BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN LẬP TÁC NHÂN VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC VÀ SINH HỌC ĐỐI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN LẬP TÁC NHÂN VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC VÀ SINH HỌC ĐỐI VỚI TÁC NHÂN
GÂY BỆNH VÀNG BẸ THANH LONG ( Hylocereus undatus Haw.)
Họ và tên sinh viên: HỒ THIÊN THAO Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2007 – 2011
Tháng 08/2011
Trang 2PHÂN LẬP TÁC NHÂN VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC VÀ SINH HỌC ĐỐI VỚI TÁC NHÂN
GÂY BỆNH VÀNG BẸ THANH LONG ( Hylocereus undatus Haw.)
Trang 3Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS Võ Thị Thu Oanh – người cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Em cũng xin cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Minh Châu – Viện trưởng Viện Cây Ăn Quả Miền Nam và ban lãnh đạo Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, kinh phí để thực hiện khóa luận
Đặc biệt em xin cảm ơn Ths Nguyễn Thành Hiếu và các anh chị ở Bộ môn Bảo
vệ Thực vật – Viện Cây Ăn Quả Miền Nam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp
Cuối cùng, xin cảm ơn tập thể lớp DH07BV, các bạn bè đã tạo điều kiện và luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như chia sẻ những vui buồn trong suốt thời gian học
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8/2011
HỒ THIÊN THAO
Trang 4TÓM TẮT
Sinh viên thực tập: Hồ Thiên Thao
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tác nhân và biện pháp phòng trừ hiện tượng
vàng bẹ thanh long (Hylocereus undatus Haw.) ”
Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Thu Oanh và Nguyễn Thành Hiếu
Đề tài thực hiện từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2011 tại tỉnh Tiền Giang
Nội dụng:
Nội dung 1: Xác định tác nhân gây bệnh vàng bẹ thanh long:
+ Thu thập mẫu, cấy mẫu, tơ nấm, hạch nấm, bào tử, v.v trên kính hiển vi, xác định tác nhân gây hại
+ Kiểm chứng tác nhân gây hiện tượng vàng bẹ theo quy trình Koch Theo dõi
sự phát triển của vết chủng bệnh Thí nghiệm được bố trí ngoài trại tại nhà lưới phòng Bảo Vệ Thực Vật, vườn tập đoàn giống thanh long của Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam
Nội dung 2: Xác định hiệu lực của một số loại thuốc hóa học, sinh học đối với
tác nhân gây bệnh vàng bẹ thanh long điều kiện Invitro
Nội dung 3: Khả năng đối kháng của Pseudomonas str8, Bacillus In,
Trichoderma, Bacillus TL trong điều kiện Invitro
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm đã ghi nhận được kết quả như sau:
- Xác định được tác nhân gây bệnh vàng bẹ thanh long là do nấm Curvularia
sp và Fusarium sp nên
- Khảo nghiệm đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hoá học đối với nấm
Curvularia sp trong điều kiện in vitro: Các nghiệm thức thuốc Man 80WP, Viroval
50BTN có hiệu lực cao (100%) ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm Ngoài ra, các nghiệm Daconil 75WP, Norshield 86.2WG, Super Cook 85WP có khả năng ức chế sự phát triển của nấm từ 70% đến 95%, nghiệm thức Biogreen 4.5 DD không có khả năng
ức chế nấm
- Khảo nghiệm đánh giá hiệu quả một số loại thuốc hoá học đối với nấm
Fusarium sp: Các nghiệm thức thuốc Nativo 750WG, Ridomil 68WP, Aliette 80WP
ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm Ngoài ra, các loại thuốc Funomyl 50WP,
Trang 5Phytocide 50WP, Amistar 250EC có mức hiệu quả trung bình và yếu hơn hai thuốc Amistar Top 1 và Score 250EC
- Thí nghiệm đánh giá hiệu quả đối kháng một số vi sinh có lợi, nghiệm thức
Trichoderma và Bacilus In có khả năng ức chế sự phát triển đường kính khuẩn ty của
nấm Curvularia sp và Fusarium sp Ngoài ra, Pseudomonas str8 và Bacillus TL có
khả năng ức chế nhưng rất yếu
Trang 6MỤC LỤC
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách các chữ viết tắt viii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình x
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài: 2
1.4 Giới hạn của đề tài 2
Chương 2 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về cây thanh long 3
2.1.1 Phân loại khoa học cây thanh long 3
2.1.2 Nguồn gốc 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học 4
2.2 Kỷ Thuật Trồng 6
2.2.1 Phạm vi áp dụng 6
2.2.2 Thiết kế vườn: 6
2.2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 7
2.3 Bệnh hại cây thanh long 11
2.4 Tổng quan về bệnh vàng bẹ thanh long 15
Trang 72.4.1 Triệu chứng bệnh vàng bẹ thanh long 15
2.4.2 Tác nhân gây bệnh 17
2.4.3 Những nghiên cứu ngoài nước nghiên cứu về nấm Curvularia sp và Fusarium sp 17
2.4.3 Những nghiên cứu trong nước 20
Chương 3 22
Vật liệu và phương pháp 22
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
3.2 Vật liệu nghiên cứu 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu 23
3.3.1 Phân lập tác nhân 23
3.3.2 Xác định hiệu quả phòng trừ bệnh bằng một số loại thuốc hóa học và sinh học trong phòng thí nghiệm 26
3.3.2.1 Đối với tác nhân là Curvularia sp 26
3.3.2.2 Đối với tác nhân Fusarium sp 27
3.3.3 Đánh giá khả năng đối kháng của một số tác nhân đối kháng đối với Curvularia sp và Fusarium sp 28
3.4 Phương pháp xử lí thống kê 30
Chương 4 30
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Kết quả phân lập tác nhân gây hại bệnh vàng bẹ thanh long 30
