3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.3.2.2. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, côngchức theo độ tuổi
Xét về độ tuổi, thực tế đã chứng minh đối với bất kỳ công việc nào, độ tuổi lao động cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức, một doanh nghiệp. Ở mỗi độ tuổi khác nhau cũng có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với hoạt động của một tổ chức: đội ngũ cán bộ trẻ thì có lợi thế về kiến thức, ngoại ngữ, sự nhiệt tình, ngoại hình nhưng thiếu kinh nghiệm; ngược lại cán bộ có thâm niên thì có kinh nghiệm trong công tác nhưng trình độ ngoại ngữ, ngoại hình và việc nhanh nhạy trong việc tiếp thu kiến thức mới thì lại hạn chế. Chính vì vậy, cơ cấu lao động theo độ tuổi, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên hiệu quả tốt cho hoạt động của tổ chức.
Bảng 2.7: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch theo độ tuổi
TT Chức danh Số lượng Độ tuổi Dưới 30 31-45 46-60 Trên 60 SL % SL % SL % SL % 1 CB chuyên trách 309 0 - 108 34,95 201 65,05 0 - 2 CB công chức 223 50 22,42 122 54,70 51 22,88 0 - Tổng số 532 50 9,39 230 43,23 252 47,36 0
Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch
Qua bảng số liệu cho thấy, cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch độ tuổi dưới 30 có 50 người, chiếm 9,39%; từ 31 - 45 tuổi có 230 người, chiếm 43,23%; từ 46 - 60 tuổi trở lên có 252 người, chiếm 47,36%. Đa số cán bộ từ 51 tuổi trở lên thuộc các chức danh của 4 đoàn thể xã, thị trấn (gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ).
Có sự khác biệt về độ tuổi đối với chức danh của cán bộ, công chức. Tuổi của cán bộ công chức trẻ hơn cán bộ chuyên trách phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay, phù hợp với chức danh quy định. Chức danh cán bộ chuyên trách có độ tuổi dưới 30 tuổi không có cán bộ nào, trong khi đó ở độ tuổi này cán bộ công chức chiếm tới 22,42% trong tổng số cán bộ công chức. Ngược lại, độ tuổi từ 46 tuổi trở lên thì cán bộ chuyên trách chiếm 65,05% trong tổng số cán bộ chuyên trách, còn cán bộ công chức chiếm
22,88% trong tổng số cán bộ công chức. Có hiện tượng này là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại. Do thời gian công tác của đội ngũ cán bộ chuyên trách cao hơn, cán bộ công chức phụ trách công tác chuyên môn, qua quá trình phấn đấu, được giới thiệu bầu cử vào các chức danh đảng, đoàn thể. Tổng số cán bộ chuyên trách có thời gian công tác trên 16 năm là 161 người, trong khi đó cán bộ công chức chỉ có 63 người.
B ng 2.8: Th i gian công tác c a cán b , công ch c c pả ờ ủ ộ ứ ấ
xã huy n B Tr chệ ố ạ
TT Chức danh Số
lượng
Thời gian công tác (năm)
Dưới 5 5 - 15 16 - 30 Trên 30
SL % SL % SL % SL %
1 CB chuyên trách 309 0 0 148 47,8 161 52,1 0 0
2 CB công chức 223 47 21,0 113 50,6 63 28,4 0 0
Tổng số 532 47 8,8 261 49,1 224 42,1 0 0
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch
Nhìn chung ta thấy, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã chưa phù hợp, cán bộ trẻ còn ít, số cán bộ cơ sở có năng lực nổi trội, dám nghỉ, dám làm năng động chưa nhiều.
2.3.2.3. Cơ cấu đội ngũ theo trình độ văn hóa
Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhưng đến nay vẫn còn nhiều chức danh chưa đạt chuẩn. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Bố Trạch hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Số cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ học vấn cấp 1 còn 5,18%, cấp 2 là 12,94%.
B ng 2.9: C c u cán b , công ch c huy n B Tr ch theoả ơ ấ ộ ứ ệ ố ạ
trình đ v n hóaộ ă TT Chức danh Số lượng Trình độ văn hóa Tiểu học THCS THPT SL % SL % SL % 1 Cán bộ chuyên trách 309 16 5,18 40 12,94 253 81,88 2 Cán bộ công chức 223 - 0 10 4,48 213 95,52
Tổng số 532 16 3,0 50 9,4 466 87,6
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch
Vấn đề nổi cộm và cũng là hạn chế lớn nhất của đội ngũ này là sự hạn chế về tư duy lý luận và năng lực chuyên môn, nhất là cán bộ, công chức cấp xã Tân Trạch, Thượng Trạch (đại đa số mới đạt trình độ văn hóa tiểu học, THCS, trên 70% chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ).
Những năm qua Huyện ủy và cấp ủy các cấp đã luôn quan tâm đến việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) ngày 18-6-1997 “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) ngày 18-3-2002 về “Đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Qua việc quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các cấp ủy Đảng, đến nay đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đến nay vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, bảo đảm an ninh, chính trị, quốc phòng ở các địa phương và trong huyện những năm qua.
2.3.2.4. C c u đ i ng theo trình đ chuyên môn nghi pơ ấ ộ ũ ộ ệ v , lý lu n chính trụ ậ ị
Bảng 2.10: Cơ cấu cán bộ, công chức huyện Bố Trạch theo trình độ chuyên môn T T Chức danh Số lượng Trình độ chuyên môn Chưa qua ĐT Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học SL % SL % SL % SL % SL % 1 CB chuyên trách 309 136 44,01 129 41,74 - 0 44 14,25 - 0 2 CB công 223 27 12,10 162 72,65 7 3,14 27 12,11 - 0
chức
Tổng số 532 163 30,63 291 54,69 7 1,31 71 13,34 0 0
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch
Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhưng đến nay vẫn còn nhiều chức danh chưa đạt chuẩn. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Bố Trạch hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thời kỳ đổi mới.
Trong tổng số 532 cán bộ, công chức cấp xã về chuyên môn nghiệp vụ có 369 cán bộ đã qua đào tạo, chiếm 69,3%, nhưng cơ bản là tại chức. Số người có trình độ trung cấp là 291 người, chiếm 54,69%; cao đẳng là 7 người, chiếm 1,31%; đại học là 71 người, chiếm 13,34%. Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ là 163 người, chiếm 30,63%. Đây là một trong những khó khăn trong việc thực hiện Quyết định số 34/2006/QĐ-UBND ngày 21/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở là đến năm 2010 có 100% cán bộ, công chức cấp xã (vùng đồng bằng) được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trình độ trung cấp trở lên theo quy định tiêu chuẩn chức danh.
Bảng 2.11: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch theo trình độ lý luận chính trị
TT Chức danh Số lượng
Trình độ lý luận chính trị
Chưa qua ĐT Trung cấp Cao cấp
SL % SL % SL %
1 Cán bộ chuyên trách 309 119 38,51 189 61,16 1 0,32
2 Cán bộ công chức 223 157 70,40 66 29,60 - 0
Tổng số 532 276 51,87 255 47,93 1 0,18
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch
Qua bảng trên cho thấy, số cán bộ, công chức chưa qua đào tạo lý luận chính trị là 276 người, chiếm 51,87%; trung cấp là 255 người, chiếm 47,93%,
trong số này chủ yếu là cán bộ chuyên trách; cao cấp 01 người, chiếm 0,18% trong tổng số cán bộ, công chức. Qua đó cho thấy đội ngũ kế cận cho cán bộ chuyên trách cấp xã rất hạn chế về trình độ, chất lượng. Điều này đặt ra yêu cầu trong thời gian đến, bên cạnh đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ chuyên trách, cần tập trung đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ công chức chuyên môn.
2.3.2.5. Cơ cấu đội ngũ về trình độ ngoại ngữ, tin học, QLNN
Đối với cơ quan hành chính nói chung, cơ quan hành chính cấp xã nói riêng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã không chỉ biểu hiện ở trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị mà cả trình độ ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng quản lý nhà nước.
Bảng 2.12: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch theo trình độ ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng QLNN
TT Trình độ NN, tin học, QLNN CB chuyên trách CB công chức Tổng SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 Ngoại ngữ (tiếng anh)
Trình độ A 35 11,3 36 16,1 71
Trình độ B 9 2,9 27 12,1 36
Trình độ C 0 0,0 3 1,3 3
Chưa qua đào tạo 255 82,5 121 54,2 376
2 Tin học
Văn phòng 68 22,0 150 67,2 218
Kỷ thuật viên 0 0,0 12 5,3 12
Trung cấp 0 0,0 0 0,0 0
Chưa qua đào tạo 241 78,0 49 21,9 290
3 Chứng chỉ QLNN 132 42,7 71 31,8 203
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch
Xét trên tổng thể, theo số liệu báo cáo của phòng Nội vụ huyện Bố Trạch, số cán bộ, công chức có trình độ ngoại ngữ là 110 người, chiếm tỷ lệ 20,67%; cán bộ, công chức có trình độ tin học văn phòng là 230 người, chiếm tỷ lệ 43,23%; số cán bộ, công chức đã tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nhà
nước là 203 người, chiếm 38,15%. Số cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào tạo ngoại ngữ và tin học chiếm tỷ lệ cao. Số cán bộ chuyên trách chưa qua đào tạo ngoại ngữ và tin học chiếm tỷ lệ cao, trong đó chưa qua đào tạo ngoại ngữ là 255 người, chiếm 82,5%; chưa qua đào tạo tin học là 241 người, chiếm 78,0% trong tổng số cán bộ chuyên trách. Tỷ lệ chưa qua đào tạo ngoại ngữ và tin học của cán bộ công chức chiếm tỷ lệ thấp hơn là 54,2% và 21,9% trong tổng số cán bộ công chức cấp xã. Về trình độ quản lý nhà nước, mới có 203 cán bộ, công chức đã học qua chương trình bồi dưỡng từ 1 đến 3 tháng, chiếm 38,1% trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó cho thấy trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức không đồng đều giữa các chức danh và không đồng đều ở các địa phương; ở các xã miền núi, nhất là 4 xã đặc biệt khó khăn cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn quá thấp.
Nhìn chung tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, số lượng cán bộ, công chức cấp xã đã từng bước được cũng cố, kiện toàn; các chức danh được sắp xếp ổn định và phát huy tác dụng. Hoạt động quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã có tiến bộ, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã cải thiện từng bước theo hướng đổi mới.
Tuy nhiên, qua chất lượng mọi mặt trên đây cho thấy nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, một số chưa đạt chuẩn về trình độ cán bộ, công chức, do đó đã ảnh hưởng đến trình độ, năng lực lãnh đạo, điều hành của không ít cán bộ, công chức cấp xã chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đổi mới. Ở 4 xã đặc biệt khó khăn, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn thấp hơn; trình độ chuyên môn đạt chuẩn quy định mới có 25 người, chiếm 36,7% trong tổng số 68 cán bộ, công chức; số người chưa qua đào tạo về chính trị là 60 người, chiếm 88,2%;
đa phần cán bộ, công chức của 4 xã chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước.
Đa số cán bộ cơ sở đều do dân bầu, xã cử theo nhiệm kỳ hoặc thời vụ nên kinh nghiệm công tác, trình độ học vấn, chuyên môn không đồng đều, còn yếu và thiếu về nhiều mặt. Nhiều người vừa phải lo công tác chuyên môn, vừa phải theo học bổ túc văn hóa và bồi dưỡng nghiệp vụ để đạt chuẩn cán bộ cấp cơ sở.
Một số cán bộ, công chức cấp xã còn thiếu sáng tạo trong vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của địa phương, nên chưa có những giải pháp mang tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cán bộ thiếu kiến thức và sự hiểu biết cần thiết, nên một số cán bộ làm liều, làm ẩu, coi thường pháp luật, chưa đầu tư đúng mức thời gian và trí tuệ vào việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Mặc dù đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương nghị quyết về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là chính sách cán bộ cơ sở từ nghị định số 130, 50, 09 và gần đây là Nghị định 114, 121/NĐ- CP của Chính phủ đã góp phần nâng cao trách nhiệm và chuyển hóa đội ngũ, cải thiện một phần về chính sách tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ.
Nhưng các giải pháp đó chưa đồng bộ, chưa mang tầm chiến lược. Một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, làm cho một bộ phận cán bộ chưa an tâm công tác, còn nhiều tâm tư.
Từ thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện hiện nay, đặt ra chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong những năm tiếp theo để nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Ngoài việc cấp ủy các cấp quy hoạch cử cán bộ, công chức cấp xã đi học các chương trình về chuyên
môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước thì chủ thể đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần chủ động và xác định rõ việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt là yếu tố quan trọng. Thực hiện tốt nội dung này chính là giải pháp thiết thực để quy hoạch, sắp xếp, sử dụng những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào biên chế công chức cấp xã nhằm thực hiện có hiệu quả thiết thực Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên” và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.
Nghị định số 121/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn sau 4 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều bất hợp lý về độ tuổi về hưu, chế độ tiền lương và bảo hiểm, yêu cầu chuẩn hóa với yêu cầu thực tiễn và sự tín nhiệm, tạo ra khoảng cách giữa đội ngũ cán bộ với dân. Là cán bộ “dân bầu, xã cử”, thường xuyên cọ sát, va chạm với thực tế, giữ cho trọn vẹn để đảm bảo hạ cánh an toàn ở tuổi 60 không dễ chút nào, do đó có một bộ phận cán bộ làm việc cầm chừng, thiếu chí tiến thủ, ít nhiều có ảnh hưởng đến công việc, đồng thời không trẻ hóa được cán bộ.
Có một số trường hợp làm bí thư đoàn ở tuổi trên dưới 40 vẫn chưa trưởng thành được vì không có chổ để bố trí. Cán bộ cấp phó không được đóng bảo hiểm xã hội nên không được nghỉ hưu, cho dù đã đủ tuổi 60 (nam), 55 (nữ). Một số chính sách đề ra không nhất quán. Khi bầu cử HĐND thì quy định không quá 2 nhiệm kỳ ở cương vị chủ trì, một số đồng chí phải thuyên chuyển, đến đại hội Đảng lại không đặt ra quy định 2 nhiệm kỳ. Ta đặt ra yêu