ĐIỀU TRA SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ RỆP VẢY XANH Coccus viridis CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN IA GRAI, TỈNH GIA LAI NĂM 2012 Tác giả
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ RỆP VẢY XANH
HÓA HỌC TẠI HUYỆN IA GRAI,
Trang 2ĐIỀU TRA SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ RỆP VẢY XANH Coccus viridis CỦA MỘT
SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN IA GRAI,
TỈNH GIA LAI NĂM 2012
Tác giả
TRẦN VĂN HẢI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học
Giáo viên hướng dẫn:
TS TRẦN THỊ THIÊN AN
KS TRẦN THỊ THÚY AN
Tháng 07/2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
Cô Trần Thị Thiên An cùng cô Trần Thị Thúy An đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo phân hiệu Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh tại Gia Lai đã quan tâm
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian thực hiện đề tài
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Nông Học
đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Các anh chị ở trạm BVTV huyện Ia Grai – tỉnh Gia Lai, các chú, các bác nông dân trồng cà phê thôn 7, thôn 8, thôn 9 đã nhiệt tình tạo điều kiện trong quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này
Tất cả bạn bè trong lớp DH08NHGL, anh chị em đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Những tình cảm tốt đẹp này, một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Pleiku, ngày 4 tháng 7 năm 2012
Trần Văn Hải
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “ Điều tra sâu hại – Thiên địch bắt mồi trên cây cà phê và xác định hiệu lực trừ rệp vảy xanh Coocus viridis (Coccidae – Homoptera) của một số loại thuốc hóa học tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai năm 2012’’ được tiến hành tại huyện Ia Grai – tỉnh Gia Lai, từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012 Đề tài điều tra theo phương pháp điều tra của cục BVTV,1997 “ Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp
và thiên địch của chúng ” tham khảo phương pháp điều tra của Nguyễn Công Thuật (1997), Lê Văn Trịnh (2002) để điều tra thành phần sâu hại và thiên địch, phần thí nghiệm thuốc được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 5 nghiệm thức, 3 lần lập lại với 4 loại thuốc đó là Suprathion 40 EC (0,19%), Dragon 585 EC (0,25%), Bini 58
- 40EC (0,30%) Tungmectin – 5EC (0,02%)
Kết quả thu được:
1 Nông dân huyện Ia Grai - Gia Lai có sự hiểu biết tốt về các loài sâu hại trên cây cà phê, trong công tác phòng trừ sâu hại người dân chủ yếu dùng thuốc hóa học để phòng trừ mà chưa quan tâm đến các biện pháp sinh học Phần lớn nhân dân ở vùng điều tra sử dụng phân vô cơ và phân hữu cơ nhưng số hộ sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây cà phê còn ít chỉ 14% số hộ sử dụng
2 Ghi nhận có 8 loài sâu hại hiện diện trên vườn cà phê diều tra, trong đó có 3
loài phổ biến là rệp vảy xanh (Coccus viridis), rệp sáp phấn (Pseudococus sp.) và sâu đục thân mình đỏ (Zeuzera coffea) Có 3 loài thiên địch bắt mồi trên vườn, với 2 loài phổ biến là kiến vàng (Oecophylla smaragdina) bọ rùa cam (Micraspis discolos).
3 Loài sâu hại phổ biến xuất hiện gây hại trên cây cà phê trong suốt thời gian
điều tra từ tháng 3 đến tháng 6 là rệp vảy xanh (Coccus viridis) có mật độ tăng dần và
đạt cao nhất ngày 21/5 Các loài thiên địch bắt mồi xuất hiện trên vườn cà phê muộn hơn sâu hại 7 – 10 ngày và cũng có chu kỳ biến động tương đối giống sâu hại
4 Cả 4 loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực trừ rệp vảy xanh cao (70,66% - 96,93%) ở 7 ngày sau xử lý thuốc nhưng 3 loại thuốc Suprathion 40 EC (0,19%), thuốc Dragon và thuốc Bini 58 - 40EC (0,30)đều làm giảm rất nhiều mật số bọ rùa cam (73,96% - 85,95%) và kiến vàng (74,80% - 100%) trên vườn cà phê thí nghiệm Thuốc Tungmectin – 5EC (0,02) ít ảnh hưởng đến thiên địch ăn mồi trên vườn cà phê
Trang 5so với trước phun thuốc, chỉ làm giảm mật số bọ rùa cam (36,95%) và kiến vàng (21,59%)
5 Thuốc Tungmectin – 5EC (0,02) có thể sử dụng để phòng trừ khi thấy trên vườn cà phê có mật số rệp vảy xanh √<25 con/chồi non nhằm giảm tác hại của thuốc đến nhóm thiên địch ăn mồi trên vườn cà phê
Trang 6
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách các chữ viết tắt viii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình x
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.2.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây cà phê 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố địa lý cây cà phê 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây cà phê 3
2.1.3 Một số yêu cầu sinh thái của cây cà phê 5
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại và thiên địch trên cây cà phê 6
2.2.1 Một số nghiên cứu về sâu hại trên cây cà phê 6
2.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về thiên địch cây cà phê 8
2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ của một số loại sâu hại chính trên cây cà phê 8
2.3.1 Mọt đục cành - Xyleborus morstatii (Scotylidae – Coleoptera) 8
2.3.2 Mọt đục quả - Hypothenemus hampei (Scotylidae – Coleoptera) 9
2.3.3 Rệp vảy xanh - Coccus viridis (Coccidae – Homoptera) 10
2.3.4 Rệp sáp giả vằn - Ferrisia virgata Pseudo ( Pseudococcidae - Homoptera) 10
2.3.5 Sâu đục thân mình đỏ - Zeuzera coffeae (Cossidae - Lepidoptera) 11
2.4 Đặc điểm của các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm 12
Trang 72.5 Giới thiệu về huyện Ia Grai 14
2.5.1 Vị trí địa lý 14
2.5.2 Địa hình, địa chất 14
2.5.3 Khí hậu 16
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 16
3.2 Nội dung nghiên cứu 16
3.3 Phương tiện nghiên cứu 16
3.4 Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác cà phê tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai 16
3.4.2 Điều tra thành phần sâu hại - thiên địch bắt mồi trên cây cà phê tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai 17
3.4.3 Điều tra biến động mật số của sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây cà phê tại huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai 18
3.4.4 Thí nghiệm và xác định hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đến rệp vảy xanh trên cây cà phê 19
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Hiện trạng canh tác cây cà phê tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai 22
4.1.1 Đặc điểm canh tác cây cà phê tại Ia Grai, Gia Lai năm 2012 22
4.1.2 Nhận thức của nông dân về sâu hại và tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Ia Grai, Gia Lai 24
4.2 Thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cây cà phê ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai năm 2012 25
4.2.1 Thành phần sâu hại trên cây cà phê 25
4.2.2 Thành phần thiên địch bắt mồi trên cà phê 26
4.3 Diễn biến, mức độ gây hại của một số sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cây cà phê ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai từ tháng 03 đến 06 năm 2012 31
4.3.1 Diễn biến mức độ gây hại của một số sâu hại chính trên cây cà phê ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai từ tháng 03 đến 06 năm 2012 32
Trang 84.3.2 Biến động mật số thiên địch chính trên cà phê tại huyện Ia Grai, Gia Lai năm
2012 33
4.4 Hiệu lực phòng trừ rệp vảy xanh Coccus viridis của các loại thuốc thí nghiệm 35
4.4.1 Mật số rệp vảy xanh Coccus viridis sống trước và sau xử lý thuốc thí nghiệm 35
4.4.2 Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm đối với rệp vảy xanh (Coccus viridis) ở các nghiệm thức thí nghiệm 36
4.4.3 Tỷ lệ chồi non bị rệp vảy xanh gây hại trên các nghiệm thức thí nghiệm 37
4.4.4 Thành phần và mật số thiên địch bắt mồi ở nghiệm thức 1 ngày trước phun và 14 ngày sau phun 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
5.1 Kết luận 40
5.2 Đề nghị 40
PHỤ LỤC 44
Phụ lục 1: Phiếu điều tra và danh sách các hộ 44
Phụ lục 2: Các kết quả xử lý thông kê 47
Trang 9NSP: Ngày sau phun
NTP: Ngày trước phun
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số liệu khí tượng trạm Pleiku năm 2012 15
Bảng 3.1: Các loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm 20
Bảng 4.1: Đặc điểm canh tác cây cà phê của nông dân huyện Ia Grai – Gia Lai 23
Bảng 4.2: Kết quả điều tra nhận thức của nông dân về sâu hại 24
Bảng 4.3: Kết quả điều tra tình trạng sử dụng thuốc BVTV của nông dân 24
Bảng 4.4: Thành phần sâu hại trên cây cà phê ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 26
Bảng 4.5: Thành phần thiên địch trên cây cà phê ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 26
Bảng 4.6: Mật số và tỷ lệ gây hại của các loại sâu hại chính ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 32
Bảng 4.7: Mật số thiên địch chính ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 34
Bảng 4.8: Mật số rệp vảy xanh sống ở các nghiệm thức trước và sau khi xử lý thuốc tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai 35
Bảng 4.9: Hiệu lực trừ rệp vảy xanh Coccus viridis của một số loại thuốc hoá học dùng trong thí nghiệm 36
Bảng 4.10: Tỷ lệ chồi non bị rệp vảy xanh gây hại trên các nghiệm thức thí nghiệm 37
Bảng 4.11: Thành phần và mật số thiên địch trước khi phun thuốc 1 ngày và 14 ngày sau khi phun thuốc 38
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Sâu đục thân 27
Hình 2: Rệp vảy xanh 27
Hình 3: Mọt đục cành, quả 28
Hình 4: Rệp vảy nâu 28
Hình 5: Rệp sáp phấn 28
Hình 6: Rệp sáp phấn 29
Hình 7: Ve sầu 29
Hình 8: Kiến vàng 30
Hình 9: Bọ rùa cam 30
Hình 10: Vườn cà phê thí nghiệm 31
Trang 12
Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cà phê là một trong những cây công nghiệp lâu năm mang lại nguồn ngoại
tệ đáng kể cho nhiều nước trên thế giới Hiện nay có khoảng 125 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc vào cây cà phê, gần 1/4 các nước thuộc tổ chức cà phê quốc tế (ICO) có kim ngạch cà phê chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu Cà phê là đặc sản của vùng nhiệt đới, nó không chỉ là đồ uống khá phổ biến của nhiều nước trên thế giới mà còn là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược liệu (Fao 2000)
Đối với nước ta Cà phê là nông sản xuất khẩu quan trọng đứng thứ hai sau lúa gạo, thu hút trực tiếp khoảng 600 ngàn lao động Sản xuất cà phê đóng góp khoảng gần 30% GDP của Tây Nguyên Tỉnh Gia Lai nói chung, huyện Ia Grai nói riêng là một trong những vùng có diện tích trồng cà phê lớn của cả nước Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình sâu hại phát sinh, gây hại trên cây cà phê diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến sản lượng, phẩm chất cà phê của huyện, một trong những đối tượng gây hại nặng và thường xuyên xuất hiện trên vườn cà phê là rệp vảy xanh
(Coccus viridis) Hiện nay để phòng trừ đối tượng này, người dân chủ yếu sử dụng các loại thuốc hóa học có nhóm độc cao trong khi chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về sâu hại và phòng trừ được chuyển giao, ứng dụng vào thực tế sản xuất của địa phương nên gây ra những tác hại không mong muốn như ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng thuốc trong sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, giết chết thiên địch dẫn đến dịch hại ngày càng gia tăng làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê
Nhằm tìm ra quy luật, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của sâu hại, tìm ra loại thuốc có hiệu lực trừ sâu hại cao phù hợp với sản xuất Từ đó đề ra những biện pháp phòng trừ hữu hiệu, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cà phê đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất cho địa phương thì việc điều tra thành phần, mật độ sâu hại trên cây cà phê và
Trang 13khảo sát hiệu lực phòng trị của một số loại thuốc hóa học trừ rệp vảy xanh (Coccus
viridis) là điều cần thiết
Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân công của khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thành Thố Hồ Chí Minh, đề tài “Điều tra sâu hại – thiên địch bắt mồi trên cây cà phê và xác định hiệu lực trừ rệp vảy xanh Coccus viridis (Coccidae – Homoptera) của một số loại thuốc hóa học tại huyện Ia Grai, tỉnh gia Lai năm 2012”
đã được thực hiện
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Đề tài nhằm cung cấp số liệu về thành phần sâu hại, thiên địch và hiệu lực trừ
rệp vảy xanh (Coccus viridis) trên cây cà phê của một số loại thuốc hóa học làm cơ sở
thực tiễn và khoa học cho việc nghiên cứu, xây dựng biện pháp quản lý hiệu quả sâu hại trên cây cà phê tại địa phương
- Xác định được hiệu lực trừ rệp vảy xanh (Coccus viridis) của một số loại
thuốc hóa học tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài “Điều tra sâu hại – thiên địch bắt mồi trên cây cà phê và xác định hiệu lực trừ rệp vảy xanh Coccus viridis (Coccidae – Homoptera) của một số loại thuốc hóa học tại huyện Ia Grai, tỉnh gia Lai năm 2012” được tiến hành từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012 tại vùng trồng cà phê huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây cà phê
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố địa lý cây cà phê
Loài cà phê hoang dại (Coffea arabica) khởi nguyên từ Ethipia, được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 9 Về sau, C robusta được tìm ra ở Châu Phi, loài này sinh
trưởng mạnh, kháng bệnh rỉ sắt và được trồng nhiều vào những năm 1940 Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê đến Ai Cập và Yemen, và tới thế kỉ thứ 15 thì cây cà phê có mặt tại Amenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý sau đó đến Châu Âu, Indonesia và Mĩ Cuối thế kỷ thứ XVII cây cà phê đã được xác định vị trí, đã có chỗ đứng vững chắc trên thế giới Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu (Lê Quang Hưng, 1999)
Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, với tổng diện tích khoảng trên 10 triệu ha Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà
phê (Rubiaceae) Ba dòng cây cà phê chính là Coffea arabica (Arabica), Coffea
canephora (Robusta), Coffea excelsa – với nhiều loại khác nhau
Ở Việt Nam, cây cà phê do các cha đạo người Pháp mang đến để trồng làm cảnh từ những năm 1857 và được trồng thử năm 1888 Từ năm 1930, cây cà phê bắt đầu được trồng thành những đồn điền để khai thác nhân (Lê Quang Hưng, 1999)
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây cà phê
Cà phê được mô tả đầu tiên dưới tên khoa học là Jasminum arabicanum (A de
Jussie, 1713), trong quá trình nghiên cứu cây cà phê duy nhất ở vườn thực vật
Amsterdam Đến năm 1737, Linnaeus xếp cà phê vào chi Coffea, mà đầu tiên là loài C
arabica (trích dẫn Lê Quang Hưng, 1999)
Họ: Rubiaceae
Theo Leroy (1980) chi Coffea L gồm các chi phụ:
Trang 15- Coffea
- Psilanthopis (Chev.) Leroy
- Baracoffea (Leroy) Leroy
Chi Psilanthopis gồm các chi phụ:
- Paracoffea (Miquel) Leroy
- Psilanthus
- Rễ: Cây cà phê có 3 loại rễ:
+ Rễ cọc: Rễ có độ dài từ 0,3 m – 0,5 m, mọc ra từ thân chính
+ Rễ nhánh: Là những rễ nhánh mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước
Rễ nhánh có thể ăn sâu xuống đất tới 1,2 m – 1,5 m Các rễ bên mọc từ rễ nhánh phát triển ra xung quanh thành hệ thống rễ con
+ Rễ con: Sự phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác Hệ thống rễ này hầu hết tập trung
- Trái:
Sau khi thụ phấn, trái phát triển nhanh, thường trái cà phê có 1 - 2 nhân tùy theo giống, lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng Từ 120 - 150 ngày sau thụ phấn là giai đoạn hạt đã được hình thành, chủ yếu là nội nhũ Thời gian sinh trưởng đối với trái cà phê vối thường từ 9 - 11 tháng tuỳ theo điều kiện chăm sóc, trong điều kiện chăm sóc tốt sau nở hoa 30 - 35 tuần trái bắt đầu chín
Trang 162.1.3 Một số yêu cầu sinh thái của cây cà phê
2.1.3.1 Khí hậu
Nhiệt độ: cây cà phê Arabica phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 – 240
C Trên 250C
cường độ quang hợp giảm và lá trở nên khô héo do phơi bày dưới nhiệt độ cao
Đối với cà phê Robusta, yêu cầu nhiệt độ cao hơn, nhiệt độ tối hảo từ
24 – 300C Cây thỉnh thoảng có thể chịu được nhiệt độ 70C, tuy nhiên nhiệt độ 150
C lâu dài gây hại cho cây cà phê Ở 50C trái và lá Robusta bị thiệt hại nghiêm trọng
Ẩm độ: ẩm độ không khí thích hợp nhất khoảng 85% Ẩm độ đất ảnh hưởng
đến sự phát triển của rễ cà phê Ẩm độ không khí thích hợp cho cà phê nở hoa là 85%
Cường độ ánh sáng: cường độ ánh sáng thích hợp cho Arabica là 25 000 lux,
Robusta là 41.000 lux và Excelsa là từ 41.000 – 50.000 lux Nhiều vườn cà phê thường
có cây che bóng để làm giảm cường độ ánh sáng mạnh và tăng ẩm độ, Điều hoà nhiệt
độ nhằm cải thiện tiểu khí hậu trong vùng
Gió: cà phê thích hợp vùng yên gió Gió mạnh làm thiệt hại vật lý cây trồng như
gãy cành rụng lá Gió làm gia tăng sự mất nước do bốc thoát hơi và làm giảm lượng
nước trong cây
2.1.3.2 Đất
Loại đất: các loại đất tơi xốp, cơ cấu cụm, nhiều mùn thoát nước tốt vào mùa
mưa và giữ nước tốt vào mùa khô, độ phì cao thoáng rất cần cho cà phê phát triển nhất
là rễ cần nhiều oxygen Đất đỏ Bazan là một trong những loại đất thích hợp cho trồng
cà phê
Hoá tính của đất: Trong những loại đất trồng cà phê, khả năng hoán đổi cation
(Cation Exchange capacity, CEC) quan trọng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng
phù hợp cho cà phê, cũng như hạn chế sự mất dưỡng liệu do trực di và sự tăng độ chua
của đất Yêu cầu pH của cà phê không khắt khe lắm Cà phê thích hợp với đất acid
nhẹ, nhiều mùn và K (potasium) Đất trồng cà phê cần lượng mùn trên 2%
Độ cao: arabica thích hợp độ cao từ 1.000 – 2.000 m so với mực nước biển Khi
trồng cà phê Arabica ở vùng thấp hơn dưới 1.000 m, khả năng kém thích ứng biểu hiện
rõ Robusta có thể trồng ở độ cao từ mực nước biển đến 1.000 m Trên 1.000 m cây
mọc rất chậm và ra lá nhiều hơn hoa
Trang 17quả non bị rụng (Lê Quang Hưng, 1999)
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại, thiên địch trên cây cà phê
2.2.1 Một số nghiên cứu về sâu hại trên cây cà phê
Theo Lê Quang Hưng (1999) trên cây cà phê có nhiều loài sâu hại như sâu đục
thân (Xylotrechus quadripes ), mọt đục cành (Xyleborus morstatii), mọt đục quả (Stephanoderes hampei), rệp vảy xanh (Coccus viridis), rệp sáp giả (Ferrisia virgata), sâu đục thân mình đỏ (Zeuzera coffea)
Theo Vayssiere cây cà phê có khá nhiều loại sâu, trên toàn thế giới có khoảng gần 400 loài Ở nước ta trong thực tế sản xuất hiện nay chúng ta đang gặp một số loài sâu hại chủ yếu phá hại cà phê có ảnh hưởng lớn đối với sản xuất là: Sâu đục thân mình đỏ, sâu đục thân mình trắng, mọt đục cành, dế mèn, rệp sáp Ngoài ra còn một số loài sâu đục gốc, bọ ăn hại lá, rệp vảy xanh, mọt hại hạt ( trích giáo trình côn trùng chuyên khoa)
Kết quả điều tra của viện Bảo Vệ Thực Vật về thành sâu hại chủ yếu trên cà phê chè ở miền Bắc Việt Nam ghi nhận có 24 loài sâu hại, trong đó có 3 loài hại thân, 1 loài hại gốc, 2 loài hại cành, 2 loài cắn cây non, 1 loài hại quả và 15 loài hại lá Có 4 loài thường xuyên có mặt trên vườn cà phê và gây thiệt hại có ý nghĩa kinh tế quan trọng đó là sâu đục thân mình đỏ (Zeuzera coffeae), sâu tiện vỏ (Dihammus cervinus)
và một số loài rệp: rệp sáp giả (Planococcus citri), rệp nâu mềm (Parasaissetia nigra),
ngoài ra còn có mọt đục quả có mật độ và tỷ lệ hại rất cao (Theo Phạm Thị Vượng và Trương Văn Hàm (1997 – 2000))
Theo Phạm Văn Nhạ, Phạm Thị Vượng và ctv (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2010)
trên cây cà phê cóloài sâu hại mới xuất hiện cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2010, ở tỉnh Gia Lai Loài sâu này sống theo bầy đàn và có sức tàn phá rất mạnh, 1 sâu tuổi 3 đến
Trang 18tuổi 4 có thể ăn 3-4 lá cà phê trưởng thành/ngày Ban đầu chúng ăn đọt non, sau đó ăn
trụi cả lá chỉ trong một thời gian ngắn Diện tích cà phê bị sâu hại là trên 500 ha, chủ
yếu ở 3 huyện Ia Grai (400 ha), Chưprông (85 ha) và Đức Cơ (15 ha) Loài sâu hại này
phân bố khá rộng tại Châu Phi, Đông Nam Á, Ấn Độ và tại Australia chỉ xuất hiện tại
Queensland Sâu non thuộc loại đa thực, ăn lá cà phê, tại Thái Lan chúng ăn cả trên vải
thiều, ngoài ra còn tìm thấy trên các cây ký chủ khác Sâu trưởng thành thường hút mật
hoa trên các loài hoa có mật
Đắk Lắk nắng nóng, khô hanh gay gắt nên càng tạo điều kiện cho rệp sáp gây
hại cà phê phát triển nhanh trên diện rộng ở hầu hết các địa bàn trọng điểm cây cà phê
Rệp sáp gây hại quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều nhất trong mùa khô hanh
Rệp sáp thường sống tập trung, gây hại ở nhiều bộ phận của cây cà phê như: kẽ lá,
chồi non, cuống của chùm hoa, chùm quả, gốc cây để hút nhựa, nếu không có biện
pháp phòng trừ hữu hiệu sẽ làm cây kém phát triển, rụng lá, giảm năng suất, sản
lượng, thậm chí chết cây (Theo Chi cục bảo vệ thực vật Đăklăk 2010)
Rệp vảy xanh (Coccus viridis) có mặt hầu hết các vùng Tây Phi, từ các vùng
thấp ven biển đến độ cao 1200 m, loài này chỉ là loài thứ yếu nhưng chúng cũng có thể
gây hại nặng ở cà phê giống và cà phê con, con cái có thể đẻ từ 50 – 600 trứng (Theo
Faosat, 2005)
Trong những năm gần đây, rệp sáp trở thành sâu hại nguy hiểm trên nhiều loại
cây trồng Chúng gây hại trên chùm quả non và lá non, những quả bị hại thường nhỏ,
rụng và bị bao phủ nấm bồ hóng làm giảm năng suất, chất lượng thương phẩm ( Nguyễn Thị Chắt, 2008)
Nguyễn Thị Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc
khi mật số rệp sáp cao (10% trái bị nhiễm hoặc trên lá) và khi 5% số cây trong vườn bị
nhiễm rệp Dầu khoáng và các loại thuốc hóa học gốc lân hữu cơ có khả năng trừ rệp
sáp hiệu quả
2.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về thiên địch trên cây cà phê
Theo Phạm Văn Biên (1999) trong tự nhiên có rất nhiều loài thiên địch của rệp
hại như bọ rùa Coccinella 7 chấm, một số ong ký sinh thuộc giống Aphidius và cả một
số nấm ký sinh Chúng thường xuyên xuất hiện trên vườn cà phê khi xuất hiện rệp hại
Trang 19Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) cho rằng ngoài kiến vàng Oecophylla smaradina
là thiên địch rất phổ biến đối rệp vảy xanh Coccus viridis còn có ong ký sinh
Coccophagus sp
Theo Ung Đoan Hùng (1987) nhận xét một ngày bọ rùa đỏ Chilocorus rubidus
có thể ăn thịt được 4 – 6 con rệp trưởng thành, vòng đời của bọ rùa đỏ trung bình là 45 ngày, thời gian sống của con trưởng thành nuôi trong phòng trung bình là 79,4 ngày, ngắn nhất là 45 ngày, có con sống tới 110 ngày
Một theo dõi rệp sáp xanh hại cà phê ở tỉnh Lâm Đồng đã nhận xét trong các
vườn cà phê thường gặp loại bọ rùa đỏ Chilocoris chinensia ăn rệp sáp xanh nhưng
mật độ thấp Ngoài bọ rùa đỏ còn gặp một loại ấu trùng của bướmEublemma amabilis
ăn từ 15 - 25 con rệp sáp xanh (Nguyễn Anh Điệp 1998)
Theo Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt (2003) ghi nhận thì Eublemma amabilis
Moore Loài sâu ăn rệp sáp này có thể tấn công nhiều loài rệp sáp giả và rệp sáp mềm Trong vòng 24 giờ, một ấu trùng tuổi cuối trung bình có thể ăn được 11,9 cá thể rệp
sáp loài Planococcus lilacilus hoặc 7,4 cá thể rệp sáp loài Dysmicoccus brevipes
2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ của một số loại sâu hại chính trên cây cà phê
2.3.1 Mọt đục cành - Xyleborus morstatii (Ipidae – Coleoptera)
* Đặc điểm hình thái
- Thành trùng rất nhỏ, chiều dài thân khoảng 0,9 - 1,6 mm Thân rất cứng có màu đen sẫm hay nâu nhạt, có lông tơ màu đỏ hung bao phủ toàn thân Mọt đực khác mọt cái là cơ thể nhỏ, không có cánh sau Một mọt cái đẻ từ 20 - 50 trứng
- Trứng rất nhỏ, thời gian ủ trứng từ 4 - 8 ngày
- Ấu trùng màu trắng, không chân, dài từ 2 - 3 mm, có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 5 - 9 ngày Chu kỳ mọt rất ngắn, từ 30 – 35 ngày, vì vậy có nhiều đời liên tiếp trong năm
* Tập tính sống và gây hại
- Mọt cái có tập quán là chọn nơi đẻ trứng rất cẩn thận, vì vậy một mọt cái có thể đục nhiều hang nhưng chỉ những hang thích hợp mới đẻ trứng vào Kết quả điều tra cho thấy trong số 100 cành bị đục thì có khoảng 40 cành có sâu hay nhộng sống
Trang 20bên trong, số còn lại có lỗ đục nhưng không có sâu Vì thành trùng không có cánh màng nên chúng bắt cặp ngay bên trong hay gần hang do chúng đục
- Mọt đục một hang khoảng 2 ngày, có khi từ 7 - 8 ngày Chúng đục vào giữa cành; đường hang do chúng đục có chiều rộng từ 0,5 - 1 mm, chiều dài trên 6 mm do
đó ảnh hưởng đến sự vận chuyển chất dinh dưỡng lên cành Cành bị hại sẽ héo vàng, khô và gảy dễ dàng, làm thiệt hại năng suất có khi đến 30%
* Phòng trừ
- Thường xuyên thăm vườn cà phê, nếu phát hiện thấy những cành cà phê bị hại thì cắt bỏ hoặc đốt
- Có thể dùng các loại thuốc trừ sâu lưu dẫn để phòng và trị
2.3.2 Mọt đục quả - Xyleborus morstatii (Ipidae – Coleoptera)
* Đặc điểm sinh học và tập tính gây hại
- Thành trùng là bọ cánh cứng nhỏ, màu nâu hoặc đen, dài từ 1,2 mm – 1,4 mm Thành trùng đục quả chui vào nhân, đục phôi nhũ tạo thành rãnh nhỏ để đẻ trứng Sâu non ăn phôi nhũ hạt Mọt thích sống trong các quả chín, nhất là các quả khô trên cây
và rụng dưới đất
- Vòng đời sâu là một tháng Lúc trưởng thành, mọt bay ra để tìm nơi đẻ trứng Sâu gây rụng trái non, hạt lép, rỗng, chín ép, và giảm chất lượng hạt cà phê
- Mọt xuất hiện trên cả 3 giống cà phê chè, vối, mít Ẩm độ cao cũng làm tăng
sự phá hoại của mọt đục quả Sâu gây hại làm rụng trái non, hạt lép, rỗng, chín ép, và giảm chất lượng hạt cà phê
* Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, thu sạch trái rụng và trái khô
- Biện pháp kiểm dịch: kho chứa kín, sấy hạt để độ ẩm dưới 11%
- Biện pháp hóa học: Sử dụng Cypermap 25 EC
2.3.3 Rệp vảy xanh - Coccus viridis (Coccidae – Homoptera)
* Đặc điểm sinh học và tập tính gây hại
- Rệp trưởng thành dài khoảng 3 – 4 mm, hình ô van vảy hơi nhô lên, màu xanh nhạt hoặc hơi vàng có lẫn màu đen Sinh sản đơn tính Thời gian 1 vòng đời 50 – 70 ngày Rệp trưởng thành và rệp non bám trên cành lá non, thường ở mặt dưới dọc theo
Trang 21các gân chính.Nhũng cành có rệp cũng thường có kiến Rệp xanh là loài đa thực sống chủ yếu trên cây cà phê
quả non để chích hút nhựa làm rụng lá, quả khiến cây bị kiệt sức và có thể gây chết cây Rệp thường xuất hiện nhiều trên các vườn cà phê kiến thiết cơ bản hơn các vườn
cà phê kinh doanh
- Làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ các cành sát mặt đất để hạn chế sự lây lan của rệp thông qua kiến
- Dùng một trong các loại thuốc Bini - 58, Supracide, nồng độ 0,2-0,3% để
2.3.4 Rệp sáp phấn - Pseudoccous sp (Pseudococcidae – Homoptera)
* Hình thái
- Còn gọi là rệp sáp trắng, rệp sáp phấn
- Rệp trưởng thành cái hình bầu dục, không cánh, dài 4 mm, thân có phủ lớp sáp trắng, quanh thân có các tia sáp dài trắng xốp Rệp đực dài khoảng 3 mm, có cánh, không có sáp Rệp hầu như không di động, di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ kiến cộng sinh
- Rệp non mới nở màu hồng, hình bầu dục, chưa có sáp, chân khá phát triển để
di chuyển tìm nơi sống cố định
* Triệu chứng gây hại
- Rệp thường sống tập trung gây hại ở nhiều bộ phận của cây như kẽ lá, chồi non, cuống của chùm hoa, chùm quả, gốc cây
- Trên chùm hoa và quả, rệp hút nhựa cuống làm hoa, quả khô rụng Ở dưới gốc, rệp chích hút nhựa ở rễ và gốc cây làm rễ phát triển kém, cây sinh trưởng yếu, lá vàng, cây có thể bị chết dần
- Chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển, bám đen
cả cành lá và vỏ trái, làm giảm quang hợp và giảm giá trị sản phẩm
- Rệp sáp gây hại quanh năm, nhưng xuất hiện nhiều trong mùa khô
* Phòng trừ
Trang 22- Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành sát mặt đất, cành vô hiệu để giảm nơi sinh sống của rệp
- Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến
- Thường xuyên kiểm tra 10 ngày/lần để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp Nếu thấy có rệp dù ở mật số thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sáp sinh sản rất nhanh
* Trừ rệp sáp trên lá và quả: cần phun thuốc kỹ để thuốc bám và thấm qua lớp
sáp, phải phun thuốc 2 lần cách nhau 7 - 10 ngày để diệt tiếp lứa rệp non mới nở từ trứng được che ở dưới bụng rệp mẹ Có thể dùng nước xà bông rửa chén pha 15 - 20 ml/bình 8 lít phun ướt đều nơi rệp đeo bám, ngày hôm sau phun thuốc
- Sử dụng các loại thuốc đặc trị như: Supracid 40 EC, Dragon 585 EC, Bini 58 -
40EC, Tungmectin - 5EC
- Sâu non đẫy sức dài 40 mm màu đỏ vàng hoặc đỏ tươi, đầu nhỏ màu đen
* Triệu chứng gây hại
- Bướm đẻ trứng ở các kẽ nứt của vỏ cây, thân cành cây
- Sâu non đục thành một đường vòng dưới vỏ cây, sau đó đục lên phía trên ngọn thân và các cành tạo thành đường hầm rồi đùn phân và mạt cưa rơi xuống đất
- Cành bị sâu đục thường héo và dễ gãy, sâu tiếp tục sống trong cành khô và hóa nhộng trong cành
- Chủ yếu phá hại cây cà phê còn nhỏ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
* Phòng trừ
- Cắt bỏ đem đốt các cành bị sâu để diệt sâu non, nhộng
Trang 23- Phun thuốc vào nơi sâu thích đục lỗ (đầu cành non, chồi non) hoặc bơm thuốc vào lỗ đục
+ Oncol 20 EC ; Nurelle D 25/2,5 EC ; Hopsan 75 ND ; Ofunack 40 EC ; Sumithion 50 EC: 25-30 ml/bình 8 lít
2.4 Đặc điểm của các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm
- Nhóm độc I, LD50 qua miệng 25 -54 mg/kg, độc với người, gia súc, ong mật
và tôm, cá
- Hiệu lực: Suprathion 40 EC là thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc, vị độc và thấm sâu , hạn chế được rửa trôi khi trời mưa Đặc trị các loại sâu chích hút và miệng nhai như: rệp sáp hại cây có múi (cam quít, bưởi,chanh) và rẹp sáp hai cây công nghiệp ( cà phê, tiêu)
- Ưu điểm: Hiệu quả cao đối với rệp sáp, rệp vảy, rệp dính trên các loại cây trồng
- Liều lượng sử dụng 20 - 30ml/bình 16 lít
- Thời gian cách ly 15 ngày
* Dragon 585 EC
- Nhà sản xuất: Imaspro Resources Sdn Bhd
- Tên hoạt chất: Chlorpyrifos Ethyl 53,0% + 5,5% Cypermethrin (hỗn hợp nhóm lân hữu cơ và cúc tổng hợp)
- Dạng thuốc: Thuốc dạng nhũ dầu, màu nâu nhạt, mùi hôi nhẹ, chứa 53,0%
Chlorpyrifos Ethyl và 5,5% Cypermethrin Chlorpyrifos thuộc nhóm lân hữu cơ
Tác dụng: Tác động tiếp xúc và vị độc ngoài ra còn khả năng xông hơi Cypermethrin thuộc nhóm cúc tổng hợp, tác động tiếp xúc và vị độc, có tính xua đuổi
và gây ngán ăn cho sâu
Trang 24- Thuộc loại nhóm độc II, có độc cao đối với người, gia súc, thiên địch, ong mật
và cá
- Hiệu lực diệt trừ sâu nhanh, mạnh đặc biệt là các loại rệp sáp, ngoài ra còn diệt được nhiều loại sâu miệng nhai và sâu chích hút ở nhiều loại cây trồng
- Liều lượng sử dụng 1,2-1,5 lit/ha (20ml/8 lít)
- Thời gian cách ly 14 ngày
* Bini 58 - 40EC
- Nhà sản xuất: công ty cổ phần NICOTEX
- Tên hoạt chất: Dimethoate 40% + Phụ gia 60%
- Dạng thuốc: Thuốc dạng nhũ dầu, dung dịch trong suốt màu vàng chanh là thuốc trừ sâu tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp (lưu dẫn) mạnh
- Thuộc loại nhóm độc II, có độc cao đối với người, gia súc, thiên địch, ong mật
- Hoạt chất: Emamectin Benzoate 1%; 1,9% w/w
- Đặc tính: Thuốc sinh học, chiết xuất từ dịch nuôi cây nấm Streptomyces
avermililus Diệt sâu bằng cách tiếp xúc – vị độc và thấm sâu
- Hiệu lực: Có hiệu lực cao với côn trùng, nhện hại cây trồng Trên cà phê trị rệp sáp, mọt đục cành
- thuộc nhóm độc III Nguồn gốc sinh học không độc đối với người, gia súc, thiên địch, ong mật và cá, phù hợp với chương trình Rau sạch- An toàn thực phẩm
- Lượng dùng: (1 - 1.5ml /bình 8 lít nước) Lượng nước phun từ 400 - 800
lít/ha Tùy từng loại cây trồng
- Phun thuốc khi sâu vừa xuất hiện
- Thời gian cách ly: 7 ngày
Trang 252.5 Giới thiệu về huyện Ia Grai
2.5.1 Vị trí địa lý
Ia Grai là huyện miền núi, biên giới nằm trên cao nguyên đất đỏ bazan, cách thành phố Pleiku về phía tây theo tỉnh lộ 664 khoảng 20km
- Phía Đông giáp thành phố Pleiku
- Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia)
- Phía Nam giáp huyện Chư Prông và Đức cơ
- Phía Bắc giáp huyện Chư Păh và Sa Thầy (Kon Tum)
2.5.2 Địa hình, địa chất
Ia Grai nằm ở phía Tây cao nguyên đất đỏ Pleiku, tiếp giáp với vùng núi thấp Nam Sa Thầy ở phía Tây Bắc vùng đồi núi thấp khu vực biên giới Campuchia ở phía Tây Ranh giới giữa cao nguyên và vùng núi thấp là sông Ia Grai và Sê San Địa hình thoải dần từ Đông sang Tây, trong phạm vi ranh giới Ia Grai có hai dạng địa hình chính sau:
a) Địa hình cao nguyên
Phân bố ở khu vực trung tâm và phía Đông của huyện Diện tích 62.653 ha, chiếm 55,8% tổng diện tích tự nhiên Độ cao trung bình từ 600 – 800m Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, sườn bị chia cắt tạo thành các dải đồi lượn sóng có hướng Đông – Tây Dưới các dải đồi là các thung lũng hẹp bằng thấp ven các hợp thuỷ , suối nhỏ đổ ra sông Ia Grai và Sê San Loại đất chủ yếu là đất đỏ vàng nâu thẫm phát triển trên đá Bazan, tầng dày >100 cm, độ phì cao, rất lý tưởng cho cây trồng công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su Thảm thực vật ở đây chủ yếu là cà phê, cao su trên địa hình đồi và lúa, màu trên địa hình thấp ven suối
b) Địa hình đồi núi thấp
Phân bố ở phía Bắc và Tây Nam huyện Diện tích 48.377 ha, chiếm 43,1% tổng diện tích tự nhiên Địa hình có dạng núi khối tảng, chia cắt vừa ở phía Bắc và dạng đồi núi sót chia cắt ít ở phía Tây Nam Loại đất chủ yếu là các loại đất xám, tầng mỏng
30 – 50 cm và đất xói mòn trơ sỏi đá Thảm thực vật chủ yếu là rừng thường xanh
2.5.3 Khí hậu
Ia Grai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa cao nguyên, có đặc điểm nhiệt và ẩm khá phong phú , phân hoá chủ yếu theo mùa
Trang 26+ Mùa mưa: Thường từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm, các tháng tập trung là tháng 7, 8, 9, cường độ lớn, nên thường xảy ra xói lở đất và lũ quét ven sông suối
+ Mùa khô: Thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa ít, lại gặp gió mùa Đông Bắc khô, hanh nên rất khô hạn
Bảng 2.1 Số liệu khí tượng trạm Pleiku năm 2012
Trang 27Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2012
- Địa điểm: tại xã Iatô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng canh tác cà phê tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
- Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch ăn mồi trên cây cà phê
- Điều tra biến động vềmức độ gây hại của một số sâu hại chính và mật số thiên địch ăn mồi trên cây cà phê
- Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ rệp vảy xanh (Coccus viridis) của 4 loại
thuốc hóa học Suprathion 40 EC, Dragon 585 EC, Bini 58 - 40EC, Tungmetin -
5EC tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
3.3 Phương tiện nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm: cồn 700, các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm hiệu lực trừ rệp vảy xanh
Dụng cụ nghiên cứu gồm: Sổ ghi chép, vợt, dao, kéo, túi nilon, sơn, bảng làm dấu, kính lúp cầm tay, máy ảnh, hộp đựng mẫu, lọ thủy tinh, dây nilon, bình phun thuốc 8 lít, phương tiện đi lại
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác cà phê tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
∗ Phương pháp điều tra:
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nông dân về quá trình canh tác cây cà phê tại địa phương bằng phiếu điều tra ( Phụ lục 1)
∗ Chỉ tiêu điều tra:
- Giống, tuổi cây
- Kỹ thuật canh tác mang tính đặc thù của địa phương
- Tình hình sâu hại và biện pháp phòng trừ
Trang 28- Tính chất đất và địa hình canh tác
- Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Quy luật sinh trưởng của cây cà phê hằng năm tại địa phương
- Những thuận lợi và khó khăn, ý kiến đề xuất của nông dân trồng cà phê
3.4.2 Điều tra thành phần sâu hại, thiên địch bắt mồi trên cây cà phê tại huyện
Ia Grai, tỉnh Gia Lai
* Địa điểm điều tra:
Chọn 3 vườn cà phê vối (Robusta) được canh tác theo tập quán canh tác của nông dân tại 3 thôn: thôn 7, thôn 8, thôn 9 xã Iatô, huyện Ia Grai Mỗi vườn cà phê có diện tích 10.000 m2
* Phương pháp điều tra:
Điều tra theo phương pháp điều tra của cục BVTV,1997 “ Phương pháp điều
tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng ” Tại mỗi vườn, cứ 4 hàng
điều tra một hàng, 4 cây điều tra một cây cố định 4 cành, quan sát xác định sự hiện diện của loài gây hại Theo dõi bằng cách quan sát trực tiếp tại khu vực điều tra
* Phương pháp thu mẫu, ngâm mẫu và giám định mẫu:
- Đối với sâu hại: Quan sát toàn bộ thành phần côn trùng tại điểm điều tra trong vườn cà phê, bắt mẫu tất cả các thành phần sâu hại, thiên địch làm mẫu vật
- Với thiên địch bắt mồi: Địa điểm và phương pháp điều tra tương tự như điều tra thành phần sâu hại và được tiến hành cùng một thời gian
Quan sát hoạt động bắt mồi và thu bắt tất cả các loài thiên địch bắt mồi (hay nghi là thiên địch ăn mồi) ở các điểm điều tra trên vườn Khi không bắt gặp bắt mồi, nếu nghi ngờ là thiên địch thì kiểm tra lại theo phương pháp thử mồi khi bị đói
Mẫu vật được bảo quản trong dung dịch cồn 700, tiến hành thay dung dịch khi cần thiết Các mẫu sâu hại được mang về bộ môn BVTV trường Đại học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh, do TS Trần Thị Thiên An định danh
* Chỉ tiêu theo dõi:
- Thành phần sâu hại
- Tần suất xuất hiện của loài
TSXH (%) = (Số lần loài hiện diện/Tổng số mẫu thu thập điều tra) x 100
Trang 293.4.3 Điều tra biến động mật số, mức độ gây hại của sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cây cà phê tại huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai
*Giống và vườn điều tra:
Giống cà phê Vối (Robusta) là giống trồng phổ biến tại đia phương Tiến hành trên 3 vườn cà phê kinh doanh 7 năm tuổi có chế độ bảo vệ thực vật và canh tác theo tập quán canh tác của nông dân địa phương Cố định ruộng điều tra, mỗi ruộng có diện tích ít nhất 10.000 m2
.
* Phương pháp điều tra:
Điều tra theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng” Trên mỗi vườn điều tra theo 5
điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 2 cây, mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng chọn 1 cành, 1 ngọn Các cây, cành theo dõi phải được đánh dấu cố định trong suốt thời gian điều tra
∗ Lịch điều tra
- Tiến hành điều tra diễn biến, mật số và tỷ lệ hại của loài sâu hại chính và thiên địch ăn mồi trên cây cà phê, định kỳ 7 ngày/1 lần đối với rệp sáp phấn, rệp vảy xanh hại cành quả, sâu đục thân mình đỏ, kiến vàng và bọ rùa
- Mỗi lần điều tra cần ghi chép thêm tình hình sinh trưởng của cây như: ra lộc non, ra hoa, kết quả và những thay đổi về thời tiết khí hậu, về chăm sóc bón phân
∗ Chỉ tiêu theo dõi:
Mật số sâu hại, đếm tổng số cá thể sâu, rệp hại trên tổng số chồi non, chùm quả, cây điều tra
Tỉ lệ % bị hại, đếm tổng số chùm quả, chồi non, cây bị sâu rệp hại trên tổng số chồi non, chùm quả, cây điều tra
- Đối với rệp sáp: Tiến hành đếm số chùm quả bị hại trên tổng số 120 chùm điều tra để tính mật số trung bình (con/chùm) và tỉ lệ % số chùm bị hại
+ MSTB (con/chùm) = Tổng số rệp đếm được /120 chùm điều tra
+ Tỷ lệ chùm quả bị hại (%) = (tổng chùm quả bị hại /120 chùm quả điều tra) x
100
- Đối với rệp vảy xanh: tiến hành quan sát trên đoạn cành 15cm cố định từ ngọn vào đếm số cá thể rệp để tính mật số trung bình (con/chồi) và tỉ lệ % số chồi bị hại
Trang 30+ MSTB (con/chồi) = Tổng số rệp đếm được /40 chồi điều tra
+ Tỷ lệ hại (%) chồi non bị rệp gây hại được tính theo công thức:
Tỷ lệ hại (%) = (tổng chồi non bị hại /40 chồi điều tra) x 100
- Đối với sâu đục thân mình đỏ: mỗi điểm chọn 10 cây tiến hành quan sát đếm mật số sâu (con/10 cây)
Mật số sâu hại (con/10 cây) = (tổng sâu đã đếm được /150 cây điều tra) x 10
Tỉ lệ % cây bị hại = (tổng cây đã đếm được /150 cây điều tra) x 100
+ Thiên địch:
- Đối với kiến vàng: mỗi điểm chọn 2 cây, mỗi cây chọn 4 cành tiến hành đếm
mật số kiến vàng di chuyển qua lại trên cành trong 5 phút trên đoạn cành 5cm
Mật số (con/cành) = tổng kiến vàng đếm được /40 cành điều tra
- Đối với bọ rùa: mỗi điểm chọn 2 cây, mỗi cây chọn 4 hướng, mỗi hướng chọn
1 cành đếm mật số bọ rùa con/cành
Mật số (con/cành) = tổng bọ rùa đếm được /40 cành điều tra
3.4.4 Xác định hiệu lực trừ của một số loại thuốc hóa học đến rệp vảy xanh trên cây cà phê
∗ Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 1/5/2012 đến ngày 15/5/2012 tại vườn cà phê thuộc xã Iatô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
∗ Đặc điểm vườn cà phê làm thí nghiệm
Vườn cà phê thí nghiệm có cách khu dân cư khoảng 500 m, độ dốc 100, giống cành phê Robusta 4 năm tuổi, vườn được trồng và chăm sóc theo tập quán canh tác của nông dân tại địa phương
Trang 31*Sơ đồ thí nghiệm:
LLL 1 LLL 2 LLL 3
Chiều biến thiên: Theo độ dốc
* Các loại thuốc thí nghiệm
Bảng 3.1: Các loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm
STT Tên thương mại Tên hoạt chất Nồng
* Điều kiện thí nghiệm: 10 ngày trước khi phun thuốc thí nghiệm không sử
dụng các loại thuốc trừ sâu
* Thời gian xử lý và phương pháp phun thuốc
NTĐC
NT1
NT2
NT3 NT4
Trang 32Thuốc thí nghiệm được xử lý vào thời điểm cây cà phê có mật độ rệp vảy xanh trung bình khoảng 25 – 30 con/chồi non Thời gian xử lý thuốc vào buổi sáng, thuốc được phun bằng bình phun tay 16 lít, phun ướt đều toàn bộ diện tích cây cà phê
* Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi
Mỗi nghiệm thức theo dõi cố định 2 cây, mỗi cây theo dõi 4 cành theo 4 hướng
cố định
- Mật số rệp sống (con/chồi) = Tổng số rệp sống/tổng số chồi điều tra
- Hiệu lực của thuốc tính theo công thức Henderson - Tilton
Q (%) = [1 – (Ta x Cb )/(Tb x Ca)] x 100 Trong đó:
Q : Hiệu lực của thuốc (%)
Ta: Số sâu sống của nghiệm thức sau khi phun thuốc
Tb: Số sâu sống của nghiệm thức trước khi phun thuốc
Ca: Số sâu sống của nghiệm thức đối chứng sau khi phun thuốc
Cb: Số sâu sống của nghiệm thức đối chứng trước khi phun thuốc
- Tỷ lệ chồi bị hại (%) = (Tổng số chồi bị hại/Tổng số chồi điều tra) x 100 Đếm số rệp vảy xanh sống trước và sau xử lý thuốc 1 NTP, 3 NSP, 7 NSP và 14 NSP (con/chồi) Rệp vảy xanh chết cơ thể bị cong hoặc bong ra khỏi chồi và chuyển
sang màu nâu đen Khi điều tra phải đếm số rệp vảy sống / 1 chồi
- Với thiên địch: Theo dõi mật số ở 1 NTP và 14 NSP tại từng điểm điều tra trên ô thí nghiệm
+ Kiến vàng : cố định cành quan sát trong 5 phút quan sát đếm số lượng kiến di chuyển qua cành để tính mật số kiến vàng (con/cành)
MSTB (con/cành) = Tổng số kiến vàng đếm được/Tổng số cành điều tra
+ Bọ rùa bắt mồi: Quan sát trên toàn bộ cành, đếm số lượng bọ rùa bắt mồi để tính mật số bọ rùa (con/cành)
MSTB (con/cành) = Tổng số bọ rùa đếm được /Tổng số cành điều tra
3 5 Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả khảo sát hiệu lực thuốc và các chỉ tiêu khác được xử lý theo phương pháp ANOVA 2 phần mềm MSTATC
Trang 33Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng canh tác cây cà phê tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
Qua thời gian điều tra từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 về hiện trạng canh tác của 30 hộ trồng cà phê tại 3 thôn là thôn 7, thôn 8, thôn 9 thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, ghi nhận được kết quả như sau
4.1.1 Đặc điểm canh tác cà phê tại Ia Grai, Gia Lai năm 2012
Kết quả điều tra thực trạng canh tác cà phê được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1 cho thấy đa số các hộ nông dân trồng cà phê có diện tích lớn hơn 10.000 m 2 (73,33%) Cây cà phê được trồng chủ yếu ở khu vực bằng phẳng (70%) và sườn đồi (26,67%), đất trồng chủ yếu là đất đỏ Bazan (93,33%)
100% giống được sử dụng là giống cà phê vối (Robusta), hai mật độ được trồng chủ yếu là (3 m x 3 m) chiếm 60%, (3 m x 3,2 m) chiếm 30% và còn lại là các loại hình khoảng cách khác chiếm (10%)
Cà phê được trồng thuần chiếm khoảng (86,67%), còn lại cà phê xen canh với các loại cây như Sầu Riêng, Điều, Bời Lời
Về phương pháp tưới chủ yếu là tưới gốc (60%) và tưới phun mưa (40%), số lần tưới phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng năm giao động từ 3 – 5 lần/năm
Kỹ thuật chăm sóc: Số hộ làm cỏ 3 lần/năm chiếm (60%), tạo hình tỉa cành 3 lần/năm (56,67%), bón phân 5 lần/năm (53,33%) và 6 lần/năm (33,33%) Nông dân đã
có nhận thức được hiệu quả của việc sử dụng phân hữu bón cho cây cà phê, có (46,67%) số hộ được phỏng vấn là có sử dụng phân hữu cơ
Trang 34Bảng 4.1 Đặc điểm canh tác cà phê của nông dân tại huyện Ia Grai, Gia Lai
Trang 354.1.2 Nhận thức của nông dân về sâu hại trên cây cà phê và tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Ia Grai, Gia Lai
Kết quả điều tra nhận thức của nông dân về sâu hại và tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được thể hiện ở bảng 4.2 và bảng 4.3
Bảng 4.2 Nhận biết của nông dân về sâu hại trên cây cà phê tại Ia Grai, Gia Lai
STT Tên các loài sâu hại
Nông dân nhận biết Số hộ biết Tỷ lệ (%)
Ghi chú: Số hộ điều tra 30 hộ
Bảng 4.3 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân trên cây cà phê