1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu trang phục truyền thống của dân tộc hmông ở huyện đồng văn, tỉnh hà giang

57 836 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 4 1.1. Một số khái niệm 4 1.1.1. Trang phục truyền thống 4 1.1.2. Đặc điểm của trang phục truyền thống 4 1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống 5 1.2. Khái quát dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 7 1.2.1. Khái quát về dân tộc Hmông ở Việt Nam 7 1.2.2. Đặc điểm của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 10 CHƯƠNG 2. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 17 2.1. Trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 17 2.1.1. Chất liệu và quy trình sản xuất vải 17 2.1.2. Kiểu dáng của bộ trang phục truyền thống Hmông 19 2.1.3. Màu sắc, hoa văn của bộ trang phục truyền thống Hmông 23 2.2. Giá trị trang phục truyền thống dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 29 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 36 3.1. Những biến đổi trong trang phục của dân tộc Hmông 36 3.1.1. Chất liệu 36 3.1.2. Kiểu dáng 37 3.1.3. Hoa văn 37 3.1.4. Việc sử dụng trang phục truyền thống 37 3.2. Giải pháp bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 39 KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 4

1.1 Một số khái niệm 4

1.1.1 Trang phục truyền thống 4

1.1.2 Đặc điểm của trang phục truyền thống 4

1.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống 5

1.2 Khái quát dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 7

1.2.1 Khái quát về dân tộc Hmông ở Việt Nam 7

1.2.2 Đặc điểm của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 10

CHƯƠNG 2 TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 17

2.1 Trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 17

2.1.1 Chất liệu và quy trình sản xuất vải 17

2.1.2 Kiểu dáng của bộ trang phục truyền thống Hmông 19

2.1.3 Màu sắc, hoa văn của bộ trang phục truyền thống Hmông 23

2.2 Giá trị trang phục truyền thống dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 29

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 36

3.1 Những biến đổi trong trang phục của dân tộc Hmông 36

3.1.1 Chất liệu 36

3.1.2 Kiểu dáng 37

3.1.3 Hoa văn 37

3.1.4 Việc sử dụng trang phục truyền thống 37

3.2 Giải pháp bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 39

KẾT LUẬN 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 2

PHỤ LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong kho tàng đời sống văn hoá vô cùng phong phú của cộng đồng các dân tộcthiểu số ở Việt Nam, trang phục truyền thống chính là một trong những biểu trưng vănhoá đặc sắc, góp phần phản ánh phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗivùng, miền trên toàn đất nước

Dân tộc Hmông là dân tộc thiểu số đông nhất ở Hà Giang hiện nay so với cácdân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, với số dân trên 200.000 người, chiếm 1/3 số lượngngười Hmông của cả nước Sống ở các địa phương tỉnh, thành phố, với điều kiện địa lí

tự nhiên khác nhau Đây là dân tộc có nhiều nhóm địa phương: Hmông Xanh, HmôngĐen, Hmông Hoa, Hmông Trắng… đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng riêng như tiếngnói, nếp sống, phong tục tập quán và nhất là trong trang phục Những nét đặc trưng đótạo nên cái riêng của từng nhóm Hmông trên từng vùng địa phương khác nhau Dântộc Hmông có truyền thống văn hóa lâu đời, độc đáo và đặc sắc Có thể nói, hiện nay,

so với các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, dân tộc Hmông là dân tộc ít bị đánh mấtbản sắc văn hóa nhất

Một trong những nét nổi bật khi nhắc đến văn hóa của dân tộc Hmông chính lànhững bộ trang phục Đó còn là một yếu tố cơ bản bởi nó là nhu cầu không thể thiếuđược trong sinh hoạt và lao động của con người Trang phục không chỉ có chức năngche đậy bảo vệ thân thể con người về mặt sinh học mà còn biểu hiện nếp sống của mộttộc người, thể hiện trình độ thủ công truyền thống và quan điểm thẩm mĩ riêng Đặcbiệt, phải kể đến các trang phục được dệt thủ công, thêu tay của dân tộc Hmông vớimàu sắc, hoa văn rực rỡ, lấy cảm hứng và chế tác từ cây cỏ, thiên nhiên Ngoài ra, đócòn là cơ sở nhận biết và giúp ta có thể phân biệt sự khác biệt giữa tộc người này vớitộc người khác bởi những nét độc đáo và riêng có

Trang phục của cả nam và nữ dân tộc Hmông đều là do đôi bàn tay khéo léocủa người phụ nữ dân tộc Hmông làm ra Với sự cần cù và trí tưởng tượng phong phú,người phụ nữ Hmông đã trở thành người nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm nghệ thuậtlàm say đắm lòng người

Vì vậy, có thể coi trang phục giống như một nguồn tư liệu quan rất trọng trongnghiên cứu Dân tộc học Chỉ riêng trang phục đã tạo cho đồng bào các dân tộc ý thứcphân biệt dân tộc này với dân tộc khác, giữa nhóm người này với nhóm người khác

Trang 4

Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng tanhận biết một dân tộc Trang phục không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ cơ thể và làm đẹpcho con người mà trang phục còn mang dấu ấn xã hội Trang phục chỉ ra nguồn gốc vàbản sắc văn hóa của dân tộc đó, cũng là cơ sở là nguồn tư liệu góp phần nghiên cứutrật tự xã hội của cộng đồng tộc người nào đó Cho nên nghiên cứu trang phục của dântộc để tìm ra những nét riêng, giá trị văn hóa ẩn chứa trong đó.

2 Tình hình nghiên cứu

Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và văn hóa dân tộc Hmôngnói riêng luôn là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều nhà khoa học, nhà quản lí đi sâu nghiêncứu Các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn chuỗi góc độ lịch sử, văn hóa,khảo cổ, kinh tế, dân tộc học, mĩ học, kĩ thuật đã đề cập đến nội dung liên quan trựctiếp hoặc gián tiếp đến trang phục Các học giả đã nhận ra vai trò của trang phục trongnghiên cứu lịch sử tộc người, điều đó được thể hiện qua một số công trình:

- Viện Dân tộc học Việt Nam đã viết cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam”

hay những bài viết trên tạp chí, văn hóa dân gian, các nghiên cứu văn hóa nghệ thuật,dân tộc học

- Tác giả Diệp Trung Bình đã viết cuốn “Hoa văn trên vải dân tộc Hmông”,

Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

Thời gian gần đây có một số công trình nghiên cứu riêng về trang phục như:

- Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài viết “Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam”.

Đây là nguồn tư liệu tốt, gợi mở quan trọng về lý luận và thực tiễn để nhóm tác

giả tiến hành nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của dântộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Từ đó, đề xuất các giải pháp bảo tồn bộtrang phục truyền thống của dân tộc Hmông trước tình hình hội nhập và phát triển củađất nước hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh HàGiang

Trang 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

5 Giả thuyết nghiên cứu

Tìm hiểu về nét đẹp văn hóa qua trang phục truyền thống của dân tộc Hmông làmột nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa củatộc người Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của trangphục đối với người Hmông Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát huynhững nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Hmông nói riêng

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu, nghiên cứu, mô tả trang phục truyền thống Hmông ở huyện ĐồngVăn, tỉnh Hà Giang

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của bộ trangphục ấy

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các như phương pháp khảo sát, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn,thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh

Trang 6

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ

DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

cố tinh thần đoàn kết của một cộng đồng hay đoàn thể [11]

1.1.2 Đặc điểm của trang phục truyền thống

Trang phục nói riêng là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống củanhân dân ta Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại

là một tác phẩm Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người Về mặtnày, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao

Sự xuất hiện của trang phục đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của conngười Lúc đầu trang phục chỉ là nhu cầu bảo vệ cơ thể, che nóng, che lạnh Dần dần,trang phục trở thành nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp của con người Trang phục thểhiện nghề nghiệp, đẳng cấp, phong tục, tập quán, tôn giáo, lễ nghi Trang phục liênquan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như: địa lý, lịch sử, kinh tế, môi trường vănhóa Chính vì thế, trong mỗi giai đoạn lịch sử, trang phục lại có những biến đổi, cáchtân cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đời sống sinh hoạt của con người

Bên cạnh đó, trang phục truyền thống còn có một số các đặc trưng khác để phânbiệt 54 dân tộc anh em trên cả nước và thị hiếu của từng vùng Đứng ở góc độ văn hóatinh thần, trang phục còn có ý nghĩa về ý thức chính trị, về đạo đức con người, về quanniệm thẩm mỹ

Trang phục của các dân tộc Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, và mỗitrang phục lại mang những nét độc đáo và đặc trưng riêng cho từng vùng, từng miền,chẳng hạn ở vùng thấp miền núi, các dân tộc sống trên những nếp nhà sàn thường mặcquần, váy, áo màu chàm với nhiều mô-típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng Ở

