3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.3. Các hệ thống canh tác trên đất mặn
Hiện nay cơ cấu cây trồng chính phân theo nhóm đất mặn vùng ven biển ĐBSCL vẫn là rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng ven biển, nuôi trồng thủy hải sản và làm muối tập trung ở đất mặn nhiều; đất mặn sú, vẹt, đƣớc; đối với đất chuyên lúa, luân canh lúa – tôm, lúa – màu đƣợc sử dụng trên đất mặn trung bình và ít. Các cơ cấu sử dụng đất mặn vùng ven biển ĐBSCL đƣợc thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Các cơ cấu cây trồng chính trên đất mặn vùng ven biển ĐBSCL
TT Loại đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng
1 Đất mặn sú, vẹt, đƣớc
Rừng phòng hộ Rừng sú, vẹt, đƣớc
Nuôi trồng thủy sản Tôm 2 Đất mặn nhiều
Làm muối Làm Muối
Nuôi trồng thủy sản Nuôi Tôm
Chuyên lúa 2 vụ lúa ( ĐX - HT)
1 vụ lúa ( ĐX)
3 Đất mặn trung bình và ít
Chuyên lúa 3 vụ lúa (ĐX-HT-TĐ) 2 vụ lúa ( ĐX - HT) 1 vụ lúa (ĐX)
Lúa - tôm Lúa ĐX - tôm
Lúa - Cá Lúa ĐX - Cá
Lúa - Màu 2 vụ lúa + 1 vụ màu
1 vụ lúa + 1-2 vụ màu
Chuyên màu Rau, màu
46
* Canh tác lúa
Tại các điểm lấy mẫu đất trồng lúa M1, M2, M2a, M2b, M2c, M6, M10b, M10c, M22, M25, M26, M26a, M26b thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau và Trà Vinh cho thấy tình hình canh tác lúa gồm các loại hình lúa 3 vụ (Đông xuân – Hè thu – Thu đông); 2 vụ lúa có tƣới (Đông xuân – Hè thu); và lúa 1 vụ (Đông xuân hoặc lúa Hè thu). Canh tác chuyên lúa vùng ĐBSCL chủ yếu trên nhóm đất mặn trung bình và ít và một phần đƣợc trồng trên đất mặn nhiều vào mùa mƣa sử dụng nƣớc trời là chính.
- Lúa đông xuân: Thời vụ xuống giống thƣờng bắt đầu khoảng cuối tháng 11 đến hết tháng 12, gieo sạ ngay khi lũ rút canh tác chủ yếu bằng nƣớc bơm tƣới. Các giống lúa đƣợc chọn là giống cao sản, có thời gian sinh trƣởng ngắn (90 – 100 ngày) nhƣ OMC 95, OMCS 97, MOCS 98,... Thời gian thu hoạch vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 2 năm sau. Năng suất bình quân đạt 4,3 đến trên 5,0 tấn/ha.
- Lúa hè thu: Để thu hoạch kịp trƣớc lũ, có 2 thời vụ cho lúa hè thu.
+ Hè thu sớm: Đƣợc xuống giống ngay sau khi thu hoạch vụ đông xuân khoảng 1 đến 2 tuần, thời gian thu hoạch vào cuối tháng Tƣ đến trung tuần tháng Năm, giống cao sản, ngắn ngày đƣợc sử dụng giống nhƣ trong vụ đông xuân, nƣớc bơm tƣới. Năng suất bình quân 4,5 – 5,0 tấn/ha
+ Hè thu chính vụ: Xuống giống khoảng nửa cuối tháng Năm, thời gian thu hoạch vào cuối tháng Tám đến trung tuần tháng Chín, canh tác nhờ mƣa và nƣớc bơm tƣới bổ sung lúc triều cƣờng. Năng suất bình quân 4,5 – 5,0 tấn/ha, phổ biến ở những vùng lũ ngập muộn (Tiền Giang).
- Lúa thu đông: Vùng lúa 1 vụ thƣờng đƣợc phân bố dọc theo bờ biển từ Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Thời điểm xuống giống vào trung tuần tháng Năm đến tháng Bảy. Đối với loại hình sử dụng đất canh tác lúa 1 vụ: các giống lúa cao sản thƣờng đƣợc sử dụng, tuy nhiên hiện nay lúa 1 vụ chỉ còn diện tích rất nhỏ không đáng kể.
47
* Canh tác lúa – tôm
Toàn vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm – lúa là 168.633 ha, trong đó Kiên Giang là tỉnh đi đầu trong việc áp dụng mô hình này với diện tích 66.410 ha chiếm 39,38% diện tích nuôi tôm – lúa; Cà Mau có diện tích tôm lúa đạt 39.666 ha; Bạc Liêu, Sóc Trăng có diện tích 25.209 ha; Bến Tre, Trà Vinh diện tích nuôi tôm lúa tƣơng ứng là 5.615 ha và 6.479 ha. Đây đƣợc xem là mô hình phổ biến đang đƣợc đa số ngƣời dân các tỉnh ĐBSCL áp dụng nuôi ở các vùng ruộng trũng hiện nay, bởi hiệu quả sử dụng đất cao, khả năng đầu tƣ hợp lý cũng nhƣ phù hợp trình độ kỹ thuật hiện nay. Mô hình tôm-lúa này đƣợc đánh giá là hiệu quả về kinh tế và môi trƣờng, là hình thức nuôi mang tính sinh thái nhƣ quảng canh nhƣng có hiệu quả cao. Ƣớc tính thu nhập thuần ngƣời dân hƣởng lợi từ mô hình này đạt khoảng 53 triệu/năm.
Thực tế đã chứng minh, khi canh tác đƣợc một vụ lúa trên đất nuôi tôm thì vụ nuôi tôm ít rủi ro hơn, nhất là về dịch bệnh. Việc áp dụng hình thức sản xuất luân canh lúa - tôm sẽ góp phần cách ly, hạn chế sự lây lan mầm bệnh từ vụ nuôi tôm này sang vụ nuôi khác. Sau khi thu hoạch lúa, gốc rạ để lại trong ruộng nuôi là nguồn dinh dƣỡng tốt sẽ giúp cho hệ phiêu sinh vật phát triển, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, làm tăng độ phì nhiêu của đất, chống suy thoái hệ sinh thái đồng ruộng.
Điều tra tại khu vực lấy mẫu M20, M20a, M20b, M20c thuộc tỉnh Kiên Giang nhận thấy trên các cánh đồng rộng khoảng 2 – 4 ha bà con nông dân đã đắp những con đê nhỏ (rộng khoảng 0,7 – 1,4 m) bao quanh để kiểm soát sự xâm nhập mặn. Các giống lúa chịu đƣợc mặn đã đƣợc trồng ở đây vào mùa mƣa. Năng suất của các giống lúa này có thể đạt tới 2,5 – 3,0 tấn/ha. Vào mùa khô tôm giống đƣợc thả có kích cỡ 2-3 cm/con với mật độ 4-6 con/m2, năng suất thu hoạch tôm sú 1 ha ruộng lúa đạt 0,2-0,56 tấn/ha ruộng/vụ tuy từng vùng. Thời gian nuôi 4 tháng/vụ. Mô hình này có điều kiện mở rộng ở những nơi sản xuất lúa 1 vụ bấp bênh.
48
* Nuôi tôm
Diện tích nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn, lợ của vùng ĐBSCL chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An. Theo kết quả điều tra đến năm 2012, tỉnh Cà Mau đạt 248.957 ha, Bạc Liêu 125.529 ha, Kiên Giang 90.253 ha, Sóc Trăng 47.648, Bến Tre 35.692 ha, Trà Vinh 56.424 ha. Nhìn chung toàn vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nuôi trồng thủy sản măn, lợ điều tăng cả về diện tích và năng suất cho thấy việc chuyển đổi một phần diện tích lúa vẫn đang đƣợc tiếp diễn.
Ngành nuôi tôm sú đã phát triển rất mạnh trong giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay. Diện tích mặt nƣớc nuôi tôm sú nƣớc mặn, lợ năm 2009 đã đạt đến 566.600 ha tăng 1,34 lần so với năm 2001. Sản lƣợng tôm sú đạt 325.710 tấn/ha, tăng 2,28 lần so với năm 2001. Nhƣ vậy, tốc độ tăng sản lƣợng cao gấp 1,98 lần tốc độ tăng diện tích . Điều này cho thấy năng suất tôm nuôi đã đƣợc cải thiện nhiều do thay đổi phƣơng thức nuôi trồng, chủ yếu nhờ tăng diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.
3.1.4. Sử dụng phân bón trên đất mặn
Bảng 3.5: Áp lực phân bón của đất mặn theo cơ cấu (ha/năm)
STT Cơ cấu N (kg) P2O5 (kg) K2O (kg) NPK (kg) Vôi (tấn)
1 3 lúa 259,20 255,05 95,52 253 0,85
2 2 lúa 224,39 133,06 62,44 310
3 Lúa - Tôm 250 1,15
4 Tôm 0,63
Mức độ bón phân theo cơ cấu trên đất mặn đƣợc thống kê từ các phiếu điều tra thực địa trình bày trong (bảng 3.5). Qua bảng trên cho thấy tại các điểm trồng lúa 2 đến 3 vụ phân bón đƣợc sử dụng ở phần lớn các điểm quan trắc điểm lúa là phân hỗn hợp NPK với lƣợng bón khoảng 253 – 310 kg/ha/năm, chủ yếu là phân Đầu Trâu và Việt Nhật. Ngoài ra, ngƣời dân còn bón kết hợp phân đạm urê, lân và
49
kali dạng đơn lƣợng với lƣợng khá lớn, đối với lúa 3 vụ trung bình mỗi năm bón 259,2 kg N; 255,05 kg P2O5; 95,52 kg K2O và lúa 2 vụ là 224,39 kg N; 133,06 kg P2O5; 62,44 kg K2O. Trong cơ cấu lúa 3 vụ nông dân vùng ĐBSCL có sử dụng thêm vôi bột để bón vào đất với lƣợng 0,8 tấn/năm. Nhận thấy nhu cầu sử dụng phân bón cho cây lúa vùng ĐBSCL khá cao so với khuyến cáo đối với cây lúa, một phần nguyên nhân do ngƣời dân sợ bị mất mùa, giảm năng suất lúa
Tại các điểm nuôi tôm, lúa – tôm: Phân bón đƣợc sử dụng là NPK Việt Nhật (tỷ lệ 16-16-8+13S) với lƣợng bón trung bình là 250 kg/ha/năm cho cơ cấu lúa – tôm, lƣợng vôi sử dụng cho cơ cấu lúa – tôm từ 0,63 đến 1,15 tấn/năm. Đối với vùng chuyên nuôi tôm trong quá trình khử độc, diệt khuẩn cho ao tôm, ngƣời dân có bón thêm vôi bô ̣t với lƣợng trung bình từ 0,53 đến 0,63 tấn/ha/năm.
3.2. Hiện trạng và biến động chất lƣợng môi trƣờng đất mặn ở ven biển Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2009 – 2013
3.2.1. Kết quả đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất mặn
Để đánh giá đƣợc hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng đất mặn năm 2013 chúng tôi đã tiến hành lấy 24 mẫu đất theo 3 loại hình canh tác bao gồm:
Đất trồng lúa, gồm 13 điểm: M1, M2, M2a, M2b, M2c, M6, M10b, M10c, M22, M25, M26, M26a, M26b.
Đất trồng lúa và nuôi tôm luân canh, gồm 4 điểm: M20, M20a, M20b, M20c. Đất nuôi tôm, gồm 7 điểm: M5, M7, M10, M10a, M16, M17, M26c
50
* Nhóm chỉ tiêu đặc trưng mặn của đất
- Độ pH của đất mặn: pHH2O và pHKCl ở các điểm quan trắc đất mặn có diễn biến không đều giữa các điểm quan trắc trong cùng hoặc khác loại hình sử dụng đất, pHH2O dao động trong khoảng 3,44 – 7,64; pHKCl dao động trong khoảng 3,17 – 7,41. Đất chua nhất ở điểm M20 với pHH2O tầng 0-30 = 3,84; pHH2O tầng 30-60 = 3,44. Điểm M20 thuộc đất lúa-tôm và với pH nhƣ vậy đƣợc xếp vào loại đất rất chua. Điểm có pH cao nhất là M26c (pHH2O tầng 0-30 = 6,37; pHH2O tầng 30-60 = 7,64). Điểm M26c là đất nuôi tôm thuộc ấp Bình Tắc – xã Hàm Rồng – Năm Căn – Cà Mau, và theo thang đánh giá thì đƣợc xếp vào loại đất trung tính. Điều này cho thấy ở các loại hình sử dụng đất khác nhau thì độ chua của đất cũng rất khác nhau. So sánh giữa 3 loại hình sử dụng đất trên đất mặn năm 2013 thì thấy pH trung bình ở 3 nhóm xếp theo thứ tự giảm dần là: Đất tôm (pHH2O TB = 7,03 ± 0,43, pHKCl TB = 6,35 ± 0,68) > đất lúa – tôm (pHH2O TB = 5,29 ± 1,13, pHKCl TB = 4,86 ± 1,10) > đất lúa (pHH2O TB = 5,54 ± 1,04, pHKCl TB = 4,70 ± 0,90).
Đồ thị 3.1. Kết quả phân tích pHH2O năm 2013
- Độ dẫn điện EC: EC tầng 0-30cm đất mặn ĐBSCL dao động từ 0,0 - 6,71 mS/cm. Trong đó, cao nhất là điểm M26c (ECM26c tầng 0-30 = 6,71 mS/cm, ECM26c tầng 30-60 = 5,18 mS/cm). Đây là điểm trong nhóm đất nuôi tôm thuộc huyện Năm Căn – Cà Mau. Độ dẫn điện thấp nhất tại điểm M2a (trồng lúa) với ECM2a tầng 30-60 = 0,0 mS/cm. Đối với các điểm trồng lúa, điểm M22 và M26 có EC lớn hơn so với các điểm trồng lúa khác. Điểm M22 (ECM22 tầng 0-30 = 1,23 mS/cm, ECM22 tầng 30-60 = 1,75
51
mS/cm) thuộc ấp 6 – Bảo Thạnh – Ba Tri – Bến Tre, tại tỉnh Bến Tre năm 2013 do tình hình mặn xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng nên vùng đất mặn của tỉnh bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, độ mặn trong đất tăng cao hơn so với các năm trƣớc. Điểm M26 (ECM26 tầng 0-30 = 1,91 mS/cm, ECM26 tầng 30-60 = 1,33 mS/cm) thuộc ấp 19/5 – Khánh Bình - Trần Văn Thời - Cà Mau, đây là điểm chịu ảnh hƣởng mạnh của quá trình xâm nhập mặn, hàng năm cứ đến cuối tháng 11 là không thể trồng đƣợc lúa do nƣớc kênh bị nhiễm mặn, đất thƣờng xuyên bị bốc mặn trắng trên mặt, lúa giảm năng suất và nhiều năm bị thất thu.
Đồ thị 3.2. Kết quả phân tích EC năm 2013
- Tổng số muối tan (TSMT): TSMT trong nhóm đất mặn vùng ven biển ĐBSCL dao động 0,11 – 2,01%. Cao nhất là điểm nuôi tôm M26c (TSMTM26c tầng 0- 30 = 2,01%, TSMTM26c tầng 30-60 = 1,48%), vƣợt giới hạn mặn thƣờng xuyên và thấp nhất là điểm trồng lúa M26a (TSMTM26a tầng 0-30 = 0,11%, TSMTM26a tầng 30-60 = 0,11 %) năm trong giới hạn không mặn (phân loại của FAO 1993 theo TSMT).Trên đất lúa và đất lúa – tôm, TSMT không chênh lệch nhiều giữa tầng 0-30 cm và tầng 30- 60 cm. Trong khi đó, trên đất chuyên nuôi tôm (trừ điểm M7) thì sự chênh lệch về TSMT giữa 2 tầng khá lớn. Đối với đất có nuôi tôm, do chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nƣớc mặn nuôi tôm nên TSMT tầng 0-30 cm > tầng 30-60 cm. Tuy nhiên, tại điểm M7 thuộc Ấp Bƣng Tum – xã Khánh Hòa – Vĩnh Châu – Sóc Trăng lại có TSMT tầng 0-30 cm < tầng 30-60 cm, điều này có thể lý giải là do vào thời điểm
52
lấy mẫu có mƣa nên tầng mặt bị rửa trôi khá mạnh, lƣợng muối trong đất một phần bị cuốn trôi theo dòng nƣớc , một phần thẩm thấu xuống dƣới làm cho TSMT tầng mă ̣t giảm trong khi TSMT tầng sâu lại tăng cao.
Đồ thị 3.3. Kết quả phân tích TSMT năm 2013
- Clo: Hàm lƣợng Cl- dao động 0,57 – 17,25%. Cao nhất là điểm M26c (Cl- tầng 0-30 cm = 17,25%, Cl- tầng 30-60 cm = 14,46%); thấp nhất là điểm M26a (Cl- tầng 0-30 cm = 0,57%, Cl-
tầng 30-60 cm = 0,72%). Trên đất nuôi tôm, hàm lƣợng Cl- tầng 0-30 cm cao hơn Cl- tầng 30-60 cm. Điều này cho thấy các muối tan có chứa anion Cl- trong đất mặn nuôi tôm chủ yếu nằm ở tầng đất mặt (0-30) cm. Điểm nuôi tôm M7 và M26c có Cl-
cao, M7 là điểm quan trắc thuộc huyện Cái Nƣớc – Cà Mau và M26c thuộc huyện Năm Căn – Cà Mau, đây là khu vực chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều biển Tây và biển Đông với hệ thống sông dẫn nƣớc mặn là sông Bảy Háp và sông Cái Đại. Khu vực này nằm trong vùng ngọt hoá của bán đảo Cà Mau, nhƣng những năm gần đây vùng này đã và đang bị nhiễm mặn trở lại do ngƣời dân tự lấy nƣớc mặn vào nuôi tôm tự phát, không theo quy hoạch. Việc tự ý đào đƣờng, lắp đặt ống dẫn nƣớc mặn vào vuông tôm, sau đó xổ ra kênh, mƣơng đã làm cho tình trạng nhiễm mặn sâu vào trong nội đồng càng trở nên trầm trọng hơn. Hiện nay, Cà Mau đang có nguy cơ cao bị tái nhiễm mặn.
53
Đồ thị 3.4. Kết quả phân tích Cl-
năm 2013
- Natri hòa tan: Hàm lƣợng Na hòa tan vùng đất bị xâm nhập mặn năm 2013 có biến động khá lớn giữa các điểm và giữa các loại hình sử dụng đất. Cao nhất là điểm M26c (đất nuôi tôm) với hàm lƣợng Na hòa tan tầng 0-30 cm = 36,81 cmol/kg và tầng 30-60 cm = 29,45 cmol/kg, thấp nhất là điểm M2c (đất trồng lúa) với Na hoà tan tầng 0-30 cm = 1,29 cmol/kg và tầng 30-60 = 1,29 cmol/kg.Ở đất lúa, điểm M22 tuy là điểm trồng lúa nhƣng lại có hàm lƣợng Natri hòa tan cao hơn so với các điểm còn lại. Điểm M22 thuộc huyện Ba Tri – Bến Tre, ở đây tuy đã có kênh dẫn nƣớc ngọt, bờ đê bao ngăn mặn và hệ thống cống đập kiên cố phục vụ sản xuất lúa nhƣng do thời điểm lấy mẫu vào mùa khô nên các kênh dẫn nƣớc ngọt phục vụ nông nghiệp bị cạn kiệt, ngoài ra do tác động của sự xâm nhập mặn từ biển vào theo thuỷ triều biển Đông nên độ mặn ở điểm này tăng cao rõ rệt.
54
Nhìn chung giữa EC, TSMT, Cl- và Nahòa tan có xu hƣớng rất rõ ở đất nuôi tôm có giá trị cao nhất, tiếp đó là đất luân canh lúa – tôm và thấp nhất là đất trồng lúa.
* CEC và nhóm chỉ tiêu cation trao đổi
- Dung tích hấp thu (CEC): Dung tích hấp thu của đất (CEC) là tổng số cation (kiềm và không kiềm) đƣợc đất giữ ở trạng thái trao đổi trong 100 gam đất, tính bằng li đƣơng lƣợng gam, đƣợc dùng để đánh giá khả năng trao đổi cation của đất, CEC càng cao thì đất càng tốt. Theo FAO-UNESCO, giá trị CEC trong đất mặn