1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI XÃ BẢO THẠNH, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TREĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI XÃ BẢO THẠNH, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE

84 293 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI XÃ BẢO THẠNH, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH



TRỊNH THỊ KIM LOAN

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI XÃ BẢO THẠNH, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS NGUYỄN VŨ HUY

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 06/2012

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI

DO XÂM NHẬP MẶN TẠI XÃ BẢO THẠNH, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE”

do TRỊNH THỊ KIM LOAN, sinh viên Khóa 34, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội trường vào ngày

NGUYỄN VŨ HUY Người hướng dẫn, (Chữ ký)

Trang 3

Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Trịnh Thị Kim Loan

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

TRỊNH THỊ KIM LOAN Tháng 06 năm 2012 “Đánh Giá Tổn Hại Do Xâm

Nhập Mặn Tại Xã Bảo Thạnh, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre”

TRINH THI KIM LOAN June 2012 “Evaluating Damage Cost Incurred by

Salinity Intrusion in Bao Thanh Commune, Ba Tri District, Ben Tre Province”

Bằng phương pháp áp dụng giá thị trường, khóa luận đánh giá tổn hại do xâm nhập mặn tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã tính được tổn hại do xâm nhập mặn gây ra đối với sức khỏe con người, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp là 4,113 tỷ đồng

Bên cạnh đó, khóa luận cũng đề xuất một số biện pháp để ứng phó với vấn đề xâm nhập mặn… Để các biện pháp này phát huy hiệu quả cần có sự chủ động phối hợp của các ban ngành địa phương và nhân dân trong vùng

Trang 5

v

MỤC LỤC

Trang Danh mục các chữ viết tắt viiDanh mục các bảng viii

Danh mục phụ lục xCHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 3

1.3.1 Nội dung nghiên cứu 31.3.2 Địa bàn nghiên cứu 31.3.3 Đối tượng nghiên cứu 31.3.4 Thời gian nghiên cứu 31.4 Cấu trúc của khóa luận 3CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 52.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu 6

2.2.1 Đặc điểm tổng quát của tỉnh Bến Tre 62.2.2 Đặc điểm tổng quát của xã Bảo Thạnh 10CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận 16

3.1.1 Khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến biến đổi khí hậu 163.1.2 Khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến xâm nhập mặn 183.2 Phương pháp nghiên cứu 22

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu 22

Trang 6

vi

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 273.2.3 Phương pháp thống kê mô tả 273.2.4 Phương pháp tham vấn chuyên gia 273.2.5 Phương pháp tham vấn cộng đồng 273.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 27CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng xâm nhập mặn tại xã Bảo Thạnh 28

4.1.1 Nguyên nhân gây xâm nhập mặn 284.1.2 Đối tượng chịu tác động do xâm nhập mặn 314.2 Tổn hại do xâm nhập mặn 33

4.2.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội của người được phỏng vấn 334.2.2 Thiệt hại về sức khỏe 384.2.3 Thiệt hại về cung cấp nước sinh hoạt 384.2.4 Thiệt hại về sản xuất 414.2.5 Tổng thiệt hại 514.3 Các biện pháp ứng phó xâm nhập mặn 52

4.3.1 Các biện pháp ứng phó hiện tại 524.3.2 Các biện pháp ứng phó trong dài hạn 54CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận 565.2 Đề nghị 56

5.2.2 Đối với cơ quan chức năng 57TÀI LIỆU THAM KHẢO 59PHỤ LỤC

Trang 7

PTNT Phát Triển Nông Thôn

UBND Ủy Ban Nhân Dân

GDP Tổng Sản Phẩm Nội Địa

VAT Vaccine Anti Tetanus

UNDP Chương Trình Phát Triển Liên Hợp Quốc

WMO Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới

BVTV Bảo Vệ Thực Vật

Trang 8

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Quá Trình Biến Động Đất Đai Giai Đoạn 2005 - 2011 của Xã Bảo Thạnh 13Bảng 3.1 Một Số Hàm Lượng Giới Hạn Hữu Ích của Nước Mặn 21

Bảng 4.1 Nhận Thức của Người Dân về Tình Trạng Xâm Nhập Mặn 28Bảng 4.2 Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Hải Sản từ Năm 2005 đến Năm 2011 của Xã Bảo Thạnh 30Bảng 4.3 Đặc Điểm Kinh Tế-Xã Hội Người Được Phỏng Vấn 33Bảng 4.4 Nguồn Nước Sử Dụng của Các Hộ Dân tại Xã Bảo Thạnh 39Bảng 4.5 Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Lúa 42Bảng 4.6 Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Lúa với Biến Đã Loại Bỏ 44Bảng 4.7 Các Hệ Số Xác Định của Mô Hình Hồi Qui Năng Suất Lúa 44Bảng 4.8 Ma Trận Hệ Số Tương Quan Cặp giữa Các Biến Giải Thích 46Bảng 4.9 Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Qui Phụ 46

Bảng 4.11 Tổng Thiệt Hại 51

Trang 9

Hình 4.3 Giới Tính của Người Được Phỏng Vấn 34Hình 4.4 Biểu Đồ Histogram Trình Độ Học Vấn của Người Được Phỏng Vấn 35Hình 4.5 Nghề Nghiệp của Người Được Phỏng Vấn 36Hình 4.6 Biểu Đồ Histogram về Tổng Thu Nhập Hộ Gia Đình 37

Trang 10

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Độ Mặn Nước Nội Đồng tại Điểm Cách Cống Đập Ba Lai 600m từ Năm

2007 đến Năm 2011

Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn điều tra

Phụ lục 3: Các bảng kiết xuất cho mô hình hàm năng suất lúa

Trang 11

Cà Mau và thành phố Cần Thơ với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,97 triệu ha

ĐBSCL có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của cả nước Với tiềm năng nông nghiệp to lớn, trong những năm qua, ĐBSCL luôn đóng góp trên 53% tổng sản lượng lương thực, quyết định thực hiện thành công chiến lược an ninh lương thực Quốc gia và chiếm chủ đạo trong sản xuất gạo (gần 90%), từ năm 2008 đến nay năng suất lúa trung bình đạt 5,38 - 8,0 tấn/ha

Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng năm 2011 đạt 6 tỷ USD, trong đó thủy sản chiếm 66,7% sản lượng và 90% sản lượng xuất khẩu cả nước Giá trị công nghiệp năm

2011 trên địa bàn đạt trên 97.880 tỷ đồng

ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mekong, thừa hưởng nhiều thuận lợi từ vị trí địa lý, nguồn nước phong phú và điều tiết tự nhiên bởi biển, hồ, bờ biển và vùng biển rộng lớn với nhiều tài nguyên, đất đai bằng phẳng, màu mỡ và được phù sa bồi đắp hàng năm, thủy hải sản dồi dào với nhiều giống loài, … song ĐBSCL cũng phải luôn đối mặt với không ít khó khăn, hạn chế của điều kiện tự nhiên và những tác động khôn lường từ các hoạt động ở thượng lưu

Trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội ở ĐBSCL, những rào cản về điều kiện

tự nhiên là không nhỏ, nếu không muốn nói là cực kỳ to lớn, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân Những hạn chế chính của điều kiện tự nhiên

là (a) ảnh hưởng của lũ trên diện tích 2,0 triệu ha ở vùng đầu nguồn; (b) mặn xâm nhập

Trang 12

2

trên diện tích khoảng 1,5 - 2,0 triệu ha ở vùng ven biển; (c) thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trên diện tích khoảng 2,1 triệu ha ở những vùng xa sông, gần biển, … đây cũng là những hậu quả do tình hình biến đổi khí hậu đã, đang, sẽ diễn ra làm ảnh hưởng xấu đến những kết quả đạt được

Xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng rõ nét, nặng nề bởi những rào cản tự nhiên trên, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn Tuy xã là một trong những khu vực nằm trong dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre được chính phủ phê duyệt dự án tiền khả thi năm 2000 nhưng nay sau nhiều năm hoạt động, dự án vẫn chưa phát huy hết những tác dụng đặt ra ban đầu Thêm vào đó là tình hình khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp đã làm cho nhiều gia đình lao đao, sản xuất nông nghiệp khốn khó do có thể mất hơn 1,5 tấn lúa/ha vì đôi dòng mặn ngọt

Đề tài “Đánh giá tổn hại do xâm nhập mặn tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba

Tri, tỉnh Bến Tre” nhằm xác định mức độ thiệt hại do hiện tượng xâm nhập mặn gây

ra đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương nơi đây, qua đó có những biện pháp ứng phó, khắc phục hợp lý, hiệu quả để cải thiện đời sống của người dân trong vùng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3- Đề xuất các kế hoạch, biện pháp ứng phó với hiện tượng xâm nhập mặn tại địa phương nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực do xâm nhập mặn gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nơi đây

Trang 13

3

1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

1.3.1 Nội dung nghiên cứu

Bài luận đánh giá tổn hại do xâm nhập mặn tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre áp dụng phương pháp giá thị trường để xác định giá trị bằng tiền cho những tổn hại do xâm nhập mặn gây ra thông qua nguồn nước đối với sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt, xây dựng hồ bê tông chứa nước sinh hoạt của người dân tại khu vực nghiên cứu

Qua đó, bài luận cũng đề xuất một số biện pháp để ứng phó với xâm nhập mặn,… hiện tại cũng như trong tương lai tại địa phương

1.3.2 Địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu gồm 4 ấp (ấp 4, ấp 5, ấp 6, ấp 9) của xã Bảo Thạnh, huyện

Ba Tri, tỉnh Bến Tre Đây là bốn ấp tập trung nhiều nông hộ trồng lúa trong xã, phục

vụ tích cực cho việc điều tra phỏng vấn

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

100 hộ dân tại 4 ấp (ấp 4, ấp 5, ấp 6, ấp 9) của xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

1.3.4 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tháng Từ ngày 12/02/2012 đến ngày 09/06/2012 Trong đó, từ ngày 12/02/2012 đến 12/03/2012 thực tập, thu thập số liệu thứ cấp, tiếp sau đó là điều tra thử và điều tra chính thức thu thập thông tin từ các hộ gia đình, nhập số liệu từ ngày 15/03/2012 đến ngày 20/03/2012 Thời gian còn lại tập trung vào xử lý số liệu và viết báo cáo

1.4 Cấu trúc của khóa luận

Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:

Chương 1: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày cấu trúc của luận văn

Chương 2: tổng quan những tài liệu nghiên cứu có liên quan làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu; đồng thời khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Bến Tre và xã Bảo Thạnh-huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Trang 14

4

Chương 3: dựa trên cơ sở những khái niệm liên quan, đề tài phân tích các nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là xâm nhập mặn đến đời sống kinh tế-xã hội người dân Đề tài đã sử dụng các phương pháp định tính cũng như định lượng để giải quyết từng mục tiêu nghiên cứu tương ứng

Các phương pháp bao gồm: thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp những người dân, tham vấn chuyên gia, thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan địa phương, tài liệu nghiên cứu liên quan, internet, báo chí, … sau đó xử lý, phân tích số liệu trên phần mềm word, excel, Eviews

Chương 4: thông qua việc tham vấn ý kiến các chuyên gia từ Chi cục Bảo Vệ Môi Trường, phòng Tài nguyên môi trường, phòng NN và PTNT huyện Ba Tri, UBND Bảo Thạnh, đề tài đã cơ bản phản ánh được tình hình xâm nhập mặn ở địa phương Đồng thời thông qua kết quả điều tra 100 hộ ở xã Bảo Thạnh, tìm hiểu, phân tích và dựa trên kết quả đó, đề tài đã đánh giá được tổn hại do xâm nhập mặn gây ra đối với sức khỏe, nước sinh hoạt, xây dựng hồ bê tông chứa nước, sản xuất nông nghiệp thông qua nguồn nước

Chương 5: đề xuất những ý kiến cho ban ngành địa phương, người dân trong việc triển khai thực hiện biện pháp đạt hiệu quả để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn đang ngày càng nghiêm trọng tại địa phương

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

Quá trình nghiên cứu đề tài “ Đánh giá tổn hại do xâm nhập mặn tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre” có tham khảo các tài liệu liên quan đến chuyên ngành kinh tế, các báo cáo, thống kê, số liệu thứ cấp, sơ cấp thu thập được qua quá trình điều tra và các bài viết trực tuyến, tivi cũng như tham khảo luận văn tốt nghiệp:

Đánh giá tổn hại do nhiễm mặn tại xã Phước Minh-Thuận Nam, Ninh Thuận (Nguyễn Thị Diễm My, 2011)

Tác giả đã nghiên cứu các nội dung chính là phân tích tình hình nhiễm mặn tại khu vực nghiên cứu, đánh giá tổn hại do nhiễm mặn gây ra đối với đất đai, cây trồng (ổi, mãng cầu, xoài), nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân địa phương Đề tài

áp dụng giá thị trường đã tính tổn hại do nhiễm mặn gây ra trong năm 2011 là 87.601.654.355 đồng

Qua đó tác giả cũng đề ra các biện pháp đối ứng với việc xâm nhập mặn như là phải dừng ngay việc bơm nước biển vào đồng muối và công đoạn sản xuất muối, ngừng ngay việc tích nước mặn tại các hồ chứa đang triển khai trên diện tích 90 ha tại đồng muối phía Đông thôn Quán Thẻ 1 và Quán Thẻ 2, gia cố mương bao, hạ cote đáy thấp hơn mặt bằng đất của dân ở chung quanh, bờ đáy và thân mương bao phải chống thấm, không để xảy ra hiện tượng thẩm thấu hoặc vỡ, tràn nước gây ra nhiễm mặn khu vực có dân cư sinh sống …

Nghiên cứu trên là tư liệu đáng quý cho tôi thực hiện đề tài này Tuy nhiên, để quá trình nghiên cứu được thuận lợi, đòi hỏi người thực hiện nắm rõ tình hình chung

và những đặc điểm cơ bản tại địa phương, hiểu và nắm bắt được các mục tiêu và phương pháp tiến hành để bài luận văn là một sản phẩm riêng biệt của tác giả

Trang 16

6

2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Đặc điểm tổng quát của tỉnh Bến Tre

a) Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Bến Tre nằm ở phía Đông vùng đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi

ba cù lao lớn là An Hóa, Bảo và Minh Diện tích tự nhiên là 2.356,85 km² chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL

Về tọa độ địa lý, tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn từ 9o48' đến 10o20' vĩ độ Bắc

và từ 106o48' đến 105o57' kinh độ Đông Bến Tre có ranh giới hành chính như sau:

 Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang

 Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh

 Phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài trên 65 km

Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Bến Tre, cách thành phố Hồ Chí Minh 85 km về phía Tây Bắc, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh và 8 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú

Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bến Tre

Nguồn: www.bentre.gov.vn

Trang 17

7

Địa hình, địa mạo

Nhìn chung, địa hình tỉnh Bến Tre tương đối bằng phẳng, cao độ bình quân 1 -

2 m, có khuynh hướng thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và nghiêng ra phía biển Đông Bốn bề tỉnh Bến Tre là sông nước bao bọc, bên trong có hệ thống sông rạch chằng chịt làm cho địa hình bị chia cắt mạnh Về cơ bản có thể chia địa hình tỉnh Bến Tre ra làm 3 dạng:

 Vùng có địa hình thấp: có độ cao dưới 1m, bị ngập khi triều lên cao

 Vùng có địa hình trung bình: 1 - 2m, chỉ ngập khi triều cường vào các tháng 9 -

12 có diện tích 165 ha

 Vùng có địa hình cao: 2 - 5m, chiếm khoảng 7% tổng diện tích

Đường bờ biển có khuynh hướng bồi thêm theo hướng Đông-Đông Nam tại các cửa sông Ba Lai, Cổ Chiên do tác động tổng hợp giữa các dòng hải lưu ven bờ và phù

sa sông đổ ra biển Chính vì những điều kiện địa hình và hệ thống sông rạch như trên

đã tạo cho Bến Tre một chế độ thời tiết khí hậu và thủy hải văn có nét hơi khác biệt so với các tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Khí hậu

Khí hậu mang nét chung của đồng bằng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ

ổn định trung bình hàng năm là 27,3oC và chia ra 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với hướng gió chủ đạo là hướng gió mùa Tây Nam đến Tây-Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ đạo là Bắc đến Đông Bắc Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 - 1.500 mm Nhìn chung, toàn tỉnh Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ lớn hàng năm

Chế độ thủy hải văn

 Chế độ triều

Thủy triều biển Bến Tre tương đối lớn, xấp xỉ với thủy triều vịnh Bắc Bộ và lớn hơn thủy triều ở bán đảo Cà Mau khoảng 2 lần Biên độ triều lớn nhất trong năm tại Chợ Lách ở mức trung bình khoảng 2,6 m Chu kì triều một năm thường lớn nhất vào tháng 11 và 12 dương lịch và nhỏ nhất tháng 5 và 6 dương lịch Mực nước lớn nhất

Trang 18

Hàng năm vào mùa khô, mặn theo dòng triều xâm nhập sâu vào các sông chính trong tỉnh, gây thiệt hại ít nhiều đến sản xuất và đời sống Triều biển Đông đẩy mạnh vào sâu trên các sông, mặn theo triều nên một ngày cũng thường xuất hiện 2 đỉnh mặn

và 2 chân mặn (chế độ bán nhật triều không đều) Trị số đỉnh mặn và chân mặn thường xuất hiện sau đỉnh triều và chân triều từ 1 - 3 giờ Độ mặn xâm nhập trong sông càng

về thượng lưu càng giảm Do lưu lượng nước sông Ba Lai ít nên mặn xâm nhập sớm

và sâu nhất, sau đó mới đến cửa sông Mỹ Tho, sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông

Với sự tác động mạnh mẽ và đồng bộ của 3 nguyên nhân: dòng chảy kiệt của sông Tiền, gió chướng xuất hiện nhiều đợt trong mùa khô, thủy triều biển Đông vào những ngày mùa khô ở mức cao khiến cho sự xâm nhập mặn trên các sông chính sẽ từ mức độ xâm nhập sâu đến rất sâu

Năm 2010, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra gay gắt hơn so với các năm trước, độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào đất liền khoảng 60 km Hiện tượng này làm nhiễm mặn tất cả các nhánh sông, nước tại các khu vực thượng nguồn đều có độ mặn 1,6%, thiếu nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt trầm trọng

 Sóng

Một số hướng sóng nguy hiểm đối với vùng biển tỉnh Bến Tre là hướng Đông Bắc, Đông, Đông Nam Theo vận tốc gió khác nhau cho độ cao sóng ở Bến Tre không lớn lắm (từ 0,3 - 1,5 m) và giảm từ ngoài khơi vào bờ với chu kỳ sóng từ 3 - 6s

Hệ thống sông rạch với dòng chảy nhỏ, lưu lượng thấp, địa hình bằng phẳng kết hợp với hướng sóng đánh vuông góc với bờ biển nên thủy triều dễ dàng xâm nhập vào sâu trong đất liền

Trang 19

 Nhóm đất mặn: diện tích khoảng 59.497 ha, chiếm tỷ lệ 25% diện tích tự nhiên Đất có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém nên tốc độ phân giải chất hữu

cơ rất chậm

 Nhóm đất phèn: diện tích 40.110 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường gặp ở địa hình thấp, khó tiêu và nhiễm mặn Có thể phân biệt thành 3 loại đất phèn: đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động và đất phèn nhiễm mặn

 Nhóm đất phù sa: diện tích 84.171 ha chiếm 36% diện tích toàn tỉnh Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến nặng, có độ phì từ khá đến cao, kết cấu đất thông thoáng, được sử dụng để trồng lúa và các loại cây lâu năm

Tài nguyên nước

Tỉnh Bến Tre là tỉnh thuộc vùng sông nước, bên trong có hệ thống sông rạch chằng chịt làm cho địa hình bị chia cắt mạnh Tỉnh Bến Tre có hình dáng như tam giác cân, có đỉnh nằm ở phía thượng nguồn các con sông, cạnh đáy tiếp giáp với biển Đông Các con sông lớn: sông Mỹ Tho (sông Tiền Giang), sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên như các nan quạt xòe rộng ra biển Đông

Tổng lưu lượng nước mặt trung bình là 7.512,3 m3/s, phân bố trên 4 nhánh sông chính: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên Ngoài ra, còn có trên 103 sông, kênh, rạch nhỏ phân bố khắp trên địa bàn với tổng chiều dài là 741 km và chiều rộng

là 3,6 km

Riêng về nước ngầm, ở tỉnh Bến Tre tồn tại ở 3 dạng: nước ngầm giồng cát, nước ngầm tầng nông, nước ngầm tầng sâu với tổng trữ lượng nước ngầm là 32.640

m3/ngày

Trang 20

Dân số, lao động

 Dân số: năm 2007, dân số toàn tỉnh Bến Tre là 1.354.112 người, với mật độ dân

số trung bình là 574 người/km2 Dân số đô thị là 132.441 người, chiếm 9,78% dân số toàn tỉnh; dân số nông thôn là 1.221.671 người, chiếm 90,21% dân số toàn tỉnh

 Lao động: năm 2007, tổng số lao động trong các ngành kinh tế là 694.852 người, chiếm 51,31% dân số Do đặc điểm là tỉnh nông nghiệp nên phần lớn lao động tập trung vào lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với số lao động là 494.287 người, chiếm 71,13% tổng số lao động Số lao động còn lại hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, khai khoáng …

2.2.2 Đặc điểm tổng quát của xã Bảo Thạnh

a) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Vị trí địa lý

Xã Bảo Thạnh là một trong những xã biên giới biển của huyện Ba Tri nằm cách trung tâm huyện 10 km về hướng Đông Bắc và cách thành phố Bến Tre 48 km Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:

 Phía Bắc giáp với xã Tân Xuân;

 Phía Nam giáp với xã Bảo Thuận;

 Phía Tây giáp với xã Phú Ngãi;

 Phía Đông giáp sông Ba Lai-huyện Bình Đại

Trang 21

11

Đặc điểm địa hình, địa mạo

Xã Bảo Thạnh là một xã ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng có xu thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nghiêng về phía biển Đông, có độ cao từ 0,75 - 1,0 m Địa hình tự nhiên chia làm 3 vùng chính:

 Vùng trũng ven biển và dọc theo sông cửa sông Ba Lai là đất mặn thích hợp cho việc làm muối

 Vùng có địa hình cao trung bình được phân bố dọc theo chiều dài xã, nằm về phía Tây Bắc của xã, vùng này ít mặn nhưng bị nhiễm phèn

 Vùng có địa hình tương đối cao là đất giồng cát là nơi dân cư tập trung đông đúc thích hợp cho việc làm nhà trồng rau màu và cây ăn quả

Trang 22

12

 Gió giông: khí hậu trong năm chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa có gió Tây Nam với tốc độ 2,2 mét/giây kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông-Đông Bắc với tốc độ 2,4 mét/giây kéo dài trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Tây-Chế độ thủy văn

Là một xã nằm ven sông Ba Lai thông ra biển Đông nên chịu ảnh hưởng của chế độ triều biển Đông Đó là chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, hàng tháng có hai kỳ triều cường (ngày 3 và 17 âm lịch) và hai kỳ triều kém (ngày 10 và 25 âm lịch)

Hằng năm, xã Bảo Thạnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đợt ngập mặn vào mùa khô gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của toàn xã, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân Bên cạnh đó là hệ thống kênh rạch bất đầu bị ô nhiễm do việc tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung trong cộng đồng chưa cao

Sự xâm nhập mặn

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, thời gian qua nước mặn trên 4‰ từ sông Cửa Đại theo sông Giao Hòa chảy vào sông Ba Lai làm dòng sông này nhiễm mặn Do địa hình địa hình xã tương đối bằng phẳng, nằm dưới mực nước biển trung bình, các con sông chịu tác động của chế độ thủy triều biển Đông và nhiều sông, kênh rạch có độ rộng lớn dẫn đến nước sông bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nhất là vào mùa khô

Ngoài ra, nhiễm mặn nhiều hay ít còn tùy thuộc lượng nước từ thượng nguồn các sông đổ về Với sông Ba Lai, do sự bồi tích nhanh của sông Tiền (đoạn sông Mỹ Tho) làm nghẽn dòng chảy nên lượng nước sông Ba Lai từ thượng nguồn đổ ra cửa sông yếu, không đẩy mặn ra xa được

Trang 23

13

Tài nguyên đất

Xã Bảo Thạnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.603,03 ha, chiếm 7,32% tổng

diện tích đất tự nhiên của huyện Ba Tri Trong đó, nhóm đất nông nghiệp là 2.465,75

ha chiếm 94,73% tổng diện tích đất tự nhiên, nhóm đất phi nông nghiệp là 137,28 ha

chiếm 28,01% tổng diện tích đất tự nhiên

Bảng 2.1 Quá Trình Biến Động Đất Đai Giai Đoạn 2005 - 2011 của Xã Bảo Thạnh

Số

Diện tích (ha) Biến

động Năm

2005

Năm

2011

Tăng (+) Giảm (-) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 2603,03 2603,03

năm, trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp giảm 19,23 ha, nhóm đất phi nông

nghiệp tăng 20,35 ha Việc biến động này phù hợp với quy luật phát triển của xã hội,

bởi vì dân số của xã ngày một tăng dẫn đến vấn đề về hạ tầng cơ sở và phúc lợi xã hội

của xã cần được quan tâm đầu tư hơn Vì thế việc sử dụng đất đai của xã là tương đối

tốt, phù hợp với tình hình phát triển hiện tại

Trên toàn địa bàn xã thì diện tích các nhóm đất nông nghiệp được khai thác triệt

để, hệ số sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp cao Sản xuất nông nghiệp trong

vùng chủ yếu phát triển vùng chuyên canh trồng lúa, làm muối và nuôi trồng thủy hải

Trang 24

14

sản góp phần mang lại thu nhập cho người dân, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong

và ngoài xã

Tài nguyên nước

 Nguồn nước mặt: được khai thác từ sông ngòi, ao, hồ có trên địa bàn xã, chủ yếu là sông Ba Lai và các kênh, rạch trong nội đồng

 Nguồn nước ngầm: theo kết quả thăm dò cho thấy khá phong phú, tuy nhiên chỉ

có một số khu vực vực đất cát giồng là mạch nước ngọt, còn một số mạch nước ngầm còn lại đều bị nhiễm mặn

Nhìn chung nguồn nước mặt cũng như nước ngầm của xã đều không thuận lợi cho sinh hoạt người dân Nhân dân trong xã sử dụng nước mưa, nước máy, nước mua hoặc nước ao lắng phèn để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày

b) Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế cơ bản đã phục hồi và phát triển với nhịp độ tương đối nhanh, thu nhập bình quân đầu người năm 2006 của xã đạt 5.000.000 đồng/người/năm, đến năm

2007 là 7.000.000 đồng/người/năm, hiện nay là 9.200.000 đồng/người/năm GDP trên đầu người của xã tăng theo từng năm, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra với đóng góp cơ bản là của ngành thủy sản

Dân số, lao động-việc làm

 Dân số: năm 2008 dân số xã Bảo Thạnh là 11.358 người

 Lao động, việc làm: năm 2007 toàn xã có số lao động là 5.647 người trong đó

có việc làm ổn định 5.350 người chiếm 94,74%, bao gồm tham gia xuất khẩu lao động (5 lao động), tham gia việc làm tại các khu chế xuất trong và ngoài tỉnh (1036 lao động), lao động ở các khu nuôi tôm công nghiệp (196 lao động), lao động tại địa phương (3226 lao động), lao động ngoài địa phương (887 lao động) Còn lại 297 người có việc làm nhưng chưa thường xuyên chiếm 5,26%

Trang 25

15

Giáo dục

Xã Bảo Thạnh hiện có 01 trường mẫu giáo, 06 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở Trong đó trường mẫu giáo mầm non đạt 100% chỉ tiêu đưa ra về số lượng trẻ tham gia học, trình độ đào tạo đạt 100% Trường tiểu học đạt 97,6% chỉ tiêu đề ra

về số lượng học sinh tham gia, giáo viên đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 100%, trên chuẩn chiếm tỷ lệ 45,8% Trường cấp II số lượng học sinh tuyển vào lớp 6 đạt 98,5%, chất lượng giáo dục tốt

Trang 26

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến biến đổi khí hậu

a) Khái niệm biến đổi khí hậu

“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế-xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu)

b) Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu

c) Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất

Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ Trái đất nóng lên, các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới, làm đất trồi lên từ nước và chiếm chỗ những vùng ẩm ướt Những nơi đất trồi lên, nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy và vùng đầm lầy Mặc khác, băng tuyết tan nhanh làm mực nước biển dâng cao kết hợp với hiện tượng triều cường gây sạc lở bờ biển, bờ sông, ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn ở các khu vực thấp của Việt Nam

BĐKH toàn cầu gây rét đậm, rét hại trong nhiều ngày Đất vốn đã bị thoái hoá

do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình

Trang 27

17

trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây

d) Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước

Việt Nam là một trong năm nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH

và nước biển dâng Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đối khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30°C và mực nước biển

có thể dâng 1m gây nguy cơ ngập khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam

Dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại khoảng 17 tỉ đồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy

ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết xấu Nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, hàng triệu người sẽ có nguy cơ bị mất chỗ ở, từ đó làm gia tăng sức ép lên sự phát triển của các vùng lân cận, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước, khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10% Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng như đợt xâm nhập mặn vào năm 2005

Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn, suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh ven biển gồm Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm

Trang 28

BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, một phần diện tích đáng

kể ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển bị ngập mặn do nước biển dâng

3.1.2 Khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến xâm nhập mặn

a) Hiện tượng xâm nhập mặn

Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa kiệt do sự khác biệt về tỷ trọng giữa nước biển và nước sông Khi đó lượng nước từ sông đổ ra biển giảm thấp, thủy triều từ biển

sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm nước sông bị nhiễm mặn Nồng độ mặn

sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng

Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

 Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng tiến sâu vào đất liền

 Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn sâu vào

 Địa hình: địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn

 Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít, sẽ

là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa

 Hoạt động kinh tế của con người: việc lấy nước nhiều vào mùa khô (cả nước mặt và nước ngầm) sẽ làm mặn đi vào đất liền nhiều hơn

