1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hôn nhân và gia đình của người chu ru ở tỉnh lâm đồng

260 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 260
Dung lượng 4,87 MB

Nội dung

Nhờ vào việc lưu giữ và duy trì những nét đặc trưng văn hóa ở trong hôn nhân và gia đình mà các nhà Dân tộc học mới có cơ sở khoa học để dựng lại mối quan hệ xã hội tộc người, cũng như l

Trang 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 GS TS Ngô Văn Lệ

2 PGS TS Thành Phần

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi Kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Nghiên cứu sinh

Võ Tấn Tú

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài 3

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 9

6 Những đóng góp của luận án 15

7 Bố cục của luận án 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 17

1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 17

1.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên và thành phần tộc người ở Lâm Đồng…… 17

1.1.2 Không gian định cư của người Chu ru 20

1.2 Một số đặc điểm chủ yếu của tộc người 23

1.2.1 Nguồn gốc và lịch sử cư trú tộc người Chu ru 23

1.2.2 Đặc điểm kinh tế 26

1.2.3 Quan niệm về chế độ mẫu hệ 30

1.2.4 Tổ chức xã hội truyền thống 32

1.2.5 Đặc điểm tín ngưỡng – tôn giáo 43

1.3 Cơ sở lý luận về hôn nhân và gia đình 45

1.3.1 Cơ sở phương pháp luận 45

1.3.2 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu hôn nhân và gia đình và những vấn đề đặt ra hiện nay 49

1.3.3 Cơ sở lý luận về hôn nhân 54

1.3.4 Cơ sở lý luận về gia đình 70

1.3.5 Hệ thống thân tộc 82

1.4 Tiểu kết chương 1 93

Trang 5

2.1 Hôn nhân truyền thống 96

2.1.1 Những quan niệm, loại hình hôn nhân 96

2.1.2 Các quy tắc trong hôn nhân 110

2.1.3 Một số nghi lễ trong hôn nhân 115

2.1.4 Vấn đề cư trú sau hôn nhân 125

2.1.5 Vấn đề ly hôn 126

2.2 Gia đình truyền thống 128

2.2.1 Hình thái gia đình của người Chu ru 128

2.2.2 Các mối quan hệ trong đại gia đình mẫu hệ truyền thống 135

2.2.3 Quan hệ giữa gia đình và dòng họ, xóm giềng 149

2.2.4 Các chức năng gia đình của người Chu ru 151

2.2.5 Những nghi lễ trong gia đình người Chu ru 156

2.3 Tiểu kết chương 2 170

CHƯƠNG 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN NAY CỦA NGƯỜI CHU RU 172

3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi 172

3.1.1 Những biến động trong lịch sử 172

3.1.2 Sự xâm nhập của các tôn giáo 180

3.2 Những biến đổi về chính trị, kinh tế – xã hội của người Chu ru 181

3.2.1 Thời kỳ từ 1975 đến 1985 182

3.2.2 Thời sau đổi mới (1986 đến nay) 184

3.3 Những biến đổi trong hôn nhân của người Chu ru 185

3.3.1 Những thay đổi về quan niệm, quy tắc trong hôn nhân 185

3.3.2 Những thay đổi về các lễ thức trong hôn nhân 192

3.3.3 Thay đổi về cư trú sau hôn nhân và vấn đề ly dị 195

3.4 Những biến đổi trong gia đình của người Chu ru 196

Trang 6

3.5 Tiểu kết chương 3 212 KẾT LUẬN 214 TÀI LIỆU THAM KHẢO 219 PHỤ LỤC

Trang 7

DẪN LUẬN

1 Lý do chọn đề tài

Theo Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ngày 02/3/1979,

người Chu ru có số lượng dân số được xếp hạng thứ 36 trong 54 dân tộc Việt Nam Đây là một tộc người sinh sống lâu đời ở Việt Nam, thuộc loại hình nhân chủng Indonesian, có mối quan hệ ngôn ngữ rất gần gũi với các tộc người: Chăm, Ê đê, Gia rai, Raglai Hiện nay, người Chu ru sinh sống chủ yếu

ở tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi ở Nam Tây Nguyên Từ lâu nơi đây được xem là vùng đất có nhiều di sản văn hóa đặc sắc, nhiều phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp, đồng thời là nơi có nhiều tộc người thiểu số của mọi miền đất nước về đây cư trú lập nghiệp như người: Cơ ho, Mạ, Chu ru, Stiêng, Hoa, Tày, Nùng… trong đó có ba tộc người được xem là người bản địa gồm: Cơ ho, Mạ và Chu ru

Chu ru là một trong năm tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian có dân số ít nhất Cho đến nay, tộc người Chu ru vẫn còn lưu giữ chế độ mẫu hệ khá đậm nét Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 của Cục thống kê Lâm Đồng cung cấp, dân số tộc người Chu ru có 14.579 người,

họ sống rải rác ở một số huyện như Lạc Dương, Di Linh, Đức Trọng, Đơn Dương… nhưng tập trung cư trú chủ yếu ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng Tộc người Chu ru cho đến nay rất ít được các học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Do đó, rất nhiều phong tục, tập quán cổ truyền đặc sắc của người Chu ru còn chưa được khám phá, hoặc có chăng cũng chỉ giới thiệu ở mức sơ lược, chưa thỏa đáng so với bề dày lịch sử – văn hóa mà tộc người này đã dày công tạo dựng

Trang 8

Mỗi tộc người đều có những nét văn hóa đặc trưng của mình Trong đó, hôn nhân và gia đình là một hiện tượng xã hội – văn hóa phản ánh đặc điểm

xã hội và đặc trưng văn hóa tộc người Nhờ vào việc lưu giữ và duy trì những nét đặc trưng văn hóa ở trong hôn nhân và gia đình mà các nhà Dân tộc học mới có cơ sở khoa học để dựng lại mối quan hệ xã hội tộc người, cũng như làm sáng tỏ thêm tính đặc thù của từng tộc người Bởi, hôn nhân và gia đình chứa đựng và cấu trúc hóa nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa, nó liên quan chặt chẽ với toàn bộ hệ thống xã hội như: kinh tế, văn hóa, giáo dục Hôn nhân là những tập tục, những nghi lễ mà các tộc người đã thực hiện trong các giai đoạn lịch sử Hệ quả của hôn nhân là tạo lập nên gia đình mới Gia đình là tế bào cơ sở của mọi xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con người, đóng vai trò chủ đạo trong tái tạo, bảo tồn và duy trì nòi giống, là điều kiện tiên quyết để giữ gìn, bảo lưu văn hóa truyền thống tộc người Chính vì vậy, việc nghiên cứu hôn nhân và gia đình của các tộc người có tầm quan trọng đặc biệt, giúp chúng ta nhận thấy được những điểm chung và những điểm riêng của từng tộc người trong mối quan hệ với các tộc người khác Việc nghiên cứu đầy đủ về hôn nhân và gia đình là tìm hiểu, góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa tộc người, vừa góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào Chu ru ở Lâm Đồng

Từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “Hôn nhân và gia đình của

người Chu ru ở Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu của mình Đề tài hướng

tới việc miêu tả một cách đầy đủ quan hệ hôn nhân và gia đình, qua đó, góp vào việc nhận diện những đặc điểm cấu trúc xã hội mẫu hệ của một cộng đồng tộc người Khảo sát những biến đổi trong hôn nhân và gia đình người Chu ru trong giai đoạn hiện nay khi họ sống cộng cư với nhiều tộc người

Trang 9

khác, cũng như chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và tôn giáo từ bên ngoài

2 Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài

Nghiên cứu vấn đề hôn nhân và gia đình thực chất là nghiên cứu những giá trị về văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa của tộc người, những yếu

tố mới nảy sinh trong quá trình cư trú và tiếp xúc văn hóa lâu đời giữa các dân tộc Chính vì lẽ đó, hôn nhân và gia đình là một trong những đề tài thu hút khá nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như Dân tộc học, Xã hội học, Giới học, Tâm lý học… Đặc biệt đối với riêng ngành Dân tộc học, hôn nhân

và gia đình được xem là một trong những đối tượng nghiên cứu chiếm vị trí rất quan trọng

Nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng, là nghiên cứu về văn hóa xã hội mẫu hệ của một tộc người cụ thể, nhằm giới thiệu một cách đầy đủ về gia đình và hôn nhân, làm rõ cấu trúc tổ chức xã hội Chu ru, góp phần làm sáng tỏ những quan hệ xã hội tộc người cũng như dựng lại lịch sử tiến triển của các hình thức gia đình và hôn nhân, nhằm góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa chung của các dân tộc Việt Nam Qua đó, tìm thấy những mặt tích cực để phát huy, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực nhằm xây dựng nếp sống văn minh, vừa hiện đại vừa thể hiện bản sắc tộc người Luận án tập trung làm rõ:

- Những quan niệm, quy tắc, hình thức, các bước thực hành trong nghi

lễ hôn nhân và vấn đề cư trú sau hôn nhân của người Chu ru;

- Loại hình, quy mô, các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ giữa gia đình dòng họ, xóm giềng, các chức năng và các nghi lễ trong gia đình;

Trang 10

- Khảo sát những biến đổi trong hôn nhân và gia đình của người Chu ru

ở Lâm Đồng hiện nay trong mối tương tác với những biến đổi về kinh tế - xã hội, giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người

Nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng, nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến xã hội truyền thống cũng như xã hội đương đại, mối quan hệ tộc người giữa người Chu ru với các dân tộc cộng cư

mà các ngành khoa học xã hội khác đã và đang nghiên cứu ở khu vực này Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học để nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng cũng như toàn khu vực Tây Nguyên, giúp cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách kịp thời hoàn thiện hoặc đề ra những chính sách phù hợp, về: dân số và kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nền văn hóa mới, gia đình mới phù hợp với từng dân tộc

Việc nghiên cứu tìm hiểu về người Chu ru nói chung và nhất là vấn đề hôn nhân và gia đình của họ nói riêng là việc làm cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việc nghiên cứu đó không những đáp ứng kịp thời được lòng mong mỏi của đồng bào nơi đây, mà nó còn góp một phần tư liệu mới cho ngành Dân tộc học/Nhân học và các ngành khoa học khác có liên

quan có cái nhìn đầy đủ hơn về tộc người này

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về các tộc người thiểu số ở Việt Nam nói chung và các tộc người ở Tây Nguyên nói riêng, cho đến nay có khá nhiều công trình khoa học quan tâm nghiên cứu đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo… Thế nhưng, đến nay, vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách có hệ thống về tộc người Chu ru nói chung và đặc biệt là

Trang 11

về hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng nói riêng Vì vậy, những công trình nghiên cứu liên quan đến tộc người, hôn nhân và gia đình của người Chu ru hiện nay chưa nhiều, nếu không muốn nói là còn hạn chế

Trước năm 1975, đề cập đến người Chu ru sớm nhất có lẽ là công trình

nghiên cứu của học giả người Pháp Condominas “Enquete parmi les

populations montagnards du Sud Indochinois”(1954) (Khảo sát các dân tộc thiểu số ở miền Nam Đông Dương) trong B.E.F.E.O, T.XLVI Tiếp đến là

công trình nghiên cứu của tác giả Schrock J.L, người Mỹ với tựa đề Minority

Groups in the Republic of Viet Nam (1966) (Các nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa), do Bộ Quân lực Hoa Kỳ xuất bản Sau đó là các tác phẩm “Đồng bào các sắc tộc Việt Nam” (1972) của Nguyễn Trắc Dĩ, “Cao Nguyên miền Thượng”(1974) của hai tác giả Cửu Long Giang và Toan Ánh Trong các tác

phẩm này, các tác giả giới thiệu đơn lược, mang tính chất đại cương, tóm tắt

về các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trong đó có tộc người Chu ru như: tộc danh, dân số, địa bàn cư trú, sinh hoạt kinh tế, phong tục tập quán…

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng với những chính sách đúng đắn về dân tộc, nhiều học giả ngày càng quan tâm nghiên cứu về các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Chu ru nói riêng Trong số các công trình nghiên cứu đó, nổi bật là những tác phẩm và

một số bài viết như: “Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng” (1983) do Mạc Đường chủ

biên, Sở Văn hóa thông tin Lâm Đồng xuất bản Công trình dày 313 trang Đó

là kết quả nghiên cứu điền dã dài ngày về cộng đồng các tộc người bản địa ở Lâm Đồng vào đầu những năm 1980 thế kỷ trước, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu: Mạc Đường, Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Ngọc Chiến, Nguyễn Văn Diệu, Nguyễn Thị Hòa, Trần Cẩm…Công trình này đã đề cập

Trang 12

đến nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội, văn hóa của các tộc người Cơ ho, Mạ, Chu ru

Về tộc người Chu ru, có bài viết “Người Chu ru” của Nguyễn Văn

Diệu (từ trang 271 – 290) Bài viết đã trình bày những vấn đề chung về: sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội, hôn nhân và gia đình Về hôn nhân của người

Chu ru, tác giả viết: “Chế độ hôn nhân của người Chu ru là chế độ hôn nhân

một vợ một chồng và cư trú bên vợ Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân mà họ thường gọi là tục “bắt chồng” [21, tr.285] Về gia

đình, tác giả viết: “Gia đình trong xã hội cổ truyền của người Chu ru là đại

gia đình mang nhiều tàn dư của chế độ mẫu hệ Điều đó biểu hiện tập trung nhất ở vai trò của người vợ, người cậu (miăh) và quyền thừa kế tài sản thuộc

về những người con gái trong gia đình [21, tr.282] Đây là nguồn tư liệu

quan trọng liên quan đến đề tài của chúng tôi, giúp chúng tôi đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và có sự đối chiếu so sánh với những kết quả nghiên cứu của mình

Liên quan đến tộc người Chu ru, còn có các công trình nghiên cứu khác

như: “Dân tộc Chu ru”, in trong “Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam” (1983), nhà xuất bản Khoa học Xã hội; “Dân tộc Chu ru” trong cuốn “Các dân tộc ít

người ở Việt Nam” (Các tỉnh phía Nam) (1984), nhà xuất bản Khoa học Xã

hội; “Người Chu ru” in trong “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” do Nguyễn Văn Huy chủ biên (1997), nhà xuất bản Giáo dục; “Văn hóa các dân

tộc thiểu số ở Việt Nam”, do Ngô Văn Lệ chủ biên (1997), nhà xuất bản Giáo

bản Văn hóa Dân tộc Đây là các công trình nghiên cứu tập trung, có hệ thống

và khá đầy đủ về người Chu ru, đề cập đến nhiều lĩnh vực như: lịch sử, sinh

Trang 13

hoạt kinh tế, văn hóa tộc người… Song, các công trình trên cũng chỉ dừng lại

ở mức độ phác họa diện mạo bức tranh về văn hóa tộc người Chu ru

Sở Văn hóa thông tin Lâm Đồng xuất bản cuốn sách “Vài nét về văn

hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Lâm Đồng” (2005) của nhiều tác giả

Cuốn sách dày 239 trang, trình bày mang tính khảo tả về các vấn đề văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các tộc người: Cơ ho, Mạ, Chu ru Cuốn sách này không đề cập gì đến vấn hôn nhân và gia đình của các tộc người bản địa ở Lâm Đồng Ngoài ra, còn có một số bài viết đề cập đến tộc người Chu

ru đăng trên các tạp chí chuyên ngành hay nghiên cứu địa phương

Đặc biệt, liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình của người Chu ru,

có công trình nghiên cứu Gia đình và hôn nhân truyền thống ở các dân tộc

Malayô – Pôlynêxia Trường Sơn – Tây Nguyên (1994) của Vũ Đình Lợi, nhà

xuất bản Khoa học Xã hội Công trình trên đã đề cập cụ thể từng khía cạnh của các vấn đề hôn nhân và gia đình, tác giả cũng đã khái quát những đặc điểm về cấu trúc gia đình, các hình thức hôn nhân cổ xưa nhất của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian ở Trường Sơn – Tây Nguyên Trong công trình này, tác giả đã xem xét xã hội mẫu hệ qua hôn nhân, gia đình Đây là một công trình có ích, góp thêm nguồn tư liệu quan trọng để có

cơ sở so sánh với hôn nhân và gia đình người Chu ru ở Lâm Đồng Tuy nhiên, hạn chế của công trình này là chưa đề cập cụ thể đến hôn nhân và gia đình của người Chu ru

Trong luận án, chúng tôi đã tham khảo và kế thừa một số công trình và luận án, luận văn nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của các tộc người, như:

Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam (1994) của

Đỗ Thúy Bình, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội; Gia đình và hôn nhân

của người Chăm ở Việt Nam (2001) của Bá Trung Phụ, nhà xuất bản Văn hóa

Trang 14

Dân tộc, Hà Nội; Người phụ nữ Ê đê trong đời sống xã hội tộc người (2001),

của Thu Nhung Mlô Duôn Du (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học

Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội); Hôn nhân và gia

đình của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long (2008), của Đặng Thị

Kim Oanh (Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Trường Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Sự biến

đổi trong hôn nhân của người Chil (Cil) ở Lâm Đồng (2009), của Phạm

Thành Thôi (Luận án Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

Các công trình nghiên cứu này nó đã giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng quát và sâu sắc về đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của các tộc người

có cùng thiết chế mẫu hệ và định hướng tốt cho chúng tôi cách tiếp cận vấn đề

để nghiên cứu Từ đó, chúng tôi có được sự liên hệ, so sánh, đối chiếu về những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các tộc người