4.1.1 Mô tả đặt điểm các tác nhân phân lập được 31
4.1.2 Kiểm chứng tác nhân gây bệnh gây bệnh vàng bẹ thanh long 34
4.2 Kết quả phòng trừ bệnh bằng một số loại thuốc hóa học và sinh học trong phòng thí nghiệm 36
4.2.1 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sự phát triển của nấm Curvularia sp 36 4.2.2 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sự phát triển của nấm Fusarium sp 38
4.2.3 Nghiên cứu khả năng đối kháng một số vi sinh vật có lợi đối với Curvularia sp và Fusarium sp 40
Chương 5 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45
Trang 85.1 Kết luận 45
5.2 Đề nghị 45
Tài liệu tham khảo 46
Tiếng Việt 46
Tiếng Anh 49
Phụ lục
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long 5
Bảng 2.2 Thành phần bệnh gây hại trên thanh long ruột trắng qua điều tra tại Long An, Tiền Giang 11
Bảng 3.1 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm hiệu quả phòng trừ đối với tác nhân Curvularia sp 19
Bảng 3.2 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm hiệu quả phòng trừ đối với tác nhân Fusarium sp 21
Bảng 3.3 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm hiệu quả đối kháng đối với tác nhân Curvularia sp và Fusarium sp 21
Bảng 3.4 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm: 22
Bảng 4.1 Kết quả số lần các nấm xuất hiện khi cấy nấm 25
Bảng 4.2 Số vết bệnh chủng nhân tạo và số vết biểu hiện triệu chứng khi được chủng nhân tạo với nấm Curvularia sp ở điều kiện nhà lưới và ngoài trời 27
Bảng 4.3 Số vết chủng và số vết có dấu hiệu bệnh của nấm Curvularia sp được chủng ở nhà lưới và ngoài trời 28
Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh của Curvularia sp và Fusarium sp 28
Bảng 4.5 Hiệu lực một số thuốc hóa học và sinh học với nấm Curvularia sp 31
Bảng 4.6 Hiệu lực một số thuốc hóa học với nấm Fusarium sp 33
Bảng 4.7 Đối kháng của một số tác nhân sinh học với nấm Curvularia sp 34
Bảng 4.8 Đối kháng của một số tác nhân sinh học với nấm Fusarium sp 35
Bảng 4.9 Đường kính vết bệnh qua 3 lần xử lý thuốc được ghi nhận tại vườn ông Huỳnh Thanh Đảo, Xã Quơn Long,Chợ Gạo, Tiền Giang 36
Trang 11DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Bảng Trang
Biểu đồ 4.1 Đường kính khuẩn lạc nấm Curvularia sp qua các đợt theo dõi 30
Biểu đồ 4.2 Đường kính khuẩn lạc nấm Fusarium sp qua các đợt theo dõi 32
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình Trang
Hình 2.1 Triệu chứng bệnh vàng bẹ thanh long (bệnh mới xuất hiện) 13
Hình 2.2 Cành thanh long bị bệnh thu thập ở xã Quơn Long, Chợ Gạo, Tiền Giang 14
Hình 3.1 Bố trí thí nghiệm chủng nấm kiểm chứng tác nhân gây bệnh (nhà lưới Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Cây Ăn Quả Miền Nam) 19
Hình 3.2 Khoảng cách nấm và vi khuẩn trong thí nghiệm đối kháng 22
Hình 4.1 Bào tử nấm 2 tác nhân gây hại bệnh vàng bẹ thanh long quan sát dưới kính hiển vi quang học (40X) 26
Hình 4.2 Hình thái tác nhân được nuôi trong đĩa petri 27
Hình 4.3 Vết bệnh khi chủng nấm Curvularia sp vào trụ thanh long 29
Hình 4.4 Vết bệnh khi chủng nấm Fusatium sp vào trụ thanh long 29
Hình 4.5 Tính đối kháng của các tác nhân sinh học đối với nấm Curvularia sp (ghi nhận sau 7 ngày theo dõi) 31
Hình 4.6 Tính đối kháng của các tác nhân sinh học đối với nấm Fusarium sp (ghi nhận sau 7 ngày theo dõi) 32
Hình 4.7 Các nghiệm thức thuốc trong thí nghiệm với nấm Curvularia sp 35
Hình 4.8 Các nghiệm thức thuốc trong thí nghiệm với nấm Fusarium sp 36
Trang 13Việt Nam hiện nay là nước có diện tích trồng thanh long tương đối tập trung trên qui mô thương mại với diện tích ước lượng 16.000 ha, phần lớn tập trung tại tỉnh Bình Thuận ước tính khoảng 12.000 ha (Sở Nông Nghiệp và PTNT Bình Thuận, 2010), phần diện tích còn lại được canh tác ở Long An (1.200 ha), (Sở Nông Nghiệp
và PTNT Long An, 2010), Tiền Giang (1.800 ha), (Sở Nông Nghiệp và PTNT Tiền Giang, 2010), và rải rác ở một số nơi khác
Trong những năm gần đây, thanh long là một trong những cây ăn trái có nhu cầu lớn đối với việc xuất khẩu trái tươi Sản lượng thanh long xuất bình quân trong 3
năm (2007 – 2009) là 74.000 tấn chủ yếu ở Châu Á chiếm 85%, Châu Âu – Canada
15%, Mỹ và Nhật dưới 1% (Nguyễn Hữu Hưng và Nguyễn Hữu Đạt, 2010) Chính vì
có giá trị kinh tế cao nên nông dân ngày càng đầu tư cao vào cây thanh long và đã trở thành một trong những cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao Hiện tượng vàng bẹ thanh long xuất hiện rộng khắp ở các tỉnh trồng thanh long ở phía Nam và thường xuất hiện phổ biến vào mùa nắng và gây cháy cành ở phần đỉnh trụ thanh long
Hiện tượng này gây thiệt hại đáng kể đến khả năng sinh trưởng của cây trong mùa nắng đặc biệt đối với những vùng khô hạn thiếu nước tưới, tạo cơ hội cho những bệnh khác tấn công đồng thời ảnh hưởng đến khả năng ra hoa thanh long
Trang 14Trước thực trạng nêu trên, đề tài “PHÂN LẬP TÁC NHÂN VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU
LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC VÀ SINH HỌC ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY
BỆNH VÀNG BẸ THANH LONG ( Hylocereus undatus Haw.) đã được thực hiện nhằm xác định đúng tác nhân gây hiện tượng vàng bẹ và tìm ra các giải pháp tổng hợp hiệu quả,
an toàn môi sinh, giúp cho ngành sản xuất thanh long theo hướng bền vững là hết sức thiết thực và cấp bách
