Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thái bình hiện nay

86 357 1
Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thái bình hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã khẳng định: thời kỳ mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nớc ta là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Cũng tại đại hội này Đảng ta đã chỉ rõ: để đa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến thắng lợi, cần phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực và với t cách là yếu tố cơ bản, là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao dân trí, bồi dỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con ngời Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá[20, 21]. Với tính cách là nguồn lực quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, con ngời vừa là chủ thể vừa là phơng tiện (công cụ) của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Là chủ thể, con ngời đóng vai trò quyết định trong khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên, vốn, khoa học và kỹ thuật để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; con ngời là yếu tố không thể thiếu, quyết định sự thành bại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời chính con ngời là đối tợng đợc thụ hởng những thành quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và điểm mấu chốt con ngời, sự phát triển con ngời, hạnh phúc của con ngời là mục tiêu tối cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, con ngời đợc coi là vị trí trung tâm trong toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; công nghiệp hoá, hiện đại hoá do con ngời và vì con ngời. Ngày nay, xu hớng toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lợng sản xuất trực tiếp; tiềm năng trí tuệ và kỹ năng lao động cao thì vai trò của con ngời trong sự phát triển đặc biệt quan trọng. Nớc ta có lực lợng lao động dồi dào, trẻ, cần cù thông minh, sáng tạo và ham học hỏi. Hơn 38 triệu lao động (chiếm 50% dân số). Trong số đó có 70 vạn 5 ngời có trình độ đại học, trên 8.000 tiến sĩ và phó tiến sĩ, trên 3 triệu cán bộ trung cấp và công nhân kỹ thuật. Đây là một độ ngũ đáng quý, không ít quốc gia mong muốn có đợc [7, 545 - 546]. Song đáng tiếc là chúng ta đã và đang làm lãng phí nguần tài nguyên ấy. Điều đó đã dẫn tới một thực tế là lực lợng lao động nớc ta hiện nay bộc lộ không ít những hạn chế cha thể đáp ứng đợc yêu cầu làm việc trong điều kiện áp dụng công nghệ mới, cờng độ lao động cao. Trong khung cảnh chung đó, Thái Bình là một tỉnh đông dân (1,83 triệu ngời), lao động dồi dào (1073 ngàn ngời chiến khoảng 58,6% dân số của tỉnh). Đó là nguồn nội lực hết sức quý báu và to lớn. Nhng thời đại ngày nay, quy mô lực lợng lao động lớn trong điều kiện chất lợng, năng suất lao động thấp, lao động phổ thông, cha qua đào tạo lại là nhân tố hạn chế sự phát triển. Do đó, nghiên cứu để phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn lực lao động xã hội nói riêng vẫn là đề tài luôn đợc sự chú ý, quan tâm của xã hội và sự đòi hỏi cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức rõ vai trò của nguồn lực lao động đối với sự phát trển kinh tế xã hội, tại Đại hội Đảng bộ Thái Bình lần thứ 16 khẳng định: Phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, coi trọng và phát huy nhân tố con ngời. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề chất lợng nguồn lực lao động Thái Bình nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lợng nguồn lực lao động của tỉnh là một đòi hỏi bức xúc có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trơng lớn của Đảng, để biến chủ trơng ấy thành hiện thực phải có đội ngũ lao động chất lợng cao, với ý tởng đó, tôi chọn đề tài: Nâng cao chất l ợng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thái Bình hiện nay làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nâng cao chất lợng nguồn lực lao động là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. 6 nớc ta, liên quan đến chủ đề luận văn đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nhà nghiên cứu có bài viết xung quanh vấn đề này tiêu biểu nh: Chơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nớc: Con ngời Việt Nam. Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội mã số KX 07 của tập thể tác giả do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm với sự tham gia của gần 300 nhà khoa học có uy tín thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Công trình này đã nghiên cứu con ngời Việt Nam truyền thống và hiện đại, thực trạng và vấn đề đào tạo lại đội ngũ nhân lực, Đặc biệt là công trình này đã đ a ra đợc cái nhìn tổng thể mang tầm chiến lợc về vấn đề con ngời trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó là cuốn sách Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam Lý luận và thực tiễn của tập thể tác giả do Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên) (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề con ngời, những bất cập, đòi hỏi về nguồn lực con ngời trớc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; những vấn đề quan tâm, bồi dỡng, nâng cao chất lợng nguồn lực con ngời dới các khía cạnh khác nhau. Có nhiều ấn phẩm dới dạng bài báo nh: Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), Nguồn nhân lực trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, tạp chí Triết học số 3 - Tác giả đã phân tích vị trí nguồn lực trong quan hệ với nguồn lực khác khẳng định nguồn lực quan trọng nhất, yếu tố quyết định chỉ có thể là con ngời. Phạm Văn Đức (1999), Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực con ngời, Tạp chí Triết học số 6 - Tác giả cho rằng: có rất nhiều giải pháp để khai thác hiệu quả nguồn lực con ngời trong đó tạo ra việc làm là một giải pháp quan trọng và đợc sử dụng nh một công cụ quản lý hữu hiệu. Phạm Thị Ngọc Trầm (1993), Trí tuệ - nguồn lực vô tận của sự phát triển xã hội, Tạp chí Triết học số 1 - Tác giả đã nhấn mạnh; trí tuệ là nguồn lực vô tận và có sức mạnh to lớn đối với sự phát triển xã hội. Nguyễn Duy Quý (1998), Phát triển con ngời tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá 7 nớc ta, Tạp chí Cộng sản số 19 - Tác giả đã nhấn mạnh phát triển con ngời về thực chất là sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con ngời theo yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phạm Tất Dong (1994), Suy nghĩ về xây dựng đội ngũ tri thức nớc ta, Tạp chí Cộng sản số 4 - tác giả đã cho rằng: phải quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ lao động trí tuệ. Hoàng Chí Bảo (1993), ảnh hởng của văn hoá đối với việc phát huy nguồn lực con ngời, Tạp chí triết học số 1 - Tác giả đã khẳng định có rất nhiều yếu tố ảnh hởng đến việc phát huy nguồn lực con ngời trong đó văn hoá là yếu tố có ảnh hởng trực tiếp nhất. Nguyễn Văn Hiệu (1997), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, Tạp chí Cộng sản số 1 - Tác giả đã nhấn mạnh vai trò, nội dung, cách thức của giáo dục và đào tạo trong việc bồi d- ỡng nhân tài v.v Gần đây còn có một số luận án nghiên cứu về nguồn lực con ngời những khía cạnh khác nhau ví dụ nh: Nguồn lực con ngời trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc (luận án tiến sĩ triết học của Đoàn Văn Khái). Công trình này đã phân tích vai trò của nguồn lực con ngời trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nớc ta, lý giải khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con ngời là yếu tố tiên quyết đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Yếu tố con ngời trong lực lợng sản và việc phát huy yếu tố đó nớc ta hiện nay (luận án phó tiến sĩ khoa học triết học của Hồ Anh Dũng); Nhân tố con ngời và những biện pháp nhằm phát huy nhân tố con ngời trong điều kiện đổi mới Việt Nam hiện nay (luận án tiến sĩ triết học của Trần Thị Thuỷ); Nhân tố con ngời trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (luận án tiến sĩ triết học của Hoàng Thái Triển); Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn thạc sĩ viết về vấn đề phát triển nguồn lực lao động một số tỉnh Thanh Hoá, đồng bằng sông Cửu Long Thái Bình, Uỷ ban nhân dân tỉnh có: Chơng trình mục tiêu, giải quyết việc làm từ năm 2000 - 2005. Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả 8 sử dụng khoa học công nghệ Thái Bình. Đề án:Về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2002 - 2010. Nhng dới góc độ triết học đến nay Thái Bình cha có công trình nào viết về vấn đề này. Nh vậy, việc nghiên cứu đề tài: Nâng cao chất l ợng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thái Bình hiện nay dới góc độ triết học là cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ * Mục đích: Luận văn nghiên cứu chất lợng nguồn lực lao động, yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với việc nâng cao chất lợng nguồn lực lao động, thực trạng chất lợng nguồn lực lao động Thái Bình hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lợng nguồn lực lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh. *Nhiệm vụ: - Làm rõ khái niệm nguồn lực lao động, chất lợng nguồn lực lao động. - Làm rõ yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với chất lợng nguồn lực lao động. - Làm rõ thực trạng nâng cao chất lợng nguồn lực lao động Thái Bình hiện nay. 4.Giới hạn Luận văn nghiên cứu những yếu tố quyết định đến chất lợng nguồn lực lao động. Đây là một đề tài rộng, trong từng vấn đề cụ thể, luận văn cũng không thể đề cập tất cả mọi khía cạnh mà chỉ tập trung vào khía cạnh tác giả cho là quan trọng nhất. 5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của đề tài là: quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, t t- ởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về con ngời, về công nghiệp hoá, 9 hiện đại hoá. Trong luận văn còn kế thừa những thành tựu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác về vấn đề này. - Phơng pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng chủ yếu các phơng pháp nh kết hợp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, và một số phơng pháp xã hội học khác nh thống kê, so sánh, đối chiếu. 6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn - Góp phần đánh giá thực trạng chất lợng nguồn lực lao động Thái Bình. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lợng nguồn lực lao động Thái Bình đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh. 7. ý nghĩa của luận văn - Làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. - Làm tài liệu tham khảo cho cán bộ địa phơng, lãnh đạo tỉnh trong việc xây dựng chủ trơng, giải pháp nâng cao chất lợng nguồn lực lao động. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 02 chơng 6 tiết. Chơng 1 Chất lợng nguồn lực lao động và những yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với chất lợng nguồn lực lao động 1.1. Một số khái niệm cơ bản * Nguồn lực lao động 10 Trớc khi bàn về khái niệm nguồn lực lao động, cần tìm hiểu khái niệm nguồn lực con ngời. Khái niệm nguồn lực con ngời đợc sử dụng tơng đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 đến nay. Theo ý kiến của một số nhà khoa học tham gia chơng trình KX - 07 Con ngời Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội do Phạm Minh Hạc làm chủ biên, nguồn lực con ngời cần đợc hiểu là số dân và chất lợng con ngời bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất [23,328] Theo Phạm Văn Đức: nguồn lực con ngời chỉ khả năng và phẩm chất của lực lợng lao động, đó không chỉ là số lợng và khả năng chuyên môn mà còn cả trình độ văn hoá, thái độ đối với công việc và mong muốn tự hoàn thiện của lực lợng lao động xã hội [16, 14]. Trong luận án tiến sĩ triết học: Nguồn lực con ngời trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, tác giả Đoàn Văn Khái xác định nguồn lực con ngời là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lợng con ngời với tất cả các đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội [27,53]. Từ một số cách tiếp cận với những nội dung trên có thể nói rằng khái niệm nguồn lực con ngời có nội dung rộng lớn; nó không chỉ là lực lợng lao động hay nguồn lao động (cơ cấu dân c, cơ cấu lao động trong các ngành, các lĩnh vực và khu vực kinh tế, cơ cấu trình độ lao động, cơ cấu độ tuổi trong lực l- ợng lao động, cơ cấu nguồn lao động dự trữ mà là một tập hợp các chỉ số nói đến chất lợng dân số, đặc biệt là chất lợng của lực lợng lao động trong hiện tại và trong tơng lai gần, dới dạng tiềm năng), mà khái niệm nguồn lực con ngời còn bao hàm cả sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố nội tại trong nó; sự ảnh hởng qua lại giữa nguồn lực con ngời với môi trờng tự nhiên và môi trờng xã hội; giữa nguồn lực con ngời với các nguồn lực khác. Mặt khác nguồn lực con ngời còn chỉ ra rằng con ngời đợc xem xét với t cách là một nguồn lực, nguồn lực nội tại, cũng nh các nguồn lực khác: nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học - công nghệ nguồn lực con ngời tạo ra sức mạnh và tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Nhng nguồn lực con ngời khác với các nguồn lực khác. 11 nguồn lực con ngời thì mới phát huy đợc tác dụng của các nguồn lực khác đối với sự phát triển xã hội. Vì thế, nguồn lực con ngời là nguồn lực quan trọng nhất. Khái niệm nguồn lực con ngời còn đợc hiểu theo nghĩa hẹp là lực lợng lao động xã hội. * Lực lợng lao động xã hội: Theo tổ chức lao động thế giới (ILO), lực l- ợng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những ngời không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm. Theo quan niệm trên, lực lợng lao động là một bộ phận trong nguồn lực con ngời, nó chỉ bao gồm những ngời độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp. Trong từng thời kỳ và mỗi nớc trên thế giới quy định độ tuổi lao động có khác nhau. Điều đó, tuỳ thuộc vào điều kiện tâm sinh lý, thể chất của con ngời và điều kiện kinh tế - xã hội mỗi nớc. nớc ta theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành độ tuổi lao động đợc quy định đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, đối với nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Nh vậy, không phải toàn bộ những ngời trong độ tuổi lao động đều đợc tính vào lực lợng lao động. Lực lợng lao động chỉ bao gồm: những ngời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động hiện đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội (ng ời có việc làm) và những ngời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động hiện cha có việc làm, nhng đang mong muốn và tích cực tìm kiếm việc làm (ngời thất nghiệp). Những ngời còn lại trong độ tuổi lao động đợc coi là không nằm trong lực lợng lao động bao gồm: những ngời có khả năng lao động nhng đang đi học, làm nội trợ trong gia đình, những ngời không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật, và một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau Vậy tiêu chuẩn để xếp dân c vào lực lợng lao động là độ tuổi, sức khoẻ, tính chất công việc và có nguyện vọng tìm kiếm việc làm. Khái niệm nguồn lực con ngời còn đợc hiểu là nguồn lực lao động. 12 Nguồn lực lao động hay nguồn lao động chỉ là cách gọi khác nhau. Trong luận văn khái niệm nguồn lực lao động đợc sử dụng vứi nghĩa sau: Nguồn lực lao động là số lợng dân c của một quốc gia hay của một địa phơng có toàn bộ thể chất và tinh thần có thể sử dụng trong quá trình lao động. Những tiêu chuẩn cơ bản để xếp dân c vào nguồn lực lao động là: độ tuổi và tình trạng sức khoẻ. nớc ta hiện nay, nguồn lực lao động bao gồm: Những ngời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (trừ những ngời tàn tật không có sức lao động) và những ngời ngoài độ tuổi lao động (bộ luật lao động hiện hành nớc ta quy định ngoài độ tuổi lao động nam trên 60, nữ trên 55 và dới độ tuổi lao động, trẻ em từ 13 tuổi đến cha đủ 15 tuổi) thực tế có tham gia lao động. Nh vậy, khái niệm nguồn lực lao động rộng hơn khái niệm lực lợng lao động. Nguồn lực lao động không chỉ bao gồm cả lực lợng lao động mà còn bao gồm cả một bộ phận ngoài lực lợng lao động có khả năng lao động đó là: số ng- ời trong độ tuổi đang đi học, nội trợ gia đình (những ng ời này khi có điều kiện muốn đi làm sẽ bổ sung vào lực lợng lao động) và số ngời ngoài độ tuổi lao động, thực tế có tham gia lao động. Bộ phận chính của nguồn lực lao độnglực lợng lao động, bao gồm những ngời trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ đang làm việc và những ngời thất nghiệp. Đặc trng của nguồn lực lao động là các chỉ tiêu về số lợng và chất lợng, bao gồm các chỉ tiêu: số lợng ngời, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, số ngời đang đi học, số ngời đang đi làm việc và sự phân bố lao động theo lãnh thổ, theo ngành, theo khu vực kinh tế. * Chất lợng nguồn lực lao động nớc ta, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa có thành công hay không là do chất lợng nguồn lực lao động quyết định. Nói đến chất lợng nguồn lực là nói đến nguồn lực lao động có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng đi đầu trong sự 13 nghiệp xây dựng đất nớc và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu dân giầu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Vì vậy phải giáo dục ngời lao động Việt Nam nâng cao lòng yêu nớc, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức t cách tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu chỉ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt và lối sống lành mạnh thì cha đủ. Nếu có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng mà thiếu tri thức, kiến thức khoa học sẽ không giúp đợc gì cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Tri thức, trí tuệ thực sự là yếu tố thiết yếu của mỗi con ngời vì có đức mà không có tài cũng trở thành ngời vô dụng và nh C.Mác đã nói: Tất cả cái gì thúc đẩy con ngời hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc họ, nghĩa là phải thông qua trí tuệ của con ngời. Nhờ có trí tuệ hay trí lực của con ngời mà kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, năng lực sáng tạo không ngừng đợc nâng cao trong hoạt động thực tiễn thúc đẩy sự phát kinh tế - xã hội. Sự tồn tại của con ngời chính là nhờ khả năng thích nghi nhanh của con ngời với môi trờng xung quanh. Điểm khác biệt giữa con ngời với các loài động vật khác là nhờ con ngời có lao động và tri thức. Chính quá trình lao động sáng tạo này mà con ngời có khả năng cải tạo hoàn cảnh, làm cho hoàn cảnh phục vụ nhu cầu của con ngời ngày càng tốt. Qúa trình lao động của con ngời ngày càng phức tạp. Vì vậy đòi hỏi khả năng thích nghi với môi trờng lao động của con ngời ngày càng cao. Nhng trí tuệ, năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi của ngời lao động chỉ có thể sử dụng đợc khi ngời lao động có sức khoẻ. Do đó, sức khoẻ của ngời lao động là một yếu tố không thể thiếu trong chất lợng nguồn lực lao động. Mỗi quốc gia, dân tộc muốn có một nền kinh tế đạt tốc độ tăng trởng cao cần có đội ngũ lao động đợc đào tạo có chất lợng tốt với số lợng và cơ cấu hợp lý. Vì vậy, khi đề cập đến chất lợng nguồn lực lao động, ngời ta thờng đề cập đến các yếu tố: Trạng thái sức khoẻ, trình độ học vấn, kỹ năng nghiệp vụ 14

Ngày đăng: 26/12/2013, 14:12

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.4: So sánh lao động làm việc theo thành phần kinh tế - Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thái bình hiện nay

Bảng 2.4.

So sánh lao động làm việc theo thành phần kinh tế Xem tại trang 44 của tài liệu.
Căn cứ vào bảng trên có thể chia nguồn lực lao động thành ba nhóm tuổi: nhóm lao động trẻ tuổi từ 15 – 34 ( chiếm 51,07% ), nhóm lao động tuổi trung  - Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thái bình hiện nay

n.

cứ vào bảng trên có thể chia nguồn lực lao động thành ba nhóm tuổi: nhóm lao động trẻ tuổi từ 15 – 34 ( chiếm 51,07% ), nhóm lao động tuổi trung Xem tại trang 48 của tài liệu.
Dựa vào bảng trên ta thấy: - Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thái bình hiện nay

a.

vào bảng trên ta thấy: Xem tại trang 54 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan