HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI – THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TRỪ RẦY XANH Empoasca biguttula CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI – THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TRỪ RẦY XANH (Empoasca biguttula)
CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY CÀ TÍM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA : 2007 – 2011
SINH VIÊN : MAI BÁ NGHĨA
Trang 2ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI – THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TRỪ RẦY XANH (Empoasca biguttula)
CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY CÀ TÍM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tác giả
MAI BÁ NGHĨA
khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật
Giáo viên hướnng dẫn
TS TRẦN THỊ THIÊN AN
TS TỪ THỊ MỸ THUẬN THS PHẠM HỮU NGUYÊN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, sự động viên và tình cảm vô cùng quý giá của gia đình, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh
Con xin cảm ơn ba, mẹ đã sinh con ra, nuôi con khôn lớn Chính nhờ công sinh thành của ba, mẹ mà con mới có cơ hội bước vào cuộc sống này Con xin cảm ơn
Em xin cảm ơn Cô Trần Thị Thiên An, Cô Từ Thị Mỹ Thuận, Thầy Phạm Hữu Nguyên Các thầy cô đã hết lòng giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp
Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học, các thầy cô trong trường và riêng đối với các thầy cô Khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học tập và rèn luyện dưới mái trường mến yêu này
Em cũng xin cảm ơn tất cả các thầy, cô đã dìu dắt, chỉ dạy cho em từ những con chữ đầu tiên đến những kiến thức, những điều hay lẽ phải trong cuộc sống
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến trại giống cây trồng Đồng Tiến 2 ở huyện Củ Chi, tất cả bà con nông dân ở hai huyện Củ Chi, Hóc Môn Tp Hồ Chí Minh, những người
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt các nội dung trong đề tài tốt nghiệp của mình
Mình xin cảm ơn tất cả các bạn bè, mọi người xung quanh và các bạn sinh viên lớp Bảo vệ thực vật 33B thân thương đã động viên mình trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Sinh viên
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra thành phần sâu hại – thiên địch bắt mồi và đánh giá hiệu
lực trừ rầy xanh (Empoasca biguttula) của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên
cây cà tím tại Tp Hồ Chí Minh” đã được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng
6/2011 tại hai huyện Củ Chi và Hóc Môn tập trung vào những nội dung sau: Ghi nhận thành phần sâu hại – thiên địch bắt mồi chính; điều tra diễn biến mật số rầy xanh – sâu đục trái; và thí nghiệm xác định hiệu lực trừ rầy xanh của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà tím
Qua điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi tại Tp Hồ Chí Minh theo phương pháp chuẩn của Viện Bảo vệ thực vật, chúng tôi ghi nhận được trên ruộng cà tím có 10 loài sâu hại thuộc 9 họ khác nhau, và 4 loài thiên địch bắt mồi chính Trong
số các loài sâu hại điều tra được, rầy xanh (Empoasca biguttula) xuất hiện ở mức độ phổ biến, kế đến là bọ phấn trắng (Bemisia sp) xuất hiện ở mức độ phổ biến trung bình Các loài còn lại xuất hiện ở mức độ ít phổ biến bao gồm: Rệp mềm (Aphis sp.),
bọ trĩ (Thrips sp.), sâu đục trái (Leucinodes orbonalis), sâu đo xanh (Anomis flava), sâu khoang (Spodoptera litura), bọ xít xanh (Nezera viridula), ruồi đục lá (Lyriomyza
sativae) và câu cấu (Hypomeces sp.) Trong 4 loài thiên địch bắt mồi chính ghi nhận
được trên ruộng cà tím, có 1 loài thuộc nhóm nhện lớn là nhện linh miêu (Oxyopes sp.), và 3 loài thuộc nhóm côn trùng bắt mồi là bọ rùa chữ nhân (Coccinella repanda),
bọ rùa đỏ cam (Micrapis discolor) và bọ cánh cụt (Paederus fuscipes) Về mức độ phổ biến của các loài thiên địch bắt mồi chính trên ruộng cà tím, bọ cánh cụt (Paederus
fuscipes) xuất hiện ở mức độ phổ biến, 3 loài còn lại xuất hiện ở mức độ ít phổ biến
Qua theo dõi diễn biến mật số rầy xanh và sâu đục trái trên ruộng cà tím, chúng tôi ghi nhận được mật số rầy xanh và sâu đục trái trên ruộng không phủ màng phủ nông nghiệp cao hơn trên ruộng có phủ màng phủ nông nghiệp
Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ rầy xanh của các loại thuốc bảo vệ thực vật được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại thu được kết quả như sau: Hầu hết các loại thuốc thí nghiệm đều có khả năng phòng trừ rầy xanh và hiệu lực phòng trừ cao sau 1 – 7 ngày phun Sau đó hiệu lực giảm dần và thấp nhất ở 14 NSP Thuốc Padan 50SP cho hiệu lực cao nhất ở 1 NSP (97,2%) và kéo dài đến 3 NSP Thuốc Applaud 10WP cho hiệu lực cao nhất là 60,6% ở 7 NSP, chế phẩm Ometar cho hiệu lực cao nhất là 51,8% ở 7 NSP và thuốc Vimatox 1,9EC cho
Trang 5hiệu lực cao nhất là 52,4% ở 3 NSP Các thuốc Vineem 1500EC, Vimatrine 0,6L đều cho hiệu lực phòng từ nhỏ hơn 50%
Trong 6 loại thuốc thí nghiệm có 2 loại thuốc làm giảm mật số thiên địch trên ruộng cà tím: Padan 50SP, Vimatox 1,9EC Và 4 loại thuốc còn lại không làm giảm mật số thiên địch trên ruộng cà tím: Chế phẩm Ometar, Vineem 1500EC, Vimatrine 0,6L, Applaud 10WP
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ix
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1Đặt vấn đề 1
1.2Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.3Nội dung nghiên cứu 2
1.4Giới hạn của đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1Tổng quát về cây cà tím 3
2.1.1 Giới thiệu chung 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây cà tím 3
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng và công dụng của cà tím 4
2.1.4 Canh tác cà tím 4
2.2Một số sâu hại trên cây cà tím 5
2.2.1 Sâu đất Agrotis ypsilon (Noctuidae – Lepidoptera) 5
2.2.2 sâu xanh Heliothis armigera (Noctuidae – Lepidoptera) 6
2.2.3 Bọ phấn Bemisia sp (Aleyrodidae – Homoptera) 7
2.2.4 Bọ trĩ vàng Thrips palmi (Thripidae – Thysanoptera) 7
2.2.5 Rầy xanh Empoasca biguttula (Cicadellidae – Homoptera) 7
2.3Một số nghiên cứu về Rầy xanh Empoasca biguttula (Cicadellidae – Homoptera) 8
Trang 72.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 8
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 10
2.4Đặc điểm một số loại thuốc thí nghiệm 11
2.4.1 Chế phẩm Ometar 11
2.4.2 Vineem 1500EC 11
2.4.3 Vimatrine 0,6L 12
2.4.4 Vimatox 1,9EC 12
2.4.5 Padan 50SP 12
2.4.6 Applaud 10WP 13
2.5Đặc điểm tự nhiên và điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu. 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
3.2Vật liệu nghiên cứu 16
3.3Phương pháp nghiên cứu 16
3.3.1 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cây cà tím 16
3.3.2 Điều tra diễn biến mật số của rầy xanh và sâu đục trái trên cây cà tím 18
3.3.3 Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ rầy xanh của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên cà tím 18
3.4Phương pháp xử lý số liệu 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1Thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cà tím tại Tp HCM 23
4.1.1 Thành phần sâu hại cà tím 23
4.1.2 Thành phần côn trùng bắt mồi chính trên cây cà tím 25
4.2Diễn biến mật số rầy xanh và sâu đục trái trên cà tím ở các ruộng điều tra từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 26
4.2.1 Diễn biến mật số rầy xanh trên cà tím 26
Trang 84.3Hiệu lực trừ rầy xanh của một số loại thuốc thí nghiệm tại xã Xuân Thới Thượng,
Hóc Môn, Tp HCM. 29
4.3.1 Mật số rầy xanh sống trước và sau phun thuốc trên ruộng thí nghiệm 29
4.3.2 Hiệu lực trừ rầy xanh của các loại thuốc thí nghiệm 30
4.4Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đối với thiên địch bắt mồi 31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33
5.1Kết luận 33
5.2Đề nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 37
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC: Asia Vegetable Research and Development Center
NT: Nghiệm thức
NST: Ngày sau trồng
NSP: Ngày sau phun
NTP: Ngày trước phun
NSP: Ngày sau phun
RX: Rầy xanh
SLTĐ: Số liệu thực đo
SLBĐ: Sô liệu biến đổi
TĐBM: Thiên địch bắt mồi
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g trái cà tím có thể ăn được 4 Bảng 2.2 Khí hậu thời tiết trung bình khu vực Tp.HCM tháng 3 đến tháng 6/2009 15 Bảng 3.1: Các nghiệm thức thí nghiệm 19 Bảng 4.1 Thành phần sâu hại trên cà tím tại các ruộng điều tra ở 2 huyện Củ Chi và
Hóc Môn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 23
Bảng 4.2: Thành phần thiên địch bắt mồi trên cà tím tại các ruộng điều tra ở 2 huyện
Củ Chi và Hóc Môn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 25
Bảng 4.3: Mật số rầy xanh sống ở thời điểm trước và sau khi xử lý thuốc trên ruộng cà
tím thí nghiệm 29
Bảng 4.4: Hiệu lực trừ rầy xanh của các loại thuốc thí nghiệm, Hóc Môn, 2011 30 Bảng 4.5 Mật số của thiên địch bắt mồi (nhện, bọ cánh cụt) sau khi phun thuốc, Hóc
