1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu phong tục cưới xin của dân tộc ê đê ở đắk lắk

38 1,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHOG TỤC CƯỚI XIN VÀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ê ĐÊ 2 1.1 Khái niệm phong tục, phong tục cưới xin 2 1.1.1 Khái niệm phong tục 2 1.1.2 Khái niệm phong tục cưới xin 2 1.2 Nguồn gốc lịch sử dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk 3 1.2.1 Nguồn gốc lịch sử dân tộc Ê Đê 3 1.2.2 Dân tộc Ê ĐÊ ở Đắk Lắk 8 CHƯƠNG 2 : PHONG TỤC CƯỚI XIN TRONG VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Ê ĐÊ Ở ĐẮK LẮK 11 2.1 Khái quát về dân tộc Ê Đê 11 2.1.1 Đặc điểm dân số 11 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 12 2.1.3 Đặc điểm văn hóa 13 2.1.3.1 Trang phục 13 2.1.3.2 Tôn giáo 14 2.1.3.3 Nhà ở 15 2.1.3.4 Chế độ gia đình 15 2.1.3.5 Chữ viết 15 2.1.3.6 Ngôn ngữ 16 2.2 PHONG TỤC CƯỚI XIN TRONG VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Ê ĐÊ Ở ĐẮK LẮK 16 2.2.1 Quan niệm của dân tộc Ê Đê về đám cưới 16 2.2.2 Các bước tiến hành lễ cưới 17 2.2.2.1 Lễ hỏi chồng ( Nao huh ) 17 2.2.2.2 Lễ thỏa thuận ( Knăm) 18 2.2.2.3 Lễ gọi chồng ( Yao Ung ) 21 2.2.2.4 Lễ lại mặt 22 CHƯƠNG 3 : BẢO TỒN PHONG TỤC CƯỚI XIN TRONG VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Ê ĐÊ 23 3.1 Những thay đổi trong phong tục cưới xin của dân tộc Ê Đê 23 3.2 Giải pháp bảo tồn phong tục cưới xin trong văn hóa của dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk 24 3.3 Giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 25 KẾT LUẬN 26 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 PHỤ LỤC 28

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Văn hóa thông tin và xã hội trườngĐại Học Nội Vụ Hà Nội cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảngdạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Phương Thúyngười đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡtôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin cảm ơn ban quản lý đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bàitiểu luận

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của tôi còn córất nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo, cô giáo

và các bạn

Xin chân thành cám ơn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đấy là tiểu luận của riêng tôi, tất cả các kết quảnghiên cứu được nêu trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực

Ký tên

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

Trang 4

MỞ ĐẦU

Hôn nhân là một trong những thiết chế xã hội phản ánh rõ nét đặc trưngvăn hóa tộc người Trong hôn nhân luôn tuân thủ các nghi lễ và tập quántruyền thống của của dân tộc và đôi khi trở thành những chuẩn mực trongquan hệ xã hội Tuy nhiên, hôn nhân không phải lúc nào cũng bất biến mà nóluôn luôn biến đổi và thích nghi với điều kiện mới Trong quá trình hội nhập

và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, văn hóa tộc người, trong đó

có lĩnh vực hôn nhân đã và đang có sự biến đổi không ngừng để thích ứng xuvới thế của thời đại

Đối với nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong hệ thống lễ nghi vòngđời người, lễ cưới là lễ hội quan trọng nhất Lễ cưới tuy diễn ra trong khuônkhổ hai gia đình nhưng có sự đóng góp to lớn của cả cộng đồng Lễ cưới cácdân tộc thiểu số chứa đựng nhiều giá trị văn hoá truyền thống nổi bật, nhất lànghi lễ, tập tục hay, lạ, các hình thức sinh hoạt văn nghệ, vui chơi và đặc biệt

là trang phục, trang sức của cô dâu trong lễ cưới Mỗi dân tộc có những phongtục cưới hỏi riêng song đều góp phần vào bản sắc văn hóa chung của các dântộc Việt Nam Trong đó có thể kể đến dân tộc Ê Đê, với nghi lễ cưới hỏi độcđáo, đặc trưng cho chế độ mẫu hệ

Là một sinh viên theo học quản lý văn hóa, việc nghiên cứu là côngviệc có ích, tích lũy chuyên môn phục vụ cho công việc sau này nên tôi chọn

đề tài “Tìm hiểu phong tục cưới xin của dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk”

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHOG TỤC CƯỚI XIN VÀ

NGUỒN GỐC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ê ĐÊ 1.1 Khái niệm phong tục, phong tục cưới xin

1.1.1 Khái niệm phong tục

“Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hìnhthành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừanhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Phong tục không mang tính cốđịnh, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạtđộng sống thường ngày Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững

và tương đối thống nhất.”

“Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậmchỉ một dòng họ, gia tộc Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chiathành nhiều loại Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người,như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão Hệthống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiếttrong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của conngười ”

1.1.2 Khái niệm phong tục cưới xin

“Lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằmthông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộchôn nhân”

Các dân tộc Việt Nam sinh hoạt kinh tế và văn hóa khác nhau, nhất là

về phong tục tập quán có sắc thái riêng Do đó, phong tục tổ chức đám cưới

và lễ rước dâu cũng hơi khác nhau Với ý nghĩa này, lễ này còn gọi là lễ thànhhôn Trước đây, người Việt gọi lễ này là lễ rước dâu Ngày nay, trong ngôn từcủa đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới (dịch theo tiếng Hán

Trang 6

là hôn lễ) Đây là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể và haigia đình

Trang 7

1.2 Nguồn gốc lịch sử dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk

1.2.1 Nguồn gốc lịch sử dân tộc Ê Đê

Truyền thuyết của người Ê Đê kể lại rằng: Một người thủ lĩnh (Krung)

từ Ấn Độ tên là Kudaya (Đê) đến xứ sở của công chúa mẹ Xứ Sở tên là Nagar(Gar) Kudaya đã chinh phuc được xứ sở của Nagar sau đó kết hôn với côngChúa mẹ Xứ sở Nagar đựoc phong làm Krung Con cháu hâu duệ của họ đựơcgọi là Anak Kudaya Nagar sau này rút gọn âm lại thành Anak Đê-Gar cónghia là con cháu của thủ lĩnh Ấn Độ Kudaya (Đê) với Công Chúa xứ sởNagar (Gar) Đây là truyền thuyết khá phổ biến ở cư dân bản địa Đông Nam

Á để giải thích nguồn gốc cội nguồn

Vào đầu công nguyên, xuất hiện hai vương quốc của người Malayo Polynesia lớn trên bán đảo Ðông Dương: Phù Nam và Chiêm Thành Lãnhthổ Phù Nam rộng từ Vịnh Thái Lan đến Biển Hồ nhưng ảnh hưởng tỏa lênThượng Lào và Bắc Miến Ðiện Chiêm Thành gồm nhiều vương quốc nhỏsinh hoạt độc lập với nhau dọc các đồng bằng eo hẹp miền Trung đến chândãy Trường Sơn về phía Tây: Lâm Ấp hay Indrapura (Bình Trị Thiên),Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định),Aryaru (Phú Yên), Kauthara(Khánh Hòa) và Panduranga (Phan Rang) Sinh hoạt chính của người Malayo

Polynesia là trồng lúa nước và buôn bán Ðể tìm thêm nguồn hàng quí hiếmtrao đổi với các thuyền buôn, người Malayo - Polynesia mở rộng tầm kiểmsoát lên các vùng rừng núi đồng thời khuất phục luôn các nhóm dân cư bảnđịa đã có mặt từ trước, điển hình điển hình nhóm Bih ven krong A-na màngày nay được gọi là Ê Đê Bih với kỹ năng dệt, trang sức, làm gốm, trồng lúanước Nhóm Bih là nhóm Malayo - Polynesia định cư và chạy nạn sớm vàosâu nhất trong lục địa, họ đem theo kỹ thuật trồng lúa nước ven sông,dệt vảithô, trang sức hạt, và kỹ nghệ làm gốm thô Theo chiều lịch sử, danh tự Ê Đê

có nguồn gốc từ cách đọc âm của người Champa, bia ký Champa cổ nhất tại

Trang 8

tháp Po Nagar vào khoảng thế kỷ VIII đã ghi chép về tộc danh Rang Đê vùngsông Nha Trang, sông Jing, sông Hing Những bia ký sớm nhất của Champathế kỷ VIII - đã có nhắc đến nhóm Rangde ven sông Ea trang (Nha Trang).Trong Bia Po Nagar được dựng năm 965 tại tháp Po Nagar (Nha Trang,Khánh Hòa): Nội dung bia như sau: Vào khoảng năm 703 - 706 lịch saka(781 - 784 Công lịch), vua Satyavarman cho dựng một linga (linh vật) thờthần Siva và lập cháu mình lên làm vua Vikrantavarman(vì theo chế độ mẫu

hệ nên cậu truyền ngôi cho cháu theo dòng mẹ) và đức Vua có thu phụcđược người Randaya (Rang Đê).Rất có thể từ Rang Đê sau này bị biến âmthành Ra đê, Rađêy hay Ê đê Ngoài ra, người Ê đê còn tự nhận là nhóm tộcĐêgar, Êđê Êga Anak Đêgar - người trên Cao Nguyên Đêgar là từ tiếng Ấn

