ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI – THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY MÍT NGHỆ VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU ĐỤC NGỌN MÍT CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC TẠI ĐỨC HUỆ - LONG AN Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/4971625-pham-ngoc-vui.htm
Trang 1KHOA NÔNG HỌC WXWX WXWX
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI – THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY MÍT NGHỆ VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU ĐỤC NGỌN MÍT CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC
TẠI ĐỨC HUỆ - LONG AN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM NGỌC VUI NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2007 - 2011
TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011
Trang 2ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY MÍT NGHỆ VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU ĐỤC NGỌN MÍT CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC
TẠI ĐỨC HUỆ - LONG AN
Tác giả
PHẠM NGỌC VUI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nông học
Giáo viên hướng dẫn:
1 TS TRẦN THỊ THIÊN AN
2 KS VÕ QUANG THUẬN
Tháng 08 năm 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học tập và luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Cô Trần Thị Thiên An, người thầy tâm huyết đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận vận này
- Anh Võ Quang Thuận và các cô, chú, anh, chị ở Nông trường Út Huy đã giúp
đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm trong thời gian thực hiện khóa luận
- Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông lâm Tp HCM
- Ban Chủ nhiệm khoa Nông học cùng quý thầy cô giảng dạy trong Khoa đã dìu dắt, truyền đạt và trang bị những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tại trường
- Anh, chị, bạn bè trong và ngoài lớp đã quan tâm chia sẻ, động viên và góp ý kiến cho tôi
Đặc biệt là Ba má và các anh, chị, em đã luôn bên cạnh động viên, khuyến khích
TP.HCM, tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Phạm Ngọc Vui
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu thành phần sâu hại - thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ và xác định hiệu lực trừ sâu ngọn mít nghệ của một số loại nông dược tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An” Đề tài được thực hiện tại Trang trại Út Huy, huyện
Đức Huệ tỉnh Long An từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011
Đề tài tiến hành điều tra sâu hại cây mít nghệ dựa theo phương pháp điều tra của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1997) Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu đục ngọn của một
số loại nông dược được thực hiện theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, với 4 loại thuốc là Diazan 60EC (0,3%), Kinomec 3,8EC (0,5%), BiAn 40EC (0,06%), Dantotsu 16WSG (0,04%)
Từ một số kết quả thu được đề tài có một số kết luận cho biết
+ Trong thời gian điều tra ghi nhận được 12 loài sâu hại trên cây mít nghệ,
trong đó có loài sâu đục ngọn (Glyphodes caesalis W.) và sâu ăn lá (đang định danh)
là hai loài sâu hại chính có tần suất hiện diện lần lượt là 27,89% và 34,44%
+ Ngoài ra, cũng trong thời gian này đã phát hiện 5 loài thiên địch bắt mồi, trong đó có loài kiến vàng với tần suất hiện diện là 2,89%
+ Sâu đục ngọn gây hại tập trung trên cây mít nghệ hai năm tuổi vào tháng 6 với tỷ lệ chồi bị hại 10% và mật số 0,09 con/chồi Sâu ăn lá gây hại sớm hơn vào tháng
4 với mật số 0,51 con/lá và tỷ lệ lá bị hại là 40,02%
+ Các loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực trừ sâu đục ngọn cao ở 5 ngày sau phun, thuốc Kinomec 3,8EC (0,5%) và Dantotsu 16WSG (0,04%) có hiệu lực trừ sâu
đạt 89,12% và 88,55%
Trang 5MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Giới hạn của đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây mít 3
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại trên cây mít 4
2.2.1 Trên thế giới 4
2.2.2 Ở Việt Nam 5
2.2.3 Một số sâu hại trên cây mít nghệ và biện pháp phòng trừ 5
2.2.3.1 Sâu đục trái (Glyphodes caesalis Walker) 6
2.2.3.2 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis Guenée) 6
2.2.3.3 Sâu đục trái (Nacoleia octasema Meyrick) 7
2.2.3.4 Xén tóc đục trái 8
2.2.3.5 Rệp sáp phấn 8
2.2.3.6 Ruồi đục quả (Dacus sp.): 8
2.3 Nghiên cứu về thiên địch bắt mồi của sâu đục ngọn 8
2.4 Một số đặc điểm của các loại thuốc dùng trong thí nghiệm 9
2.4.1 Diazan 60EC 9
2.4.2 BiAn 40 EC 9
Trang 62.4.3 Kinomec 3.8 EC 10
2.4.4 Dantotsu 16 WSG 10
2.5 Đặc điểm trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An 11
2.6 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12
3.2 Nội dung nghiên cứu 12
3.3 Vật liệu nghiên cứu 12
3.4 Phương pháp nghiên cứu 12
3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ 12
3.4.2 Điều tra diễn biến mức độ gây của sâu hại chính trên cây mít nghệ 14
3.4.3 Thí nghiệm xác định hiệu lực phòng trừ sâu đục ngọn mít nghệ của một số loại nông dược 14
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Thành phần sâu hại trên cây mít nghệ 18
4.3 Diễn biến mật độ gây hại của sâu hại chính trên cây mít nghệ 23
4.3.1 Diễn biến mức độ gây hại của sâu ăn lá gây hại trên cây mít nghệ 23
4.3.2 Diễn biến mức độ gây hại của sâu đục ngọn gây hại trên cây mít nghệ 24
4.4 Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu đục ngọn hại mít nghệ của một số loại thuốc trừ sâu 25
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 29
5.1 Kết luận 29
5.2 Đề nghị 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC 33
Trang 7CV Hệ số biến thiên (Coefficient of Variance)
TBKTCB Trung bình kiến thiết cơ bản
NTĐC Nghiệm thức đối chứng
Cty CP Công ty cổ phần
Ltd.,/TNHH Trách nhiệm hữu hạn (Limited)
REP Lần lặp lại (Replication)
ns Không có sự khác biệt về mặt thống kê (non - significant) TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 8DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Diễn biến mức độ gây hại của sâu ăn lá trên vườn mít nghệ tại trang trại
Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An (tháng 3-6/2011) 23
Biểu đồ 4.2 Diễn biến mức độ gây hại của sâu đục ngọn trên vườn mít nghệ tại trang
trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (tháng 3 -6/2011) 25
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang Bảng 4.1 Thành phần sâu hại trên cây mít nghệ từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011 trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An 20 Bảng 4.2 Thành phần thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ từ tháng 3 đến tháng 6 năm