Với những công trình và những bài viết đã xuất bản được liệt kê trên là những công trình khoa học quý giá cho những nghiên cứu tiếp theo về tộc người Chu ru Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, mang tính hệ thống và chuyên biệt về tộc người Chu ru nói chung và về vấn đề hôn nhân và gia đình nói riêng Tuy vậy, các công trình nghiên cứu đi trước là những tài liệu tham khảo quý báu

để nghiên cứu cộng đồng Chu ru ở Việt Nam nói chung và cộng đồng người Chu ru ở Lâm Đồng nói riêng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hôn nhân và gia đình của người Chu

ru ở Lâm Đồng Vì vậy, nội dung chính của đề tài chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến: những quan niệm, nguyên tắc, hình thức, nghi lễ

Trang 15

trong hôn nhân; các loại hình, chức năng, mối quan hệ trong gia đình và những nghi lễ liên quan đến gia đình của tộc người Chu ru Ngoài ra, tác giả quan tâm tìm hiểu thêm về một số lĩnh vực như quan hệ gia đình, vai trò của

nữ giới và nam giới trong xã hội mẫu hệ của người Chu ru ở Lâm Đồng …

Về không gian nghiên cứu, đề tài được xác định chủ yếu ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng, nơi tập trung cư trú chủ yếu của người Chu ru Tại huyện Đơn Dương, chúng tôi tập trung nghiên cứu tại các địa bàn chính: xã Lạc Xuân, xã Ka Đô, xã Próh và xã Tu Tra Tại huyện Đức Trọng, chúng tôi tập trung nghiên cứu tại các xã: Tà Hin, Tà Năng và Đà Loan

Về thời gian nghiên cứu, đề tài đề cập hôn nhân và gia đình của người Chu ru từ truyền thống đến ngày nay, là khoảng thời gian mà hôn nhân và gia đình của người Chu ru còn bảo lưu nhiều yếu tố truyền thống cũng như đã và đang diễn ra sự biến đổi qua các thời kỳ lịch sử Luận án chú ý nghiên cứu những biến đổi trong hôn nhân và gia đình của người Chu ru từ năm 1975 đến nay Đó là mốc thời gian quan trọng, có sự thay đổi về thể chế chính trị, kinh

tế - xã hội, văn hóa Bởi, sau ngày thống nhất đất nước, tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam cùng chung một chí hướng xây dựng một quốc gia đa tộc người theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với nếp sống văn hóa mới

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp sưu tầm, tổng hợp và phân tích dữ liệu có sẵn, nhằm

giúp tác giả có được những kiến thức cơ bản về tộc người Chu ru ở tỉnh Lâm Đồng; hiểu được địa bàn cư trú, quan hệ xã hội, đời sống kinh tế, hoạt động tôn giáo, cũng như cách tiếp cận đề tài, những quan điểm và những lý thuyết

Trang 16

ứng dụng trong nghiên cứu các vấn đề hôn nhân và gia đình ở Việt Nam nói chung, tộc người Chu ru nói riêng

Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ những nhà nghiên cứu đi trước, tác giả phân tích và chọn lọc những thông tin quan trọng để đưa vào so sánh với cộng đồng đang nghiên cứu về các vấn đề: kinh tế, văn hoá, xã hội

và đặc biệt là quan hệ hôn nhân, nghi lễ trong hôn nhân, quan hệ gia đình, nghi lễ trong gia đình…

Đề tài hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở tỉnh Lâm Đồng thuộc chuyên ngành Dân tộc học, nên việc tiến hành nghiên cứu điền dã dân tộc học

là công việc không thể thiếu Các phương pháp nghiên cứu như quan sát và

tham dự, phương pháp phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn sâu trực tiếp, ghi chép, ghi băng, chụp ảnh, quay phim… được xem là phương pháp nghiên cứu chính nhằm thu thập, sưu tầm những tư liệu mang tính trung thực cao Trong đó, chúng tôi có sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng phương pháp liên ngành

để có hướng nhìn rộng hơn

+ Phương pháp quan sát tham dự, là phương pháp chuyên ngành của

Nhân học/Dân tộc học, buộc người nghiên cứu phải sống, làm việc và nghiên cứu cùng cộng đồng trong một thời gian dài Với phương pháp này, sẽ giúp nhà nghiên cứu hiểu được cộng đồng một cách chính xác và đích thực hơn

Tư liệu ghi chép và thu thập trên thực địa là một trong những nguồn tư liệu chủ yếu và quan trọng đối với nội dung của đề tài Đây là nguồn tư liệu chính phản ánh trung thực nhất về mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng có độ tin cậy cao về mặt khoa học và thực tiễn

Trang 17

Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát

- tham dự nhằm mục đích tìm hiểu hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, quan

hệ xã hội và các nghi lễ trong hôn nhân và gia đình Đối tượng nghiên cứu của phương pháp này là toàn thể người dân trong cộng đồng

Trong suốt 5 năm, từ năm 2005 đến 2009, chúng tôi đã tiến hành điền

dã ở các làng của người Chu ru thuộc các huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng Bản thân tác giả là giáo viên, nên hàng năm có đưa các nhóm sinh viên ngành Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt xuống địa bàn các huyện nói trên thực tập, làm khóa luận tốt nghiệp… Địa bàn mà chúng tôi điền dã nhiều lần là các thôn: Próh Trong, Próh Ngó, Krăng Gõ, Krăng Chớ xã Próh; Diom

A, Diom B, Bkăn xã Lạc Xuân; Ka Đô cũ xã Ka Đô; Ma Đanh, R’lơm xã Tu Tra thuộc huyện Đơn Dương; Ma Am, Sóp xã Đà Loan; Bilang, Tà in xã Tà Hine, Đaquin, Chreh xã Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng Trong những đợt điền dã, chúng tôi đã gặp gỡ nhiều người dân Chu ru, bao gồm người già, người trẻ, đàn ông và phụ nữ làm nhiều nghề nghiệp khác nhau Chúng tôi cũng đã trực tiếp sống với các gia đình người Chu ru, tham dự vào các sinh hoạt đời thường cũng như những sự kiện trong gia đình như: hôn nhân, tang

ma, lễ xây mộ… Cụ thể, chúng tôi đã trực tiếp tham gia vào đám tang ông Dơwang Ya Ơ, sinh năm 1912, mất ngày 21 tháng 4 năm 2009, ở tại thôn Tà

In, xã Tà Hin; đám cưới của chị Churu Yang Ma Chêk và anh K’Thách, ngày

18 tháng 02 năm 2009, ở thôn Tà In, xã Tà Hin, huyện Đức Trọng; lễ dạm ngõ (ngày 28 tháng 2 năm 2007) và lễ cưới (ngày 20 tháng 12 năm 2009) của chị Touneh Mai Kiểm và anh Bơju Ya Phú, ở thôn R’lơm, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương; lễ dạm ngõ của chị Bơnahria Ma Nơu và anh Touprong Ya Jin, ngày 21 tháng 12 năm 2009, ở thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương…

Trang 18

+ Phương pháp hồi cố, đây là một phương pháp nghiên cứu tàn dư

trong dân tộc học Theo phương pháp này, chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi và

phỏng vấn với những người Chu ru lớn tuổi, trí thức, các Tha plơi (già làng), Bơjơu (thầy cúng), Pô bơnỡ (trưởng thủy), Mò boại (bà mụ)… ở các làng

khác nhau nhằm thu thập tư liệu để hồi cố lại xã hội mẫu hệ xưa kia của họ, cũng như những thay đổi đang diễn ra hiện nay, vừa khai thác, thu thập thêm

tư liệu mới, vừa kiểm chứng các tư liệu thư tịch

+ Phương pháp phỏng vấn sâu dân tộc học, là phương pháp lấy thông

tin từ các thành viên trong cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định Phương pháp này sẽ được thực hiện cùng với việc thực hiện phương pháp quan sát – tham dự trong quá trình đi điền dã tại cộng đồng Mục đích tìm hiểu những quan niệm và suy nghĩ của các đối tượng khác nhau về quá trình hình thành cộng đồng, về hôn nhân, gia đình và những thay đổi về hôn nhân

và gia đình theo thời gian

Theo phương pháp này, chúng tôi đã thực hiện hơn 100 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân tại các làng Chu ru theo các câu hỏi đã được chuẩn bị trước Đối tượng được phỏng vấn rất đa dạng về thành phần, gồm những người hiểu biết

về văn hóa tộc người mình

+ Phương pháp nghiên cứu đồng đại và lịch đại, là một trong những

phương pháp nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu điền dã

Sử dụng phương pháp này, tác giả hướng đến mục đích tìm hiểu văn hóa của cộng đồng người Chu ru trước đây và hiện nay, sự biến đổi qua các thời kỳ

+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin qua băng ghi âm, băng ghi

hình và hình ảnh chụp, là phương pháp ghi nhận thông tin bằng các thiết bị kỹ

thuật như máy ghi âm, máy quay phim, máy chụp ảnh Thông tin được ghi

Trang 19

nhận bằng phương này mang tính khách quan và thuận lợi trong việc phân tích

Chúng tôi thực hiện phương pháp này bằng cách ghi âm, ghi hình những hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, giáo dục cùng với những lễ nghi trong hôn nhân và gia đình của tộc người Chu ru Đây là tư liệu chính để thực hiện nội dung đề tài

+ Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi lập bảng hỏi điều tra theo

phương pháp xã hội học Trong nghiên cứu đề tài, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng với mục đích nhằm góp phần mô tả rõ hơn cho kết quả nghiên cứu định tính Với mục đích như vậy, việc chọn mẫu để thực hiện nghiên cứu định lượng được tác giả chọn ở đây là chọn mẫu phi xác suất có chủ định

Với cách chọn mẫu phi xác suất có chủ định này, mục đích của chúng tôi

là cố gắng đi giải thích kết quả nghiên cứu trên địa bàn được chọn khảo sát, kết quả nghiên cứu sẽ không suy rộng trên một phạm vi lớn hơn Vì vậy, địa bàn chọn mẫu được xác định là phạm vi các làng thuộc địa bàn nghiên cứu của đề tài, bao gồm các thôn: Ma Đanh, R’lơm thuộc xã Tu Tra, huyện Đơn Dương; Tà In thuộc xã Tà Hin, huyện Đức Trọng

Về cỡ mẫu được chọn, được xác định dựa trên cơ sở ước lượng cỡ mẫu

Ở đây, tác giả nhắm đến mục đích mô tả làm rõ thêm cho kết quả nghiên cứu định tính, nên tác giả ước lượng cỡ mẫu cần thu thập là 150 mẫu, tương đương mỗi mẫu nghiên cứu sẽ bằng 1.5% số mẫu đã được chọn để khảo sát

Về tiêu chí chọn mẫu:

- Là tộc người Chu ru

- Sinh sống trên địa bàn các thôn, thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Tuổi từ 18 trở lên (tính đến thời điểm nghiên cứu của đề tài)

Trang 20

- Đã lập gia đình

Với bốn tiêu chí chọn mẫu trên tiến hành chọn có chủ định các mẫu thỏa mãn bốn tiêu chí đã nêu

+ Phương pháp ghi chép hệ thống thân tộc

Để ghi chép hệ thống thân tộc của người Chu ru, trong luận án, phương pháp ghi chép bằng ký hiệu và dấu hiệu được chúng tôi chọn sử dụng Đối với phương pháp ghi chép bằng ký hiệu, chúng tôi chọn phương pháp ghi chép theo Iu Levin, nhưng không dùng mẫu tự theo tiếng Nga mà dùng mẫu tự bằng tiếng Anh bằng cách mã hóa bằng một mẫu tự cho mỗi ký hiệu như: F,

M, S, D, H, W, B, Z Đối với phương pháp ghi chép bằng dấu hiệu, chúng tôi chọn cách ghi chép bằng dấu hiệu theo quy ước sau đây:

5.2 Nguồn tài liệu sử dụng trong luận án

Thực hiện đề tài Hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở tỉnh Lâm

Đồng, chúng tôi đã tham khảo và thu thập nhiều công trình, bài nghiên cứu

của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến tộc người Chu ru ở mức

độ khác nhau Đồng thời, chúng tôi cũng đã tham khảo các công trình viết về

Trang 21

xã hội mẫu hệ của các dân tộc khác nhau để so sánh với người Chu ru Đây là những tài liệu quý giá giúp chúng tôi có được những kiến thức khá toàn diện

về đối tượng mình nghiên cứu Tuy nhiên, nguồn tài liệu chủ yếu của luận án

là những tư liệu điền dã được chúng tôi thu thập trong nhiều năm, qua phương pháp hồi cố và những cuộc phỏng vấn sâu, từ đó so sánh, đối chiếu để miêu

tả, phục dựng lại một cách hệ thống và tương đối toàn diện về hôn nhân và gia đình truyền thống của người Chu ru Qua đó, chúng tôi nhận thức được những yếu tố còn bảo lưu, những yếu tố đã biến đổi do nhiều nguyên nhân tác động đến

6 Những đóng góp của luận án

Với những dữ liệu khoa học được nghiên cứu và trình bày trong luận

án, có thể coi luận án là một công trình đi sâu nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng dưới góc độ dân tộc học từ truyền thống đến những biến đổi trong hiện tại

Luận án góp phần cung cấp những thông tin xác thực, có giá trị về mặt khoa học để các nhà hoạch định, các nhà làm chính sách tham khảo và đưa ra những chính sách phát triển phù hợp đặc điểm của các tộc người thiểu số nói chung và người Chu ru nói riêng

Trang 22

hệ, tổ chức xã hội, tín ngưỡng – tôn giáo của người Chu ru ở Lâm Đồng; khung lý thuyết về hôn nhân và gia đình

Chương 2: Hôn nhân và gia đình truyền thống của người Chu ru

Trong chương này, chúng tôi trình bày về những quan niệm, loại hình, các nguyên tắc, các nghi lễ, vấn đề cư trú sau hôn nhân truyền thống; hình thái gia đình, các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ gia đình và dòng họ, xóm giềng, các chức năng, các nghi lễ trong gia đình truyền thống của người Chu ru ở Lâm Đồng

Chương 3: Những biến đổi trong hôn nhân và gia đình hiện nay của

người Chu ru

Trong chương này, chúng tôi trình bày những biến đổi trong hôn nhân

và gia đình hiện nay của người Chu ru ở tỉnh Lâm Đồng dưới sự tác động của

những nguyên nhân khác nhau

Trang 23

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên và thành phần tộc người ở tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi ở Nam Tây Nguyên, có diện tích 9.772,19km2, chiếm khoảng 2.9% diện tích cả nước, có chung đường ranh giới với các tỉnh:

- Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

- Phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, Đồng Nai

- Phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận

- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk

Lâm Đồng có địa hình tương đối phức tạp, có bốn dạng, chủ yếu là: địa hình núi, địa hình cao nguyên, địa hình đồi và địa hình thung lũng Các vùng miền núi và cao nguyên có độ cao từ 800m đến 2.200m so với mặt nước biển

Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt như vậy, nên hệ thống sông ngòi phong phú, Lâm Đồng là nơi đầu nguồn của các hệ thống sông lớn, như: sông

Đạ Đờng, sông Đa Nhim, sông Krông Nô và sông La Ngà

Khí hậu ở Lâm Đồng chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 sang năm

Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Đà Lạt là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh, thị xã Bảo Lộc và 10 huyện: Đam Rông, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Hoai,

Trang 24

Đạ Tẻh và Cát Tiên Hệ thống đơn vị cấp phường, xã, thị trấn, toàn tỉnh có 18 phường, 118 xã, 12 thị trấn1

Theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Cục Thống kê Lâm Đồng, dân số toàn tỉnh có 1.189.327 người, mật độ dân số là

122 người/km2, được phân bố tại các địa điểm như sau: (Xem bảng 1.1)

BẢNG 1.1 PHÂN BỐ DÂN SỐ TẠI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ

Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

(km 2 )

Dân số trung bình (người)

Mật độ dân

số (người/km 2

Trang 25

Về thành phần tộc người, Lâm Đồng là một tỉnh đa tộc người, có hơn

40 tộc người anh em cùng sinh sống, như: Kinh, Cơ ho, Mạ, Chu ru, M’nông, Raglai, Giẻ Triêng, Chăm, Hoa, Tày, Nùng, Thái, Dao… Các tộc người thiểu

số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa khác nhau, rất phong phú và đa dạng Trong số đó, ba tộc người được xem là cư dân bản địa của Lâm Đồng là: Cơ

ho, Mạ, Chu ru, đã định cư lâu đời tại vùng đất này, ngoài ra các tộc người khác có nguồn gốc cư trú từ nhiều vùng miền khác nhau đã di cư đến vùng đất Lâm Đồng sau này, khoảng vài thập niên gần đây Theo số liệu thống kê Tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 1999, tại Lâm Đồng, ngoài người Kinh chiếm đa số, cộng đồng các tộc người thiểu số cũng rất đa dạng (Xem bảng 1.2)

BẢNG 1.2 KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

Trang 26

Mỗi tộc người đều có phong tục tập quán, sắc thái văn hóa riêng Chính

vì vậy, mảnh đất Lâm Đồng là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa, là một vườn hoa muôn màu sắc, thu hút sự đam mê nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều học giả

1.1.2 Không gian định cư của người Chu ru

Qua một số công trình nghiên cứu khác có liên quan đến tộc người Chu

ru đã được công bố và những dữ liệu mà chúng tôi ghi nhận được qua nhiều đợt khảo sát điền dã tại cộng đồng người Chu ru, có thể đưa ra cái nhìn khái quát về không gian định cư của tộc người Chu ru như sau:

Theo Niên giám thống kê tình hình dân số, dân tộc, kinh tế - xã hội

năm 2004, tỉnh Lâm Đồng của Cục Thống kê Lâm Đồng, người Chu ru có

14.585 người, họ sống ở một số huyện như: Lạc Dương, Di Linh, Lâm Hà… nhưng tập trung chủ yếu ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng (Xem Phụ lục 5)

Đơn Dương là huyện nằm ở phía Đông Nam thành phố Đà Lạt, có độ cao trên 1.000m, là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Lâm Đồng Phía Bắc giáp với huyện Lạc Dương, phía Tây Bắc giáp với thành phố Đà Lạt, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Trọng, thuộc tỉnh Lâm Đồng Ranh giới phía Đông của huyện Đơn Dương giáp với các huyện của tỉnh Ninh Thuận Phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Ninh Sơn, phía Đông Bắc giáp với huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận Toàn huyện có 8 xã là: Lạc Xuân, Lạc Lâm, Ka Đô, Ka Đơn, Tu Tra, Quảng Lập, Próh, Đạ Ròn và 2 thị trấn là: Thạnh Mỹ và Dran Theo số liệu của Phòng thống kê huyện Đơn Dương, ở thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2009, toàn huyện có 23.119 hộ gia đình, tổng dân số của huyện là 93.364 nhân khẩu Các tộc người thiểu số đang cư trú trên địa bàn huyện Đơn Dương gồm có: Cơ ho, Chu ru, Raglai, Nùng, Tày, Hoa, Chăm… Riêng dân

số Chu ru là 9.998 nhân khẩu, sống tập trung ở các xã Tu Tra, Próh, Lạc Xuân, Ka Đơn và Ka Đô (Xem bảng 1.3)

Trang 27

BẢNG 1.3 PHÂN BỐ DÂN SỐ CHU RU HUYỆN ĐƠN DƯƠNG

Tổng nhân khẩu Chu ru

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đơn Dương, Sơ bộ một số chỉ tiêu dân số

và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01/04/2009)

Tại xã Tu Tra, tộc người Chu ru sống tập trung ở ba thôn: Ma Đanh, K’lot và R’lơm

Tại xã Próh, người Chu ru sống tập trung ở ba thôn: Krăng Gõ, Próh Ngó

và Próh Trong

Tại xã Lạc Xuân, người Chu ru sống tập trung ở ba thôn Diom A, Diom

B và B’kan

Tại xã Ka Đơn, người Chu ru sống tập trung ở thôn Tơrket

Tại xã Ka Đô, người Chu ru sống tập trung ở thôn Ka Đô cũ

Đức Trọng nằm trên quốc lộ 20, 27, 21 và cũng là cửa ngõ thành phố Đà Lạt Đức Trọng nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp Đơn

Trang 28

Dương và tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp Di Linh và Lâm Hà, có vị trí thuận lợi về mặt kinh tế, là trung tâm giao lưu kinh tế của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, Đông Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh

Theo số liệu của Phòng thống kê huyện Đức Trọng cung cấp, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, toàn huyện có 40.638 hộ với 167.513 nhân khẩu Trong đó, đồng bào dân tộc ít người chiếm 30%, chủ yếu là đồng bào dân tộc gốc tại chỗ: Chu ru, Mạ, Cơ ho và các dân tộc ít người từ các tỉnh biên giới phía Bắc di cư vào lập nghiệp Riêng tộc người Chu ru có 1.417 hộ với 10.351 nhân khẩu, họ sống tập trung chủ yếu ở 4 xã: Tà Năng, Tà Hine, Đà Loan và Phú Hội (Xem bảng 1.4)

BẢNG 1.4 PHÂN BỐ DÂN SỐ CHU RU HUYỆN ĐỨC TRỌNG

Trang 29

Có thể nói, Chu ru được xem là một trong số những tộc người có mặt lâu đời ở các địa bàn cư trú như trình bày trên và họ được xem là cư dân bản địa Sau ngày thống nhất đất nước (1975), với những chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách định canh, định cư của Đảng và Nhà nước,

đã có nhiều tộc người khác di cư đến các địa bàn trên sinh sống, làm cho thành phần tộc người ở đây đa dạng hơn

1.2 Một số đặc điểm chủ yếu của tộc người

1.2.1 Nguồn gốc và lịch sử cư trú tộc người Chu ru ở tỉnh Lâm Đồng Tên gọi Chu ru ngày nay là tộc danh chính thức được dùng trong các văn bản của Nhà nước, trong giới nghiên cứu và trên các phương tiện truyền thông Về nguồn gốc tộc người Chu ru, cho đến nay phần lớn các nhà Dân tộc học cho rằng, nguồn gốc của họ có liên quan đến tộc người Chăm hoặc người Raglai Đồng với quan điểm này, tiêu biểu là ý kiến của nhà nghiên cứu

Nguyễn Văn Diệu trong bài viết “Người Chu ru” in trong cuốn “Vấn đề các

dân tộc ở Lâm Đồng” (1983) do Mạc Đường chủ biên, cho rằng: người Chu

ru tách ra từ tộc người Chăm hoặc người Raglai Các nhà nghiên cứu dựa vào các tiêu chí sau đây để đưa ra kết luận của mình, như: ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ, nhân chủng, sinh hoạt kinh tế…

Qua những cuộc phỏng vấn của chúng tôi trong những đợt điền dã tại hầu hết các làng của người Chu ru, chúng tôi ghi nhận được hai ý kiến tương đối giống nhau từ các già làng và đại đa số những người Chu ru ở đây về nguồn gốc tộc người của họ có nguồn gốc từ người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận

Ý kiến thứ nhất, trước đây, người Chu ru sống ven biển Ninh Thuận và

Bình Thuận, họ vốn là những người dân Chăm, vì các vua chúa của người Chăm thường gây chiến tranh với người Khmer và người Kinh Để phục vụ

Trang 30

cho các cuộc chiến tranh, tầng lớp quý tộc Chăm đã tiến hành bóc lột những người dân lao động đồng tộc của mình hết sức thậm tệ Chúng buộc họ phải vào rừng sâu tìm ngà voi, sừng tê giác và các lâm sản quý nộp cho chúng, hoặc bắt họ xuống sông đãi cát tìm vàng Bên cạnh đó, thêm nạn bắt đi phu,

đi lính liên miên làm cho đời sống của nông dân lao động Chăm hết sức cực khổ Để tránh sự bóc lột nặng nề đó, một số người Chăm buộc phải rời bỏ quê hương để tìm nơi đất mới Họ đặt chân tới cao nguyên Lâm Đồng Chính những người di dân đầu tiên đó đã tự đặt cho mình tên gọi Chu ru ngày nay

Họ là những người đã mang theo nghề làm ruộng nước và nghề làm gốm của

người Chăm Tên gọi Chu ru có thể bắt nguồn từ chữ “Căm bruh” của tiếng Chăm Căm có nghĩa là người Chăm; bruh có nghĩa là đi trốn Căm bruh có

nghĩa là người Chăm đi trốn Người Chu ru là người Chăm đi trốn Chu ru

còn được gọi là Cru có nghĩa là “xâm đất”, ám chỉ những người mới di cư đến

vùng đất mới Họ còn được các tộc người lân cận gọi bằng những tên như: Ca

- do, Kơ - du, P’nông - Chăm

Ý kiến thứ hai, trước khi bộ phận người Chăm ở Ninh Thuận, Bình

Thuận lên vùng đất Lâm Đồng lập nghiệp, do không chịu nỗi sự áp bức của vua chúa Chăm, đã có một bộ phận các nhà quý tộc Chăm muốn khám phá và tìm một vùng đất màu mỡ, có khí hậu mát mẻ hơn để sinh sống và họ đã chọn Lâm Đồng làm quê hương thứ hai của mình Những người này họ tự đặt tên cho mình là Chu ru Có thể nói, người Chu ru di cư lên đất Lâm Đồng theo nhiều đợt khác nhau Những quý tộc người Chăm đến Lâm Đồng trước đã chiếm rất nhiều đất đai, làm ra được nhiều của cải, trâu bò và họ tự đặt tên cho dòng họ của mình là Bơnahria, đây được xem là dòng họ đầu tiên, là tổ tiên của người Chu ru ở Lâm Đồng Bơnahria theo tiếng Chu ru có nghĩa là

“những người đi trước”, “những người chủ đất” Những người Chăm đến sau

phải mua lại đất đai, trâu bò và phải phục tùng dòng họ Bơnahria và họ tự đặt

Trang 31

tên cho dòng họ của mình là Jơrlơng để phân biệt với những người trong dòng

họ Bơnahria Sau này, trong quá trình sinh sống lại có nhiều dòng họ khác ra đời như: Touprong, Kơbao Bơnuh, Ka’tor, Jơlơng, Jơnưng sang, Touneh, Toutiăng, Dơwang, Kơjong, Chu ru yang, Bơ nhông, Bơju, A mơl, Sơpuh, Anà mơtui…

Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu trước, vấn đề quan hệ với nguồn gốc giữa người Chăm và người Chu ru có nhiều nét tương đồng trên nhiều phương diện Xét về mặt ngôn ngữ: Tiếng Chu ru và tiếng Chăm đều thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesian Về mặt nhân chủng, người Chăm và người Chu ru đều có những đặc điểm nhân chủng giống nhau là thuộc nhóm Indonesian Ngoài ra, kỹ thuật trồng lúa nước của người Chu ru đã đạt đến trình độ thâm canh được đánh giá là cao nhất trong số các tộc người thiểu số Trường Sơn – Tây Nguyên, các kỹ thuật làm gốm của người Chu ru cũng khá giống với người Chăm cụ thể như: kỹ thuật làm gốm không dùng bàn xoay,

kỹ thuật nung lộ thiên

Tuy vậy, vấn đề nguồn gốc và lịch sử cư trú của người Chu ru ở Lâm Đồng hiện nay vẫn là một vấn đề phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau Vì vậy, để giải quyết thấu đáo vấn đề này cần phải có những công trình nghiên cứu sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau với phương pháp liên ngành và chuyên ngành để có những kết luận khoa học thuyết phục

1.2.2 Đặc điểm kinh tế

1.2.2.1 Trồng trọt

Trồng trọt là hoạt động sản xuất truyền thống chủ yếu, chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế của người Chu ru Trong trồng trọt, nghề trồng lúa nước chiếm vị trí quan trọng và là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu Ngoài

ra, họ còn trồng thêm ngô, khoai, sắn và một số loại rau, đậu trên nương rẫy

Trang 32

hoặc trong vườn Vì vậy, trong ba loại hình trồng trọt trên, loại quan trọng

nhất là trồng lúa nước trên ruộng (hơma), thứ đến là canh tác nương rẫy

(jơnah) và làm vườn (apùh)

Ruộng trước đây người Chu ru thường chỉ làm một mùa, và có thể tạm chia

làm hai loại: ruộng sâu (hơma gluh) hoặc ruộng sình (hơma bo) và ruộng khô

(hơma gơl) Do tính chất và điều kiện địa lý của từng loại ruộng ở từng vùng, có

những đặc điểm khác nhau nên kỹ thuật canh tác cũng có sự khác nhau

Đối với ruộng bình thường, được dùng phương pháp “thủy nậu” Người

ta cho trâu quần để đất thật nhuyễn rồi gieo hạt Đối với các loại ruộng đất khác, thì sau khi thu hoạch một thời gian, người ta tiến hành cày ải, bừa lần thứ nhất, cày trở, bừa lần hai và kết hợp với việc bang đất cho bằng , rồi sạ giống Trong quy trình làm ruộng cổ truyền, trình độ kỹ thuật còn thấp, nông

cụ sản xuất còn rất thô sơ như: cày, bừa đều bằng gỗ, nên năng suất đem lại còn thấp

Khi lúa chín họ gặt bằng liềm Ngày xưa, đồng bào thường đổi công cho nhau trong mùa gặt Lúa được gặt xong, họ không mang về nhà mà cột thành từng bó chất cao thành đống để ngoài đồng Họ “tuốt lúa” bằng cách rải từng

bó lúa trên đám đất cứng của thửa ruộng rồi dùng trâu dẫm – gọi là “trâu quần

lúa” (pơrjũa), hay dùng chân đạp lúa Phần rơm họ đốt ngay tại ruộng để làm

phân cho tốt đất ở vụ sau Phần lúa được đựng vào gùi mang về nhà, đổ vào

bồ Trước khi cất giữ, họ thường phơi lúa hoặc rang lúa (nếu trời mưa) cho khô

Để phụ vào một vụ lúa nước, người Chu ru làm thêm nương rẫy và vườn

Tuy diện tích không nhiều nhưng nhà nào cũng có Trong vườn (apùh)

thường được trồng xen các loại cây lương thực và thực phẩm khác như: bắp

(tơngời), khoai (hơbơi), đậu phộng (rơtà), một số loại rau khác

Trang 33

1.2.2.2 Chăn nuôi

Hỗ trợ đắc lực cho ngành trồng trọt, đó là ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm Nghề chăn nuôi của người Chu ru đã có từ lâu Ngày xưa, rừng còn nhiều, đồng cỏ cũng sẵn, cuộc sống tương đối biệt lập giữa các buôn làng, do nhu cầu nuôi gia súc làm vật hiến sinh trong các lễ cúng, nên chăn nuôi là hoạt động thường xuyên và bắt buộc của mỗi gia đình

Trước đây, con trâu vốn là vật nuôi đặc trưng của người Chu ru Do đất rộng, người thưa, rừng nhiều, nên đàn trâu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Trâu được coi là một trong những tài sản quý giá có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế Trâu dùng làm vật ngang giá để mua bán, trao đổi Số lượng trâu từng nhà cũng như số lượng trâu làng là tiêu chí phản ánh

sự giàu nghèo và uy thế của làng

Sau trâu, vật nuôi quan trọng thứ hai là heo Heo được nuôi phổ biến ở mọi gia đình Mỗi nhà nuôi từ ba đến mười con Heo được nuôi trong chuồng, mỗi sáng thả chúng ra và tối đến nhốt vào chuồng Ban ngày, heo phải tự đi kiếm ăn Những con heo nái gần đến ngày đẻ chúng làm ổ và đẻ trong rừng, đến bữa chúng về nhà ăn Cũng như trâu, heo chủ yếu dùng làm vật cúng tế trong gia đình hay cộng đồng Ngoài ra, heo còn được dùng vào mục đích trao đổi hàng hóa

Ngoài trâu, heo, người Chu ru còn chăn nuôi dê và ngựa Dê được dùng vào việc cúng tế thần linh và dùng để bán Ngựa dùng làm phương tiện chuyên chở cho những chuyến đi xa trao đổi hàng hóa với các dân tộc láng giềng

Có thể nói, trong các loại gia súc lớn, trâu là con vật quan trọng và được nuôi nhiều hơn cả Bên cạnh đó, người Chu ru còn nuôi nhiều loại gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng Ban ngày chúng tự kiếm ăn, tối đến chúng được

Trang 34

ăn những thức ăn rơi rớt quanh nhà hay người nhà cho chúng ăn và chúng trú dưới gầm sàn hay trên các cành cây Gà được nuôi để cúng lễ, trứng dùng làm quà biếu, ít khi được bán hay trao đổi

Ngoài ra, mỗi gia đình người Chu ru đều nuôi chó Mỗi nhà nuôi từ ba đến sáu con Chó để giữ nhà và cũng là người bạn thân thiết trong cuộc sống của con người, là trợ thủ đắc lực của con người trong việc săn bắn các con thú trong rừng

Tóm lại, nghề chăn nuôi ở người Chu ru đã được chú trọng từ rất sớm Phương thức chăn nuôi thả rông là chủ yếu Mục đích chăn nuôi chủ yếu là nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh như: cúng tế, ma chay, cưới xin… và để trao đổi những đồ vật đắt tiền như: chiêng, ché, đồ trang sức… mà ít phục vụ cho nhu cầu cải thiện bữa ăn, cũng như chưa trở thành sản phẩm mang tính hàng hóa Công việc chăn nuôi chủ yếu được giao cho trẻ em và người già đảm

nhiệm

1.2.2.3 Săn bắn, hái lượm

Kết hợp với kinh tế sản xuất, săn bắn và hái lượm là một hoạt động thường xuyên trong đời sống người Chu ru, tuy nó không phải là nguồn sống quan trọng Săn bắt thường kết hợp chặt chẽ với khâu sản xuất nông nghiệp

để chống các loại thú rừng phá hoại mùa màng Nó không những là nguồn lợi, nguồn cung cấp thực phẩm mà còn là thú vui của mọi thành viên nam giới trong làng

Tuy chưa có người chuyên sống về nghề săn bắn, nhưng người đàn ông nào cũng biết đi săn, gia đình nào cũng có lao, nỏ, ná Trước đây, nhiều làng thường tổ chức đi săn tập thể Hỗ trợ cho cuộc săn bắt được thành công, họ thường dùng chó để đuổi bắt mồi Họ cũng là những người có kinh nghiệm

làm tên thuốc độc

Trang 35

Bên cạnh việc săn bắt thú rừng, đồng bào Chu ru ở đây cũng rất tài nghệ trong việc đánh bắt cá ở khe, sông, suối Hình thức đánh bắt là dùng gàu để tát, rổ để xúc, lưới để bắt Đặc biệt hơn, họ dùng độc dược để làm cá say hay

gọi là “thuốc cá” Họ đào rễ cây diang (loại dây leo) ở trong rừng, đập nhỏ,

bỏ vào nước Sau một thời gian cá say họ lội xuống mò cá Những con cá kiếm được dùng làm thức ăn trong ngày Ngoài ra, còn được phơi khô hoặc làm mắm ăn dần Đi săn họ có thể nhóm đi sau, nhóm đi trước, còn đi bắt cá

cả làng cùng đi một lúc

Nếu săn bắt chủ yếu là công việc của nam giới, thì hái lượm lại là công việc chủ yếu do nữ giới đảm nhiệm Những lúc nhàn rỗi, phụ nữ vào rừng để hái rau, đào củ, lấy mật ong, lượm củi Ngoài việc cung cấp thức ăn cho bữa

ăn hàng ngày, các sản phẩm thu được từ hái lượm còn được sử dụng làm hàng hóa trao đổi những thứ họ không sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ cho nhu cầu

1.2.2.4 Nghề thủ công

Người Chu ru được nhiều người biết đến bởi những nghề thủ công như: làm gốm, làm nhẫn bạc, đan lát, rèn, nấu rượu cần… Đây là những nghề thủ công chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa riêng của người Chu ru Riêng nghề dệt ở người Chu ru không phát triển, vì vậy hầu hết y phục cổ truyền như: áo, khố, váy đều phải mua hoặc trao đổi với các tộc người lân cận như người Chăm, Cơ ho, Mạ

Tại xã Próh, huyện Đơn Dương, còn tồn tại một số địa danh cổ nói về những làng Chu ru biết làm các nghề thủ công như: Krăng Gõ (làng làm nồi đất), Krăng Chớ (nghĩa là vỏ sò) Tại thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương hiện có một gia đình của nghệ nhân Bơju Ya Tuất còn bảo lưu nghề làm đồ trang sức như: nhẫn, vòng đeo tay, đeo cổ… bằng bạc rất tinh xảo

Trang 36

Đây là một nghề thủ công chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo truyền thống của tộc người, bởi phương thức chế tác bạc khá đặc biệt Đầu tiên những chiếc nhẫn, vòng… được tạo mẫu bằng sáp ong, sau đó đắp hỗn hợp đất sét trộn với phân trâu tạo khuôn Khi khuôn khô, hơ khuôn trên lửa, sáp ong ở trong sẽ chảy

ra ngoài tạo khuôn rổng bên trong Lúc này, hợp kim bạc nấu nóng chảy được rót vào khuôn tạo ra những chiếc vòng, nhẫn bạc theo ý muốn Mỗi sản phẩm sử dụng một khuôn và khuôn chỉ sử dụng một lần duy nhất Nhẫn, vòng khi lấy từ khuôn ra được gọt giũa và đánh bóng để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh Với bàn tay khéo léo, các nghệ nhân tạo ra những đồ trang sức rất tinh xảo, mắt thường không nhận thấy, nó được làm ra từ nguyên liệu thô sơ và cách làm còn khá nguyên thủy

1.2.3 Quan niệm về xã hội mẫu hệ

Xã hội truyền thống của người Chu ru là xã hội mẫu hệ với vai trò nổi bật của dòng nữ trong tổ chức xã hội, tổ chức dòng họ, con cái mang họ mẹ,

kế thừa tài sản thuộc về dòng nữ, trong hôn nhân con gái đi cưới chồng, sau khi kết hôn chú rể về cư trú bên vợ Trước khi đi vào tìm hiểu xã hội mẫu hệ của người Chu ru, chúng tôi muốn trình bày một số quan niệm về xã hội mẫu

hệ (matrilineal) trong nghiên cứu của các nhà Nhân học/Dân tộc học hiện nay

và trên cơ sở quan niệm này dùng để nghiên cứu xã hội mẫu hệ của người Chu ru

Khi đề cập đến xã hội phụ hệ hay mẫu hệ, trong các tác phẩm kinh điển, các đặc điểm của thị tộc mẫu hệ và phụ hệ đã được trình bày, làm cơ sở quan trọng để nhận diện lịch sử chung của nhân loại cũng như các vấn đề cụ thể trong lịch sử của các tộc người Ngày nay, các nhà Nhân học/Dân tộc học

đã nêu lên những đặc điểm cơ bản và điển hình nhất của từng xã hội Trong

cuốn sách “Bách khoa toàn thư về Nhân học xã hội và văn hóa” xuất bản vào năm 1996, có nêu rằng: “Mẫu quyền (matriarchy) là ám chỉ tới sự thống trị

Trang 37

của các thành viên nữ trong xã hội” Mẫu hệ (matrilineal) là cách tính dòng dõi về phía mẹ, dòng dõi được thừa kế bởi cả hai nam và nữ, nhưng nó chỉ truyền cho con cháu của người phụ nữ mà thôi” [68, tr.612]

Có thể nói, trên cơ sở nghiên cứu các xã hội mẫu hệ của nhiều tộc người khác nhau trên thế giới, các nhà Nhân học đã cho rằng mẫu hệ

(matrilineal) là một cách tính dòng họ về phía mẹ, tài sản được truyền cho

con cháu của người phụ nữ, nhưng không nhất thiết là chỉ chuyển giao cho con gái

Trong tác phẩm “Gia đình và hôn nhân truyền thống ở các dân tộc

Malayô – Pôlynêxia Trường Sơn – Tây Nguyên”, tác giả Vũ Đình Lợi đã có

những nhận xét rất sâu sắc về vai trò của người phụ nữ và về xã hội mẫu hệ

của các tộc người theo nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian: “Phụ nữ trong

đại gia đình mẫu hệ giữ vai trò chi phối, là người chủ nhà dài, người coi giữ

và phân phát khẩu phần cho mỗi thành viên, đáp ứng nhu cầu mặc cho cả gia đình, và chỉ phụ nữ mới được thừa kế tài sản” [34, tr.34] Trong phần kết

luận, tác giả viết: “Thực ra, vấn đề hệ chỉ là quy định cách tính tử hệ (tính

dòng họ và tên) quyền thừa kế tài sản, quyền sở hữu, quyền kế vị chức vụ xã hội và gắn với nó là các tập tục trong hôn nhân, gia đình do việc tính tử hệ quy định Hệ tuyệt nhiên không phải là thước đo đánh giá sự phát triển về kinh tế - xã hội giữa các dân tộc ” [34, tr.139]

Trong xã hội truyền thống của người Chu ru, con cái lấy theo họ mẹ; con

gái đi cưới chồng về nhà mình với quan niệm “chặt cây rừng về làm cột nhà”,

từ đó người chồng sẽ trở thành trụ cột, thành “người nuôi” gia đình vợ, người

gánh vác mọi công việc làm ăn trong gia đình vợ, nhưng quyền quyết định lớn nhất lại thuộc về người vợ, người cậu bên nhà vợ; quyền thừa kế tài sản thuộc

về con gái truyền từ đời này sang đời khác và con gái nắm trọng trách quản lý gia đình, chăm sóc cha mẹ lúc về già

Trang 38

Sự khác biệt của xã hội mẫu hệ với xã hội mẫu quyền – đó là sự thống trị của người đàn ông trong lĩnh vực xã hội, chứ không phải người phụ nữ Người phụ nữ Chu ru có vai trò và vị trí lớn trong gia đình, nhưng về lĩnh vực quan hệ xã hội, giao tiếp cộng đồng thì chính người đàn ông lại đóng vai trò chủ đạo như: ông chủ làng, ông già làng, ông trưởng dòng họ.

1.2.4 Tổ chức xã hội truyền thống

1.2.4.1 Thiết chế tự quản truyền thống

Tổ chức xã hội truyền thống của tộc người Chu ru ở Lâm Đồng đạt tới

đơn vị xã hội cao nhất là làng (plơi, plei) Mỗi plơi/plei là một công xã láng

giềng, gồm nhiều gia đình lớn mẫu hệ cùng cư trú Làng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào số lượng các gia đình, thông thường làng nhỏ có khoảng từ 10 đến

15 gia đình, làng lớn có khoảng 40 đến 50 gia đình

Gia đình là đơn vị nhỏ nhất, tiếp đến là dòng họ và làng, trên làng không

có cấp trung gian nào khác.Theo quan niệm của người Chu ru, phạm vi của làng là một khoảng đất rộng chừng 3 đến 4km2, bao gồm: đất thổ cư, đất trồng trọt, các công trình thủy lợi cũng như rừng, núi, sông, suối, ao, hồ, đất nghĩa địa có ranh giới tự nhiên là các con sông, dòng suối hoặc quả đồi, do các

chủ làng (Pô plơi hay Pô plei) quy ước với nhau và được lưu truyền qua nhiều

thế hệ Các thành viên trong làng đều biết rõ ranh giới mà họ có thể canh tác, săn bắt, đánh cá và hái lượm

Làng của người Chu ru có một bộ máy tự quản độc lập Theo lời kể của một số người già, hợp thành bộ máy điều hành trong làng Chu ru thời xưa gồm các thành viên như: chủ làng, hội đồng già làng, thầy cúng, trưởng thuỷ

và bà mụ Uy tín của bộ máy tự quản này rất cao và nó đã tồn tại từ xa xưa trải qua nhiều thế hệ Nhiệm vụ của bộ máy tự quản này là điều hành mọi công việc của làng dựa trên nền tảng luật tục được biểu hiện dưới các hình

Trang 39

thức kiêng cữ, cấm kỵ Bộ máy tự quản này có nhiệm vụ truyền tải những quy định của làng từ thế hệ này sang thế hệ khác, phải làm cho mọi người trong làng hiểu được và thi hành đúng những phong tục tập quán của tộc người mình Nếu ai vi phạm thì sẽ bị xử phạt bằng hình thức là làm lễ cúng thần linh, bồi thường cho cộng đồng và cá nhân bị xúc phạm

Đứng đầu một làng là Pô plơi/ Pô plei (chủ làng) Chủ làng là người

đàn ông do tất cả các thành viên lựa chọn trong số những người cao tuổi trong làng (khoảng 50 tuổi trở lên), thường là người chồng của một người phụ nữ

thuộc về một dòng họ có uy tín và có thế lực trong làng Trước kia, chức Pô

plơi thường nằm trong tay gia đình giàu có nhất trong làng và chỉ truyền theo

dòng nữ, nhưng do chồng của cô con gái, tức người rể điều hành công việc

Trong thực tế, chức vụ Pô plơi thuộc về vợ và gia đình vợ của ông ta, ông ta

chỉ là người đại diện để điều hành công việc của làng Tuy chưa phải là “phổ

thông đầu phiếu”, nhưng Pô plơi là người được đông đảo các thành viên trong

làng tín nhiệm Ngoài tiêu chuẩn cao tuổi, ông còn là người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, săn bắt, chiến đấu, biết cách giao dịch, ăn nói lịch thiệp, biết cách tranh biện để bảo vệ quyền lợi của dân làng trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, cũng như am hiểu về lịch sử, phong tục, tập quán của làng và tộc người mình Ngoài ra, chủ làng cùng với các già làng bàn bạc và giải quyết mọi công việc đối nội cũng như đối ngoại của làng

Về quyền lợi kinh tế, chủ làng cũng như mọi người khác trong làng Ông phải lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình mình Ông không được làng dành cho những ưu tiên nào Về mặt tinh thần, chủ làng là người có uy tín tuyệt đối, là người làm chủ, là chủ tế trong các buổi tế lễ của cộng đồng Một chủ làng giỏi, làm tròn trách nhiệm và thể hiện tốt vai trò của mình thì

được cả làng tin tưởng, kính trọng và được ví như “gốc của làng”, điều này

thể hiện rất rõ trong luật tục:

Trang 40

Alak tơpai bơngì lu mơnih mơnhũm mơyòm

Pô plơi mơtai sàm lu mơnih ràn dong

Dịch sát nghĩa:

Ché rượu ngon thì đông người đến uống

Chủ làng chết thì đông người đến giúp1

Ở mỗi làng thường có một hội đồng già làng Hội đồng này là sự tập

hợp các già làng (Tha plơi) có uy tín trong làng Hội đồng già làng có trách

nhiệm điều khiển những công việc trong làng theo luật tục một cách chặt chẽ

đã được xác định qua nhiều thế hệ Không phải nghiễm nhiên mà được gọi là già làng hay được đứng trong hàng ngũ hội đồng già làng, cũng không phải cứ nhiều tuổi là được gọi là già làng hay là được bầu vào hội đồng già làng Những người đủ điều kiện tham gia vào hội đồng già làng phải là những người đàn ông nhiều tuổi (lớn hơn 50 tuổi) có uy tín và có trách nhiệm với những công việc chung của làng Theo quan niệm của người Chu ru, già làng hay hội đồng già làng là những người được trọng vọng, là tấm gương và là chuẩn mực của cả cộng đồng Trước đây, họ là thế hệ tiếp nối những phong tục tập quán, những tinh hoa của các thế hệ trước để lại và bây giờ họ lại trở thành mẫu mực cho các thế hệ sau tiếp bước Thông qua hội đồng già làng, những phong tục, tập quán tốt đẹp của tộc người, đặc biệt là những quy định trong luật tục được bảo lưu, phát huy tác dụng và được các thế hệ sau tiếp nhận Lời nói của các già làng rất có trọng lượng không những đối với một thành viên nào đó, mà còn đối với cả cộng đồng làng

Bơjơu (thầy cúng) là người có uy tín về mặt tinh thần sau chủ làng, ông

là linh hồn của các buổi lễ tế chung của cộng đồng cũng như các dòng họ và gia đình Ngày thường, thầy cúng cũng phải lao động như mọi người, chỉ khi

1

Biên bản phỏng vấn ông Touprong Ya Dung, sinh 1951, thôn Ka Đô cũ, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, ngày 20/02/2008.

Ngày đăng: 26/02/2016, 19:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Chăm
Tác giả: Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 1991
2. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyện, Nguyễn Văn Huệ (1998), Văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam
Tác giả: Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyện, Nguyễn Văn Huệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 1998
3. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thúy Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 1994
4. Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa. Con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân học văn hóa. Con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên
Tác giả: Vũ Minh Chi
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
5. Phan Ngọc Chiến (chủ biên)(2005), Người Kơ Ho ở Lâm Đồng (nghiên cứu nhân học về dân tộc và văn hóa), Nhà xuất bản Trẻ, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Kơ Ho ở Lâm Đồng (nghiên cứu nhân học về dân tộc và văn hóa)
Tác giả: Phan Ngọc Chiến (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 2005
6. Cục thống kê Lâm Đồng, Niên giám thống kê tình hình dân số, dân tộc, kinh tế, xã hội năm 2001, tỉnh Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tình hình dân số, dân tộc, kinh tế, xã hội năm 2001
7. Cục thống kê Lâm Đồng, Niên giám thống kê tình hình dân số, dân tộc, kinh tế, xã hội năm 2002, tỉnh Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tình hình dân số, dân tộc, kinh tế, xã hội năm 2002
8. Cục thống kê Lâm Đồng, Niên giám thống kê tình hình dân số, dân tộc, kinh tế, xã hội năm 2004, tỉnh Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tình hình dân số, dân tộc, kinh tế, xã hội năm 2004
9. Cục thống kê Lâm Đồng, Niên giám thống kê năm 2009, tỉnh Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2009
10. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam
Tác giả: Phan Hữu Dật
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
11. Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam (sách tham khảo), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam (sách tham khảo)
Tác giả: Phan Hữu Dật
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
12. Nguyễn Trắc Dĩ (1972), Đồng bào các sắc tộc Việt Nam, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng bào các sắc tộc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Trắc Dĩ
Năm: 1972
13. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam
Tác giả: Khổng Diễn
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 1995
14. Khổng Diễn – Bùi Minh Đạo (chủ biên)(2003), Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Khổng Diễn – Bùi Minh Đạo (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 2003
15. Ngô Văn Doanh (1995), Lễ hội bỏ mả Bắc Tây Nguyên, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội bỏ mả Bắc Tây Nguyên
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
Năm: 1995
16. Bùi Minh Đạo (chủ biên)(2003), Dân tộc Cơ ho ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Cơ ho ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Minh Đạo (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 2003
17. Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường ĐHKHXH và NV, Khoa Nhân học (2008), Nhân học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân học đại cương
Tác giả: Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường ĐHKHXH và NV, Khoa Nhân học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm: 2008
18. Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường ĐHKHXH và NV, Bộ môn Nhân học (2007), Nhập môn lý thuyết nhân học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn lý thuyết nhân học
Tác giả: Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường ĐHKHXH và NV, Bộ môn Nhân học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm: 2007
19. Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường ĐHKHXH và NV, H. Russel Bernard (2007), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học tiếp cận định tính và định lượng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học tiếp cận định tính và định lượng
Tác giả: Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường ĐHKHXH và NV, H. Russel Bernard
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm: 2007
20. Bế Viết Đẳng (chủ biên)(1995), 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945 – 1995), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945 – 1995)
Tác giả: Bế Viết Đẳng (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w