1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu trang phục dân tộc tày ở huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn

28 572 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 594,44 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN 3 1.1 Khái quát về huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 3 1.1.1 Đặc điểm kinh tế 3 1.1.2 Đặc điểm văn hóa 5 1.1.3 Đặc điểm xã hội 8 1.2 Khái quát về dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 9 1.2.1 Lịch sử nguồn gốc dân tộc Tày 9 1.2.2 Phân bố dân cư 9 1.2.3 Tên gọi và đặc điểm chính của dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 10 CHƯƠNG II TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN 11 2.1 Trang phục nam 11 2.2 Trang phục nữ 12 2.3 Trang phục trong đám tang 13 2.4 Khăn quấn tóc 15 2.5 Trang sức 15 CHƯƠNG III BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN 16 3.1 Thực trạng biến đổi trong trang phục của dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 16 3.2 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục của dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 17 KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PHỤ LỤC 21

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Văn hóa thông tin và xã hội trườngĐại Học Nội Vụ Hà Nội cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảngdạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Phương Thúy người

đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôitrong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin cảm ơn ban quản lý đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bàitiểu luận

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của tôi còn córất nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo, cô giáo

và các bạn

Xin chân thành cám ơn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là tiểu luận của riêng tôi, tất cả các kết quảnghiên cứu được nêu trong tiểu luận hoàn toàn trung thực

Ký tên

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, TháiNguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… Đồng bào dân tộc Tày đã tạo chomình một bản sắc riêng Qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dângian, ngôn ngữ… Đồng bào Tày đã có một kho tàng văn hóa truyền thống.Đặc biệt, trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũngnhư nét đẹp bình dị và độc đáo của dân tộc Tày ở khắp các miền đất

Nghiên cứu về trang phục sẽ đóng góp cho việc kế thừa những mặt tíchcực cũng như góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong trang phục của dân tộcTày ở huyện Chợ Đồn, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng bản làngvăn hóa mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với những lý

do trên tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu trang phục của dân tộc Tày ở huyện ChợĐồn tỉnh Bắc Kạn”

2 Cấu trúc của đề tài

- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lụccấu trúc của đề tai gồm có 3 chương:

CHƯƠNG 1: Khái quát về dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn1.1 Khái quát về huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

1.2.2 Phân bố dân cư

1.2.3 tên gọi và những đặc điểm chính của dân tộc Tày ở huyện ChợĐồn tỉnh Bắc Kạn

Trang 5

CHƯƠNG 2: Trang phục của dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn tỉnh BắcKạn

Trang 6

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN

TỈNH BẮC KẠN 1.1 Khái quát về huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tựnhiên 91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn HuyệnChợ Đồn có một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã Có ranh giới tiếp giáp nhưsau:

- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể

- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên

- Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới

- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh TuyênQuang

Với vị trí địa lý từ 105025’ đến 105043’ kinh độ Đông, từ 21057’ đến

22025’ vĩ độ Bắc Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã BắcKạn khoảng 46km theo tỉnh lộ 257 Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thôngkhá đầy đủ với đường tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tươngđối hoàn thiện tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thương mại, phát triểnkinh tế xã hội, du lịch

1.1.1 Đặc điểm kinh tế

Tiềm năng phát triển đặc sản nông nghiệp

Trong lịch sử, Chợ Đồn được biết đến như một địa danh gắn liền vớinhiều sự kiện quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều di tíchlịch sử quốc gia có giá trị quan trọng Ngày nay, Chợ Đồn nổi tiếng bởi chất

Trang 7

lượng, thương hiệu của những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó nổibật là Chè Shan (Tuyết), Gạo Bao thai, Hồng không hạt.

bá chè Shan tuyết Bằng Phúc đến nhiều nơi, góp phần nâng cao thu nhập, cảithiện kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Nhằm phát huy tiềm năng đất đai, thế mạnh của các vùng có khí hậuđặc thù ở địa phương và tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung, Bắc Kạn đãtriển khai thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu, phát triển, trong đó có Dự

