Kết quả thu được: - Nông dân tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai có sự hiểu biết tương đối tốt về các loài sâu hại trên khổ qua, trong công tác phòng trừ ng
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY KHỔ QUA VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU XANH
HAI VẠCH TRẮNG (Diaphania indica S.) CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TẠI
THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH
GIA LAI NĂM 2012
Họ và tên sinh viên: BÙI NGỌC SƠN Lớp: DH08NHGL
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008-2012
Tháng 07/2012
Trang 2ĐIỀU TRA SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY KHỔ QUA
VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU XANH HAI VẠCH
TRẮNG (Diaphania indica S.) CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC HÓA HỌC TẠI THÀNH PHỐ
PLEIKU, TỈNH GIA LAI
NĂM 2012
Tác giả
BÙI NGỌC SƠN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học
Giảng viên hướng dẫn:
TS TRẦN THỊ THIÊN AN
KS TRẦN THỊ THÚY AN
Tháng 7/2010
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Con thành kínhkhắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành, tần tảo dưỡng dục con
thành người và tạo mọi điều kiện để cho con có được ngày hôm nay
Em xin chân thành cảm ơn:
Cô Trần Thị Thiên An và cô Trần Thị Thúy An đã tận tình hướng dẫn và truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong thời gian thực tập tốt nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo phân hiệu Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh tại Gia Lai đã quan tâm
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời
gian thực hiện đề tài
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Nông Học
đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường
Các cô chú, các bác nông dân trồng khổ qua ở xã An Phú, phường Thắng Lợi
đặc biệt là gia đình anh Lê Văn Tý đã nhiệt tình tạo điều kiện trong quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này
Tất cả bạn bè, anh chị em đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “ Điều tra sâu hại – Thiên địch bắt mồi trên cây khổ qua và xác định hiệu
lực trừ sâu xanh 2 vạch trắng (Diaphania indica S.) của một số loại thuốc hóa học tại
xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2012’’ được tiến hành tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012 Đề tài sử dụng phương pháp điều tra của Nguyễn Công Thuật (1997), Lê Văn Trịnh (2002) và Phạm Văn Lầm (1997) để điều tra thành phần sâu hại và thiên địch, phần thí nghiệm thuốc được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại với 4 loại thuốc đó là Sherpa 25EC (nồng độ 0,08%), Brightin 1.8EC (0,20%), Fastac 5EC (0,08%), Perkill 50EC (0,04%) và một nghiệm thức ĐC (phun nước lã)
Kết quả thu được:
- Nông dân tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
có sự hiểu biết tương đối tốt về các loài sâu hại trên khổ qua, trong công tác phòng trừ người dân chủ yếu dùng thuốc hóa học mà chưa quan tâm đến các biện pháp sinh học Với việc bón phân, ít sử dụng phân hữu cơ, phần lớn bón phân hóa học, nhiều nhất là phân hỗn hợp NPK, các hộ nông dân điều tra đều nhận thấy lợi ích của màng phủ nông nghiệp
- Ghi nhận được 9 loài sâu hại xuất hiện trên vườn khổ qua, trong đó có 3 loài
phổ biến là sâu xanh hai vạch trắng (Diaphania indica), sâu khoang (Spodoptera
litura), và rầy xanh (Amrasca sp.) Có 2 loài thiên địch bắt mồi trên vườn khổ qua đó
là bọ cánh cánh cụt (Peaderus fusipes) và bọ rùa (Coccinella sp.)
- Trên vườn khổ qua, loài sâu phổ biến xuất hiện và gây hại sớm là sâu xanh hai
vạch trắng (Diaphania indica), sâu khoang (Spodoptera lituara), và rầy xanh (Amrasca sp.) xuất hiện từ 10 – 13 NSG Các loài sâu này có mật số tăng lên cao vào
giai đoạn 30 - 35NSG, sau đó giảm ở 42NSG và chỉ tăng cao ở cuối vụ Các loài thiên địch bắt mồi xuất hiện trên vườn khổ qua muộn hơn sâu hại (13 – 15 NSG) và cũng có chu kỳ biến động tương đối giống sâu hại
- Cả 4 loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực trừ sâu xanh hai vạch trắng khá cao (68,66% - 94,93%) ở 7 ngày sau khi xử lý thuốc nhưng 3 loại thuốc Sherpa 25EC
Trang 5(0,08%), thuốc Fastac 5EC (0,08) và thuốc Perkill 50EC (0,04) đều làm giảm khá nhiều mật số bọ rùa (24,72 – 54,10%) trên vườn khổ qua thí nghiệm Thuốc Brightin 1,8EC (0,20) ít ảnh hưởng đến mật số bọ rùa trên vườn khổ qua so với trước khi phun thuốc, chỉ làm giảm mật số bọ rùa (9,90%)
Trang 6MỤC LỤC
Trang tựa i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC ĐÍCH v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ x
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.2.3 Giới hạn của đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây khổ qua 3
2.2 Một số kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây khổ qua 4
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sự gây hại và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên cây khổ qua 4
2.3.1 Sâu xanh 2 vạch trắng (Diaphania indica) 4
2.3.2 Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae) 5
2.4.3 Ruồi đục lá (Liriomyza sativae) 6
2.3.4 Rệp mềm (Aphis gossypii) 8
2.3.5 Sâu khoang (Spodoptera litura) 9
2.3.6 Bọ trĩ sọc vàng (Thrips palmi K.) 10
2.4 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái của nhóm thiên địch bắt mồi trên cây khổ qua 11
2.4.1 Bọ rùa (Cheilomenes sexmaculatus) 11
Trang 72.4.2 Bọ cánh cụt (Paederus fuscipes) 11
2.5 Đặc điểm của các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm 12
2.5.1 Sherpa 25EC 12
2.5.2 Brightin 1,8EC 12
2.5.3 Fastac 5EC 13
2.5.4 Perkill 50EC 13
2.6 Điều kiện tự nhiên của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 16
3.2 Nội dung nghiên cứu 16
3.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 16
3.4 Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 16
3.4.2 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây khổ qua tại xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 17
3.4.3 Điều tra biến động mật số của sâu hại và thiên địch bắt mồi phổ biến trên cây khổ qua 18
3.4.4 Khảo sát hiệu lực trừ sâu xanh hai vạch trắng trên khổ qua của một số loại thuốc hóa học 19
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Hiện trạng canh tác cây khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2012 22
4.1.1 Kỹ thuật canh tác cây khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2012 22
4.1.2 Nhận thức của nông dân về sâu hại và biện pháp phòng trừ tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 24
4.1.3 Các loại thuốc nông dân sử dụng để phòng trừ sâu hại trên cây khổ qua 25
4.2 Thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây khổ qua trong vụ xuân hè năm 2012 tại xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 27
Trang 84.2.1 Thành phần sâu hại trên cây khổ qua 27
4.2.2 Thành phần thiên địch bắt mồi trên cây khổ qua 30
4.3 Biến động mật số của sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cây khổ qua trong vụ Xuân hè năm 2012 tại xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 31
4.3.1 Biến động mật số của sâu hại chính trên vườn khổ qua 31
4.3.2 Biến động mật số thiên địch chính trên khổ qua vụ xuân hè tại xã An phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 32
4.4 Hiệu lực trừ sâu xanh 2 vạch trắng hại khổ qua của một số loại thuốc hóa học trong vụ xuân hè tại xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 34
4.4.1 Mật số sâu xanh 2 vạch trắng ở các nghiệm thức thí nghiệm 35
4.4.2 Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm 36
4.4.3 Tỷ lệ lá bị hại 36
4.4.4 Thành phần và mật số thiên địch bắt mồi ở nghiệm thức 1 ngày trước phun và 14 ngày sau phun 37
Chương 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
5.1 Kết luận 39
5.2 Đề nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 43
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
ĐC: Đối chứng
CPC: Crop Protection Compendium
NSP: Ngày sau phun
NTP: Ngày trước phun
TSXH: Tần suất xuất hiện
NĐT: Ngày điều tra
GĐPT: Giai đoạn phát triển
TP: Thành phố
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 : Đặc điểm canh tác cây khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 23 Bảng 4.2: Nhận thức của nông dân về sâu hại trên cây khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 24 Bảng 4.3: Các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây khổ qua 25 Bảng 4.4: Các loại thuốc hóa học nông dân sử dụng để phòng trừ sâu hại trên khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 26 Bảng 4.5: Thành phần các loài sâu hại trên cây khổ qua trong vụ xuân hè năm 2012 tại
xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 27 Bảng 4.6: Thành phần thiên địch trên ruộng khổ qua trong vụ xuân hè năm 2012 tại xã
An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 30 Bảng 4.7: Biến động mật số của sâu hại chính trên cây khổ qua trong vụ xuân hè năm
2012 tại xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 31 Bảng 4.8: Biến động mật số của thiên địch bắt mồi chính trên cây khổ qua 33 Bảng 4.9: Mật số sâu xanh trước và sau khi phun thuốc 35 Bảng 4.10: Hiệu lực trừ sâu xanh 2 vạch trắng trên cây khổ qua của một số loại thuốc hóa học tại xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 36 Bảng 4.11: Tỷ lệ (%) lá bị hại trước phun và 14 ngày sau phun 37 Bảng 4.12: Thành phần và mật số thiên địch trước khi phun thuốc 1 ngày và 14 ngày sau khi phun thuốc 38
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Sâu non sâu khoang (Spodoptera litura) 28
Hình 4.2 Sâu non sâu xanh hai vạch trắng (Diphania indica) 29
Hình 4.3 Trưởng thành ruồi đục trái (Bactrocera curcurbitae) 29
Hình 4.4 Sâu non bọ rùa ăn lá (Epilachna) 30
Hình 4.5 Toàn cảnh khu thí nghiệm 34
Trang 12Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Khổ qua (Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới thuộc họ bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả
Khổ qua là một loại cây có thân leo, lá có lông, hoa vàng, quả có u sần sùi, vị đắng Hạt khi quả chín có màu đỏ Cây được trồng bằng hạt Chúngcó thời gian cho quả nhanh, sản lượng cao và có giá trị về mặt dinh dưỡng cũng như giá trị trong y học
Thành phần dinh dưỡng tính bằng gram trong 100g trái khổ qua như sau: Phần
ăn được (84%), nước (93,8%), protein (0,9%), chất béo (0,1%), carbohydrate (0,2%), các vitamin như A, B1, B2, C và các chất trung lượng, vi lượng như Ca, K, Mg, Fe… (Theo tài liệu của Viện Đại học Purdue về các loại rau quả Á Châu hội nhập vào Mỹ)
Khổ qua có tính mát vì vậy có thể dùng để làm trà thanh nhiệt, giải độc gan Ngoài ra khổ qua còn có tác dụng kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt và phòng chống ung thư Là loại cây cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hồi vốn, những năm gần đây lại được cải thiện giống, thị trường tiêu thụ được mở rộng nên diện tích đất trồng khổ qua cũng tăng nhanh để thay thế cho những cây trồng cho năng suất thấp
Tuy nhiên, một trong những trở ngại trong sản xuất của các hộ nông dân canh tác khổ qua nói chung và nông dân canh tác khổ qua tại xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nói riêng hiện nay là việc quản lý sâu bệnh hại trên cây khổ qua còn gặp rất nhiều khó khăn Sâu hại làm giảm năng suất thu hoạch lên đến 30 – 50%, chủ yếu
là các đối tượng gây hại nguy hiểm như sâu xanh hai vạch trắng, ruồi đục quả, sâu khoang và bọ trĩ
Vì vậy việc điều tra tìm hiểu thành phần, thời điểm phát sinh và gây hại tập trung của các loài sâu hại trên cây khổ qua để đưa ra các biện pháp quản lý chúng một
Trang 13cách hiệu quả, phù hợp với tập quán canh tác của bà con nông dân là hết sức cần thiết hiện nay ở địa phương
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Điều tra sâu hại – thiên địch bắt mồi trên
cây khổ qua và xác định hiệu lực trừ sâu xanh hai vạch trắng (Diaphania indica
S.) của một số loại thuốc hóa học tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” đã được
- Xác định được thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây khổ qua
- Xác định được biến động mật sâu và thiên địch bắt mồi chính trên cây khổ qua
- Xác định được hiệu lực trừ sâu xanh hai vạch trắng (Diaphania indica) trên
cây khổ qua của một số loại hóa học
1.3 Giới hạn đề tài
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012
- Địa điểm thực hiện tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
- Đối tượng nghiên cứu là các loài sâu hại và thiên địch bắt mồi trên vườn khổ qua tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây khổ qua
Tên khoa học: Momordica charantia
Họ: Cucurbitaceae
Tên gọi trong tiếng Anh của khổ qua là Bitter Melon hay Bitter Gourd
Mặc dù có nguồn gốc ở Á Châu, nhưng khổ qua hiện nay có mặt ở khắp nơi, những vùng ấm áp như vùng biển West Indies phía dưới Florida, Phi Châu, Ấn Độ… Khổ qua được biết đến như một vị thuốc quý, vào năm 1990, Liên Hiệp Quốc phát hành bộ tem dược thảo, mỗi con tem là một cây thuốc được Liên Hiệp Quốc cho là có giá trị chữa bệnh trên thế giới, khổ qua được chọn làm một trong 6 cây tiêu biểu Tem khổ qua được phát hành ở Áo quốc Sách y học cổ truyền Trung Quốc không có khổ qua, nhưng mấy năm gần đây trà khổ qua khô đã được bày bán ở các chợ Việt Nam cho những người bị tiểu đường uống
Khổ qua là cây dây leo bằng tua cuốn Thân có góc cạnh, lá mọc so le, phiến lá hình tim tròn chia 5 – 7 thùy, mép khía răng cưa to Tràng hoa màu vàng nhạt Quả dài
15 – 23 cm, trên mặt trái có nhiều u nổi màu xanh nhạt, khi chín chuyển sang màu vàng rồi đỏ hồng Hạt có màng màu đỏ (giống hạt gấc) Mùa cho trái từ tháng 2 đến tháng 12 (gần như quanh năm)
Khổ qua có thể trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, mặt ruộng bằng phẳng, dễ tưới và thoát nước, có độ pH từ 5.5-6.5 Đất trồng xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, nguồn nước thải, cách đường quốc lộ 100m
Có thể gieo khổ qua từ đầu tháng 3 đến tháng 9, thu hoạch từ tháng 5-12 Khổ qua là loài cây có bộ rễ nông do vậy khả năng hút nước lại yếu, khả năng chịu hạn và chịu mưa tương đối kém nên trồng càng muộn năng suất giảm và lượng sâu bệnh hại tăng lên
Trong y học, khổ qua còn có tác dụng hạ đường huyết, có tính kháng khuẩn và một số tác dụng để giảm đau, chữa các bệnh ngoài da
Trang 152.2 Một số kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây khổ qua
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006) các loài côn trùng gây hại chính trên khổ qua
gồm sâu xanh 2 vạch trắng (Diaphania indica S.), sâu khoang (Spodoptera litura), ruồi đục lá (Liriomyza sp.), ruồi đục quả (Bactrocera sp.), bọ rùa ăn lá (Epilachna sp.), bọ dưa ăn lá (Aulacophora spp.), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), nhện đỏ (Tetranychus kanzawai), bọ trĩ (Thrips sp.), bọ xít mướp (Aspongopus fuscus), rệp
mềm, rầy xanh, ban miêu
Theo tài liệu của CPC (2000) các loài côn trùng gây hại trên cây khổ qua có
nhiều loài, nhưng các loài sâu hại xuất hiện phổ biến là bọ trĩ (Thrips sp.), ruồi đục lá (Liliomyza sp.), sâu xanh ăn lá (Diaphania indica), sâu khoang (Spodoptera litura), bọ dưa (Aulacophora sp.), ruồi đục quả (Bactrocera sp.), rệp mềm (Aphis sp.)
Theo Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (2008), các loài côn trùng gây hại chính
trên cây khổ qua gồm có bọ trĩ (Thrips palmi), bọ dưa (Aulacophora similis), ruồi đục
lá (Liriomyza sativae), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh ăn lá (Diaphania
indica), rệp mềm (Aphis gossypii)
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2003), các loài côn trùng gây hại trên cây khổ qua
gồm bọ rùa (Epilachna sp.), bọ dưa (Aulacophora similis), ruồi đục lá (Liriomyza
sativae), rệp muội (Aphis gossypii), bọ phấn trắng (Bemisia myricae), rầy xanh 2 chấm
(Empoasca biguttata), sâu xanh 2 vạch trắng (Diaphania indica), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu cuốn búp (Steganodactyla concursa), bọ trĩ (Thrips palmi), nhện đỏ (Tetranychus urticae)
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sự gây hại và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên cây khổ qua
2.3.1 Sâu xanh 2 vạch trắng (Diaphania indica)
Sâu xanh hai vạch trắng có tên khoa học là Diaphania indica, thuộc họ
Pyralidae, bộ cánh vảy Lepidoptera Là loài sâu hại quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến năng suất trên nhóm cây bầu bí, đặc biệt là cây khổ qua Ngoài ra loài sâu hại này được ghi nhận cũng gây hại trên nhóm cây họ đậu
Sâu non thường gây hại trên lá, hoa, vỏ trái Đây là loài có tập quán nhả tơ cuốn các lá của đọt non lại rồi ở bên trong cắn phá Sâu non tuổi nhỏ ăn phá hết phần thịt lá
để lại lớp màng mỏng Sâu non tuổi lớn có thể ăn trụi cả lá và chồi non của đọt và làm
Trang 16nhộng trong các lá non cuốn lại Khi mật số sâu cao chúng tấn công cả quả, ăn, phá vỏ quả hoặc đục vào quả non
Ở pha trưởng thành, chúng là một loài bướm có chiều dài từ 10 – 12 mm, sải cánh 20 – 25 mm Bướm có cánh trước màu trắng bạc với một đường viền màu nâu đậm dọc theo cạnh trước của cánh trước, cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau Bướm sống từ 5 – 7 ngày Một con cái có thể đẻ từ 150 – 200 trứng
Trứng của loài này được đẻ đơn lẻ hoặc thành cụm trên cả 2 mặt lá, trứng có hình oval, dài 0,7 – 0,8 mm, rộng 0,4 – 0,5 mm, lúc mới đẻ có màu trắng đục, gần nở
có màu trắng ngà, thời gian ủ trứng từ 2 – 3 ngày tại nhiệt độ 140C
Sâu non mới nở trong suốt và chưa xuất hiện hai sọc trắng, khi sang tuổi hai xuất hiện 2 sọc trắng và màu sắc sâu non thay đổi dần sang màu xanh, ấu trùng trưởng thành có chiều dài từ 18 – 25 mm Sâu non trải qua 5 tuổi, thời kỳ sâu non kéo dài
2 – 3 tuần Khi đến tuổi hóa nhộng, chúng cuộn lá lại và làm nhộng trong đó Thời kỳ nhộng từ 8 – 12 ngày Nhộng lúc đầu có màu xanh sau chuyển nâu và khi gần vũ hóa chuyển màu nâu đen Nhộng có chiều dài từ 12 – 15 mm, rộng 3 – 4 mm Vòng đời từ
20 – 40 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ và cây kí chủ
Biện pháp phòng trừ: Có thể bắt bằng tay khi mật số sâu không nhiều hoặc có thể dùng một số loại chế phẩm vi sinh như BT (Biocin, Dipel, Vi-BT), thuốc thảo mộc (Rotenone, Neem), thuốc nhóm cúc tổng hợp pyrethroid Hoặc dùng một số loại thuốc
hóa học như Atabron 5ND, Lannate 50SP (Phạm Văn Biên và ctv, 2003)
2.3.2 Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae)
Ruồi đục trái Bactrocera cucurbitae thuộc họ Trypetidae, bộ Diptea Chúng là
loài gây hại trái và hoa của một số loài cây bầy bí như dưa leo, bầu, bí, mướp, khổ qua, Sâu non là dòi đục vào trong trái, chỗ vết đục bên ngoài lúc đầu là một chấm đen, sau lớn dần có màu vàng rồi chuyển qua nâu Bên trong quả dòi đục thành hầm vòng vèo làm trái bị thối mềm, vỏ chuyển vàng, dễ rụng
Trưởng thành có chiều dài 6 – 8 mm, màu vàng có vạch đen trên ngực và bụng Cuối bụng ruồi cái có vòi dài, nhọn dùng để chích vào quả để đẻ trứng
Trứng rất nhỏ, màu trắng ngà, nằm phía trong vỏ quả
Sâu non là loài dòi có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, miệng có một móc cứng đen, đẫy sức dài khoảng 6 – 8 mm Khi dòi đã đẫy sức sẽ chui ra ngoài hóa nhộng
Trang 17Nhộng màu nâu vàng, hình trứng dài
Ruồi cái đẻ trứng trong vỏ trái, một con cái có thể đẻ 150 – 200 trứng Dòi nở
ra đục vao trong trái gây hại Trong trái bị hại thường có nhiều con dòi, đẫy sức dòi chui ra ngoài, rơi xuống đất hóa nhộng hoặc hóa nhộng trong quả bị rụng
Ruồi thường đẻ trứng và gây hại từ khi trái già đến chín
Biện pháp phòng trừ: Cày phơi đất để diệt trừ sâu non và nhộng, thường xuyên thu gom, tiêu hủy các trái bị rụng có dòi hại
Khi ruồi trưởng thành phát sinh nhiều dùng bẫy dẫn dụ Methyl Eugenol (Visubon…) hoặc tự làm bằng dấm pha đường và ít thuốc trừ sâu, đặt rải rác cách 5 – 10m một bẫy
Nếu có điều kiện thì bao trái lại sau khi quả đậu 3 – 4 ngày, không cần phun thuốc
Có thể dùng thuốc trừ sâu gốc cúc tổng hợp pyrethroid để phòng trừ
2.4.3 Ruồi đục lá (Liriomyza sativae)
- Họ: Agromyzidae
- Bộ: Diptera
Ruồi đục lá gây hại khoảng 45 loài cây trồng khác nhau thuộc 12 họ thực vật, trong đó các loài cây bị gây hại nặng là đậu đỗ, khoai tây, hành và rau họ thập tự, cây
họ bầu bí Ruồi đục lá gây hại ở nhiều nước trên thế giới và phổ biến miền Nam nước
Mỹ, các nước vùng Đông Nam Châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan
Sâu non thường ăn nhu mô để lại biểu bì, tạo ra đường hầm ngoằn ngoèo trên mặt lá Sâu non càng lớn độ rộng đường đục càng lớn, diện tích lá bị mất diệp lục càng nhiều, làm giảm đi khả năng quang hợp của cây (Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Trứng hình bầu dục, khi mới đẻ có màu trắng sữa sau đó chuyển thành màu trắng đục Trứng nằm gọn trong vết châm của ruồi trên lá
Trang 18Sâu non loài này có 3 tuổi Móc miệng hình chữ Y rất linh hoạt Tuổi một màu trắng trong suốt, tuổi 2 màu vàng nhạt, tuổi 3 màu vàng rơm
Nhộng còn được gọi là dòi hình bầu dục có 10 đốt, có kích thước trung bình 0,8 – 1,8mm
Ruồi trưởng thành kích thước nhỏ, ruồi cái có thân dài trung bình 1,7 mm, cánh dài trung bình 1,5 mm Ruồi đực nhỏ hơn ruồi cái, thân dài trung bình 1,5 mm, cánh dài trung bình 1,3 mm Đầu được bao phủ một lớp lông màu đen bóng Râu đầu dạng lông cứng, đốt râu thứ 3 màu vàng và hình tròn, các đốt cuối thon nhỏ dần Mắt kép to màu nâu đỏ Miệng kiểu liếm hút có hàm dưới to Mảnh lưng ngực màu đen bóng, nhưng từ mép bên đến mảnh Scutellum của đốt ngực sau màu vàng Bàn chân có 5 đốt Bụng có 6 đốt, giữa các đốt có một vệt màu vàng Bụng con đực thường nhỏ hơn con cái Máng đẻ trứng của con cái dài và nhọn; bộ phận sinh dục của con đực tù, ngắn
và nhỏ
Ruồi dùng máng đẻ trứng châm lên mặt lá thành những lỗ nhỏ li ti, sau đó bò lùi lại cho miệng vào vết châm để hút dịch, đồng thời cũng để thăm dò vị trí đẻ trứng Một con cái có thể đẻ đến 250 quả trứng trong thời gian 8 – 10 ngày
Vòng đời ở nhiệt độ 25 – 30oC từ 13 – 19 ngày Thời gian một thế hệ khoảng
30 ngày
Gây hại cho các cây trồng quanh năm, từ khi còn nhỏ đến lúc thu hoạch tỷ lệ lá
bị hại tăng dần
Kẻ thù tự nhiên quan trọng của loài này là một số loài ong ký sinh thuộc các họ
Eulophidae, Braconidae, Cynibidae bộ Hymenoptera Trong số này loài Quadratichus
liriomyzae Hansson có lúc ký sinh được 30 – 40% ấu trùng trên đồng ruộng (Nguyễn
Đức Khiêm, 2004)
Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để vượt qua tác hại của ruồi, ngắt bỏ bớt các lá bị hại nặng, phun thuốc sớm khi ruồi mới phát sinh gây hại bằng các loại thuốc Trigard, Diazinon, Cartap (Phạm Văn Biên và ctv, 2003) Áp dụng
vi trình IPM trên cây trồng, bảo vệ và sử dụng ong ký sinh sâu non và nhộng ruồi đục
lá, xử lý cây con trước khi trồng, trường hợp bị hại nặng có thể phun các loại thuốc trừ sâu Polytrin P440EC, Vertimec 1.8EC, Ofatox 400ND (Nguyễn Đức Khiêm, 2004)
Trang 192.3.4 Rệp mềm (Aphis gossypii)
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), rệp mềm Aphis gossypii thuộc họ Aphididae,
xếp trong bộ Homoptera Đây là loài tập trung rất đông dưới mặt lá nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên
lá làm lá bị biến dạng
Rệp mềm gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng Chúng thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái
Đối với bầu bí trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó
Trên cây bông vải, những dịch mật do rầy tiết ra rơi vào quả nang và lá đang
mở ra sẽ là môi trường cho nấm mốc phát triển và gây khó khăn cho việc thu hoạch bông vải
Ngoài ra, rệp mềm còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây Sau cùng làm cây
Biện pháp phòng trừ: Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại, không nên bón nhiều phân đạm
Rệp mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị
Vì rệp mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà không hạn chế được bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, diệt được số lớn rầy ở giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều
Trang 20Sử dụng thuốc trừ sâu nên để ý đến quần thể thiên địch của rệp mềm, có thể sử dụng các loại thuốc như Fenbis 20EC, Pyrinex 25EC, Diazinon 50ND (Nguyễn Thị Chắt, 2006)
2.3.5 Sâu khoang ( Spodoptera litura)
Theo giáo trình Côn Trùng Chuyên Khoa (nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội,
