MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SÓC TRĂNG VÀ DÂN TỘC NGƯỜI KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG 2 1.1: Khái quát về Tỉnh Sóc Trăng 2 1.1.1:Đặc điểm tự nhiên 3 1.1.2: Đặc điểm kinh tế 5 1.1.3: Đặc điểm xã hội 5 1.2: Khái quát dân tộc người khmer ở tỉnh Sóc Trăng 6 1.2.1:Phong tục tập quán 6 CHƯƠNG 2 : HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG 8 2.1: Khái niệm hôn nhân 8 2.1.1: Tính chất hôn nhân 8 2.1.2: Hình thức hôn nhân 9 2.1.3: Các nguyên tắc trong hôn nhân 9 2.1.4: Hôn nhân truyền thống 10 2.1.5:Những nghi lễ trong hôn nhân 11 2.1.6: Các bước trong cưới hỏi 17 2.1.7: Cư trú sau hôn nhân 18 2.1.8.Các trường hợp đặc biệt 19 2.2: Khái niệm gia đình 20 2.2.1:Gia đình truyền thống của người Khmer 20 2.2.2: Chức năng gia đình 24 2.2.3: Cấu trúc gia đình 24 2.2.4: Quan hệ gia đình 25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG. 27 3.1:Kết quả nghiên cứu về hôn nhân và gia đình người Khơ mú 27 3.1.1: Về hôn nhân 27 3.1.2: Về gia đình 27 3.2: Những ảnh hưởng của hôn nhân tới việc xây dựng đời sống văn hóa. 27 3.3: Một số kiến nghị về hôn nhân của người Khmer 28 3.4: Những nét đẹp trong hôn nhân của dân tộc Khmer cần giữ gìn và phát huy. 29 3.5: Những tập tục cần khắc phục trong hôn nhân của dân tộc Khmer. 30 3.6: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp và khắc phục những tập tục lạc hậu trong hôn nhan của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. 30 3.7: Cảm nghĩ của tôi về học phần và trách nhiệm của cán bộ quản lý tương lai 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 MỤC ẢNH 34
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài tiểu luận là công trình nghiên cứu của tôi đã tìmhiểu, tìm kiếm thông tin và dưới sự hướng dẫn của G.V Trần Phương Thúy Nếukhông đúng sự thật tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình thu nhập, tổng hợp thông tin.Tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, ban cán sự lớp và các sinh viêncủa trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Nhân đây, cho phép tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành với các thầy cô.Đặc biệt với TS Trần Thị Phương Thúy, bởi cô đã hướng dẫn giúp đỡ suốt quátrình đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Trong quá trình nghiên cứu tôi gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác do trình
độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác nên dù cố gắng xong đềtài của tôi nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì thế tôi rấtmong nhận được sự đóng góp của các thày cô và các bạn đọc
Những đóng góp của mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế và qua đó tôi
có thêm nguồn tư liệu trên con đường học tập cũng như nghiên cứu sau này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SÓC TRĂNG VÀ DÂN TỘC NGƯỜI KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG 2
1.1: Khái quát về Tỉnh Sóc Trăng 2
1.1.1:Đặc điểm tự nhiên 3
1.1.2: Đặc điểm kinh tế 5
1.1.3: Đặc điểm xã hội 5
1.2: Khái quát dân tộc người khmer ở tỉnh Sóc Trăng 6
1.2.1:Phong tục tập quán 6
CHƯƠNG 2 : HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA DÂN TỘC KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG 8
2.1: Khái niệm hôn nhân 8
2.1.1: Tính chất hôn nhân 8
2.1.2: Hình thức hôn nhân 9
2.1.3: Các nguyên tắc trong hôn nhân 9
2.1.4: Hôn nhân truyền thống 10
2.1.5:Những nghi lễ trong hôn nhân 11
2.1.6: Các bước trong cưới hỏi 17
2.1.7: Cư trú sau hôn nhân 18
2.1.8.Các trường hợp đặc biệt 19
2.2: Khái niệm gia đình 20
2.2.1:Gia đình truyền thống của người Khmer 20
2.2.2: Chức năng gia đình 24
2.2.3: Cấu trúc gia đình 24
2.2.4: Quan hệ gia đình 25
Trang 4CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA
NGƯỜI KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG 27
3.1:Kết quả nghiên cứu về hôn nhân và gia đình người Khơ mú 27
3.1.1: Về hôn nhân 27
3.1.2: Về gia đình 27
3.2: Những ảnh hưởng của hôn nhân tới việc xây dựng đời sống văn hóa 27
3.3: Một số kiến nghị về hôn nhân của người Khmer 28
3.4: Những nét đẹp trong hôn nhân của dân tộc Khmer cần giữ gìn và phát huy 29
3.5: Những tập tục cần khắc phục trong hôn nhân của dân tộc Khmer 30
3.6: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp và khắc phục những tập tục lạc hậu trong hôn nhan của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng 30
3.7: Cảm nghĩ của tôi về học phần và trách nhiệm của cán bộ quản lý tương lai 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
MỤC ẢNH 34
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU 1: Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc ,54 dân tộc anh em chung sống vớinhững nét văn hóa đặc trưng tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng đậm
dà bản sắc dân tộc Một trong những nét văn hóa đăc trưng tiêu biểu của các dântộc đó là tập quán cưới xin Nó thuộc về hạnh phúc của mọi công dân, thuộc vềnếp sống xã hội được mọi ngành, mọi người, mọi gia đình , mọi lứa tuổi quantâm xây dựng phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc
Cưới xin chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người ViệtNam nói chung và từng dân tộc nói riêng Lễ cưới từ xưa đến nay vẫn là mộtnghi lễ tốt đẹp trong đời sống của tất cả mọi người ở khắp nơi trên đất nước,đánh dấu một sự kiện quan trọng trong bước đường đời của mỗi con người
Là sinh viên ngành quản lý văn hóa, một nhà quản lý văn há tương lai tôirất quan tâm đến tập quán cưới xin của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Trong
đó tôi đặc biệt quan tâm tới việc cưới xin của dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.Trước đây có nhiều học giả quan tâm đến văn hóa của người Khmer nói chung
và cưới hỏi nói riêng Tuy nhiên họ chỉ dừng lại ở khái quát chưa thực sự đi sâunghiên cứu về vấn đề này Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài “ Tìmhiểu về hôn nhân của người dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài nghiêncứu của mình
