MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1.MỞ ĐẦU: 1 2.LÝ DO TRỌN ĐỀ TÀI: 1 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC MƯỜNG HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HÓA 3 1.1 Khái quát về huyên Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa 3 1.1.1 Vị trí địa lý: 3 1.1.2 Điều kiện tự nhiên 3 1.1.3 Đời sống kinh tế, xã hội 4 1.2 Khái quát về người mường ở huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa 9 PHẦN II:TÌM HIỂU VỀ LỄ CƯỚI 12 2.1 Quan niệm về hôn nhân của người Mường 12 2.2 Vai trò của ông mơ,mế già(ông mối,bà mối) trong cưới hỏi 13 2.3 Các nghi lễ thủ tục truyền thống của người Mường huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa 14 2.3.1 Đi thăm dò (thăm táng mạch khạ) 14 2.3.2 Dạm ngõ (rạm ngỏ) 15 2.3.3 Đặt vấn đề (khạo xiềng) 16 2.3.4 Ăn hỏi (ti hỏi) 16 2.3.5 Lễ ra mặt rể (xa mặt dậu) 17 2.3.6 Cắt của 18 2.3.7 Lễ cưới (đàm khách) 18 PHẦN III: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG TRONG PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HÓA 20 3.1 Những thay đổi trong phong tục cưới hỏi 20 3.2 Một số biện pháp bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống 21 KẾT LUẬN: 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC 25
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Văn hóa thông tin và xã hội trườngĐại Học Nội Vụ Hà Nội cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảngdạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Phương Thúy người
đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôitrong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn ban quản lý đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài tiểuluận.Tuy đã có nhiều cố gắng,tâm huyết nhưng chắc chắn tiểu luận của tôicòn có rất nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý từ phía của thầygiáo, cô giáo cùng các bạn để bài viết được hoàn chỉnh và hứa sẽ cố gắng hơnvào những lần sau mong thầy,cô thông cảm và tạo điều kiện
Xin chân thành cảm ơn !
Trang 2MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
1.MỞ ĐẦU: 1
2.LÝ DO TRỌN ĐỀ TÀI: 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC MƯỜNG HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HÓA 3
1.1 Khái quát về huyên Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa 3
1.1.1Vị trí địa lý: 3
1.1.2Điều kiện tự nhiên 3
1.1.3Đời sống kinh tế, xã hội 4
1.2 Khái quát về người mường ở huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa 9
PHẦN II:TÌM HIỂU VỀ LỄ CƯỚI 12
2.1 Quan niệm về hôn nhân của người Mường 12
2.2 Vai trò của ông mơ,mế già(ông mối,bà mối) trong cưới hỏi 13
2.3 Các nghi lễ thủ tục truyền thống của người Mường huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh hóa 14
2.3.1Đi thăm dò (thăm táng mạch khạ) 14
2.3.2Dạm ngõ (rạm ngỏ) 15
2.3.3Đặt vấn đề (khạo xiềng) 16
2.3.4Ăn hỏi (ti hỏi) 16
2.3.5Lễ ra mặt rể (xa mặt dậu) 17
2.3.6Cắt của 18
2.3.7Lễ cưới (đàm khách) 18
PHẦN III: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG TRONG PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HÓA 20
3.1 Những thay đổi trong phong tục cưới hỏi 20
3.2 Một số biện pháp bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống 21
KẾT LUẬN: 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHỤ LỤC 25
Trang 31.MỞ ĐẦU:
Cộng đồng người Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau Trong đó dân tộcKinh chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% là dân số của 53 dân tộc.Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhautrong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi,giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói,chữ viết và bản sắc văn hoá riêng Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiệnrất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế, trangphục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay,thờ cúng, lễ tết, văn nghệ, vui chơi
Người Mường - là tộc danh đã được các cứ liệu khoa học, các nhànghiên cứu và đồng bào tự nhận về dân tộc mình từ xa xưa Cũng như ngườiMường ở tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, người Mường tỉnh Thanh Hoá có nguồngốc từ người Việt cổ Thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; rất gần với tiếngViệt (có thể nói theo nghĩa tương đối 70 - 75%).Người Mường tỉnh ThanhHoá có hai nhánh Nhánh Mường cổ - Mường gốc - Mường ống từ huyện BáThước thường gọi là Mường trong; và một bộ phận di cư đến từ tỉnh HoàBình vào thường gọi là Mường ngoài
Người Mường quan niệm cưới xin là một nghi lễ quan trọng cần đượcchuẩn bị chu đáo Trong đám cưới truyền thống của người Mường ở huyệnNgọc Lặc, vai trò của ông Mơ, Mế già là rất quan trọng Trước đám cưới, nhàtrai phải đi thăm dò, tiếp đến là dạm ngõ, đặt vấn đề, ăn hỏi, ra mặt rể mới vàcắt của Sau những lễ nghi đúng với truyền thống, lễ cưới sẽ được tổ chức khi
cả hai bên gia đình đã chuẩn bị đầy đủ
2.LÝ DO TRỌN ĐỀ TÀI:
Ngọc Lặc là 1 huyện miền nùi phía Tây tỉnh Thanh Hóa Huyện NgọcLặc có hơn 4 dân tộc cùng sinh sống,trong đó dân tộc Mường chiếm dân sốlớn nhất 68,5% dân số toàn huyện Mặc dù sinh sống với nhiều dân tộc khácnhau nhưng người Mường huyện Ngọc Lặc vẫn giữ đc nét văn hóa truyền
Trang 4thống của mình đặc biết trong tục cưới hỏi.
Cưới hỏi là một trong những thời điểm quan trọng nhất đời người.Vì sựquan trọng đó nên họ tổ chức rất chu đáo và long trọng Tùy thuộc vào tậpquán của mỗi dân tộc mà việc tổ chức các nghi lễ,nghi thức khác nhau NgườiViệt ta có truyền thông “uống nước nhớ nguồn” vì vậy cưới hỏi cũng là cũng
là một hình thức để thể hiện truyền thống đấy Lễ cưới được coi là lễ trọng vìngày này có đầy đủ hai bên nội ngoại, hàng xóm láng giềng chứng kiến chođôi bên trai gái nên vợ nên chồng
Tuy nhiên đã là phong tục thì mỗi nơi mỗi khác, mỗi dân tộc có phongtục riêng của mình Việc cưới hỏi của mỗi dân tộc nào đó nhằm để chúng tahiểu ra cái riêng cái khác biệt của mỗi dân tộc Qua đó hiểu thêm sự phongphú và đa đạng,thống nhất của văn hóa Việt Nam
Với chế độ phong kiến, đồng bào dân tộc Mường huyện Ngọc Lặc sốngrất khổ cực trong xã hội thổ ty, lang đạo Từ ngày có Đảng lãnh đạo ngườiMường Ngọc Lặc đã vùng lên thoát khỏi chế độ phong kiến hà khắc Trải quathời gian dài chiến đấu, lao động và sản xuất đồng bào Mường Ngọc Lặc đãtạo nên nhiều nhiều thành tựu to lớn trong đời sống kinh tế,văn hóa,xã hội,đời sống tinh thần người Mường Ngọc Lặc phong phú với những tập tục, nghi
lễ mạng bản sắc riêng
Nhận thức được điều này nên tôi muốn tìm hiểu rõ hơn những phongtục, tập quán của người Mường huyện Ngọc Lặc, từ đó thấy được đâu là nétvăn hóa lưu giữ đâu là những hủ tục cần loại bỏ,thấy được thực trạng văn hóatruyền thống của người Mương Ngọc Lặc nhằm tìm hướng giải quyết phùhợp, khôi phục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Với những lý do trên tôi đã trọn đề tài “Tìm hiểu phong tục cưới hỏicủa người Mường huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài nghiên cứucho bài tiểu luận của mình
Trang 5PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC MƯỜNG HUYỆN NGỌC LẶC
TỈNH THANH HÓA 1.1 Khái quát về huyên Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa
1.1.1 Vị trí địa lý:
Ngọc Lặc là một huyện nằm ở vị trí trung tâm giữa 11 huyện miền núiphía Tây của tỉnh Thanh Hóa giáp các tỉnh Bá Thước và Cẩm Thủy Cách tỉnh
lỵ 77km trên trục đường quốc lộ 15A và 159 Tọa độ địa lý 19.55 độ—20.17
độ vĩ bắc, 105.31—10457 độ kinh đông Ngọc Lặc là gạch nối giữa vùngchâu thổ và miền núi tỉnh Thanh Hóa Được bồi đắp bởi các dẫy núi đá vôi vànúi đất chia ra 2 vùng rõ rệt là vùng núi thấp và vùng núi cao
-Vùng núi cao: chiếm 27.149ha (bằng 56.2%) diện tích toàn huyện, nốivới các hang động kì thú, rừng dầy, nhiều sản vật quý hiếm
-Vùng đồi núi thấp :Chiếm 21.840 ha, mở ra các thung lũng thuận lợicho nghề trồng lúa, trồng cây công nghiệp, cao su , mía
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Ngọc Lặc có diện tích 495,53 km vuông, hiện đang rất phát triển vớiđiều kiện tự nhiên sẵn có do địa hình mang lại những dẫy núi đá vôi có nhiềuhang động đẹp ,cảnh quan đẹp mát mẻ thuận lợi cho du lịch và quốc phòng,các dẫy núi hình vòng cung tạo nên các thung lũng có các đồng nhỏ,hẹp thuậnlợi cho nghề trồng lúa nước và các loại cây hoa màu Với địa thế như vậyđược cho là vùng đất có đầy đủ yếu tô phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,công nghiệp,dịch vụ vì vậy dự kiến trong tương lai Ngọc Lặc sẽ là thủ phủcủa miền tây tỉnh Thanh Hóa Với dự án quy hoạch đô thị của chính phủ đãphê duyệt công bố với ưu thế nằm ở vị trí trung tâm 11 huyện miền núi tỉnhThanh Hóa thì Ngọc Lặc sẽ là điểm thu hút phát triển công nghiệp,du lịch vàcác ngành kinh tế khác
-Khí hậu : Ngọc Lặc thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có gió tây, khí sắc
âm u Do điều kiện tự nhiên chi phối nên hình thành 2 mùa khí hậu rõ rệt
Trang 6+Mùa đông: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có sương mù ,sươngmuối ít mưa
+Mùa hè: Từ tháng 4 đên tháng 9 mưa nhiều,lượng mưa trung bình từ2000mm/năm nhưng phân bố không đều nên thường xảy ra lũ lụt vào mùamưa và hạn hán vào mùa khô
+Nhiệt độ trung bình từ 23 độ đến 24 độ có khi lên 34 độ vào nhữngngày có gió tây khô nóng nhiệt độ tăng lên đến 41độ hợp cho phát triển rừngcây nhiệt đới
_Về sông ngòi: Ngọc Lặc có 3 con sông lớn chảy qua địa bàn là sông
Âm, sông Cầu Chày và sông Hép Ngoài ra còn nhiều khe suối chằng chịtnằm rải rác khắp mọi nơi tạo thành nguồn nước phong phú thuận lợi cho sảnxuất và sinh hoạt,phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy điện
_Về đất đai: Diện tích tự nhiên toàn huyện là 48.998 ha trong đó :
+Đất nông nghiệp :11.527,46 ha
+Đất lâm nghiệp có rừng: 14.753,43 ha
+Đất chuyên dùng: 3.439,46 ha
+Đất ở: 1.072,22 ha
+Sông, suối, núi đá 18.197 ha
_ Về khoáng sản: Phát hiện được mỏ sắt ở làng Sam (xã Cao Ngọc), mỏ
quặng Cromit tại làng Môn (xã Phùng Giáo),mỏ đồng (xã Phùng Thịnh),khoáng sản vàng phân bố nhiều xã
Nguyên liệu phân bón hóa chất có mỏ Photphorit ở Lộc Thịnh là mỏlớn nhất tỉnh với trữ lượng 74698 tấn, mỏ than ở Nguyệt Ấn
1.1.3 Đời sống kinh tế, xã hội
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 kinh tế Ngọc Lặc chủ yếu là nềnkinh tế truyền thống với các loại kinh tế nương rẫy, lúa nước kết hợp chănnuôi, thủ công săn bắn hái lượm Nhìn chung Ngọc Lặc có nên kinh tế khá lạchậu chủ yếu trao đổi bằng hiện vật về sau trao đổi bằng tiền Thủ công nghiệpkém phát triển chủ yếu là nghề dệt đan lát làm ra để phục vụ gia đình, hàng
Trang 7hóa chủ yếu trao đổi giũa miền núi và miền xuôi
Sau năm 1945 đặc biết là từ 1954 miền Bắc giải phóng được sự quantâm của Đảng và nhà nước Ngọc Lặc có thêm điều kiện mở rộng chăn nuôisản xuất, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp và chăn nuôi phát triển nhưng cònchậm
Từ 1986 trở đi cùng với quá trình thay đổi đất nước Ngọc Lặc chuyển
từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự chuyểnbiến đáng kể cơ cấu cây trồng vật nuôi được dịch chuyển mạnh mẽ làm nềntảng cho sự hình thành phát triển các thành phần kinh tế khác
Đến nay ngoài điều kiện về tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phongphú, huyện Ngọc Lặc có vị trí địa lý tương đối đặc biệt Đây được xem như làcửa ngõ của các huyện miền núi phía Tây xuống vùng đồng bằng trung du củatỉnh Thanh Hóa
Huyện có trục đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 15A đi qua, tiếp giápCảng Hàng không Thọ Xuân (khoảng 30 km), cách Cảng biển nước sâu NghiSơn gần 100 km
Bên cạnh đó, Ngọc Lặc nằm cận kề Khu công nông nghiệp công nghệcao Lam Sơn Sao Vàng (đầu tàu kinh tế thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa)
Từ đó, Ngọc Lặc có thể giao lưu phát triển kinh tế với Hà Nội, TP.HồChí Minh là các trung tâm kinh tế lớn của đất nước và cả của nước bạn Lào.Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, Ngọc Lặcđược Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư phát triển thành trung tâm đô thịmiền núi phía Tây của tỉnh
Với những điều kiện đó, cùng với chính sách chung của Chính phủ quiđịnh đối với vùng đặc biệt khó khăn, các nhà đầu tư và doanh nghiệp đến vớiNgọc Lặc sẽ được hưởng những cơ chế, chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư caonhất theo quy định của pháp luật Việt Nam Đó là những ưu đãi về thuê đất,thuê mặt nước; ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về thuế xuấtnhập khẩu
Trang 8Các doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng được thụ hưởng các chính sách
hỗ trợ khác của tỉnh, như cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tiểu - thủcông nghiệp và ngành nghề; chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị,trung tâm thương mại; chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạtđộng trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trườngtrên địa bàn tỉnh
-Về nhà ở:
Người Mường từ bao đời nay vẫn duy trì ngôi nhà sàn Đây là nét độcđáo riêng trong văn hóa ở của người Mường nói chung và người Mường ởNgọc Lặc nói riêng Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền,việc dựng nhà sàn của người Mường là kết quả của một quá trình dài đúc kếtkinh nghiệm cư trú
Chuyện xưa để lại:“Rùa đen” được ông lang cun tha chết, rùa hứagiúp người Mường cách làm nhà ở, kho chứa lúa, chứa thịt Mái nhà sàn củangười Mường có hình mái rùa là thế!