Môn, 2011 31
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 20
Hình 3.2: Các loại thuốc thí nghiệm 21
Hình 3.3: Ruộng thí nghiệm 21
Hình 4.1: Rầy xanh (Empoasca biguttula) 24
Hình 4.2: Rệp mềm (Aphis sp.) 24
Hình 4.3: Sâu non sâu đục quả (Leucinodes orbonalis) và triệu chứng gây hại 24
Hình 4.4: Sâu non sâu khoang (Spodoptera litura) 24
Hình 4.5: Nhện linh miêu (Oxyopes sp.) 26
Hình 4.6: Bọ rùa chữ nhân (Coccinella repanda) 26
Hình 4.7: Bọ cánh cụt (Paederus fuscipes) 26
Hình 4.8: Bọ rùa đỏ cam (Micrapis discolor) 26
Đồ thị 4.1 Diễn biến mật số rầy xanh (con/lá) trên các ruộng cà tím từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 26
Đồ thị 4.2 Diễn biến mật số sâu đục trái (con/100 trái) trên các ruộng cà tím từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 27
Đồ thị 4.3 Diễn biến tỉ lệ quả bị hại do sâu đục trái (%) trên các ruộng cà tím từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 28
Trang 12Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cà tím (Solanum melongena L.) thuộc họ cà Solanaceae Cây có nguồn gốc
ở phía Nam và phía Đông Châu Á Ngày nay, cây cà tím đã được trồng ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ở các khu vực có nhiệt độ ấm (FAO, 2007) Ở nước ta, cà tím được trồng phổ biến nhiều nơi và cho năng suất cao Riêng tại Tp Hồ Chí Minh, cây cà tím chủ yếu được trồng nhiều ở các huyện ngoại thành
Cà tím là một loại rau ăn quả được nhiều người ưa thích Từ cà tím, ta có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như: sào, muối, nướng Theo Daunay và Chadha (2004), trong 100 g trái cà tím tươi chứa 92% nước, 1,3% đạm, 0,2% chất béo, 0,5% đường cùng các chất khoáng như lân, magiê, kali, canxi, sắt và các vitamin như caroten (tiền vitamin A), vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin PP Không chỉ là món ăn thông thường, cà tím còn có tác dụng phòng và chữa một số bệnh về tim mạch, gan, thận
Như các cây trồng khác, trên cà tím cũng có nhiều loài sâu hại tấn công Nhưng những thông tin và số liệu về các loại sâu hại này vẫn còn hạn chế Trong số các loài
sâu hại trên cà tím, rầy xanh (Empoasca biguttula) là loài có mật số cao, khả năng
nhân mật số nhanh và gây hại khá nặng Cả ấu trùng và thành trùng rầy xanh đều chích hút lấy đi chất dinh dưỡng làm cho cây bị suy kiệt dẫn đến làm giảm năng suất của cây
cà tím Ngoài ra, rầy xanh còn có khả năng truyền virus gây bệnh cho cây cà tím
Để phòng trừ rầy xanh trên cà tím, người nông dân ở Củ Chi và Hóc Môn chủ yếu sử dụng các loại thuốc hóa học để phun Nhưng người nông dân lại thiếu thông tin trong việc chọn và sử dung các loại thuốc hóa học nói riêng và các loại thuốc bảo vệ thực vật nói chung trong việc phòng trừ rầy xanh một cách hiệu quả
Từ những vấn đề trong thực tế đó, đề tài “Điều tra thành phần sâu hại – thiên
địch bắt mồi và đánh giá hiệu lực trừ rầy xanh (Empoasca biguttula) của một số
loại thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà tím tại Tp Hồ Chí Minh” đã được thực hiện
Trang 131.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
Mục đích của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về thành phần, tình hình sâu hại
và thiên địch bắt mồi chính trên cây cà tím và bổ sung biện pháp quản lý rầy xanh trên cây cà tím một cách hiệu quả
Yêu cầu của đề tài
Xác định được thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cây cà tím Xác định được hiệu lực của một số loại thuốc trừ rầy xanh trên cà tím
Đánh giá được ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đối với một số thiên địch bắt mồi chính trên ruộng cà tím
1.3 Nội dung nghiên cứu
Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cây cà tím
Điều tra diễn biến mật số rầy xanh và sâu đục trái cà tím
Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ rầy xanh hại cà tím của một số loại thuốc bảo
vệ thực vật
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2011 tại xã Phạm Văn Cội huyện Củ Chi và xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quát về cây cà tím
2.1.1 Giới thiệu chung
Cây cà tím có tên khoa học là Solanum melongena L., thuộc chi Solanum, họ
Solanaceae, có tên tiếng anh là Eggplant (Daunay và Chadha, 2004)
Cà tím có nguồn gốc ở phía nam và phía đông Châu Á (FAO, 2007) Cây cà tím hoang dại được tìm thấy ở Myanmar và Vân Nam, Trung Quốc Ngày nay, nó được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng hai khu vực sản xuất chính là Châu Á và Địa Trung Hải (Daunay và Chadha, 2004)