2004), sâu khoang Spodoptera litura thuộc họ Noctuidae, nằm trong bộ Lepidoptera
Sâu khoang là loài đa thực, chúng phá hoại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, theo số liệu ghi nhận được sâu khoang phá hại đến 200 loại cây trồng khác nhau, cây lương thực như cây bắp, cây khoai lang, cây công nghiệp như cây bông vải, thuốc lá, các loài đậu đỗ, cây rau thực phẩm như các loài cải, các loài cà, rau bầu bí
Sâu non phá hại cây trồng là chủ yếu, tuy nhiên triệu chứng phá hại còn phụ thuộc vào độ lớn của sâu Sâu non tuổi nhỏ hầu hết sống ở mặt dưới lá, gặm phần mềm của lá chỉ để lại màng trắng Sâu non càng lớn ăn phá càng mạnh, lúc đầu ăn thủng lỗ sau có thể ăn hết từng mảng lớn có khi chỉ chừa lại gân chính Khi mật số sâu non cao chúng có thể ăn hết cả lá chỉ còn lại cuống, có khi còn tấn công cả hoa và quả non Trưởng thành là một loại ngài đêm màu nâu đậm có chiều dài thân 15 – 20 cm, sải cánh từ 32 – 42 mm Cánh trước màu nâu đen, trên cánh có nhiều vân phức tạp Gần giữa mép cánh trước có vân trắng chạy xiên đến gần giữa cánh, khi đậu vân trắng này thu lại giống hình chữ "V"
Trứng hình bán cầu mặt ngoài trứng có nhiều đường gân nổi chạy từ đỉnh xuống cắt những đường gân ngang tạo thành những ô nhỏ Trứng mới đẻ màu vàng nhạt, gần nở màu nâu nhạt hay xám tro Trứng thường đẻ ở mặt trên lá và có nhiều lông bao phủ
Sâu non mới nở sống tập trung ăn phần mềm của lá, sang tuổi 2 chúng bắt đầu phân tán và có thể ăn thủng lá Ở tuổi này trên lưng sâu đã xuất hiện 3 sọc lưng và 2 khoang đen trên đốt thứ 1 và thứ 8 Tuổi 3 sâu ăn phá mạnh hơn, làm khuyết từng mảng lá, từ giai đoạn này sâu có phản ứng với ánh sáng mạnh nên ban ngày lẩn trốn, chiều mát bò ra ăn phá Từ tuổi 4 – 5 sâu ăn cành mạnh hơn và phản ứng với ánh sáng càng mạnh Chúng ăn từng mảng lá lớn chỉ chừa lại gân chính, có khi ăn cả hoa và quả non Từ tuổi 6 sâu bắt đầu ăn ít đi, mình từ từ co lại và làm nhộng
Phòng trừ bằng cách: Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải để tiêu diệt nguồn nhộng
Trang 21trong đất, thăm ruộng thường xuyên, phát hiện sâu khoang, ổ trứng kịp thời và tìm các tiêu diệt Có thể dùng bẫy đèn hay bẫy chua ngọt để bắt ngài Có thể dùng các loại thuốc hóa học như Lannat 40 SP, Pyrinex 25 EC, Diazinon 50 ND
2.3.6 Bọ trĩ (Thrips palmi K.)
Theo giáo trình Côn Trùng Chuyên Khoa (nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội,
2004) bọ trĩ Thrips palmi thuộc họ Thripidae, bộ Thysanoptera Chúng là loài đa thực,
gây hại rất nhiều loại cây trồng khác nhau như thuốc lá, bông, một số loại rau đậu, cây rau bầu bí
Bọ trĩ có cơ thể rất nhỏ, thon dài, có màu vàng nâu, thành trùng có kích thước 0,8 – 1,0 mm, cánh hẹp chỉ có hai gân dọc, mép cánh dài, râu đầu dài gồm 7 đốt Trên ngực và bụng có vết đậm cắt ngang Bọ trĩ trưởng thành hoạt động rất linh hoạt, khi bị khua động thì lẩn tránh rất nhanh, nhảy xuống đất hoặc bay lên Khi bò thì uốn cong bụng lên Cả bọ trĩ trưởng thành và non điều hoạt động phá hại mạnh vào buổi sáng sớm và chiều mát Khi trời nắng gắt chúng thường chui vào phần gốc lá và mặt dưới
lá Bọ trĩ non thường thường sống tập trung có khi lên đến hơn 10 con trên một lá non Chúng chích hút làm cho lá và đọt non bị nhăn và thâm đen
Bọ trĩ biến thái qua 5 giai đoạn: Trứng, sâu non (có 2 tuổi), tiền nhộng, nhộng giả và trưởng thành Giai đoạn tiền nhộng bọ trĩ không ăn nhưng vẫn có khả năng di chuyển Giai đoạn này thường nằm ở những nơi thấp như các khoe, khe nứt trên cây, trên cành hoặc trên các lá rụng dưới đất Khi bị khua động thì bò đi nơi khác Giai đoạn nhộng giả ở chỗ kín, yên tĩnh và có khả năng di chuyển nhưng chậm chạp
Thời gian sinh trưởng phát dục ở các pha phụ thuộc vào nhiệt độ Trong điều kiện nhiệt độ trung bình 22 – 28oC, vòng đời 12 – 22 ngày
Một đặc tính rất đáng chú ý đối với bọ trĩ là chúng thường bay lên cao khỏi mặt ruộng vào lúc sẫm tối (gọi là “bốc bay”), vì vậy chúng có thể phát tán ra xa trên ruộng nhờ gió
Mật độ bọ trĩ trên ruộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng và các đợt phun thuốc trừ sâu (Nguyễn Đức Kiêm, 2004)
Phòng trừ bọ trĩ bằng cách vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt các ký chủ phụ của bọ trĩ Bọ trĩ rất khó tiêu diệt vì chúng nằm phía dưới mặt lá và có tính kháng thuốc rất nhanh Có thể sử dụng các loại thuốc như Confidor 100SL, Polytrin 440ND, Diazinon
Trang 2250ND, Lannate 40SP, Oncol 20ND hoặc dùng bẫy màu để bắt thành trùng Ở Thái Lan theo Talekar (1991) cho rằng dùng bẫy dính màu vàng hoặc màu trắng bắt thành trùng
bọ trĩ cho hiệu quả rất cao Cũng có thể phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp sinh học,
Cabinera (2004) có đề cập đến thiên địch ăn mồi Amblyseius sp., Orius minutus và nấm gây bệnh Entonmophthora sp có khả năng làm giảm mật số bọ trĩ
2.4 Một số đặc điểm hình thái của nhóm thiên địch bắt mồi trên cây khổ qua 2.4.1 Nhóm bọ rùa
2.5 Đặc điểm của các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm
Trang 23acetone, xylene, methylene, dichloride Tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ thủy phân trong môi trường kìm Không ăn mòn kim loại
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 250 mg/kg, LD50 qua da 160 mg/kg Độc với cá (LC50 = 2,0 – 2,8 g/l), độc với ong TGCL với rau ăn lá 7 ngày, rau ăn quả 3 ngày, bắp cải 14 ngày, hành 21 ngày
Tác động tiếp xúc và vị độc ngoài ra còn có tác dụng xua đuổi làm sâu biếng
ăn Phổ tác dụng rộng
Sử dụng phòng trừ sâu ăn lá, côn trùng chích hút và nhện cho nhiều loại cây trồng như sâu tơ, sâu xanh, rệp mềm hại rau, sâu xanh da láng, sâu khoang hại đậu, thuốc lá, sâu xanh, sâu hồng, bọ xít, rệp, nhện đỏ hại bông, bọ xít muỗi rầy xanh, bọ cánh tơ hại chè, sâu vẽ bùa, sâu đục quả, bọ xít hại cây ăn quả Ngoài ra thuốc được dùng trị ve, bét cho gia súc, trừ ruồi muỗi, trong nhà
Liều lượng sử dụng 50 – 100 g.a.i./ha Chế phẩm 25EC (250 g.ai./l) dùng 0,2 – 0,4 l/ha pha với 300 – 400 lít nước, phun cho rau màu, pha nước với nồng độ 0,05 – 0,1% phun ướt đều lên cây ăn quả
Có thể dùng hỗn hợp với chlorpyriphos (Nurelle D), với dimethoate, Endosulfan, Naled, Profenofos (Polytrin – P), Isoprocard (Metox) Ngoài ra, khi sử dụng có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác
2.5.2 Brightin 1,8EC
Hoạt chất: Abamectin
Tính chất: thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces
avermitilis Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 150 – 1550C, ít tan trong nước (0,01 mg/l), tan trong nhiều dung môi hữu cơ
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300mg/kg LD50 qua da > 1800mg/kg, dễ kích thích da và mắt, tương đối độc với cá, độc với ong TGCL 14 ngày
Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc Phổ tác dụng tương đối hẹp
Sử dụng: Phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, rầy, rệp, bọ phấn và nhện hại cà chua, các loại rau, cam, quýt và cây ăn quả khác
Chế phẩm Brightin 1,8EC dùng từ 0,6 – 1,2 l/ha, pha với nồng độ 0,15 – 0,3% phun đẫm lên cây
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
Trang 242.5.3 Fastac 5EC
Hoạt chất: Alpha - Cypermethrin
Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, điểm nóng chảy > 800C, không tan trong nước (<1mg/l ở 250C), tan trong các dung môi hữu cơ như Toluene, Chlorofrom, Xylene, Acetone Tương đối bền trong môi trường trung tính và chua, phân hủy trong môi trường kiềm và dưới tác dụng của ánh sáng
Nhóm độc II, LD50 qua miệng mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg Ít độc với cá, tương đối độc với ong TGCL với rau ăn lá 7 ngày, rau ăn quả 3 ngày, cây ăn quả 14 ngày, cây có dầu 35 ngày
Tác động tiếp xúc và vị độc Phổ tác dụng rộng
Sử dụng: Phòng trừ các loại sâu ăn lá và chích hút cho lúa, rau, màu, cây ăn quả
và cây công nghiệp như sâu cuốn lá, bọ trĩ, bọ xít, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, dòi đục lá, đục quả, rệp…
Liều lượng sử dụng cho lúa, rau, màu (đậu, bông, ngô…): Từ 10 - 20g.a.i/ha, tương đương 0,2 – 0,4 l/ha loại thành phẩm 5%, pha với 300 – 400 lít nước
Với cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, loại thành phẩm 5% pha nồng độ 0,05 – 0,1% phun ướt đều lên tán lá
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác, không pha chung với Bordeaux Để tăng hiệu lực trừ sâu, thường pha chung với các thuốc nhóm lân hữu cơ
2.5.4 Perkill 50EC
Hoạt chất: Permethrin
Nhóm hóa học: Pyrethroid
Tính chất:Thuốc kỹ thuật ở thể rắn hoặc lỏng, màu nâu vàng nhạt Thể rắn chảy
ở nhiệt độ 350C, điểm sôi 2200C ở áp suất 0,05 mmHg Tỷ trọng 1,190 – 1,272 ở 200C
ít tan trong nước (<1 ppm) tan trong nhiều dung môi hữu cơ như hexane (1 kg/l), xylene (1 kg/l), acetone, ether Tương đối bền trong môi trường acide, dễ thủy phân trong môi trường kiềm, không ăn mòn nhôm
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 430 mg/kg, LD50 qua da > 4000 mg/kg Độc xông hơi LC50 > 23,5 mg/l trong không khí Độc với ong, ít độc với cá TGCL 7 ngày với
Trang 25bắp cải, 4 ngày với cà chua, dưa chuột, 14 ngày với khoai tây và cây ăn quả, 28 ngày với ngô và 56 ngày với cây có dầu
Tác động tiếp xúc, vị độc, có tính xua đuổi côn trùng Phổ tác dụng rộng, có thể diệt cả trứng sâu
Sử dụng: Phòng trừ sâu tơ hại rau, sâu xanh, sâu khoang hại đậu phộng, bông, thuốc lá, sâu ăn lá hại cây ăn quả, rầy xanh hại chè, bọ trĩ, bọ xít, sâu cuốn lá lúa…
Liều lượng sử dụng: 50 – 150 g.a.i/ha Chế phẩm sữa 10% hoạt chất dùng 0,5 – 1,5 l/ha, pha nước nồng độ 0,1 – 0,2% Chế phẩm sữa 50% dùng 0,1 – 0,3 l/ha, pha nước nông độ 0,03 – 0,05% phun ướt đều lên cây
Thuốc còn dùng trừ ruồi, muỗi, gián, các ký sinh trùng gia súc, khử trùng kho, thời gian hiệu lực kéo dài hàng tháng
Khả năng hỗn hợp: có các dạng hỗn hợp với Dimethoate, với Thiram Khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác, không pha chung với thuốc
có tính kiềm cao như Bordeaux
2.6 Điều kiện tự nhiên của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng Campuchia và Lào Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Gia Lai.Thành phố Pleiku nằm trên độ cao trung bình 300 – 500 m, ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m
* Đặc điểm khí hậu và thời tiết từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012
Thành phố Pleiku – Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Thời tiết khí hậu là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của các loại cây trồng Đề tài đã được thực hiện tại thành phố Pleiku từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012, tức là vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa của năm Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn thành phố Pleiku trong 4 tháng từ tháng
3 đến tháng 6, nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng nhẹ từ tháng 3 (22,810C) đến
Trang 26tháng 6 (25,130C) do đây là những tháng mùa khô trong năm nhưng ở thành phố Pleiku bắt đầu mưa tù tháng 4 đến trở đi nên nhiệt độ trung bình không cao
Ẩm độ trung bình tăng mạnh từ tháng 3 đến tháng 6 do bắt đầu vào mùa mưa nên
ẩm độ tăng mạnh Ẩm độ trung bình thấp nhất là 75% (tháng 3), ẩm độ trung bình cao nhất là 89% (tháng 6)
Trong 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 thời tiết biến động bất thường,
từ tháng 3 đến tháng 6 lượng mưa bắt đầu tăng dần Lượng mưa tăng dần từ tháng 3 cho đến tháng 6, bắt đầu tăng mạnh nhất vào tháng 4 và cao nhất là tháng 6
Trang 27Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng canh tác khổ qua của nông dân tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
- Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây khổ qua
- Điều tra biến động mật số và mức độ gây hại của sâu hại và thiên địch bắt mồi phổ biến trên cây khổ qua
- Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu xanh hai vạch trắng trên cây khổ qua của một số loại thuốc hóa học
3.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
Vật liệu bao gồm cồn 70o, các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm (Sherpa 25EC, Brightin 1,8EC, Fastac 5EC, Perkill 50EC), giống khổ qua lấy từ nông dân vùng canh tác.
Dụng cụ thí nghiệm: khay đựng, túi nylon, kính lúp cầm tay, kim cúc, máy ảnh, hộp nhựa, lọ đựng mẫu, bình phun thuốc (bình phun tay 8 lít), một số tài liệu phân loại côn trùng và các dụng cụ vật liệu khác
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
* Phương pháp điều tra: Tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông dân về
quá trình canh tác của họ trên cây khổ qua tại địa phương bằng phiếu điều tra với số lượng 30 hộ (mẫu phiếu điều tra và danh sách các hộ nông dân điều tra được đính kèm phụ lục)
Trang 28* Chỉ tiêu ghi nhận:
-
- Diện tích trồng khổ qua và năng suất trung bình trên mỗi hộ điều tra
- Kỹ thuật canh tác đặc thù trên cây khổ qua của nông dân ở địa phương
- Tình hình sâu hại và biện pháp phòng trừ
- Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
3.4.2 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây khổ qua tại xã
An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
* Phương pháp điều tra
Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch được tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra của Lê Văn Trịnh (2002) Khu vực điều tra là các vùng trồng cây khổ qua ở thành phố Pleiku – Gia Lai
Tiến hành chọn những vườn trồng khổ qua đại diện của vùng, mỗi vườn có diện tích trên 500 m2 và có quy trình canh tác tiến bộ
Mỗi vườn điều tra theo 5 điểm chéo góc cuốn chiếu không lặp lại, mỗi điểm diện tích 1m dài theo hàng, tiến hành điều tra ngẫu nhiên 3 cây Điều tra ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây khổ qua
* Phương pháp thu thập mẫu và giám định mẫu
- Với sâu hại: Quan sát ghi nhận tất cả các loài sâu hại hiện diện trên vườn khổ qua
+ Đối với các loại sâu hại hoạt động chậm chạp: quan sát bằng mắt thường với những loài có kích thước lớn, những sâu hại mắt thường không nhìn thấy thì dùng kính lúp cầm tay, thu thập mẫu bằng tay
+ Đối với các loại thành trùng bay thì dùng vợt bắt Những mẫu chưa tới pha trưởng thành tiếp tục nuôi để có pha trưởng thành sau đó mới làm mẫu giám định Mẫu thu thập được ngâm trong cồn 700, phân nhóm gây hại và vị trí gây hại, bảo quản trong lọ đựng mẫu, dán nhãn và gửi về Bộ môn BVTV, trường Đại học Nông Lâm TP HCM để giám định
* Chỉ tiêu theo dõi
- Thành phần sâu hại, bộ phận bị hại
- Tần suất xuất hiện
- Tần suất xuất hiện (%) = (Số sâu hại xuất hiện/Tổng số điểm điều tra)* 100
Trang 29- Với thiên đich bắt mồi: Địa điểm và phương pháp điều tra tương tự như điều tra thành phần sâu hại và được tiến hành song song
Quan sát hoạt động bắt mồi và thu bắt tất cả các loài thiên địch bắt mồi (hay nghi là thiên địch ăn mồi) ở các điểm điều tra trên ruộng Khi không bắt gặp bắt mồi, nếu nghi ngờ là thiên địch thì kiểm tra lại theo phương pháp thử mồi khi bị đói
Chỉ tiêu ghi nhận: Thành phần thiên địch bắt mồi, pha cơ thể vật mồi bị ăn Định danh: Các mẫu được lưu giữ dán nhãn và gửi mẫu về Bộ môn BVTV, trường Đại học Nông lâm TP HCM để giám định
3.4.3 Điều tra biến động mật số của sâu hại và thiên địch bắt mồi phổ biến trên cây khổ qua
* Giống và ruộng điều tra: khổ qua trắng F1 Chiatai là giống đang trồng phổ biến tại địa phương trong vụ xuân hè ở Pleiku - Gia Lai Tiến hành chọn 3 ruộng được trồng theo tập quán canh tác của nông dân địa phương có cùng giai đoạn sinh trưởng phát triển, giống và thời vụ giống nhau Cố định ruộng điều tra, mỗi ruộng có diện tích ít nhất 500 m2
* Phương pháp điều tra
Trên mỗi ruộng điều tra cố định lấy 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 3 cây Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, tiến hành điều tra từ 7 ngày sau gieo cho đến cuối vụ
* Chỉ tiêu theo dõi
- Với sâu hại
+ Sâu khoang, sâu xanh trên một vườn chọn 5 điểm chéo góc, mỗi điểm chọn 2 cây tiến hành quan sát Khi cây còn nhỏ (7 NSG – 35 NSG) tiến hành điều tra trên toàn
bộ cây Khi cây lớn (35 – 84 NSG) tiến hành điều tra tầng giữa của cây, mỗi điểm điều tra 20 lá để tính mật số sâu non
- Khi cây còn nhỏ: MSTB (con/lá) = Tổng số sâu/Tổng số lá theo dõi
- Khi cây lớn: MSTB (con/lá) = Tổng số sâu thu được/Tổng số lá theo dõi
+ Đối với rầy xanh, ở giai đoạn cây con tiến hành điều tra trên toàn bộ cây Ở giai đoạn cây trưởng thành tiến hành chọn 15 lá ở 3 tầng của cây để điều tra
- MSTB (con/lá) = Tổng số rầy/Tổng số lá điều tra
Trang 30+ Với thiên địch bắt mồi trên một vườn chọn 5 điểm chéo góc, mỗi điểm chọn
2 cây tiến hành quan sát Khi cây còn nhỏ (7 NSG – 35 NSG) tiến hành điều tra trên toàn bộ cây Khi cây lớn (35 – 84 NSG) tiến hành điều tra từ tầng giữa đến chóp giàn, mỗi điểm điều tra 5 nhánh để tính mật số thiên địch
Khi cây còn nhỏ: MSTB (con/nhánh) = Tổng số con/Tổng số nhánh điều tra Khi cây lớn: MSTB (con/nhánh) = Tổng số con/Tổng số nhánh điều tra
3.4.4 Khảo sát hiệu lực trừ sâu xanh hai vạch trắng trên khổ qua của một số loại thuốc hóa học
* Các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm
NT Tên thương mại Tên hoạt chất Nồng độ
phun (%) Công ty sản xuất
1 Sherpa 25Ec Cypermethrin 0,08 TNHH Bayer Việt
Nghiệm thức 1 (NT1): Sherpa 25EC
Nghiệm thức 2 (NT2): Brightin 1,8EC
Nghiệm thức 3 (NT3): Fastac 5EC
Nghiệm thức 4 (NT4): Perkill 50EC
Nghiệm thức đối chứng (NTĐC): Phun nước lã
Trang 31* Điều kiện thí nghiệm: 7 ngày trước khi phun thuốc thí nghiệm không sử dụng các
loại thuốc trừ sâu
* Thời điểm và phương pháp phun:
Thuốc thí nghiệm được xử lý vào thời điểm cây có mật số sâu non sâu xanh hai vạch trắng 4,2 – 4,5 con/cây (42 NSG) Thời gian phun thuốc vào lúc chiều mát, thuốc được phun bằng bình phun tay 8 lít, phun thuốc ướt đều toàn bộ cây
* Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi
Mỗi nghiệm thức theo dõi cố định 5 điểm theo 2 đường chéo góc Mỗi điểm chọn cố định 1 cây để theo dõi
+ Mật độ sâu non sống (con/cây) = Tổng số sâu thu được/Tổng số cây theo dõi + Hiệu lực của thuốc tính theo công thức Henderson - Tilton
Q (%) = [1 – (Ta x Cb)/(Tb x Ca)]x 100 Trong đó
Q: Hiệu lực của thuốc (%)
Ta: Số sâu sống của nghiệm thức sau khi phun thuốc
Tb: Số sâu sống của nghiệm thức trước khi phun thuốc
Ca: Số sâu sống của nghiệm thức đối chứng sau khi phun thuốc
Cb: Số sâu sống của nghiệm thức đối chứng trước khi phun thuốc
+ Tỷ lệ lá bị hại (%) = (Tổng số lá bị hại/Tổng số lá điều tra) x 100
NT2
NT4
NT1
NT1NTĐC
NT2NT3
NT4NTĐC
NT2NT3NT1NTĐC
Trang 32* Mật số bọ rùa ở 1 NSP và 14 NSP thuốc thí nghiệm: Quan sát trên toàn bộ cây, đếm
số lượng bọ rùa để tính mật số bọ rùa (con/cây)
MSTB (con/cây) = Tổng số con quan sát được/Tổng số cây điều tra
3.5 Phương pháp xử lý số liệu:
Kết quả khảo sát hiệu lực thuốc và các chỉ tiêu khác được xử lý theo phương pháp ANOVA2 phần mềm MSTATC
Trang 33Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng canh tác cây khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2012
Qua thời gian điều tra từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010 về hiện trạng canh tác của 30 hộ trồng khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận được kết quả như sau:
4.1.1 Kỹ thuật canh tác cây khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2012
Kết quả điều tra thực trạng canh tác khổ qua của nông dân được thể hiện ở bảng 4.1 Kết quả từ bảng 4.1 cho thấy đa số nông dân trồng khổ qua có diện tích lớn hơn
300 m2 trở lên, rất ít hộ trồng với diện tích nhỏ Vì vậy vấn đề giống được đặc biệt quan tâm Tại đây, nông dân sử dụng ba giống khổ qua chính là nông hữu (36,7%), chiatai (43,3%) và một số ít sử dụng giống khổ qua đen (13,3%) Nông dân tại đây trồng theo liếp đôi, khoảng cách tùy theo cách bố trí giàn Chế độ tưới nước, vào đầu
vụ tưới 2 lần/ngày, càng về cuối vụ càng tưới ít hơn vì thời điểm cuối vụ lượng mưa sẽ tăng cao Trong một vụ, đa số nông dân tại đây chỉ làm cỏ 1 lần kết hợp với làm đất và bón lót Hoàn toàn giống với một số cây thuộc họ bầu bí, khổ qua cho trái hiệu quả là nhờ vào cách bón và lượng phân sử dụng Phần lớn nông dân đều bón hơn 3 lần/vụ (76,7%) nhằm tăng năng suất cây trồng Đa số nông dân ở đây bón ít nhất là 3 tấn phân hữu cơ/vụ, bên cạnh đó là sử dụng phân hóa học nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây Nhiều nông dân tại đây đã thấy được lợi ích của màng phủ nông nghiệp nên đã sử dụng nhiều hơn
Trang 34Bảng 4.1: Đặc điểm canh tác cây khổ qua tại xã An Phú và phường Thắng Lợi, thành
phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Trang 354.1.2 Nhận thức của nông dân về sâu hại và biện pháp phòng trừ tại xã An Phú
và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Kết quả điều tra nhận thức của nông dân về sâu hại và biện pháp phòng trừ
được trình bày ở bảng 4.2 và bảng 4.3
Bảng 4.2: Kết quả điều tra nhận thức của nông dân về sâu hại trên cây khổ qua tại xã
An Phú và phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
STT Tên các loài sâu hại nông dân
nhận biết
Số hộ nhận biết sâu hại
Tỷ lệ (%)
Qua bảng trên cho thấy, hầu hết nông dân đều hiểu biết khá tốt về các loài sâu
hại trên cây khổ qua Rệp mềm, bọ trĩ và ruồi đục trái là ba đối tượng được người dân
hiểu biết tốt nhất (100%), tuy nhiên đối tượng mà người dân lo ngại lại là sâu xanh hai
vạch trắng, sâu khoang và ruồi đục quả Mặc dù vậy, khi được hỏi đến, một số nông
dân vẫn không xác định rõ được đâu là sâu xanh và đâu là sâu khoang Chỉ có 76,6%
nông dân hiểu biết về sâu khoang và 86,7% có thể nhận biết được sâu xanh hai vạch
trắng Vì chưa biết có ảnh hưởng đến năng suất hay không nên bọ rùa ăn lá cũng
không được quan tâm, chỉ có 36,7% nông dân có thể nhận biết được loài này Sâu vẽ
bùa cũng chưa thấy rõ ảnh hưởng đến chất lượng trái nên người dân chỉ phòng trừ
chúng khi các loại sâu hại chính phát triển mạnh
Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây khổ qua được trình bày qua bảng 4.3
dưới đây:
Trang 36Bảng 4.3: Các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây khổ qua
từ 5 đến 10 ngày và thời gian cách ly cũng không được chú trọng Tuy nhiên, nông dân
đã có nhận thức tốt về công tác xử lý bao bì thuốc sau khi phun với 76,7% số hộ tiến hành thu dọn và đốt tập trung tại một địa điểm
4.1.3 Các loại thuốc nông dân sử dụng để phòng trừ sâu hại trên cây khổ qua
Kết quả điều tra các loại thuốc nông dân sử dụng để phòng trừ sâu hại trên cây khổ qua được trình bày ở bảng 4.4