MỤC LỤC
Trong nhiều năm gần đây Huyện ủy, UBND (Ủy ban nhân dân) huyện và các địa phương đã tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã theo hướng nâng cao chất lượng, tuy nhiên phần lớn các địa phương chưa thực hiện đồng bộ, triệt để công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với công tác quy hoạch cán bộ, nên hiện nay phần lớn cán bộ chủ chốt cấp xã chưa được đào tạo một cách cơ bản các kiến thức về tổ chức Nhà nước, pháp luật, quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ. Trước yêu cầu ngày càng phát triển, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của chính quyền cơ sở; đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đang ngày càng bộc lộ rừ hơn những hạn chế, yếu kộm về năng lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước ở cấp cơ sở.
Về thể lực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi sức khỏe và thể lực cường tráng của người lao động trên các khía cạnh; có sức chịu đựng dẻo dai đáp ứng những quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; có các thông số nhân chủng học đáp ứng các hệ thống thiết bị công nghệ được sản xuất; luôn có sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần, điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái sức khỏe của người lao động. Về trí lực, CNH, HĐH đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học hiện đại,…Vì vậy, đòi hỏi đại bộ phận nguồn nhân lực xã hội phải được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, đó là: Đội ngũ ngày càng đông đảo lao động trí tuệ có trình độ quản lý ngày càng phức tạp và phương pháp quản lý tiên tiến, nắm bắt và phát triển các công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực.
+ Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tương ứng đề ra. + Giúp UBND trong việc tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi truỵ dưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương.
Cũng chính vì thế khi được bầu giữ chức danh chủ chốt theo nhiệm kỳ số cán bộ này được xác định là cán bộ chuyên trách và được hưởng chế độ như công chức, khi hết nhiệm kỳ thôi không đảm đương chức danh chủ chốt, số cán bộ đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, uy tín và kinh nghiệm được bố trí vào các vị trí khác, được chuyển hưởng theo chế độ công chức; số còn lại, do không đủ tiêu chuẩn thì đương nhiên thôi không là cán bộ chuyên trách và không còn được hưởng chế độ như công chức nữa. - Qua tổng kết thực tiễn hoạt động của chính quyền cơ sở đó cho thấy, những công việc thuộc nội dung quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp xã đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, chuyên nghiệp và do đó trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có một bộ phận cần phải chuyên sâu, chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Lịch sử phát triển của làng, xã Việt Nam từ trước đến nay cho thấy, để quản lý làng xã, chính quyền nhà nước trung ương bao giờ cũng nắm rất chắc các chức sắc chủ chốt trong xã như: chánh lệnh trưởng, quản giáp (thời họ Khúc), xã chính (thời Trần), xã trưởng (thời Lê), lý trưởng (thời Nguyễn), xã trưởng, lý trưởng (thời Pháp thuộc), thông qua các chức sắc chủ chốt này để thực hiện quyền quản lý, cai trị của chính quyền cấp trên đối với cấp xã. Từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, cán bộ chuyên trách ở cơ sở có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước: được hưởng chế độ lương do ngân sách nhà nước cấp; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế bắt buộc, được hưởng chế độ hưu trí.
Ngaòi ra có Cửa Khẩu Quốc tế Cà Roòng - Noọng Ma (Việt Nam - Lào), có cảng Gianh, các danh thắng nổi tiếng như Vuờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, khu du lịch, nghỉ mát tắm biển Đá Nhảy là những lợi thế trong phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội. Mùa nóng lượng bốc hơi lớn (lớn nhất từ tháng 4 đến tháng 7) hơn lượng mưa, vì vậy thường xuyên xảy ra khô hạn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Huyện Bố Trạch chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:. Gió khô nóng lượng bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài. + Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng trong huyện. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, bình quân hàng năm có 1 - 1,8 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến vùng ven biển Bố Trạch gây nhiều hậu quả xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Bố Trạch có các con sông chính: Sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh, sông Son và hệ thống các sông, suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn huyện với đặc điểm chung là chiều dài ngắn độ uốn khúc lớn lưu vực nhỏ dốc nên tốc độ dòng chảy lớn nhất là về mùa lũ. Trong mùa mưa lũ nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, triều cường nước sông lên nhanh gây lũ ngập lụt lớn trên diện rộng. Ngược lại về mùa khô nước sông xuống thấp dòng chảy trong các tháng kiệt nhỏ. Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Bố Trạch theo mựa rừ rệt. Hầu hết cỏc con sụng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thủy triều ở hạ lưu. Vì vậy, vùng đất thấp ở hạ lưu các con sông thường bị nhiễm mặn tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể vận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ. Trên địa bàn huyện có hệ thống hồ đập thủy lợi lớn, nhỏ với diện tích khoảng trên 1.500 ha có tác dụng giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và hạn chế lũ vào mùa mưa. Về kinh tế. Những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước, cũng như cả nước nền kinh tế huyện Bố Trạch bắt đầu chuyển đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hước Xã hội chủ nghĩa chấp nhận cạnh tranh. Tuy trong hoàn cảnh đó nhưng tất cả các ngành kinh tế của huyện đã vượt qua được những thách thức ban đầu và đạt nhiều thành tựu đáng kể. - Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với việc khai thác tiềm năng kinh tế biển, vùng đồng bằng, vùng gò đồi. hơn 50% diện tích cao su toàn tỉnh là 10.878ha) cùng với các loại cây ngắn ngày, dài ngày khác đang được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản cũng như thương mại dịch vụ tăng lên, trong khi đó tỉ lệ lao động trong nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống. Để thấy tác dụng của việc bồi dưỡng, kết quả tiếp thu của học viên được so sánh với yêu cầu bồi dưỡng; kết quả công tác của cán bộ sau khi được bồi dưỡng được so sánh với trước khi được bồi dưỡng.
Đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn của các địa phương trong huyện đã được củng cố, kiện toàn về nhiều mặt; phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành được nâng lên; hầu hết cán bộ, công chức cơ sở trong huyện đã thể hiện được lập trường quan điểm chính trị vững vàng, có tinh thần đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt nội dung này chính là giải pháp thiết thực để quy hoạch, sắp xếp, sử dụng những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào biên chế công chức cấp xã nhằm thực hiện có hiệu quả thiết thực Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên” và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.
Nhận thức rừ vị trớ, tầm quan trọng của cỏn bộ, cụng chức cấp xó và thực trạng chất lượng về trình độ mọi mặt của đội ngũ này, trong những năm qua Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch đã luôn quan tâm đến việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. - Nội dung chương trình bồi dưỡng còn nhiều trùng lặp; còn mang nặng tính khái quát, chung chung, chưa đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng loại cán bộ, công chức; còn mang nặng lý thuyết, thiếu đúc kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn; chưa chú trọng đào tạo kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ.
- Bảng lương của công chức cơ sở xếp theo bằng cấp chuyên môn cũng phát sinh bất hợp lý, vì ở cấp xã mỗi chức danh công chức thường chỉ có một người đảm nhiệm, nên không thể căn cứ bằng cấp mà phân công công việc được…khác với ở các cơ quan cấp trên từ huyện, tỉnh trở lên, do có nhiều cán bộ, công chức nên dễ phân công công việc theo trình độ được đào tạo; còn ở cấp xã xếp lương theo bằng cấp chuyên môn nhưng việc làm là như nhau, dù. Tuy nhiên việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hiện nay vẫn còn một số vấn đề tồn tại: việc cử cán bộ, công chức đi học không theo quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng đôi lúc còn tràn lan; chưa định hướng được cụ thể cán bộ nào cần đào tạo chuyên môn gì để phù hợp với cơ cấu, chức danh; thậm chí vẫn còn tình trạng bố trí công việc sau khi đào tạo không đúng với ngành nghề mới được đào tạo, đào tạo lại.
So sánh với kết quả đánh giá của cán bộ, công chức đối với công việc và kết quả đánh giá của người dân ta thấy: đa số cán bộ, công chức cho rằng họ đã hoàn thành tốt công việc (từ 2 đến 3 điểm), nhưng ngưòi dân lại đánh giá kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức cấp xã thấp hơn (3 - 4 điểm), điều đó cho thấy cán bộ, công chức nghĩ rằng họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ so với trình độ của họ, so với mức thu nhập hiện tại. Cán bộ, công chức cấp xã muốn hoàn thành tốt công việc của mình, trước hết phải có lối sống chân thành, lòng nhiệt tình, trách nhiệm cao, luôn xác định phương châm làm việc của mình đó là biết lắng nghe, tôn trọng và học hỏi ở người dân; và sự nhiệt tình, kinh nghiệm là chưa đủ, cán bộ muốn hoàn thành tốt công việc là phải có chuyên môn tốt, có năng lực, kỹ năng hành chính mới có thể giải quyết được yêu cầu của dân và không xảy ra sai sót..lúc đó mới được.
Do đó, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức phải được biên soạn, chỉnh sửa theo hướng sát với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các chức danh; chú ý trang bị kỹ năng, phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ: kỹ năng lãnh đạo, quản lý chung, kỹ năng phối hợp, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, ở đây kỹ năng giao tiếp và ứng xử đóng vai trò quan trọng; đầu tư chuẩn bị các bài tập xử lý tình huống trong thực tiễn, giúp học viên hình dung, nắm bắt được quy trình, các bước để xử lý trong thực tiễn. Bên cạnh đó, xây dựng quy chế giảng dạy, học tập và quản lý học viên; Tăng cường trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm thông qua việc quản lý số lượng và chất lượng học tập; Có chế độ kiểm tra, viết thu hoạch đối với học viên và mọi bài giảng nhất thiết đều phải có đánh giá từ phía học viên; Việc cấp chứng chỉ nên có sự phân loại dựa vào kết quả học tập thực sự của từng học viên, đồng thời kiên quyết không cấp chứng chỉ cho những học viên vắng quá 20% số giờ quy định và chất lượng bài thu hoạch kém.
Trong chương trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình”, chúng tôi muốn tìm hiểu những suy nghĩ, nhận định, đánh giá của anh (chị) đối với cán bộ, công chức thuộc địa phương của anh (chị) về: kết quả giải quyết công việc; phẩm chất, đạo dức lối sống; tinh thần thái độ phục vụ, trách nhiệm với công việc…Những trả lời của anh (chị) theo những câu hỏi trong phiếu dưới đây hoàn toàn là những dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân tích. Câu 3: Theo anh (chị) thái độ, tinh thần phục vụ, trách nhiệm với công việc của cán bộ, công chức địa phương của anh (chị) hiện nay như thế nào?.