Năm 2001, diện tích trồng cà tím của thế giới là 1,4 triệu ha với sản lượng gần
23 triệu tấn Trong đó Châu Á là khu vực sản xuất chính, đặc biệt là Trung Quốc chiếm 53 % sản lượng thế giới, Ấn Độ chiếm 28 % và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 4 %
2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây cà tím
Theo Daunay và Chadha (2004), thân cà tím thường phân nhiều nhánh và có thể cao đến 2 m với rễ cái dài Thân và lá có thể có gai Lá đơn, cuốn lá dài 6 – 10 cm, phiến lá hình trứng có lông bao phủ Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính Cuốn hoa dài 1 – 3
cm Tràng hoa hình chuông với các thùy hình tam giác mở rộng ra Quả có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, có màu vàng nâu khi chín và nhiều hạt Hạt có dạng thấu
kính đến dạng thận phẳng màu nâu nhạt
Trang 152.1.3 Giá trị dinh dưỡng và công dụng của cà tím
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100 g trái cà tím có thể ăn được
Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
2.1.4 Canh tác cà tím
2.1.4.1 Gieo trồng
Ở Miền Nam, cà tím có thể trồng được quanh năm, nhưng người nông dân thường trồng trong các vụ chính như: Đông xuân, Xuân hè, Hè thu Cây cà tím có thể phát triển tốt trên các loại đất dễ thoát nước: đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa Cách thức gieo trồng như sau:
Trang 16Ươm cây: Cây con được ươm trong bầu và được đặt trong nhà ươm Hạt cà tím
dễ nảy mầm, nhưng để hạt nảy mầm đồng đều cần ngâm hạt giống trong nước ấm 50 –
54oC (2 sôi 3 lạnh) khoảng 3 – 6 giờ Sau đó ủ hạt cho đến khi nứt mầm thì đem gieo Cần phải luôn đảm bảo độ ẩm trong nhà ươm để cây phát triển được tốt Hạt gieo được
20 – 30 ngày thì đem trồng ra ruộng
Chuẩn bị đất trồng: Cần lên liếp đơn hoặc liếp đôi để đảm bảo độ thoát nước tốt cho cây cà Nếu là liếp đơn, liếp rộng 0,8 m, cao 0,3 – 0,4 m, liếp cách liếp 1,2 m Nếu
là liếp đôi, liếp rộng 0,8 – 1 m, cao 0,3 – 0,4 m, liếp cách liếp 1,4 m Sau đó, phân bón thúc được bón theo hóc
Trồng cây ra ruộng: Cây cà tím sau khi ươm khoảng 1 tháng thì được trồng ra ruộng Khoảng cách trồng cây cách cây là 0,6 – 0,7 m
Thời gian sinh trưởng của cà tím tương đối dài nên cần nhiều phân Và tùy vào chân đất tốt sấu mà sử dụng lượng phân bón phù hợp Nhìn chung, có thể chia thành 4
kỳ bón thúc cho cây: 7 – 10 ngày sau trồng, lúc cây ra hoa, lúc cây có quả, lúc thu hoạch rộ Để đảm bảo năng suất đến cuối vụ, ngoài các kỳ bón thúc chính cần tiến hành bón thúc phụ sau các lần thu hoạch
2.2 Một số sâu hại trên cây cà tím
2.2.1 Sâu đất Agrotis ypsilon (Noctuidae – Lepidoptera)
Thành trùng là một loài ngài đêm có kích thước khá lớn Sải cánh 40 – 55 mm
Ở phần cánh trước, hai phần ba từ góc cánh có màu nâu sẫm, một phần ba từ đỉnh cách
có màu sáng hơn, và một đường vạch ngang màu đen nhỏ cạnh bên vân hình hạt đậu trên cánh Cánh sau có màu trắng xám, các mạch cánh hiện lên rất rõ Thành trùng cái
đẻ trứng trên các lá ở dưới thấp Một con cái có thể đẻ từ 1.200 – 1.900 trứng
Trang 17Trứng ban đầu có màu trắng sau chuyển sang màu nâu, hình bán cầu (cao 0,43 – 0,5 mm, rộng 0,51 – 0,58 mm), xung quanh có 35 – 40 gân nổi tỏa ra từ đỉnh trứng Thời gian của giai đoạn trứng là 3 – 6 ngày
Sâu non thông thường có 6 – 7 tuổi (20 – 40 ngày) còn tùy thuộc vào nhiệt độ Sâu có màu sắc trên lưng thay đổi theo tuổi từ màu xám sáng đến gần như đen Chúng
có xu hướng ăn thịt đồng loại
Sâu hóa nhộng trong đất ở độ sâu từ 3 – 12 cm Nhộng có màu nâu sẫm dài từ
17 – 22 mm, rộng từ 5 – 6 mm Thời gian của giai đoạn nhộng trung bình từ 12 – 20 ngày (Capinera, 2006)
2.2.2 sâu xanh Heliothis armigera (Noctuidae – Lepidoptera)
Thành trùng là một loài ngài đêm màu xám tro có chiều dài thân 14 – 17 mm, sải cánh 28 – 35 mm Cánh trước màu xám vàng, khoảng 1/3 từ gốc cánh có vân ngang không rõ rệt, khoảng 1/3 từ đỉnh cánh có vệt lớn màu xám nâu đen, giữa cánh có một chấm đen nhỏ, đối diện mặt dưới cánh chấm đen đậm và to hơn Bên ngoài chấm đen
có một vệt nâu mờ hình hạt đậu.Cánh sau màu sáng hơn, gần mép cánh có vệt màu xám đen, gần giữa cánh có vệt hình trăng non màu xám tro
Trứng hình bán cầu, mặt trứng có 24 – 28 gân nổi chạy từ đỉnh trứng Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt gần nở có màu xám tro hay xanh nhạt
Sâu non mới nở màu xanh nhạt có chấm đen to trên ngực, đầu sâu non màu vàng nâu có kèm theo những chấm nhỏ, mảnh cứng ngực trước màu đậm hơn, trên lưng luôn có 3 vệt dọc thân đậm mà trong đó có nhiều đường lượn sóng nhỏ Bên dưới