-Về trang phục:
Trang phục nam: Trang phục nam: nam mặc áo xẻ ngực, cổ tròn, cúcsừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái Đây là loại áo cánh ngắnphủ kín mông Quần lá tọaống dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là Khănquần Xưa có tục để tóc dài búi tóc, trên đầu bịt khăn, khăn dài gấp 3 vòngđầu quấn dưới búi tóc Cũng có khi họ dùng khăn ngắn hơn,quấn vòng từ saugáy sang phía trước giao nhau ở trán, hai đầu khăn dựng nghiêng giống nhưhình đôi sừng trông khá ngộ nghĩnh
Trong dịp lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than,ngoài khoác đôi áo chùng đen dài tới gối, cài cúc nách và sườn phải
Trang phục nữ: bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ đượcnét độc đáo Khăn đội đầu (mụ) là một mảnh vải trắng hình chữ nhật khôngthêu thùa Váy (Wắl) dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy vàcạp váy, cạp váy nổi tiếng với các loại hoa văn được dệt kì công Trang sức
Trang 9thường ngày gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treohộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.
Áo mặc thường ngày có tên là Áo pắn (áo ngắn) Đây là loại áo cánhngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người kinh, ống tay dài, áo màunâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu không phải loại vải cổ truyền) Bêntrong là loại Áo báng (yếm), cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn.Đầu thường đội khăn trắng, xanh với các phong cách không cầu kỳ như một
-Tổ chức cộng đồng:
Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độlang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hoàng) chia nhau caiquản các vùng Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có cáclang xóm hoặc đạo xóm, cai quản một xóm
-Tín ngưỡng:
Người Mường Ngọc Lặc theo tín ngưỡng đa thần giáo và tín huyết vạnvật hữu linh(vạn vật đều có linh hồn) nên họ thờ rất nhiều thứ Chính vì cóquan niệm tín ngưỡng như trên mà họ cầu cúng tất cả các loại thần thánh, maquỷ một khi cảm thấy cần thiết Họ cho rằng, con người chết đi cũng biếnthành ma và ma tổ tiên sẽ phù hộ được con cháu Vì thế thờ cúng tổ tiên cótầm quan trọng số 1 trong đời sống tâm linh của họ, nó phản ánh ý thức sâusắc về cội nguồn, về tình cảm ruột già máu mủ và trở thành đạo lý uống nước
Trang 10nhớ nguồn.
Họ còn có tục thờ đá khi dựng nhà mới,thờ thần bản mệnh, thổ công,thờ các nhân vật huyền thoại, người anh hùng, thờ động vật, cây cỏ mỗi thứđều có ý nghĩa thờ cúng của họ
-Lễ hội:
Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Lễ khai hạ, hội xuốngđồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ cơm mới, ném còn,cồng chiêngvào mùa xuân
-Văn nghệ dân gian:
Kho tàng văn nghệ dân gian người Mường khá phong phú, có cácthểloại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ Người Mường còn
có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đối, hát trẻ con chơi
Hát Xéc bùa (có nơi gọi là xắc bùa hay Khóa rác) được nhiều người
ưa thích Thường (có nơi gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợilao động và các nét đẹp phong tục dân tộc Đặc biệt, ở người Mường phải kểđến lễ ca, đó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đámtang
Cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường, ngoài ra còn có nhị,sáo, trống, khèn lù
-Ẩm thực:
Người Mường ở huyện Ngọc Lặc lâu nay vẫn tự hào về ẩm thực của
họ, điều đó thể hiện qua việc truyền tụng trong nhũng câu thành ngữ như:
Về xứ Mường quê anh nhé :
Về quê anh nhé ! đất xứ mường
Về với xóm Luông bao mến thương
Trò chuyện cùng nhau bên bếp lửa
Lam cơm , luộc sắn , nướng nếp nương
Rượu cần trong chum mời bạn nhé
Thịt treo gác bếp mang xuống xơi
Trang 11Về quê anh nhé một lần thôi
Ngắm cảnh đồi chè với giếng đôi
Cơm tồ trong hôông mời em nhé
Mai về thành phố ! nhớ quê tôi
Người Mường Ngọc Lặc thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ,rau, cá đồ Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn.Đặc biệt là lá đắng dùng để nấu món canh đắng đặc sản nơi đây Ngoài ra họcòn tự chế biến các món khô như thịt trâu,thịt lợn,măng
Rượu Cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vịđậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tậpthể
Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to.Ðặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chungmột điếu thuốc
1.2 Khái quát về người mường ở huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa
-Nguồn gốc và sự phát triển
Người Mường - là tộc danh đã được các cứ liệu khoa học, các nhànghiên cứu và đồng bào tự nhận về dân tộc mình từ xa xưa Cũng như ngườiMường ở tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, người Mường tỉnh Thanh Hoá có nguồngốc từ người Việt cổ Thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; rất gần với tiếngViệt (có thể nói theo nghĩa tương đối 70 – 75%).Người Mường tỉnh ThanhHoá có hai nhánh Nhánh Mường cổ - Mường gốc - Mường ống từ huyện BáThước thường gọi là Mường trong; và một bộ phận di cư đến từ tỉnh HoàBình vào thường gọi là Mường ngoài
Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hòa Bình, chúng tiếp tục sử dụng hệthống lang đạo để cai trị và bóc lột nhân dân Sự cấu kết giữa hai tầng áp bức
đã khiến cho dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc rơi và hai tầng áp bức, cùngvới các tệ nạn xã hội (nghiện hút, rượu chè, mê tín dị đoan,…) đã làm bầncùng hóa người nông dân.Từ giữa những năm 1945, cơ hội giành độc lập dân
Trang 12tộc đã chín muồi Nhân dân mường huyện Ngọc Lặc cùng cả nước đứng dậyxây dựng chính quyền
Trong giai đoạn phát triển đất nước, nhân dân Mường huyện Ngọc Lặc
đã xây dựng và phát triển kinh tế, vừa củng bố quốc phòng an ninh Đảng bộTân Lạc cũng đã chú trọng việc đẩy mạnh và phát triển, củng cố lòng tin củanhân dân Công tác sản xuất luôn giữ vững và đạt một số thành tích, đời sốngnhân dân được cải thiện
Từ khi có Đảng đến nay, người Mường cùng các dân tộc anh em tintheo Đảng, theo cách mạng, chống chế độ thực dân, phong kiến và đế quốcxâm lược Qua 2 cuộc kháng chiến kiến quốc vĩ đại của dân tộc, ngườiMường xứ Thanh đã đóng góp nhiều sức người, sức của quan trọng Đảng vàNhà nước ghi công 87 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 6 anh hùng lực lượng vũtrang, anh hùng lao động
Trong công cuộc đổi mới đất nước những thập kỷ vừa qua, ngườiMường tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy truyền thống yêu nước, yêu lao độngcùng cả tỉnh, cả nước hăng hái thi đua vươn lên trong xoá đói giảm nghèo vàxây dựng quê hương làng bản giầu đẹp
Dân tộc Mường có mặt ở huyện Ngọc Lặc rất sớm và chiếm số đông.Bởi vậy, ở khắp các bản, làng trong huyện đều mang đậm những nét văn hóađặc sắc của đồng bào dân tộc Mường Ngoài những đặc trưng văn hóa hiệnhữu ở trang phục, tiếng nói, nhà sàn, phong tục tập quán, người Mường NgọcLặc còn có nhiều loại hình nghệ thuật âm nhạc, diễn xướng dân gian, như:Đánh cồng chiêng, múa hát pôồn pôông, hát đúm, hát ru
-Phân bố dân cư:
Người Mường tỉnh Thanh Hoá hiện nay có 364.622 người, chiếm gần59% các dân tộc thiểu số trong tỉnh Sống tập trung chủ yếu ở các huyện NgọcLặc - 94.676 người
-Truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc:
Theo các tài liệu khảo cổ học được tìm thấy ở huyện Ngọc Lặc cho
Trang 13thấy trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc, con người đã có mặt ở NgọcLặc Từ rất sớm con người nơi đây đã trải qua một cuộc vật lộn lớn với mọithử thách của thiên nhiên và xã hội để sinh tồn Cuộc trường kì chiến đấu đãhun đúc cho nhân dân Ngọc Lặc những truyền thống tốt đẹp Trước hết làtruyền thống cần cù, chịu khó, sáng tạo, tự lập tự cường trong sản xuất đấutranh chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước và nên văn hóa của mình.
Trải qua nhiều biến động khắc nhiệt của thiên nhiên, những thăng trầmlịch sử nhân dân Ngọc Lặc luôn gìn giữ đc đạo lý tốt đẹp của dân tộc đã biếnsức mạnh cho mọi niềm tin trong cuộc sống và sức mạnh của lòng yêu nướctrong mọi tầng lớp nhân dân trong dân tộc huyện mình
Từ xa Ngọc Lặc trở thành căn cứ địa của công cuộc giải phóng dân tộc.Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đá gắn bó cùng nhau chống ngoại bang.Người anh hùng dân tộc Lê Lợi từ những ngày đầu của kháng chiến dân tộctrong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) đã chọn Ngọc Lặc là căn cứđịa.Nhân dân Ngọc Lặc đã đóng góp nhân tài ,nhân lực cho cuộc kháng chiếnnày Qua cuộc khởi nghĩa đã nổi lên những người ưu tú của huyện nhà biểuhiện ý chi bất khuất ,tinh thần dũng cảm hi sinh quên mình như tâm gương LêLai, Lê Lợi (Lê Lại ngường Mường thuộc xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc) trởthành những người anh hùng không bao giờ phai mờ trong ký ức của ta
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Ngọc Lặc có 6500 con
em lên đường nhập ngũ và tổ chức hàng ngàn quân dân tự vệ đóng góp đaphần cuộc kháng chiến thắng lợi
Trong cuộc kháng chiến trống Mỹ cứu nước đồng bào Ngọc Lặc tiếptục xây dựng hậu phương cung cấp sức người,sức của cho chiến tuyến giànhlại chính tuyến cho đất nước,Bắc Nam xum họp và rất nhiều đóng góp khác
Trang 14PHẦN II:TÌM HIỂU VỀ LỄ CƯỚI 2.1 Quan niệm về hôn nhân của người Mường
Là một lễ tục quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển củamột gia đình, một dòng họ, thậm chí là cả tộc người, bởi vậy tục cưới xin làmột trong những tập tục phản ánh khá đầy đủ, trọn vẹn tính đa dạng, độc đáo
và riêng biệt của bản sắc văn hóa Mường với nhiều lễ nghi tín ngưỡng, âmnhạc, trò chơi, trò diễn dân gian Và cũng bởi vai trò quan trọng của nó trongđời sống cộng đồng mà tục cưới xin có không ít nghi thức nặng nề về cáchthức tổ chức, thời gian và nhất là các điều kiện vật chất đi kèm như một sựbảo đảm chắc chắn cho sự tồn tại tập tục, cũng như sự tôn trọng của conngười dành cho nó
Xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp thuần phác nên từ xưa, trongquan niệm của người Mường, tiêu chí để chọn dâu, kén rể – bên cạnh việcxem xét gốc gác gia đình để tránh điều tiếng xấu – họ đặc biệt coi trọng cácđức tính chăm chỉ, chịu khó và khỏe mạnh Cho nên, mới có câu rằng: “Đừngtham nón rẻ mà đội trời mưa, đừng tham người đẹp mà thưa việc làm” hay
“Con trai để rào hỏng, rậu nát là con trai hư” Cũng vì thế mà để đón đượcnàng dâu chăm chỉ làm ăn, khéo tay dệt vải thêu thùa, nói năng nhẹ nhàng, lễphép, giỏi việc đồng áng, nội trợ… Hôn nhân của người Mường là hôn nhânbình đẳng dựa trên cơ sở trai gái tự do tìm hiểu, yêu đương Khi đến tuổi “seduyên kết mối”, con trai mường này đến mường khác rất xa để tìm bạn khithuận tình, người con trai hay con gái có thể trực tiếp thưa chuyện với bố mẹ.Thường thì họ nhờ bạn bè, người quen đánh tiếng và quá trình tìm hiểu giữađôi trai gái ấy được gọi là “ti sống mái” (đi tìm hiểu) Khi trai gái đã thuậntình, bên nhà trai tìm người mai mối để sang bên nhà gái đặt vấn đề cưới hỏi.Chỉ trừ tầng lớp lang đạo mới chịu ảnh hưởng của lễ giáo “sừng đôi sừng,lược đôi lược” (môn đăng hộ đối) Hầu hết hôn nhân của người Mường là hônnhân bền vững dựa trên chế độ “đồng đương” (tức là nhiều thế hệ sống chungnhau trong một gia đình) với những quy định khắt khe trong các quan hệ cha -
Trang 15con, chồng - vợ, bố vợ - con dâu, mẹ vợ - con rể… Tất cả các mối quan hệ đóđược quy định rõ ràng và chính là rường mối để giữ gìn nền tảng gia đìnhMường Hôn nhân tự do nhưng rất bền vững là đặc điểm nổi bật trong cộngđồng dân tộc Mường nói chung và người Mường ở Ngọc Lặc nói riêng
2.2 Vai trò của ông mơ,mế già(ông mối,bà mối) trong cưới hỏi
Trong đám cưới của người Mường, ông mơ, mế già (ông mối, bà mối)
có vai trò vô cùng quan trọng Việc lựa chọn ông mơ, mế già cũng được thôngqua những tiêu chuẩn nhất định, cụ thể như sau:
Ông mơ là người khéo ăn nói, khéo ứng biến, hoạt bát, am hiểu sự đời,
có đủ con trai, con gái, con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại; có phúc đức;gia đình hòa thuận; được mọi người kính trọng và đặc biệt có tài uống rượu.Ông mơ là người được nhà trai đặt niềm tin và phó thác trọng trách nặng nề.Cuộc hôn nhân có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào tài nghệ củaông mơ trong khi đi hỏi, tổ chức gặp gỡ giữa nhà trai với nhà gái và lo liệumọi việc để đám cưới diễn ra tốt đẹp Thậm chí, ông mơ còn phải có tráchnhiệm đối với đôi vợ chồng trẻ cho đến khi ông về “thế giới mường ma” mớichấm dứt vai trò của mình
Nếu là việc đánh tiếng không thành công, nhà trai phải có lời tử tế an
ủi để ông mơ không phật ý, rồi xin phép tìm người khác thay thế Còn nếuthuận tình đi đến hôn nhân, vợ chồng trẻ phải coi ông mơ như cha mẹ mình,phải “sống tết, chết giỗ” Con cái sinh ra cũng phải coi ông mơ như ông bàmình, vì ông đã có công tác hợp cho pộ (bố) và cạy (mẹ) mình Ngày tết, ngày
lễ phải có đồ lễ tới biếu (mâm xôi, con gà) để tỏ lòng biết ơn Khi ông mơ về
“thế giới mường ma”, vợ chồng cũng phải để tang như cha, mẹ Nếu như vợchồng nào không quan tâm, kính trọng ông mơ sẽ bị dư luận lên án và sau nàycon cái của họ cũng khó tìm được ông mơ khi muốn dựng vợ gả chồng
Mế già cũng phải là người phụ nữ khéo ăn nói, vợ chồng song toàn, lắmcon nhiều cháu, có con trai, con gái, có tài ngoại giao và có khả năng uốngrượu mế già luôn ở bên cạnh, an ủi và chỉ dẫn cho cô dâu các nghi lễ trong