Trang 7

vùng núi, cao nguyên phụ nữ thường mặc váy, nam giới đóng khố Song nhìn chungtrang phục của các dân tộc được trang trí hoa văn sặc sỡ hài hoà về màu sắc, đa dạng

về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lạitrên đường đèo dốc

Cùng với những bộ váy áo do đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của cácthiếu nữ dân tộc tạo ra thì những bộ đồ trang sức như các loại hoa tai, vòng tay, vòng cổbằng đồng, bạc, dây cườm không thể thiếu được trong trang phục của người dân tộc

1.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống

Bảo tồn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một trong nhữngviệc làm cần thiết và cấp bách hiện nay, bởi lẽ văn hóa là một mục tiêu, vừa là mộtđộng lực để thúc đẩy kinh tế phát triển, trong đó văn hóa truyền thống là cái tốt đẹp làcái cốt lõi để gìn giữ và phát triển như các Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra Do đó,việc xác định thế nào là văn hóa truyền thống tốt đẹp, thế nào là phản văn hóa hay vănhóa lạc hậu cũng hết sức quan trọng Chúng ta có thể phải tôn trọng và thừa nhận cácyếu tố văn hóa được đông đảo quần chúng sáng tạo và lưu truyền bởi đó là tất cảnhững văn hóa đời thường, gắn với cuộc sống lao động sản xuất và gắn với sinh hoạtcộng đồng Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều yếu tố văn hóa ngoại nhập từ xa xưa đã inđậm trong tiềm thức của nhân dân, được nhân dân tiếp thu, bảo tồn trong đời sốngcũng là một yếu tố truyền thống cần phát huy Như vậy, việc bảo tồn các giá trị vănhóa tốt đẹp phải bắt nguồn từ quần chúng nhân dân Bên cạnh đó là vai trò của các cơquan chức năng và chính quyền địa phương Vậy các giải pháp cụ thể là gì?

Theo đó, để bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp nói chung, bảo tồn trang phụcdân tộc nói riêng cần phải đồng thời kết hợp giữa điều kiện pháp luật làm cơ sở với cácgiải pháp chuyên môn Đó là hệ thống pháp luật của Đảng và Nhà Nước bằng văn bản

có tính định hướng, chỉ đạo và các giải pháp cụ thể cho việc bảo tồn giá trị các di sảnvăn hoá như: Hiến pháp; luật Di sản văn hoá và các văn bản dưới luật như: các vănkiện các Đại hội Đảng; các Nghị quyết, các chỉ thị có liên quan đến việc bảo tồn di sảnvăn hoá Các văn bản đó là cơ sở để cho các nhà khoa học; các nhà quản lý chuyênngành thực hiện những giải pháp cụ thể của mình

Trong luật Di sản văn hoá của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm2001: Trong Chương IV, mục 3, điều 47 ghi: “Bảo tảng là nơi bảo quản và trưng bày

Trang 8

các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục,tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân”.

Điều 53, liên quan đến vấn để sở hữu và sử dụng, phát huy di sản văn hoá, Luậtghi rõ: “Nhà nước khuyến khích chủ sở hữu tổ chức trưng bày, giới thiệu rộng rãi sưutập di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của mình

Khoản 1, điều 61: Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp, tàitrợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá

Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị, điều 63 ghi: “Nhànước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cảnhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở tôntrọng độc lập chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quyđịnh của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tăngcường hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” Đó là những yếu tố cơbản hết sức quan trọng về mặt pháp lý để chúng ta có thể tiến hành tốt các hoạt độngliên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cũng như trangphục 54 dân tộc Việt nam nói chung và trang phục tộc người Hmông nói riêng

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh phát biểu,

từ năm 2008, ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 được xác lập theo Quyết định

số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm tại Làng Vănhóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) và tại các địaphương đều tổ chức nhiều hoạt động, giao lưu, gặp mặt cộng đồng các dân tộc, trong

đó các chương trình nghệ thuật do các nghệ nhân, diễn viên quần chúng thể hiện; Ngàyhội văn hóa các dân tộc Việt Nam; Tổ chức Trình diễn trang phục các dân tộc ViệtNam (năm 2011); Bên cạnh đó, hàng năm, từ năm 2010 đến nay, cũng tại Làng Vănhóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đều tổ chức các hoạt động giới thiệu, trình diễnvăn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Hmông, Khmer,Chăm, Lô Lô, Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, Mường… tại các không gian văn hóa của các dântộc do các nghệ nhân thực hiện, phục vụ đông đảo du khách trong nước và quốc tế đếntham quan và giao lưu tại đây [2]

Trang 9

1.2 Khái quát dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

1.2.1 Khái quát về dân tộc Hmông ở Việt Nam

1.2.1.1 Tên gọi

Tên gọi "Miêu" và "Hmông" hiện thời đều được sử dụng để chỉ nhóm dân tộcthiểu số ở Trung Quốc Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, trong các tỉnh QuýChâu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc Theo điều tra dân sốnăm 2000, số lượng người Miêu ở Trung Quốc khoảng 9,6 triệu

Ngoài phạm vi Trung Quốc họ còn sống ở Thái Lan, Lào (gọi là LàoSủng), Việt Nam và Myanmar do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ 18, cũng nhưtới Hoa Kỳ, Pháp và Úc như là kết quả của các cuộc di cư gần đây sau khi kếtthúc chiến tranh Việt Nam Tất cả các nhóm này cộng lại xấp xỉ 8 triệu người nói tiếngHmông Tại Việt Nam, có khoảng trên 780.000 người Hmông phân bố hầu hết ở cáctỉnh miền núi phía Bắc

Theo các nhà nghiên cứu phương Tây nói vấn đề thuật ngữ Hmông khôngthống nhất Những người đầu tiên sử dụng tên gọi theo kiểu Trung Hoa trong một loạtcác phiên âm: Miao, Meau, Meo, Mo, Miao-tse, Miao-tsze, Miao-tseu (Miêu tộc), Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dân tộc Hmông ở Lào, các nhà nghiên cứu đương đạichấp nhận thuật ngữ khác là "Hmông" (hay có cách viết khác là “H’mông”) Bản thândân tộc Hmông thì sử dụng hàng loạt các tên tự gọi khác nhau

Ngoài ra, những người dân tộc Hmông phi Trung Quốc cho rằng thuật ngữ

"Hmông" không chỉ để nói tới nhóm thổ ngữ của họ, mà còn là để chỉ các nhóm khácsống tại Trung Quốc Nói chung, họ cho rằng thuật ngữ "Miao" (hay "Miêu") là mộtthuật ngữ xúc phạm và không nên sử dụng nó Thay vì điều này thuật ngữ "Hmông"được sử dụng để chỉ mọi nhóm người thuộc dân tộc này Tuy nhiên, điều này có thể là kếtquả của sự nhầm lẫn biểu hiện và ý nghĩa của từ

Một số các nhóm người Miêu có các tên tự gọi khác hẳn và chỉ một số rất ít sửdụng từ "Hmông" Những người còn lại thì không có ý kiến gì khi cho rằng "Hmông"

là thích hợp hơn so với "Miêu" trong vai trò của tên gọi chung Kể từ khi có phân loạichính thức các dân tộc thiểu số trong thập niên 1950 một số dân tộc thiểu số đã khiếunại về từ ngữ được sử dụng để gọi tên dân tộc họ và đã đề nghị thay đổi cách sử dụngchính thức

Người dân tộc Hmông viết tên gọi của dân tộc mình giống như "Hmoob” Hai

Trang 10

nguyên âm chỉ ra rằng nó được phát âm giống như âm mũi, và một số phụ âm được sửdụng ở cuối của âm tiết để biểu thị giọng đọc Vì thế từ America được viết giống như

là Asmeslivkas trong tiếng Hmông

Thuật ngữ "Hmông" được đề nghị như là tên gọi của các nhóm người Miêu nóithổ ngữ Hmông ở Trung Quốc và người Hmông ngoài Trung Quốc Việc sử dụng từnày ngày nay đã được thiết lập vững chắc trong sách vở phương Tây

Tại Việt Nam dân tộc Hmông là một trong các dân tộc thiểu số có dân số đáng

kể trong số 54 dân tộc [10]

1.2.1.2 Lịch sử tộc người

Lịch sử sơ kỳ của dân tộc Hmông có thể lần theo dấu vết của các câu truyệntruyền khẩu và các lễ nghi an táng của họ, và có lịch sử có lẽ từ cuối thời kỳ băng hà

Trong truyện truyền khẩu, truyền thuyết của dân tộc Hmông nói rằng họ đã đến

từ những vùng đất cực kỳ lạnh lẽo, ở nơi đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũngkéo dài 6 tháng Từ nơi này, họ đã đến Trung Quốc theo những chuyến đi săn Mộtngười thợ săn và con chó của ông đã theo đuổi con mồi trong một số ngày trong tuyết.Người thợ săn hết lương thực và phải quay về để chuẩn bị tiếp tục đi săn mà không cócon chó của mình Khi người thợ săn bắt đầu lên đường trở lại thì con chó đã ở phíasau lưng ông Người thợ săn hôn hít con chó của mình và phát hiện thấy có những hạtcây lạ dính trên lông của nó Lúc đó, tuy người Hmông cho rằng toàn thể thế giới đãđược thám hiểm hết, nhưng những hạt lạ đã dẫn dắt họ tới Trung Hoa

Ở tại Việt Nam, dân tộc Hmông nằm trong một quốc gia đa dân tộc (bao gồm

54 dân tộc), bởi thế dân tộc Hmông cũng được coi là một thành viên quan trọng trongcộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Dân tộc Hmông sinh sống ở Việt Nam cókhoảng 80 vạn người thuộc nhóm ngôn ngữ: Hmông - Dao Người Hmông (từ QuíChâu - Vân Nam - Quảng Tây - Trung Quốc) thiên di vào Việt Nam bằng nhiều đợt,rải rác suốt thời gian dài cho tới cuối thế kỷ XIX Dân tộc Hmông vào Việt Nam là donguyên nhân: trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa đã gây ra nhiều cuộcchiến tranh tàn bạo và đẫm máu, đàn áp nhiều tộc người (trong đó có dân tộc Hmông),

để giành quyền cai trị đất nước, làm người Hmông phải thiên di đi khắp nơi

Theo các tài liệu khoa học, cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng ngườiHmông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là

100 năm về trước Hmông là tên tự gọi Còn các dân tộc khác gọi dân tộc này với các

Trang 11

tên Miêu, Mèo, Mẹo Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, người tachia tộc Hmông ra làm các ngành: Hmông Trắng (Môngz Đơư), Hmông Hoa (MôngzLênhs), Hmông Đỏ (Môngz Si), Hmông Đen (Môngz Đuz), Hmông Xanh (MôngzDua), Na Miểu (Mèo nước) Trong đó, cũng có ý kiến cho rằng Hmông Hoa vàHmông Đỏ là một.

Điểm đầu tiên, họ đặt chân đến là Mèo Vạc trên cao nguyên Đồng Văn (HàGiang), nơi địa đầu Tổ quốc Việt Nam Vì thế, dân tộc Hmông sinh sống ởViệt Nam đều coi cao nguyên Đồng Văn là quê hương đất tổ của mình [10]

1.2.1.3 Đặc điểm cư trú

Dân tộc Hmông sống chủ yếu ở Trung Quốc Ngoài ra còn có khoảng 2.000.000người Hmông sống ở các nước khácnhư Việt Nam, Lào, Myanma cũng như các quốcgia khác Có khoảng 124.000 người sống ở Thái Lan, ở đây họ là một trong số 6 dântộc chính sinh sống trên núi

Sau năm 1975 cộng đồng dân tộc Hmông di cư sang sinh sống ở các nướcnhư Mỹ, Pháp, Úc con số lên tới hàng 100.000 người (chủ yếu di cư từ Lào)

Dân tộc Hmông cư trú thường ở độ cao từ 800 - 1500 m so với mực nước biểngồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biêngiới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu

ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, SơnLa Do tập quán du mục nên một số người Hmông trong những năm 1980, 1990 đã didân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Hmông ở Việt Nam códân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở ViệtNam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Dân tộc Hmông cư trú tập trung tạicác tỉnh:

Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng sốngười Hmông tại Việt Nam);

Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh và 16,0% tổng sốngười Hmông tại Việt Nam);

Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số ngườiHmông tại Việt Nam);

Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh và 13,7% tổng số người

Trang 12

Hmông tại Việt Nam);

Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người), Cao Bằng (51.373người), Nghệ An (28.992 người), Đăk Lăk (22.760 người), Đăk Nông (21.952người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người), Thanh Hóa (14.799người)

Trên thực tế cho thấy các cư dân Hmông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cưdân đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Namvới Trung Quốc và Lào Một bộ phận đáng kể người Hmông vẫn còn theo các lối sốngtruyền thống ở miền tây bắc Việt Nam Với sự gia tăng của du lịch vào các khu vựcnày trong những năm 1990 đã giới thiệu cho nhiều người Hmông lối sống phươngTây, và trang phục truyền thống của người Hmông đang dần dần biến mất [10]

1.2.2 Đặc điểm của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

1.2.2.1 Hoạt động sản xuất (Đời sống mưu sinh)

Dân tộc Hmông cũng sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy Nguồn sốngchính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, lúa mạch Nông dân

có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính là các cây ý dĩ,khoai, rau, lạc, vừng, đậu, Chiếc cày của người Hmông rất nổi tiếng về độ bền cũngnhư tính hiệu quả

Trước đây dân tộc Hmông còn trồng lanh, thuốc phiện, nhưng hiện nay theochính sách của Nhà nước, thuốc phiện thuộc loại chất kích thích bị cấm nên đã khôngcòn được trồng trọt nữa Bên cạnh đó, họ trồng các cây ăn quả như táo, lê, đào, mận.Đây là những hoạt động sản xuất đặc sắc của dân tộc Hmông

Dân tộc Hmông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, ngựa Ngựa thồ là phươngtiện vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá Con ngựa rất gần gũi và thânthiết với từng gia đình Hmông

Dân tộc Hmông phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yêncương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụnhu cầu và thị hiếu của người dân Các thợ thủ công Hmông phần lớn là thợ bánchuyên nghiệp làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng súng, các đồ đựngbằng gỗ ghép

Nghề dệt vải lanh là một trong những hoạt động sản xuất đặc sắc của ngườiHmông với những kĩ thuật dệt thủ công hết sức tỉ mỉ [7]

Trang 13

1.2.2.2 Nhà ở

Nét độc đáo trong kiến trúc ngôi nhà ở của dân tộc Hmông là được xây dựngtương đối thống nhất theo một khuôn mẫu Nhà được xây dựng trên nền đất, dù to haynhỏ thì đều gồm ba gian hai cửa (tức là gồm một cửa chính, một cửa phụ và tối thiểu làhai cửa sổ) Ngôi nhà có thể có một hoặc hai chái nhà, nhưng đều không liên quan trựctiếp đến ba gian nhà chính Sự sắp xếp của ba gian nhà của dân tộc Hmông như sau:Gian trái dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ Gian phảidùng để đặt bếp sưởi và giường khách Gian giữa thường rộng hơn sẽ đặt bàn thờ tổtiên và đồng thời cũng là gian ăn uống, tiếp khách của cả gia đình Nhà của người dântộc Hmông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm: ngô,lúa, đậu tương khi thu hoạch về được cất lên gác, khói bếp sẽ hạn chế được sâu mọt,

ẩm mốc

Trong gia đình dân tộc Hmông, buồng ngủ của vợ chồng, con cái được bố tríriêng không được bố trí ngang hàng với bàn thờ Người dân tộc Hmông thường ngủbằng phản gỗ hoặc giát bằng tre mai đập giập Tập tục của dân tộc Hmông rất khắtkhe, nơi ngủ của con, em dâu thì bố, anh chồng không được vào và ngược lại con, emdâu không được phép vào nơi ngủ của bố chồng, anh chồng Ngoài ra, sàn gác còn cóthể làm nơi ngủ mỗi khi nhà đông khách Điều đặc biệt là đàn bà, con gái không đượcphép ngủ trên gác Bởi thế kể cả khi người nhà đi vắng thì con dâu cũng không đượclên gác Nếu muốn lấy vật gì trên gác cũng không được trèo thẳng lên mà chỉ đượcphép đứng ở bậc thang rồi lấy que khều [9]

Đối với những dân tộc Hmông nhà khá giả thì sẽ được xây dựng kiên cố, cột gỗ

kê trên đá tảng đẽo hình đèn lồng hay như quả bí, mái lợp ngói, gác lát ván Nhà được

mở từ 2 đến 3 cửa, cửa chính đối diện với bàn thờ Các chuồng trại chăn nuôi làm táchriêng ra một khu vực [3]

1.2.2.3 Ẩm thực

Dân tộc Hmông nói chung những ngày thường sẽ ăn 2 bữa còn vào những ngàymùa sẽ ăn ba bữa [10]

Một bữa ăn truyền thống của dân tộc Hmông bao gồm bột ngô đổ, cơm, rau xào

mỡ Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ.Ngoài ra, dân tộc Hmông quen uống rượu ngô, rượu gạo, và thói quen hút thuốc bằngđiếu cày

Trang 14

Một số các đặc sản của dân tộc Hmông như: thắng cố, mèn mén, thịt trâu gácbếp, là những món ăn nổi tiếng khi đến với Hà Giang [7]

