Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong quan niệm cũng như cách thức tổ chức tang ma.

Một phần của tài liệu Sự thay đổi về phong tục tổ chức tang ma của người dân raglay tại khánh nam – khánh vĩnh – khánh hòa (Trang 35 - 38)

Năm 1975 sau thắng lợi của cuộc chiến tránh chống Mỹ của nhân dân ta, cũng là thời điểm đánh dấu một chuyển biến lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của cộng động tộc người Raglai tại Khánh vĩnh – khánh hịa. Để tạo điều kiện ổn định cho việc cư trú và sinh sống của cộng đồng người Raglai nên theo chính sách của nhà nước thì sau khi kết thức chiến tranh cộng động người Raglai tại khánh vĩnh – khánh hịa được di chuyển từ khu vực rừng núi xuống khu vực đang sinh sống hiện nay để chính quyền địa phương cĩ thể dễ dàng trong việc quan tâm chăm lo tới đời sống của cộng đồng dân tộc này. ở đây người dân raglai lại cĩ những sự giao lưu văn hĩa với nền văn hĩa của cộng động dân tộc khác mà từ đĩ đã dẫn đến những thay đổi trong đời sống của người cộng đồng người Raglai nơi đây.

3.1. Sự biến đổi về hoạt động kinh tế - xã hội.

Những năm gần đây thì hoạt động kinh tế của người dân Raglai ở đây đã cĩ nhiều thay đổi. Trước khi chuyển xuống khánh nam – khánh vĩnh thì hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân là canh tác nơng nghiệp lúa nước và sau khi chuyển xuống khánh vĩnh thì hoạt động kinh tế đĩ vẫn cịn được người dân duy trì thế nhưng với những kỷ thuật canh tác khá đơn giản, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên kết quả cho năng suất khá thấp dẫn đến đời sống của người dân cịn nhiều thiếu thốn và khĩ khăn. Do đĩ việc trồng những loại cây mang lại hiểu quả kinh tế cao giúp đời sống người dân được cải thiện là một bước tiến trong đời sống người dân nơi đây. Chính vì thế mà hình thức canh tác cây trồng được người dân thay đổi dần, thay vào những cánh đồng ruộng lúa bây giờ là những cánh đồng mía, những bãi bắp trãi dài hay những rừng keo bạt ngàn

“Ở đây mấy năm nay thì ít lúc người ta chuyên sang trồng mía, trồng keo gì đĩ tại mía với

keo là cĩ hiệu quả kinh tế cao, cịn lúa thì trồng chứ làm hàng hĩa thì đâu được nhiêu đâu nên là ít hơn cĩ những nhà khơng làm nữa.” Pv: cán bộ xã

“bây giờ khơng cịn nữa, bây giờ khơng cĩ trồng lúa nữa. bây giờ chỉ cĩ trồng đậu, bắp trồng mì, ba bốn thứ đĩ là ăn, cây dài thì trồng mía cây keo gì đĩ” Pv:cao niên

Sự thay đổi về hình thức canh tác đã giúp đời sống người dân phần nào được cải thiện, đời sống được nâng cao hơn. Thế nhưng cũng chính sự thay đổi hình thức canh tác từ trồng lúa nước sang trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày để dẫn đến một số thay đổi trong

văn hĩa của những người dân Raglai nơi đây, một số hình thức văn hĩa đặc trưng đã bị thay thế hoặc bị mất dần

3.2. Sự giao lưu văn hĩa tộc người

Khi những dân tộc sống gần nhau thì việc ảnh hưởng những nền văn hĩa của nhau là đều rất dễ xảy ra và ở đây với cộng đồng Raglai tại khánh nam – khánh vĩnh – khánh hịa thì sự giao lưu văn hĩa diễn ra khá rõ rệt. Việc chung sống gần gũi với người Kinh đã cĩ những ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống người dân Raglai mà đặc biệt là sự thay đổi về văn hĩa trong đĩ cĩ sự thay đổi về phong tục tổ chức tang ma của người Raglai nơi đây.

Từ khi di chuyển xuống vùng đất mới, tiếp cận với nền văn hĩa mới mà ở đây chủ yếu là văn hĩa Kinh thì những hình thức đặc trưng việc tổ chức tang ma của người dân raglai tại đây cũng đã cĩ những thay đổi khá rõ rệt. Khi hỏi về những nét đặc trưng trong việc tổ chức tang ma của mình thì hầu như đều nhận được một câu trả lời cĩ một ý nghĩa chung nhất

“Lễ tang hả, thì cũng bình thường cũng theo người kinh hết à (dạ) nĩi chung là theo người kinh hết” (nguồn: pvs cán bộ thơn)

“…hiện tại giờ thì người ta theo phong tục người kinh nhiều nhất thì người ta cũng làm theo người kinh nhiều rồi…” (nguồn: pvs cao niên cụ Cao Thị Thị)

“Hầu như là do tiếp cận với nền văn hĩa mới, người ta cho đĩ là nguyên nhân chính…”(nguồn: pvs cán bộ xã)

Qua những ý kiến của người dân cho thấy được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hĩa Kinh đến đời sống người dân Raglai tại đây. Cũng chính tù đĩ đã cho thấy việc gìn giữu văn hĩa của mình trước một nền văn hĩa mới của dân tộc Raglai tại đây là khá yếu nên đã dề dàng bị mai một bởi nền văn hĩa mới.

Cĩ đến Khánh Vĩnh ta mới cĩ thể thấy rõ được sự thay đổi trong đời sống hằng ngày cũng như trong văn hĩa của người dân Raglai nơi đây như thế nào. Từ nhà của đến cách thức sinh hoạt đều được xây dựng theo cách thức của người Kinh. Đi theo hết con đường chính của Khánh Nam – Khánh Vĩnh ta đều nhìn thấy những ngơi nhà theo phong cách của người Kinh, để cĩ thể kiếm được một ngơi nhà truyền thống của người Raglai tại đây là rất khĩ hay cĩ thể nĩi là hồn tồn khơng cĩ.

3.3. Tác động của chính sách nhà nước.

Với chính sách chăm lo cho người dân tộc thiểu số của nhà nước ta đã phần nào giúp cho đời sống của người dân tộc được cải thiện, cuộc sống của họ được nâng lên. Tuy nhiên chính những chính sách hỗ trợ của nhà nước, của các đồn hội đã làm cho một số hộ dân cĩ sự ỷ lại cuộc sống luơn trong chờ vào sự giúp đỡ mà khơng thực sự cố gắng, như việc hỗ trợ xây dựng nhà ở con người dân tộc thiểu số là điều rất tốt thế những việc xây dựng lại khơng theo phong cách nhà truyền thống của người Raglai mà lại theo phong cách xây dựng nhà của người Kinh. Chính những việc như thế cũng đã gĩp phần làm thay đổi đi đời sống của người Raglai nơi đây.

Ngồi ra việc tổ chức những nét văn hĩa của cộng đồng người dân raglai nơi đây đơi khi bị cho là lạc hậu và tốn kém nên thường khơng được chính quyền địa phương chấp nhận khi những hình thức văn hĩa đĩ được diễn ra. Chính vì thế người dân cũng cĩ phần e ngại khi thực hiện nĩ.

Trong tất cả các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong về phong tục tổ chức tang ma của người dân Raglai trên cĩ thể thấy việc ảnh hưởng của nền văn hĩa khác, nền văn hĩa Kinh là nguyên nhân chính đã dẫn đến những thay đổi rõ rẹt trong văn hĩa của người dân Raglai.

Một phần của tài liệu Sự thay đổi về phong tục tổ chức tang ma của người dân raglay tại khánh nam – khánh vĩnh – khánh hòa (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w