1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY THUỐC LÁ TẠI TỈNH TÂY NINH VỤ MÙA 2011 – 2012

82 383 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 4,83 MB

Nội dung

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY THUỐC LÁ TẠI TỈNH TÂY NINH VỤ MÙA 2011 – 2012 Tác giả BÙI MINH VƯƠNG Khóa luận được đệ trình

Trang 1

KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI CHÍNH

VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

VỤ MÙA 2011 2012

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA: 2008 – 2012

SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI MINH VƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Trang 2

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI CHÍNH

VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY

THUỐC LÁ TẠI TỈNH TÂY NINH

VỤ MÙA 2011 – 2012

Tác giả BÙI MINH VƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành BẢO VỆ THỰC VẬT

Giáo viên hướng dẫn PGS TS HUỲNH THANH HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học

- Công ty TNHH một thành viên Viện Kinh tế – Kỹ thuật Thuốc lá chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

- PGS TS Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành cuốn luận văn này

- TS Đào Đức Thức, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Viện Kinh tế – Kỹ thuật Thuốc lá chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài

- Thầy Hồ Văn Xuyên, anh Lê Văn Vĩnh cùng các anh chị trong Công ty TNHH một thành viên Viện Kinh tế – Kỹ thuật Thuốc lá chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành cuốn luận văn này

- Gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Bùi Minh Vương

Trang 4

TÓM TẮT

Bùi Minh Vương, Khoa Nông Học – Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh,

tháng 07/2012 Đề tài “Điều tra tình hình sâu bệnh hại chính và hiện trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh vụ mùa 2011 – 2012”.

Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Huỳnh Thanh Hùng

Mục tiêu nghiên cứu:

Điều tra xác định thành phần, mức độ phổ biến, mức độ gây hại và diễn biến của một số sâu bệnh hại chính trên cây thuốc lá

Nắm được một số tập quán canh tác và các loại thuốc Bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng trên cây thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh

Kết quả đạt được:

Trong vụ mùa 2011 – 2012, đề tài đã điều tra ghi nhận có 5 loài sâu hại bao gồm: Sâu xanh, sâu khoang, rầy mềm, bọ trĩ, bọ phấn và 9 loại bệnh: Bệnh đốm nâu, bệnh đốm mắt cua, bệnh thối đen thân, bệnh nấm hạch, bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh khảm thuốc lá (TMV), bệnh khảm dưa chuột (CMV), bệnh xoăn lá (TLCV), bệnh héo đốm cà chua (TSWV) Đối với nhóm bệnh do virus, có nhiều triệu chứng khác nhau trên đồng ruộng, bên cạnh một số triệu chứng điển hình, còn có nhiều dạng trung gian, hỗn hợp của nhiều virus

Một số sâu, bệnh xuất hiện từ khá sớm với tỷ lệ khá cao ngay trong lần điều tra đầu tiên (10 ngày sau trồng), trong đó cao nhất là bệnh TMV với tỷ lệ bệnh 4,98%

Sâu, bệnh tuy xuất hiện tương đối phổ biến nhưng mức độ gây hại nhìn chung là không đáng kể trên các ruộng trồng thuốc lá trong tỉnh Tây Ninh

Sâu khoang, bệnh khảm thuốc lá (TMV) và bệnh héo đốm cà chua (TSWV) là 3 đối tượng xuất hiện phổ biến hầu hết trên tất cả các huyện trồng thuốc lá tại Tây Ninh Các loài sâu, bệnh hại khác hầu như xuất hiện từ ít phổ biến cho đến trung bình trên các ruộng trồng thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh

Thuốc Bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng để phòng trừ bệnh hại có số lượng cao nhất là hoạt chất Hexaconazole (71 hộ), hoạt chất được nông dân sử dụng

Trang 5

nhiều thứ hai là Carbendazim (68 hộ) Đối với thuốc để phòng trừ sâu hại, hoạt chất Emamectin Benzoate được nông dân sử dụng có số lượng cao nhất (57 hộ)

Số hộ nông dân nhận biết chính xác về sâu, bệnh chỉ ở mức thấp, việc chọn loại thuốc, liều lượng sử dụng cũng như thời gian phun thuốc hầu hết dựa vào kinh nghiệm sản xuất Đa số nông dân cứ thấy sâu, bệnh xuất hiện là tiến hành phun xịt với liều lượng phun tùy tiện, thường là cao hơn so với khuyến cáo, vì vậy hiệu quả sử dụng thuốc không cao

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG TỰA .i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ x

DANH SÁCH CÁC HÌNH xi

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 2

1.3 Yêu cầu 3

1.4 Sự cần thiết tiến hành đề tài 3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cây thuốc lá 4

2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển 4

2.1.2 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 4

2.1.2.1 Kết quả nghiên cứu trong nước 4

2.1.2.2 Kết quả nghiên cứu ngoài nước 5

2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây thuốc lá 8

2.1.4 Giá trị kinh tế - sử dụng 10

2.1.4.1 Giá trị kinh tế 10

2.1.4.2 Giá trị sử dụng 10

2.2 Tình hình sâu bệnh hại trên thuốc lá 11

2.2.1 Sâu hại trên cây thuốc lá 11

2.2.2 Bệnh hại trên cây thuốc lá 16

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 21

Trang 7

3.2 Nội dung nghiên cứu 21

3.2.1 Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh 21

3.2.2 Điều tra tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của nông dân 22

3.3 Vật liệu nghiên cứu 22

3.4 Phương pháp nghiên cứu 22

3.4.1 Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh 22

3.4.2 Điều tra tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây thuốc lá 24

3.5.Phương pháp tính toán và xử lý số liệu: 24

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Kết quả điều tra tình hình sâu, bệnh hại trên cây thuốc lá 25

4.1.1 Thành phần và mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại thuốc lá 25

4.1.2 Mức độ gây hại của một số sâu bệnh, hại thuốc lá 27

4.1.3 Diễn biến tỷ lệ một số sâu, bệnh gây hại trên cây thuốc lá 30

4.1.3.1 Diễn biến tỷ lệ sâu gây hại thuốc lá 31

4.1.3.2 Diễn biến tỷ lệ bệnh gây hại thuốc lá 38

4.2 Điều tra tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây thuốc lá của nông dân tại tỉnh Tây Ninh 51

4.2.1.Đặc điểm xã hội của các hộ điều tra 51

4.2.2 Hiện trạng sản xuất 52

4.2.3 Hiện trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật 53

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Đề nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 60

Trang 9

SEV Hội đồng tương trợ kinh tế

TLCV Tobacco leaf curl virus

TMV Tobacco mosaic virus

TSWV Tomato spotted wilt virus

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Thành phần và mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại trên cây thuốc lá 26 Bảng 4.2: Mức độ gây hại của một số sâu, bệnh hại trên cây thuốc lá tại Tây Ninh 28 Bảng 4.3: Độ tuổi và trình độ học vấn của người dân được điều tra (% tổng số hộ) 51 Bảng 4.5: Tình hình sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật 53

Trang 11

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1: Diễn biến mật số sâu xanh gây hại thuốc lá 31

Đồ thị 4.2: Diễn biến mật số sâu khoang gây hại thuốc lá 32

Đồ thị 4.3: Diễn biến mật số rầy mềm gây hại thuốc lá 34

Đồ thị 4.4: Diễn biến mật số bọ trĩ gây hại thuốc lá 35

Đồ thị 4.5: Diễn biến mật số bọ phấn gây hại thuốc lá 37

Đồ thị 4.6: Diễn biến tỷ lệ bệnh đốm nâu gây hại thuốc lá 38

Đồ thị 4.7: Diễn biến tỷ lệ bệnh đốm mắt cua gây hại thuốc lá 40

Đồ thị 4.8: Diễn biến tỷ lệ bệnh thối đen thân gây hại thuốc lá 41

Đồ thị 4.9: Diễn biến tỷ lệ bệnh nấm hạch gây hại thuốc lá 43

Đồ thị 4.10: Diễn biến tỷ lệ bệnh héo rũ vi khuẩn gây hại thuốc lá 44

Đồ thị 4.11: Diễn biến tỷ lệ bệnh khảm thuốc lá (TMV) gây hại thuốc lá 45

Đồ thị 4.12: Diễn biến tỷ lệ bệnh khảm dưa chuột (CMV) gây hại thuốc lá 46

Đồ thị 4.13: Diễn biến tỷ lệ bệnh xoăn lá (TLCV) gây hại thuốc lá 48

Đồ thị 4.14: Diễn biến tỷ lệ bệnh héo đốm cà chua (TSWV) gây hại thuốc lá 49

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Rầy mềm hại thuốc lá 14

Hình 2.2: Lá thuốc lá bị bọ trĩ gây hại 15

Hình 4.1: Triệu chứng sâu xanh hại thuốc lá 32

Hình 4.2: Triệu chứng sâu khoang hại thuốc lá 33

Hình 4.3: Triệu chứng bệnh đốm nâu 39

Hình 4.4: Triệu chứng bệnh đốm mắt cua 41

Hình 4.6: Triệu chứng bệnh nấm hạch 43

Hình 4.7: Triệu chứng bệnh khảm thuốc lá (TMV) 46

Hình 4.8: Triệu chứng bệnh khảm dưa chuột (CMV) 47

Hình 4.9: Triệu chứng bệnh xoăn lá (TLCV) 49

Hình 4.10: Triệu chứng bệnh héo đốm cà chua (TSWV) 50

Hình 4.11: Điều tra tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của nông dân 54

Hình 4.12: Một số loại thuốc Bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng 55

Trang 13

Ở nước ta, mặc dù thuốc lá là sản phẩm độc hại, không khuyến khích tiêu dùng, mặt hàng hạn chế sản xuất Nhưng để hạn chế mặt hàng này đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm gián tiếp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đóng góp một phần ngân sách Nhà nước, ngành thuốc lá đã được Chính phủ quan tâm cho phép quy hoạch, đầu tư vùng trồng ở những địa bàn thích hợp nhằm phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá với năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thuốc điếu và tham gia xuất khẩu Ngoài ra, khi phát triển sản xuất thuốc lá nguyên liệu sẽ tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đại bộ phận nông dân các vùng trồng thuốc lá

Ở Tây Ninh có khí hậu thiên nhiên khá ưu đãi, các loại cây trồng ngắn ngày có điều kiện tăng vụ, một số cây trồng đã được người nông dân tăng số vòng quay của đất đạt 3 – 4 vụ/ năm, đó là những thuận lợi giúp nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng Tuy nhiên, với những thuận lợi trên thì mối nguy hại thường xuyên do sâu bệnh gây ra làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm là một vấn đề lớn cần giải quyết Chỉ tính riêng trong giai đoạn ngoài đồng ruộng, thiệt hại hàng năm do sâu bệnh hại thuốc lá lên tới 20% (Shew và Lucas, 1991)

Nghiên cứu về sâu bệnh hại thuốc lá làm cơ sở cho chiến lược phòng trừ tổng hợp là việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa Không chỉ có Trung Quốc mà nhiều quốc

Trang 14

gia trồng thuốc lá trên thế giới đều có hệ thống cơ sở điều tra theo dõi sâu bệnh hại được phân bổ khắp cả nước với văn phòng Trung tâm đặt tại Tổng Công ty, Ủy ban Nông nghiệp hay các trường Đại học Trung tâm hợp tác nghiên cứu khoa học thuốc lá (CORESTA) cũng luôn coi việc hợp tác, tập trung nghiên cứu và trao đổi các thông tin thông qua các tiểu ban Trồng trọt và Bảo vệ thực vật họp hàng năm Một số bệnh nguy hiểm có tính lan truyền nhanh còn được các quốc gia thành viên thống nhất xây dựng

hệ thống dự báo liên quốc gia để thường xuyên thông tin về những nguy cơ và khả năng gây hại của bệnh

Mặc dù trong nước có một vài nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cây thuốc lá nhưng còn rời rạc và chủ yếu tập trung ở phía Bắc, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về các loại sâu bệnh gây hại trên cây thuốc lá Trong những năm gần đây tình hình sâu bệnh phát triển phổ biến và khá rõ rệt, đặc biệt một số bệnh đã phát thành dịch trên toàn tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận, đã gây thiệt hại không nhỏ về năng suất và chất lượng sản phẩm cho ngành thuốc lá

Điều tra dự báo tình hình sâu bệnh hại là công việc được các cơ quan chuyên ngành Bảo vệ thực vật và các cơ quan Nông nghiệp trong nước đặc biệt chú trọng Thông qua các kết quả điều tra, đã phát hiện kịp thời sự phát sinh, phát triển và gây hại của các loài sâu bệnh để đề xuất phương hướng xử lý phù hợp Tổng hợp và rút ra quy luật phát sinh gây hại nhằm tư vấn cho các đơn vị và người sản xuất chủ động kế hoạch phòng trừ Vì vậy, để giữ vững năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế cần thường xuyên tổ chức điều tra tình hình sâu bệnh hại trên các vùng trồng thuốc lá

1.2 Mục đích

Đề tài được tiến hành nhằm mục đích xác định thành phần, mức độ phổ biến, mức độ gây hại và diễn biến của một số sâu bệnh hại chính trên cây thuốc lá

Trang 15

Nắm được một số tập quán canh tác và các loại thuốc Bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng trên cây thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh

1.3 Yêu cầu

Điều tra cụ thể thành phần sâu bệnh gây hại quan trọng đến năng suất, chất lượng thuốc lá cũng như các yếu tố ảnh hưởng để có biện pháp phòng trừ hiệu quả cho từng loại sâu bệnh

Điều tra hiện trạng sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật trong công tác sản xuất thuốc lá của người nông dân ở Tây Ninh

1.4 Sự cần thiết tiến hành đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh sản phẩm ngày càng gay gắt, đối với thuốc lá tính cạnh tranh lại càng khốc liệt bởi chất lượng nguyên liệu khá khắt khe (được quyết định bởi nhiều yếu tố) mới có thể đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành phải ở mức thấp là bài toán kinh tế nan giải của ngành thuốc lá

Nguyên liệu thuốc lá sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và xuất khẩu Ngoài ra tình hình dịch bệnh đặc biệt là bệnh virus không những tác động làm giảm sản lượng rất lớn mà còn ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng Chính vì vậy

đã làm giảm sức hút cạnh tranh của sản phẩm nguyên liệu trong thị trường nội địa và xuất khẩu so với sản phẩm cùng khu vực như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc

Vì vậy, để giữ vững năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế cần thường xuyên tổ chức điều tra tình hình sâu bệnh hại trên các vùng trồng thuốc lá, đặc biệt chú trọng những vùng trọng điểm Để từ đó các cơ quan chức năng thông qua các kết quả điều tra có thể dự báo quy luật phát sinh, phát triển và gây hại của các loài sâu bệnh để đề xuất phương hướng xử lý phù hợp

1.5 Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2012, tại các huyện Bến Cầu, Châu Thành, Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh

Trang 16

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cây thuốc lá

2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Cây thuốc lá mọc hoang dại cách đây 4000 năm ở Trung Mỹ (trùng với nền văn minh lâu đời của người da đỏ) Những người thổ dân đã mang những lá thuốc hút làm vật tế thần mặt trời (Sunworship) – bức tranh đầu tiên về hút thuốc lá được khắc trên đá ở Mexico, ngôi đền có bức tranh này được tìm thấy vào khoảng 600 năm sau Công nguyên

Lịch sử của thuốc lá được đánh dấu bắt đầu vào ngày 12/10/1492 khi Chiistopher Columbus đặt chân lên bãi biển San Salvador ở West Indies Đoàn thám hiểm đã nhìn thấy những lá khô ở nhà Arawaks Những thổ dân ở đây làm cho những chiếc lá khô tỏa một mùi thơm dễ nhận ra Thuốc lá được giới thiệu sang Châu Âu, Châu Á, Châu phi trong nữa sau thế kỉ 16

Theo một số tài liệu, thuốc lá được trồng ở nước ta từ thời vua Thần Tông (1660), du nhập từ các thương nhân Tây Ban Nha Nghề trồng thuốc lá chính thức bắt đầu từ năm 1876 tại Gia Định đến 1899 tại Tuyên Quang và sản xuất thuốc điếu tại Hà Nội

2.1.2 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1.2.1 Kết quả nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thơ (1972), nghiên cứu bệnh virus trên cây thuốc lá đã kết luận: Nhóm virus xoăn lá gây hại trên cây thuốc lá lan truyền qua bọ phấn, có phản ứng huyết thanh yếu; TMV gây bệnh khảm trên cây thuốc lá lan truyền bằng cơ giới, một số ít phần tử TMV rất bền vững, trong nhiệt độ gần 1000C vẫn không bị mất hoạt tính

Lê Đình Thụy và cộng tác viên (1996), cho rằng thiệt hại do bệnh và sâu gây ra cho cây thuốc lá hàng năm ở Việt Nam khoảng 23 – 30%, tương đương khoảng 100 tỉ

Trang 17

đồng (Nguyễn Văn Biếu, 2002) Trong vụ 2006 – 2007 diện tích trồng thuốc lá của Tây Ninh giảm gần 60% so với vụ 2000 – 2001, chỉ tính giá trị mà ngành thuốc lá phải

bỏ ra để hỗ trợ cho người trồng thuốc lá tại Tây Ninh trong vụ 2006 – 2007 là trên 10

tỉ đồng

Theo kết quả nghiên cứu điều tra thành phần sâu, bệnh hại tại các vùng trồng thuốc lá phía Nam trong những năm 2007, 2008 và 2009 ghi nhận được về sâu hại gồm có 9 loài: Sâu xám, sâu xanh, sâu khoang, rầy mềm, bọ trĩ, bọ phấn, cào cào, dế nhũi, bọ đuôi kiềm; về bệnh hại gồm: 7 bệnh do virus, 4 bệnh do nấm, 2 bệnh do vi khuẩn, 4 bệnh sinh lý Dịch bệnh héo đốm cà chua đã làm thu hẹp diện tích canh tác thuốc lá của Tây Ninh – vùng nguyên liệu chủ lực phía Nam Từ vụ mùa 2003 – 2005 tại các vùng trồng thuốc lá của tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Ninh Thuận, đã xuất hiện bệnh xoăn lá thuốc lá trên diện tích tập trung với tỷ lệ bệnh khá cao từ 18,7% – 25,6% Tại Ninh Thuận bệnh được ghi nhận xuất hiện rãi rác trên đồng ruộng, đến tháng 12/2005 bệnh phát thành dịch gây thiệt hại lên tới 70 ha (ThS Nguyễn Ngọc Bích)

Vụ mùa 2009 – 2010 tỉnh Tây Ninh có gần 1500 ha nhiễm sâu, bệnh và diện tích mất trắng 180 ha Vụ mùa 2010 – 2011, Tây Ninh có 1100 ha nhiễm sâu, bệnh và diện tích mất trắng là 110 ha (báo cáo của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam)

2.1.2.2 Kết quả nghiên cứu ngoài nước

+ Sâu hại

Từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch, cây thuốc lá bị nhiều loài côn trùng gây hại Năng suất bị giảm trực tiếp nhiều nhất là các loài côn trùng ăn lá Bên cạnh đó các loài côn trùng chích hút như bọ trĩ, bọ phấn, rệp mềm không những gây hại trực tiếp làm giảm sự sinh trưởng của cây mà còn gây hại gián tiếp bằng cách truyền nhiều loài virus (Cho, 1987; Reed và ctv, 1992; Jones, 2003; Edward và ctv, 2009; Stemtner, 2009)

Côn trùng thuốc lá là loại dịch hại nguy hiểm có khả năng làm giảm năng suất

và giá trị kinh tế nghiêm trọng Hàng năm rầy mềm hiện diện trên 100% diện tích thuốc lá ở Kentucky, làm giảm năng suất từ 5 – 10%, sâu sừng tấn công 50% diện tích thuốc lá hàng năm và làm giảm năng suất từ 2 – 5%, còn sâu xám tấn công khoảng 20% (Nesmith và ctv, 1999) Nếu không được kiểm soát, rầy mềm có thể làm giảm

Trang 18

năng suất và giá trị kinh tế cho ruộng thuốc lá từ 10 – 25% Sâu non bọ hung và bọ nhảy gây hại làm cho cây cằn cỗi, sâu xanh hại đọt non và làm biến dạng những lá bên trên, và sâu sừng gây rụng lá trên diện rộng (Dimock và ctv, 2001)

Nếu như trong năm 1994 thiệt hại do côn trùng gây ra cho ngành thuốc lá của Nam Carolina – Mỹ là 0,78% thì sang năm 1995 thiệt hại do côn trùng gây ra gấp 3 lần

so với năm 1994 với tổng thiệt hại lên đến 2,62%, giá trị kinh tế mất đi khoảng 5,1 triệu USD, trong đó chi phí phải bỏ ra để phòng trừ lên đến 3 triệu USD (Manley, 1996) Đến năm 2008, chỉ tính trong giai đoạn ruộng đồng, côn trùng lấy đi 4,64% năng suất thuốc lá ở Nam Carolina – Mỹ, lớn hơn năm 2007 (1,5%) Với tổng thiệt hại kinh tế lên đến 503,5 USD/ ha, trong đó chi phí phải bỏ ra để phòng trừ các loại côn trùng này mất đi khoảng 315 USD/ ha, trong đó hai đối tượng gây hại nặng nhất là sâu sừng (3,4%) và sâu xanh (0,9%) Ngoài ra còn các loại côn trùng khác là bọ cánh cứng Nhật Bản và rầy mềm Trung bình người nông dân phu thuốc trừ sâu 6 lần/ 0,54 ha với chi phí phòng trừ khoảng 250 USD/ ha (Reay – Jones, 2009)

Nhìn chung côn trùng gây hại thuốc lá là loại dịch hại tiềm ẩn và khó dự báo trong suốt vụ trồng Việc kiểm tra đồng ruộng và sử dụng sổ tay hướng dẫn xử lý dịch hại có thể giúp phát hiện sớm các loài dịch hại và phân tích các vấn đề để đưa ra các quyết định quản lý chính xác (Seebold và ctv, 2009)

+ Bệnh hại

Theo Lucas (1975), trên cây thuốc lá có các nhóm bệnh chính như: Bệnh do tuyến trùng gây ra, bệnh do nấm, bệnh do vi khuẩn và bệnh do virus; trong đó, bệnh

thối đen thân (Phytopthora nicotinae) gây thiệt hại cho ngành thuốc lá ở Mỹ năm 1973

khoảng 7 triệu USD và bệnh sưng rễ gây thiệt hại cho ngành thuốc lá ở Bắc Carolina

hàng năm khoảng 5 triệu USD (những thập niên 1940 – 1950)

Bệnh hại là nguyên nhân gây thiệt hại chủ yếu đến năng suất và chất lượng thuốc lá hàng năm ở Kentucky – Mỹ, làm giảm thu nhập của người nông dân Mức độ thiệt hại thay đổi từ năm này sang năm khác từ nông trại này sang nông trại khác tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và sự hiện diện của bệnh (Seebold và ctv, 2008)

Chỉ trong hai năm 1993 – 1994 tổng thiệt hại cho cây thuốc lá do bệnh tại vùng trồng Bắc Carolina – Mỹ lên đến khoảng 136 triệu USD và chủ yếu là các bệnh héo rũ

vi khuẩn, thối đen thân và tuyến trùng gây sưng rễ (Melton và ctv, 1995) Trong những

Trang 19

năm sau đó bệnh TSWV là bệnh gây thiệt hại đứng hàng thứ 3 cho người trồng thuốc

lá ở Bắc Carolina – Mỹ, sau bệnh thối đen thân và héo rũ vi khuẩn (McPherson và ctv, 1999) Trong năm 2009, chỉ tính riêng bệnh TSWV đã gây thiệt hại khoảng 1,35% cho ngành thuốc lá của Bắc Carolina – Mỹ

Còn tại Nam Carolina – Mỹ, trong năm 1973 bệnh thối đen thân gây thiệt hại khoảng 1% xấp xỉ 7 triệu USD (Lucas, 1975) Trong giai đoạn 1992 – 1995 tổng thiệt hại do bệnh thuốc lá khoảng 12,7 triệu USD, chủ yếu là bệnh héo rũ vi khuẩn và thối đen thân Trong năm 2002 bệnh TSWV gây thiệt hại cho ngành thuốc lá Nam Carolina – Mỹ khoảng 20% Đến giai đoạn 2005 – 2008 thiệt hại do bệnh thuốc lá khoảng 11,7 triệu USD Bệnh gây thiệt hại nặng nhất vẫn là bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh thối đen thân và bệnh héo đốm cà chua

Tại Georgia – Mỹ, thiệt hại do bệnh héo đốm cà chua được báo cáo đầu tiên trong năm 1986, gây thiệt hại 17,5%, cá biệt có những ruộng bị mất đi 80% số cây Đến năm 1997 bệnh TSWV gây thiệt hại khoảng 17,5% tương đương 12,7 triệu USD (McPherson và ctv, 1999) Bệnh TSWV có phạm vi ký chủ rất rộng, trên 900 loài cây trồng thuộc 39 họ bị TSWV lây nhiễm (Mandal và ctv, 2007; Persley và ctv, 2007; Lucas 1975) Bệnh TSWV đã xuất hiện không đồng đều qua các năm tại Georgia và có liên quan mật thiết đến sự hiện diện của môi giới truyền bệnh Bệnh TSWV sẽ nghiêm trọng hơn nếu thời tiết thuận lợi cho bọ trĩ, môi giới truyền virus và áp lực của bệnh cao (Fortnum và ctv, 2009)

Trong năm 2009, nhìn chung tổng thiệt hại do các loại bệnh gây ra cho người trồng thuốc lá ở Mỹ (7,74%) thấp hơn các năm 2008 (14,17%) và 2007 (10,6%) Trong đó bệnh héo rũ vi khuẩn là bệnh gây thiệt hại nặng nề nhất chiếm 2,36% thấp hơn năm 2008 (3,32%) nhưng cao hơn năm 2007 (1,65%) Kế đến là bệnh thối đen thân, tổng giá trị mất mát do bệnh này gây ra là 1,63% thấp hơn hai năm 2007 (3,47%)

và 2008 (4,66%) Bệnh gây thiệt hại cũng tương đối nặng là TSWV, trong năm 2009 bệnh này gây thiệt hại cho người trồng thuốc lá ở Mỹ là 1,35% thấp hơn năm 2008

(2,87%) và 2007 (2,89%) Trong khi đó bệnh đốm lá do nấm Rhizoctonia solani trong

năm 2009 là một ngoại lệ, bệnh này gây thiệt hại kinh tế cho người trồng thuốc lá 1,05% nặng hơn 2 năm 2008 (0,59%) và năm 2007 (0,77%) Các bệnh còn lại như khảm, tuyến trùng, héo vàng đều gây thiệt hại không đáng kể nhỏ hơn 1%, dao động

Trang 20

trong khoảng 0,01 – 0,26% Trong đó bệnh thối rỗng thân do vi khuẩn gây thiệt hại thấp nhất (0,01%) (Mila và ctv, 2010)

2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây thuốc lá

a R ễ

Rễ thuốc lá có cấu tạo hoàn chỉnh gồm: Rễ cái; rễ nhánh; rễ hấp thu

+ Rễ cái là rễ phát triển từ phôi của hạt, có khả năng ăn sâu 1,5 – 2 m trong điều kiện thiếu nước, thông thường ăn sâu ở 0,5 – 0,6 m

+ Rễ nhánh phát triển từ rễ cái, tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt 30 – 40 cm + Rễ hấp thu phát triển từ rễ nhánh, các rễ này có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng trong đất nuôi cây

Ngoài ra, trên cây thuốc lá còn có hệ thống rễ bất định (nằm ở phần đốt thân sát mặt đất) Trong điều kiện bình thường rễ bất định ở trạng thái ngủ, khi gặp ẩm độ đất cao và kĩ thuật vun xới gốc tốt thì rễ bất định phát triển

Tính chất của bộ rễ thuốc lá:

- Rất háo khí: Nhất là rễ hấp thu ăn cạn nên cần đất tơi xốp và thông thoáng

- Cần ẩm nhưng rất sợ úng: Nên cần tưới đủ ẩm, đồng thời thoát nước tốt khi mưa

- Rễ thuốc lá có khả năng tái sinh mạnh theo cấp số nhân, nên kĩ thuật vun, xới

sẽ góp phần đáng kể cho sự phát triển của bộ rễ

- Rễ thuốc lá là cơ quan duy nhất hình thành nên Nicotin Nicotin được hình thành ở rễ sau đó được vận chuyển lên thân và tích lũy ở lá

Trang 21

và vài chồi nách phụ (ở 2 bên) Khi ta ngắt chồi chính thì các chồi phụ sẽ phát sinh Khi chồi phụ phát sinh ta có thể ngắt để tập trung dinh dưỡng cho các lá chính

+ Trên thân có một lớp lông dính bao phủ, mật độ lông thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng, cây càng già mật độ lông trên thân càng giảm

+ Thời gian phân hóa lá dài hay ngắn phụ thuộc và giống, điều kiện chăm sóc Các giống có thời gian sinh trưởng dài, số lá ít, thời gian phân hóa lá dài và ngược lại

d Hoa

+ Hoa thuốc lá thuộc loại hoa tự hữu hạn Khi chùy sinh trưởng ở đỉnh không phân hóa lá nữa thì chuyển sang phân hóa hoa Đầu tiên hoa trung tâm xuất hiện trước,

từ gốc của hoa này phát sinh ra ba cành chạc, trên các cành chạc này tiếp tục ra hoa

+ Quy luật nở hoa: Từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong (các hoa trung tâm

nở trước sau đó tới các hoa trên các nhánh thứ cấp) Thời gian nở hoa tương đối dài (25 – 30 ngày), vì vậy khi để giống cần chọn hoa và quả chín tập trung

+ Đặc điểm của hoa đơn: Hoa có 5 cánh màu hồng hoặc phớt hồng có 1 nhị cái,

5 nhị đực (4 dài + 1 ngắn), bầu nhụy có 2 – 4 ô, hoa tự thụ phấn là chính, tỷ lệ giao phấn rất thấp (1 – 2%), tỷ lệ đậu quả cao 90 – 95% Bình thường mỗi cây có 100 – 150 quả, có những cây tùy theo giống có thể có đến 400 – 450 quả

e Quả

+ Quả thuốc lá thuộc loại quả nang, có màu xanh, sau khi hoa nở 35 – 40 ngày thì quả chín có màu nâu Mỗi quả có hai ngăn, khi chín vỏ quả rất dễ dàng bị tách, bắn hạt ra ngoài Nên khi thu hoạch không để hạt quá chín và nên chọn những quả nằm ở giữa

Trang 22

2.1.4 Giá trị kinh tế - sử dụng

2.1.4.1 Giá trị kinh tế

Thuốc lá là một trong những cây công nghiệp chính của thế giới có giá trị kinh

tế cao và là nguồn lợi rất cao của nhiều nước

- Bulgary: Diện tích trồng thuốc lá 5% diện tích canh tác đem lại lợi nhuận cho người trồng thuốc lá từ 20 – 35%

- Hoa Kỳ: Lợi nhuận do xuất lá và thuốc điếu là 5 – 6 tỷ USD/ năm

- Cuba: Sản xuất nổi tiếng là Cigar Habana, xuất hàng năm 90 – 120 triệu điếu, giá loại cao cấp lên đến 8 USD/ 1 điếu

Giá nguyên liệu xuất khẩu (tùy giống, chất lượng) biến động trên thị trường thế giới từ 500 – 5700 USD/ tấn Tính bình quân 4500 USD/ tấn thì tương đương với 20 –

22 tấn gạo

Nước ta: Thuốc lá là ngành thu lợi nhuận cao nhất trong Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm trước đây Năm 1985, ngành thuốc lá chiếm 8/10 tổng thu nhập trong Bộ Công nghiệp Thực phẩm (thuốc lá chủ yếu sản xuất trả nợ các nước trong khối SEV: Liên Xô)

2.1.4 2 Giá trị sử dụng

Sử dụng về mặt thực phẩm

Các bộ phận phân bố theo tỷ lệ trên cây thuốc lá: 30% lá – 40% thân; 20% hạt; 10% rễ Chủ yếu lá dùng để hút; ngoài ra dùng để nhai và ngửi Xét về mặt hút người

ta chia ra làm 4 gouse (khẩu vị):

+ Anh: Nhẹ, thơm dễ quyến rũ, nguyên liệu chủ yếu Virginia (555, Capstan)

Trang 23

+ Pháp: Nặng, chủ yếu Burley (Cotab)

+ Địa Trung Hải: Mùi vị thơm, mạnh và sắc sảo, chủ yếu Oriental

+ Hỗn hợp (Blend): - Đức: Virginia + Oriental

- Mỹ: Virginia + Oriental + Burley

Sử dụng trong công nghiệp

+ Trích nicotine từ nhóm Nicotiana rustica (4 – 5% nicotine) để sản xuất thuốc trừ sâu sulfat nicotine

+ Từ thân và lá, giáo sư R.L Wain (Anh) đã chiết xuất được Sclareol và 13 epi – Scareol chống bệnh rỉ sắt trên cây họ đậu Thân còn dùng để chế tạo các loại giấy chất lượng cao

- Acid nicotineic: Công nghiệp dược phẩm

- Acid citric (nhiều 2 – 3 lần cam, chanh): Công nghiệp thực phẩm (bánh, kẹo) + Hạt: Chiết xuất 34 – 40% dầu phục vụ trong công nghiệp

+ Hoa: Dùng để chiết xuất tinh dầu, sản xuất nước hoa thuốc lá

2.2 Tình hình sâu bệnh hại trên thuốc lá

Sâu, hại làm ức chế sinh trưởng, làm chết cây, giảm năng xuất và chất lượng thuốc lá nghiêm trọng Hàng năm, sâu bệnh gây thiệt hại và làm giảm năng xuất từ 25 – 30%, gây thiệt hại về kinh tế cho người sản xuất rất lớn Sau đây là triệu chứng và điều kiện phát sinh của một số sâu, bệnh gây hại trên cây thuốc lá (theo Hồ Văn

Xuyên, 2010 G iáo trình cây thuốc lá, tổng công ty thuốc lá Việt Nam)

2.2 1 Sâu hại trên cây thuốc lá

a Sâu xám (Agrotis ypsilo)

Sâu xám thuộc bộ Cánh phấn (Lepidoptera), họ Ngài đêm (Noctuidae) là một loài sâu đa thực có kí chủ rộng.Ngoài thuốc lá sâu còn gây hại nhiều loại cây trồng khác như rau, ngô

Trứng: Có hình bán cầu, được đẻ thành từng cụm từ 2 – 3 quả ở các lá nằm sát mặt đất có kích thước từ 0,5 – 0,6 mm, ban đầu có màu trắng sữa rồi chuyển sang màu phớt hồng rồi tím sẫm, đỉnh quả có núm lồi Sau 5 – 7 ngày trứng nở ra sâu non

Sâu non: Có màu nâu xám hay đen, có 5 – 6 tuổi, thường có tập tính giả chết cuộn tròn lại khi bị động Sâu không chịu được nước, chịu đói khỏe, qua đông ở dạng sâu non và xuất hiện ngay sau khi trồng thuốc lá Sâu thường chui lên gây hại bằng

Trang 24

cách cắn ngay gốc, thân cây vào ban đêm và ẩn nấp dưới đất vào ban ngày Sâu nhỏ tuổi 1 – 2 cắn biểu bì làm lá bị thủng lỗ Sâu tuổi lớn cắn cây non có thể 3 – 4 cây/ đêm Sâu thường làm tổ hóa nhộng trong đất Nhộng có màu nâu sẫm, dài 18 – 24 mm

và có thể ở trong đất 2 – 3 tuần đến 2 tháng tùy thuộc vào thời tiết và nguồn thức ăn

Trưởng thành: Có màu tối và nhiều lông che phủ, dài khoảng 16 – 23 mm với sải cánh dài 42 – 54 mm, trên cánh có nhiều lông phủ màu nâu tối, có 3 vệt đen ở cuối cánh và thường có 2 đốm tròn hình hạt đậu Bướm có khả năng đẻ 200 – 2000 trứng rãi rác trên các lá sát mặt đất, cỏ dại hoặc dưới kẻ đất Thời gian tồn tại của bướm khoảng từ 7 – 10 ngày

Điều kiện phát sinh: Ngưỡng nhiệt độ sinh học từ 10 – 30 0C, nhiệt độ thích hợp cho nhộng, ngài là 21 – 260

C, sâu non là 26 – 290C, ẩm độ 70 – 90% Thời gian phát sinh thường vào tháng 1 – 3 khi cây mới trồng Phòng ngừa sâu xám gây hại bằng cách làm sạch cỏ dại, nguồn cư trú trước vụ trồng thuốc lá Cày bừa kỹ, phơi ải hoặc ngâm nước (nơi chủ động tưới tiêu) để diệt nguồn sâu trong đất trước khi trồng Trồng tập trung, đúng thời vụ Ở những nơi thường xuyên bị sâu xám gây hại, có thể phòng bằng cách rải Padan 0,1 – 0,2% vào hốc trước khi trồng

b Sâu xanh (Heliothis virescen)

Sâu xanh thuộc bộ Cánh phấn (Lepidoptera), họ Ngài đêm (Noctuidae) Đây là loài sâu ăn lá đa thực, gây hại trên 200 loại cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới từ 50 vĩ

độ Bắc đến 50 vĩ độ Nam Nhiều cây trồng thường xuyên bị hại nặng như cà chua, bông, đay, hướng dương, thuốc lá

Trứng: Hình bán cầu có màu trắng sữa, kích thước 0,4 – 0,5 mm, sắp nở có màu nâu Pha trứng khoảng 4 – 6 ngày

Sâu non: Thường có màu xanh, có 6 tuổi, có nhiều màu từ hồng nhạt đến trắng vàng, trắng xanh và thậm chí nâu xám, có 12 nốt đen hai bên thân, mỗi nốt có 1 lông cứng Là loại sâu đa thực tấn công nhiều loại cây trồng thuộc họ cà và họ bầu bí Sâu non tuổi 1, 2 thường gặm phần thịt lá chừa lại lớp màng mỏng, từ 2 – 3 tuổi trở lên sâu thường ăn búp chồi làm cho thủng khuyết lá khi lớn, thậm chí ăn mất ngọn làm cho chồi nách phát triển và cũng thường đục quả Khi lớn, sâu thường chui xuống đất làm kén và hóa nhộng Nhộng có màu nâu vàng hay màu cánh gián, cuối đuôi có đôi gai nhỏ, kích thước nhộng khoảng 16 – 23 mm

Trang 25

Trưởng thành: Dài 15 – 18 mm, sải cánh rộng 27 – 35 mm, cánh trước có màu vàng nâu, vàng nhạt với 3 đường vân ngang hình gợn sóng, cuối cánh có đốm màu nâu sẫm Cánh sau vàng nhạt, râu hình lông cứng Bướm có khả năng đẻ 200 – 3000 trứng Bướm ưa mùi chua ngọt và có khả năng sống được 10 ngày

Điều kiện phát sinh: Ngưỡng nhiệt độ sinh học 13 – 330C, nhiệt độ thích hợp

22 – 240C, ẩm độ 80 – 90% Thời gian phát sinh thường vào tháng 3 – 5.Cần phơi ải

để diệt nhộng, trồng gọn thời vụ, không bón quá nhiều đạm Bấm ngọn, tỉa chồi triệt

để để giảm sự hấp dẫn bướm đến đẻ trứng và diệt sâu non, khi mật số thấp có thể bắt bằng tay Có thể tham khảo các loại thuốc như Alika, Proclaim 1.9 EC, Match 50 EC, Pegasus 500 SC và sử dụng khi cần thiết

c Sâu khoang (Prodenia litura)

Sâu khoang thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera), họ Ngài đêm (Noctuidae) Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại không chỉ trên cây thuốc lá mà còn trên nhiều loại cây trồng khác Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất do số lượng lớn sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác

Trứng được đẻ thành ổ ở mặt dưới lá và phủ một lớp lông Một ổ có từ 50 đến

200 trứng Trong suốt vòng đời, một con cái có thể đẻ từ 500 đến 2.000 trứng

Sâu non tuổi 1 thường sống tập trung, tuổi 3 mới tách đàn đi tìm thức ăn Sâu

có màu nâu đen, đỉnh đầu có hình chữ V màu trắng, đốt bụng thứ nhất thường có một vệt đen to bao quanh và có 3 sọc vàng nhạt trên lưng Sâu thường có 5 – 6 tuổi, kích thước có thể lên đến 38 – 51 mm

Nhộng kích thước 15 – 20 mm làm tổ trong đất, có màu nâu tươi, cuối đuôi có đôi gai ngắn

Trưởng thành: Có màu xám bạc hay nâu đỏ, cánh trong xám trắng, cánh trước

có nhiều đường phức tạp, mép có đường vân ngang rộng màu trắng xám, hoạt động mạnh về chiều tối và ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong tán lá, bờ bụi Sâu khoang ăn lá thuốc cả ở vườn ươm và ruộng trồng tạo thành các vết thủng rách lớn Thậm chí khi bị hại nặng, lá thuốc chỉ còn gân và cuống lá

Điều kiện phát sinh: Ngưỡng nhiệt độ sinh học 10 – 370C, thích hợp ở nhiệt 29 – 300C, độ ẩm 90% Nên vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất, dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất có thể hạn chế khả năng phát sinh, phát triển

Trang 26

của sâu khoang Khi phát hiện các ổ trứng hoặc sâu non mới nở trên lá nên bắt bằng tay, hạn chế sử dụng hóa chất

d Rầy mềm (Myzus nicotianae)

Rầy mềm thuộc bộ Nửa cánh (Heminoptera), họ Rầy mềm (Aphididae) Rầy thường không cánh, hình quả trứng nhỏ như hạt tấm, có nhiều màu xanh, vàng, đỏ và kích thước khoảng 2 mm Khi nguồn thức ăn kém, rầy mọc cánh để di chuyển đến nơi

mới có sẵn thức ăn và tiếp tục gây hại

Rầy thường tập trung ở ngọn và lá non hút dinh dưỡng của cây, làm cho lá biến dạng, nhạt màu, cây không phát triển được, năng suất giảm, khi mật độ cao rầy phân tán gây hại cả các lá phá dưới Dịch bài tiết cả rầy thường có hàm lượng đường cao thuận lợi cho nấm mốc đen phát triển làm giảm chất lượng lá thuốc Ngoài ra, rầy mềm còn có khả năng truyền các bệnh virus nguy hiểm như CMV, PVY trên cây thuốc

Hình 2.1: Rầy mềm hại thuốc lá (Nguồn: R.J Reynolds Tobacco Company)

Điều kiện phát sinh: Ngưỡng nhiệt độ sinh học 4 – 300C, thích hợp nhất từ 23 –

240C Thời gian phát sinh từ tháng 3 – 6, gây hại mạnh nhất ở tháng 4, đầu tháng 5

e Bọ trĩ (Thrips tabaci)

Bọ trĩ là côn trùng thuộc bộ Thysanoptera, có kích thước rất bé (dài khoảng 1,2 mm), màu sắc thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng, từ màu vàng nhạt (ấu trùng) đến nâu (con trưởng thành) Con đực có kích thước bé và màu sáng hơn con cái

Trứng bọ trĩ hình quả thận, được đẻ thành từng chùm dưới mô biểu bì dọc theo

gân lá, giai đoạn nhộng rất ngắn

Trang 27

Trưởng thành là loại côn trùng có kích thước rất nhỏ 0,8 – 1 cm, là loài đa thực, sống bằng cách cưa hút dịch cây Bọ trĩ trưởng thành làm nhộng trong đất

Bọ trĩ phát triển mạnh trong mùa khô, mùa trồng thuốc lá Nhiệt độ thích hợp cho bọ trĩ là 250C, vòng đời khoảng 10 ngày Thời gian sống của con trưởng thành là

10 ngày, sâu non là 4 ngày Trong điều kiện thuận lợi cứ mỗi 10 ngày mật độ bọ trĩ có thể tăng từ 5 – 7 lần

Bọ trĩ di chuyển theo hình thức bò hoặc nhảy Bọ trĩ sợ ánh sáng trực xạ, nên thường tập trung gây hại mặt dưới của lá, nhưng khi trời mát bọ trĩ gây hại cả mặt trên

lá Bọ trĩ thích hại và đẻ trứng ở lá non, tập trung gây hại vào giai đoạn cây con, cũng

là khoảng thời gian truyền bệnh hữu hiệu nhất Hình thức gây hại của bọ trĩ là cào cho rách biểu bì lá rồi dùng vòi liếm và hút dịch, đó cũng là quá trình truyền bệnh virus cho cây Khi vết thương của lá lành, trên lá có màu ánh bạc

Hình 2.2: Lá thuốc lá bị bọ trĩ gây hại (Nguồn: R.J Reynolds Tobacco Company)

Ngoài thiệt hại do chúng gây ra trực tiếp cho cây trồng, bọ trĩ còn có khả năng truyền bệnh virus héo đốm cà chua (TSWV)

f Bọ phấn (Bemisia tabaci)

Bọ phấn trắng là côn trùng thuộc bộ Cánh đều (Homoptera), biến thái không hoàn toàn Vòng đời của bọ phấn trải qua 3 giai đoạn chính là trứng, ấu trùng và thành trùng.Trong đó, ấu trùng có 4 giai đoạn nhỏ gồm ấu trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 và tuổi

4 qua mỗi lần lột xác Kích thước con trưởng thành khá nhỏ, dài khoảng 0,8 – 1,0 mm Giống như các loài côn trùng chích hút khác, bọ phấn chích hút tế bào cây làm giảm khả năng quang hợp của cây do mô lá bị hư hoại Tuy nhiên, khả năng gây hại trực

Trang 28

tiếp của bọ phấn không đáng ngại bằng vai trò môi giới truyền bệnh virus của chúng Trên cây thuốc lá, bọ phấn là tác nhân truyền bệnh xoăn lá (TLCV) rất thường gặp ở hầu hết các vùng trồng thuốc lá trong nước

2.2 2 Bệnh hại trên cây thuốc lá

a Đốm nâu (Brown spot)

Đốm nâu là một bệnh hại lá do nấm Alternaria tenuis gây ra Loại bệnh này có

mặt ở tất cả các vùng trồng thuốc lá trên thế giới Tại Việt Nam cũng thế, chúng gây hại khắp các vùng trồng thuốc lá từ Bắc vào Nam Bệnh đốm nâu có thể gây giảm năng suất và chất lượng lá trầm trọng khi gặp điều kiện thuận lợi Không những thế, độc tố do loại nấm này tiết ra trong quá trình ký sinh trên lá được đánh giá là rất độc đối với động vật máu nóng Do đó, bệnh này không chỉ có tác dụng làm giảm năng suất chất lượng lá nguyên liệu mà còn là mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe của

người tiêu dùng

Thông thường, bệnh bắt đầu từ các lá chân, đặc biệt các lá đã già Sau đó, bệnh lan dần lên các lá bên trên Ban đầu, đốm bệnh có hình tròn và kích thước chỉ lớn hơn đầu kim một ít Tâm vết bệnh có màu nâu và ranh giới giữa mô lá đã chết và phần mô lành khá rõ rệt Nhờ đó mà bệnh có tên là đốm nâu Ở các lá già, trên đường ranh giữa

mô lành và mô bệnh hình thành một vòng sáng màu vàng do các mô này bị chín ép Nếu thời tiết ẩm ướt, bón thừa phân đạm, mật độ trồng quá cao, đốm bệnh trên lá sẽ rất nhiều và có xu hướng lan rộng ra rồi liên kết với nhau làm cho phần lớn diện tích lá bị cháy khô Trong điều kiện như vậy, vết bệnh chuyển hẳn sang màu đen do số lượng bào tử nấm dày đặc trên bề mặt vết bệnh Bệnh đốm nâu sẽ tiếp tục phát triển trên lá trong giai đoạn chuyển vàng của quá trình sơ chế

Hiện tại chưa có biện pháp nào khống chế bệnh đốm nâu một cách có hiệu quả,

kể cả thuốc hóa học, khi bệnh đã lây lan và gây hại Để hạn chế đến mức thấp nhất loại bệnh này, người trồng nên áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp, phải có chiến lược dài hạn và có tiên liệu trước Trong số các biện pháp tổng hợp, luân canh cây trồng, trồng mật độ hợp lý, bón phân cân đối, tiêu hủy tàn dư thực vật của vụ trồng trước, xử lý bằng hóa chất xông hơi cho đất trước khi gieo trồng được xem là những công cụ hiệu quả nhất

Trang 29

b Đốm mắt cua (Frog eye)

Bệnh đốm mắt cua là một loại bệnh hại lá thuốc lá rất phổ biến trên thế giới Tại Việt Nam, bệnh này xuất hiện ở tất cả các vùng trồng thuốc lá Tác nhân gây ra bệnh

đốm mắt cua là nấm Cercospora nicotianae, một loại nấm có ký chủ khá rộng rãi

Bệnh có thể xuất hiện cả ở cây con trong vườn ươm đến cây đang thu hoạch Tuy nhiên, ở lá chuẩn bị bước vào già chín dễ tìm thấy vết bệnh hơn ở các lá non Đốm bệnh thường có hình tròn, đường kính từ 2 mm đến trên 10 mm có màu nâu nhạt hay nâu sẫm Trung tâm đốm bệnh là một vòng tròn màu xám hay trắng xám, là tập hợp của các bào tử nấm mọc ra từ các cành bào tử Tỷ lệ đốm bệnh trên lá có tương quan thuận với lượng mưa, độ ẩm và nhiệt độ không khí lẫn mức độ già của lá Bón nhiều phân đạm cũng là nguyên nhân dẫn đến lá dễ bị nấm bệnh tấn công hơn

Thực tế cho thấy đốm bệnh trên lá phát triển rất nhanh trong giai đoạn đầu của quá trình sơ chế Giai đoạn chuyển vàng của lá có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường rất lý tưởng cho nấm phát triển

Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là đốm nâu tròn về sau lớn rộng ra từ 2 mm đến

12 – 15 mm, vùng tâm bệnh có màu trắng nhạt, rìa vết bệnh có màu nâu, xung quanh vết bệnh có quầng xanh Bệnh phát sinh trước tiên ở các lá già phía dưới rồi lan dần lên trên khi thời tiết ẩm ướt

Các tàn dư lá bệnh chính là nguồn bệnh chủ yếu Nấm ở đó có thể tồn tại từ một đến vài năm Bệnh phát sinh phát triển mạnh ở điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ từ 23 –

270C, cây sinh trưởng kém Bệnh gây hại cả vườn ươm lẫn ruộng trồng

c Bệnh thối đen thân (Black shank)

Bệnh thối đen thân do nấm Phytophthora parasitica gây ra Có tên là bệnh thối

đen thân bởi cây bệnh thường bị thối đen đoạn thân ngang mặt đất và kéo dài lên phía trên Phần rễ gần sát mặt đất là nơi nấm tấn công và ký sinh đầu tiên

Triệu chứng: Ban đầu cây bị héo đột ngột, héo vàng và rũ xuống đất, vết bệnh thường làm một bên rễ bị đen và phát triển dần từ rễ lên gốc thân, kích thước vết bệnh

dài từ 20 – 30 cm Khi bổ dọc thân cây thấy có sự hình thành các lớp đĩa màu nâu đen xếp chồng lên nhau

Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư thực vật cây bệnh trên đồng ruộng Nấm có thể tồn tại ở tàn dư ký chủ tới 2 năm Bệnh lây lan do gió và do nước tưới Bệnh có liên

Trang 30

quan đến tuyến trùng hại rễ, ruộng bị nhiễm tuyến trùng thì bệnh càng nặng hơn Bệnh gây hại cả vườn ươm lẫn ruộng trồng

d Bệnh nấm hạch (Southern stem and root rot)

Bệnh nấm hạch còn được gọi là bệnh thối thân hay thối rễ do nấm hạch

Sclerotium rolfsii gây ra

Bệnh nấm hạch thường tấn công cây từ khi mới trồng ra ruộng cho đến khi thu hoạch xong Bệnh thường xuất hiện rải rác trên ruộng, ít khi tập trung thành đám lớn Trên các cây đã lớn, lúc đầu xung quanh thân cây xuất hiện các mảng sợi nấm màu trắng hoặc xám; dần dần các sợi nấm ăn sâu vào vùng vỏ cây rồi vào đến bó libe làm đoạn thân ở đây thắt lại Lá đột ngột chuyển vàng và chết trên cây Tại đoạn thắt, cây

có thể bị gãy ngang và đổ xuống đất nếu gặp gió thổi mạnh Gặp thời tiết ẩm và nóng, hạch nấm hình cầu được hình thành khá nhiều trên đoạn thân có vết bệnh Giai đoạn đầu hạch nấm có màu trắng, sau đó dần dần chuyển sang màu xám hoặc nâu sẫm Vì lý

do này người ta thường gọi chúng là nấm hạch

Nấm bệnh có thể tồn tại trong xác bã thực vật vùi trong đất dưới dạng ngủ nghỉ Nấm cũng thường có trong cỏ khô, rơm khô Chúng không chịu ảnh hưởng của hệ thống tiêu hóa của đại gia súc khi gia súc ăn rơm rạ có nguồn nấm hạch Vì thế, trong phân của đại gia súc cũng ẩn chứa rất nhiều mầm nấm bệnh nguy hiểm Do đặc điểm này, việc phòng và quản lý bệnh nấm hạch rất khó Kinh nghiệm cho thấy, không nên trồng các cây bông vải, lạc, đậu nành trước vụ trồng thuốc lá bởi các cây này đều là ký

chủ rất tốt cho bệnh nấm hạch

e Bệnh héo rũ vi khuẩn (Graville wilt)

Bệnh héo rũ vi khuẩn do loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra

Triệu chứng: Ban đầu một số lá mất sức trương tế bào, nên rũ xuống khi vẫn còn xanh vào ban ngày và phục hồi vào ban đêm, càng về sau héo càng nặng lá chuyển sang màu xanh vàng, các lá héo thường xuất hiện đầu tiên ở một phía, một vài lá hoặc chỉ một phần lá làm lá biến dạng cong về một bên Cắt ngang thân cây bệnh thấy các

bó mạch hơi vàng rồi sau thâm nâu, càng về sau gỗ ruột thân cũng bị nâu đen, khi đó ở ngoài vỏ thân từ màu xanh cũng chuyển sang màu nâu đen hình thành nên các vết sọc dài từ dưới lên trên Trên lát cắt bó mạch xuất hiện nhiều giọt dịch nhờn vi khuẩn màu trắng đục Rễ chính và rễ phụ bị thối đen

Trang 31

Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập vào cây qua vết thương (cơ giới, tuyến trùng) Vi khuẩn thường xâm nhiễm và gây hại giai đoạn 15 – 30 ngày sau trồng Bệnh thường gây hại nặng ở những chân ruộng thoát nước kém hoặc nhiễm tuyến trùng Vi khuẩn sinh sản và di chuyển trong các bó mạch dẫn của thân lá, tiết ra các độc tố gây héo nhanh chóng Vi khuẩn phá hại bó mạch, làm ách tắt sự vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây Vi khuẩn tồn tại trên mô cây bệnh thời gian khá dài từ khoảng từ 7 –

24 tháng

f Bệnh Khảm thuốc lá TMV (Tobacco mosaic virus)

Triệu chứng: Khi cây bị bệnh biểu hiện trên lá non có các vùng xanh đậm xen

kẻ với xanh nhạt, các vết xanh đậm thường chạy theo gân lá, khi nhiệt độ cao, ẩm độ cao vùng lá bị bệnh có thể chết khô gây hiện tượng cháy lá, cây bị bệnh sinh trưởng kém, còi cọc, lá quăn queo

Bệnh rất dễ lây lan bằng dịch cây bệnh qua đường cơ giới, cọ xát (do người, động vật, gió thổi làm va chạm các lá khỏe với lá bệnh) Virus có thể chịu được nhiệt

độ cao và có khả năng tồn tại lâu dài Trong tàn dư lá, thân, rễ, bệnh virus khảm lá thuốc lá thường phát sinh và lây lan ngay từ thời kỳ vườn ươm nhưng khó thấy được bằng mắt thường vì còn giai đoạn ủ bệnh, thời gian ủ bệnh từ 20 – 30 ngày

g.Bệnh khảm dưa chuột CMV (Cucumber mosaic virus)

Triệu chứng: Bệnh xuất hiện các dạng khảm loang lỗ rất dễ nhầm lẫn với bệnh khảm thuốc lá (TMV), nhưng có thể phân biệt nhờ quan sát vết loang lỗ bất thường không bám theo gân lá, lá bị biến dạng nhiều hơn, vết bệnh phồng rộp nhiều và phiến

lá thu hẹp uốn cong hơn

Virus có dạng hình cầu, ngừng hoạt động khi nhiệt độ lên tới 700

C CMV truyền từ cây bệnh sang cây khỏe nhờ vào rầy mềm theo kiểu kém bền vững Khi rầy mềm chích hút nhựa cây, virus nhanh chóng bám vào kim chích và vòm miệng Thời gian để virus tồn tại trong cơ thể côn trùng không dài hơn 2 đến 4 giờ.Virus không có khả năng tồn tại trong lá thuốc đã sấy nhưng có phổ ký chủ rộng, phát triển và lan truyền mạnh sang vụ sau

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lây lan, phát triển của bệnh là:

+ Hướng gió ảnh hưởng đến hướng di chuyển của côn trùng

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của bệnh

Trang 32

+ Các biện pháp canh tác và nguồn ký chủ phụ

h Bệnh xoăn lá TLCV (Tobacco leaf curl virus)

Triệu chứng: Gân lá trở nên dày, cong queo, lá bị vặn, xoắn lại, từ gân lá có thể mọc ra các tai lá phụ nằm ở mặt dưới lá làm cho lá và cả cây thuốc bị biến dạng, nhăn nheo chất lượng lá giảm nghiêm trọng và hầu như bị vụn nát hoàn toàn sau khi sấy

Virus gây bệnh này lây lan chủ yếu qua côn trùng, đó là bọ phấn Người ta không tìm thấy trường hợp lây lan bằng hạt giống hay nhựa cây, nhưng có thể lây bằng cành, gốc ghép Do virus này không lây lan qua nhựa cây nên không thể truyền bệnh theo con đường cơ học Cây bị nhiễm virus này sẽ trở nên rất mẫn cảm đối với những

bệnh khác, nhất là bệnh đốm mắt cua do nấm Cercospora gây ra

i Bệnh héo đốm cà chua TSWV (Tomato spotted wilt virus)

Triệu chứng: Trên các lá non ở ngọn xuất hiện các đốm hoại sinh màu nâu ở một bên lá, phần lá còn lại vẫn phát triển làm lá biến dạng co rút lại không đều, bệnh chỉ tấn công các lá non vì vậy thường xảy ra hiện tượng rút đọt, nếu bệnh xảy ra sớm cây sẽ còi cọc và không sinh trưởng được, lá vàng và chết, nếu bị nhiễm bệnh giai đoạn muộn các lá dưới vẫn sinh trưởng bình thường, phía ngọn phát triển lệch về một phía rồi từ từ cong vặn và rút lại, các lá dưới vẫn phát triển bình thường

Nguyên nhân: Virus lây lan chủ yếu nhờ bọ trĩ, bọ trĩ có đặc tính di chuyển tới các loại thức ăn có tính non: Hành, dưa leo, cà chua và có thể lan truyền theo gió với khoảng cách lớn Tỷ lệ % cây bị bệnh phụ thuộc vào tỷ lệ truyền bệnh của bọ trĩ Những vùng có khí hậu ấm áp, cây trồng được canh tác quanh năm như Tây Ninh là điều kiện lý tưởng cho sự duy trì và phát triển bọ trĩ Đây là yếu tố hạn chế lớn nhất trong việc khống chế tác hại của bệnh héo đốm cà chua

j Tuyến trùng

Bệnh sưng rễ: Meloidogyne spp gồm có bốn loài tuyến trùng gây sưng rễ thuốc

lá: M icognita (phổ biến nhất), M arenaria, M javanica vá M halpa Tuyến trùng

làm cây còi cọc và lá bị chuyển vàng Trường hợp bệnh nặng, lá héo trầm trọng và có thể gây chết cây Trên rễ có những nốt sần, kích thước to, nhỏ phụ thuộc vào các loại tuyến trùng gây hại

Tuyến trùng gây vết thương (Pratylenchus spp.): Gây nên các vết thương tạo

điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, virus có hại xâm nhập và phát triển

Trang 33

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2012 đến tháng 04/2012

- Địa điểm nghiên cứu: Điều tra tại các vùng trồng thuốc lá phổ biến trong tỉnh Tây Ninh

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh

Trang 34

3.2.2 Điều tra tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của nông dân tại tỉnh Tây Ninh

+ Loại thuốc nông dân sử dụng để phòng trừ các loài sâu, bệnh hại

+ Liều lượng sử dụng và thời điểm phun thuốc khi sâu, bệnh hại xuất hiện

3.3 Vật liệu nghiên cứu

+ Phiếu điều tra sâu bệnh hại và phiếu điều tra tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của nông dân tại tỉnh Tây Ninh

+ Viết, thước, sổ, bọc nilon, lọ thuỷ tinh, máy chụp hình

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh

Phương pháp điều tra dựa trên tài liệu:

+ Điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

+ Phương pháp điều tra sâu bệnh hại thuốc lá của Viện Kinh tế – Kỹ thuật Thuốc lá

- Chọn khu vực điều tra

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chọn ba huyện đại diện có diện tích tập trung: Bến

Cầu, Châu Thành và Trảng Bảng Ở mỗi huyện chọn hai xã đại diện cụ thể như sau:

+ Bến Cầu: Tiên Thuận, Tiên Khánh

+ Châu Thành: Long Vĩnh, Hảo Đước

+ Trảng Bàng: Phước Lưu và Bình Thạnh

- Chọn tuyến điều tra:

Theo đường chéo góc trong khu vực điều tra và được chọn cố định ngay từ đầu vụ

- Chọn điểm điều tra:

Điều tra ngẫu nhiên 10 điểm nằm trên tuyến điều tra cố định và phân bố đều trên tuyến điều tra, có thể quy định thời gian, số bước chân hoặc số mét để dừng lại lấy mẫu điều tra Chọn điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m, mỗi điểm chọn 5 cây để tiến hành điều tra và ghi nhận tất cả loại sâu bệnh hại xuất hiện vào phiếu điều tra đã được soạn sẵn, đánh dấu cây đã được điều tra

- Chỉ tiêu theo dõi

+ Thành phần sâu, bệnh gây hại thuốc lá tại Tây Ninh

Trang 35

+ Mức độ phổ biến của sâu, bệnh (%)

+ Diễn biến của sâu, bệnh tại từng vùng điều tra

+ Chu kỳ điều tra: 10 ngày/ lần

- Phương pháp tính toán

Đối với sâu hại

+ Mật độ sâu = Số sâu xuất hiện (con/cây)

Tổng số cây điều tra + Tỷ lệ sâu (%) = Số lá xuất hiện sâu x 100

Trang 36

Tổng số cây điều tra

- Không xuất hiện: (–)

- Ít phổ biến (+): < 10% cây nhiễm bệnh

- Trung bình (++): 11 – 25% cây nhiễm bệnh

- Khá phổ biến (+++): 26 – 50% cây nhiễm bệnh

- Rất phổ biến (++++): > 50% cây nhiễm bệnh

3.4.2 Điều tra tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây thuốc lá của nông dân tại tỉnh Tây Ninh

Điều tra bằng phương pháp dùng phiếu phỏng vấn trực tiếp (120 phiếu) Phiếu điều tra được soạn sẵn gồm các câu hỏi có nội dung liên quan đến tình hình canh tác như: Diện tích, sâu bệnh, thuốc thường sử dụng, liều lượng sử dụng, hiệu quả của thuốc Bảo vệ thực vật được hộ nông dân sử dụng trên cây thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh

Số phiếu điều tra được phân bố đều trên mỗi huyện và cụ thể ở từng xã như sau:

- Châu Thành: Long Vĩnh (20 phiếu), Hảo Đước (20 phiếu)

- Bến Cầu: Tiên Thuận (20 phiếu), Tiên Khánh (20 phiếu)

- Trảng Bàng: Phước Lưu (20 phiếu) và Bình Thạnh (20 phiếu)

3.5.Phương pháp tính toán và xử lý số liệu:

Các số liệu được xử lý, tính giá trị trung bình và vẽ bảng biểu, đồ thị bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007, SPSS 18

Trang 37

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả điều tra tình hình sâu, bệnh hại trên cây thuốc lá

Trong sản xuất Nông nghiệp nói chung và cây thuốc lá nói riêng, việc xác định thành phần, mức độ gây hại của dịch bệnh, đặc biệt những loài sâu, bệnh gây hại nguy hiểm có vai trò rất quan trọng Nhờ đó các đơn vị sản xuất nguyên liệu có chiến lược quản lý sản xuất, xác định cơ cấu thời vụ, giống và các biện pháp phòng trừ nhằm mang lại hiệu quả cao nhất

Tây Ninh là vùng sản xuất và cung cấp nguyên liệu lá thuốc lá chủ lực của cả nước nhưng chưa phải là vùng nguyên liệu tập trung Trên ruộng trồng thuốc lá luôn hiện diện nhiều loại cây hoa màu với các giai đoạn sinh trưởng khác nhau Vì vậy, sâu, bệnh hại tồn tại trên ruộng thuốc lá ở Tây Ninh khá phổ biến, phong phú và bền vững Sâu, bệnh hại tích lũy từ cây trồng này sang cây trồng khác từ mùa vụ này sang mùa

vụ khác, khi gặp điều kiện thuận lợi dễ phát sinh thành dịch

4.1.1 Thành phần và mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại thuốc lá

Trong vụ 2011 – 2012, đề tài đã điều tra và ghi nhận được 14 loài sâu, bệnh gây hại trên cây thuốc lá ở Tây Ninh Trong đó phát hiện 5 loài sâu hại bao gồm: Sâu xanh, sâu khoang, rầy mềm, bọ trĩ, bọ phấn và 9 loại bệnh: Bệnh đốm nâu, bệnh đốm mắt cua, bệnh thối đen thân, bệnh nấm hạch, bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh khảm thuốc lá (TMV), bệnh khảm dưa chuột (CMV), bệnh xoăn lá (TLCV), bệnh héo đốm cà chua (TSWV) Đối với nhóm bệnh do virus, có nhiều triệu chứng khác nhau trên đồng ruộng, bên cạnh một số triệu chứng điển hình, còn có nhiều dạng trung gian, hỗn hợp của nhiều virus

Kết quả điều tra thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại thuốc lá tại 3 huyện Bến Cầu, Châu Thành, Trảng Bàng trong vụ 2011 – 2012 được trình bày cụ thể trong bảng 4.1

Trang 38

Bảng 4.1: Thành phần và mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại trên cây thuốc lá tại Tây Ninh

Bến Cầu Châu Thành Trảng Bàng

Sâu hại

Bệnh hại

Trang 39

Ghi chú:

Đối với sâu hại

– Không xuất hiện

+ Ít phổ biến

++ Khá phổ biến

+++ Rất phổ biến

Đối với bệnh hại

và Châu Thành Bệnh TSWV xuất hiện trung bình ở Bến Cầu (10,4%), xuất hiện khá phổ biến ở Châu Thành (28,7%) và Trảng Bàng (22,7%) Các loài sâu, bệnh hại khác hầu như xuất hiện từ ít phổ biến cho đến trung bình trên các ruộng trồng thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh

4.1.2 Mức độ gây hại của một số sâu bệnh, hại thuốc lá

Điều kiện thời tiết vụ 2011 – 2012 không thật sự thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh gây hại và thời điểm sâu, bệnh bùng phát mạnh nhất không trùng với giai đoạn mà cây thuốc lá chịu ảnh hưởng cao nhất về năng suất Cho nên sâu, bệnh tuy xuất hiện khá sớm ngay từ đầu vụ và xuất hiện tương đối phổ biến nhưng mức độ gây hại nhìn chung là không đáng kể trên các huyện trồng thuốc lá tại tỉnh Tây Ninh

Trong vụ 2011 – 2012, đề tài đã điều tra xác định về mức độ gây hại của sâu, bệnh đối với cây thuốc lá tại 3 huyện Bến Cầu, Châu Thành, Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh Kết quả được ghi nhận và trình bày cụ thể trong bảng 4.2

Trang 40

Bảng 4.2: Mức độ gây hại của một số sâu, bệnh hại trên cây thuốc lá tại Tây Ninh

Bến Cầu Châu Thành Trảng Bàng

Sâu hại

Bệnh hại

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục Bảo Vệ Thực Vật, 1987. Phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
2. Đào Đức Thức, 2001. Nghiên cứu một số bệnh hại thuốc lá vàng sấy và biện pháp phòng trừ. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số bệnh hại thuốc lá vàng sấy và biện pháp phòng trừ
3. Đoàn Nguyễn Kiến Trúc, 2010. T heo dõi tình hình sâu, bệnh hại thuốc lá làm cơ sở dự báo và tư vấn biện pháp phòng trừ phục vụ sản xuất nguyên liệu phía nam. Viện Kinh tế - Kĩ thuật Thuốc lá. Báo cáo tổng kết đề tài Tổng công ty Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại thuốc lá làm cơ sở dự báo và tư vấn biện pháp phòng trừ phục vụ sản xuất nguyên liệu phía nam
4. Đỗ Tấn Dũng, 2001. Bệnh héo rũ hại cây trồng cạn và biện pháp phòng chốn g. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh héo rũ hại cây trồng cạn và biện pháp phòng chốn
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
5. Hà Quang Hùng, 2005. Giáo trình dịch học Bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dịch học Bảo vệ thực vật
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
6. Hồ Văn Xuyên, 2010. Giáo trình cây thuốc lá, tổng công ty thuốc lá Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây thuốc lá
7. Huỳnh Thanh Hùng, 2003, Giáo trình cây thuốc lá . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây thuốc lá
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
8. Lê Đình Thụy, Phạm Kiến Nghiệp, 1996. Trồng và chế biến thuốc lá. Nhà xuất bản TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng và chế biến thuốc lá
Nhà XB: Nhà xuất bản TP.HCM
10. Nguyễn Ngọc Bích, 2004. Bước đầu nghiên cứu một số bệnh virus gây hại chính trên thuốc lá của tỉnh Tây Ninh. Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp.Đại học Nông Lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu một số bệnh virus gây hại chính trên thuốc lá của tỉnh Tây Ninh
11. Nguyễn Ngọc Bích, 2005. Kết quả điều tra diễn biến sâu bệnh hại thuốc lá phía Nam (2001 – 2004). K ết quả nghiên cứu khoa học 2001 – 2005 . Viện Kinh tế – Kĩ thuật Thuốc lá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra diễn biến sâu bệnh hại thuốc lá phía Nam (2001 – 2004)
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
12. Nguyễn Văn Biếu, 2002. Sổ tay bệnh và sâu hại thuốc lá ổ Việt Nam và biện pháp phòng trừ. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay bệnh và sâu hại thuốc lá ổ Việt Nam và biện pháp phòng trừ
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
13. Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2000. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 1. NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
14. Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2000. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 3. NXB Nông Nghiệp.TÀI LIỆU NGOÀI NƯỚC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp. TÀI LIỆU NGOÀI NƯỚC
15. Addison, E. A. and Chona, B. L., 1971. Evaluation of certain fungicides for the control of Sclerotium wilt of tomato (Lycopersicon esculentum Mill) caused by Sclerotium rolfsii Sacc. Ghana J. Agric. Sci Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of certain fungicides for the control of Sclerotium wilt of tomato (Lycopersicon esculentum Mill) caused by Sclerotium rolfsii Sacc
16. Ahmed S., Rasool M. R., Irfanullah and Rauf I., 2004. Comparative efficacy of some insecticides against Helicoverpa armigena Hub. and Spodoptera spp. on tabacco. Int.J. Agri. Biol Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparative efficacy of some insecticides against Helicoverpa armigena Hub. and Spodoptera spp. on tabacco
17. Creswell T. H, Thomas A. D., Cullen S. E., and Ailshie D. E., 2006. Sample submission. NPDN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sample submission
18. Lucas G. B., 1975. Disease of tobaco. Thirt edition. Raleigh, North Carolina Sách, tạp chí
Tiêu đề: Disease of tobaco
19. Shew H. D., and Lucas G. B., 1978. Compendium of tobacco disease. US Plant disease association.TÀI LIỆU TỪ INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Compendium of tobacco disease
14. Techtobacoleaf, phổ biến kiến thức, cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm:http://techtobacoleaf.blogspot.com/2011/08/ap-ky-2-bac-3-4.html Link
16. Stemtner P. J., “Tobacco insect management“, 2009. http://pubs.ext.vt.edu/436/436-050-08/PDF_TobaccoManagement.pdf Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w