2011 trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An 22 Bảng 4.3 Mật số sâu đục ngọn trên các nghiệm thức thí nghiệm trước và sau phun thuốc ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An 26 Bảng 4.4 Hiệu lực trừ sâu đục ngọn gây hại trên các nghiệm thức trước và phun thuốc
ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An 27 Bảng 4.5 Tỷ lệ chồi non mít nghệ bị sâu đục ngọn gây hại trên các nghiệm thức thí nghiệm trước và sau phun thuốc ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An 27
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Rệp mềm trên cây mít nghệ tại trang trại Út Huy, Đức Huệ, Long An 18 Hình 4.2 Sâu đục ngọn trên cây mít nghệ tại trang trại Út Huy, Đức Huệ, Long An 19 Hình 4.3 Bọ xít lưới trên cây mít nghệ tại trang trại Út Huy, Đức Huệ, Long An 21 Hình 4.4 Kiến vàng trên cây mít nghệ tại trang trại Út Huy, Đức Huệ, Long An 22
Trang 11đó diện tích trồng cây mít nghệ gần 120 ha Cho nên, xu hướng hiện nay phòng trừ sâu hại trên cây trồng nói chung, sâu đục ngọn mít nghệ nói riêng là nghiên cứu tìm ra các biện pháp phòng trừ nhằm bảo vệ môi trường, phát huy khả năng sẵn có của tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cân bằng trong tự nhiên Trong thời gian qua, hiệu quả của việc quản lí dịch hại tổng hợp (IPM)
đã được chứng minh và mang lại nhiều kết quả khả quan trên nhiều loại cây trồng khác nhau Để thiết lập và thực hiện được mô hình IPM trên cây mít nghệ , chúng ta cần phải có những hiểu biết nhất định về hệ sinh thái mít Đặc biệt là phối hợp các biện pháp phòng trừ riêng lẻ khác nhau, trong đó có biện pháp sinh học Mục đích chính là bảo vệ và phát huy các loài thiên địch của sâu hại nhằm khống chế quần thể sâu hại phát triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế, góp phần bảo vệ mùa màng cho thu hoạch quả cao
Trang 12Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Nghiên cứu thành phần sâu hại - thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ và xác định hiệu lực trừ sâu ngọn mít nghệ của một số loại nông dược tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An” được tiến hành
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu
Đề tài thực hiện để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiên cứu và xây
dựng biện pháp quản lý hữu hiệu sâu hại trên cây mít nghệ tại địa phương
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra được thành phần sâu hại và thiên địch trên cây mít nghệ
- Điều tra mức độ gây hại của loài sâu hại chính trên cây mít nghệ
- Xác định hiệu lực trừ sâu đục ngọn mít nghệ của một số loại nông dược
1.3 Giới hạn của đề tài
- Thời gian thực hiện đề tài được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011
- Đề tài được thực hiện tại Trang trại Út Huy, Đức Huệ, Long An
- Đối tượng nghiên cứu là các loài sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên vườn mít tại Trang trại Út Huy, Đức Huệ, Long An
Trang 13Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây mít
Tên khoa học: Artocarpus heterophyllus Lamk
Chi: Artocarpus
Họ: Moraceae (Họ: Dâu tằm)
Theo Elevitch và Manner (2006) cho rằng mít được trồng từ thời tiền sử và du nhập vào nhiều vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Thái lan và Philippines Nó cũng được trồng ở nhiều vùng của châu Phi, Brazil, Surinam, vùng Caribbe, Florida, châu Úc và được đưa vào nhiều vùng của quần đảo Thái Bình Dương Ở miền Nam
Ấn Độ, mít là loại trái cây được ưa chuộng sau xoài và chuối Ấn Độ có khoảng 26.000 ha mít (Morton, 1987) Ở Thái Lan, ngoài việc dùng để ăn tươi mít còn dùng
để chế biến Năm 1995, Malaysia xuất khẩu hơn 4000 tấn mít Ở Bangladesh, sản lượng mít hàng năm đạt đến 1,5 triệu tấn, diện tích trồng là 160.000 ha, trong đó vườn chuyên canh cung cấp 30% sản lượng quả (Viện cây ăn quả miền Nam, 2009)
Ở nước ta, mít được trồng nhiều ở các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương , Bình Phước), các tỉnh khu vực Tây Nguyên như Đắc Lắc và một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long…(Viện cây ăn quả miền Nam, 2009)
Theo Elevitch và Manner (2006) cây mít là loại cây có kích thước trung bình, cây xanh quanh năm, có thể đạt chiều cao từ 8 - 25m và đường kính thân khoảng từ 30 - 80cm
Nhiệt độ thích hợp cho mít sinh trưởng là 24 - 280C, nhiệt độ tối đa là 350C, tối thiểu là 160C Mít là cây ưa sáng hoàn toàn, vì vậy cây con phát triển tốt nhất khi cường độ sáng khoảng 30 - 50% ánh sáng mặt trời và chịu được cường độ sáng đến 100% ánh sáng mặt trời khi cây đã trưởng thành Cây mít cần ánh sáng 2000 - 2500h/năm
Trang 14Cây mít có bộ rễ khỏe và ăn rất sâu, chống hạn tốt nên có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất xám bạc màu, miễn sao chân đất phải sâu, xốp, đủ độ ẩm và thoát
nước tốt như đất phù sa, đất thịt pha, pH thích hợp từ 5 - 7,5 (Elvitch và Manner, 2006) 2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại trên cây mít
Sâu hại trên cây mít nghiên cứu rất ít so với tiềm năng của nó, sau đây là một số kết quả ghi nhận được
2.2.1 Trên thế giới
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học trên thế giới đã có những nghiên cứu
về thành phần sâu hại mít Tùy điều kiện sinh thái của mỗi vùng, mỗi châu lục và mỗi quốc gia mà mỗi loài này hoặc sâu khác trở thành chủ yếu, gây hại nghiêm trọng tới năng suất và phẩm chất mít
Ở Ấn Độ, theo Parshant (2010) có khoảng 7 - 8 loài côn trùng gây hại trên cây mít, các loài gây hại phổ biến là sâu đục thân, bọ vòi voi nâu, ngoài ra còn có một số loài rệp cũng gây hại trên cây mít Theo Morton (1987) ghi nhận một số sâu hại trên
cây mít là sâu đục chồi (Diaphania caesalis), các loài rệp Nipaecocus viridis,
Pseudococus corymbatus, Ferrisia virgata, Cosmoscarta relata, Ceroplastes rubina
Tác giả này còn cho biết có hai loài sâu đục vỏ thân thường gây hại nặng là Indarbela
tetraonis và Batocera rufomaculata Ngoài ra còn có một số sâu hại chính khác là sâu
đục thân và quả (Margaronia caecalis), mọt đục chồi nâu (Ochyromera artocarpio) Ở phía nam Trung Quốc, ấu trùng của mọt gỗ lớn gồm Apriona flavescens Kaup,
Apriona germarri; Pterolophia discalis, Xenolea tomenlosa asiatica và Olenecamptus bilobus gây hại nặng trên cành cho quả Sâu giăng màng lá Perina nuda và Diaphania bivitralis chỉ là vấn đề thứ yếu, ngoài ra còn có một số loài rệp (Greenidea artocarpi
và Toxoptera aurantii), và bọ trĩ (Pseudodendrothrips dwivarna.)