lỗ thở có vệt dọc màu vàng Cơ thể bao phủ nhiều u lông nhất là đốt bụng đầu tiên và đột bụng cuối cùng trên lưng mỗi đốt có 2 u lông lớn
Nhộng màu hung đỏ dài từ 15 – 18 mm, đốt cuối bụng nhỏ và có 2 gai nhỏ hơi cong ra ngoài
Nhộng vũ hóa về đêm, ngài hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong các bụi
cỏ, sau 2 – 3 ngày ăn thêm sẽ giao phối và đẻ trứng Trứng đẻ rãi rác hay từng nhóm từ
2 – 3 trứng trên lá, đài hoa (Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Trang 182.2.3 Bọ phấn Bemisia sp (Aleyrodidae – Homoptera)
Bọ trưởng thành là một loài rầy có hai cặp cánh nhỏ và toàn thân bao phủ lớp phấn trắng Thành trùng dài 0,75 – 1 mm, sải cánh 1,5 – 2 mm, con đực nhỏ hơn con cái Râu đầu dài 6 đốt, chân dài mảnh, bàn chân 2 đốt, cuối bàn có 2 vuốt, giữa 2 vuốt
có đệm lồi Bụng 9 đốt, đốt ngực bụng nhỏ dạng ong
Trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá thành từng cụm 4 – 6 trứng hay rải rác trong mô lá nhất là những lá bánh tẻ Trứng có cuống mới đẻ trong suốt sau chuyển sang màu xám
Ấu trùng mới nở màu xanh nhạt bò rất nhanh, tuổi 1 có đầy đủ râu và chân bò ở mặt dưới lá Sang tuổi 2 chân sâu non bị thoái hóa bò chậm chạp gần như ở cố định một chổ, sang tuổi 3 sâu non ở cố đinh Cuối tuổi 3 sâu non chuyển sang giai đoạn nhộng giả có hình bầu dục, màu nâu, hai bênh sườn có lông tơ dạng như răng cưa
Bọ trưởng thành thường hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều mát Trời nắng hoặc mưa chúng đậu ở mặt dưới lá Khi bị động chúng bay lên từng đoạn ngắn Bọ phấn thường giao phối nhanh vào sáng sớm hoặc chiều mát Một con cái có thể đẻ được 45 – 100 trứng (Nguyễn Thị Chắt, 2006)
2.2.4 Bọ trĩ vàng Thrips palmi (Thripidae – Thysanoptera)
Cơ thể thành trùng có màu vàng nhạt, dài 0,8 – 1 mm, râu đầu có 7 đốt Mép sau của đốt ngực sau có hai cặp lông cứng lớn ở hai bên, dọc mép bên của đốt bụng thứ 5 đến đốt bụng thứ 8 có một dãy lông nhọn Con cái có kích thước lớn hơn con đực, một con cái có thể đẻ 200 trứng Trứng được đẻ vào mô lá, trong suốt, hình hạt đậu Ấu trùng có hình thái cơ thể giống với thành trùng nhưng không có cánh và nhỏ
Bọ trĩ thường hóa nhộng trong đất, lá mục (Capinera, 2000)
Theo Martin (2007), cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại cho cây trồng Bọ trĩ chích hút chất dinh dưỡng trên thân, lá, hoa, quả của cây làm cho lá bị sạm, bạc màu, trên thân, hoa và quả xuất hiện các vết sẹo, dị dạng
2.2.5 Rầy xanh Empoasca biguttula (Cicadellidae – Homoptera)
Rầy xanh là côn trùng biến thái không hoàn toàn, có 3 pha phát triển: rầy trưởng thành, trứng và rầy non Theo AVRDC (2001), rầy chích hút ở mặt dưới của lá, nếu bị động, chúng di chuyển nhanh sang nơi khác Trên lá bị hại các mép lá bị cong
Trang 19lại, trên bề mặt lá xuất hiện các đốm màu vàng hay các đốm cháy nhỏ Cơ thể rầy nhỏ, chân có các hàng gai nhọn Trong điều kiện khí hậu ấm áp, rầy sinh sản nhanh và gây thiệt hại nặng cho cây trồng
2.3 Một số nghiên cứu về Rầy xanh Empoasca biguttula (Cicadellidae –
tuberosum (Khoai tây), Vigna radiata (Đậu xanh), Vigna unguiculata (Đậu đũa) Và
một số cây kí chủ phụ là Amaranthus (Rau dền), Beta vulgaris var saccharifera (Củ cải đường), Cajanus cajan (Đậu cọc rào), Calendula (Cúc vạn thọ), Cassia (Giống cây keo), Chloris gayana (Cỏ mật), Hibiscus cannabinus (Cây đai), Hibiscus sabdariffa (Cây rau chua), Lycopersicon esculentum (Cà chua), Morus alba (Cây dâu tằm),
Phaseolus vulgaris (Đậu cove), Raphanus sativus (Cây cải củ), Sorghum bicolor (Cây
lúa miến ngọt), Zea mays (Bắp) (Mensah, 2006)
Rầy xanh (Amrasca biguttula) gây hại nặng trên cà tím, đậu bắp, bông vải và
khoai tây (Schreiner, 2000)
2.3.1.2 Đặc điểm sinh học
Theo Mensah (2006), rầy xanh Amrasca devastans được biết đến với tên phổ
biến là Indian cotton jassid (tạn dịch là rầy bông Ấn Độ) Những tên khoa học khác là
Empoasca biguttula, Amrasca biguttula, Chlorita biguttula, Chlorita biguttula biguttula, Empoasca devastans, Sundapteryx biguttula, Sundapteryx biguttula biguttula, Amrasca splendens, Jacobsiana distinguenda và Jacobsiana formosana Tất
cả các loài này có thể bị lầm lẫn với Amrasca biguttula biguttula vì chúng giống nhau
Trang 20về kích thước và màu sắc Việc nghiên cứu bộ phận sinh dục đực là cần thiết để xác định một cách chính xác các loài rầy xanh