Nói đến thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộc Hmông,thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đôngngười như hội làng, dòng họ hay ở chợ phiên Có người giải thích chữ “Thắng cố”theo âm Hán Việt: thắng cố có nghĩa là thang cốt, tức là canh xương Phần xương, gâncốt, mỡ và các loại thịt vụn cộng với tim gan phèo phổi của bò hoặc ngựa cho vàochảo nước sôi đun liên tục sẽ tạo nên món thắng cố Chợ huyện ở Đồng Văn (HàGiang) vào phiên chính chủ nhật vẫn luôn luôn có chảo thắng cố nóng hổi Khi chợ đãvãn, ấy là lúc mọi người ngồi quây quần bên chảo thắng cố, từng bát, từng bát thắng

cố được múc ra, rượu ngô thơm lừng Cuộc vui xuống chợ lúc này mới bắt đầu

So với một số dân tộc vùng cao khác thì dân tộc Hmông không chỉ giỏi về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô mà họ còn rất giỏi trong việc chế biến ngô thành nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn Một trong những món ăn phổ biến và đặc trưng nhất

là mèn mén Họ xay ngô thành bột và nấu lượng bột vừa đủ với bữa ăn của gia đình Công đoạn quan trọng nhất là khi người chế biến phải tính toán cho lượng nước vừa đủ

để bột ngô không bị khô hoặc bị nhão sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của món ăn

Tiếp đến là món thịt trâu, thịt heo gác bếp Đây là món ăn nổi tiếng ở vùng núirừng Tây Bắc chứ không riêng gì ở tỉnh Hà Giang Hầu như nhà nào trong các bảnlàng cũng nuôi ít nhất vài con heo Heo nuôi ở bản được thả rong, không ăn các loạithức ăn tăng trọng mà chủ yếu ăn rau, củ Người ta nuôi heo chủ yếu phục vụ nhu cầutiêu dùng trong gia đình Nuôi nhiều mới bán chợ Khi mổ động vật, chủ nhà thường

ăn phần đầu và chân Phần thịt còn lại được cắt thành lát dài, tẩm ướp gia vị rồi treotrên giàn bếp Nhiều ngày, khói bay lên bám vào thịt tạo một màu nâu đen Ăn thửmón này mới cảm nhận được vị ngon độc đáo của nó Heo vận động nhiều nên thịt sănchắc, phần mỡ cứng và giòn Gia vị lâu ngày thấm vào thịt cùng với mùi khói tạohương vị đặc trưng của món ăn Người dân ở vùng cao thường làm món heo gác bếp

để dự trữ vào lúc mưa bão hay mùa đông giá rét, không thể đi ra chợ được Chỉ cầnđến giàn bếp lấy xuống miếng thịt heo là có được bữa ăn cho cả gia đình

1.2.2.4 Tín ngưỡng

Hôn nhân của dân tộc Hmông thông qua mua bán và có phần tin vào tín

Trang 15

ngưỡng Trong lễ ăn hỏi, người Hmông tin rằng đôi trai gái có hợp nhau hay không là

do lễ cúng "xem chân gà" Người con gái được định giá thông qua giá trị vật chất thịt,rượu, bạc trắng, thuốc phiện Mỗi đám cưới thường nhà gái yêu cầu từ 60 đến 120đồng bạc trắng, từ 60kg đến 120kg thịt lợn, từ 60kg đến 120kg rượu và một số thuốcphiện Giá trị vật chất nhà gái yêu cầu càng nhiều đối với nhà trai thì người con gái đócàng hoàn hảo về tài sắc

Dân tộc Hmông có phong tục em chồng được phép lấy chị dâu (nếu anh trai bịchết), ngược lại chị dâu có quyền lấy em chồng là để giữ gìn tài sản và có trách nhiệmnuôi dưỡng các cháu của anh trai Nếu em chồng đã có vợ thì chị dâu chỉ được làm vợ

lẽ Trong trường hợp gia đình không có em chồng thì chị dâu được phép lấy em họ [7]

Trong quan hệ hôn nhân giữa những người trong cùng một dòng họ bị cấm triệt

để, không được phép lấy nhau Những người không phải là anh em nhưng cùng mangtên dòng họ, hôn nhân diễn ra cũng rất dè dặt Người Hmông tin rằng quan hệ hônnhân với dòng họ khác thì làm ăn mới phát đạt, nòi giống mới phát triển tốt

Một nét văn hóa đặc sắc nhất trong hôn nhân của dân tộc Hmông chính là tụccướp vợ, mặc dù đây là một hủ tục cần phải loại bỏ, và cướp vợ ngày nay chỉ còn làhình thức Khi người con trai thích một cô gái nào đó, nhóm thanh niên từ 3 đến 5người, tổ chức họp nhau đón đường bắt cóc người con gái mang về nhà mình (dùngười con gái đó có bằng lòng hay không bằng lòng) Trong thời điểm người con gái

bị cướp mọi người trong họ hàng, gia đình, anh em không được phép tham gia giảicứu Sau hai hôm cướp vợ, nhà trai cử người sang nộp phạt tiền danh dự cướp vợ và báocho gia đình nhà gái biết sự việc Sau đó, hai bên gia đình bàn bạc, ấn định ngày lành thángtốt để tổ chức lễ thành hôn cho đôi trai gái

Cũng giống như hôn nhân, ma chay là một tín ngưỡng hết sức quan trọng trongđời sống của dân tộc Hmông, không chỉ riêng ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.Trước kia, ma chay của người Hmông thường được tổ chức kéo dài từ 5 đến 7 ngày,ngày nay giảm xuống còn từ 2 đến 3 ngày để phù hợp hơn với luật của Bộ Văn hóa vàđời sống hiện đại Khi gia đình có người chết, họ đi mời người (thầy mo) đến làm thủtục cúng hát mở đường, sau đó mới tiến hành khâm niệm (áo ngoài bằng lanh thì mớiđược đoàn tụ với tổ tiên) Cách hành xử mỗi nơi mỗi khác: có nơi để người chết trên

"cáng" treo trước bàn thờ hoặc để trên ghế dài đặt ngang cửa ra vào Có nơi người chếtđược đặt vào quan tài nhưng không đậy nắp để dễ dàng xem mặt người chết Trong lúc

Trang 16

hát mở đường đến đoạn sự tích gà dẫn đường cho người chết về với tổ tiên, người tamang một con gà đã chết để nguyên lông đặt trong âu bột ngô để phía dưới người chết.Trong đám ma người Hmông dùng khèn và trống để thực hiện nghi lễ tiễn đưa ngườichết về với tổ tiên được êm đẹp Sau khi chôn cất xong, nếu là nam giới, người ta cắm

9 cành lá, nữ giới cắm 7 cành để đánh lạc hồn người chết không quay về làm hạinhững người thân trong gia đình Lễ cúng đưa hồn người chết về với tổ tiên sau khichôn cất hoặc kéo dài một hay vài năm

Dân tộc Hmông cũng rất coi trong việc thờ cúng người đã khuất, thờ cúng tổtiên, ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc Người ta tin rằng tổ tiên đã chết, chechở cho con cháu đang sống làm những nghi lễ cầu xin cho các thành viên thị tộc haygia đình và tiến hành những nghi thức nhằm thờ phụng tổ tiên Bàn thờ tổ tiên thườngđặt ở vị trí gian giữa, nhiều dòng họ Hmông không lập bàn thờ tổ tiên riêng Nơi thờcúng tổ tiên chỉ là một miếng giấy hình chữ nhật kích thước 20 - 30cm Nơi đặt bànthờ là linh thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được làm chủ lễ cúng mời tổ tiên, chỉ có contrai mới được đến gần bàn thờ Người Hmông chỉ cúng tổ tiên vào dịp năm mới, lễcơm mới hoặc khi cần cúng chữa bệnh… đối với hồn cụ, ông, cha ở thế giới bên kia.Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, dân tộc Hmông còn tồn tại một hệ thống ma nhà với những

lễ thức cúng bái riêng biệt

1.2.2.5 Lễ hội

Nhắc đến lễ hội của dân tộc Hmông ở Hà Giang, người ta không thể khôngnhắc đến lễ hội Gầu Tào Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của ngườiHmông Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm thángGiêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗinăm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày Gầu Tào là lễhội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của ngườiHmông

“Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thầnlinh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tôngđường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dânbản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn Đây cũng là dịp để mọingười gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, saybên những chén rượu đầu xuân [10]

Trang 17

Tiếp đó là lễ hội múa khèn của người Hmông Lễ hội khèn Hmông ở Hà Giangđược tổ chức định kì hằng năm vào dịp lễ tết độc lập Đây là một lễ hội truyền thống,thu hút khách thập phương tìm về diễn ra ở trung tâm phố cổ Đồng Văn Lễ hội diễn rasôi động dưới nghi thức như một trận đấu biểu diễn, những nghệ nhân tham gia thườngmang đến những ca khúc truyền thống gắn với đời sống dân tộc mình trong tiếng khènréo rắt Những tiếng khèn vang lên nói lên nỗi niềm của những nghệ nhân và nói hộtâm tư của biết bao người Đó là những bài khóc thương cha mẹ, những bài ca gọi bạn,xuống chợ, bài tỏ tình… Tất cả là tâm tình và ước mơ của người dân tộc Hmông.

1.2.2.6 Văn nghệ dân gian

Dân tộc Hmông có đời sống văn nghệ khá phong phú, đặc biệt là văn học truyềnmiệng có rất nhiều thể loại, như: Truyện thần thoại về anh hùng văn hóa tìm ra loại giống

và dạy dân tộc Hmông cách trồng ngô, lúa, trồng lanh làm vải mặc … Truyện cổ tích vềcác con vật chiếm khá nhiều, đặc biệt là truyện về con hổ…

Dân tộc Hmông say đắm dân ca dân tộc mình, đó là Tiếng hát tình yêu (gầuplềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuồng),… mà họ thường hát khi lao động nương rẫy,trong lúc se sợi dệt vải, trong khi đi chợ, đi hội

Trong những dịp lễ hội, đặc biệt là hội Gầu Tào (đón năm mới), những bài hátdân ca này không chỉ thể hiện bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc

cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, đàn môi,…) Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừamúa Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình Sau một ngày laođộng mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gửi gắm và thể hiện tiếng lòng mình vớibạn tình, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương, đất nước

Trang 18

TIỂU KẾT

Trong Chương 1 luận văn đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về trang phụctruyền thống, đặc điểm của trang phục truyền thống và quan đểm của Đảng và Nhànước trong việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống Luận văn đã khái quáttác động của yếu tố địa lý, kinh tế xã hội và lịch sử đến đời sống văn hóa dân tộcHmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Các quan niệm được trình bày ở chương 1

là cơ sở lý luận để luận văn tiến hành khảo sát thực trạng về trang phục truyền thốngcủa dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang hiện nay trong chương 2 Luậnvăn sẽ khảo sát thực trạng về trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở cácphương diện: Chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn của bộ trang phục truyền thốngHmông cũng như giá trị truyền thống mà nó mang lại Từ đó, chúng ta thấy rõ sự phongphú, đa dạng của văn hóa truyền thống người Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh HàGiang và sự biến đổi của nó trong thời gian qua; thấy được vai trò quan trọng của việcbảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Hmông

ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nói riêng

Trang 19

CHƯƠNG 2 TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC HMÔNG

Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

2.1 Trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

2.1.1 Chất liệu và quy trình sản xuất vải

Khác với những tộc người ở vùng Đông Bắc, người dân tộc Hmông dệt vải từsợi cây lanh là chính chứ không phải từ sợi bông Cây lanh chiếm một ví trí quan trọngtrong cả đời sống thường ngày cũng như đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Hmông(Hà Giang) Đó là chất liệu làm nên bộ trang phục truyền thống độc đáo trên vùng đất này

Gia đình người Hmông nào cũng có một nương trồng lanh Đất trồng lanh phải

là đất tốt, độ phì cao, thường ở ven chân núi hay trong các thung lũng nhỏ, được chiếusáng cả ngày, làm cỏ, bón phân trước khi gieo Người Hmông sinh sống ở đỉnh núi caothuộc những vùng có điều kiện tiểu khí hậu sai biệt nhau, nên thời vụ trồng và thuhoạch lanh có thể xê dịch sớm muộn đôi chút, sao vừa tránh mưa nhiều, nhất là mưa,lại vừa tránh gió mùa rét sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sợi lanh Người dân tộc Hmôngthường trồng lanh vào tháng 4 âm lịch và thu hoạch sau đó từ 3 - 4 tháng Ngoài khâucày xới cần tới bàn tay người nam giới, còn việc gieo trồng, chăm bón, chế biến sợi vàdệt vải hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm, đàn ông không được tham gia Dân tộcHmông đánh giá tài năng, vẻ đẹp và đức hạnh của người phụ nữ qua khả năng thêu, dệt, thểhiện trên những bộ trang phục mà họ mặc trong ngày hội Trai bản kén vợ cũng dựa vào đó

mà có sự lựa chọn Chính vì thế mà trải qua hàng trăm năm, nghề dệt lanh của ngườiHmông đã được bảo tồn để trở thành nghề truyền thống đến ngày hôm nay

Khi trồng lanh đã tới độ thu hoạch, người ta cắt buộc lại từng bó rồi đem vềphơi khô trong khoảng 10 - 15 ngày sau đó tước lấy sợi Công việc này phải làm trướckhi có các đợt gió mùa đông bắc, nếu gặp gió, lanh sẽ bị khô sợi, giảm độ bền, độ nát,khó nối

Sau khi đập giập lanh, làm cho vỏ ngoài bong ra, người ta chia đều lanh thànhnhững chùm sợi đều nhau, cuộn thành từng cuộn to Từng cuộn sợi lanh này được ngâmvới nước tro bếp, luộc chín cho bong hết lớp vỏ xanh, giặt sạch, sau đó lại đun một lầnnữa với nước hòa sáp ong khoảng 4 - 5 giờ, sau đó vớt ra và để ráo nước, dùng đoạn gỗ

Trang 20

tròn trà lăn trên cuộn sợi lanh tới lúc nào sợi lanh thẳng, sạch và bóng là được Thứ sợilanh trắng và sạch ấy gọi là “xé”, đủ để se thành sợi trước khi đưa lên khung dệt.

Khung dệt của dân tộc Hmông là một bước cải tiến giữa khung dệt của các dântộc Môn Khmer, Nam Đảo và khung dệt của người Thái, Tày, Mường Khi dệt, ngườiphụ nữ ngồi cạnh khung, buộc đầu dây ở trục cuộn vải vào lưng, chân đạp bàn đạp làm

go phụ tách rời ra, lấy tay đẩy thoi sợi ngang qua lại, kéo go phụ tách sợi dọc ra, kéo

go chính dập cho sợi khít lại Loại khung dệt này chỉ dệt được khổ vải trên dưới 40cm,năng suất thường thấp, một cái váy phải dệt hàng năm mới xong

Nhưng từ xé phải qua một số khâu chế biến để trở thành sợi dệt Trước hết xéđược cuộn lại thành những cuộn to tròn bằng một dụng cụ gọi là “khẩu lỳ kho”, rồi sau

đó sợi lại được thả vào một cái thùng gỗ, theo từng lớp một cho khỏi rối Từ thùng, sợiđược kéo bằng cái xa thành các con chỉ Một lần nữa các con chỉ này được cuộn vàocác ống nứa qua một hệ thống bánh quay và ròng rọc [5]

Nhìn cách người Hmông nối những sợi lanh mới thấy hết sự tỉ mỉ, kiên nhẫn củangười phụ nữ Hmông Nhưng cũng để có những sợi lanh như vậy, phải trải qua rất nhiềucông đoạn vất vả Để gieo hạt lanh cũng phải chọn ra những đám nương tốt nhất Lanh gieoxuống, gặp đất tốt, xanh um, cây vươn cao lớn nhanh từng ngày Thu hoạch lanh về, rồi đậpdập, tước lấy vỏ, ngâm nước tro, hong khô,… Đến công đoạn nối sợi lanh Công đoạn nàythường được phụ nữ Hmông làm vào bất kì lúc nào ngơi tay Qua không biết bao nhiêucông đoạn mới thành ra được một tấm vải lanh Vải lanh lại được ngâm nước tro cho đếnkhi trắng óng mới thôi

Vải dệt xong, nấu trong nước tro bếp sao cho thật sạch, rồi nấu với sáp ong để

hồ vải cho cứng và bóng Vải lanh nấu với sáp ong lại phải lăn qua khâu lăn vải giữabàn đá và khúc gỗ, tới khi vải trông bóng, mịn thì đem nhuộm chàm

Người Hmông cũng trồng chàm và chế biến thuốc nhuộm chàm (cao chàm).Cách thức chế biến thuốc nhuộm của họ cũng không khác mấy với các dân tộc lánggiềng Chàm cắt về đem ngâm cho mục rã, sau đó gạn lấy nước cốt đem về hòa vớinước tro bếp và nước vôi, khuấy đều, để lắng lấy cao chàm Loại cao chàm này đượctrữ lại để dùng lâu dài trong cả năm, vừa để nhuộm vải mới, vừa để nhuộm lại nhữngváy áo đã bạc màu

Trước khi nhuộm vải, bao giờ cũng nhúng qua nước lã cho vải ngấm đều, rồimới nhúng vào vại nước chàm Vải nhúng nước chàm xong vớt ra đem ủ qua đêm,

Trang 21

hôm sau giặt qua nước lã rồi mới đem phơi Cứ thế, qua 10 - 18 lần thì vải có màuchàm đen là được.

Vải lanh của dân tộc Hmông nơi đây là một trong những sản vật quý Được làmhoàn toàn thủ công từ đôi bàn tay của người phụ nữ Vải lanh là chất liệu tuyệt vời cho maymặc: ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè Chính điều này đã làm cho sản phẩmvải lanh rất được các du khách nước ngoài ưa chuộng Rồi cũng từ những tấm vải lanh óngánh ấy, dưới bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ tinh tế của người phụ nữ Hmông, họ đã tạo nênnhững bộ trang phục truyền thống với họa tiết hoa văn vô cùng đặc sắc

Cũng cần nói thêm rằng, nghề trồng và dệt vải lanh đã gắn bó lâu dài với dântộc Hmông, nó không chỉ là thứ vật liệu cơ bản để dệt vải may mặc, một nhu cầu quantrọng của đời sống vật chất của con người, mà cây lanh, sợi lanh đã đi vào thế giới tâmlinh, tình cảm, trở thành một thứ biểu tượng cho sự bền chắc của đời người, tuổi thọ,

sự gắn bó của lứa đôi, là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên, làcái cầu để linh hồn tổ tiên đầu thai trở lại với con cháu [5]

2.1.2 Kiểu dáng của bộ trang phục truyền thống Hmông

Đồng bào Hmông đã cư trú ở nước ta từ rất lâu đời ở vùng núi Tây Bắc và ĐôngBắc, đặc biệt là ở tỉnh Hà Giang So với các dân tộc khác, người Hmông còn giữnguyên được nhiều phong tục tập quán, vật dụng cổ truyền độc đáo Một trong số đó làviệc dệt vải, thêu may các bộ trang phục dân tộc đặc sắc, rực rỡ nhất vùng Đối với dântộc Hmông, trang phục là cái mặc, cũng là của cải gia truyền, ai nấy đều phải bảo tồn

và phát huy sao cho ngày càng đẹp càng quý, phản ánh rõ được nét truyền thống vănhóa, lịch sử, tín ngưỡng, cá tính và sự giàu có của tộc nguời Hmông

Từ xưa đến nay, trang phục nam nữ Hmông đều do phụ nữ Hmông làm.Khoảng 7 - 8 tuổi, các bé gái Hmông đã được bà và mẹ dạy dệt vải, thêu, may các kiểuhoa văn truyền thống, để tới 15 – 18 tuổi là khi họ trưởng thành và lấy chồng thì sẽmay được 8 – 15 chiếc váy làm của hồi môn

Quần áo của dân tộc Hmông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt, đậm đà tínhcách tộc người trong tạo hình và trang trí với kĩ thuật đa dạng Trang phục namHmông độc đáo khác nhiều tộc người trong khu vực tỉnh Hà Giang Trang phục nữkhó lẫn lộn với các tộc người khác bởi phong cách tạo dáng và trang trí công phu, kếthợp kĩ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghép, dệt hoa văn với kiểu váy rộng và đẹp

Nam giới Hmông mặc trang phục cổ truyền tương tự nữ giới song giản tiện và

Trang 22

mộc mạc hơn Bộ nam phục gồm quần, áo ngắn, thắt lưng và khăn bịt đầu Phải nóirằng, trong hầu hết các dân tộc vùng núi thì nam giới người Hmông còn giữ lại lâu bền

bộ y phục cổ truyền của mình, trong khi nam giới các dân tộc khác, nhất là lớp thanhniên hầu như đã ăn mặc giống người Kinh Quần của nam giới hay mặc kiểu chân què,cạp rộng lá tọa, đũng quần rất thấp khi mặc, cạp được vắt qua một bên rồi dùng thắtlưng vải hay da thắt lại cho chặt Vì là quần đũng thấp, ống lại rộng, nên khi mặc, quầncủa nam giới Hmông có nét dáng riêng, không thể pha trộn với bất cứ dân tộc nào [5]

Có lẽ độc đáo hơn cả vẫn là chiếc áo ngắn của đàn ông Hmông Trước nhất,chiếc áo đó rất ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần ngực, còn khoảng bụng từ gấu áocho tới cạp quần vẫn để hở, thế nên họ mặc một chiếc áo lót bên trong màu trắng dàihơn áo ngoài, nên khi mặc áo ngoài vào vào gấu áo và cạp quần để hở một khoảngbụng áo bên trong, tạo nên một kiểu mặc rất “Hmông” Về cơ bản đây là loại may kiểu

xẻ ngực, tay áo dài, có đáp những khoanh vải màu, tuy nhiên giữa các nhóm có mộtvài khác biệt

Áo của đàn ông Hmông có khuy áo đơm theo nẹp tà trước ngực, cổ áo đứng, cóviền những đường chỉ hình ô trám Đó là một cái áo đen (vào dịp lễ Tết là áo trắng,xanh, có thêu hoa), áo có dáng chữ T, thân hẹp hoặc lơ lửng ngang sườn hoặc dài quáthắt lưng, cổ áo thêu hoa, ve áo song song, đính khoảng 5 hàng khuy vải nằm nganggiữa hai thân, cũng có khi là hai vạt vắt chéo và đơm khuy nách Ống tay rộng, chialàm hai phần, chia thành nhiều lớp vẽ thêu như đen nối xanh, đen nối đỏ, vàng nằmliền kề hoặc cách quãng

Thỉnh thoảng cũng thấy nam giới Hmông dùng khăn, nhất là nhóm HmôngTrắng ở Hà Giang Đó là tấm khăn vải màu chàm dùng để chít lên đầu Ngày hội hè,nam giới cũng hay dùng khăn len hay mua ở chợ về quàng cổ, vừa cho ấm vừa đểdiện Ngoài ra họ cũng đội mũ gồm các loại mũ quả dưa tám miếng màu đen hoặcthêu, đính các vòng họa tiết xung quanh mũ hay trên đỉnh đính cắc bạc Mũ lưỡi traingắn sát đầu và mũ bốn vành khi lạnh để xuôi, khi nóng gập lên gọn ghẽ trên đầu Vàohội, khi tham gia biểu diễn nghệ thuật, họ vấn khăn buộc sau gáy

Thường ngày nam giới đeo một cái vòng cổ xoắn lại từ những sợi dây đồng (3sợi), nhà giàu thì đeo thêm vòng bạc Nhưng tới ngày cưới xin, lễ tết, đi chợ thì namgiới đeo đủ bộ vòng cổ từ 2 - 7 chiếc, ngoài ra còn có vòng tay, nhẫn Cũng có ngườiđàn ông vào tuổi trưởng thành bịt vàng hai răng nanh hàm trên

Trang 23

Trang phục cổ truyền của người phụ nữ Hmông gồm: khăn, áo, váy, tạp dề chephía trước váy, sau váy, thắt lưng, xà cạp, và các đồ trang sức khác Phần lớn phụ nữHmông Trắng mặc váy, tuy vậy có nơi, có người mặc quần dù rất cá biệt Nhưng khichết, cũng phải lấy bộ váy trắng ra thay, như vậy tổ tiên mới chấp nhận linh hồn quá

cố Bởi thế, váy vẫn là bộ phận của nữ phục cổ truyền Hơn thế nữa đây là váy mangbằng vải lanh trắng, màu vải càng trắng càng đẹp, có lẽ cũng chính vì thế mà nhómnày mới có tên gọi là nhóm Hmông Trắng (Hmông Đơ) [5]

Nhìn chung có thể thấy phụ nữ Hmông mặc áo bốn thân, xẻ ngực, không cài nút,gấu áo không khâu và cho vào trong váy Ống tay áo thường trang trí họa tiết hoa vănnhững đường vằn ngang từ nách đến cổ tay Đường viền cổ và nẹp hai thân trước đượctrang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên nền chàm) Phụ nữ Hmông còndùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai xuống ngực giữa và cửa ống tay áo Phíasau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc

Áo ngắn cũng được phụ nữ để công trang trí, thêu thùa Áo may vừa với thânhình, xẻ ngực, hai vạt vừa chấm thắt lưng, hai nách áo không cắt thẳng mà hơi lượn eo,nên khi mặc, áo càng ôm gọn lấy người Phần áo được tập trung trang trí là cổ áo yếmphía gáy Loại áo mặc thường ngày chỉ là một miếng vải màu hay thêu thùa qua loa,nhưng nếu là áo cưới, áo hội, áo cưới, áo cúng hay áo mặc cho người chết thì trang trí

cổ yếm rất cầu kỳ và công phu Bố cục hoa văn ở đây theo mảng từ lớp trung tâm rangoài rìa, trung tâm là ô trám, sao, biến thể của chữ thập Ngoài ra là các đường songsong bao lấy hoa văn trung tâm thành nhiều lớp Hai nẹp áp phía trước không đơmkhuy, nhưng đáp thêm bằng vải màu ưa dùng hơn cả là nẹp cổ màu đỏ hay màu vàng.Cũng có ghép nhiều loại vải khác nhau thành từng đốt, màu sắc xen kẽ nhau Tay áonối với thân ngang đường vai, tay áo hẹp dài, trên đó ghép nhiều vòng vải màu sắckhác nhau Áo nữ Hmông cũng may thành hai lớp, chỉ khác là vải lớp trong và ngoàinhư nhau, nên họ có thể mặc hai mặt

Váy phụ nữ Hmông là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hìnhtròn Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đã dựa vào để phân biệt các nhóm dân tộcHmông Váy của người phụ nữ là váy xếp, trên thân váy không trang trí màu sắc hayhoa văn gì Có loại váy ít nếp hơn mặc ngày thường, còn váy nhiều nếp dùng riêng chonhững dịp lễ tết Váy gồm cạp và thân váy Cạp váy đã được triết lại sao cho vừa vòngbụng, còn thân váy thì xòe rộng ra Phần thân váy mặc thường chỉ may 20 - 30 vuông

Trang 24

vải là đủ, nhưng váy ngày lễ thì phải gấp đôi số vải, do vậy số nếp gấp nhiều hơn, xòerộng hơn, đung đưa bập bềnh theo nhịp bước Đặc biệt thân váy chia thành hai phần:Phần cạp may đơn một lần vải, còn phần dưới thì may kép hai lần vải Vì váy nếp hailần vải nên may rất khó sao cho vải không bị xô, nhăn nhúm, nếp tạo thành nhữngđường thẳng mượt từ trên cạp xuống tới chân váy

Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạngiữa Trong bộ nữ phục Hmông, thắt lưng được dụng công trang trí Thường ngày đilàm, phụ nữ thắt loại thắt lưng vải, giữ chặt đoạn nối giữa gấu áo và cạp váy Loại thắtlưng dùng trong dịp hội hè, nghi lễ là thắt lưng vải có thêu hoa văn trang trí Loại thắtlưng này ngắn, chỉ thắt được một vòng, nên người ta phải dùng nhiều thắt lưng mộtlúc Khi quấn, mặt trang trí hoa văn lộ ra cả phía ngoài trước bụng và sau lưng, có khiche kín cả phần dưới bụng và lưng Hoa văn trang trí thường là hoa 4 cánh, 8 cánh,hình xoáy ốc, đường vạch chéo, hình sao

Theo các bậc già cả thì xưa phụ nữ Hmông Trắng dùng loại xà cạp rất dài bằngmảnh vải lanh trắng, tới 10 – 14 mét Nay dùng đôi xà cạp ngắn hơn, bằng vải chàm, hìnhchéo góc, dài chưa tới một mét, riềm xà cạp viền chỉ trắng, dây buộc đính ở góc chéo

Khi mặc váy thường đeo tạp dề Tạp dề mang trước bụng, phủ xuống chân là

“giao thoa” giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật Thường phủ ra ngoài tấm váytrắng là chiếc tạp dề ở cả phía trước và phía sau Tạp dề không trắng tuyền như váy,

mà là miếng vải cứng trên đó đáp thêm những sọc vảo màu dọc từ trên xuống dưới, tôđiểm thêm trên nền váy, khi cần cuộn lên thành một thứ túi đựng đồ

Cả nam lẫn nữ Hmông ưa dùng ô trong khi đi chơi cũng như lúc lên nương, nótiện lợi trong cả lúc trời mưa hay trời nắng, không dùng có thể gấp lại gọn gàng Đồngbào có thể tự làm lấy loại ô giấy, thân cán bằng sắt người Hmông phải mua của ngườiKinh hay người Hoa Ô đã tạo nên sự hài hòa với bộ y phục váy, áo, bởi thế từ lâuchiếc ô đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của trang phục Hmông

Nếu không kể những loại giày dép mới hiện nay thì phần lớn người Hmông đều

đi chân đất, thỉnh thoảng vẫn thấy có loại dép đan từ những sợi giang tước mỏng hayloại dép đế bằng da trâu khô

Trong những dịp lễ tết, nhất là cưới xin, các bà, các cô đều mặc những bộ áomới đẹp Cô dâu Hmông đã may sẵn bộ váy, áo, thắt lưng cho lễ cưới, tuy kiểu cắtmay không khác mấy so với váy áo bình thường nhưng là những đồ mới, may bằng vải

Trang 25

tốt, hoa văn trang trí tinh tế hơn.

Dân tộc Hmông có loại áo riêng trong tang lễ, vừa cho người chết và nhữngngười sống Áo mặc cho người chết, không kể nam hay nữ đều giống nhau, đó là áomay bằng vải lanh, xẻ ngực, may rộng, vạt phủ dài, cổ áo trang trí giống như áo củaphụ nữ, nhưng to rộng hơn Cổ áo sau của người chết cũng có hoa văn trang trí, nhưngkhông hiểu đó có phải là loại trang trí riêng hay không Những người thân thuộc phải

để tang thì mặc loại áo “cúng bò” Đó là áo may bằng vải lanh trắng, có tay hay không

có tay, xẻ ngực, yếm cổ và nẹp áo trước đều trang trí hoa văn và đáp vải màu Gọi là

áo cúng bò vì khi cha mẹ chết, con cái phải mổ bò cúng, nên áo mặc trong tang lễ cúng

có tên như vậy [5]

Cũng như nhiều nhóm Hmông khác, phụ nữ Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh

Hà Giang quen dùng nhiều đồ trang sức, vòng cổ là thứ trang sức được dùng nhiềunhất Có nhiều vòng cỡ khác nhau, kích thước to nhỏ, trang trí, chất liệu khác nhau,ngày thường người ta đeo vòng vía và một vài vòng bạc, nhưng ngày lễ cưới thìthường đeo vòng cổ thành bộ gồm nhiều chiếc cùng với những dây chuyền bạc

Ngoài ra, phụ nữ Hmông thường để tóc dài, quấn quanh đầu, hoặc đội khănquấn thành khối cao trên đầu

2.1.3 Màu sắc, hoa văn của bộ trang phục truyền thống Hmông

2.1.3.1 Màu sắc

Màu sắc hoa văn trên vải phản ánh thẩm mỹ, tâm lý, cá tính, ước vọng,… trong cuộcsống của dân tộc Hmông Bảng màu của người Hmông gồm năm màu cơ bản: chàmthẫm thành đen, đỏ, vàng, trắng, xanh, lơ Để tạo màu chàm sẫm, người phụ nữHmông phải tiến hành nhiều khâu từ luộc sợi lanh với nước tro, ngâm sợi trong nướcchàm và củ nâu nhiều lần tạo thành màu chàm sẫm Để thêm độ bóng, họ miết sáp ongvào vải và mài lên đá Màu chàm sẫm thường dùng làm nền cho hoa văn trang trí Đôikhi có ít diềm mỏng màu chàm chạy song song với diềm trắng ở dải hoa văn chính,mục đích là để tôn dải hoa văn, tô đậm màu sắc cho hoa văn thêm rực rỡ

Màu đỏ là màu chủ đạo, vừa là màu nền trung gian, vừa tạo các mô-típ chínhlàm nên sắc màu rực rỡ của hoa văn trên vải trang phục Thông thường, màu đỏ đặttrên nền chàm thẫm gần như đen sẽ làm giảm bớt sắc độ của đỏ, đỏ sẽ không tươi màsẫm lại, chìm vào nền chàm Màu đỏ trước đây được nhuộm từ nước một loại vỏ câythảo mộc hoặc nhuộm từ cánh kiến, hiện nay thì chủ yếu là màu công nghiệp Màu

Trang 26

vàng được nhuộm từ củ nghệ Màu trắng là màu nguyên bản của sợi lanh.

Bảng màu của dân tộc Hmông không rộng hơn bảng màu của các dân tộc khácnhưng trang phục của dân tộc Hmông vẫn gây cho người xem cảm giác đa dạng sắc màu

Phụ nữ Hmông không chỉ dùng màu đỏ làm mô-típ hoa văn mà còn làm màunền cho các mô-típ hoa văn Màu đỏ trở thành một thứ nền trung gian đặt trên nền cơbản của màu chàm Màu đỏ trung gian có tác dụng “ngăn chặn” nền chàm hút mất mô-típ hoa văn Đồng thời các dải hoa văn trên nền đỏ ấy lại có diện tích lớn, tạo thành cácbăng dải dày đậm “lấn át” chiếm chỗ nền chàm Cùng với đặc điểm của bố cục tậptrung các dải thành khối dày, màu đỏ cứ rực lên, loang rộng ra, thu hẹp diện tích màuchàm Chất rực rỡ của hoa văn trên trang phục của dân tộc Hmông được tăng thêm nhờ

sự phối hợp màu đỏ với màu vàng, tạo thành các gam màu nóng được phát huy tối đa

Sự kết hợp này làm cho họa tiết hoa văn trên trang phục của dân tộc Hmông sống độnghơn và tạo hiệu ứng vui nhộn cho thị giác [8]

2.1.3.2 Hoa văn

Có thể nói hoa văn, họa tiết là yếu tố quan trọng nhất tạo nên vẻ đẹp của trang phụcHmông Nghệ thuật tạo hình dân gian của người Hmông thể hiện ở trang phục, đồdùng sinh hoạt, tranh cắt giấy,… Nhưng trang trí trên vải có vị trí quan trọng nhấttrong nghệ thuật tạo hình dân gian, điển hình là trang trí trên trang phục dân tộcHmông Mọi hoa văn ở đây đều hết sức mộc mạc, bắt nguồn từ các câu chuyện cổ, thơ

ca về cội nguồn dân tộc phong cảnh thiên nhiên nơi người Hmông sinh sống, các loại câytrồng, vật nuôi và sản phẩm nông nghiệp quen thuộc Thường thấy các họa tiết dưới dang

ô nằm ngang với đường viền là hình vuông, chữ thập, đinh, công cách quãng kết hợp vớihình quả trám, tam giác, tròn, xoáy đơn, xoáy kép (dấu móc hoặc chữ S), răng cưa, đườngcong, đường lượn sóng,… Bên trong là các hình ngôi sao năm cánh, sáu cánh, tám cánh,hoa bí, hoa tỏi, hoa cà, hoa mận, hoa đào, hoa sen, mạng nhện, cánh bướm, vảy cá, lá ngảicứu, cảnh tùng, búp tre, lưỡi câu, núi sông, đuôi rồng, con ốc, sừng dê,… Những họa tiếtnày đều có màu sắc tươi sáng, nhất là màu đỏ, vừa tạo cảm giác ấm áp, hưng phấn chongười mặc khi đi giữa rừng, trên núi cao, vực thẳm trong điều kiện lạnh lẽo, vừa khiếndân tộc Hmông nổi bật trước đám đông và choáng ngợp mọi không gian, môi trường, cho

dù trên nương rẫy, giữa buổi chợ hay lễ hội [1]

Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phầnmông bó chặt, phần thân váy xòe rộng Áo có cổ lật ra phía sau gáy Thắt lưng buông

Trang 27

hai dải dài phía sau Tấm vải che đằng trước váy Vuông vải che ở phía mông Khănquấn đầu Xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy Tất cảcác chi trong dân tộc Hmông đều có kỹ thuật thêu khá tinh vi và có truyền thống giỏitrong trang trí bằng hình chắp vải màu, vẽ sáp ong trên vải để lấy họa tiết màu trắngtrên nền màu chàm Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắnghoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy Sau khi hoàn thiện đồ ántrang trí từng bộ phận riêng lẻ, người ta mới may ráp, hoàn chỉnh váy, áo Đó là cáchlàm riêng của dân tộc Hmông, khác các dân tộc anh em đã thể hiện trang trí ngay trênthành phẩm của mình Trong sưu tập này giới thiệu các đồ án trang trí trên các bộ phậnhợp thành của y phục Hmông các chi.

Những ô trang trí những đường diềm hình chữ thập, chữ định, chữ công đượcchuyển biến một cách hết sức phong phú, đa dạng, tài tình, kết hợp với các ô hình quảtrám hoặc tam giác có các đường viễn hình gãy khúc trong các thể bố cục khác nhau,lúc thẳng đứng, lúc nằm ngang, tạo cho đồ án trang trí hoa văn của người Hmông có

vẻ linh hoạt, không những thể hiện trên thân váy vẽ bằng sáp ong, mà cả trên thể loạikhác, cho thấy trang trí hoa văn Hmông có một phong cách riêng biệt đặc sắc, không

hề lẫn lộn với bất kì trang trí của các dân tộc nào khác

Nhưng cũng như hoa văn nhiều dân tộc khác, hoa văn của dân tộc Hmông có bốcục thành dải: dải ngang và dải dọc Mỗi dải hoa văn thường có bố cục ở giữa là mô-típ hoa văn thêu chủ đạo khổ lớn, phía diềm các vải là hoa văn thêu có tiết diện nhỏ,hẹp, bề ngang, dọc Dải ngang hoa văn xuất hiện trên thắt lưng, đầu tấm vải tạp dề,nằm trên ống tay áo Trên nền chàm của váy, dải ngang gấu váy rực rỡ hoa văn Bốcục dải dọc hoa văn in sáp ong chạy song song sát nhau trên thân váy, hay chạy thànhdọc trên tạp dề [13]

Tập trung các dải thành khối dày là đặc điểm của bố cục thành dải trên nềntrang phục của dân tộc Hmông Tạp dề ở phía trước và sau gồm nhiều dải dọc chạysong song ken dày bên nhau tạo thành hai dải lớn Thắt lưng là dải ngang lớn Gấu váy

là dải ngang khổ rộng 15 - 20 cm, gồm nhiều típ hoa văn thêu ghép vải Các típ hoa văn không phân tán mà kề sát bên nhau, tạo thành dải nhằm tôn thêm độ dàycủa các khối hoa văn Các dải tập trung thành mặt phẳng lớn, các mô-típ hoa văn ởgiữa có khổ lớn Để tránh tình trạng các hoa văn bị tan trên nền váy chàm, chúngthường được dồn lại, chồng xít thành dải để trở thành một mảng lớn, vượt khỏi nền

Trang 28

mô-chàm, rực rỡ trên nền vải dân tộc Hmông Điểm đáng chú ý là các dải băng này đượckết hợp với nhau thành nhiều kiểu khác nhau, có băng dải mỏng xen với dải dày, cóbăng dải hoa văn nằm trên nền thêu, kề dải hoa văn ghép vải.

Bên cạnh bố cục thành dải, một số trang trí của dân tộc Hmông còn có bố cụcthành ô Ở đây các hình hoa bốn cánh, tám cánh hoặc móc câu được đóng khung trongcác ô trang trí hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi Các ô này được bố trí đan xen vớicác dải hoa văn tạo nên sự phong phú, đa dạng cho các đồ án trang trí, không máymóc, đơn điệu mà luôn sống động, góc nhìn luôn thay đổi

Ngoài các hoạt tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng, dân tộc Hmôngcòn thành thục trong việc bố cục đồ án hoa văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trôn

ốc hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng qua gương,tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S, là những loại họa tiết cóđường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển, tạo cho bốcục hài hòa, không đơn điệu – chỉ thấy xuất hiện trong trang trí y phục của dân tộcHmông Những họa tiết này biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, khônggian và thời gian, trong vũ trụ quan cổ đại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa chung củanhiều dân tộc, nhưng được thể hiện rõ nét trong trang trí hoa văn của dân tộc Hmông

Chắp vải màu của dân tộc Hmông rất dày, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành cácđường viền lé màu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹ thuật thànhthạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em Màu sắc ưa dùng trong thêu

và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây, lam Ngay trên các đồ ánhoa văn vẻ sáp ong nhuộm màu chàm, người ta cũng ưa ghép thêm hình vải màu đỏ -trắng, xanh – trắng rực sáng tươi vui Đó cũng là điều khác biệt của bộ trang phụcHmông ở tỉnh Hà Giang [1]

Bên cạnh đó, khi sống ở trên vùng cao, gần với thiên nhiên nên hoa văn trên vảicủa dân tộc Hmông ẩn chứa và truyền tải hình ảnh thiên nhiên, cảnh quan sinh hoạttrong cuộc sống lao động hàng ngày, bao gồm cả thế giới động vật, thực vật, đồ vật vàcác hiện tượng thiên nhiên Tất cả đều được cách điệu và thể hiện rất đẹp như các hiệntượng mưa gió, sấm chớp, các con vật khổng lồ, sự biến chuyển của mặt trời, của thờitiết hay sự biến chuyển của không gian và thời gian trong vũ trụ quan Hệ thống họatiết được chia làm hai loại: hoa văn hình học và hoa văn hiện thực

Hệ thống hoa văn hình học: Hoa văn hình học đơn thuần phục vụ thẩm mỹ với

Ngày đăng: 07/11/2017, 21:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Trung Bình (2005), “Hoa văn trên vải dân tộc Hmông”, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoa văn trên vải dân tộc Hmông”
Tác giả: Diệp Trung Bình
Nhà XB: Nxb Văn hóadân tộc
Năm: 2005
2. Bộ Văn hóa – Thông tin & Du lịch (2014), “Bảo tồn, phát huy phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số”, Giấy ghi chất vấn số 190/SYCV-KH5 17/6/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn, phát huy phát triểnvăn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số”
Tác giả: Bộ Văn hóa – Thông tin & Du lịch
Năm: 2014
3. Quỳnh Hoa (2014), “Dấu ấn người Mông qua trang phục truyền thống”, Cổng thông tin du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dấu ấn người Mông qua trang phục truyền thống”
Tác giả: Quỳnh Hoa
Năm: 2014
4. Phương Lan (2013), “40/54 dân tộc không còn mặc trang phục truyền thống”, Báo Tin tức Sách, tạp chí
Tiêu đề: “40/54 dân tộc không còn mặc trang phục truyềnthống”
Tác giả: Phương Lan
Năm: 2013
5. Nhiều tác giả,“Trang phục cổ truyền và hoa văn trên vải các dân tộc Việt Nam”, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trang phục cổ truyền và hoa văn trên vải các dân tộc ViệtNam”
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
6. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2015), “Giá trị văn hóa đặc trưng của hoa văn trên đồ vải của người H’mông ở Lào Cai”, Luận văn Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giá trị văn hóa đặc trưng của hoa văntrên đồ vải của người H’mông ở Lào Cai”
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Năm: 2015
7. Nguyễn Đăng Văn (2011), “Vài nét về văn hóa người Hmông ở Việt Nam”, Báo Biên phòng Việt Nam.Các website Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vài nét về văn hóa người Hmông ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Đăng Văn
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w