án Xây dựng mô hình trồng và thâm canh chè Shan (Tuyết) theo hướng tậptrung tại huyện Chợ Đồn Bằng những giống chè Shan (Tuyết) được chọn lọcnhằm hình thành vùng chè có năng suất cao, chất lượng cao, tạo ra sản phẩmhàng hoá đặc sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tếcho vùng dự án Hiện nay, diện tích chè Shan (Tuyết) tại huyện Chợ Đồn cókhoảng gần 1.000ha

Gạo Bao thai

Cùng với chè Shan (Tuyết), gạo Bao thai Chợ Đồn hiện nay đã nổitiếng xa gần Đây là giống lúa đặc biệt, không ưa thâm canh, phụ thuộc vàoánh sáng, ít sâu bệnh, thích nghi với chất đất và khí hậu các xã của huyện ChợĐồn Giống lúa này cho năng suất cao hơn các giống lúa bao thai thôngthường, có độ dẻo, thơm quyến rũ ngay cả khi đã được chế biến thành, bún,bánh phở, bánh cuốn

Trang 8

Với sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu, mở rộng của chính quyền vàngành chức năng, đến nay, sản phẩm Gạo Bao thai Chợ Đồn đã được Cục Sởhữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãnhiệu tập thể cho gạo Bao Thai Chợ Đồn Theo đó, toàn huyện có 238 hộ đượcphép sử dụng nhãn hiệu tập thể thuộc thị trấn Bằng Lũng và các xã: PhươngViên, Ngọc Phái, Quảng Bạch, Đồng Lạc, Đông Viên, Rã Bản, Yên Nhuận vàBình Trung.

Hiện tại, ủy ban nhân dân huyện đã giao cho Phòng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn chủ trì thực hiện dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệutập thể Gạo Bao thai Chợ Đồn” Mục tiêu mà huyện Chợ Đồn đặt ra là quản

lý và phát triển nhãn hiệu tập thể từ đó tăng chất lượng sản phẩm và tính cạnhtranh trên thị trường, tạo nguồn thu lợi nhuận cao cho người sản xuất Huyệnchủ trương xây dựng quy trình sản xuất Gạo Bao thai theo hướng đồng bộ từsản xuất tới bảo quản, chế biến, thu mua, lưu thông

Hồng không hạt

Bên cạnh chè Shan (Tuyết), gạo Bao Thai, huyện Chợ Đồn cũng cóđiều kiện khí hậu, đất đai rất phù hợp để phát triển cây Hồng không hạt - sảnphẩm đã được cấp Chỉ dẫn địa lý Hồng không hạt là loại quả có mùi vị thơmngon đặc trưng, quả giòn, nhiều cát, có giá trị dinh dưỡng cao Những nămqua, cây Hồng không hạt đã giúp người dân một số địa phương trong tỉnh BắcKạn nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình Hiện nay, huyện Chợ Đồnđang có những cơ chế khuyến khích người dân cũng như các tổ chức, doanhnghiệp đầu tư nghiên cứu, mở rộng diện tích gieo trồng loại cây đặc sản này

Hiện nay, toàn huyện có gần 100ha tập trung nhiều tại các xã QuảngBạch, Đồng Lạc, Ngọc Phái Vụ trồng hồng không hạt năm 2012, Chợ Đồn

có kế hoạch trồng 60ha Để khuyến khích người dân mở rộng diện tích, ủyban nhân dân huyện Chợ Đồn đã có phương án hỗ trợ cho 25% giá cây giống

và 0,3kg phân bón/cây các hộ gia đình trồng năm đầu và đúng quy trình kỹthuật Ngoài ra xã Quảng Bạch còn được triển khai mô hình quy hoạch cải tạo

Trang 9

vườn tạp để trồng Hồng không hạt Từ nay đến 2015, huyện Chợ Đồn phấnđấu mỗi năm trồng thêm 60ha Hồng không hạt, đưa cây Hồng không hạt trởthành cây trồng mũi nhọn của, góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương.