Ở Florida, Mỹ, theo Jonathan và ctv (2009) ghi nhận một số sâu hại trên thân và
cành mít là Elaphidion mucronatum, Nyssodrysina haldemani, Leptostylopsis
terraecolor Một số rệp gây hại như Pinnaspis strachani, Aspidiotus, Protopulvinaria mangiferae, Protopulvinaria pyriformis
Trang 152.2.2 Ở Việt Nam
- Theo ghi nhận của Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, ở các tỉnh Đông Nam Bộ có năm loại sâu đục trái mít, xuất hiện phổ biến và gây hại đáng kể
là hai loài Glyphodes caesalis và Conogethes punstiferalis Biện pháp phòng trừ sâu
đục trái mít chưa được nghiên cứu kỹ Nếu sâu đã ở trong trái sự tiếp xúc của thuốc rất khó khăn Trong khi đó, chế phẩm sinh học V-Bt có hiệu quả khá tốt trên đối tượng này, giảm tới 70% số trái bị hại so với đối chứng không phòng trừ Có lẽ do vi sinh vật gây bệnh cho sâu có tính linh động hơn trong việc tìm ký chủ
- Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2005) ghi nhận có hai loại sâu đục thân, cành mít được phát hiện ở Bình Dương chưa xác định được tên Một loài thuộc họ xén tóc (bộ Coleoptera) và một loài thuộc bộ Lepidoptera Ở Bình Dương có vườn tỉ lệ lây nhiễm sâu tới 15% Cây mít nhiễm sâu thường không chết nhưng phát triển kém, trái ít do cây bị tổn thương nặng Biện pháp phòng trừ của nông dân hiện nay là dùng que thép luồng vào lỗ đục hoặc dùng xy lanh bơm thuốc (có thể dùng Regent 800WG, Padan 95SP) vào lỗ đục để giết sâu non…
- Ngoài ra, rệp sáp, rầy mềm: hại trái non, cành non Phòng trị: phun thuốc
Trebon, Applaud, Padan,…
2.2.3 Một số sâu hại trên cây mít nghệ và biện pháp phòng trừ
Mít là loại cây ăn trái tương đối ít côn trùng gây hại, mặc dù có trên 5 loài côn trùng
đã được ghi nhận gây hại trên mít nhưng nhìn chung mật số các loài này đều thấp Quan trọng nhất là nhóm côn trùng đục trái với các loài đã được phát hiện như sau
- Sâu đục trái Glyphodes caesalis Walker ( Họ: Pyralidae - Bộ: Lepidoptera)
- Sâu đục trái Conogethes punctiferalis Guenée ( Họ: Pyralidae - Bộ: Lepidoptera)
- Sâu đục trái Nacoleia octasema Meyrick ( Họ: Pyralidae - Bộ: Lepidoptera) Trong ba loài trên thì phổ biến nhất là sâu đục trái Glyphodes caesalis W Các loài
còn lại xuất hiện rải rác
Trang 162.2.3.1 Sâu đục trái (Glyphodes caesalis Walker)
Sâu đục trái Glyphodes caesalis W thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ Cánh
vẩy (Lepidoptera) cũng được ghi nhận gây hại trên mít tại một số nước Đông Nam Á như Thái Lan và Philippines
Thành trùng là một ngài có màu sắc rất sặc sỡ, cơ thể có màu vàng, trên cánh trước và cánh sau có những vạch màu nâu sậm, chiều dài sải cánh 24,5 mm, chiều dài thân khoảng 12 mm Cơ thể ấu trùng khi phát triển đầy đủ có màu trắng, trên cơ thể có những chấm màu nâu đen, đầu có màu vàng nâu
Sâu non tấn công khi trái còn rất non, gây hại bằng cách đục vào trong trái, ăn phần thịt nằm dưới vỏ trái Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, sâu chui ra ngoài trái, kéo tơ kết phân khô thành kén và hóa nhộng bên trong trái Khi bị hại, trái vẫn phát triển, tuy nhiên các vết đục thường bị thối, sau đó khô đi và làm mất giá trị thương phẩm của trái (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002)
* Biện pháp phòng trị : mặc dù gây hại trên mít nhưng mật số thường không cao, không cần thiết phòng trị Chỉ cần loại bỏ những trái bị nhiễm ra khỏi vườn để tránh lây nhiễm và sử dụng biện pháp hóa học khi tỷ lệ trái bị nhiễm trên 5% trái quan sát (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002)
2.2.3.2 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis Guenée)
Sâu đục trái Cognogethes punctiferalis G thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ
Cánh vẩy (Lepidoptera) cũng được ghi nhận gây hại trên mít
Trứng hình bầu dục dài khoảng 2 - 2,5mm Trứng mới nở có màu trắng sữa sau
đó trở nên vàng nhạt Ấu trùng phát triển đầy đủ dài khoảng 22 mm, đầu nâu, thân mình sâu có màu trắng ửng hồng, hai đốt ngực (trước và giữa) và hai đốt thân ở cuối đuôi thường có màu trắng hơi hồng, các đốt còn lại có màu hồng Trong mỗi đốt ở sống lưng cơ thể có bốn đốm nâu nhạt, hai đốm trên to, hai đốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm đều có lông cứng nhỏ, mỗi đốt cơ thể cũng có một đốm nhỏ màu nâu ở bên hông cơ thể, kế bên khí khổng màu đen Cả phần mặt bụng của cơ thể cũng có những đốm nâu nhạt với lông nhỏ
Thành trùng hoạt động chủ yếu vào lúc ban đêm, trong khoảng từ 20 - 22 giờ cho đến 5 giờ sáng, ban ngày ẩn trong các tán lá dày, chiều dài thân 12 mm Toàn thân
và cánh màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen Nhộng lúc đầu màu vàng hơi nâu,
Trang 17dần dần chuyển sang màu nâu khi sắp vũ hóa, dài khoảng 13 mm, chiều ngang 4 mm Kích thước thành trùng (ấu trùng, nhộng) và số lượng chấm đen cũng như cách phân
bố của chấm đen trên cánh tùy thuộc vào thức ăn và các cây ký chủ Thường C
punctiferalis có kích thước lớn nhất khi gây hại trên ổi và nhỏ nhất khi gây hại trên
mãng cầu xiêm
Sâu có thể tấn công từ khi trái còn rất non, gây hại bằng cách đục vào trong trái,
