1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH, CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH BIOGAS TẠI XÃ AN PHÚ HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

100 931 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

NỘI DUNG TÓM TẮT HOÀNG MAI PHƯƠNG THÚY. Tháng 7 năm 2009. “Phân Tích Lợi Ích Chi Phí Mô Hình Biogas Tại Xã An Phú, Huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh” HOANG MAI PHUONG THUY. JULY 2009. “Cost – Benefit Analysic Of Biogas Model At An Phu Commune, Cu Chi Distrist, Ho Chi Minh City” Khóa luận nghiên cứu về lợi ích mô hinh biogas mang lại cho người chăn nuôi và xã hội trên cơ sở lợi ích về kinh tế và môi trường. Dựa vào phương pháp phân tích lợi ích chi phí và điều tra 65 hộ dân, tìm ra giá trị ròng kinh tế 4 công trình biogas đang phát triển tại địa phương, và giá trị môi trường: giảm khí thải nhà kính do mô hình xử lý chất thải chăn nuôi gia súc mang lại. Kết quả khóa luận thu được, với 4 kiểu hầm biogas: kiểu Thái Đức, kiểu túi plastic, kiểu ống bê tông, kiểu hầm chữ nhật tự xây lợi nhuận ròng thu đươc lần lượt là 124 757 đồng, 133 541 đồng, 159 934 đồng, 94 864 đồng và với việc thực hiện mô hình biogas xử lý chất thải chăn nuôi tại 65 hộ dân ở xã An Phú đã giúp thu hồi khí mêtan CH4 giúp giảm thiểu lượng khí thải nhà kính tương đương 457 tấn CO2. Với kết quả trên đề tài đề xuất một số chính sách: tập huấn cho bà con nông dân biết rõ hơn về lợi ích của mô hình biogas, tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vây vốn trong xây dựng công trình biogas, xây dựng cơ chế sản xuất sạch thu hồi nguồn lợi từ giấy phép giảm phát thải từ đó có nguồn vốn để khuyến khích phát triển mô hình biogas trên diện rộng.v MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH ix CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Các giả thiết của đề tài 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4.2. Địa bàn nghiên cứu 4 1.4.3. Thời gian nghiên cứu 4 1.4.4. Phạm vi nội dung thực hiện 4 1.5. Cấu trúc của khóa luận 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 6 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 6 2.2. Tổng quan về xã An Phú – huyện Củ Chi 11 2.2.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội 11 2.2.2. Dân số và lao động 15 2.2.3. Cơ sở vật chất 15 2.2.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cơ cấu ngành 16 2.2.5. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 16 2.2.6. Tình hình phát triển mô hình biogas tại xã An Phú 19 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Cơ sở lý luận 21 3.1.1. Hình thức chăn nuôi 21vi 3.1.2. Chất thải chăn nuôi 21 3.1.3. Ô nhiễm môi trường 22 3.1.4. Hệ thống biogas 24 3.1.5. Cơ chế phát triển sạch (CDM) 36 3.1.6. Khí mêtan (CH4) 37 3.2. Phương pháp nghiên cứu 37 3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả 37 3.2.2. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) 38 3.2.3. Phương pháp đo lường lượng giảm phát thải CO2 40 3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 41 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 42 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44 4.1. Đặc diểm mẫu điều tra 44 4.1.1. Đặc điểm hộ gia đình 44 4.1.2. Tình hình chăn nuôi của hộ nằm trong cuộc điểu tra 48 4.2. Hiện trạng lắp đặt công trình biogas 49 4.2.1. Nguồn tiếp nhận thông tin về biogas của người chăn nuôi 49 4.2.2. Nguyên nhân lắp đặt mô hình biogas 50 4.2.3. Các kiểu công trình biogas tại xã An Phú 51 4.2.4. Cách thức xử lý phân chuồng của người chăn nuôi sau khi có biogas 52 4.3. Phân tích lợi ích chi phí khi lắp đặt hệ thống biogas 52 4.3.1. Chi phí 53 4.2.2. Lợi ích kinh tế của mô hình biogas 59 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 5.1 Kết luận 66 5.2 Kiến nghị 67

Trang 1

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH, CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH BIOGAS

TẠI XÃ AN PHÚ HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HOÀNG MAI PHƯƠNG THÚY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2009

Trang 2

PHÍ CỦA MÔ HÌNH BIOGAS TẠI XÃ AN PHÚ HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH” do HOÀNG MAI PHƯƠNG THÚY, sinh viên khóa 2005 - 2009,

ngành KINH TẾ,chuyên ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

TS NGUYỄN NGỌC THÙY Người hướng dẫn,

Trang 3

Để hoàn thành tốt luận văn này trước hết con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến

bố mẹ người đã có ơn sinh thành, dưỡng dục và luôn ở bên con, ủng hộ, hi sinh cho con để con có ngày hôm nay

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện học tập và dạy cho chúng em nhiều kiến thức quý báu cả về lĩnh vực chuyên ngành cũng như trong cuộc sống Những kiến thức đó đã giúp chúng em vững bước hơn trong cuộc sống Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Thùy người đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cũng như hướng dẫn cho em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Phí chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã An Phú cùng toàn thể cô chú, anh chị thuộc Hội phụ nữ, Hội nông dân xã An Phú và các hộ dân được phỏng vấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình làm đề tài tại địa phương Đặc biệt con xin gửi lời biết ơn đến cô Trần Thị Thanh Nga cùng toàn thể gia đình đã giúp đỡ con trong thời gian thực tập tại xã An Phú

Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả bạn bè, những người luôn bên tôi cùng tôi chia sẻ những khó khăn suốt quãng đời sinh viên Các bạn đã động viên giúp

đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp

Kính chúc mọi người sức khỏe và thành công Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 15 tháng 6 năm 2009

Người viết

HOÀNG MAI PHƯƠNG THÚY

Trang 4

HOÀNG MAI PHƯƠNG THÚY Tháng 7 năm 2009 “Phân Tích Lợi Ích Chi Phí Mô Hình Biogas Tại Xã An Phú, Huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh”

HOANG MAI PHUONG THUY JULY 2009 “Cost – Benefit Analysic Of Biogas Model At An Phu Commune, Cu Chi Distrist, Ho Chi Minh City”

Khóa luận nghiên cứu về lợi ích mô hinh biogas mang lại cho người chăn nuôi

và xã hội trên cơ sở lợi ích về kinh tế và môi trường Dựa vào phương pháp phân tích lợi ích chi phí và điều tra 65 hộ dân, tìm ra giá trị ròng kinh tế 4 công trình biogas đang phát triển tại địa phương, và giá trị môi trường: giảm khí thải nhà kính do mô hình xử lý chất thải chăn nuôi gia súc mang lại

Kết quả khóa luận thu được, với 4 kiểu hầm biogas: kiểu Thái Đức, kiểu túi plastic, kiểu ống bê tông, kiểu hầm chữ nhật tự xây lợi nhuận ròng thu đươc lần lượt là

124 757 đồng, 133 541 đồng, 159 934 đồng, 94 864 đồng và với việc thực hiện mô

hình biogas xử lý chất thải chăn nuôi tại 65 hộ dân ở xã An Phú đã giúp thu hồi khí mêtan CH4 giúp giảm thiểu lượng khí thải nhà kính tương đương 457 tấn CO2

Với kết quả trên đề tài đề xuất một số chính sách: tập huấn cho bà con nông dân biết rõ hơn về lợi ích của mô hình biogas, tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vây vốn trong xây dựng công trình biogas, xây dựng cơ chế sản xuất sạch thu hồi nguồn lợi

từ giấy phép giảm phát thải từ đó có nguồn vốn để khuyến khích phát triển mô hình biogas trên diện rộng

Trang 5

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 6

2.2.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế - cơ cấu ngành 16

2.2.6 Tình hình phát triển mô hình biogas tại xã An Phú 19

Trang 6

3.1.4 Hệ thống biogas 24

3.2.2 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) 383.2.3 Phương pháp đo lường lượng giảm phát thải CO2 40

4.1.2 Tình hình chăn nuôi của hộ nằm trong cuộc điểu tra 48

4.2.1 Nguồn tiếp nhận thông tin về biogas của người chăn nuôi 494.2.2 Nguyên nhân lắp đặt mô hình biogas 504.2.3 Các kiểu công trình biogas tại xã An Phú 514.2.4 Cách thức xử lý phân chuồng của người chăn nuôi sau khi có

4.3 Phân tích lợi ích chi phí khi lắp đặt hệ thống biogas 52

4.2.2 Lợi ích kinh tế của mô hình biogas 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

ĐVT Đơn vị tính

IPCC Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

VSMT NT Vệ sinh môi trường nông thôn

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Lượng Khí Thải Gây Hiệu Ứng Nhà Kính tại Việt Nam 6Bảng 2.2 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2006 (Ngày 1/1/2007) 17Bảng 3.1 Hàm Lượng Phân và Nước Tiểu Do Gia Súc Thải Ra 21Bảng 3.2 Ảnh Hưởng của Khí Thải Chăn Nuôi Đến Người và Gia Súc 23Bảng 3.3 Hiệu Quả Xử Lý Phân của Hệ Thống Biogas 25

Bảng 4.2 Tình Hình Sử Dụng Đất của Các Hộ Điều Tra 46Bảng 4.3 Thu Nhập Bình Quân của Một Người/Tháng 46Bảng 4.4 Tình Hình Chăn Nuôi Heo tại Các Hộ Điều Tra 48Bảng 4.5 Tình Hình Chăn Nuôi Bò tại Các Hộ Điều Tra 48Bảng 4.6 Các Kiều Hầm Biogas Được Người Dân ở Đây Sử Dụng 51Bảng 4.7 Chi phí trung bình/m3 hầm kiểu Thái – Đức 55Bảng 4.8 Chi Phí Trung Bình/M3 Túi Ủ Trong Giai Đoạn 1 56Bảng 4.9 Dòng Chi Phí Bảo Dưỡng Của Công Trình Biogas ống Bê Tông 57Bảng 4.10 Chi phí trung bình/m3 hầm kiểu ống bê tông 57Bảng 4.11 Chi phí trung bình/m3 hầm kiểu chữ nhật 58Bảng 4.12 Lượng Nhiên Liệu Địa Khai Tiết Kiệm Được 60Bảng 4.13 So Sánh Năng Suất Cỏ Không Dùng Phụ Phẩm Biogas và Có Sử Dụng 61Bảng 4.14 Tổng Lợi Ích 65 Hộ Dân Đạt Được Trong 1 Năm Sử Dụng Hầm Biogas 62

Trang 9

Trang Hình 1.1 Số Lượng Gia Súc Giai Đoạn 2001 – 2007 tại TP Hồ Chí Minh 2Hình 2.1 Hệ Thống Biogas Có Thể Tận Dụng Làm Phân Bón 7Hình 2.2 Bản Đồ Hành Chính Xã An Phú Huyện Củ Chi 12

Hình 3.1 Sơ Đồ Sự Ô Nhiễm của Chất Thải Chăn Nuôi 24

Hình 4.3 Tỷ Lệ Các Cách Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Trước Khi Có Biogas 49Hình 4.4 Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin Về Biogas của Các Hộ nhóm 1 50Hình 4.5 Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin Về Biogas của Các Hộ nhóm 2 50

 

 

Trang 10

Phụ lục 1 Danh sách các hộ điều tra

Phụ lục 2 Bảng câu hỏi điều tra hộ chăn nuôi

Trang 11

xu hướng của thế giới, nhờ sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân Việt Nam được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có dinh dưỡng cao như thịt, trứng, sữa cũng tăng theo Tính chung 8 tháng đầu năm 2008, sản lượng thịt đông lạnh Việt Nam nhập khẩu đã tăng gấp gần 3 lần so với cả năm 2007, bao gồm: 6.86 tấn thịt đỏ, 103.401 tấn thịt gà; 8.612 tấn thịt lợn (Theo Viện chăn nuôi, 2008) để đáp ứng nhu cầu thị trường, Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển chăn nuôi là phải nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 32% vào năm 2010, 38% năm 2015, 42% năm 2020 (Dương Thanh, 2008) và cung cấp những sản phẩm an toàn, chất lượng Do đó, ngành chăn nuôi được xem là một trong số ngành sản xuất chính trong nông nghiệp Việt Nam Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc khá ổn định

Cùng với sự phát triển chăn nuôi chúng ta cũng phải đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hoá đất, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, thiếu nước và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học Ngành chăn nuôi phải chịu trách nhiệm về 18% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn cầu, cao hơn cả ngành giao thông vận tải Lượng phát thải CO2 từ chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu, chủ yếu là do hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là phá rừng để mở rộng các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây thức ăn gia súc Ngành này còn thải ra 37% lượng khí CH4 (một loại

Trang 12

khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 23 lần CO2), 65% lượng khí NOx (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO2) và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí NH3, nguyên nhân chính gây mưa axit phá huỷ các các hệ sinh thái (Gia Nguyên, 2008) Ở Việt Nam chỉ tính riêng năm 2007 lượng chất thải từ chăn nuôi khoảng 61 triệu tấn nhưng chỉ có 40% (Dương Thanh, 2007) trong số này được xử lý

số còn lại đều thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của con người, vật nuôi

Thành phố Hồ Chí Minh có 5.22.100 người (năm 2000) chưa kể khoảng 1,5 triệu khách vãng lai bằng 6,5 % dân số cả nước Để đáp ứng nhu cầu về thịt của người dân thành phố chủ trương phát triển ngành chăn nuôi, vì vậy đàn heo, bò trong những năm gần đây tăng khá mạnh

Hình 1.1 Số Lượng Gia Súc Giai Đoạn 2001 – 2007 tại TP Hồ Chí Minh

Nguồn: http://www.gso.gov.vn/

Năm 2007 tổng đàn heo thành phố đạt 367.895; tổng đàn trâu, bò là 104.248 con, được nuôi tại gần 12.000 hộ, trại tư nhân và 5 trại quốc doanh (Dự án LIFSAP tại Thành phố Hồ Chí Minh, 2008) Thành phố cũng là nơi có số lượng trang trại chăn nuôi cao nhất nước với 1.194 trại trên tổng số 16.757 trang trại của cả nước (Niêm giám thống kê, 2007) Với tốc độ phát triển ngành chăn nuôi như hiện nay thành phố đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường do phát triển chăn nuôi gây ra Thành phố đã có chương trình quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung và hỗ trợ người dân xử lý

Trang 13

chất thải chăn nuôi tại các địa bàn phát triển ngành chăn nuôi như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn năm 2008 của Thành Phố đã triển khai đưa mô hình biogas đến bà con nông dân Huyện Củ Chi là một huyện có số đàn gia súc lớn nhất thành phố, số lượng mô hình biogas lắp đặt tại huyện chỉ tính riêng số hầm trong chương trình của thành phố đạt 607 hầm, trong đó xã An Phú được đánh giá là xã có đàn gia súc lớn nhất huyện Củ Chi với 15.263 con heo 2.326 con bò (UBND huyện Củ Chi) Mô hình biogas đã có từ nhiều năm nay nhưng lợi ích thực sự của nó chưa được biết đến rõ ràng, lợi ích được biết đến chủ yếu là khí đốt và bã, nước

xả dùng cho trồng trọt, đỡ mùi hôi thối Nhưng khi sử dụng mô hình này còn nhiều lợi ích khác về mặt môi trường cũng như về kinh tế cho các hộ dân nói riêng và môi

trường nói chung Vì vậy đề tài: “Phân Tích Lợi Ích, Chi Phí Của Mô Hình Biogas

Tại Xã An Phú Huyện Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mục

đích nhận dạng các chi phí và lợi ích thực sự về mặt kinh tế và môi trường do mô hình mang lại cho 65 hộ dân đã lắp đặt và sử dụng Từ đó hỗ trợ trong việc ra quyết định có

sử dụng mô hình biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi của các hộ dân hay không, cũng như trong quyết định hỗ trợ vốn của các chương trình nhằm nâng cao chất lượng môi trường

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích lợi ích - chi phí của mô hình biogas tại

xã An Phú, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra đề tài tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

− Mô tả hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi bằng mô hình biogas tại xã An Phú huyện Củ Chi

− Phân tích chi phí - lợi ích của mô hình biogas tại xã An Phú

− Đề xuất chính sách để mở rộng mô hình biogas trong cộng đồng chăn nuôi

Trang 14

1.3 Các giả thiết của đề tài

Trong thời gian sử dụng hầm biogas không xảy ra dịch bệnh lớn gây ra việc ngừng chăn nuôi tại các hộ dân Số lượng vật nuôi trong chuồng luôn đảm bảo cung cấp đủ chất thải cho công trình biogas hoạt động bình thường

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nông hộ quy mô chăn nuôi từ 10

-100 con heo, bò và có sử dụng mô hình biogas để xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi heo, bò

1.4.2 Địa bàn nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tai xã An Phú huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh

1.4.3 Thời gian nghiên cứu

Phạm vi đề tài nghiên cứu thông tin số liệu qua các năm 2007 – 2009

Thời gian thực hiện đề tài từ 03/2009 – 06/2009

1.4.4 Phạm vi nội dung thực hiện

Đề tài nghiên cứu phản ánh tình hình chăn nuôi, đặc biệt tình hình xử lý chất thải chăn nuôi tại xã An Phú Dựa vào mô hình biogas các hộ dân đang sử dụng xác định lợi ích chi phí của mô hình, từ đó tính lợi ích ròng các hộ dân được hưởng lợi từ

mô hình Từ đó đề xuất các chính sách cần thiết để mô hình này được nhân rộng trong cộng đồng chăn nuôi trong toàn xã

1.5 Cấu trúc của khóa luận

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 4 KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm:

− Thông tin tổng quát về các hộ điều tra

− Tình hình sử dụng các loại hầm biogas

− Phân tích lợi ích chi phí của từng kiểu hầm biogas Trong đó tính toán lợi ích trên 1m3 của các kiểu hầm mà các hộ dân được hưởng và khối lượng giảm thải CO2 tương đương mà 65 hộ dân đã thực hiện khi sử dụng công trình biogas xử lý chất thải chăn nuôi

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tóm tắt các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu cũng như các kiến nghị

để có thể mở rộng mô hình biogas

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

Chăn nuôi là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính và gây ô nhiễm môi trường đất, nước Việt Nam cũng đang đối mặt với hậu quả do xu hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp gây ra

Bảng 2.1 Lượng Khí Thải Gây Hiệu Ứng Nhà Kính tại Việt Nam

100,0 24,7 3,7 50,5 18,6 2,5 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu năng lượng và môi trường Việt Nam, 2008 Trước tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra đã có nhiều

đề tài thực nghiên cứu về vấn đề này để có thể đưa ra biện pháp quản lý tốt nhất

Đề tài của Phạm Trung Thủy (2002) khi thực hiện nghiên cứu tình hình chăn nuôi ở huyện Trảng Bom cho rằng để quản lý chất thải hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham gia của chính quyền, phải tăng cường giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường, phát hành tài liệu miễn phí phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường gây ra, hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho những hộ chăn nuôi muốn xây dựng hệ thống thải phân, bể chứa hay Biogas… Chất thải nếu được xử lý

Trang 17

bằng hệ thống biogas có thể tận dụng làm phân bón làm giảm bớt chi phí cây trồng đối với những gia đình trồng rau và một số cây trồng

Hình 2.1 Hệ Thống Biogas Có Thể Tận Dụng Làm Phân Bón

Nguồn: Phạm Trung Thủy, 2002Nguyễn Hữu Kỳ (2004) thực hiện nghiên cứu tại khu phố 1, 2 phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa nơi tập trung đàn heo cả phường lên đến 54150 con (1/2004) Mặc dù theo điều tra số hộ áp dụng biện pháp xử lý chất thải (ủ phân, xây dựng bể lắng, biogas) chiếm 77,5% nhưng thực tế hiệu quả xử lý chưa cao do diện tích quá hẹp nên việc xây dựng hầm hay túi biogas quá nhỏ không xử lý triệt để nguồn phân thải ra Do ý thức về môi trường của người dân chưa cao nên có hiện tượng tồn trữ phân để bán (chiếm 30%) do đó các dụng cụ chứa phân không đảm bảo nên phát sinh ra mùi hôi và ruồi muỗi

Đề tài của Nguyễn Hà Mỹ thực hiện năm 2002 nghiên cứu tình hình chăn nuôi heo và xử lý chất thải tại khu phố 2, 3 phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa với tổng số đàn heo cả phường lúc này khoảng 26000 con (9/2001) Tuy 2 đề tài này cách nhau 2 năm và số luợng đàn đã tăng lên gấp đôi nhưng đều có chung một kết luận rằng hầu hết người dân nhận thấy môi trường bị tác động xấu là do hầu hết chuồng trại chăn nuôi đều nằm gần nhà và nằm trong khu dân cư Do sinh kế nên họ phải chịu đựng môi trường sống bị ô nhiễm Nhận thức môi trường của người chăn nuôi còn kém, chưa được tham gia tập huấn về bảo vệ môi trường nên những lợi ích về môi trường của mô hình biogas không được người dân biết đến nên môi trường bị ảnh hưởng rất lớn

Theo Nguyễn Hoàng Hiệp (1996) việc lắp đặt túi ủ biogas bằng plastic để làm phong phú thêm mô hình và để các nông hộ xử lý chất thải từ chăn nuôi, làm sạch môi trường, giảm chi phí chất đốt Nếu các nông hộ chăn nuôi liên tục ổn định có từ 4-5 heo thịt trở lên thì việc lắp đặt túi ủ sẽ làm giảm chi phí chất đốt hàng tháng cho các

Trang 18

nông hộ Có đến 95, 2% số hộ điều tra chưa lắp đặt biogas do các nông hộ thiếu vốn chăn nuôi, chăn nuôi không liên tục thì không đủ để nguyên liệu nạp cho túi ủ Một số nông hộ không biết gì hoặc thiếu thông tin cụ thể về túi ủ biogas về những vấn đề như nơi nhận xây dựng hầm biogas, tính an toàn của việc sử dụng gas, giá thành hệ thống túi ủ, lợi ích thiệt thực của việc lắp đặt túi ủ

Nguyễn Thanh Phong (2005) điều tra về tình hình xử lý chất thải chăn nuôi tại

xã Phước Long, Giồng Trôm, Bến Tre thấy rằng có đến 44% số hộ chăn nuôi không

xử lý chất thải Trong khi điều tra thăm dò ý kiến của nông hộ chăn nuôi thì 75% cho rằng xử lý chất thải bằng túi hay hầm biogas là cần thiết nhưng phụ thuộc vào điều kiện chuồng trại hiện tại và khả năng tài chính, do đa số là thiếu vốn và kỹ thuật để lắp đặt biogas Có đến 85% số hộ điều tra nhận thức bảo vệ môi trường còn kém và chưa

có điều kiện tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi và bảo vệ môi trường chăn nuôi, người chăn nuôi không biết đến lợi ích môi trường của mô hình biogas mang lại cho

họ, điều này ảnh hưởng quyết định sử dụng mô hình biogas của các hộ dân

Hoàng Thúy Nga (2004) khảo sát tình hình chăn nuôi và xử lý chất thải của các

hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Bên Hòa thì nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành chăn nuôi trong kinh tế hộ và gắn tăng trưởng chăn nuôi của kinh tế hộ với vấn

đề môi trường Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trong

cơ cấu của kinh tế hộ gia đình chăn nuôi chiếm một vị trí khá quan trọng, khoảng 82%

số hộ gia đình được điều tra có chăn nuôi trong gia đình Phát triển chăn nuôi tạo một

tỷ trọng cân đối giữa chăn nuôi và trồng trọt trong cơ cấu nghành nông nghiệp và góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học-công nghệ mới vào chăn nuôi đã gia tăng năng suất của vật nuôi, tăng sản phẩm chăn nuôi cho xã hội, nhưng về mặt môi trường vẫn chưa được các hộ dân quan tâm đúng mức Theo kết quả phân tích thì chăn nuôi các hộ lớn từ 20 con trở lên chiếm 83,75% hộ Nhưng có đến 47,5% số hộ điều tra thải trực tiếp chất thải rắn chưa qua xử lý ra môi trường Nếu kết hợp các biện pháp xử lý chất thải hiệu quả, các hoạt động chăn nuôi cũng có thể góp phần tạo ra sự cân bằng của môi trường sinh thái Trong đó, nếu kết hợp phát triển chăn nuôi với trồng trọt có thể tạo điều kiện cải tạo đất đai và nâng cao năng suất cây trồng Tuy nhiên các hộ dân không nhận ra được lợi ích này, theo kết quả tính toán của đề tài lợi ích họ nhận thấy là tiết kiệm được về mặt kinh tế khi sử

Trang 19

dụng biogas so với sử dụng gas công nghiệp là 47220 đồng/tháng đây chỉ là một phần lợi ích

Đánh giá được hiệu quả của biogas khi sử dụng xử lý nước thải ở quy mô hộ gia đình nên Trung tâm Khuyến nông Phú Yên tiến hành hỗ trợ cho các hộ tham gia

mô hình xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải trong nuôi heo trong năm 2008 Hầm biogas được thiết kế tuỳ theo diện tích đất của các hộ chăn nuôi, có thể làm dạng vòm hoặc túi nilon treo Trước đây nông dân thường thải phân, nước ra quanh khu vực nhà hoặc thải xuống ruộng nên rất hôi thối, ô nhiễm môi trường sống của nhân dân Việc

sử dụng hầm biogas đã giải quyết khâu chất thải của việc nuôi heo, không còn ô nhiễm như trước đây, môi trường chăn nuôi đã được cải thiện đáng kể Ngoài việc xử lý chất thải, việc xây dựng hầm biogas còn cung cấp cho các hộ chăn nuôi lượng khí gas để đun nấu hàng ngày, tiết kiệm một khoản đáng kể cho người sử dụng (Thành Nhân, 2008)

Vụ Môi trường mới được Bộ Tài nguyên - Môi trường giao dự án quản lý chất thải chăn nuôi ở 2 địa bàn Hà Tây và Đồng Nai trong 5 năm (2006-2010) Qua bước đầu khảo sát, phần lớn người chăn nuôi theo kiểu phân tán và ít đầu tư đúng mức việc

xử lý môi trường Bên cạnh chủ trương lớn là quy hoạch lại chăn nuôi theo hướng quy

mô tập trung thì vấn đề đặt ra là gắn tổ chức chăn nuôi tập trung với công nghệ hầm biogas và tạo lập thị trường phân bón có giá trị cao sau xử lý, nhưng mũi nhọn vẫn là ứng dụng hầm biogas bởi vừa xử lý triệt để chất thải, vừa tạo ra nguồn năng lượng khí gas làm chất đốt, chạy máy phát điện vừa có phân bón phục vụ sản xuất rau quả an toàn (Theo Kinh tế nông thôn, 2007) Với lượng phân thải tương đương của 5 con trâu

bò hay 10 con lợn hoặc 100 con gia cầm, nông dân có thể xây dựng một công trình khí sinh học biogas quy mô nông hộ Giá trị kinh tế mà lượng khí sinh học đem lại riêng trong việc đun nấu khoảng 2, 5 triệu đồng/hộ/năm Như vậy chỉ trong 2 năm, người dân có thể lấy lại vốn Nếu hạch toán vào chăn nuôi, đó có thể coi như một nguồn lãi đáng kể, làm giảm giá thành chăn nuôi khoảng 7% Mặt khác, phụ phẩm của thiết bị khí sinh học gồm nước thải lỏng và phụ phẩm đặc (bã thải) là những sản phẩm có giá trị thiết thực đối với sản xuất của nhà nông Chúng được sử dụng vào nhiều mục đích, làm phân bón, nuôi nấm, xử lý hạt giống hay làm thức ăn bổ sung cho gia súc, nuôi cá, nuôi giun Bên cạnh đó khi dùng phụ phẩm lỏng phun trên lá giúp năng suất cây trồng

Trang 20

tăng bình quân khoảng 10% so với bón trực tiếp vào đất Trong khi đó, bón phối hợp với phân vô cơ sẽ làm tăng độ hòa tan và hấp thu phân bón hóa học của đất, đồng thời hạn chế sự suy giảm chất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng NPK lên 10- 30% Ngoài

ra, cách làm này cũng thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật, giữ phân cho đất, làm đất tơi xốp, tránh tình trạng đất bị chai do được bón quá nhiều phân hóa học Một kết quả nghiên cứu tin cậy của Viện nghiên cứu khí sinh học Thành Đô (Trung Quốc), cách bón phối hợp trên làm tăng năng suất hơn bón riêng rẽ từ 7- 9% và từ 12,1 - 14,5% so với không bón phân Với lúa nước, khoai lang, bắp cải bón phối hợp với lân đều giúp tăng năng suất cây trồng 5,8 - 8,9%,

Tại tỉnh Hải Dương trong kế hoạch đến hết 2010, sẽ đưa số công trình khí sinh học lên khoảng 10.000 - 11.000 công trình Theo tính toán, với số công trình này sẽ cơ bản giải quyết ô nhiễm môi trường chăn nuôi quy mô nông hộ trong nông thôn Mặt khác, giảm lượng khí nhà kính tương đương lượng CO2 tới 40.000- 80.000 tấn /năm Chính những lợi ích này đã thuyết phục được nông dân lựa chọn giải pháp khí sinh học Nhờ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam với sự tài trợ của

Tổ chức phát triển Hà Lan đến cuối năm 2007 Hải Dương đã thực hiện được 8.513 công trình biogas (Nguyễn Huân, 2007)

Để hỗ trợ người chăn nuôi trong xử lý chất thải năm 2008 Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình VSMT NT của UBND Thành phố Văn bản số 750/KH-SNN-TTN ngày 30/5/2008 ban hành về mức

hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau: Mức hỗ trợ cho từng hộ dân tham gia mô hình xử lý chất thải chăn nuôi: cho vay không lãi suất 9.000.000 đồng/hộ trong 3 năm và hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ trong trường hợp hộ sử dụng mô hình đúng kỹ thuật của chương trình

Các bài luận trên thông qua điều tra số liệu thứ cấp và sơ cấp đã khái quát được hiện trạng chăn nuôi và xử lý chất thải hiện nay trên nhiều địa bàn nói chung Qua điều tra tại địa bàn nghiên cứu tuy biogas đem lại cho người chăn nuôi rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế và môi trường nhưng tỷ lệ người chăn nuôi tự nguyện xây dựng mô hình biogas chỉ ở mức 10%, cùng với nỗ lực trong công tác hỗ trợ người dân giảm thiểu ô nhiễm thông qua dự án hổ trợ đầu tư xây dựng biogas của nhà nước đợt I tỷ lệ này tăng

Trang 21

lên 20% (hội nông dân UBND huyện Củ Chi) Qua thăm dò ý kiến đề tài đã xác định được do mức độ hiểu biết về lợi ích của mô hình biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi của người dân không được đầy đủ Hầu hết các hộ chăn nuôi đều biết mô hình biogas

có lợi ích về kinh tế và môi trường nhưng các tài liệu họ được tiếp xúc đều chỉ biết lợi ích dạng định tính, không biết cụ thể nên trong quyết định xây dựng mô hình biogas họ không có nhiều động lực Xây dựng hệ thống biogas hay không là do người dân có nhận thấy biogas mang lại lợi ích xứng đáng những chi phí mà họ bỏ ra hay không Đề tài này sẽ tập trung nhận diện chi phí và lợi ích mà mô hình biogas mang lại cho các

hộ dân quy về dạng tiền tệ giúp người dân dễ quyết định trong việc lắp đặt hệ thống biogas cho gia đình

2.2 Tổng quan về xã An Phú – huyện Củ Chi

2.2.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội

a) Vị trí địa lý

Xã An Phú nằm cách trung tâm huyện Củ Chi khoảng 22km về phía Đông Bắc,

có tổng diện tích tự nhiên là 2.432,37 ha, được chia thành 6 ấp, bao gồm Ấp An Bình,

An Hòa (vùng gò) ấp Xóm Thuốc, Xóm Chùa, Phú Trung, Phú Bình (thuộc vùng triền

và trũng) Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:

− Phía Đông giáp xã An Tây huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương

− Phía Tây giáp xã Phú Mỹ Hưng

− Phía Bắc giáp sông Sài Gòn (bên kia sông là địa phận xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương)

− Phía Nam giáp xã An Nhơn Tây

Trang 22

Hình 2.2 Bản Đồ Hành Chính Xã An Phú Huyện Củ Chi

Nguồn: www.hochiminhcity.gov.vn

Vị trí thuận lợi có đường tỉnh lộ 15, đường liên xã chạy dọc xã, bên cạnh đó lại nằm giáp ranh với tỉnh Bình Dương, với các khu công nghiệp phát triển sẽ là lợi thế cho xã, để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, trao đổi hang hóa đến trung tâm huyện và Thành phố cũng như các địa phương lân cận Với vị trí như hiện nay, trong thời gian tới An Phú có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội

b) Địa hình

An Phú nói riêng và Củ Chi nói chung nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền nâng Nam Trung Bộ và miền sụt Tây Nam Bộ Nơi tập trung dân cư tại trung tâm xã là nơi cao nhất, và thấp dần về các hướng Hướng thấp nhất là hướng Nam, với chênh lệch với độ cao nhất gần 2,5m Địa hình xã An Phú quan hệ chặt chẽ đến việc phân bố dân cư các cấp

c) Thổ nhưỡng

Theo Lê Văn Tự (1989) đất đai của xã An Phú thuộc nhóm: Đất vàng đỏ và đất xám Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolimit Hàm lượng chất hữu cơ thấp, axit mùn chủ yếu là fulvic, hàm lượng N, P, K tổng số và dễ tiêu trong đất nghèo, chất hòa tan

Xã An Phú 

Trang 23

dễ bị rửa trôi Loại đất này phân bố trên địa hình cao từ 10 – 15m so với mực nước biển, phù hợp với việc trồng cây công nghiệp như cao su, mía hay trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa, bò thịt Ngoài ra, tùy theo điều kiện hộ gia đình có thể phát triển trồng hoa, cây kiểng các loại và kết hợp chăn nuôi

Loại đất phù sa trên nền phèn vầ đất phèn trung bình phân bố dọc sông Sài Gòn Đối với loại đất phù sa trên nền phèn có tầng phù sa không dày chỉ đạt 20 – 30 cm Hai loại đất này có đặc điểm gần tương tự nhau Loại đất này được sử dụng để canh tác lúa, một số nơi được chuyển sang lập vườn

Chuyển tiếp giữa địa hình cao và địa hình trũng thấp là loại đất xám triền với diện tích không lớn Loại đất này thích nghi với việc lập vườn trồng cây ăn trái do hàm lượng hữu cơ khá hơn đất xám thường, thoát nước tốt, không bị ngập úng

d) Nguồn nước

Tài nguyên nước của xã An Phú bao gồm:

Nguồn nước mặt chủ yếu nhờ vào nước qua các con kênh rạch chảy qua xã (theo thủy triều sông Sài Gòn) và nước mưa

Nguồn nước ngầm: theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn cho thấy tầng nước ngầm xuất hiện đã cung cấp nguồn nước cơ bản, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã

e) Thủy văn

Chế độ thủy văn xã An Phú chịu ảnh hưởng trực tiếp vào dao động bán nhật triều sông Sài Gòn, bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2 m Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của xã Thủy văn của xã có thể chia 2 chế độ:

Khô hạn: thường bắt đầu từ tháng 12 năm nay đến tháng 4 năm sau Vào mùa khô lượng nước của sông rạch trên địa bàn xã thấp nhất, vì thế ở một số vùng phải bơm nước tưới để sản xuất

Mùa mưa: thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Trong thời gian này lượng nước của các kênh rạch ở mức cao nên một số vùng bị ngập

Trang 24

i) Mưa

An Phú có lượng mưa trung bình năm là 1.770 mm, năm cao nhất đạt trên 2.200

mm và năm thấp nhất xuống tới 1.000 mm Số ngày mưa bình quân năm là 160 ngày Tuy nhiên số ngày mưa và tổng lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 6 đến tháng 9

j) Độ ẩm, không khí

Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao đạt 79,5% Vào mùa khô là 70% và 80% đến 90% vào mùa mưa Trong một ngày đêm độ ẩm không khí thấp nhất vào lúc 13 giờ (48%) và đạt cao nhất từ 1 – 7 giờ sáng (95%)

k) Gió

Chế độ gió khá thuận, từ tháng 2 đến tháng 5 thịnh hành gió Tín Phong có hướng Đông Nam hoặc hướng Nam Từ tháng 5 đến tháng 9 năm sau thịnh hành gió hướng Tây có hướng Tây Nam Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau thịnh hành gió Đông Bắc tốc độ gió trung bình ở các mùa đạt 2 m/s

Với nên nhiệt độ cao đều trong các năm, giàu ánh sáng và không có bão, điều kiện khí hậu ở Củ Chi nói chung và An Phú nói riêng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng cây trồng – vật nuôi và các mô hình sản xuất

Trang 25

2.2.2 Dân số và lao động

Xã An Phú có tổng số 9.480 nhân khẩu với 2.483 hộ, trong đó số hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là là 950 hộ Số hộ trong tuổi lao động là 5.803 người, chiếm 61,7% tổng nhân khẩu Mật độ dân số bình quân 425 người/km2

Lao động nông nghiệp chiếm 70% lao động toàn xã, còn lại là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và công chức viên chức nhà nước Phần lớn lao động của xã chưa được đào tạo cơ bản, do đó dù số lượng lao động dồi dào nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu lao động có ứng dụng kỹ thuật lại thấp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ:

Nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu ở xã An Phú là nghề làm bánh tráng xuất khẩu Địa bàn xã có 500 hộ làm bánh tráng xuất khẩu, có 5 hộ tráng bánh theo hướng thủ công nghiệp

Về thương mại dịch vụ: cả xã có 60 hộ kinh doanh quy mô lớn và 120 hộ kinh doanh nhỏ lẻ, doanh thu hàng tháng ước đạt 500 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước

b) Thủy lợi

An Phú có hệ thống sông ngòi, kênh mương khá phong phú, đó là nguồn nước tưới quan trọng cho sản xuất nông nghiệp Các tuyến kênh lớn được phân bố tương đối nhiều trên các vùng sản xuất trong địa bàn xã vì thế không có tình trạng khô hạn xảy

ra

Tuy nhiên hệ thống kênh mương thủy lợi theo thời gian đã xuống cấp dần (xã

có 20 rạch, bị lấp 12 rạch, còn lại 8 rạch, các vàm chỉ còn là 1 cống nhỏ không đủ

Trang 26

nước để thoát phèn) cần được duy tu, chỉnh sửa để tạo thông thoáng trong lưu thông nước, rửa phèn để phục vụ cho sản xuất của người dân

c) Điện - nước sinh hoạt

Hệ thống điện lưới hạ thế đã phủ hầu hết địa bàn toàn xã Số hộ sử dụng điện là 2.481 hộ trên tổng số 2.483 hộ của xã, chiếm 99,9%

Nước sinh hoạt cơ bản là các hộ dùng giếng khoan, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của người dân

2.2.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế - cơ cấu ngành

a) Tăng trưởng kinh tế

Những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới nền kinh tế cùng cả nước xã An Phú đã đạt được những thành tựu to lớn đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao Tuy nhiên nền kinh tế của xã vẫn tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại phát triển còn chậm tăng trưởng bình quân hàng năm là 10% Thu nhập bình quân nhân khẩu đạt trên 7 triệu đồng/người/năm

b) Cơ cấu kinh tế

An Phú vẫn là xã nông nghiệp Cơ cấu kinh tế của xã hiện nay là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, thương mại và dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương, mua bán của người dân trong xã

2.2.5 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

a) Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp của toàn xã có chất lượng tốt phần lớn là loại đất 2 vụ Quỹ đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, nhìn chung được sử dụng tiết kiệm hợp lý Hiện trạng cơ cấu đất nông nghiệp của xã An Phú được trình bày ở Bảng 2.2

Trang 27

Bảng 2.2 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2006 (Ngày 1/1/2007)

Đất trồng cây lâu năm 618,62

Hoa cây kiểng 1 Cây công nghiệp lâu năm 73,1

Cây ăn quả lâu năm 22,22

Đất nuôi trồng thủy sản 5,65

Nguồn: UBND xã An Phú Đất trồng cây hàng năm: Loại đất này là tiềm năng phát triển nông nghiệp, đa

dạng hóa các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Đất trồng cây lâu năm: loại đất này phân bố rải rác, đan cài trong các khu dân

cư Diện tích này chủ yếu là trồng cây ăn trái, một số ít còn lại là các loại cây tạp khác,

trong thời gian tới sẽ cải tạo để chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị

b) Trồng trọt

Diện tích trồng lúa nước của xã chiếm 95,29% diện tích đất trồng cây hàng

năm Toàn bộ diện tích là đất 2 vụ trong những năm qua diện tích gieo trồng khoảng

627,55ha, hệ số sử dụng dụng đất đai đạt 1,5 lần/năm Sản lượng lúa bình quân đạt gần

3 tấn/ha, đạt mức bình quân thu nhập là 10 triệu đồng/ha

Trang 28

c) Chăn nuôi – thủy sản

Tốc độ chăn nuôi của xã phát triển mạnh Thông qua số liệu tổng đàn từ năm

2007 đến 2009 nhận thấy tình hình chăn nuôi heo và bò sữa của xã tăng nhanh qua các năm

Hình 2.3 Tình Hình Đàn Heo tại Xã An Phú

 

Nguồn: Trạm Thú Y huyện Củ Chi Tổng đàn heo tăng nhanh qua các năm do nhu cầu của thị trường sô hộ chăn nuôi heo cũng tăng từ 367 hộ năm 2008 lên 430 hộ tạm tính đến 4/2009 (trạm thú y huyện Củ Chi)

Hình 2.4 cho thấy số lượng đàn bò thịt tính đến tháng 4 năm 2009 (680 con) giảm so với 2 năm trước (năm 2006 có 994 con và 1.125 con năm 2008) vì có nơi thu mua sữa ổn định người dân nhận thấy chăn nuôi bò sữa có lợi hơn nên họ đầu tư chăn nuôi bò sữa Tổng đàn bò sữa tăng đều qua các năm đến tháng 4 năm 2009 đạt 1.689 con

Trang 29

Hình 2.4 Tình Hình Chăn Nuôi Bò tại Xã An Phú

Nguồn: Trạm Thú Y Huyện Củ Chi

Bò sữa là loại gia súc đòi hỏi chăm sóc nhiều hơn bò vàng nên cùng với tốc độ tăng đàn, kỹ thuật của các hộ chăn nuôi trong xã cũng ngày càng hiện đại hơn Người chăn nuôi đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, đảm bào vệ sinh phòng bệnh

và vệ sinh môi trường cho chuồng trại nhằm đảm bảo cho sức khỏe vật nuôi

2.2.6 Tình hình phát triển mô hình biogas tại xã An Phú

Trước tháng 8 năm 2008 tất cả các hầm biogas tại xã đều do người dân tự xây dựng không có chương trình trợ giúp nào Hầu hết hầm gas đều là loại túi plastic, ống

bê tông và hầm chữ nhật, do thợ xây dựng trong xã tự làm Tỷ lệ người dân lắp đặt khoảng 10% tổng số hộ chăn nuôi do chi phí lắp đặt còn cao, người dân cũng chưa hiểu rõ về lợi ích của mô hình xử lý chất thải bằng hầm biogas nên còn chưa tin tưởng lắp đặt các hộ dân thường đồng ý lắp đặt công trình biogas khi được người quen đã sử dụng công trình biogas giới thiệu lại Với họ thông tin tiếp nhận về lợi ích biogas qua sách báo đài báo không đủ thuyết phục để họ chi một khoản tiền lớn mà chưa biết có thu lại vốn hay không

Để giải quyết vấn đề nguồn vốn xây dựng công trình biogas cho hộ chăn nuôi hiện nay UBNN xã An Phú đã giao cho Hội phụ nữ xã tiến hành thực hiện chương trình VSMT NT theo quyết định số 26/2008/QĐ - UBND ngày 1/4/2008 phê duyệt chương trình vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 –

2010 và kế hoạch triển khai số 750/KH – SNN – TNN ngày 30/5/2008 của Sở Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Trang 30

− Chương trình sẽ thực hiện xây dựng 1.910 hầm biogas tại huyện Củ Chi đến năm 2010

− Kiểu hầm mẫu là kiểu hầm TG – BP (kiểu hầm Thái – Đức)

− Hỗ trợ cho vay không lãi suất 9 triệu đồng/hầm người dân trả dần trong 3 năm kể từ khi công trình có gas sử dụng, cho 1 triệu đồng đối với những

hộ xây dựng công trình biogas đúng theo kỹ thuật xây hầm Thái – Đức của chương trình

− Hình thức: cho vay trả dần từng tháng một, đăng ký vay qua hội phụ nữ tại địa phương

− Điều kiện được tham gia chương trình là hộ phải có chăn nuôi với số lượng heo hoặc bò trên mức yêu cầu: 6 con heo hoặc 4 con bò sữa

Với chương trình VSMT NT của thành phố các hộ chăn nuôi được nhận vốn vay và tập huấn về mô hình biogas, nhiều hộ dân ở đây đã đăng ký tham gia chương trình với khoảng 40 hộ (do chương trình vẫn đang tiếp tục thực hiện nên chưa có con

số chính xác cuối cùng) trong đó đã có 35 hộ đã xây dựng công trình biogas và đưa vào sử dụng Người dân hài lòng về chất lượng công trình, có gas đều, chất lượng gas tốt Tuy nhiên các hộ dân còn nhiều thắc mắc về kỹ thuật và lợi ích công trình biogas

mà họ đang sử dụng

Trang 31

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Hình thức chăn nuôi

Theo hội nông dân xã An Phú hình thức chăn nuôi có hai loại

Chăn nuôi hộ gia đình là hình thức chăn nuôi mà quy mô chăn nuôi dưới 80

con, nhân lực chỉ là người trong hộ không thuê thêm người làm, không đăng ký thành

lập trang trại

Chăn nuôi trang trại là hình thức chăn nuôi có quy mô đàn trên 80 con có đăng

ký thành lập trang trại, có sử dụng thêm nhân công thêu mướn làm việc trong trại chăn

nuôi

3.1.2 Chất thải chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi là các chất thải được phát sinh trong quá trình chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi được chia làm ba loại: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí

a) Đặc điểm chất thải rắn

Chất thải rắn trong chăn nuôi bao gồm: phân gia súc, thức ăn thừa, xác súc vật

chết

Bảng 3.1 Hàm Lượng Phân và Nước Tiểu Do Gia Súc Thải Ra

Loại gia súc Lượng phân

Trang 32

trong thành phần của phân heo còn chứa cá virus, vi trùng, ấu trùng và trứng giun sán…có hại cho sức khỏe của con người và gia súc Các loại này có thể tồn tại vài ngày đến vài tháng trong phân, nước thải, gây ô nhiễm cho nguồn nước và đất

Nước tiểu heo có thành phần chủ yếu là nước (chiếm 90% khối lượng nước tiểu) ngoài ra còn có hàm lượng N và Ure khá cao có thể dùng để bổ sung đạm cho đất

b) Ô nhiễm không khí do khí thải chăn nuôi

Có rất nhiều khí sinh ra trong chuồng nuôi gia súc và bãi chứa chất thải chăn nuôi do quá trình phân hủy kỵ khí, hiếu khí và quá trình hô hấp của vật nuôi sẽ tạo ra nhiều khí khác nhau Trong đó có hai loại khí có mặt thường xuyên và gây ô nhiễm đến sức khỏe của con người và vật nuôi được nhiều người quan tâm đến là NH3 và

H2S

Trang 33

Bảng 3.2 Ảnh Hưởng của Khí Thải Chăn Nuôi Đến Người và Gia Súc

Đối

tượng

Loại khí

Tử vong Người

H2S Mùi

trứng thối

10>20/20phút Ngứa mắt

Ngứa mắt, mũi, họng Nôn mửa, tiêu chảy Choáng váng, thần kinh suy nhựoc dễ gây viêm phổi

Nôn mửa trong trạng thái hưng phấn bất tỉnh

Hắt hơi, chảy nước bọt, ăn không ngon Lập tức ngứa mũi miệng, tiếp xúc lâu gây hiện tượng thở gấp, thở không đều đẫn đến

co giật Heo

Trang 34

nhiên nếu hàm lượng chất dinh dưỡng này được đưa vào trong đất quá nhiều, cây không hấp thụ hết sẽ tích tụ lại, làm bảo hòa và quá bảo hòa chất dinh dưỡng trong đất gây mất cân bằng sinh thái trong đất, thoái hóa đất làm hư rễ cây chết hay giảm sản lượng cây trồng, ô nhiêm đất, nước mặt và nguồn nước ngầm Ngoài ra trong phân và nước tiểu có chứa rất nhiều loại vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán co thể tồn tại lâu trong đất khi dùng phân tươi để bón cây nhất là các loại rau, nguy cơ nhiễm bệnh cho người và gia súc là rất cao

c) Ô nhiễm nước

Chất thải chăn nuôi khi thải ra môi trường một lượng quá lớn mà không qua xử

lý sẽ gây ô nhiễm, khi thẩm thấu vào đất có thể gây hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước mặt Bên cạnh đó do chất thải có chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây hại có thể trở thành nguồn lây bệnh cho người và gia súc khi sử dụng nguồn nước này, đặc biệt là khi nguồn nước sinh hoạt của người dân được lấy từ ao hồ, sông, suối

Hình 3.1 Sơ Đồ Sự Ô Nhiễm của Chất Thải Chăn Nuôi

3.1.4 Hệ thống biogas

Công trình biogas hoạt động trên nguyên tắc phân hủy chất thải hữu cơ bằng phương pháp lên men kỵ khí Sản phẩm của quá trình phân hủy cho ra khí sinh học (biogas), nước xả và bã thải

a) Khái niệm

Biogas (khí sinh học) là hỗn hợp khí được sinh ra từ việc phân hủy yếm khí các chất hữu cơ như: phân động vật, các phế phẩm thực vật…Loại hỗn hợp khí này có thể

Trang 35

cung cấp năng lượng phục vụ cho gia đình thay cho: than, củi, gas… (Nguyễn Hoàng

Điệp,1996)

b) Các thành phần của Biogas

Thành phần chính của Biogas là CH4 (50 - 70%) và CO2 (»30%) còn lại là các

chất khác như N2, O2, H2S, CO Như vậy, Metan là thành phần chủ yếu trong khí

Biogas

c) Nguyên lý hoạt động của công trình Biogas

Theo Nguyễn Hoàng Điệp (2005), chất thải chăn nuôi được thu gom đưa vào

túi ủ trong điều kiện yếm khí, với hoạt động của các nhóm vi khuẩn kỵ khí Nhóm

Prychrophillic chịu trách nhiệm phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử và Lipid thành

các chất đơn giản như: axit hữu cơ, monosarcarit, amino axit….Nhóm Mesophillic

chịu trách nhiệm phân hủy axit hữu cơ thành axit acetic và cuối cùng nhóm vi khuẩn

Thermophillic phân hủy axit acetic thành khí Biogas (các nhóm vi khuẩn này hoạt

động hiệu quả trong môi trường có độ PH từ 6.5-8.5)

Hình 3.2 Nguyên Lý Hoạt Động Của Biogas

Khí sinh học

Phân và nước tiểu → Hệ thống biogas → Phân bón và thức ăn cho cá

Bảng 3.3 Hiệu Quả Xử Lý Phân của Hệ Thống Biogas

Chỉ tiêu Trước khi xử lý Sau khi xử lý

Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý , 1994 Trích dẫn Phạm Trung Thủy, 2002

d) Kỹ thuật sản xuất Biogas

Có hai kỹ thuật sản xuất Biogas là dùng túi ủ Biogas và hầm ủ Biogas

™ Túi ủ biogas

Trang 36

Có hai loại túi ủ: túi cao su (Rubber bag digester) và túi ủ làm bằng plastic Túi cao su: được nghiên cứu và chế tạo ở Đài Loan Vật liệu làm bằng túi cao

su thiên nhiên, ống ra thường được lắp đặt bằng ống sành Vệ sinh túi rất tốt do không tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ khuấy động tuy nhiên dung tích túi nhỏ chỉ khoảng 1-3m3 nên lượng khí sinh ra chưa đủ phục vụ nhu cấu cho hộ gia đình Mặt khác, túi dễ bị thủng khii va chạm và bị rò rỉ thì khó phát hiện nên ít được sử dụn (Nguyễn Anh Tuấn, trích Bùi Xuân An, 1997)

Túi ủ bằng plastic: được làm bằng vật liệu plastic là loại vật liệu dễ mua, dễ lắp đặt, giá thành lắp đặt không cao (Bùi Xuân An, 1997) dung tích túi trung bình từ 4 m3 – 11m3, lượng gas sinh ra đủ đun nấu cho hộ gia đình có từ 5 – 7 nhân khẩu

Hình 3.3 Sơ Đồ Hệ Thống Túi Ủ Biogas

Trang 37

Kiểu hầm này do dự án chương trình phát triển khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam phổ biến Loại hầm ủ này có 2 kiểu là KT1 và KT2 có thể tích phân giải từ 4,2 m3 đến 48,8m3 KT1 và KT2 là hai thiết kế mẫu được xây dựng theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 492:499-2003 và 10TCN 97:102-2006 do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

+ Kiểu KT1 được ứng dụng tại những vùng có nền đất tốt, mực nước ngầm thấp, có thể đào sâu và diện tích mặt bằng hẹp

Hình 3.4 Kiểu Hầm KT1

Nguồn: www.biogas.org.vn + Kiểu KT2 phù hợp với những vùng có nền đất yếu, mực nước ngầm cao, khó

đào sâu và diện tích mặt bằng rộng

Trang 38

tô bằng nhiều lớp vữa để bảo đảm yêu cầu kín khí Ở phần trên có một nắp đậy được hàn kín bằng đất sét, phần nắp nầy giúp cho thao tác làm sạch hầm ủ khi các chất rắn lắng đầy hầm

Loại hầm ủ nầy rất phổ biến ở Trung Quốc, nhưng có nhược điểm là phần chứa khí rất khó xây dựng và bảo đảm độ kín khí do đó hiệu suất của hầm ủ thấp

Trang 39

Hình 3.6 Hầm Ủ Nắp Vòm Cố Định Trung Quốc

Nguồn: http://www.ctu.edu.vn

Hầm ủ nắp vòm cố định TG – BP (hầm kiểu Thái Lan – Đức)

Để khắc phục nhược điểm của hầm ủ nắp vòm cố định Trung Quốc Gần đây các nhà khoa học của Đức và Thái Lan hợp tác trong việc phát triển hầm ủ Biogas ở Thái Lan đã dùng kỹ thuật CAD (Computer Aid Design) để tính toán lại kết cấu của hầm ủ nầy và cho ra đời mẫu hầm TG - BP (Thai German - Biogas Program) Loại hầm ủ nầy đã được Trung Tâm Năng Lượng Mới, Đại Học Cần Thơ thử nghiệm và phát triển có hiệu quả ở miền Nam trong việc xử lý phân người và gia súc Đây cũng là loại hầm đang được triển khai xây dựng trong dự án vệ sinh nước sạch của thành phố

Hồ Chí Minh tại địa bàn nghiên cứu – xã An Phú huyện Củ Chi

Ngày đăng: 17/02/2017, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w