Độ srakrit Deccan, và bản thân nó lại có nguồn gốc từ tiếng Phạn Đêkṣarṇa,nghĩa là "cao nguyên phía nam"

Ðến cuối thế kỷ 7, quân Java của Indonesia từ Biển Ðông lại tràn vàođánh phá Ea ryu (Phú Yên) và Kauthara- Ea a Trang (Khánh Hòa), một phầnlớn dân chúng Chiêm Thành đã chạy lên cao nguyên M'Đrak tị nạn mang theonhững văn hóa tập tục mẫu hệ, kiến trúc, trồng trọt và ngôn ngữ Chiêm Thànhgiai đoạn sơ khai có yếu tố Ấn Độ hóa hơn mà tạo thành các nhóm Rhangdé.Người Rang Đê được cho là tổ tiên của người Eđê và Jarai,đã được ghi chépkhá nhiều trong các bia ký Champa Vào năm 1283, quân Mông Cổ trànxuống xâm lăng Champa Trước đoàn quân hùng mạnh của Mông Cổ, vuaChampa quyết định rút quân lên vùng Tây nguyên để ẩn náu Theo ông MarcoPolo, một nhà du hành Âu Châu, vua Champa chịu bỏ trống toàn bộ lãnh thổđồng bằng cho quân Mông Cổ chiếm đóng Trong suốt hai năm chờ đợi khônggiao chiến, vì thiếu lương thực, quân Mông Cổ tự rút lui ra khỏiChampa Rất

có thể là trước sự xâm lược của đế quốc Mông Cổ, sau này là cuộc Nam Tiếncủa người Việt xuống đất Champa tạo ra các làn sóng người Champa vùngven biển Trung, Nam Trung Bộ liên tục chuyển cư lên vùng bình nguyênCheo Reo hỗn dung với cộng đồng Ê đê có trước, từ đó tạo ra nhóm tộc người

Trang 9

mới Anak Jarai lấy từ tên Pô Kurung Garai với hàm ý là những người Rang

Đê theo Vua Chế Mân chống xâm lược Mông Cổ Trích diễn biến lịch sử nhưsau:

Tại Đại Việt, sau khi ổn định triều chính, năm 1252 Trần Thái Tông dẫnđại quân đi đánh Chiêm Thành Cuộc tiến công kéo dài gần một năm, thànhVijaya thắt thủ, vương phi Bố Gia La cùng nhiều cung phi, tù binh và quanchức triều đình Champa bị bắt mang về Đại Việt Jaya Paramesvaravarman II

bị tử trận năm 1254, em là hoàng tử Sakan Vijaya lên thay, hiệu JayaIndravarman VI Jaya Indravarman VI duy trì giao hảo với Đại Việt, triềucống đều đặn

Năm 1257, nhà Trần rút quân về nước, lúc đó đang bị quân Nguyên(Mông Cổ) đe dọa Năm 1257, Jaya Indravarman VI bị ám sát, hoàng tửPulyan Sri Yuvaraja, con người chị (công chúa Suryadevi) lên thay, hiệu JayaSinhavarman VI Năm 1266, hoàng tử ChayNuk, con JayaParamesvaravarman II, lên kế vị, hiệu Indravarman V Indravarman V tiếp tụcgiao hảo tốt với Đại Việt

Năm 1278, Indravarman V sai hai sứ giả (Bồ Tinh và Bồ Đột) sang ĐạiViệt xin bảo hộ và thành lập một liên minh chống lại quân Mông Cổ Hay tinnày, năm 1281, vua Nguyên (Hốt Tất Liệt) cử hữu thống chế Toa Đô (Sogatu)

và tả thống chế Lưu Thâm cùng tham chính A Lý và Ô Mã Nhi mang 10 vạnthủy binh từ Quảng Châu sang Chiêm Thành buộc Indravarman V phải đíchthân về Trung Quốc triều cống Không chống nổi quân Mông Cổ,Indravarman V chịu đặt Chiêm Thành dưới sự bảo hộ của nhà Nguyên (TrungQuốc) năm 1282 Toa Đô được nhà Nguyên phong làm thống đốc toàn quyềncai trị xứ Chiêm Thành, tiểu vương Champa nào chịu theo quân Nguyên đềuđược phong làm phó vương Hoàng tử Harijit Pô Đêwađa Svor (hay PôĐêpitathôr) hay còn gọi là Pô Đê con Indravarman V, cùng mẹ là hoàng hậuGaurendraksmi, không chấp nhận sự đô hộ của Mông Cổ rút vào rừng núi về

Ea Hleo theo đoàn quân hộ tống Rang Đê, tổ chức kháng chiến Harijit mộ

Trang 10

được khoảng 20.000 người Rang Đê sinh sống trên cao nguyên Ya Heou (EâHleo), tấn công quân Nguyên trên khắp lãnh thổ Bắc ChiêmThành

Năm 1283, Toa Đô dẫn đầu một đoàn quân gồm 5.000 người, 100 tàu

và 250 thuyền đi dọc theo bờ biển Ea ryu (Tuy Hòa-Phú Yên ngày nay) vàvào cửa sông Krông Ea Drăng (Sông Đà Rằng,Sông Ba,Iapa, Ea Pa, KrongPa) đổ bộ lên cao nguyên Madrak, Ea H'Leo (Tây Nguyên) nhưng bị đánh bại.Quân Mông Cổ, một phần bị bệnh tật, không chịu đựng nổi khí hậu nóng nựccủa miền nhiệt đới, một phần vì đói kém, thiếu tiếp liệu từ lục địa - phải rút vềtrấn giữ đồng bằng

Năm 1288 Indravarman V mất, hoàng tử Harijit lên ngôi, hiệu JayaSinhavarman III (Chế Mân), đặt kinh đô tại Vijaya Mặc dù không triều cốngnhà Trần, bang giao giữa Đại Việt và Chiêm Thành rất là thắm thiết Chỉ mộtthời gian ngắn sau Chiêm Thành hùng mạnh trở lại, các vương quốc lân bang,trong có Đại Việt cử người sang thông hiếu đều đặn Nhiều đền đài được xâycất cả tại đồng bằng lẫn trên cao nguyên Chế Mân cho xây một tháp trên đồiChư Hala, gọi là đồi Trầu, để dân chúng đến tế lễ, sau này là tháp Pô KurungGarai (Tháp Chàm Phan Rang) Chế Mân cho xây một đền thờ tại Yang Pronggần sông Êâ H'leo (Eâ sup- Tây Bắc Đăk Lăk ngày này) để đón nhận phẩmvật dâng cúng vua của người Rang Đê trên Tây Nguyên

Vào năm 1471 Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép về sự kiện ngườiChămpa đầu hàng quân Đại Việt của Vua Lê Thánh Tông như sau: Một lúcsau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên được chỗ tường thấptrên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo để tiếp ứng, lại hạ lệnh cho vệquân thần võ phá cửa đông thành tiến vào Thành Chà Bàn bị phá vỡ QuânĐại Việt bắt được hơn ba vạn tù binh và chém được hơn bốn vạn thủ cấp NgôNhạn dẫn tướng đầu hàng là bác ruột Trà Toàn tên là Bô Sản Ha Ma LêThánh Tông sai trưng bày những thứ người Chiêm dùng làm lễ vật đem đếnxin hàng mà ở Đại Việt không có, sai viên quan đô úy Đỗ Hoàn chỉ tên từngthứ một Có cái hộp bạc, hình như thanh kiếm, vua hỏi vật gì Hoàn trả lời

Trang 11

rằng đó là đồ của nước Chiêm từ xưa, người làm quốc vương phải có vật đó

để truyền cho con cháu Quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trướcvua Lê Thánh Tông, nhà vua cho Trà Toàn được sống Hôm ấy là ngày mồng

1 tháng 3 âm Lịch (1471)

Cuộc Nam Tiến của người Việt xuống đất Champa tạo ra các làn sóngngười Champa vùng ven biển Trung, Nam Trung Bộ liên tục chuyển cư lênvùng bình nguyên Cheo Reo hỗn dung với cộng đồng Rang đê có trước, từ đóhình thành ra nhóm tộc người mới Anak Jarai.Nhóm Rang Đê vùng thunglũng sông Ba tự gọi mình là Ană Garai Ană Pô Garai chính là cụm danh xưngAnă Pô Kurung Garai (Pô Krung Grai là cách gọi tôn xưng thái tử Champa làHarijit (Rochom Mal) lãnh đạo người Rang Đê đánh đuổi Mông Cổ

Kurung hay Krung trong ngôn ngữ Rang Đê và Malay cổ có nghĩa làthủ lĩnh Dần dần, Pô Krung Garai hay Pô KLong Garai phiên âm thành Jarai.Jarai tách khỏi khối bộ tộc Rang Đê để tự nhận mình là Anăk Jarai với ý nghĩa

là những đứa con của Vua Chế Mân (Pô Krung Grai, Pô Klong Grai hay anakJarai) Tiểu quốc Jarai là một tiểu quốc cổ của các bộ tộc Nam Đảo ở TâyNguyên, Việt Nam với bộ tộc nòng cốt là người Gia Rai và người Ê Đê hìnhthành từ khoảng cuối thế kỷ 15 và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã rathành các bộ tộc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 19.Tiểu quốc này được cai trịbởi các vị tiểu vương mà người Việt gọi là Thủy Xá - Hỏa Xá tức là PơtaoApui - Pơtao Êa Theo tương truyền các vị Vua là hiện thân của Thần Gươm

Y Thih (nhân vật trong các truyền thuyết của người người Ê đê và Jarai) Mộttài liệu khác ghi là 20 "đời vua" tiểu quốc Jrai, là người kế tục giữ gươm thần

do chàng Y Thih để lại Có kiến khác cho rằng gươm thần của các Pơ tao thực

ra là các bảo vật truyền ngôi của hoàng gia Chăm Pă sau khi Lê Thánh Tôngtiêu diệt thành Vijaya (Đồ bàn, Bình Định) Xét về hình thái tộc người Rhade(Ê Đê) lui về phía nam và cùng các nhóm Jarai thực ra la một dân tộc Rang

Đê, hai nhóm tộc người này bị phân li do nguyên nhân lịch sử mà trong tiếngJarai gọi là thời kỳ tiah Phara Nghĩa là cuộc phân ly anh em

Trang 12

Hiện nay, các nhóm cư dân Ê đê nhận tự thân là Anak Aê diê, đọcchệch thành Anak Ê Đê - những người con do trời sinh ra, vì cho rằng vị thầntối cao của họ là A.Ê - D.I.Ê nghĩa là Thượng đế theo truyền thuyết của người

Ê Đê được lưu truyền đến ngày nay

1.2.2 Dân tộc Ê ĐÊ ở Đắk Lắk

Đắk Lắk là địa bàn cư trú chủ yếu của người Ê Đê, đây là một vùngrộng lớn diện tích 19.800 km2, độ cao trung bình 500 m, bề mặt bằng phẳnghoặc lượn sóng chứ không có đường dốc rõ rệt như các vùng miền núi khác.Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai (địa bàn cư trú chủ yếu của người Ba Na), phíađông giáp tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà (địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh),phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương (địa bàn cư trú chủ yếu của ngườiKinh, K’ho), phía tây giáp nước Cămpuchia với 240 km đường biên giới Đây

là một điạ bàn có vị trí chiến lược quan trọng đối với các nước Đông Dương

Địa hình Đắk Lắk có nhiều suối, sông, hồ tự nhiên Thời tiết và lượngmưa phụ thuộc theo mùa Mùa khô (từ tháng 11 đền thàng 4 năm sau) thì khôhạn, nhiều gió và lạnh, lượng nước xuống thấp, nhiều con suối nhỏ không cònnước Mùa mưa (từ tháng 5 đền thàng 10) thì lượng mưa rất lớn, nhiều lúc bịngập lụt, đi lại khó khăn Khí hậu tương đối ôn hoà, ánh sáng dồi dào và ổnđịnh, nhiệt độ trung bình hàng năm 23oc, tháng nóng nhất và tháng lạnh nhấtchênh lệch không qúa 10oc Đắk Lắk có diện tích đất sản xuất rất lớn, phầnnhiều là đất đỏ Ba zan, một ít đất phù sa và nhiều cánh đồng rộng lớn Vì vậy,người Êđê có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nương rẫy, câycông nghiệp và chăn nuôi Rừng tự nhiên có đến hơn triệu ha, trước kia chimthú rất phong phú, có loài sống thành từng bầy, từng đàn lớn như: trâu, bò,voi, lợn …, đó là điều kiện để phát triển nghề săn bắt, hái lượm Nhìn chung,điều kiện tự nhiên ở Đắk Lắk và Tây Nguyên rất thuận lợi để phát triển kinh

tế, tuy nhiên từ xưa đến nay người Êđê chưa phát huy hết sức mạnh tiềm năngvốn có mà cuộc sống của họ vẫn luôn gặp khó khăn

Trang 13

Ở Đắk Lắk, do đặc điểm cư trú từ ngàn xưa để lại, cho nên các nhóm,các dân tộc ít người dường như hình thành lãnh thổ của những nhóm, nhữngtộc người nhất định Người Ê Đê phân bố chủ yếu ở thành phố Buôn MaThuột (nhất là các xã phường ngoại thị) và một số huyện thuộc nửa phía Bắc

và Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk

Người Ê Đê trước đây thường sống tập trung theo những nhóm địaphương nhất định Sự phân chia giữa các nhóm khác nhau chẳng qua chỉ là sựkhác nhau về phương ngữ Chẳng hạn: Phương ngữ Kpă, Krung, Adham,Ktul, Drao nghĩa là ngôi sao; phương ngữ Blô; phương ngữ Êpan; phươngngữ Mdhur

Người Êđê Kpă , nhóm cư dân đông người nhất (trong số các nhómngười Êđê) thường sống tập trung tại ven thành phố Buôn Ma Thuột kéo đếncác huyện tiếp giáp thị xã như Cư Mgar, Krông Buk,… Nhóm người Adham,nhóm cư dân đông thứ hai sau nhóm Kpă lại cư trú ở Krông Buk, và một phầntại Krông Năng, Êa Hleo Nhóm người Mdhur lại sống ở huyện Ea Kar là mộtphần tại M’Đrăk Nhóm người Bih ở khá tập trung tại huyện Krông Ana Đại

bộ phận các nhóm cư dân nhỏ hơn kiểu như Drao (K’drao), Blô, Êpan, Êning,Hwing… thì lại cư trú tại huyện M’Đrăk và Ea Kar Về cơ bản là các nhómđịa phương Êđê nhỏ (có số người ít) thường không được phân bố xen lẫntrong khu vực cư trú của nhóm lớn, đông người

Từ sau năm 1975, do sự phân công lại lao động trên toàn quốc, sự thâmnhập của người Kinh ở các tỉnh khác đến những vùng kinh tế mới của ĐắkLắk đã làm cho sự phân bố các nhóm người Ê Đê có phần bị xáo trộn Nhiềunhóm người Ê Đê sống xen kẽ với người Kinh Đồng thời, lãnh thổ cư trúriêng biệt trước đây của từng nhóm cũng bị chia cắt, dẫn đến những quan hệtiếp xúc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhóm địa phương Ê Đê cũng như vớicác dân tộc khác trong địa vực cư trú

Về phương diện dân tộc học, do xu thế hòa hợp giữa các cộng đồng tộcngười, nhóm người Êđê Mdhur cư trú ở tỉnh Gia Lai do tiếp xúc, cộng cư và

Trang 14

ảnh hưởng của người Jarai, nên nhóm người này lại tự nhận mình thuộc dântộc Jarai, và các nhà dân tộc học gọi là nhóm Jrai Mdhur Mặc dù vậy, vềphương diện ngôn ngữ học, tiếng nói của nhóm người Mdhur này vẫn là tiếng

Ê Đê Tiếng Ê Đê – tiếng nói của người Ê Đê

Người Ê Đê cư trú thành từng buôn, mỗi buôn xưa kia có từ 30 đến 40mươi nóc nhà nay thì ngày càng nhiều hơn Gắn liền với mỗi đơn vị buônthường có bến nước, nghĩa địa, rừng hoặc ao hồ, đầm lầy Bến nước để cónước sinh hoạt; nghĩa địa để có nơi chôn cất người chết; rừng để có đất canhtác, có thú để săn bắt; ao hồ đầm lầy để làm lúa nước hoặc đánh bắt cá

Cấu trúc mỗi buôn xưa kia thường có một nhà cộng đồng ở vị trí trungtâm của buôn, xung quanh là những nhà dài của các đại gia đình mẫu hệ Nhàcộng cộng đồng có chức năng là nơi sinh hoạt chung của cộng động buôn làngtrong những ngày lễ hội Mặt khác, do điều kiện xa cách giữa các buôn chonên cuộc sống thường khép kín đối với mỗi buôn, với lối sống tự cung tự cấp

là chủ yếu và tự quản theo từng buôn

Ngày nay buôn của người Ê Đê thường được mở rộng quy mô về diệntích và số hộ Buôn ít cũng từ 100 đến 150 hộ, buôn nhiều cũng từ 200 hộ 250

hộ Ở mỗi buôn thường có sự sống đan xen với các tộc người khác, chủ yếu làngười Kinh Người Kinh thường ở đầu buôn còn người Ê Đê thường ở giữa

và cuối buôn

Nếu như trước kia từ buôn này đến buôn kia cách xa hàng chục cây sốthì ngày nay có khi hai buôn gần kề nhau, có chung một bến nước, hoặcchung một nhà văn hóa cộng đồng Đây là điều kiện để phát huy mạnh mẽhơn nữa tính bền vững cộng đồng

Ngoài ra, trong những năm gần đây đã hình thành một số buôn ở vennhững trục lộ chính, các buôn này thường được Nhà nước quy hoạch hạ tầng

cơ sở như: đường xá, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa cộng đồng… làm cho

bộ mặt của các buôn này phát triển có thêm nhiều nét mới.Trong những nămqua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác quy hoạch thôn buôn

Trang 15

vùng đồng bào dân tộc thiếu số ở Tây Nguyên, nhất là chính sách định canhđịnh cư đã hình thành nhiều buôn làng mới, khắc phục được tình trạng sốngthiếu tập trung hoặc hình thức sống nửa năm ở buôn và nửa năm ở nhà rẫy.

CHƯƠNG 2 : PHONG TỤC CƯỚI XIN TRONG VĂN HÓA CỦA DÂN

TỘC Ê ĐÊ Ở ĐẮK LẮK 2.1 Khái quát về dân tộc Ê Đê

2.1.1 Đặc điểm dân số

Người Ê Đê hay Đêgar, còn có các tên gọi khác là Rađê

Dân tộc Ê Đê bao gồm khoảng gần một nửa triệu người đang sinh sống

ở các nước trên thế giới như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Hoa Kỳ,Canada, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển Trong đó miền trung cao nguyên củaViệt Nam là quê hương bản địa lâu đời của người Ê Đê Đây là nhóm dân tộc

có nguồn gốc từ nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai từ các hải đảo Thái BìnhDương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương; truyền thống dân tộc vẫn mang đậmnét mẫu hệ thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Malay-Polynesia Các nhóm địa phương bao gồm các nhóm:

- Ê đê Kpă (tự nhận là chính dòng Đê) Cư trú quanh thành phố Buôn

Ma Thuột, Krong Ana, Krong Păc,Cư mgar Ngôn Ngữ Ê-đê Kpă có thanhgiọng ngôn ngữ người Chăm Campuchia và Bắc Malaysia Là ngôn ngữchuẩn có chữ viết của người Ê-đê

- Ê đê Adham xuất phát từ chữ Ân-Độ là Adaham có nghĩa là vùngtrũng đệm, pha tạp.Êđê Adham cư trú tại huyện Krong Buk, Cu Mgar, Thị xãBuôn Hồ, Krong Năng và một phần Êa Hleo của tỉnh Đak Lak

- Ê đê Mdhur xuất phát từ chữ Ân-Đô là Madahura có nghĩa là vùngcằn cỗi, vùng đất thấp Ê đê Mdhur cư trú tại huyện Mdrak của phía đông tỉnhĐak Lak, Sông Hinh của tỉnh Phú Yên

- Ê đê Bih là nhóm Rang Đê cổ nhất bảo lưu nhiều dấu vết cổ qua ngôn

Trang 16

ngữ, Ê Đê Bih có truyền thống làm gốm, dệt chiếu, trồng lúa nước Họ Cư trúven sông Krong Ana, sông Krong Kno của tỉnh Đak Nông.

- Ê đê Krung xuất phát từ chữ Kurung trong ngôn ngữ Rang Đê cổ, Khivua Chế Mân, Chế Bồng Nga mộ lính đi đánh giặc họ tự gọi các thủ lĩnh đó làKurung hay Krung Cư trú chủ yếu tại huyện Êa Hleo, Krong Buk của tỉnhĐăk Lak

Ngoài ra còn có các nhóm địa phương nhỏ khác: Blo, Dongmak,Hwing Nhưng hầu như người Ê Đê không có sự khác biết lớn giữa cácnhóm địa phương Người Ê Đê là nhóm dân tộc có xu hướng thống nhất ýthức tộc người, biểu hiện rõ nét nhất là ranh giới khác biệt giữa các nhóm địaphương tồn tại trước kia thì ngày nay đã hoàn toàn bị xóa bỏ bằng việc thốngnhất tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết và người Ê Đê tự gọi họ là Anak Đê đọctránh từ Anak Aê-Diê, nghĩa là những đứa con của Yàng (Thần Linh) TheoTổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Ê Đê cưtrú tập trung tại tỉnh:

Đăk Lăk (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng

số người Ê Đê tại Việt Nam),

Phú Yên (20.905 người),

Đăk Nông (5.271 người),

Khánh Hòa (3.396 người).Tại một số quốc gia khác, như Campuchia,Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cũng có một ít người Ê Đê sinh sống,song chưa có số liệu chính thức

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối

cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất Ngoài trồng trọt còn chănnuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải Trên nương rẫy, ngoài câychính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông

Trang 17

Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bêncạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi

sự mầu mỡ Ngày nay người Ê Đê gắn mình với sản xuất nông sản cây côngnghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao

Gia súc được nuôi nhiều hơn cả là lợn và trâu, gia cầm được nuôi nhiều

là gà, nhưng chăn nuôi chủ yếu chỉ để phục vụ cho tín ngưỡng Nghề thủ cônggia đình phổ biến có nghề đan lát mây tre làm đồ gia dụng, nghề trồng bôngdệt vải bằng khung dệt kiểu Inđônêdiêng cổ xưa Nghề gốm và rèn khôngphát triển lắm Trước đây việc mua bán, trao đổi bằng phương thức hàng đổihàng

2.1.3 Đặc điểm văn hóa

2.1.3.1 Trang phục [ ảnh 1,trang 28 ]

Trang phục nam:

Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu Y phụctruyền thống gồm áo và khố (Kpin),

Áo có hai loại cơ bản:

Loại áo dài trùm mông: Đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đêqua trang phục nam, có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tả vàkhoét cổ chui đầu Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bảvai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ,trắng Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữnhật tạo vẻ đẹp, khỏe.lực lãm

Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá ngối, có khoét cổ, ống taybình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông nói trên,

Trang 18

Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoavăn như thế nào Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bong

và băl là loại khố thường Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áotrên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay Áo có giá trị nhất là loại

áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại bàng dang cánh", ởdọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm Nam giới cũngmang hoa tai và vòng cổ

Trang phục nữ:

Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy Họ mang áo váy trong trangphục thường nhật Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai Họmang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng.Vòng tay thường đeo thành bộ képnghe tiếng va chạm của chúng vào nhau họ có thể nhận ra người quen, thân

Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấphình thuyền) mặc kiểu chui đầu Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoàiváy Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sanghai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo Đó là các đường viềnkết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng Cái khác củatrang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách trang trí là không có đường

ở giữa thân áo Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo Ngoài ra phụ nữcòn có áo lót cộc tay (áo yếm)

Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộnglàm váy) quấn quanh thân Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trícác sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màutương tự như áo Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy

Có thể đây cũng là phong cách hơi khác với váy của dân tộc Gia Rai Váy cónhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều hay ít Váy loại tốt làmyêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk Loại bình thường mặc đi làm

Trang 19

rẫy là bong Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín.

2.1.3.2 Tôn giáo

Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành thuộc dòng Tin Lành hệ tít được các nhà truyền giáo Na Uy, Phần Lan từ Bắc Âu truyền vào nhữngnăm đầu thế kỷ 20 Đắc Lắc nơi tập trung đông người Ê Đê nhất cũng là nơi

Báp-có tín đồ Tin Lành nhiều nhất Việt Nam, đây được coi một trong những trungtâm đạo Tin Lành lớn nhất khu vực Đông Dương Họ thường đọc kinh cầunguyện tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà thờ Tin lành vẫn chưanhiều

Công giáo Rôma được truyền bá thông qua các nhà truyền giáo TâyBan Nha, sau này là người Pháp Những người theo Công giáo Rôma thìthường đến các nhà nhờ tại địa phương vào ngày chủ nhật Một số ít theo Phậtgiáo tại các vùng đô thị chủ yếu là người Ê Đê kết hôn với ngươi Việt, ngườiHoa Số còn lại vẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền, thờ cúng các thần hộthân cho mình

2.1.3.3 Nhà ở [ ảnh 2,trang 28]

Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đếnhơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người Nhà Ê Đê có nhữngđặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên Là nhàcủa gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ Bộ khung kết cấu đơn giản Cái được coi

là đặc trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của cầu thang, cột sàn và cách bố trítrên mặt bằng sinh hoạt Đặc biệt là ở hai phần Nửa đằng cửa chính gọi làGah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách,ghế chủ, ghế dài (Kpan) (tới 20 m), chiếng ché nửa còn lại gọi là Ôk là bếpđặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiềudọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ Phần về

Ngày đăng: 08/11/2017, 20:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w