ăn phần thịt nằm dưới vỏ trái Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, sâu chui ra ngoài trái, kéo tơ kết phân khô thành kén và hóa nhộng bên trong trái Khi bị hại, trái vẫn phát triển , tuy nhiên các vết đục thường bị thối, sau đó khô đi và làm mất giá trị thương phẩm của trái (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002)
* Biện pháp phòng trị: mặc dù gây hại trên mít nhưng mật số thường không cao, không cần thiết phòng trị Chỉ cần loại bỏ những trái bị nhiễm ra khỏi vườn để tránh lây nhiễm và sử dụng biện pháp hóa học khi tỷ lệ trái bị nhiễm trên 5% trái quan sát (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002)
2.2.3.3 Sâu đục trái (Nacoleia octasema Meyrick)
Loài này cũng được ghi nhận gây hại trên trái chôm chôm Trên mít, Nacoleia
octasema thường có màu sắc sậm hơn
Thành trùng là một loài bướm có kích thước trung bình, chiều dài thân 9 - 10
mm, chiều dài sải cánh 20 - 21 mm Cánh và cơ thể có màu vàng rơm Trên cánh (cánh trước và cánh sau) có những dợn sóng màu đen theo chiều ngang của cánh Giữa cánh trước (gần rìa mép trước của cánh) có hai gạch màu đen song song với nhau rất đặc trưng
Ấu trùng sau khi nở ra sẽ đục vào trong trái, phần lớn đục ở phần cuống trái Sâu chủ yếu ăn phá phần vỏ phía trong của trái và một phần bề mặt của thịt trái tạo thành những đường thâm đen, đôi khi sâu tấn công cả phần hột Chúng gây hại trái còn non, vỏ trái còn xanh cho đến khi trái chín Trong quá trình ăn phá, sâu thải phân ngay trong trái nên khó phát hiện thấy bên ngoài Phân thải ra gây bội nhiễm làm trái sau đó
bị thối nhanh (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002)
* Biện pháp phòng trị:
Xử lí thuốc trừ sâu khi 10% trái bị nhiễm bằng các loại thuốc thông thường Nếu có thể nên xử lý ra hoa để có trái sớm nhằm hạn chế sự thiệt hại so sâu đục trái gây ra (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002)
Trang 18bị cạn kiệt (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002)
số thấp, chưa gây hại đáng kể, không cần thiết phòng trị (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002)
2.2.3.6 Ruồi đục quả (Dacus sp.):
Ruồi đục quả thuộc họ Ruồi trái cây (Trypetidae), bộ Hai cánh (Diptera) đẻ trứng vào quả lớn gây thối Trứng nở sau 5 - 6 ngày Ấu trùng sau khi gây thối quả sẽ rớt xuống đất hóa nhộng (Thái Nguyễn Diễm Hương, 2009)
* Biện pháp phòng trị
- Vệ sinh vườn, diệt nhộng dưới đất
- Hủy bỏ quả thối, bọc quả lớn bằng giấy báo hoặc dùng chất dẫn dụ như: Methyl - eugenol trộn với thuốc trừ sâu như: Bi 58, Trebon,… Đặt bã bẫy ruồi, bã nên
có chất dẫn dụ Methyl - eugenol trích từ cây é tía (hương nhu tía)
- Phun thuốc Ruvancon 90L, Vizubon D (chứa 75% Methyl eugenol + 25% Dibrom)
2.3 Nghiên cứu về thiên địch bắt mồi của sâu đục ngọn
Một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dùng kiến vàng để diệt sâu trên cây ăn quả không cần dùng thuốc hoá học, vừa bảo vệ được vườn cây, giảm chi phí về thuốc
và thuê nhân công, tăng thêm thu nhập do quả có mã đẹp, người mua ưa chuộng, bán được giá cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 19* Nhân nuôi kiến vàng ở vườn mít nghệ
Kiến vàng phát triển từ tháng 4 đến tháng 12, tìm thấy kiến chúa vào mùa mưa
từ tháng 7 đến tháng 10, dùng vải màn bao lấy tổ, cắt cành và đem treo mỗi cây một tổ kiến Thả kiến từ ngọn xuống để xua đuổi kiến hôi và các loài kiến khác Cách ly vườn cây được thả kiến vàng bằng các mương nước để giữ kiến Nối sợi dây giữa các cây trong vườn giúp kiến di chuyển nhanh chóng, dễ dàng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2005)
2.4 Một số đặc điểm của các loại thuốc dùng trong thí nghiệm
2.4.1 Diazan 60EC
- Tên hoạt chất: Diazinon 60% (w/v), phụ gia 40%
- Cơ chế tác động: có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi và thấm sâu
- Công dụng: trừ hữu hiệu sâu đục thân trên lúa và dòi đục thân trên đậu nành
- Thuộc nhóm độc II
- Liều dùng:
Trừ sâu đục thân trên lúa và dòi đục thân trên đậu nành: pha 25 – 40 ml cho bình 8 lít
- Thuốc có thể phối hợp với các loại thuốc khác, trừ các loại thuốc có tính kiềm
- Thời gian cách ly: ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày
- Nơi sản xuất: Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang
2.4.2 BiAn 40 EC
- Tên hoạt chất: Dimethoate 40% (w/w), phụ gia 60%
- Cơ chế tác động: có tác dụng tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn nhanh
- Công dụng: trừ bọ xít trên lúa, rệp trên cà phê và sâu đục ngọn trên điều
- Thuộc nhóm độc II
- Liều dùng:
x Trừ bọ xít trên lúa: pha 25 – 50 ml cho bình 8 lít
x Trừ rệp trên cà phê: sử dụng từ 1 – 2 lít / ha, pha cho 500 – 600 lít nước phun ướt đều cây trồng
x Trừ sâu đục ngon trừ cây điều: pha 15 - 30 ml cho bình 10 lít
- Thời gian cách ly: ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày
- Nơi phân phối: Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang
Trang 202.4.3 Kinomec 3.8 EC
- Tên hoạt chất: Emamectin benzoat 3.8% (w/w), phụ gia 96.2% (w/w)
- Cơ chế tác động: có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu
- Công dụng: có hiệu quả cao đối với nhiều loại sâu, kể cả sâu đã kháng thuốc
- Liều dùng:
x Trừ bọ trĩ trên dưa hấu: pha 3 – 5 ml cho bình 8 lít
x Trừ sâu cuốn lá trên lúa: pha 3 – 5 ml cho bình 8 lít
- Thuốc có thể được pha trộn với thuốc trừ sâu bệnh và các loại phân bón lá khác, trừ các loại thuốc có tính kiềm
- Thời gian cách ly: 7 ngày
- Nơi phân phối: Cty TNHH Thương mại Kim Sơn Nông
2.4.4 Dantotsu 16 WSG
- Tên hoạt chất: Clothianidin 16% (w/w)
- Cơ chế tác động: có tác động thấm sâu, lưu dẫn cực nhanh, hiệu lực kéo dài
- Công dụng: đặc trị rầy nâu hại lúa
x Trừ rầy xanh hại chè: pha 2.5 gam cho bình 10 lít hoặc 3.5 – 5 gam cho bình
16 lít Phun ướt đều cây
x Trừ sâu vẽ bùa hại cam: pha 2.5 gam cho bình 10 lít hoặc 3.5 – 5 gam cho bình 16 lít Phun khi cây ra chồi non dài khoảng 2cm
x Trừ dòi đục lá hại cà chua: pha 2.5 - 5gam cho bình 10 lít hoặc 3.5 – 7 gam cho bình 16 lít Phun sâu hại chớm xuất hiện
- Thời gian cách ly:
Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 1 ngày (đối với dưa hấu), 3 ngày (đối với cà chua), 5 ngày (đối với chè), 7 ngày (đối với cây cam), 14 ngày (đối với lúa)
- Nơi phân phối: Arysta LifeScience Vietnam Co.,Ltd
Trang 212.5 Đặc điểm trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An
Tổng diện tích trang trại 240 ha, trồng các loại cây ăn quả như thơm (dứa, khóm), thanh long, xoài, măng cụt, mít nghệ, đặt biệt là mít nghệ được trồng với diện tích gần 120
ha và là một trong những cây ăn trái chủ lực và được canh tác theo truyền thống ở địa phương
Đất bị nhiễm phèn nên gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc cây ăn quả nói chung và cây mít nghệ nói riêng và tốn nhiều chi phí để xử lý phèn Trước khi trồng mít nghệ, đất phải được lên líp đắp mô để khoảng 1 - 2 năm để rửa phèn
Hiện giờ, trang trại có khoảng 70 lao động, với số lượng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu lao động ở trang trại
2.6 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
- Huyện Đức Huệ nằm ở phía bắc tỉnh Long An với diện tích tự nhiên (DTTN) 43.092,4 ha, chia thành 10 đơn vị hành chính (9 xã và 1 thị trấn) Ranh giới hành chính huyện Đức Huệ tiếp giáp với 4 huyện của tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh và Campuchia, cụ thể phía Đông Bắc giáp huyện Đức Hòa, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thủ Thừa và Bến Lức, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An và Campuchia
- Là huyện biên giới giáp Campuchia (có đường ranh giới dài 25 km), từ cửa khẩu Tho Mo về trung tâm vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam ngắn nhất (cách TP Hồ Chí Minh 65 km), nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu qua biên giới (kinh tế cửa khẩu) Đồng thời, Đức Huệ còn là một cửa ngõ thông thương giữa Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long
- Hơn nữa, huyện Đức Huệ nằm ở ngoại vi địa bàn kinh tế trọng điểm của tỉnh, là vành đai xanh với các nông sản hàng hóa có thế mạnh như : lúa - gạo, mía đường, đậu đỗ, thịt
bò, heo, vịt có thể tiêu thụ thuận lợi ở vùng Đông Nam bộ, một thị trường lớn nhất Việt Nam Mặt khác, huyện có nguồn nước ngọt dồi dào với hệ thống kênh mương thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống kênh tạo nguồn, bảo đảm đủ nguồn nước ngọt cho sản xuất
- Diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 43.092,4 ha; trong đó, nhóm đất phù sa nhiễm phèn 3.063 ha (chiếm 7,11% DTTN), nhóm đất xám có 15.523 ha (chiếm 36,02% DTTN) và nhóm đất phèn 24.024 ha (chiếm 55,75% DTTN) Như vậy, 100% diện tích đất của huyện Đức Huệ thuộc loại ''đất có vấn đề'', do đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được xem là một hạn chế lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức Huệ
Trang 22Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành thí nghiệm: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011
- Địa điểm nghiên cứu: tại Trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra được thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ
- Điều tra diễn biến về mật số và mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây mít nghệ
- Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu đục ngọn mít nghệ của một số loại nông dược tại huyện Đức Huệ, Long An
3.3 Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu : cồn 700, các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm (Diazan 60EC, BiAn
40 EC, Kinomec 3.8 EC, Dantotsu 16 WSG), giống mít nghệ từ 2 đến 4 năm tuổi
- Dụng cụ : túi nilon, kính lúp cầm tay, hộp đựng mẫu, máy ảnh, bình phun thuốc, tài liệu giám định và các dụng cụ vật liệu khác
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ
* Chọn vườn mít nghệ điều tra
Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ dựa theo phương pháp điều tra của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1997) Địa điểm điều tra tại Trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An
Chọn 3 dạng vườn đại diện cho vườn cây mít nghệ ở giai đoạn kiến thiết cơ bản tại trang trại Vườn mít mít nghệ thứ nhất 3 năm tuổi, vườn thứ hai 2 năm tuổi và vườn thứ ba 4 năm với diện tích hơn 1 ha được canh tác theo tập quán ở địa phương
Trang 23* Phương pháp điều tra và thu bắt mẫu
Mỗi vườn chọn 25 cây mít nghệ ở giai đoạn kiến thiết cơ bản theo hai đường chéo góc và chính giữa để điều tra Các vườn được điều tra 7 ngày/lần, ngoài ra còn điều tra bổ sung 20 ngày/lần ở các địa điểm khác để phát hiện đầy đủ hơn thành phần sâu hại trên cây mít nghệ tại trang trại Chọn 40 ngọn/cây chia đều ra 4 hướng mỗi hướng ở giai đoạn kiến thiết cơ bản để điều tra
- Đối với sâu hại
+ Nhóm sâu ăn lá như sâu ăn lá bắt bằng tay hay dùng vợt để bắt
+ Nhóm chích hút như rệp mềm, rệp sáp hút nhựa cây quan sát bằng mắt và bắt bằng tay
+ Nhóm đục thân như các loài xén tóc, sâu đục ngọn dùng vợt bắt con trưởng thành, đối với các cành, ngọn bị sâu tấn công thì chẻ ra thu sâu non
- Đối với thiên địch bắt mồi
+ Quan sát bằng mắt thường phát hiện loài thiên địch bắt mồi, theo dõi các hoạt động của chúng (đẻ trứng, giao phối, săn mồi,…)
+ Dùng vợt bắt những thiên địch bắt mồi biết bay, thu bắt bằng tay đối với các loài thiên địch bắt mồi hoạt động chậm chạp
+ Đối với đối tượng nghi ngờ là thiên địch bắt mồi thì đem về phòng thí nghiệm để thử khả năng ăn bằng các vật mồi điển hình khi đói, từ đó xác định được loài bắt mồi, vật mồi
* Phương pháp bảo quản và định danh mẫu:
- Các mẫu sâu hại và thiên địch có kích thước vừa và lớn (đối với pha trưởng thành) được bảo quản và gửi về Bộ môn BVTV, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
để giám định Dựa vào tài liệu định danh “ Icones Heterocerorum Japonicorum in Coloribus Naturalibus” (Moths of Japan in Color Vol I) của Teiso Esaki, Syuti Issiki, Hiroshi Inuoe, Masami Ogata, Hiromu Okagaki và Hiroshi Kuroko (1957); “Colored Illustrations of the Insects of Japan Vol II” của Dr Shusiro Ito, Dr Teiichi Okutani và Isamu Hiura (1977); “The Coleoptera of Japan in Color Vol II” của Dr Shun-Ichi Ueno, Dr Yoshihico Kurosawa và Dr Masataka Sato (1985); “ The Coleoptera of Japan in Color Vol III” của Dr Yoshihico Kurosawa, Sadanari Hisamatsu va Dr
Trang 24Hiroyuki Sasaji (1985) và “The Coleoptera of Japan in Color Vol IV” của Dr Masao Hayashi, Dr Katsura Morimoto và Dr Shinsaku Kimoto (1984)
- Các mẫu sâu hại và thiên địch có kích thước nhỏ dựa vào tài liệu định danh
“Giáo trình côn trùng chuyên khoa” của TS Trần Thị Thiên An (2003), “Giáo trình côn trùng đại cương” của PTS Nguyễn Thị Chắt (2000)
* Chỉ tiêu điều tra
- Thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ
- Xác định loài sâu hại chính trên cây mít nghệ dựa vào tần suất suất hiện của loài
Tần suất xuất hiện của loài được tính theo công thức
TSXH (%) = (số điểm loài hiện diện / tổng số điểm điều tra) x 100
3.4.2 Điều tra diễn biến mức độ gây của sâu hại chính trên cây mít nghệ
* Chọn vườn điều tra và phương pháp thực hiện
Tiến hành chọn ba vườn cố định Mỗi vườn có diện tích hơn 1 ha, chọn 5 điểm theo 2 đường chéo góc và chính giữa, mỗi điểm chọn 3 cây, mỗi cây chọn 40 ngọn (đối với sâu đục ngọn) và 24 ngọn (đối với sâu ăn lá) phân bố đều theo bốn hướng Các ngọn theo dõi phải được đánh dấu cố định trong suốt thời gian điều tra Điều tra định kỳ 7 ngày / lần
* Chỉ tiêu theo dõi
+ Đối với sâu đục ngọn: đếm số chồi bị hại, số sâu non và số chồi điều tra để tính
- Tỷ lệ chồi bị hại (%) = (tổng số chồi bị hại / tổng số chồi điều tra) x 100
- Mật số sâu (con/chồi) = tổng số sâu đục ngọn / tổng số chồi điều tra
+ Đối với sâu ăn lá: đếm số lá bị hại, số sâu non và số lá điều tra trên 4 lá bánh tẻ để tính
- Tỷ lệ lá bị hại (%) = (tổng số lá bị hại / tổng số lá điều tra) x 100
- Mật số (con/lá) = tổng số sâu ăn lá / tổng số lá điều tra
3.4.3 Thí nghiệm xác định hiệu lực phòng trừ sâu đục ngọn mít nghệ của một số loại nông dược
- Thời gian và địa điểm thí nghiệm:
Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu đục ngọn mít nghệ của một số loại nông dược được tiến hành từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 9 tháng 7 tại Trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Trang 25- Chọn vườn thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên vườn mít nghệ kiến
thiết cơ bản, 2 năm tuổi, diện tích khoảng 1ha, được trồng và chăm sóc theo tập quán của người dân địa phương Khoảng cách trồng 5 m x 7 m (hoặc 6m x 6m)
- Giống: Mít nghệ cao sản mua từ cơ sở sản xuất Tư Thiện, Vĩnh Long
- Các loại thuốc thí nghiệm
Tên thương mại Tên hoạt
chất
Nồng độ
sử dụng (%)
Công ty phân phối
Diazan 60EC Diazinon 0,30 Cty CP BVTV An Giang
BiAn 40 EC Dimethoate 0,50 Cty CP BVTV An Giang
Kinomec 3,8 EC Emamectin
benzoat
0,06 Cty TNHH TM Kim Sơn Nông
Dantotsu 16WSG Clothianidin 0,04 Arysta Lifescience Vienam Co., Ltd Ghi chú: Cty CP BVTV: Công ty cổ phần Bảo vệ Thực Vật; Cty TNHH TM: Công ty trách hữu hạn thương mại
- Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành ở ngoài đồng, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức chọn 4 cây mít hai năm tuổi
Trang 26NT1: Đối chứng phun nước lã NT2: Diazan 60EC
