3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.5.2. Những tồn tại, hạn chế
- Hoạt động quản lý, điều hành hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn còn yếu kém, tùy tiện, ở một số nơi còn biểu hiện chưa thực sự làm việc theo pháp luật mà nặng về tập quán, thói quen, tình cảm.
- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được hưởng lương, phụ cấp ngày càng đông. Nếu tính tất cả những người có quan hệ đến công việc chung của cấp xã được hưởng lương, phụ cấp do Ngân sách Nhà nước chi trả thì bình quân một xã từ 100 đến 150 người, bao gồm cán bộ chủ chốt của Đảng, đoàn thể, đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân, các chức danh chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp xã, dân quân tự vệ, công an viên, cán bộ chuyên môn nhà nước bán chuyên trách ở cấp xã và cán bộ tiểu khu, thôn. Nhưng trong thực tế cho thấy số cán bộ chuyên trách, công chức trực tiếp giải quyết công việc hành chính hằng ngày cho nhân dân quá ít, bình quân mỗi xã trên dưới 20 cán bộ, công chức, trong đó có khoảng 10 đến 12 cán bộ, công chức chuyên môn trực tiếp, thường xuyên giải quyết nhiều công việc có liên quan đến dân như: Đại chính, xây dựng, tư pháp, hộ tịch, văn phòng, văn hóa, xã hội.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa ngang tầm với nhiệm vụ, một số đơn vị thì cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức phát triển chưa
đồng đều, trình độ, năng lực công tác còn yếu kém về nhiều mặt và từ điều tra thực tế cho thấy số cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn khá nhiều.
- Mặc dù đã có chủ trương, chính sách giải quyết chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã năng lực kém, không đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định, nhưng trong thời gian qua UBND cấp xã chưa kiên quyết thực hiện triệt để.
- Điều kiện, phương tiện làm việc của chính quyền cấp xã, nhìn chung chưa đảm bảo ở mức phục vụ cơ bản và khi cần thiết, một số xã tự xây sở trang bị máy vi tính, máy in, máy photocopy cũ để phục vụ làm việc hàng ngày. Cấp tỉnh, cấp huyện chưa có đề án trang bị máy vi tính, máy in, máy photocopy …đồng bộ cho cấp xã. 100% xã đã xây dựng trụ sở, nhưng không đủ phòng để sắp xếp, bố trí nơi làm việc cho từng cán bộ, công chức được ổn định, nhiều nơi còn sắp xếp tạm phòng làm việc. Nhiều xã, thị trấn có cán bộ ở nơi khác được tăng cường , luân chuyển về công tác nhưng chưa có nhà công vụ cho cán bộ.
- Nhiều cán bộ, công chức cơ sở chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống; tỷ lệ cán bộ chưa đạt chuẩn còn cao, vẫn còn một số cán bộ trình độ tiểu học nhưng vẫn chưa được đào tạo. Cơ cấu cán bộ ở cơ sở chưa phù hợp, cán bộ trẻ còn ít, số cán bộ cơ sở có năng lực nổi trội, dám nghỉ, dám làm năng động chưa nhiều. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa có kế hoạch phù hợp, việc đào tạo chưa chú ý vào chất lượng công việc của từng chức danh, hay nói cách khác “học gì cũng được miễn là cùng cấp, đại học hay trung cấp”. Có tình trạng đào tạo xong nhưng không sử dụng, đó là một số cán bộ chủ chốt đều do bầu cử và đều lựa chọn từ trong nhân dân, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ rất hạn chế, khi trúng cử cho đi học bổ túc văn hóa, đào tạo tại chức, bồi dưỡng cấp tốc về lý luận chính trị, kiến thức lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo chuẩn hóa, sau một nhiệm kỳ 5 năm, vì lý do khác nhau, trong đó có việc dân không tín nhiệm, một số đồng
chí không tiếp tục đảm nhiệm công việc, chúng ta lại phải lặp lại moọt quá trình như xưa.
- Một số cán bộ chủ chốt ở xã tuổi cao, năng lực hạn chế nhưng chưa đủ điều kiện về tuổi và năm công tác để nghỉ chế độ nên không bố trí được cán bộ trẻ thay thế. Một số cán bộ tuy đã nghỉ việc nhưng chưa giải quyết được về chế độ, chính sách ảnh hưởng đến tư tưởng của số cán bộ trẻ đang công tác.
- Việc quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã chưa phù hợp với những đơn vị hành chính cấp xã có dân số đông, nhất là khi chính quyền cấp xã được bổ sung nhiệm vụ chứng thực một số loại văn bản theo quy định của Nhà nước.
- Việc thực hiện quy định Chủ tịch HĐND, UBND không giữ một chức vụ quá 2 nhiệm kỳ là chưa phù hợp với thực tiễn của một số vùng. Một số cán bộ chủ chốt ở cơ sở tuy tuổi còn trẻ, đã được đào tạo cơ bản, có khả năng phát triển nhưng không bố trí ở cấp huyện được đã tạo ra sự ách tắc trong công tác điều chuyển cán bộ.
- Nghị định số 121/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn sau 4 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều bất hợp lý về độ tuổi về hưu, chế độ tiền lương và bảo hiểm, yêu cầu chuẩn hóa với yêu cầu thực tiễn và sự tín nhiệm, tạo ra khoảng cách giữa đội ngũ cán bộ với dân. Là cán bộ “dân bầu, xã cử”, thường xuyên cọ sát, va chạm với thực tế, giữ cho trọn vẹn để đảm bảo hạ cánh an toàn ở tuổi 60 không dễ chút nào, do đó có một bộ phận cán bộ làm việc cầm chừng, thiếu chí tiến thủ, ít nhiều có ảnh hưởng đến công việc, đồng thời không trẻ hóa được cán bộ.
Có một số trường hợp làm bí thư đoàn ở tuổi trên dưới 40 vẫn chưa trưởng thành được vì không có chỗ để bố trí. Cán bộ cấp phó không được đóng bảo hiểm xã hội nên không được nghỉ hưu, cho dù đã đủ tuổi 60 (nam), 55 (nữ). Một số chính sách đề ra không nhất quán. Khi bầu cử HĐND thì quy
định không quá 2 nhiệm kỳ ở cương vị chủ trì, một số đồng chí phải thuyên chuyển, đến đại hội Đảng lại không đặt ra quy định 2 nhiệm kỳ. Ta đặt ra yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Trong khi chưa có sự chuẩn bị, bởi vì có một tấm bằng đại học hoặc trung cấp đâu phải một năm, hai năm? Một số cán bộ tuy chưa được đào tạo về chuyên môn nhưng có năng lực thực tiễn, có kinh nghiệm và uy tín, phần lớn đã được rèn luyện thử thách trong quân ngũ, nay vì hai nhiệm kỳ hoặc chưa qua đào tạo nên phải thuyên chuyển, có khi xuống làm cấp phó, không được đóng bảo hiểm.
Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở còn bất hợp lý, về chế độ tiền lương và phụ cấp giữa cán bộ chuyên trách và không chuyên trách với đội ngũ công chức quá chênh lệch. Sức lao động hao phí của cán bộ cấp phó bằng 70-80% của cấp trưởng nhưng phụ cấp thường bằng ¼ của cấp trưởng và không ổn định tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Là những cán bộ chủ trì như bí thư, phó bí thư, chủ tịch với trọng trách hết sức nặng nề nhưng tiền lương chỉ có hệ số 2, sau 5 năm được cộng thêm thâm niên 5%. Có đồng chí phải 30-35 năm mới có chức vụ đó, trong khi cán bộ công chức ngạch chuyên viên sau 9 năm đã có lương hệ số 3,33, ngạch cán sự sau 10 năm đã có hệ số 2,86. Đây là điều quá bất hợp lý, thử hỏi làm sao khích lệ được lòng nhiệt huyết và trách nhiệm của đội ngũ chủ trì? (lương của chủ tịch và bí thư cấp xã hiện mới chỉ có 2 bậc, dẫn tới bất hợp lý là lương chủ tịch xã thấp hơn cả cán bộ, công chức cấp huyện. Trong khi trách nhiệm rất lớn, công việc nhiều kể từ khi công tác chứng thực được chuyển cho học thực hiện, nhưng chế độ đãi ngộ thì không thay đổi. Từ đó, làm cho số cán bộ công chức chuyên môn này giảm sút ý chí phấn đấu, không muốn phấn đấu để được bầu giữ các chức vụ chủ chốt
Cũng chính vì sự bất hợp lý đó mà nhiều cán bộ, công chức dù có được đào tạo cơ bản, là nguồn cho cán bộ lãnh đạo nhưng không bao giờ muốn trở thành cán bộ lãnh đạo vì lo sợ với “lá phiếu định mệnh” qua các kỳ bầu cử.
Đây là những vấn đề hết sức bức xúc, cần có lời giải kịp thời để tạo động lực mới từ cơ sở. Chúng ta thiết kế mô hình đi lên công nghiệp hóa, đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, nhưng người “thiết kế” đó là cán bộ. Có “thi công” đúng hay sai mô hình đã thiết kế cũng là cán bộ. Nhân nào quả ấy, một chủ trương nghị quyết được khẳng định là đúng đắn, có đơn vị thực hiện rất năng động, sáng tạo và hiệu quả; nhưng cũng có đơn vị triển khai lúng túng, không biết tổ chức và phát động quần chúng, tất cả đều ở đội ngũ cán bộ. Chúng ta không có một đội ngũ cán bộ có tư duy và kiến thức làm công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì làm sao thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn?.
- Chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 thiên về nguyên tắc “đóng - hưởng”, chưa chú ý với chính sách xã hội, tuổi về hưu và năm công tác của cán bộ, công chức cấp xã làm cho cán bộ, công chức cơ sở khó có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí. Trường hợp cán bộ chuyên trách cấp xã không được tái cử, không liên tục đảm nhiệm công việc chuyên trách và không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội liên tục thì chưa có chế độ giải quyết hợp lý, hợp tình.