1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA BỆNH CHÁY LÁ HẠI BẮP CẢI VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH CỦA 4 LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

88 540 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Bố trí thí nghiệm 4 loại thuốc BVTV Starner 20WP, Xantocin 40WP, Avalon 8WP và Actino Vate 1SP phòng ngừa và trị bệnh cháy lá bắp cải với 5 nghiệm thức 1 nghiệm thức đối chứng phun nước

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA BỆNH CHÁY LÁ HẠI BẮP CẢI VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH CỦA 4 LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

TẠI ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Sinh viên thực hiện: LƯƠNG VŨ HOÀI HƯƠNG Ngành: Bảo Vệ Thực Vật

Niên khóa: 2008 - 2012

TP Hồ Chí Minh, tháng 06/2012

Trang 2

ĐIỀU TRA BỆNH CHÁY LÁ HẠI BẮP CẢI VÀ HIỆU QUẢ

PHÒNG TRỊ BỆNH CỦA 4 LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI ĐƠN DƯƠNG,

TỈNH LÂM ĐỒNG

LƯƠNG VŨ HOÀI HƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn

TS TỪ THỊ MỸ THUẬN ThS NGUYỄN ĐĂNG CHINH

TP Hồ Chí Minh, tháng 06/2012

Trang 3

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Từ Thị Mỹ Thuận, ThS Võ Đăng Chinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn gia đình chú Nguyễn Văn Báu, Lê Hữu Cam cùng toàn thể nhân dân 4 xã D’ran, xã Lạc Lâm, xã Lạc Viên, xã Lạc Trung đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp

Xin cảm ơn toàn thể các bạn bè trong và ngoài lớp cùng chia sẻ những khó khăn trong thời gian thực tập cũng như đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp

Trang 4

TÓM TẮT

LƯƠNG VŨ HOÀI HƯƠNG – sinh viên khoa Nông Học, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tháng 06/2012 Đề tài: “Điều tra bệnh cháy lá hại bắp cải và hiệu quả phòng trị bệnh của 4 loại thuốc bảo vệ thực vật tại Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”

Giảng viên hướng dẫn: TS Từ Thị Mỹ Thuận

ThS Nguyễn Đăng Chinh

Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Kết quả ghi nhận được sau thời gian tiến hành điều tra đã phần nào cho biết được hiện trạng canh tác và kinh nghiệm của người nông dân trong việc chăm sóc

và phòng trừ bệnh cháy lá bắp cải tại Đơn Dương – Lâm Đồng, đồng thời cũng xác định được mức độ phổ biến của bệnh tại vụ Xuân 2012 Qua đó, tiến hành khảo nghiệm để đưa ra loại thuốc có khả năng phòng trừ bệnh tốt nhất

Tiến hành điều tra 2 giống bắp cải Coronet và Nova hiện đang trồng tại 4 xã D’ran, Lạc Lâm, Lạc Viên và Lạc Trung tại Đơn Dương – Lâm Đồng Kết quả điều tra cho thấy, xã Lạc Lâm có TLB và CSB cháy lá cao nhất (69,7%; 45,7%)

Bố trí thí nghiệm 4 loại thuốc BVTV Starner 20WP, Xantocin 40WP, Avalon 8WP và Actino Vate 1SP phòng ngừa và trị bệnh cháy lá bắp cải với 5 nghiệm thức (1 nghiệm thức đối chứng phun nước) và 4 lần lặp lại Bốn loại thuốc được thử nghiệm để phòng ngừa và trị bệnh cháy lá bắp cải đều có khả năng hạn chế bệnh phát triển Trong đó, thuốc Xantocin 40WP có hiệu quả kỹ thuật cao nhất sau khi kết thúc thí nghiệm Sau 2 lần phun hiệu quả kỹ thuật của thuốc Xantocin 40WP ở thí nghiệm phòng bệnh cháy lá 73,3%, ở nghiệm thức trừ bệnh cháy lá 84,5%

Vì điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao nên 60NST nghiệm thức đối chứng không phun thuốc chết → không thu được năng suất, nghiệm thức phun Xantocin 40WP cho năng suất cao nhất

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ vii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2.2 Yêu cầu 1

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược về cây bắp cải 3

2.1.1 Đặc điểm thực vật học 3

2.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh 4

2.1.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc bắp cải 4

2.1.4 Giá trị dinh dưỡng của bắp cải 5

2.2 Tình hình bệnh cháy lá bắp cải trong nước và trên thế giới 5

2.2.1 Tình hình bệnh cháy lá bắp cải và tác hại của bệnh 5

2.2.2 Triệu chứng bệnh 6

2.2.3 Tác nhân gây bệnh 6

2.2.4 Điều kiện phát sinh phát triển bệnh 7

2.2.5 Biện pháp phòng trị 7

2.3 Đặc tính của một số thuốc dùng trong thí nghiệm 8

2.3.1 Xantocin 40 WP 8

2.3.2 Starner 20WP 8

2.3.3 Avalon 8WP 8

2.3.4 Actino Vate 1SP 8

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 9

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 9

3.2 Thông tin khí tượng thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm 10

Trang 6

3.3 Nội dung nghiên cứu 10

3.4 Vật liệu thí nghiệm 10

3.5 Phương pháp nghiên cứu 10

3.5.1 Điều tra tình hình bệnh cháy lá trên cây bắp cải tại Đơn Dương – Lâm Đồng 10

3.5.2 Khảo sát hiệu quả phòng ngừa bệnh cháy lá bắp cải của một số loại thuốc bảo vệ thực vật tại Đơn Dương – Lâm Đồng 12

3.5.3 Khảo sát hiệu quả trừ bệnh cháy lá bắp cải của một số loại thuốc bảo vệ thực vật tại Đơn Dương – Lâm Đồng 15

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 17

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 Kết quả điều tra bệnh cháy lá bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 18

4.1.1 Hiện trạng canh tác bắp cải ở Đơn Dương – Lâm Đồng 18

4.1.2 Tình hình bệnh cháy lá bắp cải ở vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 21

4.2 Kết quả đánh giá hiệu lực phòng ngừa bệnh cháy lá bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng của một số loại thuốc BVTV 22

4.2.1 Ảnh hưởng của các thuốc BVTV đến diễn biến tỉ lệ bệnh (TLB) cháy lá bắp cải 22 4.2.2 Ảnh hưởng của các thuốc BVTV đến diễn biến chỉ số bệnh(CSB) cháy lá bắp cải 25 4.3 Kết quả đánh giá hiệu lực trừ bệnh cháy lá bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng của một số loại thuốc BVTV 31

4.3.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến diễn biến tỉ lệ bệnh (TLB) cháy lá bắp cải 31

4.3.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến diễn biến chỉ số bệnh (CSB) cháy lá bắp cải 33

4.4 So sánh giữa 2 thí nghiệm phun phòng bệnh cháy lá (thí nghiệm 1) và phun trị bệnh cháy lá (thí nghiệm 2) trong vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 40

4.4.1 Nhận xét Error! Bookmark not defined 4.4.2 Kết luận Error! Bookmark not defined Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 36

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1 Số liệu thời tiết khí tượng tại Lâm Đồng (từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2012)

10

Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm phòng ngừa bệnh cháy lá 12

Bảng 3.3 Các nghiệm thức thí nghiệm trừ bệnh cháy lá bắp cải 15

Bảng 4.1 Các loại thuốc BVTV sử dụng cho bắp cải 19

Bảng 4.2 Các loại phân bón được sử dụng trong vùng trồng bắp cải 20

Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cháy lá bắp cải tại 4 xã của huyện Đơn Dương – Lâm Đồng vụ Xuân 2012 21

Bảng 4.4 Tỉ lệ bệnh của các nghiệm thức tương ứng với các thời điểm xử lý thuốc 24

Bảng 4.5 Chỉ số bệnh của các nghiệm thức tương ứng với các thời điểm xử lý thuốc 27

Bảng 4.6 Hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm phòng ngừa bệnh cháy lá bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 29

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loạithuốc đến chiều cao cây (cm) bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 30

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến đường kính (cm), trọng lượng trung bình (kg/cây), năng suất thực thu (kg/NT), năng suất thực thu (tấn/1000m2) bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 31

Bảng 4.9 Tỉ lệ bệnh của các nghiệm thức tương ứng với các thời điểm xử lý thuốc 32

Bảng 4.10 Chỉ số bệnh của các nghiệm thức tương ứng với các thời điểm xử lý thuốc 35 Bảng 4.11 Hiệu quả kỹ thuật của các loại thuốc khảo nghiệm trị bệnh cháy lá bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 37

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến chiều cao cây (cm) bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 38

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến đường kính (cm), trọng lượng trung bình cây (TLTB) (kg/cây), năng suất thực thu (kg/NT), năng suất thực thu (tấn/1000m2) vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 39

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Bệnh cháy lá bắp cải (do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv campestris) 6

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 13Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 16Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến NSTT (kg/NT) vụ Xuân 2012 tại Đơn

Dương – Lâm Đồng Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến NSTT(kg/NT) vụ Xuân 2012 tại Đơn

Dương – Lâm Đồng Error! Bookmark not defined.

Hình 4.1 Ruộng bố trí thí nghiệm 1 (thí nghiệm phòng) 36Hình 4.2 Ruộng bố trí thí nghiệm 2 (Thí nghiệm trị) 36

Trang 9

vú ở phụ nữ, nước cải bắp tươi chữa bệnh loét da (http://vi.wikipedia.org)

Cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp, cây rau ở Đơn Dương không ngừng phát triển cả về diện tích, năng suất và chất lượng trong đó có cả bắp cải Cũng như các cây trồng khác trên bắp cải có nhiều loại bệnh quan trọng như bệnh thối nhũn

(do vi khuẩn Erwinia carotovora var carotovora), bệnh thối hạch (do Sclerotina sclerotiorum ), bệnh đốm vàng (do Alternaria brassicae), bệnh cháy lá bắp cải (do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv campestris)…trong đó bệnh cháy lá bắp cải (do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv campestris) là bệnh phổ biến nhất trên bắp cải vụ

Xuân Bệnh làm cháy lá và giảm trọng lượng bắp cải ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và năng suất bắp cải nếu không được phòng trị kịp thời

Mặc dù bệnh đã xuất hiện nhiều nhưng chưa được nghiên cứu nhiều, chưa có biện pháp phòng trừ thích hợp Bên cạnh đó, theo tập quán người nông dân trồng bắp cải thường bón nhiều phân và phun nhiều thuốc không theo hướng dẫn làm bệnh nhanh chóng phát triển và ngày càng nhiều hơn Qua thực tế đó, chúng tôi đã thực hiện

đề tài “Điều tra bệnh cháy lá hại bắp cải và hiệu quả phòng trị của 4 loại thuốc bảo vệ thực vật tại Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu

phòng trị bệnh cháy lá hại bắp cải tại Đơn Dương, Lâm Đồng

1.2.2 Yêu cầu

Chọn các ruộng trồng bắp cải đại diện cho khu vực Đơn Dương, Lâm Đồng và tiến hành điều tra tình hình bệnh cháy lá trên các ruộng này

Trang 10

Bố trí 2 thí nghiệm phòng và trị bệnh cháy lá bắp cải với 4 loại thuốc Xantocin 40WP, Starner 20WP, Avalon 8WP và Actino Vate 1SP, xác định hiệu quả của 4 loại thuốc tham gia thí nghiệm

Trang 11

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về cây bắp cải

Theo hệ thống phân loại, bắp cải thuộc:

Giới : Plantae

Bộ : Brassicales

Họ thập tự : Brassicaceae/Cruciferae

Tên khoa học: Capitata var alba L.

Tên tiếng anh : White cabbage

2.1.1 Đặc điểm thực vật học

Rễ kém phát triển, phân bố ở tầng đất từ 0-60cm, nhưng tập trung nhất ở tầng đất 0-30cm Rễ phát triển theo hướng ngang, bán kính có thể đạt được 60-70cm Bộ rễ bắp cải ở thời kỳ cuốn có đặc điểm là khi cày thì rễ phụ phát triển rất mạnh, rễ phát triển lan rộng khắp mặt luống và ở rãnh luống Nhưng nhìn chung bộ rễ bắp cải phát triển không mạnh lắm, khả năng chịu hạn kém, yêu cầu độ ẩm cao trong suốt quá trình sinh trưởng

Thân gồm thân ngoài và thân trong Thân ngoài là đoạn thân có nhiều lá xanh sắp xếp sít nhau theo hình xoáy ốc Thân trong là đoạn thân có những lá cuốn thành bắp, độ dài của thân trong có ý nghĩa rất lớn đối với độ chặt của bắp

Lá sắp xếp trên thân lá theo xoáy ốc tròn, càng lên trên lá càng sít nhau Gồm lá ngoài và lá trong Lá ngoài là lá xanh chủ yếu làm nhiệm vụ quang hợp Lá trong vì không tiếp nhận được ánh sáng nên có màu trắng ngà, có nhiệm vụ dự trữ các chất dinh dưỡng, là bộ phận sử dụng chủ yếu, lá trong trắng, mềm và ngon nhưng hàm lượng vitamin và Ca đều ít hơn lá ngoài (Tạ Thị Thu Cúc, 1979)

Hoa lưỡng tính, nhỏ, ra từng chùm, mỗi cây có khoảng 400 - 1000 hoa Đường kính trung bình của hoa từ 1,8 - 2,8cm

Quả thuộc loại quả giác 2 mảnh vỏ, quả dài trung bình từ 8-10cm Một cây có tới 800 quả, khi khô quả thường bị tách đôi

Trang 12

Hạt nhỏ, hình cầu, đường kính từ 1-2mm, mặt phẳng hoặc rạn lưới Tùy mức độ chín màu sắc hạt có thể thay đổi màu nâu đỏ, nâu xẫm Những hạt chưa chín đầy đủ thường có màu nâu tươi (Tạ Thu Cúc, 2000)

2.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh

Là loại cây hai năm: năm thứ nhất sinh trưởng thân lá, năm sau qua giai đoạn xuân hoá, sau đó mới ra hoa, kết quả

Bắp cải được trồng trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên Bắp cải thuộc nhóm rau có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ xuân hóa (nhiệt độ cần thiết để phân hoá mầm hoa) là 1-10°C trong khoảng 15-30 ngày tùy thời gian sinh trưởng của giống Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15-180C Bắp cải ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, có độ pH= 5,6-6,0

Bắp cải thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày dài nhưng cường độ chiếu sáng yếu,

ẩm độ thích hợp từ 75 – 85%, ẩm độ không khí 80 – 90%

(http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/18041_Ky-thuat-trong-cai-bap.aspx)

2.1.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc bắp cải

Cải bắp thích hợp với loại đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, thoát nước tốt, ẩm độ cao và pH từ 5,6-6,0 để sinh trưởng và phát triển

Chuẩn bị đất: làm liếp rộng 1-1,2m, cao 15-20cm, làm liếp chìm hay liếp nổi tùy vào vùng và thời vụ trồng

Lượng phân bón: bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục (khoảng 20-25 tấn/ha),

có thể dùng phân hữu cơ vi sinh Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân hữu cơ vi sinh + 50% kali +25% đạm

Bón thúc làm 3 thời kỳ:

- Thời kỳ cây hồi xanh: bón lượng kali còn lại + 25% đạm

- Thời kỳ trải lá bàng (30-35 ngày sau khi trồng): bón 25% đạm

- Thời kỳ cuốn bắp (45-50 ngày sau trồng): bón lượng đạm còn lại

Chăm sóc: Sau khi trồng phải tưới nước ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3-5 ngày tưới 1 lần

Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước

Khi cây trải lá bàng có thể tưới ngập rãnh, sau đó phải tháo nước ngay để tránh

Trang 13

Thời vụ: Ở các tỉnh phía Bắc có 3 vụ trồng chủ yếu :

- Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 và tháng 9 để thu hoạch vào tháng 11, tháng 12

- Vụ chính: gieo tháng 9-10, trồng giữa tháng 10 đến hết tháng 11 để thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau

- Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng vào giữa tháng 12 để thu hoạch vào tháng 2-3 năm sau

Ở Tây Nguyên, có thể gieo vụ tháng 9-10 và vụ tháng 11

Thu hoạch khi bắp cải cuốn chắc, đủ độ tuổi sinh trưởng thì thu hoạch Loại bỏ

lá gốc, lá bị bệnh rửa kĩ bằng nước sạch không ngâm nước, không làm giập nát, để ráo, cho vào bao bì đưa đi tiêu thụ (Theo website rau hoa quả Việt Nam, KHKTNN, 2007)

2.1.4 Giá trị dinh dưỡng của bắp cải

Bắp cải là loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế, vì bắp cải có vị trí quan trọng đối với sức khỏe con người Bắp cải cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng: protein, lipit, vitamine, muối khoáng, acid hữu cơ, chất sơ…

Các loại vitamine có trong bắp cải như: A, B1, B2, C, E… chúng có tác dụng quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể, thiếu vitamine sẽ gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm Chất khoáng trong bắp cải chủ yếu là Ca, P, Fe…là những chất cần thiết để cấu tạo nên xương và máu Các chất khoáng có tác dụng điều hòa, cân bằng kiềm trong máu làm tăng khả năng đồng hóa protein

Trong bắp cải còn có nhiều loại axit amin, là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho

cơ thể

2.2 Tình hình bệnh cháy lá bắp cải trong nước và trên thế giới

2.2.1 Tình hình bệnh cháy lá bắp cải và tác hại của bệnh

Bệnh được phát hiện đầu tiên ở New York trên cây củ cải vào năm 1893, và là một vấn đề chung cho ngành nông nghiệp trên toàn thế giới trong hơn 100 năm qua (Smart, 2010)

Bệnh hại cây thuộc họ hoa thập tự, chủ yếu trên bắp cải, cải súp lơ, su hào…

Số liệu thống kê tháng 01/2011, tại Lâm Đồng chỉ riêng 3 huyện Đơn Dương, Đà Lạt, Lạc Dương diện tích nhiễm bệnh cháy lá 841ha chiếm 49,6% trong tổng số

Trang 14

1.695ha diện tích gieo trồng rau họ thập tự

Ở Kenya, bệnh cháy lá bắp cải là một trong những bệnh gây hại quan trọng trên bắp cải Qua các cuộc điều tra trên toàn quốc cho thấy, bệnh gây hại phổ biến ở các vùng có độ cao thấp (Onsando, 1987)

Bệnh làm chết cây cải bắp, giảm năng suất thu hoạch, giảm chất lượng giá trị sản phẩm Lá bắp cải bị bệnh làm hàm lượng đường đơn giảm 36 - 49% Bệnh nặng làm lá rụng sớm, cây phát triển kém, bắp nhỏ và nhẹ, đôi khi làm bắp không cuốn hoặc cuốn không chặt Ở cây con, khi bị nhiễm bệnh nặng sẽ bị héo và chết nhanh