NT3: Kinomec 3,8EC
NT4: BiAn 40EC NT5: Dantotsu 16WSG
Ghi chú NT : Nghiệm thức
* Thời điểm xử lý và phương pháp phun thuốc
Thuốc thí nghiệm được xử lý vào thời điểm cây mít nghệ có mật số sâu đục ngọn >1 con/10 chồi
Thời gian phun vào buổi sáng sớm, thuốc được phun bằng bình phun tay 16 lít, phun thuốc ướt đều toàn bộ cây
* Điều kiện thí nghiệm
10 ngày trước khi xử lí thuốc thí nghiệm không xử lýbất kỳ các loại thuốc trừ sâu
Chiều biến thiên hướng dốc
Trang 27- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Mỗi nghiệm thức theo dõi cố định 4 cây, mỗi cây theo dõi trên 10 cành cấp ba
cố định Theo dõi tỷ lệ ngọn bị hại và mật số sâu non tại các thời điểm, 1 ngày trước
xử lý và 3, 5, 7, 14 ngày sau xử lý thuốc
* Các chỉ tiêu được tính trên một nghiệm thức như sau
- Mật số sâu đục ngọn sống
Đếm tổng số sâu đục ngọn sống ở thời điểm 1 NTP, 3 NSP, 5 NSP, 7 NSP và
14 NSP (con/10 chồi) Quan sát sâu đục ngọn còn sống cơ thể có có màu trắng nhạt, phân đùn ra vàng tươi và lỗ đục kín, nhỏ; khi chết sâu có màu thâm đen, cơ thể co rúm lại, phân đùn ra màu nâu sậm và lỗ đục hở, khô héo Khi điều tra phải đếm tổng số sâu đục ngọn sống trên từng chồi điều tra
Mật số sâu đục ngọn sống (con/ngọn) = Tổng số sâu non / Tổng số ngọn điều tra
- Hiệu lực thuốc : được tính theo công thức của Henderson - Tillton
Q (%) = [1- (Ta * Cb) / (Tb * Ca)] * 100 Trong đó
Q (%) là hiệu lực của thuốc
Ta là số sâu đục ngọn mít còn sống của nghiệm thức sau khi xử lý thuốc
Tb là số sâu đục ngọn mít còn sống của nghiệm thức trước khi xử lý thuốc
Ca là số sâu đục ngọn mít còn sống của nghiệm thức đối chứng sau khi
Trang 28Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần sâu hại trên cây mít nghệ
Kết quả ghi nhận thành phần sâu hại trên cây mít nghệ từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011 ở Trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An gồm 12 loài 5 bộ, được trình bày ở bảng 4.1
- Bộ cánh đều (Homoptera) có 5 loài gây hại chính gồm rệp sáp giả (Ferrisia virgata
C.) xuất hiện khá cao (14,3% ) gây hại trên chồi và lá non, chích hút nhựa cây, ngoài ra còn thải phân thu hút kiến cộng sinh và gây bệnh nấm bồ hóng trên cây mít nghệ Rệp mềm
(Aphis sp.) xuất hiện rải rác (0,97%), ấu trùng và thành trùng đều gây hại trên lá non, chồi
non, chúng chích hút dinh dưỡng làm cho cong lại, chồi non kém phát triển
Hình 4.1 Rệp mềm trên cây mít nghệ tại Trang trại Út Huy, Đức Huệ, Long An
(a) Rệp mềm gây hại trên lá (b) Rệp mềm gây hại trên chồi
b
a
(a) Rệp mềm gây hại trên lá
Trang 29- Bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 3 loài gồm sâu đục ngọn (Glyphodes caesalis
Walker) (27,89%) sâu non gây hại bằng cách gặm lá non xung quanh, sau đó đục vào bên trong chồi và kéo tơ bịt kín lỗ đục gây hại Sâu ăn lá (đang định danh) xuất hiện với tần số 34,44% gây hại chủ yếu lá bánh tẻ, thậm chí chúng còn ăn khuyết lá làm giảm quang hợp của lá mít nghệ Ngoài ra, sâu cuốn lá xuất hiện rất ít (0,56%), sâu non kéo tơ kết dính hai lá lại gây hại
Hình 4.2 Sâu đục ngọn trên cây mít nghệ tại Trang trại Út Huy, Đức Huệ, Long An
Trang 30Bảng 4.1 Thành phần sâu hại cây mít nghệ từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011 tại Trang
trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
(Họ - Bộ)
Vị trí gây hại
TSXH (%)
1 Sâu đục ngọn Glyphodes caesalis W
(Pyralidae - Lepidoptera)
Ngọn, búp non
Trang 31- Bộ cánh cứng (Coleoptera) có 2 loài gồm xén tóc tám chấm cam (Batocera sp
xuất hiện ít (0,89%), cắn phá chồi và các lá xung quanh làm hư hại chồi Ngoài ra còn
có bù rầy ăn lá (Anomala orientalis) cũng xuất hiện ít (4,44%) gây hại trên lá non làm
lá bị khuyết
- Bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) có 1 loài, gồm bọ xít lưới (đang định danh) xuất hiện với tấn số 27,08%, chúng chích hút nhựa ở mặt dưới lá làm lá có những điểm chấm màu vàng và giảm quang hợp của lá
Hình 4.3 Bọ xít lưới trên cây mít nghệ tại Trang trại Út Huy, Đức Huệ, Long An
Cũng trong thời gian điều tra đã ghi nhận có 1 loài nhện đỏ Panonychus citri M
thuộc bộ Acarina gây hại rải rác trên một số lá bánh tẻ xuất hiện trong thời gian giao mùa với tần số xuất hiện 0,28%
4.2 Thành phần thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ
Kết quả ghi nhận thành phần thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011 ở Trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An gồm 5 loài thuộc 5 bộ, được trình bày ở bảng 4.2
Kiến vàng (Oecophylla smaragdina) chiếm 2,89% Do tập tính hoạt động tập
thể nên kiến vàng có thể giết những loài côn trùng khác rất nhanh và trong số những con mồi bị tấn công, một số được kiến tha về tổ để dùng làm thức ăn
(b) Triệu chứng lá bị hại (a) Bọ xít đang gây hại
Trang 32Hình 4.4 Kiến vàng trên cây mít nghệ tại Trang trại Út Huy, Đức Huệ, Long An
Bảng 4.2 Thành phần thiên địch bắt mồi trên cây mít nghệ từ tháng 3 đến tháng 6 năm
2011 tại Trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
TSXH (%)
1 Bọ rùa chữ nhân Coccinella transversallis
2,89
(Oxyopidae - Araneae)
Sâu non cánh vẩy
Ghi chú : TSXH : tần số xuất hiện
(a) Tổ kiến vàng (b) Kiến vàng đang tha mồi
Trang 334.3 Diễn biến mật độ gây hại của sâu hại chính trên cây mít nghệ
4.3.1 Diễn biến mức độ gây hại của sâu ăn lá gây hại trên cây mít nghệ
Sâu ăn lá (đang định danh) Đây là một loài sâu gây hại chủ yếu trên lá nên dễ phòng trừ Ấu trùng mới nở có màu trắng xám gây hại bằng cách gặm dưới biểu bì lá
ăn phần mô mềm của lá, vết cắn giống như tổ ong, thậm chí chúng ăn hết cả phần biểu
bì làm giảm khả năng quang hợp của cây mít nghệ
Kết quả điều tra mức độ gây hại của sâu ăn lá trên các vườn mít nghệ được ghi nhận ở biểu đồ 4.1
201 1
201 1
Biểu đồ 4.1 Diễn biến mức độ gây hại của sâu ăn lá trên vườn mít nghệ tại Trang trại
Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An (tháng 3-6/2011) Kết quả từ biểu đồ 4.1 cho thấy trên vườn mít nghệ sâu ăn lá xuất hiện liên tục trên vườn do sâu ăn lá gây hại chủ yếu lá bánh tẻ mà đặc tính sinh trưởng cây mít nghệ nhanh Mật số sâu ăn lá dao động trong khoảng 0,28 - 0,51con/lá, tỷ lệ lá bị hại từ 28,00 - 43,80% trong suốt thời gian điều tra
Vào đầu tháng 4/2011 cây mít nghệ xuất hiện một đợt chồi mới làm cho mật số sâu ăn lá tăng lên 0,51 con/lá, tỷ lệ lá bị hại 41,02% Mật số sâu xuống thấp do trang trại tiến hành phun thuốc hóa học để dưỡng chồi non mới ra Cuối tháng 4/2011 mật số sâu ăn lá giảm nhẹ (0,47 con/lá) so với đầu tháng 4 do lúc này lá mít nghệ già
Trang 34Tỷ lệ lá bị hại và mật số sâu ăn lá đều tăng từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/2011 do xuất hiện nhiều chồi non, làm mật số sâu ăn lá tăng lên 0,4 con/chồi, tỷ lệ chồi bị hại 43,80%
4.3.2 Diễn biến mức độ gây hại của sâu đục ngọn gây hại trên cây mít nghệ
Kết quả điều tra mức độ gây hại của sâu ăn lá trên các vườn mít nghệ được ghi
nhận ở hình 4.2 và biểu đồ 4.2
Sâu đục ngọn (Glyphodes caesalis Walker) là một đối tượng sâu hại chính quan
trọng trên cây mít nghệ ảnh hưởng quá trình sinh trưởng của cây Loài này thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera)
Ấu trùng mới nở gây hại bằng cách chui vào dưới biểu bì lá ăn phần mô mềm của lá Cơ thể ấu trùng khi phát triển đầy đủ có màu trắng, trên cơ thể có những chấm màu nâu đen, đầu có màu vàng nâu
Sâu non tấn công khi lá còn non, gây hại cả mặt trên và mặt dưới lá và cả chồi nonbằng cách đục vào trong ngọn non, sau khi chui vào bên trong chồi non, chúng kéo
tơ kết phân khô bịt kín lỗ đục Sâu non ăn đến đâu thải phân tới đó tạo thành một đường liên tục dọc theo đường đục
Thành trùng là một ngài có màu sắc rất sặc sỡ, cơ thể có màu vàng, trên cánh trước và cánh sau có những vạch màu nâu Trong thời gian điều tra, tỷ lệ chồi bị hại và mật số sâu đục ngọn đều tăng, đỉnh điểm là trung tuần tháng 4 với mật số sâu là 0,05 con/chồi, sau đó giảm dần với mật số sâu là 0,02 con/chồi
Vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, tỉ lệ chồi bị hại và mật số sâu đều tăng nhanh
do bước vào giai đoạn giao mùa, nhiệt độ và ẩm độ thích hợp góp phần làm tăng với mật số sâu đạt 0,09 con/chồi và tỉ lệ chồi bị hại là 10%
Trang 35201 1
201 1 9/
201 1
Thời gian điều tra
Tỷ lệ chồi bị hại (%) Mật số (con/chồi)
Biểu đồ 4.2 Diễn biến mức độ gây hại của sâu đục ngọn trên vườn mít nghệ tại Trang
trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (tháng 3 - 6/2011)
4.4 Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu đục ngọn hại mít nghệ của một số loại thuốc trừ sâu
Kết quả theo dõi hiệu lực trừ sâu đục ngọn trên mít nghệ của một số loại thuốc thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.3, 4.4, 4.5
Trang 36Bảng 4.3 Mật số sâu đục ngọn trên các nghiệm thức thí nghiệm trước và sau phun
thuốc ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
STT Nghiệm thức
Nồng
độ (%)
Mật số sâu đục ngọn sống (con/10 chồi)
Ghi chú: NTP = ngày trước phun; NSP = ngày sau phun ; t rong cùng một cột, những giá trị theo
Từ bảng 4.3 cho thấy ở thời điểm 1NTP, mật số sâu đục ngọn của tất cả các nghiệm thức sự khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê dao động từ 3,69 con đến 3,88 con/10 chồi Tại thời điểm 3NSP, mật số sâu ở các nghiệm thức xử lý thuốc không có sự khác biệt về mặt thống kê, tuy nhiên khác biệt rất có ý nghĩa với đối chứng đạt (3,63 con/10 chồi), thấp nhất là Dantotsu 16WSG chỉ có 0,94 con/10 chồi
Mật số sâu ở thời điểm 5NSP giữa các nghiệm thức xử lý thuốc không có khác biệt về mặt thống kê, tuy nhiên khác biệt rất có ý nghĩa với đối chứng (3,69 con/10 chồi), Kinomec 3.8EC có mật số sâu đục ngọn thấp nhất (0,38 con/10 chồi)
Tại thời điểm 7NSP, mật số sâu ở tất cả các nghiệm thức đều tăng, không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức xử lý, tuy nhiên khác biệt rất có ý nghĩa (p < 0,01) với đối chứng (3,75 con/10 chồi), Kinomec 3.8EC có mật số sâu thấp nhất (0,50con/10 chồi)
Mật số sâu đục ngọn gây hại trên chồi non mít nghệ ở thời điểm 14NSP sự khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê giữa các nghiệm thức dao động từ 0,88 con đến 2,81 con/10 chồi