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SÓC TRĂNG VÀ DÂN TỘC
NGƯỜI KHMER Ở TỈNH SÓC TRĂNG 1.1: Khái quát về Tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông CửuLong thuộc Việt Nam có diện tích 3.311,6km2 , nằm ở cửa Nam sông Hậu,cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km Tỉnh SócTrăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại haicửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích điều đứng thứ 6 trong khuvực Đồng bằng sông Cửu Long
Sóc Trăng có nguồn đất đai màu mỡ, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùngvới lợi thế nằm trên tuyến quốc lộ 1A thông suốt và nối liền các tỉnh, thành hai phía Bắc - Nam và các tuyến quốc lộ như: Quốc lộ 60, tuyến Nam Sông Hậu vàQuản lộ Phụng Hiệp, với hệ thống giao thông thủy bộ thông suốt và nối dài tạonên cho Sóc Trăng một đặc trưng riêng của vùng đồng bằng Nam bộ, tạo nênnhững tiềm năng và cơ hội rất lớn nhằm thu hút đầu tư Bên cạnh đó, còn gópphần tạo nên những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch trong tỉnh,thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Ngoài ra, lợi thế 72km bờ biển nối liền giáp với biển Đông là điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển nguồn kinh tế biển của tỉnh
Sóc Trăng là một vùng đất được người Việt đến khai khẩn trong khoảnghơn 200 năm nay Vào thế kỷ XVII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc của ChânLạp Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúaNguyễn Chúa Nguyễn đặt Ba Thắc thuộc dinh Long Hồ và vận động người Việtvào khai hoang Năm 1900, Pháp lập tỉnh Sóc Trăng Năm 1956, tỉnh Sóc Trănghợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên Sau ngày 30 tháng
04 năm 1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn Sóc Trăng thuộc tỉnh Hậu Giang.Ngày 26 tháng 11 năm 1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra Srok tức
là "xứ", "cõi", Kh'leang (ឃឃឃឃឃឃ) là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc" Srok
Trang 7Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua Tiếng Việt phiên âm ra là Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi
"Sốc-là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên
Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang)]
Tỉnh sóc trăng có các dân tộc sống chủ yếu là các dân tộcViệt,Hoa,Khmer
1.1.1:Đặc điểm tự nhiên
Khí hậu:
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa,chia thành mùa là mùa khô và mùa mưa, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng
5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt
độ trung bình hàng năm của Sóc Trăng khoảng 26,80C, ít khi bị bão lũ, Lượngmưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung chủ yến vào các tháng 8,9,10,
độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển
Đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc pháttriển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loạirau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng Hiệnđất nông nghiệp chiếm 82,89%, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm62,13%, đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha chiếm 3,43%, đất nuôi trồng thuỷ sản54.373 ha chiếm 16,42%, đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%.Đất nông nghiệp trong địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng cho canh tác lúa, cây hàngnăm khác và diện tích đất còn lại dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái, ngoài racũng có nhiều diện tích đất tự nhiên chưa được sử dụng Đất đai tại Sóc Trăng
có thể chia thành 4 nhóm chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đấtmặn, nhóm đất nhân tác?? Điều kiện tự nhiên trong địa bàn tỉnh nhìn chungcũng đang gặp phải khó khăn như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặntrong Mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở SócTrăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng vàtrên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú Đặc biệt, Sóc
Trang 8Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạydài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn
Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung là địa điểm lý tưởng đểphát triển loại hình du lịch sinh thái
Địa hình:
Địa hình trong tỉnh Sóc Trăng thấp và tương đối bằng phẳng, có dạnglòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấpnhất là phía Tây và Tây Bắc, với Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 mét, độdốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài Tiểu địa hình có dạng gợn sóng khôngđều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũngnhiễm mặn, phèn Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hưởng của chế độthủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1
m Thủy triều vùng biển gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cưdân địa phương, đồng thời còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đếntham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên
Sông ngòi:
Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triềungày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m Thủytriều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của
cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đếntham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên
Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông, vùng cónhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như pháttriển kinh tế biển tổng hợp
Tài nguyên rừng và biển:
Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với các loại cây chínhnhư Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừngngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn Sóc Trăng còn có
72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồnhải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm Sóc Trăng có nhiều thuận lợi
Trang 9trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệpbiển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuấtnhập khẩu, du lịch và vận tải biển.
