NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ HẠI DƯA HẤU VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG BẰNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC – LONG AN Tác giả Đinh Kim Quý Luận văn tốt nghiệp được đệ
Trang 2NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ HẠI DƯA HẤU VÀ KHẢO SÁT
HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG BẰNG MỘT SỐ
LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC – LONG AN
Tác giả
Đinh Kim Quý
Luận văn tốt nghiệp được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng Kỹ sư nghành
Bảo Vệ Thực Vật
Giáo viên hướng dẫn:
PGS-TS Nguyễn Thị Chắt
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn:
Cha mẹ và các anh em đã góp sức, tình cảm và là nguồn động lực lớn cho con
học tập và hoàn thành luận văn này một cách thuận lợi
Chân thành cảm tạ:
Ban giám hiệu, khoa Nông Học và các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Chắt trường Đại Học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Cần Đước- Long An và một số nông dân tại huyện Cần Đước– Long An đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình tiến hành và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Ban giám đốc công ty SYNGENTA Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong quá trình
làm luận văn này
Tp Hồ Chí Minh tháng 7/ 2011
Đinh Kim Quý
Trang 4TÓM TẮT
Đinh Kim Quý, Trường Đh Nông Lâm Tp HCM tháng 7/ 2011, Đề tài:
“Nghiên cứu bọ trĩ hại dưa hấu và khảo sát hiệu quả phòng trừ chúng bằng một
số loại thuốc BVTV tại huyện Cần Đước- Long An”
Giáo viên hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Thị Chắt
Đề tài được tiến hành tại xã Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An từ tháng 01 – 04 năm 2011, với nội dung:
Điều tra tình hình sản xuất dưa hấu tại Cần Đước – Long An
Xác định thành phần loài bọ trĩ gây hại dưa hấu tại Cần Đước - Long An Khảo sát hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc bvtv đối với bọ trĩ trên điều kiện đồng ruộng tại Cần Đước – Long An
Trong quá trình điều tra từ tháng 1- 4 năm 2011 tại Cần Đước- Long An chúng tôi ghi nhận: Phần lớn nông dân trồng dưa hấu 1 vụ năm-1, dưa hấu được trồng chủ yếu vào mùa khô Để phòng trừ bọ trĩ trên dưa hấu nông dân thường trộn chung nhiều loại thuốc trong một lần phun Đa số nông dân phun thuốc khi thấy bọ trĩ xuất hiện và dùng thuốc cao hơn liều lượng khuyến cáo
Có 2 loài bọ trĩ gây hại trên dưa hấu tại cần đước- long an là: Thrips palmi Karny (Thrippidea- Thysanoptera), Frankliniella ocidentalis Pergande (Thrippidea-
Thysanoptera), cả 2 loài đều thuộc bộ phụ đốt cuối bụng hình nón Terebrantia
Thuốc Secuse 10EC có hiệu quả cao hơn Confidor 100WG trong việc làm giảm mật số bọ trĩ trên dưa hấu Hiệu lực phòng trừ bọ trĩ của Secuse 10EC so với Confidor 100WG là 61,09% ở 3 ngày sau khi phun
Trang 5MỤC LỤC:
TÓM TẮT i
MỤC LỤC: ii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề: 1
1.2 Mục đích, yêu cầu. 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về cây dưa hấu. 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học 4
2.1.4 Điều kiện ngoại cảnh 5
2.1.5 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của Dưa hấu 6
2.1.6 Kỹ thuật canh tác dưa hấu 6
2.1.7 Giá trị dưa hấu và phân bố diện tích 8
2.1.7.1 Giá trị dưa hấu 8
2.1.7.2 Phân bố diện tích 10
2.2 Một số sâu hại chính trên dưa hấu 10
2.2.1 Một số nghiên cứu sâu hại chính trên dưa hấu 10
2.2.2 Bọ trĩ trên dưa hấu 10
Trang 62.2.3 Các biện pháp phòng trừ bọ trĩ 14
2.3 Một số thuốc bvtv sử dụng trong thí nghiệm. 17
2.3.1 CHESS 50WG 17
2.3.2 SECURE 10EC 17
2.3.3 MARI GOLD 0,36AS 18
2.3.4 CONFIDOR 100SL 18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Nội dung nghiên cứu 20
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
3.2.1 Thời gian thực hiện 20
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu 20
3.3 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu 20
3.3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu Long An 21
3.3.3 Đặc điểm địa hình – thổ những khu vực thí nghiệm 22
3.3.4 Đặc điểm nguồn nước tưới khu vực thí nghiệm 23
3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1 Vật liệu thí nghiệm 23
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.2.1 Điều tra hiện trạng sản xuất dưa hấu tại Cần Đước – Long An 24
3.4.2.2 Điều tra mức độ gây hại của bọ trĩ tại Cần Đước – Long An 24
3.4.3 Khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ trĩ( Thrips sp.) của một số loại thuốc bvtv tại Cần Đước - Long An 26
3.5 Xữ lý số liệu. 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Hiện trạng canh tác dưa hấu tại Cần Đước – Long An. 29
Trang 74.2 Một số loài bọ trĩ trên dưa hấu tại Cần Đước- Long An. 38
4.2.1 Một số bọ trĩ ghi nhận được trên cây dưa hấu tại Cần Đước- Long An từ tháng 2- 4 năm 2011 38
4.2.2 Đặc điểm hình thái của một số bọ trĩ gây hại trên dưa hấu tại Cần Đước Long An 40
4.3 Mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa hấu tại Cần– Đước– Long An từ tháng 2– 4 năm 2011. 45
4.4 Hiệu lực phòng trừ bọ trĩ hại dưa của một số loại thuốc bvtv tại Cần Đươc – Long An. 48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
5.1 Kết luận. 53
5.2 Đề nghị. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 8PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mật độ bọ trĩ trước khi phun và sau khi phun thuốc. 57
Phụ lục 2: Tình hình khí hạu thời tiết tại Long An từ tháng 12/2010- 03/2011. 58
Phụ lục 3: Phiếu điều tra nông dân (Về hiện trạng canh tác dưa hấu tại Cần Đước – Long An) 59
Phụ lục 4: Mật số bọ trĩ ở ruộng thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc bvtv 1 NSXL 61
Phụ lục 5: Mật số bọ trĩ ở ruộng thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc bvtv 3 NSXL 62
Phụ lục 6: Mật số bọ trĩ ở ruộng thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc bvtv 7 NSXL 63
Phụ lục 7: Kết quả hiệu lực thuốc trừ bọ trĩ, 1NSXL 64
Phụ lục 8: Kết quả hiệu lực thuốc trừ bọ trĩ, 3NSXL 65
Phụ lục 9: Kết quả hiệu lực thuốc trừ bọ trĩ, 7NSXL 67
Trang 10DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ và ẩm độ không khí tại tỉnh Long An từ tháng 12- 3 năm 2011 22
Biểu đồ 3.2: Lượng mưa tại tỉnh Long An từ tháng 12- 3 năm 2011. 22
Biểu đồ 4.2: Biến động mật số bọ trĩ hại dưa hấu tại Cần Đước – Long An. 48
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng trên 100 g dưa hấu 9 Bảng 4.1: Một số thông tin chung về tình hình sản xuất dưa hấu tại huyện Cần Đước-
Long An năm 2011. 29
Bảng 4.2: Kỹ thuật canh tác dưa hấu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An năm 2011. 32
Bảng 4.3: Một số loại sâu hại chính và biện pháp phòng trừ của nông dân tại huyện Cần Đước, tỉnh
Long An đầu năm 2011. 35
Bảng 4.4: Một số bọ trĩ trên dưa hấu tại Cần Đước – Long An từ tháng 1- tháng 4 năm
2011. 39
Bảng 4.5: Mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa hấu tại ruộng dưa của ông Lê Văn Ngọt
ấp 1 xã Long Khê- Cần Đước- Long An tháng 2- 4 năm 2011. 45
Bảng 4.6: Mức độ gây hại của bọ trĩ trên dưa hấu tại ruông dưa của ông Đoàn Văn Cu
ấp 1- Long Cang- Cần Đước- Long An tháng 2- 4 năm 2011. 46
Bảng 4.7: Mật độ gây hại của bọ trĩ trên dưa hấu tại ruông dưa của ông Đào Hoàng
Anh ấp 1A Long Hòa- Cần Đước- Long An tháng 2- 4 năm 2011. 47
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của thuốc Bvtv đến mật độ bọ trĩ trên dưa hấu trong ruộng thí
nghiệm tại Cần Đước- Long An tháng 2- 4 năm 2011. 49
Bảng 4.9: Hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc hóa học đối với bọ trĩ trên dưa
hấu tại Cần Đước –Long An từ tháng 2- 4 năm 2011. 50
Bảng 4.10: Năng suất và hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức phòng trừ bọ trĩ bằng
biện pháp sử dụng thuốc bvtv. 52
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1: Vòng đời bọ trĩ Hình 2.2: đốt râu đầu thứ 3 và 4
13
Hình 2.3: lông cứng mép sau ngực trước 13
Hình 3.1: Sơ đồ điều tra trên ruộng nông dân 25
Hình 3.2: Sơ đồ điều tra trên ô thí nghiệm 25
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 27
Hình 3.4: Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm 27
Hình 4.1: Một số bọ trĩ gây hại trên dưa hấu. 40
Hình 4.2: Đặc điểm hình thái và phân loại của bọ trĩ ngọn Thips palmi Karny. 42
Hình 4.3: Đặc điểm hình thái và phân loại của bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Per. 44
Trang 13Dưa hấu đã có tại Việt Nam khá lâu đời nhưng trước kia dưa hấu được trồng chủ yếu tại miền trung và chỉ trồng để cung cấp cho dịp tết nguyên đán Nhờ sự ham học hỏi của nông dân các tỉnh miền tây, việc nắm bắt tình hình của các công ty giống cây trồng và sự quan tâm của ban lãnh đạo của các tỉnh khu vực này, dưa hấu không những được đem về trồng mà còn được bà con trồng quanh năm, đây là điểm mạnh của dưa hấu miền tây mà không nơi nào sánh bằng Nếu như trước đây dưa hấu được trồng để giải quyết khó khăn trước mắt về mùa vụ và để có thêm thu nhập thì nay dưa hấu đã trở thành cây đem lại lợi nhuận lớn cho bà con Long An Nhiều nông dân đã đi lên nhờ cây dưa hấu
Hiện nay, nhu cầu sử dụng dưa hấu của con người ngày một tăng, vì dưa hấu không chỉ làm cho người ta đã khát trong mùa hè nóng bức, có thể ăn tráng miệng, giải rượu, trang trí mà còn cung cấp cho người ta nhiều chất dinh dưỡng
Nhưng để có được trái dưa hấu vừa mát, vừa nhiều dinh dưỡng cho ta ăn không phải là việc đơn giản vì cây dưa hấu là một loại cây rất “khó tính” cần phải chăm sóc tỉ mỉ, bên cạnh đó dưa hấu cũng bị rất nhiều dịch hại rình rập phá hại Chẳng những thế, bên cạnh lợi thế về trồng dưa mùa nắng của mình thì mùa nắng cũng là
Trang 14mùa của sâu, bệnh phá hại Một trong số những loài sâu phá hại chính vào mùa nắng trên cây dưa hấu đó là dịch bọ trĩ (rầy lửa)
Trước đây cũng đã có những nghiên cứu sơ khởi về bọ trĩ trên dưa hấu nhưng theo thời gian cũng như sự thích nghi tốt của bọ trĩ trên dưa hấu nên việc phòng trừ bọ trĩ vẫn là vấn đề nóng bỏng đối với nông dân trồng dưa hấu Với nông dân trồng dưa hấu, khi nói đến bọ trĩ vẫn là nỗi kinh hoàng còn hơn người nuôi gà khi nghe đến dịch cúm H5N1, hay người nuôi heo nghe đến dịch heo tai xanh, dịch lở mồn long móng
Bọ trĩ là loài côn trùng có tính kháng thuốc cao nên chọn ra một loại thuốc trị
bọ trĩ là chưa khả thi Để chọn ra nhiều loại thuốc có hiệu quả tốt để luân phiên trong phòng trừ bọ trĩ là cần thiết Nhận thấy được vấn đề cùng sự cho phép của ban chủ nhiệm khoa chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ HẠI DƯA HẤU VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG BẰNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC – LONG AN”
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Điều tra bọ trĩ gây hại dưa hấu tại Cần Đước - Long An
Xác định được loại thuốc bvtv phòng trừ bọ trĩ hiệu quả ở điều kiện cụ thể tại
xã Long Hòa - Cần Đước – Long An
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận thành phần loài bọ trĩ gây hại dưa hấu và so sánh hiệu quả phòng trừ
bọ trĩ của 4 loại thuốc bảo vệ thực vật tại Cần Đước – Long An
Ghi nhận tình hình sản xuất dưa hấu và thực trạng phòng trừ bọ trĩ tại Cần Đước- Long An
Trang 15Ở Việt Nam, dưa hấu được trồng từ thời vua Hùng (sự tích cây dưa hấu), dưa hấu được xem là loại trái cây không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, nên từ trước đến nay mùa dưa hấu tết luôn được xem là mùa chủ lực (đặc biệt là miền trung) Các vùng trồng dư hấu truyền thống như: Hải Hưng, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Long An, thường cung cấp lượng hàng lớn nhất định để tiêu dùng nội địa (Mai Thị Phương Anh, 1996) Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong vài năm trở lại đây, dưa hấu được trồng quanh năm Dưa hấu mùa mưa nhiều nhất ở Tiền Giang, Long An chiếm hàng ngàn hecta nơi có truyền thống trồng dưa hấu tết, dưa hấu Xuân Hè là Đồng Tháp, Cần Thơ (Trần Thị Ba, 2001)
Trang 16Hệ rễ
Hệ rễ phân bố rất rộng nhưng nông, bao gồm cả rễ phụ ăn sâu vào tầng đất khoảng trên 0,6m, có khả năng chịu khô hạn Khi rễ bị đứt (nhổ lên trồng) có thể thu được năng suất cao hơn
Thân, lá
Thân có dạng bụi lùn ít khả năng leo bò; những dạng bụi mới, cành phát triển mạnh khi cây còn non trẻ, những cành đó chiếm diện tích xung quanh và ra quả tập trung Các giống trồng trọt chủ yếu là bò lan, thân thảo hàng năm, thân có khía cạnh ở thời kỳ đầu thân chính sinh trưởng là chủ yếu, sau khi chiều dài thân trên 1m, lúc đó cành cấp một mới sinh trưởng và duy trì trong thời gian tiếp theo (Tạ Thị Thu Cúc, 2001)
Lá có hình tim, xẻ thùy sâu, có 3 – 7 cánh, lá có màu xanh mốc (Tạ Thị Thu Cúc, 2001)
Trang 17Hoa
Hoa của dưa hấu nhỏ hơn các cây trong nhóm dưa, màu hoa không sặc sỡ Hoa mọc ở nách lá và hầu hết chúng mọc riêng rẽ Hoa của hầu hết các giống trồng trọt là đơn tính cùng gốc (monoecious) Nhưng một số giống trồng trọt lâu đời có hiện tượng sản sinh ra hoa lưỡng tính và hoa đực (andromonoecious) Hoa cái và hoa lưỡng tính thường xuất hiện ở nách lá thứ 7 xen vào giữa nách lá và hoa đực Trong khi người ta phân loại dưa hấu là cây thụ phấn chéo tự nhiên thì vẫn có một số lớn hoa tự thụ phấn xảy ra một cách bình thường Hoa dưa hấu nói chung thụ phấn nhờ ong mật (Tạ Thị Thu Cúc, 2001)
2.1.4 Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu: Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích nhiệt độ cao, nhiệt
độ thích hợp cho sự sinh trưởng của dưa là 25-300C, vì vậy dưa phát triển tốt ở vùng ĐBSCL (Trần Thị Ba, 1999) Nhiệt độ nẩy mầm tốt nhất là 280C, thời kì cây con, nhiệt
độ ban ngày thích hợp là 25-270C, ban đêm không thấp dưới 170C Thời kì ra hoa nhiệt
độ thích hợp là 250C thời tiết nóng quá hay quá khô gây trở ngại cho việc thụ phấn (Phạm Hồng Cúc, 2002)
Ánh sáng: Dưa hấu là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết
trái Nắng nhiều và nhiệt độ cao là hai yếu tố làm tăng chất lượng dưa (Trần Thị Ba.,
1999) Thiếu ánh sáng dưa bò dài, dể nhiễm bệnh và khó đậu trái Số giờ chiếu sáng tối thiểu cần thiết cho dưa hấu phát triển là 600 giờ.vụ-1 (Phạm Hồng Cúc, 2002)
Trang 18Ở thời kì cây con nếu ánh sáng thiếu, trời âm u có mưa phùn cây con dễ bị bệnh hại xâm nhiễm Vì vậy nhân dân ta mới có câu “nắng được dưa, mưa được lúa” (Tạ Thị Thu Cúc, 2001)
Đất đai: Dưa yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại
đất từ cát đến sét nặng Đất có cơ cấu nhẹ, tầng canh tác dày, không chua (pH từ 6-7)
là thích hợp (Phạm Hồng Cúc, 2001)
Nước: Dưa yêu cầu nước rất nhiều, hút nước mạnh, trái chứa nhiều nước nên
phải cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng trái dưa mới mau lớn Dưa chịu úng kém, úng nước gây thối, rễ vàng và chết cây (Phạm Hồng Cúc, 2002) Dưa hút nước mạnh nhất vào thời kì phát triển trái nên cần giữ ẩm đất thường xuyên, thiếu nước giai đoạn này trái nhỏ nhưng nếu mưa đột ngột thì dễ làm cho trái bị nứt Lúc trái gần thu hoạch cần giảm tưới nước để trái ngọt hơn (Trần Thị Ba, 1999)
2.1.5 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của Dưa hấu
Thời kỳ tăng trưởng: Được tính từ khi gieo đến khi cây bắt đầu ra hoa (khoảng
21 ngày), trong thời kỳ này dưa tăng trưởng chậm, ra lóng ngắn, thân mọc thẳng Lúc này cây chưa mọc cành, tốc độ phát triển rễ chậm nhưng mạnh hơn thân lá (Trần Thị
Ba, 1999)
Thời kỳ ra hoa kết quả: Sau 21 ngày dưa bắt đầu ngã ngọn bò, lúc này tăng
trưởng rất nhanh, thân chuyển sang dạng bò, vòi bám hình thành Nhánh phụ phát triển nhanh và cây bắt đầu có hoa Những hoa đầu tiên thường là hoa đực, kích thước nhỏ hạt phấn ít, nẩy mầm kém Nếu có hoa cái thì cũng nhỏ, Những hoa này nếu phát triển được thì trái cũng nhỏ, do đó đợt hoa này thường không được chú ý trong sản xuất (Trần Thị Ba,1999)
Thời kỳ phát triển trái: Hoa sau khi thụ phấn phát triển thành trái rất nhanh,
nhất là 20 ngày đầu Thời kỳ này quyết định đến năng suất, lúc này dưa cần nhiều dinh dưỡng tập trung nuôi trái (Trần Khắc Thi, 1996)
2.1.6 Kỹ thuật canh tác dưa hấu
Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất ruộng trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dày,
tơi xốp, không nhiễm phèn mặn, có đầy đủ nước tưới tiêu, dễ thoát nước , mực nước
Trang 19trong mương tưới phải thấp hơn mặt líp ít nhất 15 cm (Trần Thị Ba,1999) Nếu trồng trên đất ruộng lúa, tiến hành làm đất sau khi thu hoạch lúa, khi đất đã ráo mặt nhưng chưa khô cứng (Phạm Hồng Cúc, 2002)
Trồng cây: Khoảng cách trồng thay đổi tùy vào mùa vụ, có ảnh hưởng trực
tiếp đến độ lớn của trái Khoảng cách thường được áp dụng trong sản xuất 2,5 – 3 m (hàng cách hàng) x 0,4 – 0,7m(cây cách cây) Mật độ thay đổi từ 4.500 – 10.000 cây.ha-1, dưa tết cần trái lớn để trưng nên trồng thưa 5.000 – 6.000 cây.ha-1 (Trần Thị Ba,1999) Cây con được 5 – 7 ngày tuổi có 1 – 2 lá thật thì đem trồng Lỗ đặt bầu phải
đủ sâu để mặt bầu nằm ngang mặt luống, lắp đất kỹ quang bầu (Phạm Hồng Cúc, 2002)
Bón phân: Lượng phân trung bình cho 1 ha dưa hấu ở ĐBSCL: phân chuồng
hoai 10-20 tấn, vôi bột 500-1.000 kg kết hợp với phân hóa học theo công thức: (120 –
160 N) – (120 – 160 P2O5) – (60 – 80 K2O) (Trần Thị Ba,1999)
Tưới nước: Thông thường có thể áp dụng phương pháp tưới phun hay tưới
thấm tùy điều kiện tưới tiêu từng vùng Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây Trên đất ruộng thường tưới mỗi ngày 1 –
2 lần (Phạm Hồng Cúc, 2002) Khi dưa bắt đầu chín giảm lượng nước từ từ và ngừng hẳn vài ngày trước thu hoạch (Trần Thị Ba, 1999)
Tỉa nhánh: Mục đích của việc tỉa nhánh là để cây dưa khỏe mạnh, dễ chăm
sóc, nên tỉa sớm khi nhánh vừa lú ra 5 – 10 cm, mỗi cây nên tỉa chừa lại 1 thân chính
và 2 dây phụ (dây chèo) cho bò song song với thân chính, nhưng dưa hấu tháp tỉa chừng 1 thân chính và 1 nhánh phụ (Trần Thị Ba, 1999) Việc tỉa nhánh phải thực hiện thường xuyên cho đến khi thụ phấn Nên tỉa dây vào lúc trời nắng ráo để cho vết cắt mau khô (Phạm Hồng Cúc, 2002)
Định hướng dây: Khi dưa bắt đầu bò, tiến hành sửa dây thường xuyên và cố
định vị trí bò cho các dây nằm song song nhau trên mặt luống và nằm thẳng góc với hàng trồng , không để dây bò quấn trồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, đó cũng là nơi trú ngụ của nhiều sâu hại và gây khó khăn trong việc tuyển trái (Trần Thị Ba, 1999)
Trang 20Thụ phấn: Thụ phấn tiến hành từ 7 – 9 giờ sáng lúc dây dưa chưa bò dài
khoảng 1,5 m và ra hoa rộ (25 – 30 ngày sau khi trồng) Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa
nở, to và nhiều phấn, chấm phấn đều lên nướm hoa cái vừa nở Thời gian thụ phấn càng ngắn càng tốt, chỉ nên kéo dài 5 – 7 ngày (Phạm Hồng Cúc, 2002)
Tuyển trái: Khi trái bằng trái chanh tiến hành tuyển trái chọn trái thứ 3 trên
dây chính tức vị trí lá thứ 15 – 20, nếu dây dưa quá sung có thể chọn trái ở vị trí 20 –
24 sẽ cho trái tốt hơn (Trần Thị Ba, 1999) Để trái phát triển thuận lợi sau khi chọn xong nên sửa trái ngay ngắn, lót kê trái và thỉnh thoảng trở trái để màu vỏ đồng đều (Phạm Hồng Cúc, 2002) Thường trên một gốc chỉ tuyển 1 trái để có trái lớn đạt chất lượng
Thu hoạch: Tùy thuộc vào từng giống,thường sau khi nở 40 – 50 ngày, hoặc sau khi thụ tinh 30 – 35 ngày, tua cuốn khô, cuống quả teo dần thì thu hoạch hoặc dùng Refractometer thăm dò chất khô từ 10 – 20% thì có thể thu hoạch (Tạ Thị Thu Cúc, 2001)
Dưa hấu là cây được xem là chứa nhiều vitamin A trong họ bầu bí, ngoài ra cách sử dụng dưa hấu cũng rất phong phú như: sử dụng quả tươi, nấu canh, trang trí
Vì thế, nhu cầu sử dụng dưa hấu là rất lớn Bên cạnh đó, dưa hấu cũng cung cấp cho người sử dụng nguồn vitamin khá dồi dào
2.1.7 Giá trị dưa hấu và phân bố diện tích
2.1.7.1 Giá trị dưa hấu
a Giá trị dinh dưỡng
Trong thành phần thịt chín của dưa hấu chứa provitamin A (500 IU),vitamin
C, các axit amin : thiamin, riboflavin và niacin Ngoài ra còn có các chất khoáng như:
Ca, P, Fe, và kali.phân tích a kg chất khô dưa hấu có 12,1 g N, 2,9 g P và 17,4 g K
Trang 21Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng trên 100 g dưa hấu
Trang 222.2 Một số sâu hại chính trên dưa hấu
2.2.1 Một số nghiên cứu sâu hại chính trên dưa hấu
a Ngoài nước
Theo các nghiên cứu trên thế giới, dưa hấu là kí chủ của rất nhiều côn trùng
gây hại Trong số đó những loài gây hại chính là: Thrips (Thrips palmi, và
Frankliniella sp., ruồi đục lá (Liriomyza sp ), sâu ăn lá (Diaphania india ), bọ ăn lá
(Aulacophora sp.), ruồi đục trái (Bactrocera sp.), rầy mền (Aphis sp.)
b Trong nước
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), các loại côn trùng gây hại chính trên dưa hấu
như: Ruồi đục lá (Liriomyza brioniae), ruồi đục trái (Dacus cucubitae ), bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata), bọ bầu (Alacophora spp), rầy mềm (Aphis
gosipil), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), sâu ăn
lá (Heliothis armigera), nhện đỏ (Tetranychus kanzaway), bọ trĩ (Thrips spp.), bọ xít nâu (Cyclopelta obscura Le Peletier et servillie)
2.2.2 Bọ trĩ trên dưa hấu
Trang 23Châu Á: Bangladesh, Brunei, Trung Quốc (nhiều tỉnh, bao gồm cả Hồng
Kông), Ấn Độ (toàn nước), Indonesia (Jave, Sumatra), Hàn Quốc (Bắc và Nam), Malaysia, Myammar, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan
• Châu Phi: Mauritius, Nigeria, Reunion, Sudan
• Caribbean: hầu hết đều bị nhiễm
• Bắc Mỹ: Hoa Kỳ (Florida và Hawaii)
• Châu Đại Dương: American Samoa, Australia (Queensland, Northern
Territory, Western Australia), Thống kê Liên bang Micronesia, Polynesia thuộc Pháp, Guam, New Caledonia, Palau, Papua New Guinea, Samoa, và một số nơi khác
• Nam Mỹ: Brazil, Columbia, French Guiana, Venezeula (CABI 1998)
b Đặc điểm một số loài bọ trĩ dưa
b.1 Bọ trĩ dưa (Melon thrips)
Tên khoa học: Thrips palmi Karny (Thysanoptera: Thripidea)
Bọ trĩ này gây hại trên dưa leo, dưa hấu, cà tím, đậu bắp, mướp đắng, bầu bí, bông vải, khoai tây, đậu nành, hoa hướng dương, thuốc lá
Palacio (1978) đã ghi nhận ký chủ Thrips palmi gồm 16 loại cây trồng và cỏ
dại
Calilung (1990) cho rằng, trong số 6 loại cây trồng là khoai tây, dưa leo Cà tím, bông vải và hồ tiêu thì độ ưa thích thấp nhất của bọ trĩ dưa là bông vải và hồ tiêu
Đặc điểm hình thái và sinh học:
Vòng đời của bọ trĩ dưa có thể được hoàn thành trong khoảng 20 ngày ở 30ºC, nhưng nó được kéo dài đến 80 ngày khi được nuôi ở 15ºC
Trứng: Trứng được đẻ vào mô lá, trong khe cắt bởi máng đẻ con cái Một đầu
của trứng hơi nhô ra.Trứng có màu sắc từ không màu đến màu trắng nhạt, hình hạt đậu Giai đoạn của giai đoạn trứng là khoảng 16 ngày ở 15ºC, 7,5 ngày ở 26ºC, và 4,3 ngày ở 32ºC
Trang 24Ấu trùng: có hình dạng như thành trùng nhưng không có cánh và kích thước
nhỏ hơn, ấu trùng có hai tuổi Ấu trùng sống thành đàn, đặc biệt là giữa gân lá, thường
ở trên lá già Thời gian phát triển ấu trùng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhiệt độ, giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 14 ngày ở 15oC, 5 ngày ở 26oC và 4 ngày ở 32oC Khi sắp hóa nhộng ấu trùng rớt xuống đất hoặc những lá mục tìm khe hở nhỏ để hóa nhộng
Nhộng: Có 2 giai đoạn, giai đoạn tiền nhộng gần như không hoạt động và giai
đoạn nhộng hoàn toàn không hoạt động Cả hai giai đoạn này điều không ăn
Thời gian cho cả 2 giai đoạn này khoảng 12 ngày ở 15oC, 4 ngày ở 26oC và 3 ngày ở 32oC
Thành trùng: Trưởng thành bọ trĩ dưa hấu có màu vàng, chiều dài cơ thể
0.8-1mm, con cái dài hơn con đực, không giống như giai đoạn ấu trùng, thành trùng chích hút lá non và vì vậy chúng được tìm thấy ở những lá mới ra
Thành trùng bọ trĩ Thrips palmi được nhận diện qua các đặc điểm sau:
(Sakimura và ctv, 1986) Cơ thể màu vàng trong suốt không có bất kì một lem nâu hoặc xám nào, ngoại trừ những sợi lông nhỏ màu đen trên cơ thể
Râu đầu 7 đốt
Lông cứng dài ở mắt đơn trước nằm ngoài gần đường nối 3 mắt đơn lại với nhau và dài hơn lông cứng sau mắt kép Mắt đơn màu đỏ
Ở đốt bụng thứ 2 có 4 lông ở 2 bên
Ở đốt bụng thứ 8 có một hàng lông giống dạng lược rất đều bên mép dưới đốt
Ở đực từ đốt bụng thứ 2 đến đốt bụng thứ 7 có những đường vân ngang giữa cánh
Mép sau ngực trước có 2 cặp lông dài ở 2 mép và 3 cặp lông ngắn ở giữa (hình 2.3)
Đốt râu thứ 3 và thứ 4 có kích thước ngang bằng nhau và có gai cảm giác hình chạc (hình 2.2)
Lông ngực cuối có nhiều lông hội tụ về phía giữa và hội tụ về phía sau
Trang 25b.2 Bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Pergander, 1895 (Wester flower thrips)
Phân bố: Bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Perg là một trong những loài
dich hại chủ yếu , chúng xuất hiện khắp nơi trên thế giới và là nguyên nhân chủ yếu gây thất thu năng suất cho cây trồng ngoài đồng cũng như trong nhà lưới
Ký chủ: ký chủ của bọ trĩ ha gồm hơn 250 loài cây trồng, trong đó bao gồm nhiều loại rau, hoa và nhiều loài cỏ dại Ký chủ thích hợp hơn cả là ớt, dưa chuột và hoa cúc
Vòng đời của bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Perg
Bọ trĩ hoa trưởng thành có thể sống 30 – 40 ngày, và đẻ trứng 150 – 300 trứng vòng đời thay đổi từ 13 – 40 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ
Đặc điểm phân loại: theo Peter Gillespie bọ trĩ hoa có những đặc điểm sau:
Trang 26Ở Taiwan, phương pháp phòng trị bọ trĩ chủ yếu là dùng thuốc BVTV
Ở Philippines: theo PCARRD (Philippines Coucil for Agriculture and Resources Research and Development, 1977) chỉ ra rằng những loại thuốc BVTV sau dùng để tiêu diệt bọ trĩ:
Trang 27Cũng theo PCRRAD (1985) dùng kết hợp hai loại thuốc trở lên thì có hiệu quả hơn, những loại này phải được dùng với tỉ lệ và khoảng cách lần dùng giống khuyến cáo
Ở Indonesia sử dụng thuốc BVTV là phương pháp chính để phòng trừ
bọ trĩ, tuy nhiên người nông dân chưa phân biệt triệu chứng nào là do bọ trĩ, triệu chứng nào là do rầy mềm Do đó họ khó chọn được thuốc BVTV thích hợp
b Phòng trừ bọ trĩ bằng kĩ thuật canh tác
Theo Lewis (1973), sự tười hoặc làm ngập nước trước khi gieo trồng
có thể sử dụng để tiêu diệt nhộng của bọ trĩ Trên những vùng trồng chủ yếu
là lúa, người nông dân luôn trồng ớt (Chili) và hành tím sau vụ lúa, bằng biện pháp tưới một hoặc hai lần quần thể bọ trĩ có thể giảm
Ở Java, bọ trĩ phá hại hành có thể giảm bằng cách trồng hành tím bảo
vệ (biện pháp trồng cây bảo vệ)
Có thể tính toán thời vụ trồng để tránh được giai đoạn phá hoại cao ở
bọ trĩ trong năm Nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho mức độ gây hại của bọ trĩ trong mùa mưa
Dùng màng phủ nylon phản chiếu ánh sáng, những thí nghiệm phủ nylon (trắng hoặc Alluminium) ở Indonesia có hiệu quả trong việc phòng trừ
sự phá hại của bọ trĩ
Dùng bẫy dính để bắt côn trùng trưởng thành Ở Thái Lan, theo Lippold (1975) cho rằng dùng bẫy dính màu vàng hoặc màu trắng thì hiệu quả nhất cho việc bắt bọ trĩ trưởng thành Theo Cullining (1990), màu xanh da trời và màu trắng là màu hấp dẫn cho bọ trĩ và được sử dụng làm bẫy cho bọ trĩ dưa.Tuy nhiên màu vàng thì hầu như được đề nghị là màu hấp dẫn hơn cả
Dùng giống kháng
Ở India, Singh và Cheema (1989) báo cáo rằng số lượng của những dòng ớt với những điều kiện cải tiến có những mức độ chịu đựng khác nhau sau khi bị bọ trĩ tấn công
Trang 28Ở Netherlands đã nghiên cứu đánh giá tính kháng bọ trĩ trên dưa leo, kết quả là đã cung cấp những giống kháng bọ trĩ
Ở Indonesia, những chương trình về giống kháng bọ trĩ trên ớt được bắt đầu ở Lehri(1989), cho đến nay có 3 giống đia phương Tanggerang(LV 1125), Bogionegoro (LV 1912) và Scrang (LV 1106) có đặc tính là ít bị tấn công bởi bọ trĩ dưới điều kiện nhà lưới
c Phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp sinh học
Ramekers(1987), đề cập thiên địch ăn mồi Amblyseius spp, Orius minutus L
và nấm gây bệnh Entomobhthora spp có khả năng chống lại bọ trĩ
Theo Sureshkmar và Amanthakrishan(1987) báo cáo rằng những loại thiên
địch ăn tạp ở Indonesia là:
- Erythrothribs assiaticus Ram và Marg
- Franklinnothribs megalobs Tribom
- Androthribs flavibs Karni
+ Gieo giữa tháng 10 mật độ bọ trĩ 105 con.lá-1
+ Gieo giữa tháng 12 mật độ bọ trĩ 503 con.lá-1
+ Gieo giữa tháng 1 mật độ bọ trĩ 1425 con.lá-1
Sử dụng thuốc để phòng trừ bọ trĩ hại bong, trên giống bông VN 15 tại Nha Hố, Ninh Thuận, vụ khô 2002 với liều lượng như sau:
+ Tập kỳ 1,8EC (Abarmectin) 0,3 lít.ha-1
+ Confidor 100SL (Imidacloprid) 0,3 lít.ha-1
+ Pegasus 500DD (Diafenthiurm) 0,3 lít.ha-1
Trang 29Kết quả cho thấy dùng thuốc Tập Kỳ 1,8 EC (Abarmectin) 0,3 lít.ha-1 là hiệu quả nhất
2.3 Một số thuốc bvtv sử dụng trong thí nghiệm
2.3.1 Chess 50WG
Hoạt chất: Pymetrozine
Nhóm độc: III, độc đối với động vật có vú, LD50 đối với chuột 5.820 mg,kg-1
Da và mắt LD50 cấp tính qua da cho chuột > 2.000 mg,kg-1 Không gây kích thích da
và mắt, LC50 (4 h)> 1800 mg/m3 không khí
Qui cách: 7,5g, 15g
Liều lượng sử dụng: 0,3 kg.ha-1
Công dụng: Thuốc trị bộ cánh đều có chọn lọc gây ức chế hệ tiêu hóa, làm cho chúng ngừng ăn, lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh, hiệu quả kéo dài đến 2 tuần sau khi phun An toàn với môi trường và thiên địch
Đặc tính: Thuốc được sản xuất ở dạng bột hòa tan
Cơ chế tác động: Tác động tiếp xúc, thấm sâu, vị độc Bằng cách cản trở chức năng của ti thể để ngăn chặn hoạt động sống của tế bào Sau khi bị nhiễm thuốc, các côn trùng trở nên yếu, thay đổi màu sắc, ngừng hoạt động, sững sờ, và dẫn đến cái chết
Trang 30Hiệu quả cao trên sâu xanh da láng, dòi đục lá, bọ trĩ, nhện đỏ trên rau màu, đậu, hành tỏi, hoa hồng
Đặc tính: Thuốc dạng sánh như dầu, hòa tan trong acetone, tan trong nước
2.3.3 Mari gold 0,36AS
Hoạt chất: Matrine
Nhóm độc: ít độc
Công dụng: trị bọ trĩ, nhện đỏ trên dưa hấu
Đặc tính: Thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc thảo dược Rất ít độc trên người, cá, ong và không gây ô nhiễm môi trường
Liều lượng sử dụng: 7 – 10 ml.10 lít nước-1, 400 – 600 lít nước.ha-1
Thời gian cánh ly 7 ngày
Độ hòa tan trong nước: 0,51 g.L-1 (20°C)
Công dụng: Là thuốc trừ các loại sâu hại như: Bọ trĩ, rầy lửa, bọ cánh tơ, sâu
vẽ bùa, rệp sáp, rầy chổng cánh, rệp vảy
Liều lượng sử dụng: Pha 5-7ml thuốc cho 1 bình 8 lít Lượng nước phun.ha-1: 240-500L
Thời gian cách ly: 7 ngày
Dạng đóng gói:
Gói nhỏ 1g ( 700WG)
Chai 20ml và 100ml (100SL)
Trang 31Nhóm độc: III, LD50 qua miệng đối với chuột là 450 mg.kg-1
Cơ chế tác động: tiếp xúc, vị độc Độc đối với người, cá và ong mật
Trang 32Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng canh tác và tập quán phòng trừ bọ trĩ hại dưa hấu của nông dân tại huyện Cần Đước – Long An
Điều tra thành phần loài bọ trĩ (Thrips spp.) và mức độ gây hại của chúng trên
dưa hấu tại Cần Đước – Long An
Khảo sát hiệu lực của 4 loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ trĩ (Thrips
spp.) ở điều kiện đồng ruộng
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 26/01 – 04/2011
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí trên khu ruộng của một số nông dân tại Cần Đước – Long An
Phòng nuôi sâu bộ môn BVTV trường Đai học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3.3 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3% so với diện tích cả nước và bằng 8,74% diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Tọa
độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ
độ Bắc
Diện tích đất nông nghiệp: 331.286 ha
Trang 33Diện tích cây lương thực có hạt : 462.1 nghìn ha (2008)
3.3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu Long An
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền đông
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7oC Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 – 1.325 mm Mùa mưa chiếm trên 70
- 82% tổng lượng mưa cả năm Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 – 82%
Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ.ngày-1 và bình quân năm
từ 2.500 – 2.800 giờ Tổng tích ôn năm 9.700 – 10.100oC Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70% Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70% Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên
độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp
Trang 34Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ và ẩm độ không khí tại tỉnh Long An từ tháng 12- 3 năm 2011
Biểu đồ 3.2: Lượng mưa tại tỉnh Long An từ tháng 12- 3 năm 2011
3.3.3 Đặc điểm địa hình – thổ nhưỡng khu vực thí nghiệm
3.3.3.1 Địa hình.
Tỉnh Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm
74 75 76 77 78 79 80 81 82 83
Trang 35Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước
Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa) Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa) Khu vực Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hưng, thị xã Tân An có một số khu vực nền đất tốt, sức chịu tải cao, việc xử
lý nền móng ít phức tạp Còn lại hầu hết các vùng đất khác đều có nền đất yếu, sức chịu tải kém
3.3.3.2 Địa chất.
Nhóm đất phù sa ngọt : Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bổ chủ yếu ở
các huyện, thị : Tân Thạnh, Thị xã Tân An, Tân Trụ, Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành
và Mộc Hóa
Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: phân bố ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thường bị nhiễm mặn trong mùa khô
3.3.4 Đặc điểm nguồn nước tưới khu vực thí nghiệm
Địa hình Long An có sông vàm cỏ chảy qua và hệ thống kênh rạch dày đặc nên nước nước tưới ở đây quanh năm hầu hết là nước ngọt
Vào mùa nắng, nông dân sử dụng nước tưới cho nông nghiệp chủ yếu qua hệ thống kênh rạch và qua máy bơm từ kênh về Vì nước được dẫn từ các con sông lớn, nước được ra vô thường theo thủy triều, hệ thống đê ở đây tương đối tốt nên chất lượng nước tưới tương đối tốt
3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Vật liệu thí nghiệm
Vật liệu điều tra:
Chọn ba khu ruộng dưa hấu của nông dân tại huyện Cần Đước – Long An có diện tích tối thiểu 1.000 m2 cùng giống
Trang 36Phiếu điều tra, sổ tay ghi chép
Kết quả được xử lý bằng phần mềm SAS
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Điều tra hiện trạng sản xuất dưa hấu tại Cần Đước – Long An
a Phương pháp điều tra
Điều tra theo phương pháp phỏng vấn kết hợp với 30 phiếu điều tra có nội dung soạn thảo trước tại Cần Đước – Long An
b Chỉ tiêu
Thông tin chung (diện tích, năng suất, lợi nhuận,…)
Hiện trạng canh tác (giống, biện pháp canh tác,….)
Công tác BVTV trong sản xuất dưa hấu (các loại sâu bệnh hại chính và phòng trừ)
Chi tiết tham khảo phiếu điều tra nông hộ sản xuất dưa hấu đính kèm ở phụ lục
3.4.2.2 Điều tra mức độ gây hại của bọ trĩ tại Cần Đước – Long An
a Phương pháp điều tra
Áp dụng phương pháp điều tra theo tiểu chuẩn ngành 10 TCN 224: 2003 “Bảo
Vệ Thực Vật – cách điều tra ngoài đồng” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất bản năm 2003
Trang 37Cụ thể: Trên mỗi ô thí nghiệm chọn 4 điểm chéo góc (hình 3.2), Kết hợp với chọn 3 ruộng cố định, mỗi ruộng có diện tích tối thiểu 1.000m2, điều tra 5 điểm zic zắc (hình 3.1) tịnh tiến không lặp lại, mỗi điểm có diện tích 1m2
Đối với dưa hấu được 1 – 20 ngày sau mọc mỗi điểm lấy 3 gốc, mỗi gốc lấy 1 đọt, mỗi đọt đếm 5 lá tính từ ngọn trở xuống
Đối với dưa hấu từ 20 ngày sau mọc cho đến thu hoạch, mỗi điểm lấy 3 – 5
đọt, mỗi đọt đếm 5 lá từ ngọn xuống: thu mẫu thành trùng đem về phòng thí nghiệm
phân tích thành phần loài
•
Hình 3.1: Sơ đồ điều tra trên ruộng nông dân
Hình 3.2: Sơ đồ điều tra trên ô thí nghiệm
Trang 38+ Tỉ lệ đọt bị hại
Mật số bọ trĩ được tính theo công thức :
Mật số bọ trĩ (con/dây) = ∑ (tổng số bọ trĩ tại các điểm )/∑ ( đọt điều tra )
Tỉ lệ đọt bị hại = (số đọt có bọ trĩ/tổng số đọt điều tra)x100%
Theo dõi
+ 7 ngày.lần-1Æ 6 lần.vụ-1 Bắt đầu điều tra 7 ngày sau khi gieo
Ngoài ra sau mỗi lần điều tra ta còn điều tra thêm các ruộng dưa hấu khác và thu mẫu trên 2-3 ruộng nhất là thành trùng, sau đó đưa về phòng thí nghiệm phân tích thành phần loài
3.4.2.3 Xác định thành phần và mức độ gây hại dưa hấu của bọ trĩ tại Cần Đước – Long An từ 01 – 04/2011
Phương pháp: Điều tra thành phần, mức độ phổ biến của bọ trĩ được tiến hành theo phương pháp chọn lọc ngẫu nhiên trên cây dưa hấu bị nhiễm bọ trĩ ở các xã trồng dưa hấu trong huyện
Địa điểm: các xã Long Cang, Long Hòa, Long Khê
Thời gian: Từ tháng 1/2011 – 4/2011
Chỉ tiêu ghi nhận:
- Thành phần loài bọ trĩ
- Tỉ lệ hiện diện các loài bọ trĩ
3.4.3 Khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ trĩ của một số loại thuốc bvtv tại Cần Đước – Long An
So sánh hiệu lực phòng trừ bọ trĩ hại dưa hấu của 4 loại thuốc bvtv tại Cần Đước – Long An
3.4.3.1 Bố trí thí nghiệm
Địa điểm tiến hành thí nghiệm: Tại khu ruộng trồng dưa của nông dân xã
Long Hòa – Cần Đước – Long An
Trang 39Giống thí nghiệm: Dưa hấu super Hoàn Châu do công ty Syngenta phân phối Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (Hình 3.3)
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, thực hiện 4 nghiệm thức, mỗi ô nghiệm thức có diện tích 25m2 (5 m x 5 m) Tổng diện tích ô thí nghiệm là 300 m2
Hình 3.4: Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm
- Lượng dung dịch phun: theo khuyến cáo của thuốc
- Thời điểm phun: khi xuất hiện 2- 4 con bọ trĩ.đọt-1
Trang 403.4.3.2 Phương pháp theo dõi
Trên mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 4 điểm chéo góc tiến hành điều tra trên mỗi điểm cụ thể:
Mỗi điểm điều tra 3 gốc, mỗi gốc 1 ngọn khi cây từ 1 – 20 ngày sau mọc Mỗi điểm có diện tích 1m2, trong đó điều tra 5 đọt, mỗi đọt điều tra 5 lá tính từ ngọn xuống khi dưa hấu được 22 ngày đến cuối vụ
Thời gian điều tra: 1 ngày trước khi phun và 1, 3, 7 ngày sau phun
Chỉ tiêu theo dõi: Mật số bọ trĩ trước khi phun và 1, 3, 7 ngày sau khi phun
Tính hiệu lực thuốc sau 1, 3, 7 ngày sau khi phun theo công thức Abbott:
H% = 1 – (Ta/Ca)x 100%
Trong đó:
Ta : Số bọ trĩ còn sống trong lô nghiệm thức sau xử lý
Ca : số bọ trĩ còn sống trong lô đối chứng sau xử lý
Mật độ bọ trĩ (con/đọt)
Năng suất (kg/ha)
Hiệu quả kinh tế
3.5 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê ANOVA-2 bằng phần mềm SAS và phần mềm Excel