2.2.2 Triệu chứng bệnh

Bệnh có thể phát triển trên cây con, nhưng thường gây hại nặng trên cây ở giai đoạn cuốn bắp Trên lá, vết bệnh thường từ bìa lá lan vào, vùng bệnh thường có hình tam giác, có màu nâu đỏ, nên nông dân thường gọi là bệnh bã trầu Vết bệnh lan dần vào bên trong lá làm lá bị héo khô và rụng đi, nên bắp sẽ nhỏ, nhẹ Khi cắt ngang gân

lá hay thân cây bị bệnh sẽ thấy các mạch dẫn nhựa đổi màu đen và ở mặt cắt sẽ thấy

tươm giọt vi khuẩn vàng (Võ Thanh Hoàng, Bệnh chuyên khoa)

Hình 2.1 Bệnh cháy lá bắp cải (do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv campestris)

2.2.3 Tác nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv campestris gây ra Vi khuẩn

Trang 15

3µm, di chuyển bằng lông roi ở đầu, gram âm, vỏ nhờn, háo khí, khuẩn lạc màu vàng, phân giải đường glucose, lactose, saccharose tạo ra axit yếu, có khả năng tạo indol,

H2S và NH3, có khả năng phân giải tinh bột, phân giải rất chậm gelatin, không có khả

(http://www.agroatlas.ru/en/content/diseases/Brassicae/Brassicae_Xanthomonas_campestris_pv_campestris/)

2.2.4 Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

Vi khuẩn có thể lưu tồn trong đất hay trên bề mặt hạt giống Vi khuẩn phát triển mạnh trong các tháng nóng ẩm Sau khi xâm nhập vào lá, vi khuẩn phát triển nhanh và lan khắp các mạch dẫn nhựa làm nghẽn mạch và hoại mô Các cây bệnh ban đầu chủ yếu là do vi khuẩn nhiễm sẵn ở hạt, lây lan cho các cây khác sau đó, chủ yếu do vi khuẩn theo nước, theo các công cụ (Võ Thanh Hoàng)

Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của bệnh là 25°C đến 30°C, tối thiểu là 5°C và tối đa là 35°C Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa Trong điều kiện tối ưu, các triệu chứng có thể xuất hiện trên cây trồng đến 14 ngày sau khi nhiễm bệnh Ở nhiệt độ thấp, các triệu chứng phát triển chậm hơn (Illinois University, 1999)

2.2.5 Biện pháp phòng trị

- Luân canh thay đổi đất trồng với vòng quay 3 năm

- Xử lý hạt trong nước nóng 52 - 540C (3 phần nước sôi + 2 phần nước lạnh) trong 30 phút

- Cắt bỏ và tiêu hủy các lá bệnh

- Khi thấy bệnh chớm xuất hiện có thể phun Copper-Zinc, Kasuran pha loãng

ở nồng độ 0,2% (Võ Thanh Hoàng)

Trên thế giới, hạn chế bệnh cháy lá bắp cải bằng cách áp dụng biện pháp quản

lý dịch hại tổng hợp IPM, xông hơi khử trùng đất (ít sử dụng do chi phí cao), kiểm soát cỏ dại, côn trùng bộ cánh cứng, … để tránh lay lan từ cây bị bệnh sang cây khỏe mạnh, sử dụng các giống kháng bệnh như Guardian, Defender, Hancock, Gladiator, Bravo, Supermarket, and Blueboy (Michael Celetti, Kristen Callow, 2011)

Trang 16

2.3 Đặc tính của một số thuốc dùng trong thí nghiệm

2.3.1 Xantocin 40 WP

Hoạt chất: Bronopol 40% (w/w)

Đặc trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như: cháy lá bắp cải, cháy bìa lá (bạc lá lúa) Liều dùng: 200g/ha

Thời gian cách li: ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 01 ngày

Sản phẩm được nhập khẩu từ công ty Agri Life và viện Sophytom, Ấn Độ

2.3.2 Starner 20WP

Hoạt chất: Oxolinic acid 20% (w/w)

Đặc trị chuyên dùng trừ bệnh vi khuẩn hại cây trồng như: cháy bìa lá (bạc lá lúa), đen lép hạt hại lúa, thối nhũn bắp cải…

Liều dùng: 400g/ha

Thời gian cách li: ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày (đối với bắp cải) Sản phẩm được nhập khẩu từ công ty Sumitomo Chemical Singapore PTE LTD Singapor

Thời gian cách ly: ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 01 ngày

Sản phẩm được nhập khẩu từ công ty Asiatic Agricutural Industries Pte.Ltd Singapore

Trang 17

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian

Từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm điều tra tại 4 xã D’ran, xã Lạc Lâm, xã Lạc Viên, xã Lạc Trung thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

- Địa điểm bố trí thí nghiệm ở thôn Quảng Lạc, Xã D’ran, Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

3.1.2.1 Vị trí địa lý huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

- Diện tích 61.000ha

- Phía Đông giáp Ninh Thuận

- Phía Tây giáp huyện Đức Trọng

- Phía Nam giáp huyện Đức Trọng

- Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương

3.1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội

- Tổng diện tích đất gieo trồng 2.666ha Trong đó trồng các loại cây: lúa, bắp,

lang, cà phê, cây ăn quả và rau đậu các loại Tổng sản lượng lương thực và thực phẩm hàng năm 2.864 tấn và 56.700 tấn Chăn nuôi chủ yếu bò, trâu, lợn, gà…

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp 6.340,5 ha

- Toàn huyện có 7 hợp tác xã và 7 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Có 9 cơ sở được cấp giấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh rau an toàn, trong đó có 3 cơ sở được cấp chứng nhận sử dụng nhãn hiệu rau Đà Lạt

- Huyện có một trung tâm văn hóa ở thị trấn Thạnh Mỹ Ngoài các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, bán công, huyện có 3 trường phổ thông trung học ở Thạnh Mỹ và D’ran, 1 trường nội trú dành cho học sinh dân tộc ít người Có 1 bệnh viện ở thị trấn Thạnh Mỹ, 2 phân viện ở thị trấn D’ran, Ka Đơn và các trạm y tế

Trang 18

3.2 Thông tin khí tượng thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm

Bảng 3.1 Số liệu thời tiết khí tượng tại Lâm Đồng (từ tháng 02 đến tháng 05 năm

( Theo Trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng)

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra tình hình bệnh cháy lá bắp cải tại Đơn Dương – Lâm Đồng

- Khảo sát hiệu quả phòng ngừa bệnh cháy lá bắp cải của một số loại thuốc bảo vệ thực vật

- Khảo sát hiệu quả trừ bệnh cháy lá bắp cải của một số loại thuốc bảo vệ thực vật

d) Actino Vate 1SP thuốc dạng bột hoà nước (Water soluble powde), có chứa

1% bảo tử Streptomyces lydicus WYEC 108

- Dụng cụ: bình xịt thuốc, dây nilon, kéo, thước, cân, viết…

3.5 Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Điều tra tình hình bệnh cháy lá trên cây bắp cải tại Đơn Dương – Lâm Đồng

Tháng

Chỉ tiêu

Trang 19

Điều tra tại 4 xã D’ran, xã Lạc Lâm, xã Lạc Viên, xã Lạc Trung là các xã có diện tích trồng bắp cải nhiều nhất trong vụ Xuân 2012 thuộc huyện Đơn Dương

Chọn 5 ruộng/xã, các ruộng được chọn có diện tích gieo trồng trên 800m2

, mỗi ruộng điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 cây bắp cải, đếm toàn bộ số lá và số lá bị bệnh tại các điểm điều tra

Tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần bắt đầu khi bắp cải được 5 ngày sau trồng

b) Các chỉ tiêu điều tra tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của bệnh cháy lá bắp cải

Công thức tính tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh:

Tỉ lệ bệnh TLB (%):

Số lá bị bệnh TLB (%) =

Tổng số lá điều tra *100

Trang 20

Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm phòng ngừa bệnh cháy lá

1 Đối chứng

Không phun thuốc

2 Starner 20WP Oxolinic acid 20% (w/w) 0,4kg/ha

3 Xantocin 40WP Bronopol 40% (w/w) 0,2kg/ha

4 Avalon 8WP Oxytetracycline Hydrochloride

Trang 21

Thời điểm theo dõi: trước khi phun, 3, 7 và 14 ngày sau mỗi lần phun

Công thức tính TLB, CSB và bảng phân cấp bệnh cháy lá tương tự như ở phần điều tra

b) Hiệu quả kỹ thuật của thuốc

Hiệu quả được tính theo công thức Abbott

Trong đó

Ta: chỉ số bệnh ở nghiệm thức phun thuốc sau xử lý

Ca: chỉ số bệnh ở nghiệm thức đối chứng sau khi xử lý (phun nước) c) Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất

- Chiều cao cây (cm): Trên mỗi nghiệm thức ở tất cả các lần lặp lại, chọn 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm chọn 5 cây đo chiều cao cây từ gốc đến đỉnh lá cao nhất, tiến hành đo định kỳ 15 ngày 1 lần ở giai đoạn 30, 45 và 60 ngày sau trồng

Trang 22

- Đường kính bắp cải (cm): Trên mỗi nghiệm thức ở tất cả các lần lặp lại, chọn 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm chọn 5 cây đo đường kính từng bắp cải lúc thu hoạch

- Trọng lượng trung bình cây TLTB (kg/ cây): Trước khi thu hoạch trên mỗi nghiệm thức ở tất cả các lần lặp lại, chọn 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm chọn

5 cây, cân tất cả các cây

TLTB cây (kg/cây) =

- Năng suất thực thu (kg/ NT): thu năng suất toàn bộ trên nghiệm thức

- Năng suất thực thu (tấn/ 1000 m2): từ năng suất trên từng nghiệm thức chúng ta quy về năng suất trên 1000m2

* hệ số sử dụng đất 0,72

* Kỹ thuật canh tác bắp cải thực hiện theo tập quán của nông dân cụ thể như sau

- Ngày trồng cây con: 14/02/2012

- Tiến hành phun thuốc Toxbait 60B trị ốc sên 1 lần/vụ, liều lượng 8-10kg/ha vào giai đoạn 60 ngày sau trồng khi thấy ốc sên xuất hiện với mật số cao trên vườn, phun thuốc trừ cỏ Gramoxone 20FL 1 lần/vụ, liều lượng 50ml/bình 16 lít cho 375m2

vào giai đoạn 15-20 ngày sau trồng

Tổng số cây theo dõi Trọng lượng tất cả các cây theo dõi

Trang 23

3.5.3 Khảo sát hiệu quả trừ bệnh cháy lá bắp cải của một số loại thuốc bảo vệ thực vật tại Đơn Dương – Lâm Đồng

- Tiến hành phun thuốc lần 1 khi tỉ lệ bệnh cháy lá đạt 5%, sau 7 ngày tiến hành phun lần 2, tổng số lần phun 2 lần/vụ Thí nghiệm đơn yếu tố gồm 5 nghiệm thức được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, diện tích ô cơ sở 48m2

(6m x 8m) (không tính hàng bảo vệ)

Bảng 3.3 Các nghiệm thức thí nghiệm trừ bệnh cháy lá bắp cải

1 Đối chứng

(phun nước)

2 Starner 20WP Oxolinic acid 20% (w/w) 0,4kg/ha

3 Xantocin 40WP Bronopol 40% (w/w) 0,2kg/ha

4 Avalon 8WP Oxytetracycline Hydrochloride

Trang 24

Thời điểm theo dõi: trước khi phun, 3 và 7 ngày sau mỗi lần phun

Công thức tính TLB, CSB và bảng phân cấp bệnh cháy lá tương tự như ở phần điều tra

b) Hiệu quả kỹ thuật của thuốc

Hiệu quả được tính theo công thức Henderson – Tilton

Trong đó: Tb: chỉ số bệnh ở nghiệm thức có phòng trừ thuốc trước khi xử lý Ta: chỉ số bệnh ở nghiệm thức có phòng trừ thuốc sau xử lý

Cb: chỉ số bệnh ở nghiệm thức đối chứng trước khi xử lý thuốc

Ca: chỉ số bệnh ở nghiệm thức đối chứng sau khi xử lý thuốc (phun nước)

c) Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất

Trang 25

- Chiều cao cây (cm): Trên mỗi nghiệm thức ở tất cả các lần lặp lại, chọn 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm chọn 5 cây đo chiều cao cây từ gốc đến lá cao nhất, tiến hành đo định kỳ 15 ngày 1 lần ở giai đoạn 30, 45 và 60 ngày sau trồng

- Đường kính bắp cải (cm): Trên mỗi nghiệm thức ở tất cả các lần lặp lại, chọn 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm chọn 5 cây đo đường kính từng bắp cải lúc thu hoạch

- Trọng lượng trung bình cây TLTB (kg/ cây): Trước khi thu hoạch trên mỗi nghiệm thức ở tất cả các lần lặp lại, chọn 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm chọn

5 cây, cân tất cả các cây

TLTB cây (kg/cây) =

- Năng suất thực thu (kg/ NT): thu năng suất toàn bộ trên nghiệm thức

- Năng suất thực thu (tấn/ 1000 m2): từ năng suất trên từng nghiệm thức chúng

ta quy về năng suất trên 1000m2

* hệ số sử dụng đất 0,72

*Kỹ thuật canh tác bắp cải thực hiện theo tập quán của nông dân

Tương tự như ở phần phòng ngừa bệnh

3.6 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu về tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh được chuyển sang arcsin(x)1/2 trước khi xử

lý thống kê

Phân tích ANOVA 2 bằng phần mềm MSTATC

Tổng số cây theo dõi Trọng lượng tất cả các cây theo dõi

Trang 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả điều tra bệnh cháy lá bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 4.1.1 Hiện trạng canh tác bắp cải ở Đơn Dương – Lâm Đồng

Nhắc đến cây rau ở Lâm Đồng, người ta thường nghĩ ngay đến Đà Lạt Tuy nhiên, trong những năm gần đây, loại cây trồng này đã dần trở thành một thế mạnh của một số huyện khác xung quanh vùng chuyên canh rau Đà Lạt là Đức Trọng, Lạc Dương và Đơn Dương Và với riêng Đơn Dương, cây rau đã vươn lên có chỗ đứng vững chắc trong biểu đồ cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện

Diện tích trồng rau ở Đơn Dương đạt 4.975ha vào năm 2006 tập trung ở thị trấn Thạnh Mỹ và các xã Lạc Xuân, Lạc Lâm, …Đây là những địa phương có sông Đa Nhim đi qua nên việc canh tác rau được chủ động nhờ có nguồn nước tưới

Nghề trồng rau ở Đơn Dương đã có từ lâu đời, dưới tác động của cơ chế thị trường, người nông dân đã biết kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống với khoa học

kỹ thuật hiện đại trong canh tác, tạo nên sự đa dạng về chủng loại và có phẩm chất tốt nên sản phẩm của họ làm ra có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường khác nhau Một thuận lợi nữa là, địa bàn huyện Đơn Dương tương đối thuận lợi về mặt giao thông nên việc vận chuyển sản phẩm nông nghiệp nói chung và vận chuyển rau nói riêng không mấy khó khăn so với một số địa phương khác Bên cạnh đó, có khá nhiều điểm thu mua nên người nông dân khi tiêu thụ rau không phải vận chuyển quá xa làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Hiện nay, có trên 70 điểm thu mua sản phẩm rau các loại với khả năng thu mua rất lớn (chiếm 90% sản lượng toàn huyện), và toàn bộ các điểm thu mua này đều là của tư thương

Ở Đơn Dương, người nông dân không trồng chuyên một loại rau mà sử dụng nhiều chủng loại khác nhau qua các vụ để hạn chế mức độ sâu bệnh hại cây trồng.Tuy nhiên, trong một vụ thì họ hầu như chỉ trồng duy nhất một loại rau Riêng trong vụ Xuân từ tháng

Trang 27

02 đến tháng 05 là vụ trồng bắp cải hằng năm của huyện Có 2 giống bắp cải được nông dân

ở đây sử dụng là giống Coronet và Nova

Sử dụng thuốc hóa học

Bảng 4.1 Các loại thuốc BVTV sử dụng cho bắp cải

Loại thuốc Cách sử dụng Số vườn sử dụng trên 20 vườn

điều tra % vườn

vì khi đưa cây con ra trồng gặp điều kiện thời tiết đang nắng kéo dài sau đó chuyển mưa làm ẩm độ đất tăng đột ngột ảnh hưởng trực tiếp đến rễ cây làm rễ bị bệnh nếu không phòng ngừa trước

Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến trong nông dân Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các nhà vườn vẫn còn theo thói quen ước chừng không sử dụng theo đúng khuyến cáo, một số hộ (20%) sử dụng liều lượng gấp đôi khuyến cáo

vì họ nghĩ rằng sẽ nhanh chóng hạn chế được bệnh phát triển

Đa số nhà vườn (85%) đều phun trị bệnh sau khi bệnh đã xảy ra mà chưa có kế hoạch phun phòng

Qua điều tra nhận thấy, 80% nhà vườn sử dụng Toxbait 60B rãi đều lên vườn bắp cải vào buổi chiều để trừ ốc sên khi ốc sên xuất hiện với mật số cao Theo nông

Trang 28

dân, thuốc này hiệu quả trừ ốc sên mạnh qua một đêm sử dụng thì số ốc sên trong vườn giảm gần 70%, 100% nhà vườn sử dụng Gramoxone 20FL trừ cỏ dại vào giai đoạn 15-20 ngày sau trồng

Để trừ bệnh cháy lá, 60% nhà vườn sử dụng Xantocin 40WP, 40% nhà vườn sử dụng Avalon 8WP Nhưng Xantocin 40WP vẫn được nông dân sử dụng rộng rãi để phòng ngừa bệnh do vi khuẩn gây ra trên cây trồng như bệnh héo rũ, đốm lá trên cà chua…

Hầu hết nhà vườn (90%) đều ngưng phun thuốc trước thu hoạch 14 ngày

Sử dụng phân bón

Được chia ra làm 4 lần bón: bón lót, bón thúc lần 1 vào thời điểm 15 ngày sau trồng, bón thúc lần 2 sau 30 ngày trồng và bón thúc lần 3 sau 45 ngày sau trồng

Bảng 4.2 Các loại phân bón được sử dụng trong vùng trồng bắp cải

Loại phân Số vườn sử dụng trên 20 vườn điều tra % vườn Phân hóa học

Tất cả nhà vườn (100%) đều sử dụng phân hữu cơ để bón lót từ nguồn phân sẵn

có trong gia đình (phân trâu, bò, ngựa, dê…) sau khi ủ hoai mục vừa tiết kiệm chi phí, vùa cải tạo đất trồng rất tốt

Trang 29

Giai đoạn bón phân nhiều nhất vào thời điểm 15-20NST vào lúc này cây con đã phát triển rễ mạnh và bắt đầu phát triển thân lá mạnh nên cần bổ sung nhiều dinh dưỡng

Một số nhà vườn (40%) dùng phân Ni-Calbor để bổ sung Canxi cho cây khi chuẩn bị cuốn bắp nhằm giúp lá xanh chắc chống thối lá Một số nhà vườn (50%) thì bón Kali Clorua nhằm giúp cây cứng chắc, ít đỗ ngã khi gặp điều kiện gió to, mưa nhiều

Hầu hết các nhà vườn đều sử dụng NPK 20-6-913 chiếm tỉ lệ 85%, NPK 7-7-14 chiếm tỉ lệ 80%, NPK 20-20-15 chiếm tỉ lệ 70%, NPK 16-16-8 chiếm tỉ lệ 70% qua các lần bón phân cho bắp cải

Phân bón lá được nhiều hộ sử dụng là Grow More 6-30-30 phối hợp bón cho bắp cải cùng với các loại phân khác vào từng giai đoạn phát triển của bắp cải

4.1.2 Tình hình bệnh cháy lá bắp cải ở vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng

Tiến hành điều tra 4 xã, mỗi xã điều tra 5 hộ trong đó 2 hộ trồng giống Nova, 3

hộ trồng Coronet Tổng diện tích điều tra giống Nova 1,65ha, giống Coronet 2,95ha

Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cháy lá bắp cải tại 4 xã của huyện Đơn Dương –

Lâm Đồng vụ Xuân 2012

STT Điểm điều

tra

Diện tích (m2)

Tỉ lệ vườn

bị bệnh cháy lá (%)

Mức độ bệnh TLB

(%)

CSB (%)

TLB (%)

CSB (%) Coronet Nova Coronet Nova Coronet Nova

1 D’ran 7380 4110 100 72,8 47,4 53,1 33,5

2 Lạc Lâm 7480 4100 100 80,5 58,9 56,4 35,0

3 Lạc Viên 7310 4118 100 73,1 54,3 45,5 29,7

4 Lạc Trung 7330 4172 100 69,7 47,9 40,1 24,9 Ghi chú: mỗi xã điều tra 5 ruộng, tổng số ruộng điều tra 20

Qua bảng 4.3 nhận thấy rằng: Qua điều tra nhận thấy giống Coronet được nông dân sử dụng nhiều (80%) tuy là giống dễ nhiễm bệnh cháy lá hơn Nova Điều này là do, giống Coronet ít bị nhiễm bệnh sưng rễ (còn gọi là bệnh củ rễ) so với giống Nava Đây là một trong những bệnh phổ biến và gây thiệt hại lớn về năng suất và hiệu quả kinh tế của cây

Trang 30

bắp cải Bên cạnh đó, giống Coronet cho bắp có trọng lượng trung bình và chất lượng bắp cao hơn, chắc bắp hơn (lá bắp cuốn chặt hơn) so với giống Nova Ngoài ra, giống Coronet

có thể thu hoạch trễ hơn khoảng 2 tháng khi đến tuổi thu hoạch trong điều kiện nông dân neo để chờ giá (thu hoạch muộn hơn mùa vụ khi không có đầu ra hoặc bị thương lái ép giá),

mà bắp cải vẫn không bị tình trạng nứt bắp (nổ bắp)

Bệnh cháy lá đều xuất hiện ở 4 xã điều tra, nhưng ở các mức độ khác nhau Ở

xã Lạc Lâm tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao nhất (tỉ lệ bệnh: 69,7 %, chỉ số bệnh: 45,7

%) và xã Lạc Trung có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp nhất (tỉ lệ bệnh: 58,8 %, chỉ số bệnh: 32,5 %) Nguyên nhân là do các hộ trồng bắp cải ở xã Lạc Lâm xuống giống vào đầu tháng 4 mưa nhiều (lượng mưa trung bình 169,9mm), ẩm độ cao (81,3%) Đây là điều kiện lý tưởng để bệnh cháy lá do vi khuẩn xâm nhập và gây hại mạnh

4.2 Kết quả đánh giá hiệu lực phòng ngừa bệnh cháy lá bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng của một số loại thuốc BVTV

4.2.1 Ảnh hưởng của các thuốc BVTV đến diễn biến tỉ lệ bệnh (TLB) cháy lá bắp cải

Trang 31

Bảng 4.4 Tỉ lệ bệnh (%) của các nghiệm thức tương ứng với các thời điểm xử lý thuốc

Trang 32

* Nhận xét:

Tại các thời điểm trước phun thuốc, 3 và 7 NSP lần 1, chưa có dấu hiệu bệnh xuất hiện ở tất cả các nghiệm thức (NT) Ở thời điểm 14NSP lần 1, bệnh bắt đầu xuất hiện ở các NT, TLB cao nhất ở NT đối chứng không phun (11,8%), giữa NT phun thuốc Starner 20WP, Xantocin 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với

NT đối chứng, giữa các NT phun thuốc, NT phun Xantocin 40WP (3,8%) có TLB thấp nhất, NT phun Actino Vate 1SP khác biệt rất có ý nghĩa so với NT phun Xantocin 40WP và Avalon 8WP

+ Lần phun thuốc 2:

• 3NSP: Tất cả các NT phun thuốc đều thấp hơn so với đối chứng không phun thuốc và khác biệt rất có ý nghĩa so với NT đối chứng, giữa các NT phun thuốc TLB xuất hiện thấp nhất ở NT phun Avalon 8WP (5,4%), NT phun Xantocin 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với NT phun Starner 20WP và Actino Vate 1SP

• 7NSP: Tất cả các NT phun thuốc đều có TLB thấp hơn đối chứng và khác biệt rất có ý nghĩa so với đối chứng, giữa các NT phun thuốc, NT phun Xantocin có TLB thấp nhất (16,8%), giữa NT phun Starner 20WP, Xantocin 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với NT phun Actino Vate 1SP, giữa NT phun Xantocin 40WP khác biệt rất có ý nghĩa so với NT phun Starner 20WP

• 14NSP: Tất cả các NT phun thuốc đều có TLB thấp hơn đối chứng và khác biệt rất có ý nghĩa so với đối chứng, giữa các NT phun thuốc, NT phun Xantocin 40WP có TLB thấp nhất (31,9%), giữa NT phun Starner 20WP, Xantocin 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với NT phun Actino Vate 1SP.

4.2.2 Ảnh hưởng của các thuốc BVTV đến diễn biến chỉ số bệnh(CSB) cháy lá bắp cải

Trang 33

Bảng 4.5 Chỉ số bệnh (%) của các nghiệm thức tương ứng với các thời điểm xử lý thuốc

Ghi chú: NSP: ngày sau phun

Trong cùng 1 cột, các số liệu theo sau cùng 1 chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa ở mức 0,01 theo LSD

Trang 34

* Nhận xét:

Theo bảng 4.5, tại các thời điểm trước phun thuốc, 3 và 7 NSP lần 1, chưa có dấu hiệu xuất hiện bệnh ở tất cả các nghiệm thức (NT) Ở thời điểm 14NSP lần 1, bệnh bắt đầu xuất hiện ở các NT, CSB cao nhất ở NT đối chứng không phun (9,1%),giữa các NT phun thuốc khác biệt rất có ý nghĩa so với NT đối chứng, trong đó CSB xuất hiện thấp nhất ở NT phun Xantocin 40WP (3,5%), giữa NT phun Xantoci 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với NT phun Actino Vate 1SP

• 7NSP: Tất cả các NT phun thuốc đều khác biệt rất có ý nghĩa so với NT đối chứng, giữa các NT phun thuốc, CSB thấp nhất ở NT phun Xantocin 40WP (10,9%), giữa các NT phun Starner 20WP, Xantocin 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức phun Actino Vate 1SP, giữa NT phun Xantocin 40WP khác biệt rất có ý nghĩa so với NT phun Starner 20WP

• 14NSP: Tất cả các NT phun thuốc đều khác biệt rất có ý nghĩa so với NT đối chứng, giữa các NT phun thuốc, CSB thấp nhất ở NT phun Xantocin 40WP (35,6%), giữa các NT phun Starner 20WP, Xantocin 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức phun Actino Vate 1SP, giữa NT phun Xantocin 40WP khác biệt rất có ý nghĩa so với NT phun Starner 20WP

Trang 35

Bảng 4.6 Hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm phòng ngừa bệnh cháy lá bắp cải

vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng

STT Nghiệm thức Liều lượng

lực phòng bệnh cao hơn thuốc Avalon 8WP điều này Nguyên nhân là do cơ chế tác

động của thuốc Avalon 8WP vào cây trồng nhanh hơn so với thuốc Xantocin 40WP

(cụ thể 3NSP hiệu lực của Xantocin 40WP nhỏ hơn Avalon 8WP 1% nhưng 7NSP

hiệu lực Xantocin 40WP cao hơn Avalon 8WP 4%), thuốc Starner 20WP, Actino Vate

1SP có hiệu lực không cao như thuốc Xantocin 40WP và Avalon 8WP

Trang 36

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến chiều cao cây (cm) bắp cải vụ Xuân 2012

tại Đơn Dương – Lâm Đồng

STT Nghiệm thức Liều lượng (kg/ha) Chiều cao cây (cm)

- Giai đoạn 40NST: NT phun Xantocin 40WP cao nhất 32,5cm, NT đối chứng thấp nhất có tỉ lệ bằng 92% so với NT phun Xantocin 40WP, NT phun Starner 20WP, Avalon 8WP và Actino Vate 1SP có tỉ lệ lần lượt bằng 98%, 99% và 95% so với NT phun Xantocin 40WP

- Ở 60NST đối chứng bệnh phát triển nặng vì lúc đó vào tháng 4 mưa nhiều (lượng mưa trung bình 169,9mm), ẩm độ cao (81,3%) làm cho 100% tổng số lá bị bệnh và chết không đo được chiều cao của NT đối chứng ở giai đoạn 60NST, NT phun Xantocin 40WP cao nhất 43,7cm, NT phun Starner 20WP, Avalon 8WP và Actino Vate 1SP có tỉ lệ lần lượt bằng 94%, 96% và 92% so với NT phun Xantocin 40WP

Qua 3 lần tiến hành đo chiều cao bắp cải nhận thấy, giữa các NT phun thuốc chiều cao ít biến động

Trang 37

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến đường kính (cm), trọng lượng trung bình

(kg/cây), năng suất thực thu (kg/NT), năng suất thực thu (tấn/1000m2) bắp cải vụ Xuân

2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng

STT Nghiệm thức Liều lượng (kg/ha) Đường kính (cm) (kg/cây) TLTB (kg/NT) NSTT (tấn/1000mNSTT 2

)

2 Starner 20WP 0,4kg/ha 17 2,4 265,3ab 4,11

3 Xantocin 40WP 0,2kg/ha 20,2 3,1 339,5a 5,18

4 Avalon 8WP 0,5kg/ha 19,4 2,9 305,3a 4,68

5 Actino Vate 1SP 0,16kg/ha 15,3 2,2 213,8b 0,51

* Nhận xét:

Qua bảng 4.8 thấy, đối chứng bệnh nặng chết vào giai đoạn 60NST nên không thu được năng suất Giữa các NT phun thuốc, NT phun Xantocin 40WP cho năng suất cao nhất, NT phun Xantocin 40WP cho năng suất cao hơn các NT phun Starner 20WP, Avalon 8WP và Actino Vate 1SP do NT phun Xantocin 40WP có TLB, CSB thấp và hiệu lực phòng bệnh cao NT phun Starner 20WP, Avalon 8WP và Actino Vate 1SP có

tỉ lệ năng suất lần lượt là 78,1%, 89,9%, 63% so với NT phun Xantocin 40WP, giữa

NT phun Xantocin 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức phun Actino Vate 1SP qua thống kê

4.3 Kết quả đánh giá hiệu lực trừ bệnh cháy lá bắp cải vụ Xuân 2012 tại Đơn Dương – Lâm Đồng của một số loại thuốc BVTV

4.3.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến diễn biến tỉ lệ bệnh (TLB) cháy lá bắp cải

Trang 38

Bảng 4.9 Tỉ lệ bệnh (%) của các nghiệm thức tương ứng với các thời điểm xử lý thuốc

Trang 39

+ 7NSP: Tất cả các NT phun thuốc đều có TLB thấp hơn đối chứng và khác biệt rất có ý nghĩa so với đối chứng, giữa các NT phun thuốc, TLB thấp nhất ở NT phun Xantocin 40WP (18,2%), giữa NT phun Starner 20WP, Xantocin 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức phun Actino Vate 1SP

- Sau phun lần 2:

+ 3NSP: Tất cả các NT phun thuốc đều có TLB thấp hơn đối chứng và khác biệt rất có ý nghĩa so với đối chứng, giữa các NT phun thuốc, TLB thấp nhất ở NT phun Avalon 8WP (22,4%), giữa NT phun Starner 20WP, Xantocin 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức phun Actino Vate 1SP

+ 7NSP: Tất cả các NT phun thuốc đều có TLB thấp hơn đối chứng và khác biệt rất có ý nghĩa so với đối chứng, giữa các NT phun thuốc, TLB thấp nhất ở NT phun Xantocin 40WP (26,1%), giữa NT phun Starner 20WP, Xantocin 40WP và Avalon 8WP khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức phun Actino Vate 1SP

4.3.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến diễn biến chỉ số bệnh (CSB) cháy lá bắp cải

Trang 40

Bảng 4.10 Chỉ số bệnh (%) của các nghiệm thức tương ứng với các thời điểm xử lý thuốc

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w