Độ mặn

Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity-độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước

Trang 29

19

Nước mặn

Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l

b) Lợi ích của xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn không hoàn toàn gây hại, nó mang lại những lợi ích đáng kể Nước mặn là môi trường thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ như: tôm sú, cá nước lợ và nước mặn, … Nước mặn còn giúp duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn vốn độc đáo và đa dạng, …

c) Thiệt hại của xâm nhập mặn

Mặt trái của sự xâm nhập mặn là ảnh hưởng của nó đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, đất đai, các công trình, nhà cửa, cầu cống, các thiết bị kim loại, á kim,

Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đối với sức khỏe, sinh hoạt của người dân

Việt Nam không phải là quốc gia mạnh về tài nguyên nước bởi hơn 60% lượng nước mặt ở Việt Nam có nguồn gốc từ các nước khác Tổng lượng nước mặt hàng năm của nước ta vượt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không đều giữa các mùa Mùa khô ở Việt Nam kéo dài và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 30% lượng nước của cả năm gây thiếu nước bất thường hoặc cục bộ

Tại ĐBSCL nước ngọt trên các sông rạch là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu, nước ngầm có chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang sụt giảm nghiêm trọng Do vậy, khi nước mặn xâm nhập sẽ gây ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt Việc thiếu nước, nước sinh hoạt bị nhiễm mặn cho kéo theo hàng loạt các vấn đề như suy dinh dưỡng ở trẻ em, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa ở phụ nữ, dịch bệnh, các bệnh về da: khô da, da nứt nẻ, …

Trang 30

20

Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đối với đất đai, cây trồng

Đất ở những vùng ven biển thường nhiễm nước mặn Quá trình nhiễm mặn làm cho hàm lượng muối (Na2SO4, NaCl, MgSO4, MgCl2, NaHCO3, ) trong đất cao (1,0 - 51,5%), đất trở nên mặn Trong đó các muối natri chiếm ưu thế, trong muối này ion Na+ đóng vai trò quan trọng, quyết định tính chất của đất mặn

Khi đất bị mặn thì các tính chất hóa học trở nên xấu Đất mất tinh kết cấu, thường nứt nẻ thành tảng, cục lớn, cứng như đá khô Ngược lại bị dính bết lại, dẻo quánh, hạt đất bị trương ra, che hết tất cả lỗ hổng chứa không khí trong đất, đất không thấm được nước và thiếu không khí cho cây

Đất bị nhiễm mặn là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn tới sản lượng cây trồng, đa số cây trồng mẫn cảm với nồng độ muối cao trong đất Khi đất và nước bị nhiễm mặn, cây trồng sẽ kém phát triển do các ảnh hưởng tiêu cực: (1) nước trong đất giảm làm cây bị thiếu nước giống như bị khô hạn, (2) làm mất cân bằng dinh dưỡng, (3) mất cân bằng ion trong cây và (4) vi sinh vật có trong đất quanh rễ và bên trong cây bị ảnh hưởng, dẫn tới làm giảm các chất dinh dưỡng do các vi sinh vật này tạo ra cho cây Những tác động tiêu cực này ảnh hưởng tới sự phát triển của cây ở qui mô sinh hóa học, sinh lý học và ở qui mô phân tử

Trang 31

21

Bảng 3.1 Một Số Hàm Lượng Giới Hạn Hữu Ích của Nước Mặn

Độ mặn uống được tối đa cho người 3

Nước tưới (đối với tưới tiêu và các

điều kiện đất đai tối ưu)

 Nhỏ hơn 0,75: không có rủi ro mặn hóa

 0,75 - 1,5: giảm năng suất các cây trồng nhạy cảm mặn

 1,5 - 3,5: giảm năng suất nhiều loại cây trồng

d) Ứng phó với xâm nhập mặn

Chống xâm nhập mặn vào đất liền là một trong những biện pháp chủ yếu ứng phó với nguy cơ ngập mặn lãnh thổ trong công cuộc chống nước biển dâng Theo các nhà khoa học, cần tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ như ngăn chặn sự hạ thấp mực nước ngầm và sụt lún đất, xây dựng hệ thống công trình bổ cấp nhân tạo nước dưới đất

và hoàn thiện mở rộng mạng lưới quan trắc động thái nước dưới đất và sụt lún mặt đất Trong tương lai khi mực nước biển dâng cao thì nước mặn sẽ lấn sâu vào đất liền và tràn ngập trên diện rộng Việc ứng phó với nguy cơ này phải tính tới ngay từ bây giờ

Trang 32

22

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu

a) Khái niệm phương pháp giá thị trường

Sử dụng giá thị trường và sự biến đổi giá trị sản phẩm/dịch vụ do có sự thay đổi

về chất lượng môi trường

Việc xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất trồng trọt, cụ thể là năng suất lúa, rau màu, tăng chi phí nước sinh hoạt, xây dựng các công trình, dụng cụ chứa nước, những ảnh hưởng này có giá trên thị trường nên ta sử dụng phương pháp giá thị trường để ước lượng, tính toán

b) Phương pháp đánh giá thiệt hại về cung cấp nước sinh hoạt do nhiễm mặn

Đề tài sử dụng phương pháp giá thị trường để đánh giá thiệt hại về nguồn nước

do xâm nhập mặn Đề tài tiến hành thu thập về chi phí mua nước, xây dựng hoặc mua các công trình, dụng cụ chứa nước của mỗi nông hộ gia đình

Tính toán chi phí thiệt hại của mỗi hộ gia đình do phải mua nước sử dụng

Chi phí thiệt hại trung bình của mỗi hộ (đồng/năm)= Lượng nước phải mua trung bình trong một năm của mỗi hộ (m3/năm) * giá mua nước trung bình (đồng/m3)

Chi phí thiệt hại trung bình của xã về nước sinh hoạt (đồng/năm)= Chi phí thiệt hại trung bình của mỗi hộ (đồng/năm) * số hộ trong xã mua nước

Tính toán chi phí thiệt hại của mỗi hộ do phải mua, xây dụng hồ bê tông chứa nước

Chi phí sử dụng hồ bê tông trung bình năm: ∗ ∗

Trong đó:

Ai: Chi phí xây dựng ống hồ ban đầu của mỗi hộ

r : Suất chiết khấu (10%)

n : Số năm khấu hao (Trần Thị Mộng Ni,2009)

Thiệt hại về cung cấp nước sinh hoạt (đồng/năm)= Chi phí thiệt hại trung bình của xã

về nước sinh hoạt (đồng/năm) + Chi phí xây dựng hồ bê tông (đồng/năm)

Trang 33

23

c) Phương pháp đánh giá thiệt hại về nông nghiệp do nhiễm mặn

Phương pháp phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập quy định các biến phụ thuộc như thế nào Đề tài dùng phương pháp này để đo lường mối quan hệ phụ thuộc của biến năng suất lúa và các biến như phân bón, thuốc BVTV, lao động, giống, kinh nghiệm, biến giả hạng đất (loại đất trồng lúa) và biến giả có nhiễm mặn hay không nhiễm mặn, … qua đó đề tài xác định được ảnh hưởng của xâm nhập mặn đối với năng suất lúa Phân tích hồi quy được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định và nêu ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế

Kỹ thuật ước lượng hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp bình phương bé nhất (OLS-Ordinary Least Square) dựa trên ba giả thiết của mô hình sau:

 Mối quan hệ giữa Y và Xi là tuyến tính (theo tham số)

 Xi là các biến số ngẫu nhiên và các giá trị của nó không đổi Ngoài ra không có

sự tương quan hoàn hảo giữa hai hay nhiều hơn các biến độc lập

 Số hạng sai số có giá trị kỳ vọng bằng không và phương sai không đổi (là hằng số) cho tất cả các quan sát tức là E(εi)=0 và E(εi2)=0 Các biến số ngẫu nhiên εi

là độc lập về thống kê Như vậy, E(εi εj)=0 với i#j, số hạng sai số phân phối chuẩn

Bước 2: Xây dựng mô hình toán học để mô tả quan hệ giữa các biến số

Phương trình hồi quy được trình bày ở dạng tuyến tính:

Y=α0+ α1X1+ α2X2+ α3X3+…+ αnXn+ε

Y : Biến số phụ thuộc

Xi : Biến số độc lập (i=1,2,…,k)

αI : Hệ số ước lượng (i=0,1,2,…,k)

ε : Sai số của mô hình

Bước 3: Ước lượng các tham số của mô hình (αi)

Các ước lượng này là các giá trị thực nghiệm của tham số trong mô hình Ngoài

ra, theo lý thuyết kinh tế lượng, nếu các giả thiết của mô hình đều thỏa, các hàm ước

Trang 34

24

lượng αi là các hàm ước lượng tuyến tính, không thiên lệch, tốt nhất (BLUE-Best Linear Unbiased Estimation)

Bước 4: Kiểm định các giả thuyêt đặt ra

Bước 5: Phân tích mô hình

Hàm Cobb-Douglas được dùng để phân tích mối quan hệ giữa đầu vào và năng suất lúa (cây trồng chủ yếu tại địa bàn nghiên cứu) Một qui luật rất quan trọng trong sản xuất đó là quy luật năng suất cận biên giảm dần Quy luật này cho rằng trong quá trình sản xuất khi một yếu tố sản xuất (yếu tố đầu vào biến đổi) được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong điều kiện cố định các yếu tố sản xuất khác thì mức tăng sản lượng sẽ tăng lên trong giai đoạn đầu, đến một điểm nào đó, mức tăng sản lượng sẽ giảm dần Nếu tiếp tục tăng mức sử dụng yếu tố sản xuất này, tổng sản lượng sẽ đạt đến mức tối đa và sau đó sẽ giảm xuống (Đặng Thanh Hà, 2010)

Hình 3.1 Đường Cong Tổng Sản Lượng (Total Physical Product-TPP)

Trang 35

X6 D1 Biến giả (1: hạng đất 1; 0: khác) + (dương)

X7 D2 Biến giả (1: hạng đất 2; 0: khác) + (dương)

X8 D3 Biến giả (1: có NM; 0: không NM) - (âm)

Nguồn : Mô hình ước lượng Theo mô hình trên thì năng suất lúa phụ thuộc vào các yếu tố : chi phí phân

bón, chi phí thuốc BVTV, lao động, lượng giống, kinh nghiệm, hạng đất, nhiễm mặn

hay không nhiễm mặn và một trong các yếu tố này biến động đều ảnh hưởng đến năng

suất lúa, cụ thể như sau :

Trang 36

D1 (+) : hạng đất 1, đây là loại đất có độ phì từ khá đến cao thuộc nhóm đất phù

sa, lúa trồng trên loại đất này sẽ đạt năng suất cao, kỳ vọng dấu (+)

 D2= 1 nếu đất hạng 2

0 nếu đất hạng khác

D2 (+) : hạng đất 2, đây là loại đất có độ phì thấp thuộc nhóm đất phèn, lúa trồng trên loại đất này năng suất không cao Tuy nhiên, so với hạng đất khác (đất mặn-độ phì kém) thì năng suất lúa đối với hạng đất 2 vẫn cao hơn Do đó, ta kỳ vọng dấu (+) cho biến D2

 D3= Biến giả (0): không nhiễm mặn

(1): nhiễm mặn D3 (-) : nếu có nhiễm mặn thì năng suất lúa sẽ bị giảm (kỳ vọng dấu -)

Trang 37

b) Số liệu sơ cấp

Phỏng vấn trực tiếp người dân theo bảng câu hỏi điều tra Đề tài tiến hành điều tra 100 hộ gia đình tại các ấp 4, ấp 5, ấp 6, ấp 9 của xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

3.2.3 Phương pháp thống kê mô tả

Mô tả thực trạng sản xuất của người dân với việc sử dụng các đầu vào trong sản xuất (lượng giống, phân bón,…), thu nhập của hộ nông dân, vấn đề kinh tế-xã hội, việc

sử dụng các nguồn lực sản xuất qua đó cho ta thấy kết quả như trong mục tiêu nghiên cứu

3.2.4 Phương pháp tham vấn chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các cán bộ có chuyên môn liên quan đến vấn đề xâm nhập mặn tại địa phương, từ đó phân tích theo hướng khách quan về vấn đề và xác định những mặt tiêu cực quá trình xâm nhập mặn

Trang 38

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng xâm nhập mặn tại xã Bảo Thạnh

4.1.1 Nguyên nhân gây xâm nhập mặn

Bảng 4.1 Nhận Thức của Người Dân về Tình Trạng Xâm Nhập Mặn

a) Khu vực đang sinh sống có tình trạng xâm

b) Mức độ nhiễm mặn trên mảnh đất của hộ

Trang 39

29

Bảng 4.1 thể hiện nhận thức của người dân về tình trạng xâm nhập mặn Qua điều tra 100 hộ gia đình tại các ấp 4, ấp 5, ấp 6, ấp 9 thuộc xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre thì hầu hết các hộ gia đình cho biết khu vực họ đang sinh sống đều bị nhiễm mặn với mức độ khác nhau tùy thuộc vào vị trí mảnh đất của họ Đa số đều bị nhiễm mặn ở mức độ trung bình chiếm 50%, mức độ cao chiếm 15%, không đáng kể chiếm 35%

Nguyên nhân chủ yếu là do khí hậu thất thường chiếm 80%, đập ngăn mặn rò rỉ chiếm 20% Khí hậu thất thường hay nói cách khác là do tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp làm cho nguồn nước bổ sung từ thượng nguồn không đủ để đẩy mặn ra xa và xu thế dâng lên của mực nước biển khiến mặn ngày càng xâm nhập sâu hơn Ngoài ra, cửa đập Ba Lai thuộc dạng ống xoắn, do đó nước biển dễ dàng xâm nhập qua cửa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn

Tiếp xúc với chuyên viên phòng Tài nguyên môi trường, Trung tâm quản lý dự

án cống đập Ba Lai huyện Ba Tri, cán bộ địa chính xã Bảo Thạnh để tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra tình trạng xâm nhập mặn tại xã, gồm ba nguyên nhân:

1- Xâm nhập mặn vẫn theo các cửa sông chính đi sâu vào đất liền

Năm 2000, Chính phủ phê duyệt chín hạng mục tiền khả thi của dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre, trong đó có cống đập Ba Lai nhằm ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, rửa phèn, cải tạo đất và phục vụ sinh hoạt cho gần dân sống trong vùng dự án Năm 2002, cống đập hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng tám hạng mục còn lại như cống âu thuyền An Hóa, đê ven sông Hàm Luông, Mỹ Tho, cống tiếp nước, … vẫn chưa xây dựng Do đầu tư không đồng bộ nên xâm nhập mặn vẫn theo các cửa sông chính đi sâu vào đất liền, số phận cống đập Ba Lai vẫn là ngoài mặn và sâu bên trong cũng mặn 2- Mặn sâu từ trong nội địa

Cống đập Ba Lai chắn dòng sông Ba Lai cách cửa biển gần 10 km Nhưng sâu bên trong nội địa sông Ba Lai nối liền với sông Tiền và sông Hàm Luông ăn thông ra biển qua hàng trăm ngõ ngách bao bọc quanh cù lao Bảo gồm thành phố Bến Tre, các huyện Giồng Trôm, Ba Tri và cù lao An Hóa (Bình Đại, Châu Thành) Ba con sông Hàm Luông, Tiền, Ba Lai nằm dọc gần thành phố Bến Tre thông với nhau bằng những

Trang 40

30

con sông nằm ngang là Trúc Giang, An Hóa, Giao Hòa Có thể hình dung nước mặn theo sông Tiền và Hàm Luông cùng hệ thống sông, kênh, rạch tiến vòng hai bên vào vùng ngọt hóa với tốc độ nhanh hơn trước khi có đập Ba Lai Từ đó, nước mặn đổ vào sông Ba Lai rồi đi ngược trở ra về phía biển, xâm nhập mặn phía trong đập Ba Lai nên sâu bên trong cống đập Ba Lai bị nhiễm mặn trước khu vực con đập ngăn mặn

3- Khơi mặn trong lòng ngọt hóa

Đối với dự án ngọt hóa bắc Bến Tre, các nhà quy hoạch kêu gọi đẩy nhanh tiến

độ hoàn thành hệ thống cống đập để mặn không xâm nhập vào vùng ngọt hóa Theo quy hoạch, sẽ xây dựng tuyến đê dọc sông Tiền và Hàm Luông bao quanh hai cù lao Bảo và An Hóa Ngoài ra, đặt thêm nhiều cống hộp, âu thuyền để ngăn mặn triệt để Tương lai, bao quanh tỉnh Bến Tre là đê Nhiều lãnh đạo ở Bến Tre nghĩ rằng khi hệ thống ngăn mặn hoàn thành sẽ chấm dứt tình trạng nuôi tôm trong vùng ngọt hóa Nhưng không thể ngăn được mặn khi giữa trung tâm vùng quy hoạch ngọt hóa hàng ngàn cây nước mặn khoan sâu chừng chục mét đang hối hả bơm nước mặn lên mặt đất mỗi ngày để đưa vào vuông nuôi tôm Đây là một vấn đề gây khó khăn cho các cấp lãnh đạo giữa việc có nên hay không để cho người dân khơi ngọt trong lòng ngọt hóa

vì lợi nhuận của việc nuôi tôm đối với trồng lúa, hoa màu là hơn hẳn

Bảng 4.2 Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Hải Sản từ Năm 2005 đến Năm 2011 của

bị mất giá, nhiều hộ dân đầu tư nuôi thủy sản nên diện tích nuôi trồng thủy hải sản tăng Nhưng những năm gần đây do thời tiết thất thường, cùng với dịch bệnh thường xuyên xảy ra, việc nuôi trồng thủy sản không mang lại nguồn lợi như mong đợi, nhiều

Ngày đăng: 06/03/2018, 18:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w