1.2 Mục đích của đề tài
Xác định tác nhân gây bệnh, đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và
sinh học đối với các tác nhân gây bệnh vàng bẹ thanh long phân lập được
1.3 Yêu cầu của đề tài:
– Thu thập, phân lập và xác định tác nhân gây bệnh
– Tìm ra một số loại thuốc hoá học, sinh học hữu hiệu trong quản lý bệnh vàng
bẹ thanh long
1.4 Giới hạn của đề tài
– Đề tài chỉ thực hiện đánh giá hiệu quả một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên diện hẹp ở tỉnh Tiền Giang
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây thanh long
2.1.1 Phân loại khoa học cây thanh long
Theo kết quả phân loại khoa học, cây thanh long có tên khoa học là Hylocereus
undatus Haw (Nguyễn Văn Kế, 2003) thuộc:
Họ (familia): Cactaceae
Loài (species): H undatus
Tên tiếng Anh: Dragon Fruit
2.1.2 Nguồn gốc
Cây thanh long có nguồn gốc chủ yếu từ các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới
Mỹ Latin, bao gồm cả Bắc, Trung và Nam Mỹ (Crane và Balerdi, 2005; Luders và McMahon, 2006); Riêng ở Châu Á có tên gọi là thanh long vì tai trái giống vảy của con rồng (Mizrahi và ctv, 2002) Thanh long được phát hiện đầu tiên ở Columbia và được người dân địa phương sử dụng phổ biến (Crane và Balerdi, 2005) Thanh long đã đưa vào trồng ở Việt Nam cách đây 100 năm (Luders & McMahon, 2006)
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Rễ cây: rễ thanh long không mọng nước nên nó không phải là nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn Thanh long có hai loại rễ là: địa sinh và khí sinh Rễ địa sinh phát triển từ phần lồi của gốc hom, sau khi đặt hom từ 10 – 20 ngày thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ và kích thước của chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt kích thước từ 1 – 2 cm Rễ địa sinh có nhiệm vụ bám vào
Trang 16đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây Rễ phân bố chủ yếu ở tầng mặt (0 – 15 cm)
Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây chống nhằm giúp cây leo lên giá đỡ Những rễ khí sinh năm gần đất sẽ đi dần xuống đất Khi đất khô rễ sợi sẽ chết đi, các rễ lớn hơn sẽ hoá bần làm giảm sự dẫn nước gần 10 lần để ngăn chặn sự mất nước thông qua rễ khi đất ẩm rễ mọc lại một cách dễ dàng (Phan Kim Hồng Phúc, 2002; Nguyễn Văn Kế, 2003)
Thân, cành: thân chứa nhiều nước có thể chịu hạn trong thời gian dài Cành thường có 3 cánh dẹp, xanh, hiếm khi có 4 cánh Ở các nước khác có thứ 3, 4, 5 cánh Tiết diện ngang cho thấy có 2 phần: bên ngoài là nhu mô chứa diệp lục, bên trong lõi cứng hình trụ Mỗi cánh chia làm nhiều thùy có chiều dài 3 – 4 cm Đáy mỗi thùy có
từ 3 – 5 gai ngắn Chúng sử dụng CO2 quang hợp theo hệ CAM (Crassulacean Acid Metabolism) cho các cây mọc ở sa mạc Mỗi năm cây cho từ 3 – 4 đợt cành, đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt cành thứ 2 và cứ như thế cành sắp sếp thành từng lớp trên đầu trụ Trong mùa ra cành khoảng thời gian giữa hai đợt cành từ 40 – 50 ngày Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi cây, cây một tuổi trung bình có khoảng 30 cành, 2 tuổi khoảng 70 cành, 3 tuổi khoảng 100 cành, 4 tuổi khoảng 120 cành, ở cây 5 – 6 tuổi cây chỉ duy trì khoảng 150 – 170 cành (Nguyễn Văn Kế, 2003)
Hoa: thanh long là cây ngày dài Cây ra hoa khi được chiếu sáng đủ Hoa lưỡng tính, rất to có chiều dài trung bình 25 – 35 cm, nhiều lá đài và cánh hoa dính thành ống, nhiều tiểu nhị và một nhụy cái dài 18 – 24 cm, đường kính 5 – 8 mm Hoa thường nở tập trung từ 20 – 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn Từ khi hoa nở đến tàn kéo dài độ 2 – 3 ngày, các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30% đến 40% về sau tỉ lệ này giảm dần khi gặp điều kiện thuận lợi
Quả và hạt: sau khi thụ phấn, bầu noãn sẽ phát triển thành quả mọng Trong 10 ngày đầu tốc độ phát triển tương đối chậm, sau đó gia tăng nhanh cả về kích thước lẫn trọng lượng Thời gian từ khi hoa thụ phấn đến khi thu hoạch chỉ từ 25 – 35 ngày Quả thanh long hình bầu dục, có nhiều tai xanh (do phiến hoa con lại), đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc mũi” Khi con non quả màu xanh, lúc chín chuyển sang màu đỏ đậm (Nguyễn Văn Kế, 1997; Trịnh Thị Cảnh, 1997)
Trang 17Thành phần dinh dưỡng của quả thanh long:
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long
Thành Phần Hàm lượng
(mg/100 gr thịt trái) Thành Phần
Hàm lượng (mg/100 gr thịt trái)
Protein 1,10 Niacin 2,80
Fructose 3,20 Calcium 10,2 Sorbitol 32,7 Sắt 6,07 Carbohydrat 11,2 Magnesium 38,9 Chất xơ 1,34 Phospho 27,5 Tro 0,56 Kali 27,2
(Nguồn: Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam, 2007)
Sau một năm trồng thì cây bắt đầu cho trái bói, các năm 3, 4, 5 là những năm
có năng suất cao Nếu cây được chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi sẽ làm năng suất cao
và ổn định nhiều năm (Vũ Công Hậu, 1996; Phan Kim Hồng Phúc, 2002)
2.2 Kỷ Thuật Trồng
2.2.1 Phạm vi áp dụng
– Yêu cầu sinh thái: Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi
nhưng không chịu được giá lạnh, được trồng ở những vùng nóng Một số loài chịu
được nhiệt độ từ 50oC đến 55oC, thích hợp trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng
mạnh, khi bị che nắng cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả (Nguyễn Văn Kế, 2003; Mai Văn
Quyền và ctv, 2005)
– Yêu cầu đất đai: Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám
bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất latosol (Đồng Nai) , có khả năng
thích ứng độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng chịu đựng độ mặn kém Yêu cầu chung
là tầng canh tác phải dày khoảng 30 – 50 cm và có nhiều chất hữu cơ Đất cần có hệ
thống kênh, mương để tưới và tiêu nước nhanh chóng, thuận lợi (Nguyễn Văn Kế,
2003; Trung tâm khuyến nông Long An, 2009)
2.2.2 Thiết kế vườn:
Trang 18Theo Viện cây ăn quả miền Nam, (2009) kỹ thuật trồng thanh long xuất khẩu được thực hiện như sau:
– Chuẩn bị đất trồng
thiết kế theo hướng Bắc – Nam và trồng cây theo kiểu nanh sấu (giữa các hàng thì cây của hàng kế tiếp phải trồng so le) nhằm tận dụng cao nhất ánh sáng mặt trời của hướng Đông – Tây giúp tăng năng suất thanh long
suối hoặc nước ngầm để tưới cho cây vào mùa nắng
nên trồng cây chắn gió, có thể trồng các loại cây như: mít, dừa, trồng thẳng góc với hướng gió để làm giảm thiệt hại của gió bão đến cây thanh long
măng cốt sắt, trụ gạch hoặc trụ gỗ Nếu dùng trụ gỗ nên dùng các loại gỗ tốt, chịu được nắng mưa, lâu mục Tuy nhiên, sử dụng trụ gỗ dễ dẫn tới hiện tượng phá rừng, vì vậy trụ xi măng cốt sắt hay trụ gạch đang được khuyến cáo hiện nay, trụ có cạnh
măng phần chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,5 m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài
nhiệt mạnh dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hoặc bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt của trụ
nhiên, cần bảo đảm cho thanh long nhận đầy đủ ánh sáng
2.2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
Trang 19– Thời vụ trồng: Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà chọn thời vụ trồng thích hợp:
là giai đoạn tỉa cành sau khi thu hoạch, các vùng đất thấp thì mùa này tránh được nguy
cơ ngập úng Tuy nhiên, phải đảm bảo có đủ nước tưới cho cây vào mùa nắng
hiện trồng phổ biến và đang xuất khẩu trên thị trường là thanh long ruột trắng, chúng
có khả sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ở Việt Nam, cho năng suất cao,
tiêu chuẩn sau:
hạn chế thối cành
chỉ để lại lõi cành giúp cành nhanh ra rễ và tránh thối gốc Cành được giâm nơi thoáng
Trang 20– Tưới nước: Tuy thanh long là cây chịu hạn tốt, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và giảm năng suất Biểu hiện của sự thiếu nước là: cành mới hình thành ít, cành phát triển rất chậm, cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng, tỉ lệ rụng hoa ở các đợt ra hoa đầu tiên cao >80%, quả bé Do
đó, cần tưới nước thường xuyên cho cây, tùy theo ẩm độ đất mà chu kỳ tưới cho cây
có thể thay đổi 1 – 7 ngày/lần
phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể
– Tỉa cành và tạo tán:
cành nhánh thứ cấp, giúp cây sinh trưởng mạnh, thông thoáng, ít bị sâu bệnh tấn công Cây có dạng hình tròn đều sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài
dưỡng
triển tốt, áp sát cây trụ
cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột, cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, các cành nằm khuất trong tán không nhận
nhanh cho quả
của sâu bệnh, trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ gốc và xung quanh gốc thanh long Trong vườn có thể dùng máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc diệt cỏ (các loại thuốc đã được cho phép sử dụng trên thị trường)
Mực nước trong mương quá cao có thể gây úng và thối rễ thanh long Vì vậy,
ra tự nhiên để rửa phèn, mặn
Trang 21– Vét bùn bồi líp (áp dụng cho vùng ĐBSCL): Vét bùn bồi líp đưa phù sa lắng
tụ trong vườn lên mặt líp nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây Tháng vét bùn
cho cây khác nhau:
trưởng và phát triển của cây mà cung cấp phân cho cây mục đích tạo điều kiện tối hảo cho cây khỏe, phát triển tốt và cho năng suất cao sau này
+ Giai đoạn kinh doanh: từ năm thứ 3 trở đi
1,0 kg/trụ phân hữu cơ sinh học
Lần 3: (nuôi trái) bón 0,5 – 1,0 kg phân hữu cơ sinh học
Liều lượng bón:
KCl
Đối với vườn thanh long từ 5 năm tuổi trở lên, bón lượng phân là: 750 g N +
kg KCl
Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang
sáng trong ngày >12 giờ (ngày dài) Vì vậy, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt
vụ mà số đêm chiếu sáng và thời gian chiếu sáng thay đổi, số giờ chiếu sáng trong
Trang 22ngày càng ngắn và thời tiết càng lạnh thì thời gian chiếu đèn và số giờ đốt đèn trong
nhu cầu quả trên thị trường mà nhà vườn quyết định thời gian xử lý ra hoa Loại bóng
nhất từ bóng đèn đến cành thanh long là 0,5 – 1,0 m
và không bị che khuất trong bóng mát
+ Bao quả: nhằm tạo quả thanh long có màu sắc đẹp, ngăn ngừa vết chích hút của côn trùng, có thể dùng bao ni lon để bao quả thanh long
rụng Nếu cánh hoa chưa rụng thì cần tỉa bỏ cánh hoa khi bao quả
cách gốc bao 2 cm, cắt sâu vào trong bao khoảng 2 cm, mục đích cho hơi nước thoát ra khi quả hô hấp, dùng dây thun cột miệng bao dính vào cành thanh long
(2009) khuyến cáo:
Thanh long nên thu hoạch trong thời gian 30 – 32 ngày sau khi n ở hoa để quả
có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn
+ Thu hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào quả làm tăng nhiệt độ trong quả, mất nước nhanh ảnh hưởng đến chất lượng
