PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI MIỀN BẮC. Từ ngàn xưa tới nay,việc dựng vợ gả chồng luôn được coi là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Người xưa quan niệm rằng vợ chồng có hạnh phúc với nhau đến đầu bạc răng long hay không, có sinh sôi con đàn cháu đống hay không, một phần chính là nhờ vào phong tục cưới hỏi được thực hiện đúng cách Lễ cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm đà phong vị dân tộc. Để phong tục tập quán có một nền gốc, quy cửu vững vàng, người xưa đã đặt ra nghi lễ hôn nhân. Ngoài sự nêu cao giá trị câu “Nghĩa vợ tình chồng” với tình cảm yêu đương cao quý cùng sự chung thủy vẹn nghĩa trọn tình còn có mục đích là bảo tồn tinh thần gia tộc, đề cao sự hiếu thảo, rèn luyện, xây dựng con người biết tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong đời sống. Ngày nay với nền văn minh hiện đại cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nước nhà thì tục dựng vợ gả chồng có phần dễ dãi hơn trước. Cha mẹ không còn quyết định chuyện hôn nhân của con cái mà chính con cái phải tự đưa ra quyết định trong việc lựa chọn tìm hiểu và kết duyên với người sẽ sống đời ở kiếp với mình. Các nghi lễ vì thế mà cũng đơn giản hơn. Thay vì phải tuân thủ rất nhiều nghi lễ trước khi cưới như: Lễ chạm ngõ, Lễ xin dâu, Lễ ăn hỏi, Lễ đính hôn, Lễ vấn danh, Lễ nạp tài và sau khi cưới lại có Lễ lại mặt, Lễ cheo thì bây giờ chỉ còn lại những lễ chính như Lễ chạm ngõ, Lễ ăn hỏi và Lễ cưới. Tuy nhiên dù tuân theo nghi lễ xưa hay nay thì người Việt Nam đều rất coi trọng hạnh phúc lứa đôi và cuộc sống về sau. Chính vì thế mà các bậc làm cha mẹ cũng như người thân của hai bên gia đình phải rất kỹ lưỡng trong việc chọn tuổi, chọn ngày, chọn giờ, chọn phòng cưới… tất cả phải được chuẩn bị chu đáo để lễ cưới diễn ra suôn sẻ và đặt biệt là đạt được mong ước về một cuộc sống hôn nhân bền vững, thịnh vượng và con cháu đề huề về sau 1. Lễ dạm ngõ (lễ xem mặt, lễ chạm ngõ):