Đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của cán bộ, côngchức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 101 - 103)

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.7.1. Đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của cán bộ, côngchức

Kết quả giải quyết công việc cao hay thấp thể hiện trình độ, năng lực của cán bộ, công chức. Đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch tổng hợp từ 10 xã, thị trấn được thể hiện ở số liệu Bảng 2.18.

Bảng 2.18: Kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức cấp xã

Chức danh N Mean Std. Deviation Minimum Maximum

CBCT khối đảng 150 3.05 0,797 1 5

CBCT khối nhà nước 150 2.92 0,848 1 5

CBCT khối đoàn thể 150 3.38 0,800 2 5

CBCC chuyên môn 150 3.35 0,794 2 5

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS

Kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức cấp xã được người dân đánh giá ở mức trung bình, trên 3 điểm (thấp nhất là khối cán bộ chuyên trách đoàn thể 3,38 điểm; cán bộ công chức chuyên môn 3,35 điểm; cán bộ chuyên trách khối đảng 3,05 điểm; cán bộ chuyên trách khối nhà nước 2,92 điểm). Kết quả giải quyết công việc của cán bộ công chức chuyên môn được người dân đánh giá thấp hơn so với cán bộ làm việc ở các khối khác. Vì lý do là cán bộ làm việc theo kinh nghiệm là chính nên những người mới tham gia công tác thường được đánh giá là có năng lực giải quyết công việc thấp hơn.

Qua kết quả phân tích phương sai một yếu tố One way ANOVA ở trên ta thấy, với mức ý nghĩa 0,073 có thể nói phương sai của sự đánh giá kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức cấp xã khác nhau có ý nghĩa. Kết quả phân tích ANOVA ở bảng trên có thể sử dụng tốt (xem phần phụ lục).

Bảng 2.19: Kết quả so sánh đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức các khối

(I) Chức danh (J) Chức danh

Mean Difference

(I-J)

Sig.

CBCT khối đảng CBCT khối nhà nước .13 0,529

CBCT khối đoàn thể -.33(*) 0,002

CBCC chuyên môn -.30(*) 0,008

CBCT khối nhà nước CBCT khối đoàn thể -.46(*) 0,000

CBCC chuyên môn -.43(*) 0,000

CBCT khối đoàn thể CBCC chuyên môn .03 0,984

Ghi chú: (*) giá trị trung bình giữa các khối có sự khác nhau Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS

Bảng trình bày kết quả phân tích ANOVA. Với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000 < 0,05 (xem phần phụ lục) thì có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá của người dân về kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức 4 khối có sự khác nhau. Trị trung bình kết quả giải quyết công việc của CBCT khối đảng, CBCT khối nhà nước khác biệt khối đoàn thể và khối chuyên môn. Không có sự khác biệt trung bình về kết quả giải quyết công việc giữa khối đảng và khối nhà nước; khối đoàn thể và khối chuyên môn.

Tần suất tiếp xúc của người dân với cán bộ từng khối hiện nay cũng không đều nhau, xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít là Chủ tịch Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội Nông dân, Trưởng công an, phó Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch HĐND, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, Bí thư Đảng ủy và cán bộ Địa chính - Xây dựng... sau đó mới đến các cán bộ khác. Nhìn chung người dân quan hệ với cán bộ chuyên trách và cán bộ đoàn thể nhiều hơn vì hoạt động của họ gắn liền với đời sống kinh tế của dân hơn. Dân ít gần các cán bộ Tài chính - Kế toán, Văn phòng - Thống kê, Bí thư Đoàn thanh niên,

phó Bí thư Đảng ủy..., thậm chí Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, cán bộ Văn hóa - Xã hội cũng ít được người dân tiếp cận.

2.7.2. Đánh giá của người dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ,công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w