1.1.2 Đặc điểm văn hóa

Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, ngày nay, dân số củaChợ Đồn đã lên tới khoảng 50.000 người, với 5 dân tộc cùng sinh sống: Tày,Nùng, Dao, Kinh và Hoa

Chiếm số đông nhất trong huyện là dân tộc Tày (khoảng 70%) Dân tộcTày có mặt sớm hơn cả và là chủ thể của vùng đất này Dân tộc Nùng chỉchiếm một bộ phận nhỏ trong dân số (khoảng 1,7%) và có mặt tại đây gầnnhư cùng với thời của dân tộc Tày Dân tộc Dao (chiếm 8,6%) đến sau mộtthời gian và thường sống ở vùng núi cao Dân tộc Kinh (khoảng 19,4%) cómặt ở vùng này vào khoảng thế kỷ XVII (theo Chiều Mạc) và tăng lên vàođầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp mở cuộc khai thác nguồn tài nguyênkhoáng sản nơi đây Từ năm 1960 trở đi, thực hiện chủ trương của Đảng vàChính phủ, đồng bào miền xuôi tình nguyện lên khai hoang, phát triển kinh tế.Cũng từ đó, số lượng người Kinh tiếp tục tăng lên

Nền văn hóa lúa nước đặc trưng

Các dân tộc ở Chợ Đồn có một nền sản xuất khá phát triển Ngoài việctrồng lúa (chủ yếu là lúa nước), đồng bào còn trồng ngô, khoai, sắn và các câythực phẩm khác như rau, đậu… Cũng như người Kinh ở miền xuôi, kỹ thuậtcanh tác và công cụ của đồng bào các dân tộc ở đây tương đối cao và kháhoàn chỉnh Từ lâu, người nông dân các dân tộc Chợ Đồn đã biết dùng phânbón, biết chế tạo các loại nông cụ, như cầy, bừa, quốc, dao… Đặc biệt, đồngbào còn biết làm guồng đưa nước từ thấp lên cao, biết làm máy ép mía, épdầu…

Bên cạnh nghề trồng trọt và chăn nuôi, đồng bào các dân tộc ở đây cònrất khéo tay trong nghề thủ công đan lát Cả nam lẫn nữ đều biết đan vàthường xuyên đan đồ dùng các loại như: Cót, dậu, bồ, rổ rá, vung chảo, nơm,

Trang 10

đó… Phụ nữ rất giỏi nghề trồng bông, kéo sợi, dệt vải; giỏi thêu thùa, may vá,làm thêm những bộ quần áo độc đáo, đậm đà mầu sắc dân tộc Hầu hết đànông đều sử dụng thành thạo các loại vũ khí cầm tay và các dụng cụ chài lướidùng để săn bắt và đánh cá.

Với đức tính cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, từ thời xa xưa,đồng bào nơi đây đã xây dựng nên những công trình thủy điện để dẫn nướcvào ruộng Đó là một hệ thống phai đập, mương máng, những trước guồng đặttrên các khe lạnh… Đồng bào còn biết chế tạo những công cụ thích hợp nhưcầy, cuốc, liềm… cho đến các loại súng, nỏ để săn bắn thú rừng và cả nhữngchiếc xa kéo sợi, khung cửu dệt vải…

Đời sống tinh thần phong phú

Ngoài văn hóa vật chất, đồng bào dân tộc còn có một đời sống tinh thầnrất phong phú, đa dạng Những bài văn vần, thơ, cùng với các điệu si-lượn,bài then… đều được sáng tác trong quá trình lao động sản xuất, rất giàu tínhtrữ tình và tính giáo dục cao với nội dung ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đấtnước; ngợi ca mối tình chung thủy lứa đôi, sự hồn nhiên giản dị, cũng nhưđức tính cần cù, dũng cảm của người dân lao động; đồng thời đả kích những

sự bất công, thối nát trong xã hội và những đồi phong bại tục của giai cấpthống trị Một số truyền thuyết, truyện cổ tích như truyện “Trăm trứng”,

“Thánh Gióng”… của người Kinh, truyện “Quả Bầu”, “Phú Luông - Già Cải”,

“Vua Giống”… của dân tộc Tày, đều ghi lại các sự kiện lịch sử, biết ơn nhữngngười có công xây dựng quê hương và giáo dục tinh thần đoàn kết giữa cácdân tộc

Nhà sàn truyền thống của người Tày huyện Chợ Đồn

Mỗi dân dân tộc đều mang một sắc thái văn hóa riêng Trong văn hoácủa dân tộc Tày bao gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần Dân tộcTày coi bản sắc văn hoá là cái riêng của dân tộc mình để phân biệt với cácdân tộc khác Khi nói đến dân tộc Tày không thể không nhắc đến ngôi nhà sàntruyền thống của dân tộc Tày

Trang 11

Đây không chỉ là một nét đẹp của dân tộc Tày về mặt kiến trúc thẩm mĩ

mà ở đó còn chứa đựng cả những giá trị nhân sinh Từ thời xa xưa do sống ởgần rừng, gần núi có nhiều mối nguy hiểm rình dập nên con người ở đây đãnghĩ ra cách dựng ngôi nhà lên cao để tránh thiên tai, thú dữ Nhà sàn nhiềugian là hình thái cư trú chủ yếu của dân tộc Tày nơi đây Nhà được dựng bênsườn đồi hay dưới chân núi hoặc trên bãi đất ven suối hay kiểu tựa lưng vàonúi và hướng ra cánh đồng Nhà sàn được làm tương đối cao, và có kết cấuchắc chắn Ngày nay, nhà sàn có phần được thay đổi cả về kết cấu, kiến trúc

và vật liệu

Khi làm nhà mới, dân tộc Tày cũng rất chú ý việc chọn ngày và hướngcủa ngôi nhà, để làm một ngôi nhà thì đầu tiên chủ nhà phải đi xem ngày lànhtháng tốt, xem có phạm vào ngày kiêng kị gì của gia đình không Khi vào nhàmới thì chủ nhà phải dùng một bó đuốc châm lửa rồi nhóm bếp và duy trìkhông để bếp lửa tắt đến sáng hôm sau, điều này có nghĩa như khai mở sựsống cũng như xác định quyền sở hữu của ngôi nhà

Mỗi nhà đều có hàng rào bao bọc xung quanh Bên cạnh nhà có một vàicông trình khác như nhà vệ sinh, chuồng trâu, chuồng lợn, chuồng gà

Sự bài trí trong ngôi nhà sàn của dân tộc Tày cũng rất chặt chẽ Sự bàitrí này thể hiện được nề nếp của gia đình Gian đầu tiên gần cửa chính là nơitiếp khách và diễn ra mọi hoạt động của nam giới Gian giữa là nơi để bếplửa, nơi để nấu ăn và mọi người xum vầy quay quần bên nhau mỗi khi đông

về Gian phía dưới giáp vách là nơi để chạn bát Gian thứ ba là nơi để bàn thờ

tổ tiên, và giáp với bàn thờ tổ tiên giáp vách phía bên trên là chỗ ngủ của chủnhà Gian phía trong cùng là chỗ ngủ của phụ nữ

Mái nhà của dân tộc Tày thường được lợp bằng lá cọ thứ lá rất sẵn có ởnơi đây (ngày nay thì một số nhà sàn cũng thay đổi lợp bằng tấm lợp hoặc máingói), lá cọ được chia làm đôi sau đó được kết lại theo chiều ngang của thanhtre đã được cố định trên khung mái nhà Mái nhà lợp bằng lá cọ che mưa, chenắng rất tốt, lại nhẹ phần mái, nếu lợp được tốt, lá cọ to và dầy thì mái nhà có

Trang 12

thể sử dụng từ 15 đến 20 năm, đặc biệt vào mùa hè nóng bức mà ở trong ngôinhà sàn thì vô cùng mát mẻ dễ chiu.

1.1.3 Đặc điểm xã hội

Huyện Chợ Đồn có 10.900 hộ gia đình và 238 thôn bản là nơi tụ cư của

6 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, H’Mông, Hoa Dân số toàn huyện là 51.072người, trong đó dân tộc Tày có 33.216 người Dân tộc Tày có số dân đôngnhất đồng thời cũng là dân tộc có mặt sớm nhất và cư trú lâu đời nhất ở đây

1.2 Khái quát về dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

1.2.1 Lịch sử nguồn gốc dân tộc Tày

Dân tộc Tày (còn gọi là dân tộc Thổ) là dân tộc thiểu số đông ngườinhất ở Việt Nam Dân tộc Tày cư trú ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, HàGiang… Sau năm 1954 và nhất là sau năm 1975 một bộ phận đáng kể dân tộcTày di cư vào lập nghiệp ở cac tỉnh Tây Nguyên (61.832 người) và ĐôngNam Bộ (56.564 người) Tiếng Tày là một trong 8 ngôn ngữ được xếp vàonhóm ngôn ngữ Tày-Thái (nằm trong ngữ hệ Thái-Kađai) Ngoài bộ phận cótên gọi là Tày Cần Tày, còn 4 nhóm địa phương nữa là Pa Dí, Thu Lao, Ngạn

và Phén Thực tế thì tiếng Tày gần giống với tiếng của dân tộc Thái, Nùng,Choang – Đồng ở phía Nam Trung Quốc, người Lào, Thái ở Thái Lan và ViệtNam

Các nghiên cứu dân tộc học đã khẳng định rằng dân tộc Tày có nguồngốc khối Bác Việt xưa, cư trú lâu đời trên khu vực nam Trung Quốc và bắcViện Nam Trải qua một thời gian dài chung sống đã chịu ảnh hưởng văn hóaViệt và trở thành dân tộc Tày ở Việt Nam[2, tr 11]

Dân tộc tày có mặt ở vùng Đông Bắc Việt Nam từ rất sớm, có thể từnửa cuối thiên niên kỉ I trước công nguyên Trải qua lịch sử hàng nghìn năm,

do chịu ảnh hưởng của các dân tộc khác, họ đã dần bị phân hóa, trở thànhnhững bộ phận cư dân khác nhau Bộ phận sinh sống ở miền trung du hòa vàongười Việt và Mường, trỏe thành bộ phận người Việt với những đặc trưngriêng, mang tính địa phương khá rõ nét Còn bộ phận cư trú ở miền núi chịu

Trang 13

ảnh hưởng sâu sắc văn hóa của người Việt, trở thành tổ tiên của dân tộc Tàyhiện nay

1.2.2 Phân bố dân cư

Ở Chợ Đồn có 33.216 dân tộc Tày, chiếm khoảng 65% dân số toànhuyện Phân bố ở các xã: Phương Viên, Đông Viên, Rã Bản, Đồng Lạc, BằngPhúc, Bình Trung, Bằng Lũng, Yên Thịnh, Yên Thượng Họ sống tập trungtrong các bản có từ 50 đến 60 nóc nhà[2, tr 11]

1.2.3 Tên gọi và đặc điểm chính của dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

Dân tộc Tày ở Việt Nam nói chung và dân tộc Tày ở Chợ Đồn nói riêngđều tự mình là Cần Tày Theo TS Trần Bình và rất nhiều nhà nghiên cứu chorằng dân tộc Tày có nghĩa là “người tự do”

Gia đình của dân tộc Tày ở huyện Chợ Đồn là gia đình phụ quyền gồm

vợ chồng và các con Kiểu đại gia đình cũng gồm nhiều thế hệ cũng có nhưngkhông phổ biến Mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, mỗi thành viên tiến hànhsản xuất riêng dưới sự chỉ đạo của người chủ gia đình, những của cải sản xuấtđược tính làm của chung Việc thùa kế tài sản được chia từ người con trai cảrồi đến con tria thứ hai, con trai út và con trai cả lo phần thờ cúng tổ tiên Congái đi lấy chồng được bố mẹ sắm cho một ít của cải gọi là của hồi môn Quan

hệ giữa mọi người trong gia đinh là bình đẳng yêu thương lẫn nhau Dòng họcủa dân tộc Tày ở Chợ Đồn có ba quan hệ chính là họ Cha, họ Mẹ và họ bên

vợ Các dòng họ chính của dân tộc Tày ở Chợ Đồn gồm: Nông, Hoàng, Hà,

Ma Các dòng họ cùng cư trú trong một bản và họ sống rất tình cảm

Văn nghệ dân giản tiêu biểu của dân tộc Tày ở đây là những khúc hátsli, lượn, phong slư Nói đến dân tộc Tày thì phải nhắc đến cây đàn tính dùng

để đệm cho bài hát then Về nghệ thuật hội họa và kiến trúc không nổi bật lắmchỉ có kiến trúc trang trí trên cột, vách nhà sàn và một số vật gia dụng, nghệthuật viết chữ Nôm Tày để thờ cúng trên bàn thờ Dân tộc Tày ở đây chủ yếu

là canh tác lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm Dân tộc Tày ở Chợ Đồnnổi tiếng là cư dân làm thủy lợi giỏi, từ rất lâu đời họ đã áp dụng nhiều biệnpháp “dẫn thủy nhập điền” đưa nước về tưới cho ruộng lúa như đào đắp

Trang 14

mương, bắc đường ống…Ngoài trồng lúa và hoa màu, họ còn đào ao để thảcá[2, tr 12].

Tiểu kết: Phần trên tôi đã trình bày khái quát về huyện Chợ Đồn và dân

tộc Tày ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn Đó là những điều kiện rất quan trọnglàm tiền đề để tôi dựa vào đó nghiên cứu chương 2: Trang phục của dân tộcTày ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

CHƯƠNG II TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN

TỈNH BẮC KẠN

Trang phục bao gồm hai thành tố: Y phục và đồ trang sức trong y phụchay trang sức lại bao gồm những thành tố và bộ phận khác nhau Trong đó, yphục là những thứ dùng để che đậy, bảo về cơ thể, góp phân làm đẹp cho conngười Đồ trang sức là những vật dụng mang theo trên mình với mục đích làmđẹp cho con người hoặc các mục đích khác theo quan niệm truyền thống hayđương đại của từng dân tộc

Trang phục truyền thống của dân tộc Tày ở Chợ Đồn tương đối đơngiản, được cắt may bằng loại vải sợi bông nhuộm chàm và hầu như không cótrang trí, nhưng vẫn toát nên một vẻ đẹp tự nhiên, bình dị, trang nhã và hàihòa

2.1 Trang phục nam

Trang phục nam giới dân tộc Tày gồm áo, quần, khăn và giầy Ngàythường học mặc loại áo cách, màu đen chàm may theo kiểu bốn thân đây làloại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, được cài bởi hàng cúc gồmbảy chiếc tết bằng dây vải, phần dưới của hai vạt trước là hai cái túi nhỏkhông nắp Quần thuộc loại đúng chéo hay còn gọi là quần chân què, đũngrộng có thể cử động thoải mái trong mọi tư thế lao động, dài tới mắt cá chân,cạp to kiểu lá tọa Giày có múi tròn, cổ cao, dùng dây buộc[Ảnh 1, tr 21]

Ngày đăng: 08/11/2017, 20:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w