Rầy trưởng thành: Trên đỉnh đầu có 2 chấm đen rất rõ Phần đuôi của mỗi cánh trước có 1 chấm đen cũng rất rõ Và cánh trước có màu vàng xanh đến vàng biểu hiện trong suốt mùa hè Con trưởng thành có thể sống đến 11 ngày, giai đoạn trước đẻ trứng kéo dài 2 – 4 ngày, giai đoạn đẻ trứng kéo dài 4 – 9 ngày (Mensah, 2006)
Trứng được đẻ vào gân lá, sau 1 tuần sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng có màu xanh nhạt, sau 2 tuần sẽ hóa trưởng thành (Schreiner, 2000) Trứng có màu vàng đục dài 0,73 mm, rộng 0,24 mm Có thể nhìn thấy các trứng trong mô lá bằng cách nhộm hoặc giải phẩu mô lá và xem dưới kính hiển vi Con cái đẻ 17 – 38 trứng trên một phiến lá hay trên vỏ của trái đậu bắp (Mensah, 2006)
Ấu trùng có 5 tuổi với cơ thể màu xanh vàng và các chân màu xanh Tuổi 1, 2,
3, 4 và 5 với kích thước tương ứng là 0,6; 1,03; 1,23; 1,5 và 2,18 mm Thời gian của mỗi tuổi dao động từ 3 – 5 ngày (Mensah, 2006)
2.3.1.3 Đặc điểm gây hại
Ấu trùng và thành trùng đều gây hại cho cây trồng Chúng chích hút ở mặt dưới của lá Rầy chích hút làm cho các mạch dẫn tại bộ phận bị hại bị phá vỡ Lá cây, bộ phận bị hại sẽ bị cuộn lại và xuất hiện các đốm hoại tử nhỏ với viền màu vàng bao quanh (Schreiner, 2000)
Theo Mensah (2006), chưa có tài liệu cho rằng Amrasca biguttula biguttula
truyền virus hoặc mycoplasma gây bệnh cho cây
Trang 21Theo Mensah (2006), việc gieo bông từ giữa tháng 4 đến tháng 6 có thể giảm
được ở mức thấp nhất sự gây hại của rầy Amrasca biguttula biguttula tại miền Bắc Ấn
Độ Trồng xen cây bông với hoa hướng dương, đậu xanh, đậu đen mật số rầy xanh sẽ thấp hơn khi trồng cây bông một mình Trong nhà kính, rầy xanh thích đẻ trứng trên cây đậu bắp hơn trên cây cà tím, vì vậy có thể dùng cây đậu bắp như là một loại cây
bẫy rầy Amrasca biguttula biguttula
Theo Mensah (2006), có thể sử dụng một số loài là thiên địch trong việc kiểm
soát mật số rầy như là Bacillus thuringiensis, Bacillus thuringiensis thuringiensis,
Anagrus, Anagrus empoascae, Anagrus flaveolus, Arescon enocki, Gonatocerus ater, Oligosita sp., Stethynium triclavatum, Araneus inustus, Cheilomenes sexmaculata, Chrysoperla carnea, Complyomma, Euborellia pallipes, Hippasa holmerae, Mallada boninensis, Orius albidipennis
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.3.2.1 Phân bố và ký chủ
Rầy xanh hai chấm phái hại trên bông, chúng phá hại nặng khi gặp điều kiện thời tiết khô hanh Ở vùng bông miền Nam chúng xuất hiện cả hai vụ: Vụ khô phát sinh giữa tháng 1, phát triển mạnh cuối tháng 4, đầu tháng 5; Vụ mưa xuất hiện vào giữa tháng 8 rộ nhất vào tháng 9 và tháng 11 (Nguyễn Xuân Thành, 1996)
2.3.2.2 Đặc điểm sinh học
Theo ghi nhận của Nguyễn Xuân Thành (1996), rầy xanh Empoasca biguttula
có tên gọi Việt Nam là rầy xanh hai chấm và hai tên tên khoa học được ghi nhận là
Amrasca biguttula, Empoasca biguttula
2.3.2.3 Đặc điểm gây hại
Rầy xanh tập trung chích hút dịch cây làm cho cây thiếu dinh dưỡng, còi cọc Khi bị nhẹ mép lá có màu hơi vàng và cong lên, nếu bị nặng lá chuyển sang màu nâu vàng, rồi đỏ, lá bị cong queo, biến dạng và cháy từ mép lá vào trong Lá, nụ và quả non bị rụng, quả bị chín ép, ảnh hưởng đến năng suất của cây Ở nước ta rầy xanh gây hại quanh năm (Đào Quang Hưng, 2003)
Trang 22Tên khoa học: Metarhizium anisopliae
Nhóm hóa học: Thuốc vi sinh
Tính chất: Là một loài nấm thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), có tính chất
diệt côn trùng Ở Việt Nam hiện đã thu thập và lưu giữ được 10 chủng nấm Metarhizium, được phân lập từ nhiều loại côn trùng khác nhau như sâu đo xanh, câu cấu hại cam, sâu róm thông, sâu khoang hại lạc, rầy nâu hại lúa, sâu đục thân ngô, bọ xít Dùng môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy nấm trong điều kiện nhiệt độ 25 – 35oC
và ẩm độ 65 – 85% Thời gian để lượng bào tử đảm bảo diệt sâu hại khoảng 14 ngày Phun lên đồng ruộng, bào tử nấm bám lên cơ thể sâu, gặp điều kiện thích hợp bào tử phát triển thành sợi nấm phá hoại cơ thể sâu, nấm diệt được nhiều loại sâu hại Nấm Metarhizium không gây độc cho người và môi trường Thuộc nhóm độc III
Sử dung: Chế phẩm dùng phòng trừ rầy nâu hại lúa, sâu đo xanh, châu chấu, bọ cánh
cứng hại dừa, mối
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều loại thuốc hóa học trừ sâu, không
pha chung với các loại thuốc trừ bệnh
2.4.2 Vineem 1500EC
Nhóm hóa học: Gốc thảo mộc
Tính chất: Thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, là hợp chất có trong cây neem Ấn
Độ (Azadirachta indica) và cây xoan Trung Quốc (Melia azedarach) Thuốc nguyên
chất dạng rắn, tương đối bền trong tự nhiên, dễ bị phân hủy trong môi trường kiềm, tan
Trang 23trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ Nhóm độc III (nhóm II với mắt LD50 qua miệng 3450 mg/kg, LD50 qua da >2000 mg/kg Độc với cá, ít độc với ong Tác động vị độc tiếp xúc, phổ tác dụng rộng, hiệu lực diệt sâu tương đối chậm (sau 2 – 3 ngày) nhưng kéo dài tới 7 – 10 ngày
Sử dụng: Chủ yếu dùng trừ các loại rầy, rệp và sâu ăn lá cho lúa, rau, đậu, cây ăn quả
(sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, rầy xanh, rệp muội)
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác, không pha
chung với thuốc Bordeaux Rất có hiệu quả khi sử dụng luân phiên với các thuốc hóa học khác thuộc các nhóm lân hữu cơ, Pyrethroid đối với các sâu dễ chống thuốc (sâu
tơ hại rau, sâu xanh da láng hại đậu)
2.4.4 Vimatox 1,9EC
VIMATOX 1.9EC là thuốc trừ sâu sinh học phổ rộng có tác động tiếp xúc, vị độc và thấm sâu nhanh nên ít bị rửa trôi Thuốc an toàn cho cây trồng, ít ảnh huởng đến thiên địch và môi trường, không để lại dư luợng trên nông sản
2.4.5 Padan 50SP
Nhóm hóa học: Tiertiary amine (amine bậc ba)
Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, điểm nóng chảy 187 – 188oC, tan trong nước, trong cồn methylic và ethylic, bền vững trong môi trường acid nhưng bị thủy phân trong môi trường trung tính và kiềm, hút ẩm mạnh Không ăn mòn kim loại Nhóm độc II, LD50 qua miệng 354 mg/kg, LD50 qua da 1000 mg/kg Độc với cá, độc trung bình với ong Dễ gây mẫn ngứa da, độc với tằm Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng thấm sâu và một phần nội hấp Phổ tác dụng rộng
Trang 24Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân và ăn lá hại lúa, rau màu, cây ăn quả và
cây công nghiệp như sâu đục thân, sâu năn, sâu cuốn lá, bọ rầy hại lúa, sâu đục thân mía, ngô, sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, rệp hại rau, đậu, bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh
tơ hại chè, sâu vẽ bù hại cam quýt Thuốc hạt rãi xuống ruộng còn có thể hạn chế được
ốc bươu vàng
Khả năng hỗn hợp: Có dạng hỗn hợp với Isoprocarb (Vipami 6,5H) Khi sử dụng có
thể pha chung với nhiều loại thúc trừ sâu bệnh khác Không pha chung với thuốc có tính kiềm như Bordeaux
2.4.6 Applaud 10WP
Nhóm thuốc: Điều tiết sinh trưởng côn trùng
Tính chất: Thuốc nguyên chất có dạng tinh thể, điểm nóng chảy 104,5oC áp suất hơi 9,4 x 10-6 mmHg (25oC) Rất ít tan trong nước (0,9 g/l ở 25oC), tan trong nhiều dung môi hữu cơ như acetone (240 g/l), benzene (370 g/l), toluene (320 g/l), ethanol (80 g/l) Tương đối bền trong acid và kiềm Không cháy Nhóm độc III, LD50 qua miệng
2198 – 2355 mg/kg, LD50 qua da >5000 mg/kg Tác động tiếp xúc Phổ tác động tương đối hẹp, chủ yếu với côn trùng bộ cánh đều và cánh nửa cứng, ít tác động với côn trùng bộ cánh khác Là thuốc điều tiết sinh trưởng côn trùng, chủ yếu ức chế sự tạo thành chất kitin ở da côn trùng, làm ấu trùng không lột xác được mà chết Thuốc không diệt côn trùng trưởng thành nhưng làm hạn chế sự hình thành trứng và trứng đẻ
ra không nở được Hiệu lực của thuốc thể hiện chậm (sau 2 – 3 ngày khi ấu trùng lột xác mới chết) nhưng thời gian hiệu lức có thể kéo dài trên 20 ngày
Sử dụng: Chủ yếu dùng phòng trừ các loại rầy, rệp, bọ xít như rầy nâu, rầy xanh, bọ
xít hại lúa, các loại rệp, bọ xít hại cây ăn quả, cây công nghiệp, rầy xanh hại chè, đậu
đỗ Đặc biệt với rầy nâu hại lúa, thuốc có hiệu quả cao và kéo dài, ít hại thiên địch, không gây hiện tượng tái bùng phát rầy Applaud 10WP trừ rầy nâu, rầy xanh cho lúa dùng 0,7 – 1 kg/ha pha với 400 – 600 lít nước (nồng độ 0,15 – 0,25%) Dùng cho chè, cây ăn quả pha với nồng độ 0,2% phun ướt đều lên tán lá Nên phun thuốc khi sâu non mới nở, còn nhỏ
Khả năng hỗn hợp: Để hiệu lực trừ sâu rầy nhanh hơn thường hỗn hợp với
Isoprocarb (Applaud Mipc) hoặc Fenobucarb (Applaud Bas) Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
Trang 252.5 Đặc điểm tự nhiên và điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu
Củ Chi thuộc vùng ngoại ô của Tp Hồ Chí Minh, cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 60 km về phía Tây Bắc Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến
10o10’00” vĩ độ Bắc và từ 106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc Tp.Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn Thành Phố Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và Đông bắc – Tây nam Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Hóc Môn là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm về phía Tây Bắc của TP HCM Huyện nằm ở giữa Quận 12 và huyện Củ Chi, vị trí địa lý của huyện như sau: phía Bắc giáp với huyện Củ Chi, phía Đông giáp thị xã Thuận An - tỉnh Bình Dương, phía Đông Nam giáp quận 12, phía Nam giáp quận Bình Tân, phía Tây Nam giáp huyện Bình Chánh và phía Tây giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An Huyện có 11 xã và 1 thị trấn với diện tích 10.918 ha, các xã và thị trấn là: Nhị Bình, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Tân Xuân, Tân Thới Nhì và thị trấn Hóc Môn
Huyện Hóc Môn nhìn chung có điều kiện về khí hậu thời tiết tương đối giống với huyện Củ Chi
Trang 26Bảng 2.2: Khí hậu thời tiết trung bình khu vực Tp.HCM từ tháng 3 đến tháng 6/2011
Trang 27Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2011 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn và xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ thu mẫu: Túi nilon trong, vợt bắt côn trùng, hủ chứa côn trùng, dao, kéo, cọ, kẹp gắp
Hộp nhựa nuôi côn trùng, đĩa Petri, cồn 70o
Thuốc thí nghiệm: Chế phẩm Ometar; Vineem 1500EC, Vimatrine 0,6L, Vimatox, Padan 50SP; Applaud 10WP
Bình phun thuốc cầm tay loại 4 lít
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cây cà tím Ruộng điều tra: Việc điều tra không cần cố định ruộng, càng nhiều ruộng càng tốt
Tổng số ruộng điều tra là 9 ruộng với tổng diện tích là 3,9 ha Các ruộng điều tra đều
có diện tích >1000 m2, có thời gian sinh trưởng nằm trong khoảng 66 – 110 ngày sau trồng và chủ yếu tập trung ở 2 huyện Củ Chi và Hóc Môn
Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Việc điều tra thành phần sâu hại và thiên địch được tiến hành theo phương pháp của Viện BVTV (1997) Điều tra tự do ngẫu nhiên trên mỗi ruộng Điểm điều tra cách
bờ ít nhất 2 m Tại mỗi điểm chọn ngẫu nhiên 5 cây để điều tra Việc điều tra được tiến hành vào các thời điểm sâu gây hại nặng trên ruộng điều tra (ruộng ngưng phun thuốc
7 – 10 ngày) lúc sáng sớm hoặc chiều mát
Trang 28Điều tra thành phần sâu hại trên cây cà tím: Tại điểm điều tra quan sát bằng mắt
để phát hiện các loài sâu hại, theo dõi hoạt động gây hại của chúng và thu mẫu các loài sâu hại đó Dùng túi nilon, vợt để thu các loài sâu hại hoạt động nhanh Dùng tay, cọ, kẹp gắp côn trùng để thu các loài sâu hại hoạt động chậm chạp Trên hoa, khi điều tra quan sát kỹ cuống hoa, đế hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy và nhị hoa để phát hiện, thu thập các loài sâu hại trên đó Trên quả và thân cây, quan sát kỹ phần quả, cuốn quả, thân cây để phát hiện sâu hại, triệu chứng hại của sâu hại Nếu phát hiện các vết đục có phân đùn ra, thì dùng dao bổ phần quả, thân cây bị đục để tìm và thu sâu hại bên trong
Điều tra thành phần thiên địch bắt mồi chính: Quan sát trực tiếp trên ruộng, ghi nhận và thu tất cả các đối tượng nghi là thiên địch bắt mồi tại mỗi điểm điều tra về phòng thí nghiệm Tiến hành thử tính ăn mồi của loài thu được trong phòng thí nghiệm Đối với các đối tượng thu thập ở các pha trước trưởng thành thì nuôi đến khi thành trưởng thành để lấy mẫu phục vụ cho việc định danh
Mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch bắt mồi chính: Sau khi ghi nhận thành phần loài sâu hại và thiên địch bắt mồi tại mỗi điểm điều tra, dùng công thức sau
để tính tần suất xuất hiện của các sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cà tím: (Tổng số điểm xuất hiện/ Tổng số điểm điều tra) x 100 Dựa vào tần suất xuất hiện và các mức sau để đánh giá mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch bắt mồi chính
+ : Ít bắt gặp (hiện diện <20% cây điều tra) ++ : Bắt gặp trung bình (hiện diện từ 20 – 50% cây điều tra)
+++ : Bắt gặp phổ biến (hiện diện >50% cây điều tra)
Phân loại và xử lý mẫu: Toàn bộ mẫu sâu hại và thiên địch bắt mồi chính sau khi thu
được phân loại theo bộ, họ Các sâu hại thuộc bộ cánh đều (Homoptera) để khô tự nhiên, sâu hại thuộc các bộ khác cho vào các hũ nhựa riêng biệt có chứa cồn 70o, trên
hũ có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin: Tên chủ ruộng, điểm thu, ngày thu
Phương pháp định danh sâu hại và thiên địch bắt mồi: Việc định danh thành phần
sâu hại, thiên địch bắt mồi được tiến hành tại Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông hoc, Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM