Thựchiện tốt việc đánh giá cán bộ, côngchức cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 119 - 121)

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.2.6. Thựchiện tốt việc đánh giá cán bộ, côngchức cấp xã

Xem đây là việc làm thường xuyên của các cấp uỷ đảng. Trong đánh giá phải làm rõ ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu và chiều hướng phát triển của cán bộ, đồng thời phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện và tính lịch sử cụ thể. Thực hiện phân loại cán bộ, công chức hằng năm theo quy định hiện hành.

Để thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ công chức chúng ta phải cần: - Phải thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nội dung về đánh giá cán bộ nhằm giải quyết, khắc phục tình trạng nhận thức chưa đầy đủ về mục đích yêu cầu của công tác đánh giá cán bộ chủ chốt ở cơ sở.

- Thực hiện tốt nội dung, hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Nội dung đánh giá cán bộ chủ chốt ở cơ sở về cơ bản cần tập trung làm rõ ba vấn đề quan trọng: Thứ nhất là, căn cứ vào kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thứ hai là, căn cứ vào phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ. Thứ ba là, căn cứ vào chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ. Bên cạnh đó hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ chủ chốt ở cơ sở cần tiến hành đánh giá cán bộ hàng năm và đánh giá cán bộ hết nhiệm kỳ, đồng thời là, thực hiện đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động luân chuyển cán bộ.

- Thực hiện các bước, các khâu trong quy trình đánh giá cán bộ theo hướng mở rộng dân chủ, thông tin đa chiều: bản thân tự đánh giá, người dân đánh giá, chi bộ đánh giá, chính quyền đánh giá. Cần có cơ chế mở rộng dân chủ thu hút cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia đánh giá cán bộ. Cần khắc phục quan niệm trước đây coi công tác đánh giá cán bộ là công việc nội bộ chỉ dành cho một số người được bàn và quyết định. Muốn mở rộng và phát huy dân chủ cần phải có chế độ cụ thể, thích hợp để động viên, bảo vệ quyền lợi cho những người trung thực, dám thẳng thắn đấu tranh, tố cáo những hành vi vi phạm, bảo vệ lẽ phải, chân lý.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan trong việc đánh giá cán bộ về phẩm chất, năng lực, sở trường và bản lĩnh của cán bộ đó cũng như kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao ở mức nào, tốt hay chưa tốt; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có năng động, sáng tạo không; khả năng tổ chức, điều hành và quản lý đối với đội ngũ cán bộ dưới quyền như thế nào?

- Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá cán bộ một cách sâu sắc về thực trạng. Từ đó nắm bắt được một cách khách quan, toàn diện tình hình của việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để có giải pháp chỉ đạo kịp thời.

- Việc đánh giá phải công khai, khách quan, công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ.

- Cần thực hiện tốt công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã đủ thời gian công tác 2 năm (24 tháng) cần được phát huy. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm giúp cấp ủy Đảng, chính quyền cấp trên nắm được tình hình cán bộ chính quyền cấp xã về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, quan hệ với nhân dân, trên cơ sở đó có hướng bồi dưỡng cán bộ, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu, thiếu trách nhiệm với dân...

3.2.7. Ủy ban nhân dân huyện cần chỉ đạo các phòng ban chuyênmôn tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn cán bộ, công chức cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w