Chương 12: THUẾ VÀ HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Ôn thi môn học tài chính công có đáp án (Trang 32)

I. Phạm vi tác động của thuế

Chương 12: THUẾ VÀ HIỆU QUẢ

1. Gánh nặng tăng thêm của thuế - định nghĩa và xác định gánh nặng tăng thêm của thuế bằng đồ thị

phương sai tương đương

• Định nghĩa: GÁNH NẶNG TĂNG THÊM (GNTT) là số phúc lợi mất đi vượt quá và xa hơn số thuế thu được, GNTT được tao ra khi thuế làm méo mó cá quyết định kinh tế.

GNTT đôi khi còn gọi là chi phí phúc lợi (hoặc khối lượng tính hữu dụng mất đi).

• Xác định gánh nặng tăng thêm của thuế bằng đồ thị phương sai tương đương:

-Chị Ruth có thu nhập cố định là I, tiêu dùng 2 loại hàng hóa là thịt (giá Pb) và ngô (giá Pc); Ox: lượng thịt mỗi năm, Oy: lượng ngô mỗi năm

-Do không có thuế hay những bóp méo như ngoại tác hay độc quyền nên giá của hàng hóa phản ánh chi phí xã hội biên tế của hàng hóa đó.

-Đường giới hạn ngân sách là AD, chị Ruth tối đa hóa hữu dụng tại E1 trên đường cong bàng quan i, B1 kg thịt và C1 kg ngô.

-CP áp thuế tb lên thịt => giá thịt bây giờ là Pb*(1+tb), đường ngân sách mới là AF (do Pc không đổi nên có cùng điểm chặn là A). Nếu Ruth tiêu dùng Ba kg thịt thì phải giảm còn Cb kg ngô, hiệu số khỏang cách giữa Ca và Cb thể hiện số thuế thu được theo ngô

-Tại E2 là điểm Ruth tối đa hóa hữu dụng sau khi có thuế => GE2 là khoản thuế Ruth phải nộp rõ ràng Ruth bị thiệt hại nhiều hơn tại E2 so với E1.

-Ta cần xác định số đôla tương đương thiệt hại đối với chị Ruth khi dịch chuyển đường bang quan I sang ii, gọi là pp phương sai tương đương, đo lường những thiệt hại mà thuế gây ra từ sự giảm thu nhập và là nguyên nhân làm giàm giá trị hữu dụng.

-Vì việc lấy bớt đi thu nhập làm cho đường giới hạn ngân sách của Ruth dịch chuyển song song vào bên trong nên AD dịch chuyển vào tiếp xúc với ii => số lượng dịch chuyển là phương sai tương đương.

-theo hình vẽ, HI song song AD và tiếp tuyến ii nên ME3 là phương sai tương đương. Mặt khác, GE2+NE2=GN=ME3 -> phúc lợi giảm đi nhỏ hơn số thuế thu được => NE2 là gánh nặng tăng thêm.

Hình vẽ 12.3

2. Đo lường gánh nặng tăng thêm với đường cầu ( giải thích đồ thị và công thức tính)

- Khái niệm GNTT có thể giải thích lại việc sử dụng các đường cầu đền bù, việc giải thích này đặt cơ sở chủ yếu trên khái niệm thặng dư người tiêu dùng.

- Đồ thị:

- Đường cầu đền bù cho thịt là Db, chi phí xã hội biên tế của thịt không đổi là Pb, do đó đường cung là đường nằm ngang Sb =>tiệu thụ lượng thịt cân bằng là q1, thặng dư NTD là aih.

- Áp thuế tỉ lệ tb -> giá mới là Pb*(1+tb), đường cung mới Sb’ =>lượng thịt cân bằng q2.

- Với: Thặng dư NTD mới afg, số thu thuế gfdh

Ta có : Thặng dư NTD sau thuế + Số thuế thu được < Thặng dư NTD ban đầu diện tích fdi nên fdi là GNTT

*Công thức: 1/2*η*Pb*q1*t2 b

Với η: eta là giá trị tuyệt đối của độ co giãn giá đền bù của lượng cầu đối với hàng hóa.

η có giá trị tuyệt đối cao cho thấy lượng cầu đền bù rất nhạy cảm với những thay đổi của giá => thuế càng làm sai lệch quyết định tiêu dùng thì GNTT càng lớn.

Pb*q1 là tổng thu nhập được tiêu dùng trên hàng hóa lúc đầu => nếu chi tiêu ban đầu trên hàng hóa bị đánh thuế càng lớn thì GNTT càng lớn.

t2

b cho thấy khi thuế suất tăng thì GNTT cũng tăng với tỷ lệ bình phương của chính nó.

3. Mô tả và phân tích đồ thị gánh nặng tăng thêm của trợ cấp

Trợ cấp hàng hóa là thành phần quan trọng của hệ thống tài chính cùa các quốc gia. Xét về tác động, trợ cấp là dạng thuế âm.

- Lượng cầu đối với các dịch vụ sở hữu nhà là đường thẳng Dh, lượng cung là đường thẳng nằm ngang tại điểm giá Sh – đo chi phí xã hội biên tế của việc cung cấp dịch vụ nhà, số lượng cân bằng là h1.

- Chính phủ trợ cấp s % cho các nhà cung cấp dv đất, giá mới của dịch vụ nhà là (1-s)*Ph, đường cung tương ứng là Sh’.

- Nếu mục tiêu của trợ cấp là tăng lượng tiêu dùng các dịch vụ thì chính sách này là thành công.

- Trước khi có trợ cấp, thặng dư NTD là mno, sau trợ cấp lq mqu, lợi ích cho người sử dụng nhà là khoản tăng thặng dư nouq.

- Chi phí của chương trình trợ cấp bằng:

số lượng nhà*trợ cấp = nq*qu, chính là diện tích hình nvuq

 Chi phí của trợ cấp thực tế đã vượt quá lợi ích, đó là GNTT ovu Hình vẽ 12.6

4. Gánh nặng tăng thêm của thuế thu nhập (Giải thích bằng đồ thị và công thức)

- Lý thuyết GNTT có thể áp dụng cho các hàng hóa bị đánh thuế cũng như cho các yếu tố sản xuất.

- Trục tung 0y thể hiện mức lương trên mỗi giờ và trục hoành 0x cho biết số giờ lao động mỗi năm, đường cung lao động đền bù cho thấy số tiền lương ít nhất làm cho một người làm thêm mỗi giờ lao động là SL.

- Ban đầu, lương là w và số giờ lao động tương ứng là L1 => thặng dư người lao động là diện tích adf.

- Giả sử rằng có thuế TN với thuế suất t. Số lương sau thuế là (1-t)*w, số giờ làm việc tương ứng là L2 =>thặng dư tương ứng là agh. Số thuế CP thu được là diện tích figh.

 GNTT do thuế tạo ra là diện tích hdi *Công thức: 1/2*ε*w*L1*t2

Trong đó ε là độ co dãn đền bù của số giờ làm việc tương ứng với mức lương. Hình vẽ 12.7

5. Đánh thuế phân biệt đối với các yếu tố đầu vào (Giải thích bằng đồ thị và công thức)

- Trong ví dụ thuế TN, ta giả thiết rằng thu nhập lao động bị đánh thuế với cùng thuế suất không phân biệt nguồn cung cấp lao động từ đâu.

- Một ví dụ khác là đánh thuế phân biệt đối với lao động trong các khu vực thị trường và các hộ gia đình. Nếu một người lao động tại nhà,anh ta tạo ra các dịch vụ và sp có giá trị nhưng không bị đánh thuế.

- Mặt khác, nếu người đó làm việc trên thị trường, các dịch vụ là đối tượng để đánh thuế TN và thuế lương.

- Để đo lường chi phí hiệu quả, ta xét hình vẽ sau. OO’ là tổng số lượng lao động khả dĩ trong cộng đồng XH, lượng lao động làm việc tại nhà đo bằng khoảng cách bên phải điểm 0, lượng lao động làm việc trong thị trường là khoảng cách bên trái 0’.

 Bất kỳ điểm nào thuộc 00’ thể hiện sự phân bổ giữa lao động tại nhà và lao động trong thị trường.

- Giá trị sản phẩm biên tế VMP của số giờ làm việc trong khu vưc hộ gia đình như là giá trị bằng tiền của các sản phẩm tạo ra thêm cho mỗi giờ làm việc.

- VMPhome dốc xuống thể hiện khi ngta bỏ nhiều thời gian hơn làm việc ở nhà thì giá trị gia tăng của mỗi giờ làm việc sẽ giảm đi, tương tự, VMPmarket cho thấy giá trị của sản phẩm biên tế của mỗi giờ làm việc trong khu vực thị trường.

- Cân bằng phân bổ thời gian giữa công việc tại gia và công việc thị trường để tối đa hóa thu nhập theo xảy ra khi OH* giờ lao động dành cho công việc tại nhà và O’H giờ lao động dành cho công việc thị trường, giá trị của sản phẩm biên tế của lao động trong cà hai khu vực là w1 đôla.

- Áp thuế t lên thu nhập từ các công việc thị trường nhưng lợi tức đối với các công việc tại nhà thì không bị áp thuế => mức lương thị trường giảm từ VMPmarket thành (1-t)*VMPmarket =>được biểu diễn trên đồ thị bằng cách dịch chuyển mỗi điểm trên VMPmarket xuống t%.

- Tại H*, VMPhome> (1-t)*VMPmarket =>người ta làm việc tại nhà nhiều hơn, làm việc ngoài thị trường ít hơn => dịch chuyển cân bằng kinh tế sang bên phải từ điểm H*, cân bằng đạt đến khi giá trị sau thuế của sản phẩm biên tế trong khu vực thị trường bằng giá trị sản phẩm biên tế trong khu vực hộ gia đình, điểm Ht trên đồ thị.

- Tại điểm cân bằng mới sau thuế, VMPs trong cả 2 khu vực đều là (1-t)*w2. Tuy nhiên, VMP trước thuế trong khu vực thị trường w2 lớn hơn VMP trong hộ gia đình (1-t)*w2 nhưng ta không có động lực khuyến khích việc phân bố lại này vì cá nhân nhạy cảm với các khoản lợi tức nhận được sau thuế thuế có thể dẫn đến sự phân bố không hiệu quả các nguồn lực về phương diện làm méo mó động lực huy động các yếu tố đầu vào tại những nơi sd hiệu quả nhất.

- Kết quả của sự di cư lao động trong thị trường, giá trị của sản phẩm đầu ra giảm xuống với khoảng abcd, là diện tích cùa VMPmarket giữa H* và Ht

- Khi lao động thâm nhập vào khu vực kình tế gia đình, giá trị của đầu ra tăng aecd (diện tích dưới VMPhome giữa H* và Ht).

- => abe là GNTT của thuế. *Công thức: ½*(∆H)*t*w2

Sự thay đổi trong phân bổ lao động (∆H) và khoản đệm thuế (tw2) càng lớn thì GNTT càng lớn.

Tóm lại, mỗi khi thuế được đánh phân biệt đ/v các sử dụng khác nhau, dẫn đến sự phân bố các yếu tố đầu vào giữa các khu vực kinh tế và tạo ra GNTT.

Chương 13: ĐÁNH THUẾ HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG

1. Nêu thuế hàng hóa tối ưu và Quy tắc Ramsey (định nghĩa, giải thích bằng đồ thị và công thức)

THUẾ HÀNG HÓA TỐI ƯU

- Mục tiêu của đáng thuế hàng hóa tối ưu là chọn thuế suất trên X và Y sao cho gánh nặng tăng thêm là nhỏ nhất và thu được số thu cho chính phủ

Quy tắc Ramsey

- Để tối thiểu hóa toàn bộ gánh nặng tăng thêm thì gánh nặng tăng thêm biên tế của mỗi đô la cuối cùng của thu nhập thuế được tăng thêm từ mỗi loại hàng hóa phải như nhau. Hay nói cách khác , có thể giảm toàn bộ gánh nặng tăng thêm bằng cách tăng thuế suất lên hàng hóa có gánh nặng tăng thêm biên tế bé hơn và ngược lại

- Khi đánh thuế đơn vị ux lên X: lượng cầu giảm là ∆X và gánh nặng tăng thêm là Sabc . Khi tăng thuế lên 1 đơn vị, thuế là (ux+1). Tổng giá là P0+ (ux+1): lượng cầu giảm là ∆x. gánh nặng tăng thêm là Sfec

→gánh nặng tăng thêm biên tế là hiệu của là hiệu của 2 tam giác, là diện tích hình thang feab. Ta có Sfeab

=1/2∆x[ux+(ux+1)] =∆X

- khi thuế suất là ux thì số thu thuế là uxX1 (thuế trên mỗi đơn vị nhân với số lượng bán được) và là diện tích hbaj. Khi thuế suất là (ux+1) số thu thuế là diện tích gfej

- gánh nặng tăng thêm biên tế trên mỗi đồng số thu thuế tăng thêm đối với hàng hóa X là và đối với hàng hóa Y là :

- Điều kiện để tối thiểu hóa toàn bộ gánh nặng tăng thêm là : = hay = →Để tối thiểu hóa tổng gánh nặng tăng thêm , cần đặt thuế suất sao cho phần trăm biến đổi giảm lượng cầu của mỗi loại hàng hóa là như nhau.

2. Các tiêu chuẩn để thiết kế hệ thống thuế (Tiêu chuẩn theo quy tắc nghịch của Ramsey, các tiêu

chuẩn về công bằng)

I. Các tiêu chuẩn để thiết kế hệ thống thuế

 Quy tắc nghịch Ramsey

Để tối thiểu gánh nặng tăng thêm : tX*ηX=tY*ηY hay =ηY/ηX

- Quy tắc co dãn nghịch đảo: chừng nào mà hàng hóa không liên quan tới nhau trong tiêu dùng, thuế suất phải tỉ lệ nghịch với độ co dãn. Ý nghĩa của quy tắc này: các loại thuế hiệu quả làm sai lệch các quyết định của các chủ thể càng ít càng tốt

 Các xem xét công bằng: tính hiệu quả không phải là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá một hệ thống thuế. Tính công bằng mới thực sự quan trọng. hệ thống thuế có tính công bằng theo chiều dọc-tức là phải phân phối gánh nặng thuế công bằng cho mọi người với những khả năng chi trả khác nhau

 Khi nào có thể áp dụng hoàn toàn quy tắc Ramsey

- Xã hội chỉ quan tâm đến tính hiệu quả-một đồng đối với mọi người là như nhau

- Người giàu và người nghèo tiêu thụ các loại hàng hóa với cùng tỉ lệ như nhau.

-

3. Mô hình xác định phí tối ưu – mô tả và phân tích đồ thị

Mô hình:

 Mô tả:

ACZ là chi phí trung bình MCz là đường chi phí biên tế Dz là đường cầu đối với z

MRz là đường thu nhập biên tế liên quan

− Nhà độc quyền tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, sản xuất đến điểm chi phí biên tế bằng doanh thu biên tế(Zm,Pm). lợi nhuận độc quyền bằng tích số đơn vị sản phẩm bán được nhân với lợi nhuận trên mỗi đơn vị( bằng diện tích hình chữ nhật trên đồ thị).

− Tại điểm Zm , giá lớn hơn chi phí biên tế. do đó Zm không hiệu quả.

− Để sản xuất cho đến điểm giá bằng chi phí biên tế: trong hình, đầu ra tại P=MC là điểm Z* và giá liên quan là P*. ta vẫn có vấn đề ở đây, đó là tại Z* giá vẫn thấp hơn chi phí trung bình. Tại P* giá quá thấp để trang trải và sẽ bị lỗ.tổng lỗ bằng số sản phẩm bán được nhân với khoản lỗ trên từng đơn vị sản phẩm được đo bằng khoảng cách thẳng đứng giữa đường cầu và ACZ tại Z* (hình chữ nhật abcP*)

4. Chi phí điều hành quản lý thuế gồm các loại chi phí nào? Làm thế nào để biết chi phí điều hành

 Chi phí điều hành hệ thống thuế thường bị bỏ qua trong phần lớn các phân tích lý thuyết. tuy vậy , các chi phí hành chính và chi phí thực hiện lệnh thuế tác động lên lựa chọn cơ sở thuế, thuế suất, và quy mô của sợ trốn thuế.

- Chi phí điều hành hệ thống thuế gồm:

+ chi phí nguồn lực của cơ quan thuế để thực hiện công việc.

+ người đóng thuế tốn các khoản phí gồm: chi phí kế toán và tư vấn thuế, cũng như thời gian sử dụng để lập báo cáo thuế và ghi chép sổ sách kế toán.

 Rõ ràng, không có hệ thống thuế nào lại không tốn chi phí quản lý và chi phí thực hiện. điểm chủ chốt là tìm ra sự cân bằng hợp lý giữa gánh nặng tăng thêm và chi phí hành chính.

5. Phân biệt giữa trốn thuế và tránh thuế. Phân tích thực chứng(đồ thị) và phân tích quy chuẩn (ân

xá)của trốn thuế

Phân biệt trốn thuế và tránh thuế:

Tránh thuế: Keynes gọi là “ nỗ lực trí tuệ duy nhất đáng được thưởng”, là sự thay đổi hành vi của mình để giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Không có gì sai trái với pháp luật.

Trốn thuế:không trả thuế theo pháp luật quy định. Không thông báo, không khai báo đủ.

Thuế suất thu nhập biên tế là t, lợi ích biên tế của mỗi đồng giấu đi là t. Lợi ích biên tế (MB) không báo cáo là t-là tổng số thuế tiết kiệm được.

p là xác suất bị kiểm tra gian lận.

Chi phí biên dự tính (MC) là khoản tiền theo đó tiền phạt tăng lên theo mỗi đồng đôla gian lận( tiền phạt biên tế) nhân với khả năng xác suất bị phát hiện. ví dụ, nếu khoản phạt phát sinh thêm cho 1000 đôla là 1,50 đôla và xác suất bị phát hiện là 1/3 thì tiền phạt biên tế dự tính là 50 xen.

Khoản gian lận tối ưu là điểm 2 đồ thị giao nhau R*.

Có khả năng, phương án không gian lận sẽ được coi là tối ưu. Đối với cá nhân đó, chi phí biên tế của gian lận vượt quá lợi ích biên tế đối với tất cả các giá trị dương của R, do vậy điểm tối ưu bằng 0

Một phần của tài liệu Ôn thi môn học tài chính công có đáp án (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w