1.1.2: Đặc điểm kinh tế
Nông nghiệp: Theo truyền thống nông nghiệp bao gồm hai ngành trồngtrọt và chăn nuôi Trong mỗi một ngành lại chia ra nhiều phân ngành Chẳng hạncác phân ngành cây lương thực, cây công nghiệp, trong trồng trọt hay chăn nuôigia súc lớn (trâu, bò) gia súc nhỏ(lợn, dê…) và gia cầm trong chăn nuôi
Trồng trọt:Trồng trọt là ngành quan trọng nông nghiệp nhăm khai thác và
sử dụng đất đai để tạo ra các sản phẩm từ thực vật
Chăn nuôi: cung cấp sức kéo phân bón , chăn nuôi gia súc gia cầm đóngvai trò ngày càng quan trọng hơn trong đời sống
Thủy sản: à nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người
Những người dân Khmer lây nông nghiệp là nghề chính để sinh sốnghằng ngày
1.1.3: Đặc điểm xã hội
Sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiềutiến bộ và đạt được những thành tựu quan trọng: công tác phổ cập giáo dục tiểuhọc đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh.Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được các mục tiêu về công tác phổ cập giáo dụctiểu học đúng độ tuổi, từ tháng 12/2008 được công nhận đạt chuẩn Quốc gia vềphổ cập giáo dục trung học cơ sở, đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị củng cố vàduy trì tốt thành tích đã đạt được để có thể tiến đến thực hiện phổ cập giáo dụctrung học phổ thông trong những năm tiếp theo Mạng lưới y tế được củng cố vàhoàn thiện, năm 2011 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 93,58%; dự kiếnnăm 2012 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 64,22%; có 78,0% xã có bác sỹphục vụ; 100% xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi Hoạt động văn hóathông tin, thể dục, thể thao có nhiều tiến bộ Các phương tiện thông tin đạichúng phát triển rộng khắp với nhiều hình thức, nội dung khá phong phú Toàntỉnh đã phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 100% xã xây dựng trạm truyền
Trang 10thanh Hệ thống trường lớp, cơ sở y tế và các thiết chế văn hóa được đầu tư xâydựng khang trang Thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh; gắn phát triểnkinh tế với bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị Phong trào quầnchúng bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được xây dựng, củng cố và phát triển.
1.2: Khái quát dân tộc người khmer ở tỉnh Sóc Trăng
Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me K’rôm
Số dân: 1.260.640 người (Tổng cục Thống kê năm 2009), là dân tộc có sốdân đông nhất trong các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khmer ở Việt Nam
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer,ngữ hệ Nam Á Họ có chữ viết riêng để ghi chép các truyện dân gian
Nguồn gốc lịch sử: Trước thế kỉ XVII người Khmer và văn hoá của họgiữ vai trò chủ thể ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Địa bàn cư trú: Sống tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu ởcác tỉnh miền Tây Nam Bộ
Đặc điểm kinh tế: Nông nghiệp dùng cày và thâm canh lúa nước Bộ nông
cụ khá hoàn thiện và hiệu quả, thích ứng với điều kiện địa lí sinh thái Nam bộ,đặc biệt nhất là việc cày bằng hai trâu Đồng bào thành thạo nghề đánh cá, dệt,chiếu, đan lát, dệt vải, làm đường thốt nốt và làm gốm Chăn nuôi nuôi trâu bò,lợn, gà, vịt khá phổ biến
1.2.1:Phong tục tập quán
Ăn: Người Khmer thường ăn cơm tẻ và cơm nếp Mắm là loại thức ăn
được ưa chuộng với nhiều loại Gia vị ưa thích là vị chua (từ quả me hay mè) vàcay (hạt tiêu, tỏi, sả, ca ri )
Ở: Nhà truyền thống của Người Khmer là nhà sàn Gia đình nhỏ một vợ
một chồng, tồn tại nhiều tàn dư mẫu hệ
Phương tiện vận chuyển: Thường sử dụng xe bò (cộ), xe lôi bánh gỗ, hoặc
bánh hơi, đi lại trên đường hay những chân ruộng khô, hoặc ghe, thuyền (xuồng
ba lá, ghe tam bản, thuyền " tắc ráng" hoặc thuyền "đuôi tôm" chạy máy)
Hôn nhân: Hôn nhân thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thoả thuận của con
cái Cưới xin trải qua 3 bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới, được tổ chức ở bên
Trang 11nhà gái.
Tang ma: Tục hỏa thiêu đã có từ lâu Sau khi thiêu, tro được giữ trong
tháp "Pì chét đẩy", xây cạnh ngôi chính điện trong chùa
Tín ngưỡng:
Thờ Phật, tổ tiên và thực hành các nghi lễ nông nghiệp, tín ngưỡng dângian như cúng thần ruộng (neak tà xiê), gọi hồn lúa (ok ang leok), thần mặt trăng(ok ang bok) Ngoài ra, vẫn tồn tại những dấu vết tàn dư còn lại của Bà la môngiáo trong đời sống
Trang phục:
Nam nữ trước đây đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm do họ tự dệt người
có tuổi mặc quần áo bà ba màu đen, nam giới khá giả mặc bộ bà ba màu trắng,khăn rằn quấn trên đầu, hoặc vắt qua vai Đám cưới, chú rể mặc áo xà rông, áomàu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, bên vai trái quàng chiếc khăn dàitrắng (Kăl xinh) Cô dâu mặc Xăm pốt (váy) màu tím hay màu hồng, áo dài màu
đỏ, quàng khăn và đội mũ cưới truyền thống Áo dài không xẻ tà, thân áo rộng
và dài dưới gối, chui đầu
Đời sống văn hóa:
Người Khmer có kho tàng phong phú về truyện cổ như thần thoại, truyềnthuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười Đặc biệt, sân khấu truyền thống (Dù kê,
Dì kê) hết sức độc đáo Âm nhạc ảnh hưởng của Ấn Ðộ và Ðông Nam Á Nghệthuật và kiến trúc chùa tháp được coi là di sản đặc sắc nhất của văn hoá Khmer.Chùa và sinh hoạt Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và xãhội
Trang 12CHƯƠNG 2 : HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA DÂN TỘC KHMER Ở
TỈNH SÓC TRĂNG 2.1: Khái niệm hôn nhân
Hôn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp đặtcủa mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và đàn bà
Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển củamối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung vớinhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ
Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, vàhoặc tôn giáo một cách hợp pháp Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu Hônnhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội Về mặt xãhội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân Về mặt luậtpháp, đó là việc đăng ký kết hôn
Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng
và một người đàn bà được gọi là vợ Hôn nhân theo chế độ đa thê là một kiểuhôn nhân trong đó một người đàn ông có nhiều vợ Ở một số nước, hôn nhânđồng giới được công nhận Ở một số nước khác, việc đấu tranh hợp pháp hóahôn nhân đồng giới đang diễn ra Hiện nay ở Việt Nam, luật hôn nhân và giađình không cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính song cũng khôngthừa nhận thể loại hôn nhân này
Hôn nhân, trong chừng mực nào đó, có thể được định nghĩa như là sựkết hợp giữa hai người, một nam và một nữ, để chung sống, cũng như để dànhcho nhau sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết Ta nói trong chừng mực nào đó, vì kháiniệm này không có được nội dung như trên một cách trọn vẹn trong luật củanhiều nước
2.1.1: Tính chất hôn nhân
Hôn nhân truyền thống của người Khmer bị chi phối bởi tính chất loạihình gia đình phụ quyền Dù trai hay gái đến tuổi trưởng thành đều được phép tự
do tìm hiểu, yêu đương, nhưng cuộc hôn nhân có thành hay không đều do cha
mẹ quyết định Nhằm đảm bảo các nguyên tắc luật tục, tập quán pháp, trước khi
Trang 13quyết định hôn nhân nên bố mẹ, họ hàng phải biết để xem xét vấn đề huyếtthống xa hay gần để tránh nhầm lẫn lấy phải họ hàng gần Nếu phạm phải quytắc truyền thống sẽ không duy trì được nòi giống vì cận huyết.
2.1.2: Hình thức hôn nhân
Từ xa xưa, hôn nhân đã được coi là một vấn đềtrọng đại trong cuộc đờicủa mỗi người khi trưởng thành , là sự gắn kết giữa hai con người lại với nhau
để xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc Để trở thành chính thức làm vợ làmchồng thì việc cưới hỏi được xem là một hình thuức vô cùng quan trọng nhằmcông bố thông báo cho họ hàng bạn bè, láng giềng biết việc kết hôn và chungvui với đôi trẻ gia đình Lễ cưới gồm nhiều thủ tục được ông bà ta coi trọng, vì
vậ mà có nhiều hủ tục còn có nhiều bất cập.Cho tới ngày nay lễ cưới vẫn ko thểthiếu khi 2 người tiến tứi hôn nhân nhưng do đất nước có nhiều biến chuyển,hòa bình với quá trình hội nhập với các nước bên ngoài đặc biệt là sự du nhậpcủa văn hóa phương Tây khiến cho người ta có tư tưởng cởi mở hơn trước kia
Vì vậy các thủ tục trong lễ cưới đã được đơn giản hóa đi nhiều mà vẫn khônglàm giảm đi ý nghĩa thiêng liêng trọng đại của ngày cưới
2.1.3: Các nguyên tắc trong hôn nhân
1 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
2 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữangười theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam vớingười nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
3 Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá giađình
4 Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội;con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụkính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình cónghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau
5 Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con,giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giáthú
Trang 146 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em,giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
2.1.4: Hôn nhân truyền thống
Lễ cưới hỏi của người Khmer được tổ chức theo cổ truyền từ xưa đến nay.Trước khi diễn ra lễ nói, lễ hỏi, lễ cưới vấn đề quan trọng nhất là hai gia đìnhxem ngày, tháng, năm sinh của chú rể và cô dâu có hạp nhau hay không.Nếu hợp, cha mẹ hai họ tìm đến ông Pelea xem ngày đến nói-hỏi-cưới Riêngngày hỏi cưới không cử hành vào tháng thiếu ví dụ như: tháng giêng, tháng ba,tháng năm, tháng bảy, tháng chín, tháng mười một và ba tháng nhập hạ của các
vị sư trong chùa Lễ cưới hỏi thường được tổ chức bên nhà đàn gái điều kiệnhành lễ chìu theo nhiệm vụ quan trọng nhất là bên đàn trai nhờ ông mai bà mối
là ông Maha cùng cha mẹ chú rể đem theo lễ vật như: hai nải chuối cơm, haimâm cơm dẹp, một cặp nước ngọt, hai đĩa bánh tây yến, một mâm trầu cau, mộtmâm cơm, bánh trái đến nhà cô dâu đặt những lễ vật và hai mâm cơm gọn gàngxong mời cha mẹ dòng họ thân thuộc bên đàng gái ngồi có thứ tự một bên vàbên chú rể một bên thắp đèn cầy và nhang Trước tiên Maha mời những vônglinh ông bà đã quá cố vào dùng những lễ vật của con cháu trai và con cháu gáicủa ông bà,…
Khi cha mẹ cô dâu thống nhất gả thì cha mẹ chú rể đưa mâm cơm rượumời cha cô dâu dùng và đưa mâm trầu cho mẹ cô dâu dùng Khi dùng xong đưacác lễ vật có cặp như đã kể trên cho cha mẹ cô dâu Theo phong tục ngày xưa,người ta tổ chức có phần cầu kì hơn Cha mẹ chàng trai chọn nhờ một người phụ
nữ trong Sróc là người đã có gia đình, có cuộc sống hạnh phúc, có đức hạnh caođẹp đến nhà để gặp cha mẹ cô gái hỏi ý Người mai mối phải nói lời dễ nghe vớicha mẹ cô dâu: “Đây thực sự làm Chhay-Phum (tạm dịch phum giàu đẹp) xinhđẹp, hoa cỏ xanh tươi nên có người muốn đến đây gửi thân, muốn thành thansống trên mảnh đất trù phú này” Khi nghe những lời nói đó, Cha mẹ cô gái đáplại: “Cô/chị có chuyện gi? Đây là chhay-phum gì? Ngồi xuống đi” Sau khi ngồixuống hỏi thăm sức khỏe qua lại, cha mẹ cô con gái hỏi bà mai có việc chi Bàmai nói rằng: “Xin lỗi, tôi có người nhờ đến đây để thăm dò nhằm nối duyên
Trang 15cùng gia đình chị” Cha mẹ cô gái hỏi về thân thế, gia tộc bên nhà trai Xong,cha mẹ cô gái trả lời rằng để hỏi ý kiến người thân trước khi trả lời chính xáccho bà mai Bà mai sẽ còn qua lại nhà gái nhiều lần cho đến khi hai bên đồng ýđến việc làm lễ nói.
2.1.5:Những nghi lễ trong hôn nhân
Nghi lễ
Lễ nhập gia
Sau lần đầu đem trầu cau, bánh trái mỗi thứ đủ đôi, trao một số tiền chobên đàng gái, tặng đồ kỷ niệm cho cô dâu xin cầu hôn và quyết định ngày cưới.Buổi sáng ngày bắt đầu lễ cưới, gia đình đàng trai đưa chú rể đến nhà cô dâu
làm lễ nhập gia gọi là Pithi-đong-he-kôn-prốs-tâu-kanh-khang-srây, dưới sự
hướng dẫn của ông Achar, hai ông Maha Tếp và Maha Montrey Bên cạnh chú
rể còn có họ hàng thân tộc và một số thanh niên nam nữ trong phum sóc mangcác mâm lễ vật:
Mâm đựng buồng hoa cau non Phka-sla (bắt buộc phải có).
Cùng đàng trai đến còn có dàn nhạc dây "Vong-phlêng-ka" tăng thêmphần không khí vui tươi trong ngày cưới
Nghi thức mở rào
Hôm đó, nhà đàng gái phải rào kín cổng, (nếu nhà không có cổng rào, thì
sử dụng cổng rạp cưới dựng phía trước) tượng trưng cho sự trong trắng củangười con gái trưởng thành Đến cổng nhà, chú rể muốn bước vào thì ông Mahaphải bày mâm lễ vật dâng đàng gái và múa đủ ba điệu để nói lời cầu xin "Pithi-bơk-rôbong" Khi cổng rào mở, mẹ cô dâu ra đón và một cháu bên đàng gáibưng nước trà mời chú rể uống thì bên đàng trai mới được vào nhà làm lễ tiếp
Trang 16Nghi lễ cúng ông bà tổ tiên.
Tiến hành dưới sự hướng dẫn của ông Maha là "Pithi-sene-chas-tum".Chú rể ngồi bên tay trái ông Maha, cô dâu ngồi đối diện với các vị sư làm lễ.Sau khi tụng kinh chúc phúc, bên đàng trai dâng bánh trái cho ông bà và cha mẹ
cô dâu Lễ nghi này có ý nghĩa tượng trưng sự đền ơn công sinh thành nuôidưỡng cô dâu
Nghi thức dâng lễ vật
Pithi-chun-com-nóth là nghi thức bắt buộc trong lễ cưới của người
Khmer Sau khi làm lễ nhập gia, đúng vào giờ tốt, ông Maha cùng gia đình chú
rể bày các lễ vật mang đến trình gia đình cô dâu xem có đầy đủ không? Khi họhàng nhà đàng gái thuận thảo thì tiến hành các bước lễ chính tiếp theo để kếtthúc
Lễ cắt hoa cau
Pithi-kách-khanh-sla gia đình hai bên dẫn dắt cô dâu và chú rể ngồi làm
lễ sánh duyên cho đôi vợ chồng mới cưới, dưới sự chủ trì của ông Maha Trướckhi cắt buồng hoa cau non, ông Maha múa điệu "Rom-bơk-bai-srây" có ý nghĩa
là họ hàng đôi bên đã chính thức cho phép hai người kết duyên thành vợ thànhchồng Ông Maha cắt lấy hoa cau trắng rắc lên tân lang, tân nương và rắc từ chỗngồi cho đến đường đi vào buồng tân hôn để chúc phúc đôi uyên ương
Lễ cột tay
Pithi-chon-đay họ hàng hai bên chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ sống trăm
năm bằng cách lấy sợi chỉ hồng cột tay chú rể trước rồi đến cô dâu Họ đàng traicột tay phải cô dâu và chú rể, họ đàng gái cột tay trái chú rể và cô dâu, dưới sựchủ trì của ông Maha
Sau lễ cột tay, đôi vợ chồng dắt nhau vào buồng tân hôn, người chồngnắm vạt áo "Sbai" của người vợ theo sau Nghi lễ này bắt nguồn từ truyền thuyết
"Pres-Thôn Neang-Neath" được dân gian kể rằng: Hoàng tử Pres-Thôn cướinàng công chúa Thera-Wath-Tây con gái của Long Vương Do trên đường vềthủy cung, hoàng tử là người trần gian không thể nào đi được dưới nước Nhờ tríthông minh của công chúa Rắn nghĩ ra cách cho chồng nắm lấy vạt áo của nàng
Trang 17theo đường rẽ nước về long cung.
Xong thủ tục ấy, cô dâu và chú rể thay y phục ra ngoài đón khách đến dựtiệc cưới Tối đến, có nơi còn tổ chức lễ chung giường cho đôi vợ chồng mới.Thường nhà gái chọn hai người đàn bà đứng tuổi có gia đình hòa thuận và khágiả để trải chiếu mới lên giường Dọn một ít bánh trái, nước ngọt, trầu cau,nhang đèn cúng tổ tiên rồi cho hai vợ chồng cùng ăn như đút cho nhau chuối,chia nước dừa cho nhau để tình yêu đậm đà hơn Ăn xong, hai người vào buồngtân hôn, cô dâu đi trước và chú rể theo vào sau
Lễ cưới của người Khmer có phần quan trọng hơn vì được tổ chức kéo dàiđến ba ngày
Ngày thứ nhất: Chú rể mượn bạn bè sang nhà cô dâu phụ cất rạp, dọn dẹpnhà cửa Còn cha mẹ chú rể thì mượn hai thanh niên chưa có vợ đi cắt bông cau( người Khmer gọi là bông vàng bông bạc ) trước khi cắt bông cau thì người tachuẩn bị một cái mâm đựng bông cau và họ xin người khuất mặt khuất mài giữgốc cau, sau đó họ mới lên cắt, cắt xong họ để trên “Pean” đem về đặt ở một nơi vàmột chiếc đèn dầu nhỏ thắp nhang khẩn cầu cho đôi vợ chồng mới cưới trăm nămhạnh phúc Tuy nhiên hiện nay có những nơi thường tổ chức ngày của đám cưới thìbên đàng trai có nghi thức đi hái hoa cau trong đó có ông Acha và những người lớntrong thân tộc, sau đó đưa về họ nhà gái làm lễ, nhưng có những nơi còn mua hoacau hoặc tự hái xong rồi mới đem qua đàng gái làm lễ sau
Ngày thứ hai: Gia đình và thân tộc bên đàn trai làm lễ đưa chú rể đến nhàgái theo sự hướng dẫn của Pelea và hai ông Maha ( Mahatep, Maha montray).Chuẩn bị các lễ vật đem qua bên đàn gái gồm có những lễ vật như: vịt luộc, đầuheo, rượu, trầu cau, bánh trái, quan trọng nhất là bông cau phải do người chịhoặc người cô của chú rể bưng Ngày xưa khi đưa chú rể sang nhà cô dâu người
ta thường hát một bài hát đại ý như sau:
“Con voi một ngà,
đến gần càng to,
nàng ơi đừng sợ,
đó là voi anh”
Trang 18Khi đến nhà cô dâu thì bên đàn trai phải dừng lại trước cổng, đặt lễ vật lênbàn mà bên đàng gái đã bày sẵn được trang trí đẹp đặt ngang, trên có hai có bìnhhoa vì theo truyền thống thì khi bên đến thì nhà gái lấy một nhánh cây, gai, ràocổng lại tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu chưa hề giao tiếp với ai bênngoài Muốn vào nhà thì ông Maha phải múa mở rào “rom bot robong” Múa đủ
ba điệu múa thì bên nhà gái xách cồng ra đánh một hồi và ông mới vạch nhánhgai ra, chú rể ôm mâm bông, hai chú rể phụ bưng mâm trầu và mâm rượu đứnghai bên, đi vào khi đến của em gái hoặc em trai bưng nước rửa chân cho anh rểhoặc mời anh rể uống trà và mời chú rể lên ngồi trên giường mà nhà trai chuẩn
bị sẵn Lúc này có dàn nhạc đàng trai rước phục vụ, đàn những bản nhạc truyềnthống theo yêu cầu của ông Pele
Đến chiều thì làm lễ cắt tóc cho cô dâu chú rể
Đưa chú rể đến thắp nhang cho ông bà tổ tiên, xin nhận chú rể là thànhviên của gia đình, phum sóc
Đến tối, họ mời sư xãi đến tụng kinh chúc phúc cho đôi vợ chồng Cô dâungồi đối diện với vị sư còn chú rể thì ngồi bên tay trái ông Acha Nếu nhà hướngtây thì ông Acha và chú rể ngồi quay mặt về hướng Tây, cô dâu quay hướngNam, còn các vị sư quay hướng Bắc Sau khi tụng kinh xong thì cô dâu chú rể rađãi khách, bạn bè đến khuya có nơi đến 12 giờ đêm người ta còn làm lễ nhuộmrăng cho cô dâu “thvơ thming neang neak”, tục này bắt nguồn từ truyền thuyếtPre Thông – Neang neak Vì là rắn có nhiều nọc độc nên phải phết răng để trịnọc, về sau cả chú rể cũng phải phết răng để trị nọc độc do cô dâu truyền sang
Ngày thứ ba: Nghi thức cúng Pea-ly:
Sáng thứ ba, ông Maha xin phép thay mặt đàng trai cúng Pealy, ông Achatìm chỗ cúng thường là trước sân và ở hướng Nam nhà cô gái, nếu trường hợp làkhông có đất trống, người ta chọn hướng Đông Nam, ông Acha trãi chiếu, vải,gối và các vật cúng khác gồm có bai-say, sla-tho, đèn, cơm, nước, bánh, trái cây,hai con gà luộc và một cái phệ ( vỏ cây chuối được tuốc ra và sắp thành hìnhvuông có đáy giống như một cái gổi hình vuông ) ba tầng ra trước sân ngồi chờrước lấy giờ tốt gọi là dốt “pea-ly” Theo phong tục chọn một trong những giờ
Trang 19tốt sau đây, tùy theo thói quen của từng gia đình: giờ chim bay, giờ thấy đượcchỉ tay hoặc giờ mặt trời mọc có ánh sáng tốt đẹp Khi chọn được giờ tốt thìngười ta bắt đầu làm lễ lúc này người ta đánh nhạc truyền thống, Krung pea-lyđến thâu nhận vật cúng và chấp nhận chú rể trở thành thành viên trong gia đình
cô dâu Cúng xong, ông Maha lấy phần vật lễ vật đặt vào cái phệ Người Khmercho rằng thần Krung pea-ly xuống có mang theo lính Dàn nhạc tiếp tục bảnnhạc dành cho cúng phệ trong khi có hai người khiên đi theo hướng Acha đã chỉđịnh
Ngồi lạy ông bà.Lấy giờ lành xong, ông Maha cho phép chú rể lên vàonhà ngồi lại ông bà, vào đến nhà chú rể đứng trên một hòn đá đã chuẩn bị sẵnlúc này cô đâu bưng nước dừa và khăn đến rửa chân cho chú rể Theo quan niệmcủa người Khmer, bất kể họ sinh vào tuổi nào con gái được xem là nước, contrai được xem là đá, đá với nước sống chung rất hòa thuận đầm ấm Rửa châncho chú rể xong, cô dâu đi vào buồng, còn chú rể thì lên giường ngồi lạy bôngcau và ông bà, cha mẹ
Trong ngày này ông Pele và ông Maha cùng với trưởng tộc hai bên hành
lễ các bước sau: Nhóm họ cắt tóc, cúng cơm ông bà đã khuất, múa rắt hoa caulên người đôi vợ chồng trên đường từ chỗ ngồi đén buồng tân hôn, múa “mở nắptrầu” tượng trưng cho hai người đẫ thành vợ chồng gọi là “sombotbaysay”
Kế đến là cha mẹ thân tộc hai bên buộc tay cho cô dâu, chú rể gọi là chịu lạy
“chonday” với tiền hoặc vàng và nhận lại ly rượu và miếng trầu của cô dâu chú
rể, và chúc họ trăm năm hạnh phúc, lúc này ông Maha làm lễ “rút gươm ra khỏibao” gọi là “dompope” múa này gắn liền với truyền thuyết xa xưa, tượng trưngcho sức mạnh chính nghĩa thắng gian tà, quyết tâm giành lại hạnh phúc Sau khi
lễ rút gươm là lễ “cholday” xong là đến nghi lễ vào phòng
Lễ vào phòng ( Phsom domnek )
Sau lễ cột tay, người ta cho đôi vợ chồng trẻ vào buồng tân hôn theo conđường đã rắt hoa cau theo thông lệ thì vợ đi trước, chồng nắm vạt áo ( khănchoàng ) của vợ theo sau Tục này bắt nguồn từ sự tích Preas Thông cưới côngchúa Neak, để đi xuống thủy cung ra mắt vua cha thì hoàng tử phải nắm vạt áo
Trang 20của công chúa, mới đi được xuống dưới thủy cung.
Xong thủ tục ấy, đôi vợ chồng thay y phục ra ngoài chào đón bạn bè,khách đến dự tiệc
Sau đó là lễ quét chiếu “Bos Kantel”
Lễ quét chiếu “Bos kantel” khi đó cô dâu và chú rể vào phòng liền cóngười già theo sau Người được chọn phải khỏe mạnh và đông con nhiều cháu,người này đem chiếu ra và hỏi “có ai chuộc chiếu không?” chú rể bước ra nhậnchiếu, trải ra mời cô dâu và ông Maha cùng ngồi Ông Maha nghiêm trang dặn
dò đôi vợ chồng trẻ phải cư sử tốt với nhau, chung thủy đến trọn đời Để tỏ lòngcảm ơn ông Maha, cô dâu, chú rể để lên chiếu một lễ vật gì đó thường là tiền đểtặng cho ông Pele, ông Maha sau khi cuốn chiếu (sakaltel ).Lễ chung mùng:(dek song-kot mung)
Nhà gái chọn hai phụ nữ có con đông, gia đình hòa thuận hạnh phúc đểtrải chiếu cho cô dâu chú rể Sau đó, họ hàng bày nhang đèn, hoa quả, bánh tráingay trong phòng để cúng tổ tiên Rồi một người đem nước dừa cho cô dâu đểmời chú rể uống Khi uống xong, người đó cũng đem nước dừa cho chú rể mờilại cô dâu Sau đó, họ đem chuối cho cô dâu chú rể cùng đúc cho nhau ăn với ýnghĩa là hành động của sự yêu thương và chăm sóc lẫn nhau Trước khi bước rakhỏi phòng, hai người phụ nữ còn dặn dò những điều cần thuyết cho đêm tânhôn và khuyên bảo hai người phải yêu thương nhau và đùm bọc lẫn nhau đếntrọn đời Sau khi ăn uống xong, cô dâu chú rể vào mùng Cô dâu bước vàotrước, chú rể bước vào sau
Ngày xưa, lễ này còn có bốn phụ nữ đông con, giàu kinh nghiệm trongcuộc sống nằm ngoài bốn gốc mùng của cô dâu chú rể trong ba đêm liền đểhướng dẫn cô dâu và chú rể về chuyện vợ chồng (tục lệ này đến nay không cònnữa) Ba ngày sau đám cưới, đôi vợ chồng trẻ mới được người nhà hướng dẫnmang lễ vật (trong đó nhất thuyết phải có hoa cau đến chùa để cúng Phật vàcúng dường cho các vị sư để cầu phúc) Sau khi hai người sắm trầu cau, bánhtrái để đi thăm hỏi bà con thân tộc hai họ để làm quen và để tạo sự đoàn kếttrong gia đình, dòng họ
Trang 21Nghi thức động phòng.
Vào khoảng tám đến chín giờ tối, bên nhà gái tổ chức lễ động phòng cho
cô dâu, chú rể Trước hết, người ta mượn hai phụ nữ lớn tuổi, có cưới hỏi theophong tục, có hiểu biết về cách thức động phòng và cũng là người thân của nhàgái để làm lễ Đầu tiên, người ta bày các lễ vật như: hai cái bai-say, một mâmcơm, trái cây và một trái dừa tươi để cúng ông bà Cúng xong, người ta đưanước dừa cho chú rể uống và cô dâu đem chuối mà ông Acha cho, đúc cho chú
rể ăn Chú rể cũng đúc chuối cho cô dâu ăn Hành động này thể hiện sự quantâm, chăm sóc, yêu thương lẫn nhau của đôi vợ chồng
Hai bà dặn dò cô dâu, chú rể những việc cần thiết theo phong tục, truyềnthống và cho cô dâu nằm bên trái chú rể nằm bên phải Xong hai người họ đi ra.(Xong lễ cưới)
2.1.6: Các bước trong cưới hỏi
Mở đầu cho lễ hỏi, hai ông Achar ( chủ lễ, đại diện cho hai gia đình) thaynhau đối đáp Achar là những người có uy tín trong họ tộc, là những người cógia đình hạnh phúc và phải am hiểu phong tục tập quán của dân tộc mới được
mời tham dự các nghi lễ Ông Châu Chân Đa, cho biết: "Phải biết người ta là
người đàng hoàng, hiểu biết thì mình mới dám mời đến chủ trì nghi lễ Nếu không được như thế thì không dám mời Vì trong cưới hỏi có nhiều nghi lễ rấtkhó"
Cuộc đối đáp diễn ra trong không khí trang nghiêm với sự chứng kiến củađại diện người thân họ hàng của hai bên gia đình Đây cũng là nghi lễ đầu tiêncủa đám cưới Trong lễ này, ngày tháng tổ chức lễ cưới được hai họ thống nhấtvới nhau
Lễ thành hôn ( Apia pị pia ) của người Khmer trước đây thường được tiếnhành trong 3 ngày, 2 đêm, nhưng hiện nay tại nhiều địa phương đã rút gọn lạichỉ còn 2 ngày, 2 đêm Những chi tiết rườm rà đã được bỏ đi, chỉ giữ lại nhữngnghi lễ chính như: lễ đưa chú rể sang nhà gái, lễ cúng ông Tà, lễ cắt tóc, rắcbông cau, mời các nhà sư đến cầu nguyện, lễ xoay đèn, lễ buộc chỉ tay, lễ lạyông bà, cha mẹ, lễ nhập phòng
