Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu mức độ gây hại của sâu đục thân mía, những đặc điểm hình thái, sinh học và hiệu quả phòng trừ sâu đục thân mình tím P.. Đặc điểm hình thái, sinh học
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************************
NGUYỄN THỊ HỒNG MAI
NGHIÊN CỨU SÂU ĐỤC THÂN MÌNH TÍM Phragmataecia castaneae
Hubner (Lepidoptera: Cossidae) GÂY HẠI MÍA VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG BẰNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11/2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************************
NGUYỄN THỊ HỒNG MAI
NGHIÊN CỨU SÂU ĐỤC THÂN MÌNH TÍM Phragmataecia castaneae
Hubner (Lepidoptera: Cossidae) GÂY HẠI MÍA VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG BẰNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ
Trang 3NGHIÊN CỨU SÂU ĐỤC THÂN MÌNH TÍM Phragmataecia castaneae Hubner
(Lepidoptera: Cossidae) GÂY HẠI MÍA VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG
BẰNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Đại học Nông Lâm TP HCM
3 Phản biện 1: PGS TS TRẦN VĂN HAI
Đại học Cần Thơ
4 Phản biện 2: TS NGUYỄN HỮU ĐẠT
Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II
5 Ủy viên: PGS TS NGUYỄN THỊ CHẮT
Đại học Nông Lâm TP HCM
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
Trang 4Điện thoại: 0908502988
Email: nguyenthihongmai1975@yahoo.com.vn
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Ký tên
Nguyễn Thị Hồng Mai
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự động viên, chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô giáo, sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài, xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến:
PGS TS Nguyễn Thị Chắt đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài để luận văn hoàn thành đúng hạn
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn
Quý thầy cô tham gia giảng dạy, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học và thực tế vô cùng quý báu
Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia khóa học
Phòng Kinh tế quận Bình Tân trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Tân đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để hoàn thành luận văn
Phòng Thí nghiệm – Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ trang thiết bị thí nghiệm để tôi hoàn thành luận văn
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sâu đục thân mình tím Phragmataecia castaneae Hubner
(Lepidoptera: Cossidae) gây hại mía và hiệu quả phòng trừ chúng bằng một số loại thuốc bảo vệ thực vật tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại vùng trồng mía ở xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh và phòng thí nghiệm thuộc Chi cục Bảo
vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu mức độ gây hại của sâu đục thân mía, những đặc điểm hình
thái, sinh học và hiệu quả phòng trừ sâu đục thân mình tím P castaneae bằng thuốc bảo vệ
thực vật
Kết quả ghi nhận tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh tại thành phố Hồ Chí Minh nông dân trồng mía cả 2 mùa khô và mùa mưa, trong đó 43,64% trồng vào mùa khô Để phòng trừ sâu hại, nông dân thường sử dụng thuốc Basudin 10 G, Cyperan 5 EC và Padan
95 SP Đa số nông dân phun 3 lần đến 4 lần trong một vụ mía với liều lượng thuốc sử dụng cao hơn khuyến cáo
Ghi nhận 9 loài sâu hại mía, trong đó có 5 loài sâu đục thân (thuộc bộ cánh vảy – Lepidoptera) Trong các loài sâu đục thân, tỷ lệ hiện diện trung bình cao nhất là sâu đục
thân bốn vạch Chilo infuscatellus Snellen (31,6%) và sâu đục thân mình tím P castaneae
(29,4%) Xuất hiện 2 loài thiên địch sâu hại trên cây mía (1 loài thuộc bộ Dermaptera ăn trứng và sâu non, 1 loài thuộc bộ hai cánh Diptera ký sinh sâu non)
Thành trùng sâu đục thân mình tím P castaneae có màu nâu vàng, trên cánh có
các chấm màu vàng nghệ nhỏ, cánh ngắn hơn bụng Ấu trùng có 8 tuổi, thời gian phát dục
61 - 73 ngày Thời kỳ nhộng từ 14 - 16 ngày Cả vòng đời kéo dài khoảng 90 – 114 ngày Khả năng đẻ trứng trung bình của 1 con cái 233,5 ± 76,61 trứng, thời gian đẻ 2 – 3 ngày,
đẻ trứng vào ban đêm
Mía bị hại do sâu đục thân bắt đầu lúc 30 – 40 ngày sau trồng, tỷ lệ hại cao nhất khi mía được 210 – 240 ngày, sau đó giảm dần Tỷ lệ lóng bị hại bắt đầu từ 110 – 120 ngày sau trồng, cao nhất khi mía được 190 ngày, sau đó giảm dần
Trang 8- Trong phòng thí nghiệm, thuốc cho hiệu lực phòng trừ sâu đục thân mình
tím P castaneae cao nhất 7 ngày sau xử lý là Marshal 200SC Hai loại thuốc trừ
sâu vi sinh Beauveria và Bemetent WP tuy hiệu lực phòng trừ không cao bằng các loại thuốc hóa học nhưng so với đối chứng vẫn cho hiệu quả
- Trong điều kiện ngoài đồng, sau 14 ngày phun thuốc, thuốc có hiệu lực cao nhất phòng trừ sâu đục thân là Marshal 200SC Thuốc trừ sâu vi sinh Bemetent WP có hiệu lực phòng trừ sâu đục thân không cao bằng các loại thuốc hóa học nhưng so với đối chứng vẫn cho hiệu quả
Trang 9ABSTRACT
The thesis named “Researching biological characteristics of Phragmataecia
castaneae Hubner (Lepidoptera: Cossidae) which destroyed sugarcane and survey the
effective prevention, then control them by applying pesticide in Ho Chi Minh City” was carried out at sugarcane farms in Binh Loi Ward, Binh Chanh District, Ho Chi Minh City and in the Insect Science Laboratory at Plant Protection Sub Departement in Ho Chi Minh City, from June 2010 to April 2011 The objectives of the study were to find out harmful levels of sugarcane borer, the morphological characteristics, biology and the effective prevention and control them by applying insecticides
In Binh Loi Ward, Binh Chanh District, Ho Chi Minh City, most of farmers grow sugarcane in both dry and rainy season Of which 43.64 percents of farmers grow sugarcane in dry season The unique method used to control sugarcane moth borers is using insecticides such as Basudin 10 G, Cyperan 5 EC and Padan 95 SP Most of farmers applied those types of insecticides every 3 or 4 times on crop and higher amount than guidance
Nine sugarcane insects were found, including five species of borer (belong to
Lepidoptera) In the borer species, Chilo infuscatellus Snellen and P castanea were the
highest rate in 31.6 % and 29.4 % respectively During the experiment, there have two natural enemies of insects on sugarcane One belong to Dermaptera which eats eggs and larvae The other one belong to Diptera which parasitizes on larvae
The adult of P castaneae has yellow color There have many small saffron dots on
the wings Wings are shorter than abdomen Larvae are developed by eight stages of age, larval period is about 61 – 73 days The pupal period is about 14 – 16 days The cycle life of
P castaneae is 90 – 114 days The average number of eggs laid per female was 233,5 ±
76,61 eggs, delivery time in 2 to 3 days Eggs were laid at night
Sugarcane was started to affect by borer at 30 to 40 days after planting, reached the highest rate at 210 to 240 days, then gradually decrease The rate of internode was damaged starting from 110 to 120 days after planting, reached the highest rate at 190 days, then subside
Trang 10In the Laboratory, the highest effective insecticide for preventing borer purple P
castaneae (7 days after treatment) was Marshal 200SC Two biological insecticides,
Beauveria and Bemetent WP, were not highly effective preventing in compare with chemical insecticides, but they were over the control treatment
In the field, at 14 days after application, the highly effective insecticide for
preventing borer purple P castaneae was Marshal 200SC Biological insecticide,
Bemetent WP, had lower effective prevention borer than chemical insecticide, but higher than control treatment
Trang 11iv
v
ix xiv
xv xvii
1.2 Những nghiên cứu về sâu đục thân và thiên địch của sâu đục thân mía 7
1.3 Đặc điểm hình thái, sinh học, mức độ và triệu chứng gây hại, biện
pháp phòng trừ của một số sâu đục thân chính trên mía
11
Trang 121.3.1 Sâu đục thân 4 vạch Chilo sacchariphagus Bojer 11
1.3.3 Sâu đục thân mình tím Phragmataecia castaneace Hubner 13
1.3.4 Sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen 15
1.3.5 Sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius 16
1.3.6 Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ sâu đục thân 17
1.4 Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng 20
1.4.3 Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh
22
Trang 132.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác trên cây mía 29 2.4.2 Điều tra mức độ gây hại, thành phần và tỷ lệ hiện diện sâu đục thân
mình tím P castaneae hại mía Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh
học sâu đục thân mình tím P castaneae
30
2.4.2.1 Điều tra mức độ gây hại, thành phần sâu đục thân mía và tỷ lệ hiện
diện sâu đục thân mình tím P castaneae gây hại mía
30
2.4.2.2 Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học sâu đục thân mình tím P
castaneae gây hại mía
31
2.4.3 Đánh giá mức độ bị ký sinh đối với sâu đục thân mình tím P
castaneae gây hại mía
34
2.4.4 Khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu đục thân mía bằng thuốc bảo vệ
thực vật
34
2.4.4.1 Khảo sát hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật trong phòng thí
nghiệm đối với sâu đục thân mình tím P castaneae
34
2.4.4.2 Khảo sát hiệu lực của thuốc ngoài đồng 36
Trang 142.6 Phương pháp xử lý số liệu 39
3.1 Hiện trạng canh tác mía tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành
phố Hồ Chí Minh năm 2010
40
3.2 Mức độ gây hại sâu đục thân mía, thành phần sâu hại và thiên địch
của sâu đục thân mía tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh
46
3.2.1 Thành phần sâu hại và thiên địch của sâu đục thân mía tại xã Bình
Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
46
3.2.2 Thành phần sâu đục thân mía và tỷ lệ hiện diện sâu đục thân mình
tím P castaneae gây hại mía tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh
50
3.2.4 Đặc điểm hình thái, sinh học sâu đục thân mình tím P
castaneae trên cây mía
59
3.2.4.1 Đặc điểm hình thái sâu đục thân mình tím P castaneae trên cây
mía
59
3.2.4.2 Triệu chứng gây hại của sâu đục thân mình tím P
castaneae trên cây mía
65
3.2.4.3 Đặc điểm sinh học sâu đục thân mình tím P castaneae trên cây
mía
65
3.2.4.4 Mức độ bị ký sinh đối với loài sâu đục thân mình tím P
castaneae trên cây mía
71
3.3 Hiệu quả phòng trừ sâu đục thân mía bằng thuốc bảo vệ thực vật 73
3.3.1 Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu đục thân mình tím P
castaneae trong phòng thí nghiệm
73
3.3.2 Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng 75 3.3.2.1 Ảnh hưởng của thuốc đến tỷ lệ cây bị hại 75
Trang 153.3.2.2 Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu đục thân 77
Phụ lục 1 Sử dụng đất nông nghiệp của xã Bình Lợi năm 2010 86
Phụ lục 2 Diễn biến thời tiết, khí hậu từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 4 năm
2011
86
Phụ lục 4 Phiếu điều tra hiện trạng canh tác mía 89
Phụ lục 5 Biến động mức độ gây hại của sâu đục thân mía 91
Phụ lục 6 Mức độ bị ký sinh và tỷ lệ đực, cái tham gia đẻ trứng của sâu đục
thân mình tím P castaneae thu từ ngoài tự nhiên
94
Phụ lục 7 Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đối với mật số sâu đục thân
mình tím P castaneae trong phòng thí nghiệm
Trang 17DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Loại thuốc và liều lượng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu đục
thân mình tím P castaneae trong phòng thí nghiệm
Bảng 3.5 Thành phần và tỷ lệ hiện diện sâu đục thân hại mía (tại xã Bình
Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2010)
51
Bảng 3.6 Kích thước các pha phát dục của sâu đục thân mình tím P
castaneae (tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ
Chí Minh năm 2010)
59
Bảng 3.7 Kích thước vỏ đầu của ấu trùng loài sâu đục thân mình
tím P castaneae (tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành
phố Hồ Chí Minh năm 2010)
63
Bảng 3.8 Thời gian phát triển của ấu trùng sâu đục thân mình tím P
castaneae (tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ
Chí Minh năm 2010)
67
Bảng 3.9 Vòng đời của sâu đục thân mình tím P castaneae (tại xã
Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh năm
2010)
68
Trang 18Bảng 3.10 Mức độ phát triển các giai đoạn của sâu đục thân mình tím P
castaneae (tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ
Chí Minh năm 2010)
70
Bảng 3.11 Thời gian phát dục và khả năng sinh sản của trưởng thành loài
sâu đục thân mình tím P castaneae (tại xã Bình Lợi, huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010)
71
Bảng 3.12 Mức độ bị ký sinh và tỷ lệ đực, cái tham gia đẻ trứng của sâu
đục thân mình tím P castaneae thu từ ngoài tự nhiên
72
Bảng 3.13 Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu đục thân mình
tím P castaneae trong phòng thí nghiệm năm 2010
74
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của thuốc đến tỷ lệ cây mía bị hại trước khi phun 1
ngày và sau khi phun 3, 5, 7 và 14 ngày (tại xã Bình Lợi, huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2010)
76
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu đục thân sau
khi phun 3, 5, 7 và 14 ngày (tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010)
78
Trang 19DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Nhiệt độ, ẩm độ trung bình từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 4
năm 2011 tại khu vực xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
21
Hình 1.2 Lượng mưa trung bình từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 4 năm
2011 tại khu vực xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh
22
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí điều tra mức độ gây hại sâu đục thân mía 30
Hình 2.2 Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học sâu đục thân mình tím
P castaneae gây hại mía
33
Hình 2.3 Thí nghiệm phòng trừ sâu đục thân mình tím P
castaneae bằng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng thí
nghiệm
35
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm thử hiệu lực thuốc ngoài đồng 37
Hình 2.5 Bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu quả phòng trừ sâu đục thân mía
bằng thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng
Hình 3.4 Biến động mức độ gây hại của sâu đục thân mía tại hộ bà
Nguyễn Thị Là, ấp 2, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
56
Hình 3.5 Biến động mức độ gây hại của sâu đục thân mía tại hộ ông Phạm
Văn Kiếm, ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố
57
Trang 20Hồ Chí Minh năm 2010
Hình 3.6 Biến động mức độ gây hại của sâu đục thân mía tại hộ ông
Nguyễn Văn Hồng Sơn, ấp 3, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
58
Hình 3.7 Đặc điểm hình thái sâu đục thân mình tím P castaneae tại xã
Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
61
Hình 3.8 Ấu trùng và vỏ đầu các tuổi sâu đục thân mình tím
P castaneae tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành
phố Hồ Chí Minh năm 2010
64
Hình 3.9 Triệu chứng gây hại của sâu đục thân mình tím P
castaneae tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ
Chí Minh năm 2010
66
Hình 3.10 Vòng đời sâu đục thân mình tím P castaneae tại xã Bình Lợi,
huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
69
Trang 21MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Mía là cây công nghiệp lấy đường của ngành mía đường Đường có vai trò lớn trong khẩu phần thức ăn hàng ngày của con người, là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội Ngoài sử dụng trực tiếp, đường còn đóng vai trò cung cấp năng lượng thông qua các thực phẩm chế biến, lên men
Trên thế giới, đường thực phẩm được chế biến từ hai nguyên liệu chính là mía và củ cải đường Ở Việt Nam, cây mía là nguyên liệu duy nhất để chế biến ra đường Ngày nay, cây mía còn chiếm một vị trí quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đa dạng hóa sản xuất phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, nông dân có truyền thống trồng mía lâu đời nhưng trong nước lại thiếu nguyên liệu để sản xuất đường Trong năm 2010, toàn bộ 40 nhà máy đường trong nước chỉ ép mía và sản xuất đường cầm chừng vì thiếu nguyên liệu trầm trọng
Trong 3 năm trở lại đây, ngành mía đường chỉ tăng về số lượng, quy mô nhà máy sản xuất, nhưng diện tích trồng mía giảm mạnh, sản lượng mía đường sụt giảm khoảng 40 – 45% Năng suất cây mía ở Việt Nam thấp, chỉ bằng 73% so với mía Trung Quốc, trình độ kỹ thuật trồng mía của người nông dân còn thấp, chưa có
bộ giống mía tốt cho từng vùng sinh thái và đặc biệt là bị sâu, bệnh phá hại nghiêm trọng Trong các loài dịch hại mía, nhóm sâu đục thân phát sinh phổ biến và gây thiệt hại rất nặng
Sâu đục thân mía là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất cũng như chất lượng mía nguyên liệu Chúng không những trực tiếp gây hại cây mía bằng cách đục ăn đỉnh sinh trưởng, phần thân ngọn, thân lóng, làm chết, gãy, đổ cây hay hạn chế cây mía sinh trưởng, phát triển và tích lũy đường, mà còn
Trang 22tạo ra các vết thương cơ giới để cho một số loài bệnh xâm nhập, gây hại, làm giảm chất lượng nước mía trong quá trình chế biến Trong nhóm sâu đục thân mía thì sâu đục thân mình tím là một loài mới xuất hiện và gây hại mía trong những năm gần đây ở vùng Đông Nam bộ
Để tìm hiểu thêm về đối tượng gây hại nguy hiểm này trên mía trồng ở
thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sâu đục
thân mình tím Phragmataecia castaneae Hubner (Lepidoptera: Cossidae) gây
hại mía và hiệu quả phòng trừ chúng bằng một số loại thuốc bảo vệ thực vật tại thành phố Hồ Chí Minh”
2 Mục tiêu và yêu cầu
2.1 Mục tiêu
Xác định thành phần và mức độ gây hại của sâu đục thân mía, tỷ lệ hiện
diện và đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đục thân mình tím P castaneae Tìm
ra loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu đục thân mía, góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất mía tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2 Yêu cầu
- Xác định hiện trạng canh tác và biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây mía trồng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Xác định mức độ gây hại sâu đục thân mía, tỷ lệ hiện diện và khảo sát đặc
điểm hình thái, sinh học của sâu đục thân mình tím P castaneae trên cây mía
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu đục thân mía bằng thuốc bảo vệ thực vật
Trang 23Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Khái quát về cây mía
1.1.1 Phân loại
Cây mía thuộc:
Họ hòa thảo: Gramineae
Nhánh: Saccharineae
Loại: Saccharum
Trong loại Saccharum còn chia ra 05 loài: loài nhiệt đới Saccharum
officinarum L., loài Trung Quốc Saccharum sinese Roxb, loài Ấn Độ Saccharum barberi Jesw, loài hoang dại thân nhỏ Saccharum spontaneum L., loài hoang dại
thân to Saccharum robustum Bround and Jesw
Các giống mía trồng là sản phẩm lai tự nhiên, lai nhân tạo giữa các loài kể
trên hoặc do tuyển chọn từ ba loài S officinarum, S sinese và S barberi (Trần Văn
Sỏi, 2003)
1.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Cây mía có trên trái đất và được loài người sử dụng từ thời xa xưa
Theo Artschwager và ctv (1958), tổ tiên chung hoang dại của cây mía có nguồn gốc ở Nam Á, phân bố khắp vùng rộng lớn vào kỷ Create Khoảng 15.000 đến 8.000 năm trước công nguyên, thổ dân vùng Tân Guinee từ loài mía dại
S robustum qua nhiều thế hệ chọn những cây mía ngọt, mềm, thân to, dễ mọc
trồng trong vườn để ăn, hình thành dần loài “mía trồng” (trích dẫn bởi Thái Nghĩa, 2006)
Trang 24Tuy nhiên, De Candelle cho rằng cây mía được trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á rồi từ đó qua Châu Phi và sau cùng là Châu Mỹ (trích dẫn bởi Trần Thùy, 1999)
Nguồn gốc từ 50 Nam, ngày nay cây mía đã được phân bố đến 320 vĩ Bắc và
300 vĩ Nam, trở thành một trong những cây quan trọng trong 121 nước trong vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới (Thái Nghĩa, 2006) Cây mía Việt Nam đã có từ lâu, 4000 năm trước, người Việt cổ đã biết trồng mía, nhiều giống mía địa phương được thuần hóa từ dạng cây mía dại như “mía gie” ở Bắc bộ, “mía lau” ở Trung bộ, “mía giấy” ở Quảng Ngãi, “mía lau bàu” ở Bình Định, “mía đê” ở Bến Tre vẫn còn tồn tại (Lê Hồng Sơn và Vũ Năng Dũng, 2000) Tác giả Lý Văn Ni (Trung Quốc) viết:
“Cây mía và nghề chế biến đường cổ xưa ở Trung Quốc đã được du nhập từ Giao Chỉ (Việt Nam) đến Quảng Đông, Hồ Bắc,… là biên cương của nước Sở thời Chiến Quốc vào Trung Nguyên” (Nguyễn Huy Ước, 1994)
Theo Trần Văn Sỏi (2003), đường mía của Việt Nam đã từng được dùng làm cống phẩm cho các triều đình phong kiến Trung Quốc từ thời Hán Cao Đế, vào năm 206 trước Công nguyên
1.1.3 Đặc điểm thực vật học
- Cây mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ cấp Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom giống hoặc hạt giống, có nhiệm vụ hút nước trong đất để giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu Rễ thứ cấp bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đổ ngã, đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trong suốt chu kỳ sinh trưởng
- Thân mía vừa biểu hiện đặc trưng của giống, vừa phản ánh tình trạng sinh trưởng và tác động của biện pháp kỹ thuật canh tác Thân là đối tượng thu hoạch,
là nơi dự trữ đường được dùng làm nguyên liệu chính để chế biến đường ăn
- Bộ lá mía phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn và hiệu suất quang hợp cao, giúp cây tổng hợp một lượng đường rất lớn
1.1.4 Giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế
Cây mía là nguyên liệu tươi của công nghiệp đường mía Bản chất đường mía là một loại polysaccharid saccharose, có vị ngọt, nồng độ ổn định, có khả năng
Trang 25tồn trừ lâu, không độc như các loại đường hóa học (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997)
Về giá trị dinh dưỡng, đường mía là nguồn năng lượng quan trọng, 1,0 kg đường cung cấp năng lượng tương đương 0,5 kg mỡ hoặc 50 – 60 kg rau quả Giá trị dinh dưỡng của đường tương đương giá trị của các chất bột khác, vì vậy nó được sử dụng như một nguồn thực phẩm bổ sung (Trần Văn Sỏi, 2003)
Về sinh lý, đường cần thiết cho sức khỏe con người với liều lượng hợp lý trong khẩu phần ăn hàng ngày Về mặt kinh tế xã hội, đường là thực phẩm nhạy cảm trong an ninh thực phẩm (Thái Nghĩa, 2006)
Về phương diện năng lượng, sản lượng đường toàn thế giới chỉ chiếm 7%
so với năng lượng các loại cây ngũ cốc cung cấp
Đường là một loại thực phẩm có nhiều công dụng như làm bánh kẹo các loại, làm nước giải khát,… hoặc làm tăng hương vị của các loại thực phẩm khác
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997), các sản phẩm phụ của mía đường giá trị có thể gấp 3 – 4 lần sản phẩm chính:
+ Mật rỉ: chiếm 3% - 5% trọng lượng mía đem ép, là dung dịch chứa 10% nước, 35% đường saccharose, 20% các loại đường khử và các chất khoáng, chất hữu cơ khác Từ mật rỉ, sau khi cho lên men và chưng cất, sản xuất ra rượu Rhum, men thực phẩm, men thức ăn gia súc, bột ngọt; sản xuất ethanol – cồn ethylic, pha với xăng dùng cho động cơ đốt trong của ôtô Ethanol được xem như nguyên liệu mới, sạch, không ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do độ phát thải khí
SOx, NOx ít hơn so với xăng truyền thống Thái Nghĩa (2006) cho rằng năng suất mía 85 tấn/ha có thể sản xuất được 6,0 tấn cồn ethylic Từ một tấn mật rỉ có thể sản xuất 220 – 280 lít cồn
Từ năm 1975, tại Brazil, đã sử dụng cồn sản xuất từ mía để pha vào xăng với tỷ lệ đến 20%, thậm chí có thể lên tới 30% – 40% để dùng trong ngành vận tải
Mỹ bắt đầu thử nghiệm sử dụng xăng pha cồn từ năm 1976 Từ năm 2000, Thái Lan và một số nước trong khu vực bắt đầu sử dụng xăng pha cồn với tỷ lệ 15% Hiện nay, nhiên liệu sinh học được sử dụng phổ biến ở hơn 50 quốc gia trên thế giới (Trần Văn Sỏi, 2003)
Trang 26+ Bã mía: chiếm 25% – 30% so với trọng lượng mía cây đem ép, chứa trung bình 49% nước, 48,5% cenlulose và 2,5% chất hòa tan (đường) Bã mía dùng làm nhiên liệu sản xuất điện, làm ván ép cách âm, giấy, bột giấy, làm dầu bôi trơn, làm thức ăn gia súc, Tính đến năm 1980, thế giới có khoảng 80 nhà máy lớn làm giấy, bột giấy từ bã mía (Thái Nghĩa, 2006)
Cuối những năm 1990, nhà máy đường Hiệp Hòa đã sử dụng bã mía làm ván ép đạt chất lượng cao (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi, 1997)
+ Bùn lọc: là phần cặn bã còn lại sau khi lọc trong nước mía, chiếm 3% - 3,5% trọng lượng mía đem ép Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 1,6% P2O5, 0,4% K2O
và 5% CaO Sáp mía rút từ bùn lọc ra có thể dùng làm sơn, xi đánh bóng, chất cách điện,… Sau khi rút sáp, bùn lọc dùng làm phân bón cho mía rất tốt Tại Việt Nam,
vụ mía 2001 – 2002 có 33/40 nhà máy sử dụng bã bùn làm phân vi sinh thu được 150.000 tấn, đáp ứng 40% nhu cầu của vùng nguyên liệu như Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Sinh kết hợp với nhà máy đường Khánh Hòa, La Ngà sử dụng bã bùn để sản xuất phân Komix bột mỗi năm hàng trăm tấn để bón cho mía, cà phê, cao su đạt hiệu quả cao (Thái Nghĩa, 2006)
+ Ngọn, lá mía: có hàm lượng chất xơ thấp, tinh bột và đường khử cao Trong một năm, 1,0 ha mía có thể cho 2,0 – 2,2 tấn khô ngọn mía, chứa 0,8 – 1,0 tấn hydrat carbon dễ hấp thu Thái Nghĩa (2006) cho rằng tại Cuba, đã nghiên cứu dùng cây mía làm thức ăn cho bò có lợi cho các cây khác vì khả năng cho năng suất cao, hydrat carbon cao, giá thành rẻ
khô (tấn/ha)
Hydrat carbon (tấn/ha)
Giá thành (USD/tấn) chất khô
Giá thành (USD/tấn) hydrat carbon
Mía
Cỏ voi
Cỏ Pangola
31,6 24,0 15,0
22,1 11,5 5,0
14,0 46,2 35,8
20,0 97,2 107,4 (Nguồn: Thái Nghĩa, 2006)
Trang 27Trong sản xuất nông nghiệp, mía là cây trồng có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao vì là cây trồng có khả năng thích ứng cao, có sinh khối lớn nhờ khả năng quang hợp mạnh, năng suất cao và ổn định, lại có thể giữ gốc nhiều năm
1.2 Những nghiên cứu về sâu đục thân và thiên địch của sâu đục thân mía 1.2.1 Sâu đục thân trên cây mía
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cây mía bị nhiều loài côn trùng phá hại và gây tổn thất lớn, trong đó nhóm sâu đục thân phát sinh phổ biến
và gây thiệt hại rất nặng Solomon và ctv (2000) cho rằng các loài sâu đục thân mía có thể làm giảm 22 - 30% năng suất mía cây và 12,5% hàm lượng đường
Theo CIRAD (2000), hàng năm nhóm sâu đục thân mía đã gây tổn thất khoảng 54% tổng sản lượng mía của toàn thế giới
Tại Việt Nam, Nguyễn Huy Ước (1994) đánh giá rằng, hàng năm, thiệt hại
do nhóm sâu đục thân gây ra ở miền Đông Nam bộ lên tới 20% năng suất mía
Trên thế giới đã ghi nhận được 1.300 loài sâu hại mía, Box (1953) phân chia chúng thành nhiều nhóm khác nhau, trong số đó đáng chú ý nhất là nhóm sâu
đục thân mía Nhóm sâu này bao gồm các loài: sâu đục thân mình hồng Sesamia
inferens Walker, sâu đục thân mình tím Phragmataecia castaneae Hubner, sâu đục
thân 4 vạch Proceras venosalus Walker, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo
infuscatellus Snellen, sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricus,…
Ở những nước và vùng lãnh thổ Châu Á xung quanh nước ta như Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan, Indonesia,… sâu đục thân luôn được đánh giá là đối tượng gây hại nguy hiểm nhất Tuy nhiên, thành phần sâu hại mía và mức độ gây hại rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện sinh thái từng vùng, từng quốc gia trên thế giới Không những thế, trong một quốc gia, thành phần các loài sâu cũng luôn có sự biến động giữa các vùng sinh thái, giữa trước đây và sau này
Về thành phần sâu đục thân, David (1977) cho rằng ở Ấn Độ có tới 09 loài thuộc bộ cánh vảy thường xuyên thấy xuất hiện gây hại nặng cho cây mía
Theo Boedijono (1980), ở Medan (đảo Bắc Sumatra, Indonesia), trong vụ
mía 1977 - 1978, sâu đục thân mình tím P castaneae đã gây nên tỷ lệ lóng bị hại
Trang 28khoảng 17% – 48%; Anonymous (1979) cho rằng mỗi 1% lóng bị hại bởi sâu đục
thân mình tím P castaneae thì mất đi 0,7% năng suất đường
Ở Malaysia, Lim và Pan (1980) cho biết có 25 loài sâu đục thân hại mía, trong đó, 11 loài được đánh giá là gây hại nghiêm trọng Một số loài sâu đục thân
đã phát sinh thành dịch gây hại trên diện tích mía khá rộng, một số loài khác thì được xác định là có nguy cơ phát sinh gây hại mạnh trong tương lai Tuy nhiên,
loài sâu đục thân mình tím P castaneae chỉ là thứ yếu, nhưng theo Waterhouse
(1993) thì đây là loài sâu hại chủ yếu cục bộ
Ở Đài Loan, Cheng (1994) đã ghi nhận có có 5 loài sâu đục thân hại mía
nhưng không phát hiện thấy loài sâu đục thân mình tím P castaneae
Trên phạm vi miền Đông Nam bộ, kết quả điều tra thành phần sâu hại mía của Đỗ Ngọc Diệp và ctv (1987), Vũ Hữu Hạnh và ctv (1995), Nguyễn Đức Quang (1997), ghi nhận 20 loài sâu gây hại thường xuyên trên mía, trong đó có 5 loài sâu đục thân gây hại phổ biến nhất, chiếm 25% tổng số loài xác định, nhưng
không phát hiện ra sâu đục thân mình tím Phragmataecia sp
Tại Việt Nam, theo kết quả của nhóm chuyên gia nghiên cứu Việt Nam - Đài Loan (CTM, 1961, 1963) và Cao Anh Đương (1998) điều tra khảo sát tình hình sâu hại trên các loại cây trồng, thu được 45 loài côn trùng gây hại mía, trong
đó 6 loài sâu đục thân gây hại cây mía là sâu đục thân mình hồng S inferens, sâu đục thân 4 vạch P venosatus, sâu đục thân 5 vạch C infuscatellus, sâu đục thân mình trắng S nivella, sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana Snellen, và sâu đục thân mình tím Phragmataecia sp
+ Vùng trồng mía của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận thuộc Duyên Hải miền Trung có 5 loài sâu đục thân gây hại, tuy nhiên chưa thấy
xuất hiện loài sâu đục thân mình tím Phragmataecia sp
+ Ở vùng mía Quảng Ngãi có 6 loài sâu đục thân thường xuyên gây hại
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sâu đục thân mình tím Phragmataecia sp là loài
gây hại chủ yếu và nguy hiểm nhất
Trang 29+ Ở miền Tây Nam Bộ, đã xác định có 4 loài sâu đục thân thường xuyên
gây hại mía, nhưng chưa thấy xuất hiện sâu đục thân mình tím Phragmataecia sp
và sâu đục thân 5 vạch C infuscatellus
Loài sâu đục thân mình tím P castaneae chính thức được thông báo thấy
xuất hiện trên đồng ruộng Việt Nam từ năm 1995 (Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung, 1995), được Viện nghiên cứu côn trùng Vương quốc Anh (Commonwealth Institute of Eatomology) định danh (Đỗ Ngọc Diệp và Cao Anh Đương, 2000)
Miền Đông Nam bộ có 7 loài sâu đục thân gây hại mía, trong đó 3 loài sâu
đục thân gây hại chủ yếu là sâu đục thân 4 vạch P venosatus, sâu đục thân mình tím P castaneae, sâu đục thân mình hồng S inferens (Đỗ Ngọc Diệp, 2002)
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2004), trên cây mía có 7 loài sâu đục thân,
tuy nhiên sâu đục thân mình tím P castaneae là ít phổ biến nhất
Lâm Văn Su (2005) cho biết ở Tây Ninh có 7 loài sâu đục thân, nhiều nhất
là sâu đục thân mình hồng Sesamia sp., sâu đục thân mình tím P castaneae và sâu đục thân 4 vạch P venosatus
Kết quả điều tra của Dương Văn Đô (2005) ghi nhận có 5 loài sâu đục thân
phổ biến, trong đó loài sâu đục thân mình hồng S inferens tuy mật số và tỷ lệ gây hại không cao bằng loài sâu đục thân 4 vạch P venosatus nhưng cách thức phá hại
có thể được đánh giá là nguy hiểm nhất (vì xuất hiện phổ biến và thường trực trên đồng ruộng) và có sức tàn phá nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất Tuy nhiên,
loài sâu đục thân mình tím P castaneae có cách phá hại đáng sợ nhất, làm cho cây
mía chết ngay từ nhỏ hoặc bị rỗng bên trong, khi lớn dễ gây gãy đổ khi có gió
Như vậy, thành phần sâu đục thân và mức độ gây hại của từng loài có sự biến động đáng kể tùy thuộc vào điều kiện sinh thái ở từng nơi, từng thời gian Có
những loài sâu hại quan trọng như sâu đục thân mình tím P castaneae, mặc dù đã
có mặt trên đồng ruộng các tỉnh phía Nam từ khá sớm, nhưng do ít quan tâm và có
thể bị lầm lẫn với sâu đục thân mình hồng S inferens nên trong một thời gian dài
mới được chính thức ghi nhận và hiện nay được xác định là 1 trong 3 loài sâu đục thân mía gây hại nguy hiểm nhất cho vùng trồng mía ở Việt Nam cần phải tập trung phòng trừ trong thời gian tới (Nguyễn Đức Quang, 2007)
Trang 301.2.2 Thiên địch của sâu đục thân mía
Ở Châu Phi, Conlong (2000) điều tra và thu được 30 loài côn trùng ký sinh sâu đục thân mía ở 8 nước trồng mía khác nhau, trong đó có 7 loài ở Nam Phi
Tại Thái Lan, cũng đã phát hiện được một số lượng lớn các loài thiên địch
của nhóm sâu đục thân mía, trong đó ong mắt đỏ Trichogramma chilotraeae và ong kén trắng chân vàng Cotesia flavipes Cameron được xác định là những loài
phổ biến và quan trọng nhất (Suasa-ard và ctv, 2000)
Theo tổng kết của CABI (2007), đã xác định được 11 loài côn trùng thiên
địch và 4 loại bệnh hại sâu đục thân mía mình tím P castaneae Trong số đó, 2 loài ong mắt đỏ (Trichogrammatoidea nana và Tumidiclava sp.) ký sinh trứng, 1 loài ruồi Sturmiopsis inferens Townsendký sinh sâu non, 3 loài ong (ong kén nhỏ
Rhaconotus roslinensis, ong kén trắng chân vàng C flavipes, Campyloneurus sp.)
ký sinh sâu non và 1 loài ong cự vàng Xanthopimpla sp ký sinh nhộng được coi là
có vai trò quan trọng trong việc khống chế sâu đục thân mía mình tím P castaneae
trên đồng ruộng
Tại Việt Nam, Lương Minh Khôi (1998) ghi nhận có 3 loài thiên địch chính
của sâu đục thân hại mía là 2 loài ong ký sinh trứng (ong mắt đỏ Trichogramma sp., ong đen Telenomus sp.) và ong đen kén trắng chân vàng Apentales flavipes
Cameron ký sinh trên sâu non Tuy nhiên, chưa phát hiện loài thiên địch ký sinh
trên sâu đục thân mình tím P castaneae
Cao Anh Đương (1998, 2003) cho rằng vùng mía Đông Nam bộ có 18 loài côn trùng ký sinh và 29 loài côn trùng bắt mồi ăn thịt của sâu đục thân mía Trong
đó, ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii, ong đen Telenomus sp., ong kén trắng chân vàng C flavipes, ong ký sinh sâu non Elasmus sp và loài bọ đuôi kìm
Euborellia annulipes Lucas là những loài thiên địch có nhiều triển vọng trong việc
hạn chế số lượng các loài sâu đục thân hại mía trên đồng ruộng
Theo nghiên cứu của Đỗ Ngọc Diệp (2002), thành phần thiên địch của sâu đục thân hại mía ở vùng Đông Nam bộ rất phong phú Tùy theo từng loài sâu hại, thời gian sinh trưởng mía mà mức độ xuất hiện và vai trò của thiên địch khác nhau,
sâu đục thân mình tím P castaneae ở miền Đông Nam bộ có 7 loài thiên địch,
Trang 31trong đó 2 loài thiên địch bắt gặp thường xuyên trên đồng là ong kén trắng chân
vàng C flavipes và bọ đuôi kìm E annulipes Như vậy, cần tìm ra phương pháp
nhân nuôi, bảo vệ 2 loài thiên địch này để lợi dụng chúng trong phòng trừ sâu đục
thân mình tím P castaneae ở miền Đông Nam bộ (Đỗ Ngọc Diệp, 2002)
1.3 Đặc điểm hình thái, sinh học, mức độ và triệu chứng gây hại, biện pháp phòng trừ của một số sâu đục thân chính trên mía
1.3.1 Sâu đục thân 4 vạch Chilo sacchariphagus Bojer (tên khác Proceras
venosalus Walker)(sâu đục lóng)
1.3.1.1 Phân bố và ký chủ
Trên thế giới, loài sâu đục thân 4 vạch C sacchariphagus được ghi nhận
thấy xuất hiện gây hại chủ yếu ở các nước Châu Á và một số nước ở Đông Nam
Ấn Độ Dương như Brunei, Campuchia, Malaysia, Pakistan, Thái Lan,… Trong đó đáng kể nhất là ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ (CABI, 2007)
Ở Việt Nam, loài sâu này xuất hiện gây hại ở khắp các vùng trồng mía trên
cả nước, là 1 trong 3 loài sâu hại mía chủ yếu ở Việt Nam (Đỗ Ngọc Diệp, 2002)
Phạm vi ký chủ của loài sâu đục thân 4 vạch C sacchariphagus tương đối hẹp so với các loài khác trong chi Chilo, chủ yếu gồm loài mía trồng và loài mía hoang dại, thuộc chi Saccharum Ngoài ra nó còn có thể gây hại trên cây bo bo,
cây lúa nước và cây ngô (CABI, 2007)
1.3.1.2 Mức độ gây hại
Sâu đục thân 4 vạch C sacchariphagus được xếp vào nhóm các loài dịch
hại chủ yếu trên cây mía ở khu vực Châu Á (Waterhouse, 1993) Ở Ấn Độ, đã xác định được ngưỡng kinh tế của loài sâu này trên 3 giống CoJ 46, Co 6806 và Co
6304 tương ứng là 28,3%, 24,4% và 17,1% lóng bị hại (David, 1986)
1.3.1.3 Đặc điểm hình thái, sinh học
Theo Harris (1990), ở các nước thuộc khu vực Ấn Độ Dương, ngài trưởng thành thường vũ hóa tập trung trong thời gian 4 giờ sau khi mặt trời lặn và hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày ngài thường ẩn nấp ở trong bóng tối Ngài cái thường giải phóng ra chất pheromone để thu hút ngài đực đến ghép đôi giao phối Sau khi giao phối khoảng 1 đêm thì ngài cái bắt đầu đẻ trứng
Trang 32Đỗ Ngọc Diệp (2002) ghi nhận, trứng có hình bầu dục, dẹt, với bề mặt như được chạm trổ hình mạng lưới nhỏ rất đẹp Trứng đẻ thành ổ, trên bề mặt ổ trứng được phủ một loại chất tiết như 1 lớp keo dính các quả trứng lại với nhau Cơ thể sâu non có màu trắng, có các chấm màu tím đen xếp thành 4 vạch dài trên lưng Màu sắc các chấm nhạt dần theo độ lớn của tuổi sâu non
Trong điều kiện Việt Nam, loài sâu này thấy xuất hiện gây hại quanh năm
Ở miền Bắc, mỗi năm sâu phát sinh 4 – 5 lứa Ở miền Nam, mỗi năm có khoảng 6 lứa sâu xuất hiện chồng chéo gây hại trên ruộng mía (Đỗ Ngọc Diệp, 2002)
1.3.2 Sâu đục thân mình hồng Sesamia sp
1.3.2.1 Phân bố và ký chủ
Tại Ấn Độ có 4 loài sâu đục thân mình hồng nhưng chỉ có 2 loài gây hại
mía đó là loài S inferens và Sesamia uniformis Dudg Tổng hợp các tài liệu về sâu
đục thân mình hồng hại mía trên thế giới đã ghi nhận được có 10 loài (hoặc loài
phụ) thuộc giống Sesamia Các loài sâu đục thân mình hồng này có phân bố không
giống nhau, mỗi loài này phân bố và gây hại trên một vùng lãnh thổ nhất định (Rao
và Nagaraja, 1969)
Theo Viện Bảo vệ thực vật (1999), trong số 8 loài sâu đục thân hại mía ở
Đông Nam bộ, có 3 loài sâu đục thân mình hồng là S inferens, Sesamia sp1 và
Sesamia sp2
Nguyễn Đức Quang và Phạm Văn Lầm (2005) cho rằng nhóm sâu đục thân
mình hồng Sesamia spp có 10 loài ở khắp các vùng trồng mía trên thế giới
Sâu đục thân mình hồng hại mía ở vùng Đông Nam bộ không phải là loài
sâu đục thân mình hồng S inferens Trước mắt ghi nhận với tên giống Sesamia sp
Loài này gây hại nhiều trên cây mía, ngô (Nguyễn Đức Quang, 2007)
1.3.2.2 Mức độ gây hại
Nhóm sâu đục thân mình hồng Sesamia spp là một trong những nguyên
nhân làm giảm năng suất và chất lượng mía trên đồng Sâu đục thân mình hồng phá hại mầm ở giai đoạn đầu sinh trưởng của mía tơ và mía gốc dẫn tới chết cây con tạo
ra các khoảng trống trên ruộng Ngoài ra chúng còn gây hại nặng khi mía ở giai đoạn đẻ nhánh từ 4 đến 6 tháng tuổi và giai đoạn mía vươn cao từ 5 đến 8 tháng tuổi
Trang 33Tuy nhiên, mức độ thiệt hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi cây mía, giống mía, mùa vụ cùng các yếu tố khác của môi trường (Rao và Nagaraja, 1969)
Theo Đỗ Ngọc Diệp (2002), nhóm sâu đục thân mình hồng Sesamia spp là
nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng mía Tùy theo mùa vụ, thời tiết khí hậu,… mà diễn biến mật độ và mức độ gây hại của chúng khác nhau
1.3.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học
Theo Đỗ Ngọc Diệp (2002), trứng có hình bánh bao hơi dẹt Sâu non tuổi 1
có màu phớt hồng, từ tuổi 2 đến tuổi 4 lưng có màu tía hồng, bụng có màu trắng Sâu non tuổi 5 và tuổi 6 ở phía mặt lưng có màu tím hồng, phía mặt bụng có màu trắng rất giống sâu đục thân mình tím Các chân bụng và chân ngực tương đối phát triển, trong đó phát triển nhất là đôi chân mông ở cuối đốt bụng Hai hàng lỗ thở chạy dọc theo thân sâu non và lộ màu đen rất rõ Mảnh đầu ở tuổi 1, tuổi 2 và tuổi
3 có màu đỏ da cam và có màu đỏ tím ở các tuổi còn lại
Trứng của sâu đục thân mình hồng Sesamia sp được đẻ ở phía trong bẹ lá
giáp thân cây mía Trưởng thành cái đẻ trứng thành ổ, trứng được xếp 2 – 3 hàng song song Các trứng trong cùng một ổ được gắn với nhau thành một lớp liền, mỏng bằng một lớp keo dính trong suốt Khi nở sâu non đục 1 lỗ trên đỉnh của trứng và chui ra ngoài, sau khi nở sâu non ăn vỏ trứng để lại nguyên hình vết ổ trứng ở vị trí ban đầu Sâu non tuổi 1 sống tập trung và ít di chuyển Sâu non tuổi 2 bắt đầu phân tán, tìm ngọn, mầm mía để đục và xâm nhập vào thân cây Ở một đường đục trong thân cây mía có thể có hàng chục sâu non cùng chung sống Đường đục dọc thân cây có thể kéo dài 4 – 15 lóng, thỉnh thoảng đường đục trong thân phình to ra, đây là nơi tập trung ẩn náu của sâu non Sâu non ăn ruột thân cây
và thải phân ra ngoài qua lỗ đục Sâu non tuổi 4 và tuổi 5 sau một thời gian gây hại
có thể di chuyển sang cây khác để gây hại (Nguyễn Đức Quang, 2003)
1.3.3 Sâu đục thân mình tím Phragmataecia castaneace Hubner
1.3.3.1 Phân bố và ký chủ
Trên thế giới, loài sâu đục thân mình tím P castaneace được ghi nhận thấy
xuất hiện gây hại chủ yếu ở các nước Đông Nam Châu Á như Trung Quốc, Malaysia và Indonesia (CABI, 2007)
Trang 34Ký chủ chính của loài sâu hại này là cây mía trồng và cây mía dại Ở Indonesia, người ta còn thấy nó gây hại trên cây bo bo (Anonymous, 1979)
Ở Việt Nam, loài sâu này thấy xuất hiện gây hại ở hầu hết các vùng trồng mía trong cả nước, trong đó vùng phân bố chính là Đông Nam bộ và Duyên hải miền Trung Đây là một trong ba loài sâu hại mía chủ yếu ở nước ta hiện nay (Đỗ Ngọc Diệp và Cao Anh Đương, 2000)
1.3.3.2 Mức độ gây hại
Loài sâu đục thân mình tím P castaneae được lây lan từ các nước châu Âu
sang các nước Đông Nam Á từ khá sớm thông qua việc trao đổi giống mía (Suhartawan và Wirioatmodjo, 1996)
Loài này thường xuyên xuất hiện gây hại nặng trên các ruộng mía già, chiếm trên 33% trong tỷ lệ thành phần các loại sâu đục thân hại mía ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ (Viện nghiên cứu Mía Đường Bến Cát, 1999)
1.3.3.3 Đặc điểm hình thái, sinh học
Nghiên cứu của Boedijono (1980) tại Indonesia cho thấy loài sâu đục thân
mình tím P castaneace thường đẻ trứng trên các lá khô hoặc trên đọt lá bị héo,
trứng được đẻ thành ổ có một hoặc nhiều hàng trứng Thời gian phát dục của pha trứng kéo dài 9 – 10 ngày Sâu non tuổi nhỏ thường đục ăn trong bẹ lá Sâu non có
10 tuổi, thời gian phát dục kéo dài khoảng 80,04 ± 2,06 ngày Sâu non đẫy sức thường hóa nhộng ngay trong đường đục Chỉ một vài giờ trước khi nhộng vũ hóa, nhộng di chuyển đến miệng lỗ vũ hóa Sau khi vũ hóa trưởng thành, sâu thường để lại vỏ nhộng ở ngay miệng lỗ vũ hóa Đây là đặc trưng riêng biệt của loài sâu đục
thân mình tím P castaneae so với các loài sâu đục thân cánh vảy khác
Theo Đỗ Ngọc Diệp và Cao Anh Đương (2000), trứng mới đẻ có màu trắng kem, hình bầu dục Trứng được đẻ từng quả xếp sát nhau Sau khi trứng nở, sâu non tuổi 1 thường tập trung thành từng đám trong khoảng vài giờ quanh ổ trứng vừa nở ra Sau đó chúng phân tán sang cây khác bằng cách bò hoặc nhả tơ đu mình theo gió Sâu non thường đục vào ở phần nách lá Sau khi nở, sâu chủ yếu đục ăn
bẹ lá, sau khoảng từ 3 - 7 ngày sâu non mới đục vào trong thân cây gây hại Sâu non đẫy sức có màu trắng phớt hồng Sâu non thường hóa nhộng ngay bên trong
Trang 35đường đục (dưới đáy đường đục) Cây bị sâu đục gây hại thường có các lá bên héo khô trước, lá đọt héo sau, rất dễ phân biệt so với các loài sâu đục thân khác Sau khi vũ hóa, vỏ xác nhộng thường mắc lại nơi miệng lỗ vũ hóa Ngài trưởng thành
có cánh màu vàng đất, trên cánh có các chấm màu vàng nghệ nhỏ, cánh ngắn hơn bụng Ngài có một gai nhọn trông như mỏ chim Toàn bộ vòng đời kéo dài trung bình 97,4 3,7 ngày
Theo Lâm Văn Su (2005), vòng đời sâu đục thân mình tím P castaneae kéo
dài trung bình 100,6 4,3 ngày
1.3.4 Sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen (sâu đục chồi)
1.3.4.1 Phân bố và ký chủ
Theo Solomon và ctv (2000), sâu đục thân 5 vạch C infuscatellus là một
trong những loài gây hại chủ yếu, phân bố trên tất cả các vùng trồng mía Ấn Độ
Ký chủ chính của loài sâu hại này là lúa miến, lúa mì đen, lúa mạch, lúa nước, kê, bắp và các loại cây trồng, cây dại thuộc họ hòa thảo khác (David, 1986)
1.3.4.2 Mức độ gây hại
Theo Avasthy và Tiwari (1986), loài sâu đục thân 5 vạch C infuscatellus
thường phát sinh gây hại nặng trong mùa khô, từ tháng 4 – 6 trong điều kiện khí hậu ở Ấn Độ, đặc biệt gây hại nặng khi nhiệt độ môi trường cao và ẩm độ thấp
Điều kiện ẩm độ thấp (30 – 50%) và nhiệt độ cao (37 – 410C) rất thích hợp
cho sâu đục thân 5 vạch C infuscatellus nhân nhanh số lượng, đặc biệt là trong
giai đoạn mía mầm Ở miền Bắc Ấn Độ, sâu có hiện tượng qua đông nhưng trong điều kiện khí hậu miền Nam sâu hầu như gây hại quanh năm Đỉnh cao gây hại thường xảy ra trong tháng 4 – 6 hàng năm trong điều kiện ở miền Bắc Ấn Độ, trong khi ở miền Nam khoảng tháng 2 – 3 và tháng 9 – 10 (Harris, 1990)
1.3.4.3 Đặc điểm hình thái, sinh học
Theo Harris (1990), trứng được đẻ thành từng ổ mặt dưới các lá mía còn xanh Mỗi ngài cái có thể đẻ 400 trứng trong một đêm Ngài cái có thể sống được 4 – 9 ngày và có thể đẻ trứng rải rác trong vài đêm liên tục
Trưởng thành cái đẻ trứng thành ổ trên lá mía, số trứng trong mỗi ổ biến động khoảng 250 - 300 quả (Lương Minh Khôi, 1997)
Trang 36Trứng sau khi đẻ khoảng 4 – 6 ngày thì nở, nở tập trung vào sáng sớm, sâu non tuổi 1 mới nở phân tán bằng cách bò hoặc nhả tơ đu sang cây khác gây hại Sâu non tuổi nhỏ thường đục ăn phần mô mềm bên trong bẹ lá vài ngày trước khi đục lỗ chui vào trong thân gây hại Sâu non rất thích đục ăn mầm mía Sau khi đục vào bên trong mầm, sâu non tìm đục ăn đỉnh sinh trưởng gây hiện tượng héo nõn Thành trùng là ngài nâu Bướm có cánh màu vàng nhạt, có 2 chấm đen, mép cánh
có 7 vạch ngắn cong và 7 vạch mờ song song (Trần Văn Sỏi, 2003)
Cheng (1994) cho rằng, ở Đài Loan, sâu đục thân 5 vạch C infuscatellus
thường có từ 5 – 6 lứa phát sinh trong một năm, sâu phát sinh gây hại nặng nhất trong tháng 10 – 11 trên mía tơ vụ hè thu Có khoảng 15,5% số mầm bị chết do loài sâu này gây ra, nhưng chỉ có khoảng 1,4% số lóng bị hại
Ở Việt Nam, sâu đục thân 5 vạch C infuscatellus phát sinh khoảng 5 – 6 lứa
trong năm Có 2 cao điểm gây hại nặng nhất trong năm là vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và cuối tháng 5 đầu tháng 6 Sâu non sau nở phân tán ngay, di chuyển giữa các cây bằng cách nhả tơ và nhờ gió Sâu non tuổi lớn phá hại nặng trên mía trồng
vụ Đông (Cục Bảo vệ Thực vật, 1999) Về mùa đông thời gian phát dục của các
pha và vòng đời kéo dài ra (Lương Minh Khôi, 1997)
1.3.5 Sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Fabricius (sâu đục ngọn)
1.3.5.1 Phân bố và ký chủ
Theo David (1986), sâu đục thân mình trắng S nivella phân bố trên khắp
các vùng trồng mía ở Ấn Độ, phá hại cây mía từ giai đoạn cây con, giai đoạn chồi
và giai đoạn vươn lóng
Ở Đài Loan, theo Cheng (1994), sâu đục thân mình trắng S nivella là một
trong 5 loài thuộc bộ cánh vảy thường xuyên xuất hiện gây hại nặng cho cây mía
Ở Việt Nam, sâu đục thân mình trắng S nivella phân bổ khắp các vùng cả
nước Ký chủ bao gồm: ký chủ chính là lúa, lúa mạch, cao lương, đậu bắp; ký chủ phụ là lúa dại và các loại cỏ dại khác (Đỗ Ngọc Diệp, 2002)
Trang 371.3.5.2 Mức độ gây hại
Theo Solomon và ctv (2000), loài sâu đục ngọn S nivella là nguyên nhân
làm chết khoảng 10% tổng số mầm và 3 – 4% tổng số cây ở giai đoạn vươn mía lóng mạnh, làm giảm khoảng 18,5 – 44,8% năng suất mía và 0,2 – 4,1 chữ đường
1.3.5.3 Đặc điểm hình thái, sinh học
Thành trùng là loại bướm mình trắng nhỏ, có chùm lông màu da cam ở đuôi Mỗi bướm có thể đẻ 200 – 300 trứng, ổ trứng phủ một lớp lông màu vàng Sâu non có màu vàng ngà, một đường gân đen trên lưng Sâu non càng lớn cơ thể càng ngắn lại Thường chỉ có một sâu trên một cây (Phan Gia Tân, 1983)
Nguyễn Đức Quang (1997) cho rằng giai đoạn trứng kéo dài từ 6 – 10 ngày Sâu non mới nở rất linh hoạt, phân tán nhờ gió và nhả tơ di chuyển Sâu non hóa nhộng trong lỗ đục, nhộng nhỏ màu nâu
Cheng (1994) cho biết ở Đài Loan thường có từ 4 – 5 lứa phát sinh trong năm Sâu thường đẻ trứng mạnh nhất trong tháng 10 – 11 trên ruộng mía tơ và từ tháng 3 – 4 trên mía gốc vụ hè thu, chủ yếu gây hại trên ruộng mía non
Loài sâu đục thân mình trắng S nivella phát sinh khoảng 4 – 5 lứa trong năm
Quan trọng là lứa 1 vào tháng 5, lứa 2 vào tháng 6 - 7 và lứa 3 vào tháng 8 - 9 (Cục Bảo vệ thực vật, 1999)
1.3.6 Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ sâu đục thân
1.3.6.1 Triệu chứng gây hại
Theo Harris (1990), sâu đục thân 4 vạch C sacchariphagus sau khi nở
thường phân tán rất nhanh, lúc đầu chúng tập trung gây hại trên đọt lá non bằng cách ăn nhu mô lá, chừa lại biểu bì tạo nên triệu chứng đọt lá bị hại có dạng lốm đốm trắng Đối với những lá già, sâu thường đục ăn trong gân lá chính, tạo điều kiện cho các loại bệnh (như bệnh thối đỏ) xâm nhập gây hại Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, sâu thường xuất hiện gây hại quanh năm và mỗi năm thường có khoảng 6 lứa sâu phát sinh gây hại
Các bộ phận của cây mía có thể bị sâu đục thân 4 vạch C sacchariphagus
gây hại là lá, thân và đỉnh sinh trưởng Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại tập trung trong đọt lá non, ăn nhu mô lá (chất xanh) Cây mía còn nhỏ bị sâu đục chết đỉnh
Trang 38sinh trưởng thường có triệu chứng héo đọt, tương tự như các loài sâu đục thân 5 vạch và sâu đục thân mình hồng Sâu đục có thể xuyên từ đốt lóng này qua đốt lóng khác Trên một cây mía thường có nhiều sâu đục và phân đùn ra ngoài nhiều (Đỗ Ngọc Diệp, 2002)
Tuổi 1 sâu đục thân mình hồng Sesamia sp sống tập trung thành bầy ăn
sương và nước đọng trong bẹ lá, bắt đầu gây hại lớp biểu bì phía trong bẹ mầm hoặc bẹ lá non, gây nên triệu chứng ban đầu là thối và khô bẹ lá sau này Sâu non
ăn ruột thân cây mía và thải phân ra ngoài lỗ đục (Nguyễn Đức Quang, 2003)
Triệu chứng gây hại của sâu đục thân mình tím P castaneace ở giai đoạn
mía mầm là lá bên bị héo trước, lá giữa đọt héo sau; triệu chứng gây hại ở giai đoạn mía có lóng là trên thân có nhiều mầm nách phát triển, ngọn teo tóp, thân ngắn (Đỗ Ngọc Diệp, 2002)
Loài sâu đục thân 5 vạch C infuscatellus chủ yếu phá hại ở giai đoạn chồi,
gây nên hiện tượng héo đọt Sâu non mới nở lúc đầu tập trung ở bẹ lá, gần đai rễ, sau vài giờ, sâu nhả tơ phân tán để gây hại, sang tuổi 2, 3 sâu đục lỗ chui vào thân phá hại (Trần Văn Sỏi, 2003)
Theo Phan Gia Tân (1983), triệu chứng gây hại của sâu đục thân mình trắng
S nivella là lóng bị ngắn lại, lá ngắn và có nhiều lỗ trên lá xếp theo bề ngang Đọt
mía ở giữa bị thối đen, nếu sâu đục mất ngọn thì cây mía sẽ mọc nhánh ở phần
ngọn Đỗ Ngọc Diệp (2002) cho rằng, sâu đục ngọn S nivella phá hại ở đốt ngọn
làm cho cây mía bị héo ngọn, mầm nhánh đâm thành hình ngọn chồi Khi sâu nở phát tán, mỗi cây chỉ có một con, có thể phá hại ở giai đoạn đầu vào thời kỳ nảy mầm, đẻ nhánh nhưng nguy hiểm hơn phá hại ở giai đoạn mía có lóng làm cây mía
bị cụt ngọn
1.3.6.2 Biện pháp phòng trừ
Theo Yazdani và ctv (1993), phòng trừ sâu đục ngọn S nivella bằng cách
tăng cường bón phân đạm, phân kali và trồng xen cây mía với các loại cây gia vị Tưới nước định kỳ Cắt bỏ cây bị sâu, kết hợp với việc rút bỏ ngọn bị héo và giết chết sâu non bên trong, vun luống sớm ở giai đoạn cây con cũng có thể hạn chế sâu đục ngọn
Trang 39Đối với loài sâu đục thân mình tím P castaneae, theo Suhartawan và
Wirioatmodjo (1996) có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ như: vệ sinh và xử lý hom giống trong nước nóng 500C trong 2 giờ trước khi đem trồng, sử dụng các giống mía ít mẫn cảm đối với sâu này (giống F 156, CAC 57 – 11 và Phil 53 – 33),
hoặc sử dụng loài ong mắt đỏ Tumidiclava sp để trừ sâu ở giai đoạn trứng Ngoài
các biện pháp trên, có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Carbaryl và Acephate để phun diệt trừ sâu non gây hại ở giai đoạn mía mầm
Gangwar (2000) cho rằng việc xử lý hom bằng các loại thuốc trừ sâu trước khi trồng trong 15 phút có thể hạn chế nguồn sâu đục thân 5 vạch, rệp sáp, rệp vảy,… phát sinh gây hại sau này
Kuniata (2000) cho rằng ở Reunion (Pháp), loài ong mắt đỏ Trichogramma
sp và ong kén trắng C flavipes đã được thử nghiệm và cho hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ sâu đục thân 4 vạch C sacchariphagus
Theo CABI (2007), biện pháp phòng trừ là thay đổi thời vụ trồng và thu hoạch, đốt lá trước khi thu hoạch đối với những ruộng mía bị sâu hại nặng
Sử dụng biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, chọn giống kháng, xử
lý giống,… phối hợp biện pháp cơ giới và sử dụng thuốc hóa học như Basudin 10H, Padan 4G hoặc Padan 95 SP (Nguyễn Thị Chắt, 1998)
Đỗ Ngọc Diệp (2002) cho rằng các biện pháp canh tác như trồng với mật độ hợp lý (khoảng cách hàng 1,2 m), làm sạch cỏ, tưới nước (07 ngày/01 lần trong các tháng mùa khô từ tháng 1 – 3), bóc lá mía (vào tháng thứ 5, 7 và 9), tủ lá và không đốt lá sau khi thu hoạch đều có thể áp dụng để phòng trừ nhóm sâu đục thân mía
đạt kết quả tốt ở miền Đông Nam bộ Đối với sâu đục thân mình tím P castaneae việc sử dụng bẫy đèn, thả ong kén trắng C flavipes và bọ đuôi kìm E annulipes
cũng có khả năng hạn chế đáng kể sâu gia tăng mật độ trên đồng ruộng
Sử dụng 02 loài ký sinh trứng (ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii, ong đen Telenomus beneficiens Zehnter), 01 loài ký sinh sâu non là ong kén trắng
C flavipes và bọ đuôi kìm E annulipes để phòng trừ tổng hợp nhằm đạt hiệu quả
kinh tế và môi trường cao trong tương lai (Cao Anh Đương, 2003)
Trang 40Bón phân cân đối NPK theo tỷ lệ 2: 1: 2, luân canh lúa nước, xen canh cây
họ đậu, dùng giống chống chịu và chặt mầm vô hiệu Xử lý hom giống mía bằng thuốc Diaphos, Padan, Sherpa và Decis Dùng thuốc Padan 4H để xử lý đất phòng
trừ sâu non loài sâu đục thân mình hồng lớn Sesamia sp khi 2 - 3 tháng tuổi có
hiệu lực diệt sâu khá cao và kéo dài trên 1 tháng (Nguyễn Đức Quang, 2007)
Tóm lại, những kết quả nghiên cứu trong nước về đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh phát triển chủ yếu tập trung ở miền Bắc đối với các loài sâu đục
thân phổ biến, dễ nuôi như sâu đục thân mình hồng nhỏ S inferens, trong khi sâu đục thân mình tím P castaneae và sâu đục thân 4 vạch P venosatus lại chưa được
quan tâm nghiên cứu nhiều Nguyên nhân có thể là do các loài sâu này tương đối khó nuôi bằng thức ăn tự nhiên, trong khi thức ăn nhân tạo chưa có (Đỗ Ngọc Diệp, 2002)
1.4 Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh nằm ở phía Tây ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km Phía Đông giáp xã Lê Minh Xuân thuộc huyện Bình Chánh, phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, phía Bắc giáp xã Phạm Văn Hai, phía Nam giáp xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh và huyện Bến Lức, tỉnh Long An Đất nông nghiệp năm 2010 của xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh được sử dụng theo Phụ lục 1
1.4.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu
Xã Bình Lợi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Lượng bức
xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 kcal/cm2/năm, số giờ nắng trung bình/tháng là
160 – 270 giờ; tổng tích ôn năm 9.8780C
Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình 28,20C, cao nhất tháng
4 (29,30C), thấp nhất tháng 01 (26,90C) và có 2 mùa rõ rệt (Phụ lục 2) Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau (Hình 2.1 và Phụ lục 2) (Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ)