Diện tích và phân bố

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 41 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Diện tích và phân bố

Nhóm đất mặn vùng ĐBSCL có diện tích 884.200 ha, chiếm 30,35% diện tích đất tự nhiên toàn vùng ven biển ĐBSCL; bao gồm 8 tỉnh ven biển: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang và Kiên Giang và một ít nhóm đất mặn trung bình và ít phân bố ở Vĩnh Long nằm sâu trong đất liền có diện tích khoảng 4.181 ha. Đất mặn ở ĐBSCL đƣợc hình thành từ trầm tích trẻ, tuổi Holocene, có nguồn gốc sông, biển hoặc sông-biển hỗn hợp từ những sản phẩm phù sa của hệ thống sông Cửu Long lắng đọng trong môi trƣờng nƣớc biển, hoặc mặn mạch ven biển cửa sông và do muối NaCl.

Bảng 3.1: Diện tích đất mặn vùng Đồng bằng sông Cửa Long

Đất mặn

Đồng bằng sông Cửu Long (ha)

Cộng (ha) Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Kiên Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Mau Vĩnh Long Nhóm đất mặn 59.400 28.922 70.742 98.669 42.257 181.214 136.772 262.299 4.181 844.196 1. Đất mặn sú, vẹt, đƣớc - 2.264 15.676 3.082 - 4.991 4.140 89.757 - 119.910 2. Đất mặn nhiều 2.942 7.946 42.207 29.852 19.842 33.951 44.974 101.860 - 283.574 3. Đất mặn TB và ít 56.198 18.715 12.859 65.735 22.415 142.272 87.658 70.682 4.181 480.715

Nguồn: Tổng hợp tài liệu

Nhóm đất mặn trung bình và ít có diện tích 480.714 ha là nhóm đất mă ̣n có diện tích lớn nhất chiếm 54,36% diện tích đất mặn vùng ĐBSCL, tiếp đến là nhóm

42

đất mặn nhiều chiếm 32,07% ( với 283.575 ha), nhóm đất có diện tích ít nhất là đất mặn sú, vẹt, đƣớc với 119.911 ha, chiếm 13,56% diện tích đất mặn toàn vùng.

Phân theo các tỉnh có đất mặn cho thấy tỉnh Cà Mau có diện tích đất mặn lớn nhất với diện tích 262.299 ha, chiếm 29,66%; các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng là hai tỉnh có diện tích đất mặn tƣơng đối lớn đứng sau tỉnh Cà Mau với diện tích là 136.772 ha (chiếm 15,46%); 181.213 ha (chiếm 20,49%). Các tỉnh còn lại có diện tích ít hơn, trong đó tỉnh Vĩnh Long có diện tích ít nhất với diện tích 4.181 ha thuộc nhóm đất mặn trung bình và ít chiếm 0,47% diện tích đất mặn toàn vùng ven biển ĐBSCL.

Biến động diện tích đất mặn thời kỳ năm 1975 và năm 2009 cho thấy có sự tăng nhanh về diện tích, năm 1975 diện tích đất mặn vùng ĐBSCL là 706.485 ha sau hơn 30 năm sử dụng và khai thác diện tích đất mặn năm 2009 đạt 884.200 ha tăng +177.715 ha, trung bình mỗi năm tăng gần 6 nghìn ha đất mặn, trong đó biến động diện tích theo các nhóm đất nhƣ sau:

- Diện tích đất mặn sú, vẹt, đước: Năm 1975 diện tích đất mặn là 168.698 ha, chiếm 23,87% tổng diện tích đất mặn toàn vùng nhƣng đến năm 2009 diện tích này đã giảm -48.787 ha, chỉ chiếm 13,56%. Nguyên nhân của sự giảm diện tích là do chuyển đổi mục đích sử dung sang đất phi nông nghiệp nhƣ đất ở, đất phục vụ công trình du lịch ven biển, đất xây dựng các công trình thủy lợi, đầm nuôi trồng thủy sản; ngoài ra một phần diện tích chuyển sang đất mặn nhiều (khoảng 11%) và đất phèn (khoảng 2%)

- Diện tích đất mặn nhiều: Tăng + 26.745 ha (từ 256.830 ha vào năm 1975 lên 283.575 vào năm 2009), do phần lớn đƣợc chuyển từ đất mặn sú , vẹt, đƣớc sang. Mặt khác do chính sách của nhà nƣớ c trong việc cho phép ngƣời dân đƣợc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi tôm đã làm tăng độ mặn trong đất. Có thể nói diện tích đất mặn nhiều tăng lên theo chiều hƣớng tiêu cực vì sự gia tăng đó là do tác động của sự gia tăng diện tích nuôi trồng thủy sản.

- Diện tích đất mặn trung bình và ít: Năm 1975 diện tích này là 280.957 ha và đến năm 2009 sau hơn 30 năm diê ̣n tích đất mặn là 480.714 ha, tăng +199.757

43

ha, chiếm 54,36% diện tích đất mặn toàn vùng ĐBSCL. So với hai nhóm đất trên thì đất mặn trung bình và ít có sự tăng mạnh do trong những năm qua ở ĐBSCL việc tái nhiễm mặn đã trở nên phổ biến vào mùa khô khi nƣớc sông đầu nguồn cạn dần, nƣớc mặn từ biển theo các cửa sông tràn sâu vào trong đất liền có nơi tới 50 km (Bến Tre) gây ra tình trạng tái nhiễm mặn cho nhiều vùng, nhƣ ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang. Bên cạnh đó một số vùng trƣớc là vùng đất mặn nhiều khó canh tác lúa do đƣợc đầu tƣ hệ thống đê bao hoàn chỉnh, hệ thống thủy lợi dẫn nƣớc ngọt vào rửa mặn nên một phần diện tích đất mặn nhiều sau khi cải tạo đã chuyển sang đất mặn trung bình và ít; ngoài ra một phần diện tích đất nằm gần các cửa sông: Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Hàm Luông, Cổ Chiên, Định An, Tranh Đề... đã bị mặn xâm nhập mạnh, làm tăng diện tích đất mặn trung bình và ít. Tuy nhiên vùng đất mặn trung bình và ít qua quá trình cải tạo và sử dụng hợp lý đã trở thành đất phù sa nhƣ ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng.

Bảng 3.2. Biến động diện tích qua các thời kỳ

Tên đất

Diện tích đất mặn, đất phèn qua các thời kỳ (ha)

Biến động diện tích (ha)

TK 1975 Cơ cấu (%) TK 2009 Cơ cấu (%) 2009 - 1975

I. Nhóm đất mặn 706.485 100 884.200 100 + 177.715

1. Đất mặn sú, vẹt, đƣớc 168.698 23.87 119.911 13.56 -48.787

2. Đất mặn nhiều 256.830 36.35 283.575 32.07 +26.745

3. Đất mặn TB và ít 280.957 39.76 480.714 54.36 +199.757

Nguồn: Tổng hợp tài liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)