và thời gian bảo quản
+ Hái quả bằng kéo cắt tỉa cành sắc bén, khi cắt quả xong cho vào giỏ nhựa, để trong mát, vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn
Trang 23+ Không chất quả quá đầy giỏ khi vận chuyển, bao lót kỹ, che phủ mặt giỏ bằng giấy, lá, tránh ánh nắng chiếu và tổn thương khi va chạm
Tiêu chuẩn Thanh long xuất khẩu
Trọng lượng trái :
+ Thị trường Châu Âu 250 – 300 gram/trái
+ Thị trường Singapore 300 – 500 gram/trái
+ Thị trường Hồng Kông > 400 gram/trái
– Trái còn nguyên vẹn, không bị trầy xước, vết đốm ( do nắng hoặc bệnh ) – Trái có hình dạng đẹp, vỏ láng có màu đỏ đều trên 70%, khoang mũi sâu 1,5
cm và trái không có mũi nào lồi lên
– Tai thẳng, cứng, xanh, dài >1,5 cm
– Thịt trái có màu trắng và cứng, hạt đen
2.3 Bệnh hại cây thanh long
Theo Nguyễn Văn Hòa (2006) trên thanh long có khoảng 10 loại bệnh gây hại, phổ biến nhất là bệnh thán thư và bệnh thối cành, nấm bồ hóng còn những bệnh không gây hại nghiêm trọng
Trang 24Bảng 2.2 Thành phần bệnh gây hại trên thanh long ruột trắng qua điều tra tại Long An,
1 Thán thư Colletotrichum
3 Thối cành Alternaria sp., bacteria Cành
Cuối mùa nắng, đầu mùa mưa
++
Ghi chú: + mức độ bệnh thấp, ++ mức độ bệnh trung bình, +++ mức độ bệnh khá phổ biến
– Bệnh thối cành (thối bẹ): thân cành bị thối mềm có màu vàng nâu, vết thối
thường bắt đầu từ ngọn xuống Phân lập từ vết bệnh ghi nhận được 2 loại nấm ký sinh
là Alternaria sp và Fusarium sp Ngoài ra cũng ghi nhận được có vi khuẩn ở vùng
bệnh
– Bệnh đốm nâu: bệnh này do Glocosporium agve và Ascochyta sp gây ra
thường gặp trên cành, bệnh xuất hiện rải rác trong năm không gây thiệt hại nghiêm
trọng cho cây Tuy nhiên nếu bệnh xuất hiện nhiều, các vết bệnh có thể liên kết với
nhau làm hư lớp biểu bì của cành cây, có khi cành bị hư hại chỉ còn lại phần lõi
– Bệnh đốm đen trái (Bipolaris sp.): bệnh thường xuất hiện trên nụ, hoa; đặc
biệt trong mùa mưa bệnh tấn công nặng lúc hoa nở Trong trường hợp nghiêm trọng,
bệnh có thể làm bông không thể nở hoa được Ban đầu, vết bệnh chỉ xuất hiện những
Trang 25chấm đen nhỏ, sau đó phát triển thành những mảng to, liên kết lại với nhau làm đen cả bông Bên trên vết bệnh hình thành một lớp bào tử mịn, màu đen Bệnh rất dễ lây lan
từ bông này sang bông khác trên cùng một trụ hoặc từ trụ này sang trụ khác, hoặc vườn này sang vườn đặc biệt trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều trong và sau thời gian hoa nở Nếu không có biện pháp phòng trừ thích hợp bệnh sẽ tấn công lên tai trái gây tì vết làm giảm chất lượng thương phẩm
– Bệnh xì mủ trái thanh long: bệnh thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn sau khi hoa nở (2 – 3 ngày sau khi phát hoa héo) và ở giai đoạn trái non Bệnh phát sinh rất nhanh chóng nhất là trong điều kiện ẩm độ cao và mưa thường xuyên Triệu chứng ban đầu là trái sẽ bị thối nhũn, bên trên vết bệnh có xuất hiện tơ nấm màu đen, và rất nhanh chóng lan rộng rộng ra làm thối cả trái Bệnh chỉ phát sinh nặng trong khoảng hai năm trở lại đây và gây thiệt hại năng suất khoảng 5 – 10%, đặc biệt gây hại trên giống thanh long ruột đỏ
2.4 Tổng quan về bệnh vàng bẹ thanh long
2.4.1 Triệu chứng bệnh vàng bẹ thanh long
Triệu chứng ban đầu trên thân cành xuất hiện các đốm vàng sau chuyển sang màu nâu rồi thối, vết bệnh thường xuất hiện từ giữa cành Vết bệnh lúc đầu nhỏ, tròn
và có màu nâu nhạt về sau vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng rõ rệt, tạo thành một lớp màng mỏng màu xám tro hơi nhám,trên đó có nhiều hạt nhỏ màu đen là các ổ bào tử nấm Xuất hiện các dây phần trên đỉnh của trụ, dây ban đầu có màu xanh thời gian chuyển vàng nhạt, nặng hơn bẹ có thể bị thối nhũn
Trang 26Hình 2.1 Triệu chứng bệnh vàng bẹ thanh long (bệnh mới xuất hiện)
Hình 2.2 Cành thanh long bị bệnh thu thập ở xã Quơn Long, Chợ Gạo,
Tiền Giang
Trang 272.4.2 Tác nhân gây bệnh
Một nghiên cứu trước đã xác định bệnh vàng bẹ do nấm Curvularia lunata gây
ra (M Masratul Hawa, B Salleh và Z Latiffah, 2009) Theo Nguyễn Văn Hòa khoảng thời gian từ tháng 6 – 8 cành thanh long có triệu chứng bị vàng thời gian sau bị thối, tác nhân gây hại
số cây ngũ cốc như lúa mạch, kê,… Nghiên cứu còn cho thấy Curvularia lunata làm
biến màu hạt giống, làm hoại tử nội nhũ dẫn đến hạt giống mất khả năng nảy mầm của hạt giống Ngoài ra, một số nghiên cứu ở Châu Á cũng tìm thấy được những triệu chứng bệnh do nấm Curvularia gây ra trên thực vật như cháy lá, đốm lá, thối rễ, tổn thương hạt giống thối nội nhũ, hạt giống bị đổi màu (Rashid, 2001; Parimelazhagan và Francis, 1999; Kim- Jisoo và Lee-DuHyung, 1998;Sisterna and Bello, 1998)
Theo Farr et al (1989) có hơn 60 loài thuộc chi Curvularia gây hại trên một
phạm vi rộng, nấm tấn công lên cỏ là chủ yếu, còn tấn công các hạt ngũ cốc nhỏ
Năm 1970, Benoit và Mathur đã nghiên cứu và có kết luận có 12 loài
Curvularia sp xuất hiện trên cây lúa dại C eagrotidis, C intermedia, C siddiquii, C oryzae, C lunata, C geniculata, C inequalis, C ucinata, C cymbopogonis, C clavata, C trifolii, C pallescens Và tác giả cũng cho biết loài Curvularia là nguyên
nhân gây ra các triệu chứng bệnh đốm lá, cháy lá, thối rễ trên thực vật
Theo ghi nhận của Howard F Schwartz và David H Gent (2005), bệnh đốm lá trên cây lúa mì và một số loài cỏ khác, tác nhân gây hại là nấm Curvularia sp., triệu
chứng bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng – nâu phát triển vết bệnh theo chiều dài, phần giữa của vết bệnh chuyển thành màu nâu, phía ngoài màu vàng vẫn là chủ yếu Theo nghiên cứu còn đề xuất một số biện pháp phòng trừ thường xuyên luân canh cây trồng, vệ sinh các tàn dư của vụ trước, kiểm soát cỏ dại… sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh
Trang 28Tại Trung Quốc nấm Curvularia affinis gây hại cỏ các sân golf, mẫu bệnh được
cấy vào môt trường Acidified Potato Dextrose agar (PDA; 3% acetic acid) Nấm được
mô tả kích thước bào từ từ 11- 25 μm, có 4 vách ngăn, bào tử có dạng hình cong
Fusarium gây héo, chết rễ cây, chồi kém phát triển và làm cho cây bị thấp, là
bệnh quan trọng ở nhiều nước Ngoài ra, khi nhiễm Fusarium làm hạt có thể nhỏ và
nhẹ hơn, giảm năng suất trung bình của cây lên tới 59% (Sincla-ir và Backman, 1989)
và bị ngộ độc do Fusarium (Fusariosis) đã được báo cáo ở Mỹ vào năm 1917 (Cronwell, 1917) Phân lập từ cây bệnh thu được Fusarium avenaceum, F equiseti, F
oxysporum có khả năng gây bệnh nhiều nhất (Jasnic và ctv, 2005)
Theo S Vitale (2011), Fusarium sp là một chi lớn trên dưới 78 loài nấm khác
nhau trong đó bao gồm các tác nhân gây bệnh thực vật, hoại sinh, nội sinh,… Có hơn
180 ký chủ bao gồm cây rau quả và thân gỗ, nhiều báo cáo trước đây cho biết
Fusarium lateritium là tác nhân gây vết thương cho các nấm bệnh khác tấn công
Ở Iran, có rất nhiều nghiên cứu cho ra rằng bệnh héo gây ra bởi tác nhân
Fusarium lateritium trên một loại đậu và được cho là căn nguy hiểm cho ngành trồng
đậu Iran Nấm tấn công trực tiếp hay gián tiếp qua vết thương do tuyến trùng tạo ra hay vết cắn côn trùng Triệu chứng biểu hiện điển hình là cây bị vàng lá hay gân mạch chính đổi màu đỏ (Mossahebi, 1968)
Năm 2010, tại Congo bệnh héo rũ cà phê đã tán phá một diện tích lớn sản xuất
cà phê của nước này Nghiên cứu đã phân lập được Fusarium là tác nhân chính gây ra
bệnh này (Tshilenge, 2010)
Theo Saleem B và Kandasamy U (2002), vi khuẩn Bacillus dòng BC 131 có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Curvularia lunata Thí nghiệm còn cho thấy trong điều kiện bình thường Bacillus kiềm hãm 60% sự phát triển của nấm
Vi khuẩn B subtilis SR/B-16 được phân lập và đánh giá khả năng đối kháng đối với Curvularia gudauskasii trong điều kiện in vitro với hiệu quả đối kháng 71%
Ngoài ra, khi tiến hành quan sát kỹ thuật tấn công vi khuẩn đối với nấm bệnh dưới kính hiển vi cho thấy sợi nấm sau bị tấn công bị phồng lên, tế bào chất không bình thường và sẽ không tạo được bào tử Do đó, dòng vi khuẩn này được phát triển thành
chế phẩm sinh học và ứng dụng rộng rãi trong phòng trừ nấm C gudauskasii trên mía
đường (Raton và ctv, 2011)
Trang 29Theo Ferriera và ctv, 1991 đã dùng Bacillus subtilis làm tác nhân sinh học đối kháng với nấm Fusarium lateritium Ngồi ra, nấm Trichoderma là tác nhân sinh học đối kháng với nấm Fusarium lateritium đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu trước
đây (Hunt và ctv 2001, John và ctv, 2004, John và ctv, 2005)
Theo Michereff và ctv (1995) đã sử dụng 10 dịng Trichoderma để khảo sát khả năng đối kháng bệnh đốm lá (C eragrostidis) trên cây khoai mỡ trong điều kiện nhà lưới Kết quả đánh giá cho thấy tất cả các dịng Trichoderma khảo sát đều mang lại
hiệu quả kiễm sốt bệnh khá cao khoảng 75% Ngồi ra, cũng theo nhĩm tác giả trên
thì khi chủng đồng thời cả tác nhân và Trichoderma sẽ cho kết quả kiễm sốt bệnh là
cao nhất
Vào thập niên 1990, cĩ rất nhiều dịng Pseudomonas đã được chấp nhận nĩ và đưa vào sử dụng rộng rãi để phịng trừ bệnh cây trong lĩnh lực nơng nghiệp Mỹ dưới
hình thức thuốc trừ bệnh sinh học Pseudomonas fluorescens CHAO đã được sử dụng
thành cơng để ngăn chặn bênh thối rễ trên cà chưa, chết cây con trên dưa leo (Stockwell và Stack, 2007
Nghiên cứu Karnwal (2011) đã khảo sát khả năng đối kháng 50 dịng vi khuẩn
Pseudomonas được phân lập ở nhiều vùng đất khác nhau đối với C lunata, F oxysporium, Alternaria padwickii và Rhizoctonia solani trên Oryza sativa L Kết quả nghiên cứu cho thấy
cĩ 15 dịng vi khuẩn đã được chứng minh cĩ khả năng đối kháng với loại nấm bệnh kể trên
Thammarattanaphong và ctv (2005) sử dụng thuốc trừ bệnh lưu dẫn Bion
(acibenzolar-S-methyl) để phun nhằm kiễm sốt Alternaria brassicicola trên nhiều giống cây Brassica chinensis Khi phun Bion với liều lượng 0,05g/l đã làm giảm
đáng kễ mức độ bệnh đốm lá khi so với đối chứng Ngồi ra, nhĩm tác giả trên cũng phân tích sự hiện 2 enzyme polyphenol oxidase (catechol oxidase) và peroxidase sau
khi phun cho thấy cĩ sự gia tăng trên những giống mẫn cảm với A brassicicola
Eser và Bennett (2002) khuyến cáo rằng để ngăn chặn hiệu quả bệnh do nấm
Fusarium spp gây ra cĩ thể sử dụng Benomyl cũng như các Benzimidazole
(Carbendazim, Thiabendazole, Thiophanate) Manner (1993), cho rằng sự kết hợp Bencimidazoles và Methyl benzimidazol carbamate như một loại thuốc để diệt nấm cĩ
hệ thống Và cũng theo tác giả, một số thuốc hữu cơ được sử dụng để diệt nấm bao gồm Metalaxyl, Diazoben, Pentachloronitrobenzene, Ethazol, Captan và Chloroned
