3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.2. Giải pháp công trình
- Xây dựng chế độ đóng, mở cửa hợp lý:
Đối với các cống ngăn mặn ven biển, nhiệm vụ của các cống này là: thoát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt cần xây dựng có cấu tạo van một chiều, do khu vực ven biển hiện nay bố trí nuôi tôm và nuôi trồng tôm - lúa nên việc lấy mặn rất khó khăn, nếu lấy mặn qua các cống này sẽ mâu thuẫn với việc ngăn mặn, giữ ngọt và gây ảnh hƣởng tới sản xuất khu vực phía trong. Đặc biệt phải phát huy tác dụng các cống trên tuyến đê biển, việc sử dụng có hiệu quả các cống này sẽ làm giảm đáng kể xâm nhập mặn vào nội đồng.
Vùng sau khu vực các cống đập tràn thƣờng đƣợc bố trí làm khu vực nuôi trồng thủy sản. Do đó việc đóng mở cửa cống xả nƣớc giữ vai trò quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng nhƣ giải pháp ngăn mặn của ngƣời dân địa phƣơng trong khu vực. Do đó, cần thực hiện quá trình đóng mở cửa một cách hợp lý nhằm bảo vệ sinh thái trong khu vực, đảm bảo tình hình kinh tế cho ngƣời dân vùng chịu ảnh hƣởng, đồng thời cải thiện tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô.
64
Việc đóng mở cửa đập cần đƣợc xem xét vào những khoảng thời gian thích hợp, đặc biệt cần thông báo kịp thời cho ngƣời dân tại khu vực nuôi thủy sản sau các cống, đập nhằm có biện pháp điều chỉnh, đối phó để ổn định sản xuất.
- Đầu tư, xây dựng, bổ sung hệ thống thủy lợi đồng bộ
+ Biện pháp hàng đầu là lợi dụng nắng hạn còn kéo dài, bà con tổ chức đào những con kênh nhỏ trên ruộng để phơi đất trong mùa khô. Theo kinh nghiệm, những đƣờng mƣơng đƣợc đào nhƣ vậy để khi mƣa xuống sẽ có tác dụng cho nƣớc mặn lắng xuống, mặt ruộng hạn chế đƣợc nƣớc mặn. Cách làm này còn có tác dụng rửa phèn trên mặt đất...
+ Xây dựng, lắp đặt thêm hệ thống đê bao ngăn mặn tại các khu vực trọng yếu.
+ Xây dựng hệ thống công trình phân ranh mặn ngọt vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp. Kiểm soát và điều chỉnh chặt chẽ tình hình hệ thống thủy lợi ngăn mặn tại khu vực tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu.
+ Đào, mở rộng thêm hệ thống kênh mƣơng dẫn nƣớc ngọt nhằm tích trữ nguồn nƣớc ngọt thích hợp khắc phục tác động của quá trình mặn hóa vào mùa khô. + Khai thông dòng chảy, làm thủy lợi nội đồng, bơm tạo nguồn từ hệ thống kênh trục lên kênh sƣờn để cung cấp ngọt cho các khu vực vùng ngọt.