Trang 22Sau các thủ tục như: lễ ra mắt ông bà, cha mẹ, trao nữ trang và khănquàng cho cô dâu, lạy bàn thờ là lễ cắt tóc cho cô dâu, chú rể Một phụ lễ múahát theo điệu nhạc đi vòng quanh cô dâu, chú rể, thỉnh thoảng đưa chiếc kéo lêncắt tượng trưng vài sợi tóc trên đầu của hai người Ý nghĩa của việc cắt tóc nhằmxóa bỏ những điều xấu xa ra khỏi cuộc đời của đôi trai gái này Tối đến, nhà gáimời các nhà sư tại các chùa ở địa phương đến nhà để cầu kinh và chúc phúc cho
cô dâu, chú rể Đây là một nét đặc thù trong đám cưới của người Khmer Bướcsang ngày hôm sau mới là lễ cưới chính thức Trong ngày này những nghi lễquan trọng mới được tiến hành như lễ xoay đèn, lễ cột chỉ tay, lễ nhập phòng, lễrắc bông cau chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu chú rể Những nghi lễ này càng
tổ chức chu đáo càng khiến cho cô dâu, chú rể tự hào về đám cưới của mình
Ngày nay, những đám cưới của người Khmer vừa mang đặc trưng truyềnthống của dân tộc mình, đồng thời cũng có nhiều đổi mới do quá trình cộng cư
và giao lưu văn hoá với các dân tộc khác trong vùng Sau những nghi thứctruyền thống là bữa tiệc thiết đãi người thân bạn bè, nam nữ thanh niên theo nếpsống mới Và bao giờ cũng vậy, điệu múa Lâm Thon quen thuộc do các thanhniên nam nữ trong làng biểu diễn trên nền nhạc đệm dân tộc sẽ kết thúc cuộc vuingày cưới
2.1.7: Cư trú sau hôn nhân
Nơi cư trú trước hôn nhân người con trai và người con gái đều ở nhà củamình cho tới khi lễ cưới diễn ra Sau khi lễ cưới tổ chức xong hoàn toàn nhà trai
sẽ rước cô dâu về nhà mình Sau lễ cưới, chú rể mới được nhà gái công nhận và
có thể đến nhà gái để phụ giúp các công việc trong nhà như tập tục “ở rể” của
người Việt.Đa số nhà nghiên cứu cho rằng hôn nhân cư trú bên vợ là hiện tượngphổ biến ở người Khơme Tác giả Lâm Thanh Tòng nhận xét: “Đặc điểm phổbiến của người Khơme trong hôn nhân là cư trú phía vợ, đặc điểm đó nổi bật lênđậm nét trong từng phum Tức là chàng rể của mỗi gia đình khi ra ở riêng thì cấtnhà ở sát ngay bên cạnh bố mẹ vợ trong cùng một phum Quá trình đó lặp lại từthế hệ này sang thế hệ kia đưa đến tình hình thành viên trong một phum thường
là bà con của nhau theo dòng nữ” Tác giả Đỗ Khắc Tụng thì cho rằng: "Mặc dù
Trang 23không có một quy định bắt buộc nào trong phong tục hay quy tắc văn hóa, trongthực tế cách cư trú bên vợ thường phổ biến hơn và được ưa thích hơn Trongtrường hợp này, hoặc đôi vợ chồng ở chung với gia đình cha mẹ vợ trong mộtcăn nhà, hoặc họ cất nhà ở gần quanh nhà cha mẹ vợ nghĩa là trong chu vi củaphum bên vợ Đây là một tập tục cư trú còn đậm nét của người Khơme ĐBSCL,
và phải chăng đó là tàn dư của một chế độ cư trú theo mẫu hệ xưa kia"
2.1.8.Các trường hợp đặc biệt
Chấm dứt quan hệ hôn nhân:
Các trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân, trên thực tế, có thể đượcxếp thành ba nhóm
- Vợ hoặc chồng chết hoặc bị tuyên bố là đã chết (gọi chung là chết);
- Vợ và chồng ly hôn;
- Vợ và chồng không sống chung nhưng không tiến hành thủ tục ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân ngay trong lúc cả vợ vàchồng đều còn sống Ðây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực hiệntrong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà khôngthể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác Nguyên nhân của sự khủnghoảng khá đa dạng: bất đồng ý kiến kéo dài, đối nghịch về quan niệm sống, thầntượng sụp đổ, ngoại tình, Nhưng tất cả các trường hợp ly hôn đều có chungmột đặc điểm: vợ hoặc chồng hoặc cả hai không muốn tiếp tục duy trì quan hệhôn nhân và muốn được tự do
Ly thân: không phải là ly hôn dựa trên giấy tờ và pháp luật mà nghĩ theonghĩa đơn giản đó chính là 2 vợ chồng không ở cùng nhau với 1 số lý do của 2
vợ chồng
Luật tục của người Khmer thừa nhận, nếu chồng chết, người vợ đượcphép tái giá, vợ chết, chồng được phép lấy vợ kế Ngoài việc được thừa nhậnhợp pháp, người ta còn khuyến khích người góa bụa đi bước nữa Theo quanniệm của họ, sở dĩ như vậy là khi vợ hoặc chồng chết, “ma” sẽ quên hết việctrên trần gian, không ảnh hưởng đến việc tái giá này