Trang 30làm giảm thiệt hại đáng kể nên được sử dụng rộng rãi trên các cây trồng có giá trị cao Theo Ben Yephet và ctv (1994), các hợp chất này cản trở phân chia nhân và ức chế nguyên phân Ngoài ra, các loại thuốc trị nấm này được sử dụng để khử trùng đất một
phần nhằm kiểm soát bệnh do Fusarium spp tuy nhiên chúng có thể không mang lại
hiệu quả như mong muốn (Eser và Bennett, 2002)
Theo Mamza và ctv (2008), đã tiến hành thí nghiệm thuốc đối với nấm F
pallidoroseum, với 3 loại hoạt chất là Benomyl, Benomyl + Thiram and Tricyclazole
với 3 mức nồng độ khác nhau 0,5 mg a.i/ml, 1 mg a.i/ml, 1,5 mg a.i/ml Cả ba nghiệm thức này đều ức chế hoàn toàn sự phát triển của sợi nấm ở cả 3 mức nồng độ
2.4.3 Những nghiên cứu trong nước
Hiện tại chưa có tài liệu nào công bố chính thức về việc nghiên cứu sử dụng thuốc hoá học trong việc phòng trừ bệnh vàng bẹ thanh long Theo tài liệu tập huấn kỹ thuật của Viện CAQMN thì đối với bệnh vàng bẹ có thể sử dụng một số loại thuốc gốc đồng như: Coc 85, Norshield,…có thể phòng ngừa hiện tượng này
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2004), tác nhân gây bệnh thối rễ mãng cầu là do
nấm Fusarium solani gây ra và ở mức độ phổ biến trung bình Biện pháp phòng trừ
bệnh thối rễ bằng cách khi phát hiện cây vừa bị bệnh thì tiến hành rải vôi, tưới quanh gốc bằng các thuốc gốc đồng, Benomyl…trong trường hợp cây bệnh nặng thì tiến hành đốn bỏ, đào và nhặt hết rễ
Nguyễn Văn Tuất và ctv (2006) đã mô tả 3 cơ chế tác động của nấm
Trichoderma đối kháng với vi sinh vật gây bệnh ở cây Tác giả cũng nêu tác dụng của
chế phẩm kháng sinh Ditacin có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces sp và chế phẩm nấm đối kháng Kentamium trừ bệnh hại cây trồng
Đặng Thùy Linh và Nguyễn Văn Hoà (2004) đã sử dụng chế phẩm nấm
Trichoderma trộn chung với phân hữu cơ (tỉ lệ 1:100) để phòng trừ bệnh hại trong đất
trên cây sầu riêng, cây nhãn và cây cam sành, kết hợp với biện pháp canh tác và bón hai lần trong năm (trước và sau mùa mưa) cho kết quả phòng trừ bệnh tốt Trường hợp bệnh trong vườn đã bộc phát nặng nên tưới thuốc hoá học trước 2 – 3 lần để giảm thiểu mật số mầm bệnh trong đất cũng như chặn đứng bệnh bọc phát trước sau đó 20 –
30 ngày mới sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma kết hợp phân hữu cơ
Trang 31Nhiều nơi đang sử dụng chế phẩm EM (effective micro – organism) đưa vào đất nhằm làm phong phú hệ sinh vật của đất, tuy nhiên biện pháp này sẽ kém hiệu quả nếu chúng ta không tăng cường bón phân hữu cơ để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho chúng Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2004) bón phân hữu cơ đã làm tăng chủng loại và
số lượng vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn khoáng hóa, xạ khuẩn và các loài nấm có ích rất
rõ rệt Theo Mai Văn Trị và Nguyễn Thúy Bình (2003) bón phân hữu cơ vi sinh đã làm
tăng hoạt động của vi sinh vật đối kháng Actimomyces dẫn đến ngăn chặn sự phát triển của nấm Phythophthpra palmivora làm giảm tỉ lệ bệnh trên vườn sầu riêng
Theo Nguyễn Ngọc Anh Thư và ctv (2005), khảo sát tính kháng của các dòng
nấm Fusarium phân lập trên cây có múi được đối với một số loại thuốc hóa học và nấm đối kháng Trichoderma nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận:
+ Cả 3 dòng nấm Fusarium spp đều không phát triển được trên môi trường có
chứa thuốc Bendazol và Ridomil, tuy nhiên cả 3 dòng nấm đều mọc được trên môi
trường có chưa thuốc Nustar và nấm đối kháng Trichoderma nhưng rất thấp so với đối
chứng
+ Cả 3 loại thuốc (Nustar, Bendazol, Ridomil) và nấm đối kháng Trichoderma đều ngăn cản được sự phát triển của đại bào tử và tiểu bào tử của nấm Fusarium
Cũng với việc sử dụng vi sinh vật trong phòng trị bệnh Lê Thị Thanh Thủy và
ctv (2008) đã nghiên cứu và sử dụng Bacilus và Lactic trong phòng trừ bệnh héo xanh
do vi khuẩn Ralstonia solanacerum và bệnh héo vàng do nấm F oxysporium gây ra
cho thấy cho thấy làm giảm đáng kể từ 95 – 100% xuống 10 – 15% (héo xanh) và 80 – 90% xuống 10 – 20% (héo vàng) Theo Nguyễn Thị Kim Cúc và Phạm Việt Cường
(2003) đã nghiên cứu và ứng dụng vi khuẩn Enterbacteriaceae trong phòng trừ nấm đất F oxysprorium, một loài nấm có phạm vi ký chủ rộng, thích ứng tốt với sự thay
đổi điều kiện sống
Thí nghiệm về thời gian xử lý nhiệt và mức độ bệnh, tiến hành trên quả thanh long ruột trắng Long An, có cùng độ chín, trọng lượng 300 g /qủa, bị bệnh đốm do
nấm Fusarium lateritium gây ra (Trần Thị Việt Hà, 2004)
Trang 32Chương 3 Vật liệu và phương pháp
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
– Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 06/ 2011
– Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Cây Ăn Quả Miền Nam và xã Qươn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
3.2 Vật liệu nghiên cứu
– Vật liệu: mẫu cành thanh long nhiễm bệnh, vườn thanh long bị bệnh, nấm
Curvularia sp., Fusarium sp., thuốc bảo vệ thực vật (Super Cook 85WP, Norshield
86.2WG, Man 80WP, Daconil 75WP, Viroval 50BTN, , Ridomil 68WP, Nativo
750WG, Score 250EC, Phytocide 50WP, Amistar Top 1, Amistar 250 SC, Aliette
Thành phần môi trường PDA:
Môi trường PDA :
Khoai tây 200 g
Trang 33Dextrose 20 – 25 g
Nước cất 1000 ml Chuẩn bị môi trường: khoai tây gọt sạch vỏ, rửa sạch Cân 200 gr khoai tây, cắt nhỏ thành từng lát mỏng cho vào cốc thuỷ tinh có sẵn 500 ml nước cất vô trùng và nấu chín khoai tây bằng nồi cách thuỷ Sau đó lọc bã khoai tây bằng vải lược Thêm nước cất vừa đủ vào dung dịch khoai tây nếu lượng nước lọc không đủ 1 lít Rót nước trích khoai tây vào bình tam giác 400 ml đã chứa sẵn 8 g đường và 6 g agar, dùng bông không thấm nước đậy chặt miệng chai, dùng giấy nhôm bịt kín bên ngoài, dùng thung cột chặt Cho bình tam giác vào nồi hấp áp suất ở 1 atm, nhiệt độ 121,40C trong
15 – 20 phút Để môi trường nguội (khoảng 40 – 500C) thì tiến hành đổ 20ml vào đĩa petri đã được hấp khử trùng từ trước Việc đổ môi trường được tiến hành trong điều kiện môi trường vô khuẩn (thực hiện trong tủ cấy vi sinh)
+ Đặt đĩa cấy ở nhiệt độ khoảng 250C Kiểm tra đĩa cấy hằng ngày, khi các tản nấm phát triển thì tiến hành cấy chuyền sang môi trường PDA (Agrios, 2005)
Phương pháp giám định tác nhân quan sát tơ nấm, hạch nấm, bào tử, v.v trên kính hiển vi với độ phóng đại 40X và 100X hay kính hiển vi huỳnh quang theo phương pháp của Nguyễn Văn Tuất (1997) và bảng phân loại nấm/ vi khuẩn (Burgess
và ctv , 2004; Donalt và ctv, 2005; Salle, 2000)
Chỉ tiêu theo dõi: Quan sát đặc điểm phát triển của khuẩn lạc, bào tử nấm,… dưới kính hiển vi đồng thời kết hợp với các tài liệu đã nghiên cứu về hình thái trước đây để xác định tên loài nấm (Barnett và Hunter, 1998)
* Kiểm chứng
Trang 34Tiến hành thực hiện nghiên cứu kiểm chứng tác nhân gây hiện tượng vàng bẹ theo quy trình Koch như mô tả của Agrios (2005)
Các bước của qui trình chủng nấm ngoài nhà lưới và ngoài
+ Chuẩn bị nấm
+ Lau cành thanh long bằng cồn 70%
+ Chọn vị trí giữa cành đặt 2 – 3 khoanh nấm có kích thước 1 cm x 1 cm (cắt
từ đĩa nấm thành thục)
+ Đặt trên vết chủng miếng bông gòn đã thấm nước cất
+ Cố định bằng băng keo
+ Bọc lớp nilon bên ngoài vết chủng
+ Bơm nước cất vào vết chủng, hai lần một ngày lúc sáng sớm và chiều mát
Hình 3.1 Bố trí thí nghiệm chủng nấm kiểm chứng tác nhân gây bệnh (nhà lưới Bộ
môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Cây Ăn Quả Miền Nam)
Chỉ tiêu theo dõi: Quan sát sự phát triển của nấm tại vết chủng, ghi nhận số vết xuất hiện triệu chứng bệnh Theo dõi hằng ngày ghi nhận biểu hiện tại vị trí chủng nấm
3.3.2 Xác định hiệu quả phòng trừ bệnh bằng một số loại thuốc hóa học và sinh học trong phòng thí nghiệm
3.3.2.1 Đối với tác nhân là Curvularia sp
Trang 35Bảng 3.1 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm hiệu quả phòng trừ đối với tác nhân
Curvularia sp
Phương pháp thực hiện: thí nghiệm đánh giá hiệu quả một số loại thuốc hoá
học đối với nấm Curvaria dựa theo phương pháp Poisoned Food Technique (Nene và
Thapliyal, 1982)
Môi trường PDA được sử dụng trong thí nghiệm Các bước chuẩn bị môi
trường PDA tương tự như ở mục 3.3.1 Môi trường sau khi hấp tiệt trùng, để nguội
khoảng 40 – 450C thì thêm thuốc vào môi trường để có được nồng độ khuyến cáo, lắc
đều cho thuốc tan hoàn toàn, sau đó đổ vào đĩa petri có đường kính 8 cm (20 ml môi
trường/đĩa) Để môi trường trong đĩa nguội hoàn toàn, cấy 1 khoanh nấm có đường
kính 5 mm (lấy từ mép tản nấm đã thành thục) vào tâm của mỗi đĩa ở vị trí úp ngược
cho nấm tiếp xúc với môi trường Các đĩa petri sau khi cấy được đặt ở điều kiện nhiệt
độ 300C Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), ba lần lặp lại,
mỗi nghiệm thức lập lại ba đĩa petri Riêng nghiệm thức không xử lý thuốc được sử
dụng làm đối chứng
Chỉ tiêu theo dõi:
Đường kính khuẩn lạc (cm) được tính theo công thức:
D (cm) = (d1 +d2)/2
Trong đó: d1, d2 là 2 đường chéo vuông góc phần tản nấm phân bố
Trang 36Hiệu lực thuốc (%): được tính theo công thức của Vincent (1947):
I = [(C – T)/C]*100
Trong đó:
I: phần trăm tản nấm bị ức chế
C: đường kính tản nấm ở nghiệm thức đối chứng
T: đường kính tản nấm ở nghiệm thức có xử lý thuốc
3.3.2.2 Đối với tác nhân Fusarium sp
Bảng 3.2 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm hiệu quả phòng trừ đối với tác nhân
Fusarium sp
1 Nativo 750WG Tebuconazole + Trifloxystrobin Hóa học
3 Amistar Top 1 Azoxystrobin + Difenoconazole Hóa học
6 Ridomil 68WP Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% Hóa học
Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi (tương tự mục 3.3.2.1)
3.3.3 Đánh giá khả năng đối kháng của một số tác nhân đối kháng đối với
Curvularia sp và Fusarium sp
Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật –
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
Trang 37Bảng 3.3 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm hiệu quả đối kháng đối với tác nhân
Tiến hành chuẩn bị môi trường PDA tương tự như ở mục 3.3.1 Để môi trường
trong đĩa nguội hoàn toàn, tiến hành cấy khuẩn Bacillus In, Bacillus TL, Pseudomonas
str8, vị trí cấy khuẩn về một bên đĩa và cách mép đĩa 2 cm, qua 24h sau cấy 1 khoanh nấm có đường kính 5 mm (lấy từ mép tản nấm đã thành thục) về một bên kia của đĩa
Petri khoảng cách từ khoanh nấm với mép đĩa gần nhất 2 cm Nấm Trichoderma dùng một khoanh nấm có đường kính 5 mm cấy về bên kia cách 2 cm Nấm Trichoderma và nấm Curvularia sp và Fusarium sp tác nhân cấy cùng một thời điểm Thí nghiệm
được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại
Hình 3.2 Khoảng cách nấm và vi khuẩn trong thí nghiệm đối kháng
2 cm
2 cm