình phun 8 lít, đưa gốc chè ra khỏi lồng lưới, phun thuốc ở phòng bên cạnh rồi đặt lại vị trí ban đầu trong lồng
Trang 38lưới Phun từ dưới lên trên, phun ướt đẫm cả gốc để đảm bảo cho các lỗ đục có 20 lỗ đùn mạt cưa đều ngấm được thuốc và giống như phun thực tế ngoài đồng
Chỉ tiêu theo dõi:
- Số lỗ mọt còn đùn mạt cưa sau khi xử lý thuốc 1, 3, 5, 7, 14, 30 ngày
Đánh giá hiệu lực trừ mọt đục cành của thuốc (H%) bằng công thức Henderson – Tilton ở tất cả các thời điểm điều tra
Ta x CbH(%) = ( 1 - ) x 100
Tb x Ca
Ta : Số lượng cá thể sống ở công thức xử lý sau thí nghiệm
Tb : Số lượng cá thể sống ở công thức xử lý trước thí nghiệm
Ca : Số lượng cá thể sống ở công thức đối chứng sau khi thí nghiệm
Cb : Số lượng cá thể sống ở công thức đối chứng trước khi thí nghiệm
Ghi chú: Số lượng cá thể sống chính là lỗ mọt có đùn mạt cưa tại một thời điểm lấy số
Hình 3.1 Thí nghiệm khảo sát hiệu lực Hình 3.2 Cách thiết kế gốc chè ở 1
một số thuốc hóa học đối với mọt đục cành lồng lưới
Trang 39Hình 3.3 Các lỗ đục được đánh dấu để theo dõi quá trình đùn mạt cưa của mọt đục
cành trên thân chè thí nghiệm
Hình 3.4 Các ống nghiệm được sử dụng để nuôi mọt
Sơn màu đỏ đánh dấu vị trí gây hại mới của mọt
Ống nghiệm dài 5 cm, đường
kính 1,5 cm được sử dụng nuôi
trứng, ấu trùng và nhộng
Những đoạn cành có đường hang
mà trước đó có chứa trứng, ấu trùng
và nhộng của mọt đang sinh sống
Đoạn đường hang mà mọt đào sau khi thả vào được 2 – 3 ngày
Trang 40CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THEO LUẬN
4.1 Thành phần sâu hại trên cây chè
Kết quả điều tra thu thập mẫu ghi nhận thành phần sâu hại chính trên cây chè từ tháng 05 đến tháng 06 năm 2010 tại Lộc Quảng – Huyện Bảo Lâm – TP Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng được trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Thành phần sâu hại chính trên cây chè ở Lộc Quảng – Huyện Bảo Lâm – TP
Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng (03/05/2009)
Stt Tên thường gọi Tên khoa học Bộ phận bị hại TSXH
(%)
1
Bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterhouse
(Hemiptera: Miridae) Búp, lá non 64,67
2
Rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius
(Homoptera: Jassidae) Búp, lá non 90,94
3 Bọ cánh tơ Physothrips setiventris Bagn
(Thysanoptera: Thripidae) Lá non 70,33
4
Sâu cuốn lá non
Gracillaria theivora
Walsingham (Lepidoptera: Gracillariidae)
Búp, lá non 17,67
5
Rệp muội Toxoptera theacola Buekton
(Homoptera: Aphididae) Búp, lá non 25,21
6 Mọt đục cành Xyleborus camerunus
(Coleoptera: Curculionoidae) Thân, cành 37,31
Ghi chú: TSXH : Tần số xuất hiện
Qua bảng 4.1 cho thấy trên cây chè có 6 loài sâu hại chính thuộc 5 bộ trong đó
có 3 loài gây hại phổ biến (xuất hiện với tần số trên 60%) đó là rầy xanh, bọ cánh tơ và
bọ xít muỗi với tần số xuất hiện lần lượt là 90,94%, 70,33% và 64,67%, 1 loài gây hại
ở mức trung bình ( xuất hiện với tần số 30 – 50%) đó là mọt đục cành với tần số xuất