Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch tỉnh quảng bình

160 2.2K 21
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, nông nghiệp, công nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức) là một trong những nội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính. Vì vậy, trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong bảy chương trình hành động có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn quan tâm, chăm lo xây dựng cấp xã, đã tổng kết và rút ra bài học có ý nghĩa cực kỳ quan trọng “cấp là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong quá trình hoạt động của mình, Đảng ta luôn quan tâm đến vai trò quan trọng của cán bộ, công tác cán bộ và đánh giá cao vai trò của cơ sở. Nhất là từ Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 6 (khoá VIII). Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ra nghị quyết "về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn". Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá vì thế đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp lại càng có vai trò quan trọng. Bởi lẽ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp lực lượng giữ vai trò nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức xã. Vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các có tầm quan trọng đặc biệt về nhiều mặt và là một trong những nhân tố có ý 1 nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bao gồm nhiều cấp; tuy nhiên, cán bộ cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã) có tầm quan trọng bậc nhất. do là mặc dù cấp cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại là nơi gần dân nhất, nơi mà mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trực tiếp đi vào cuộc sống, đồng thời là nơi tiếp thu những ý kiến của dân để phản ánh lại cho đảng và Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trên thực tế, cán bộ cấp hàng ngày phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, hội, an ninh, quốc phòng; vì vậy, nếu đội ngũ này thiếu phẩm chấtnăng lực sẽ gây những hậu quả tức thời và nghiêm trọng về nhiều mặt cho các địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản cấp trên địa bàn huyện Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản cấp xã. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề luận chung về nguồn nhân lực và những vấn đề luận liên quan đến công tác cán bộ, công chức cấp xã. - Đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực cán bộ quản cấp của huyện Bố Trạch hiện nay. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. 2 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản cấp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là cán bộ, công chức cấp xã, bao gồm: cán bộ chuyên trách và công chức. - Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, đề tài không đi sâu phân tích quá trình phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện Bố Trạch mà tập trung đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện Bố Trạch trong thời kỳ đổi mới. Đề tài không đi vào đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp qua chỉ tiêu về sức khoẻ. 4. Kết quả nghiên cứu dự kiến - Tổng hợp luận về đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp nói chung. - Đề xuất các giải pháp thích hợp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản cấp trên địa bàn. Cùng với những kiến nghị cho việc triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất. 5. Kết cấu của luận văn Với đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu như vậy, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở luận về nguồn nhân lựcchất lượng nguồn nhân lực. Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện Bố Trạch trong giai đoạn hiện nay. Chương 3: Mục tiêu, giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp giai đoạn 2009 - 2015. 3 Chương 1 CƠ SỞ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰCCHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp sức lao động cho hội, nó bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh). Nguồn nhân lực có thể với tư cách là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - hội, là khả năng lao động của hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động [2 ]. Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chấttinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động trở lên có tham gia vào nền sản xuất hội [2 ]. Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều có chung một ý nghĩa là nói lên khả năng lao động của hội. Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượngchất lượng. Số lượng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu về số lượng này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian khoảng 15 năm (vì đến lúc đó con người mới bước vào độ tuổi lao 4 động). Về chất lượng, nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất,… Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và văn hóa cho hội. Phân loại nguồn nhân lực: tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta phân loại nguồn nhân lực. * Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư Bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có làm việc hay không làm việc. Theo thống kê của Liên hợp quốc, khái niệm này gọi là dân cư hoạt động (Population active), có nghĩa là tất cả những người có khả năng làm việc trong dân cư tính theo độ tuổi lao động quy định. Độ tuổi lao động là giới hạn về những điều kiện cơ thể, tâm - sinh hội mà con người tham gia vào quá trình lao động. Giới hạn độ tuổi lao động được quy định tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - hội của từng nước và trong từng thời kỳ. Giới hạn độ tuổi lao động bao gồm: Giới hạn dưới: quy định số tuổi thanh niên bước vào độ tuổi lao động, ở nước ta hiện nay là 15 tuổi. Giới hạn trên: quy định độ tuổi về hưu, ở nước ta quy định độ tuổi này là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong dân số, thường từ 50% hoặc hơn nữa, tùy theo đặc điểm dân số và nhân lực từng nước. Theo những tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy, số người trong độ tuổi lao động ở các nước kinh tế chậm phát triển chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 55% đến 57%) so với các nước công nghiệp phát triển (khoảng 64% đến 5 66%), chính vì thế gánh nặng về số người không lao động ở các nước nghèo càng nặng hơn. Những người trong độ tuổi từ 16- 60 (đối với nam) và 16-55 (đối với nữ), theo quy định ở Việt Nam, đều thuộc vào nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực chính có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế. * Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế Hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế. Đây là số người có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế và văn hóa của hội. Như vậy, giữa nguồn nhân lực sẵn có trong dân số và nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế có sự khác nhau. Sự khác nhau này là do có một bộ phận những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chưa tham gia vào hoạt động kinh tế (thất nghiệp, có việc làm nhưng không muốn làm việc, còn đang học tập, có nguồn thu nhập khác không cần đi làm,…). * Nguồn nhân lực dự trữ Các nguồn nhân lực dự trữ trong nền kinh tế bao gồm những người trong độ tuổi lao động, nhưng vì các do khác nhau, họ chưa có việc làm ngoài hội. Số người này đóng vai trò của một nguồn dự trữ về nhân lực, gồm có: - Những người làm việc nội trợ trong gia đình: khi điều kiện kinh tế của hội thuận lợi, nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngoài hội, họ có thể nhanh chóng rời bỏ công việc nội trợ để làm công việc thích hợp ngoài hội. Đây là nguồn nhân lực đáng kể và đại bộ phận là phụ nữ, hàng ngày vẫn đảm nhiệm những chức năng duy trì, bảo vệ, phát triển gia đình về nhiều mặt, đó là những hoạt động có ích và cần thiết. Công việc nội trợ gia đình đa dạng, vất vả với phụ nữ ở các nước chậm phát triển (do chủ yếu là lao động chân 6 tay), dẫn đến năng suất lao động thấp so với những công việc tương tự được tổ chức ở quy mô lớn hơn, có trang bị kỹ thuật cao hơn. - Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn nhân lực ở độ tuổi thanh niên, có học vấn, có trình độ chuyên môn (nếu được đào tạo ở các trường dạy nghề và các trường trung cấp, đại học). Tuy nhiên, khi nghiên cứu nguồn nhân lực này cần phân chia tỷ mỷ hơn: + Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, tốt nghiệp trung học phổ thông, không tiếp tục học nữa, muốn tìm công việc làm. + Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, chưa học hết trung học phổ thông, không tiếp tục học nữa, muốn tìm việc làm. + Nguồn nhân lực ở độ tuổi lao động đã tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học) thuộc các chuyên môn khác nhau tìm việc làm. - Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự cũng thuộc nguồn nhân lực dự trữ, có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế. Số người thuộc nguồn nhân lực dự trữ này cũng cần phân loại để biết rõ có nghề hay không có nghề, trình độ văn hóa, sức khỏe,…từ đó tạo công việc làm thích hợp. - Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề hoặc không có nghề) muốn tìm việc làm, cũng là nguồn nhân lực dự trữ, sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế. 1.1.2. Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - hội Nguồn nhân lựcnguồn lực con người, và là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - hội. Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người. 1.1.2.1. Con người là động lực của sự phát triển Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. 7 Phát triển kinh tế - hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất: công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên,…), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ),…song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Từ thời kỳ xa xưa con người bằng công cụ lao động thủ công và nguồn lực do chính bản thân mình tạo ra để sản xuất ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng chi tiết, hợp tác ngày càng chặt chẽ tạo cơ hội để chuyển dần hoạt động của con người cho máy móc thiết bị thực hiện (các động cơ phát lực), làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Nhưng ngay cả trong điều kiện đạt được tiến độ khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ: - Chính con người đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại đó. Điều đó thể hiện mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người. - Ngay cả đối với máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển, kiểm tra của con người (tức là tác động của con người) thì chúng chỉ là vật chất. Chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động. Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực là tổng thể những năng lực (cơ năng và trí năng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, thì năng lực đó là nội lực con người. Trong phạm vi hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển. Đặc biệt đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực quan trọng nhất. Nếu biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển. 8 1.1.2.2. Con người là mục tiêu của sự phát triển Phát triển kinh tế - hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, hội ngày càng văn minh. Nói khác đi, con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chấttinh thần của hội và như vậy nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng, song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, định hướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Nếu trên thị trường nhu cầu tiêu dùng của một loại hàng hóa nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó và ngược lại. Nhu cầu con người vô cùng phong phú, đa dạng và thường xuyên tăng lên, nó bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, về số lượng và chủng loại hàng hóa càng ngày càng phong phú và đa dạng, điều đó tác động tới quá trình phát triển kinh tế - hội. 1.1.2.3. Yếu tố con người trong phát triển kinh tế - hội Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển, thể hiện mức độ chế ngự thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, mà còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiện chính bản thân con người. Lịch sự phát triển của loài người đã chứng minh rằng trải qua quá trình lao động hàng triệu năm mới trở thành con người ngày nay và trong quá trình đó, mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự tự nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế - hội. Như vậy động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển tới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người. Điều đó giải tại sao con người được coi là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển. 9 1.1.2.4. Vai trò cuả đội ngũ cán bộ, công chức cấp Đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (cấp xã) là đội ngũ gần dân nhất, là cầu nối giữa Đảng với dân. Đội ngũ này có vị trí, vai trò quan trọng vừa phải thực thi các chủ trương chính sách, pháp luật từ cấp trên, vừa phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân đối với cấp trên, đồng thời cán bộ cấp phải giải quyết các công việc hàng ngày có tính chất quản lý, tự quản mọi mặt ở địa phương. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cán bộ, công chức cấp phải chịu sự giám sát trực tiếp, hàng ngày của nhân dân. Vai trò của cán bộ cơ sở là rất quan trọng; an ninh, chính trị, kinh tế - hội của địa phương như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt. Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước bao gồm 4 cấp; tuy nhiên cán bộ cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ cấp xã) có tầm quan trọng bậc nhất. do là mặc dù cấp cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại là nơi gần dân nhất, nơi mà mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trực tiếp đi vào cuộc sống, đồng thời là nơi tiếp thu những ý kiến của dân để phản ánh lại cho Đảng và Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cán bộ, công chức cấp hàng ngày phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, hội, an ninh, quốc phòng; vì vậy, nếu đội ngũ này thiếu phẩm chấtnăng lực sẽ gây những hậu quả tức thời và nghiêm trọng về nhiều mặt cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung. 1.2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 1.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của 10 . của vấn đề trên tôi chọn nghiên cứu đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình làm. chung. 1.2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 1.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là

Ngày đăng: 04/08/2013, 20:46

Hình ảnh liên quan

Bảng số 01 mô tả giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện và các ngành và tốc độ tăng trung bình hàng năm của 3 năm giai đoạn 2001 - 2005; 2006 - 2007 và 2001 - 2007. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

Bảng s.

ố 01 mô tả giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện và các ngành và tốc độ tăng trung bình hàng năm của 3 năm giai đoạn 2001 - 2005; 2006 - 2007 và 2001 - 2007 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.3: Giá trị tăng thêm và cơ cấu kinh tế huyện Bố Trạch giai đoạn 2001 - 2007 (Giá thực tế) - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

Bảng 2.3.

Giá trị tăng thêm và cơ cấu kinh tế huyện Bố Trạch giai đoạn 2001 - 2007 (Giá thực tế) Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.4: Biên chế cán bộ, côngchức cấp xã huyện Bố Trạch - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

Bảng 2.4.

Biên chế cán bộ, côngchức cấp xã huyện Bố Trạch Xem tại trang 57 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng cán bộ, côngchức cấp xã huyện Bố Trạch còn thiếu so với biên chế, nguyên nhân là do một số cán bộ, công chức đã nghĩ hưu, mặt khác tổ chức thi tuyển công chức muộn nên chưa tuyển dụng được công chức thay thế - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

ua.

bảng số liệu ta thấy, số lượng cán bộ, côngchức cấp xã huyện Bố Trạch còn thiếu so với biên chế, nguyên nhân là do một số cán bộ, công chức đã nghĩ hưu, mặt khác tổ chức thi tuyển công chức muộn nên chưa tuyển dụng được công chức thay thế Xem tại trang 58 của tài liệu.
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ cán bộ chuyên trách nam so với nữ là 85,76%; trong khi đó tỷ lệ công chức cấp xã là 77,57% và 22,43% - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

ua.

bảng trên ta thấy tỷ lệ cán bộ chuyên trách nam so với nữ là 85,76%; trong khi đó tỷ lệ công chức cấp xã là 77,57% và 22,43% Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.12: Cơ cấu cán bộ, côngchức cấp xã huyện Bố Trạch theo trình độ ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng QLNN - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

Bảng 2.12.

Cơ cấu cán bộ, côngchức cấp xã huyện Bố Trạch theo trình độ ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng QLNN Xem tại trang 64 của tài liệu.
2.3.2.5. Cơ cấu đội ngũ về trình độ ngoại ngữ, tin học, QLNN - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

2.3.2.5..

Cơ cấu đội ngũ về trình độ ngoại ngữ, tin học, QLNN Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 2.13: Điểm trung bình về sự hài lòng của cán bộ, côngchức cấp xã huyện Bố Trạch đối với công việc - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

Bảng 2.13.

Điểm trung bình về sự hài lòng của cán bộ, côngchức cấp xã huyện Bố Trạch đối với công việc Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng 2.14: Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra sự hài lòng của cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch đối với công việc - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

Bảng 2.14.

Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra sự hài lòng của cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch đối với công việc Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng 2.15: Kết quả phân tích yếu tố hài lòng của cán bộ, côngchức - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

Bảng 2.15.

Kết quả phân tích yếu tố hài lòng của cán bộ, côngchức Xem tại trang 93 của tài liệu.
+ Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) trong mô hình này là 0,594. Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 59,8% hay nói một cách khác đi là 59,8% sự biến thiên của biến sự hài lòng của cán bộ, công chức được giải thích chung bởi 3 biến nêu trên. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

s.

ố R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) trong mô hình này là 0,594. Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 59,8% hay nói một cách khác đi là 59,8% sự biến thiên của biến sự hài lòng của cán bộ, công chức được giải thích chung bởi 3 biến nêu trên Xem tại trang 96 của tài liệu.
Bảng trình bày kết quả phân tích ANOVA. Với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000 < 0,05 (xem phần phụ lục) thì có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức 4 khối có sự k - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

Bảng tr.

ình bày kết quả phân tích ANOVA. Với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000 < 0,05 (xem phần phụ lục) thì có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức 4 khối có sự k Xem tại trang 102 của tài liệu.
Bảng 2.20: Phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, côngchức cấp xã huyện Bố Trạch - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch   tỉnh quảng bình

Bảng 2.20.

Phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, côngchức cấp xã huyện Bố Trạch Xem tại trang 103 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan