3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.2.2. Thựchiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc
Thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với số cán bộ, công chức cấp xã không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hóa, do trình độ năng lực hạn chế, tuổi cao, sức khỏe yếu...như chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ mà chúng ta đang thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Đây là vấn đề thực sự rất khó, nhưng không làm thì không tạo được động lực và sự cạnh tranh, không tuyển dụng được những cán bộ mới, có đủ năng lực.
Đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chính sách nghĩ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc như sau:
- Nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động: cán bộ, công chức cấp xã đủ 50 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì ngoài chế độ hưu trí theo quy định hiện hành của nhà nước, còn được hưởng các khoản trợ cấp: 03 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho hai mươi năm đầu công tác có đóng BHXH. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1 tháng tiền lương hiện hưởng;
- Nghỉ thôi việc: cán bộ, công chức cấp xã nghỉ thôi việc do tinh giản biên chế thuộc một trong các trường hợp:
+ Chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công tác đang đảm nhận.
+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu.
+ Sức khoẻ không đảm bảo.
+ Thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém nhưng chưa đến mức buộc phải thôi việc. Nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định hiện hành thì ngoài chế độ quy định của luật BHXH, còn được hưởng các khoản trợ cấp: 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH; nếu có tuổi đời dưới 45 tuổi, được trợ cấp thêm 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đi học nghề.
3.2.3. Giải pháp về tuyển dụng
Hiện nay, số lượng cán bộ, công chức cấp xã thiếu so với biên chế được giao, sau khi thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với một số cán bộ không đạt chuẩn, năng lực chuyên môn hạn chế...tiến hành xây dựng đề án tuyển dụng công chức, cấp xã để bổ sung vào các chức danh còn thiếu. Đây là một khâu quan trong trong quá trình quản lý nhân sự, việc lựa chọn nhân sự đúng hay sai có tác động lớn đến các khâu quản trị nhân lực và liên quan trực tiếp tới hiệu quả công việc. Do vậy, để lựa chọn được người thích hợp với công việc, phát huy được năng lực của họ phải làm tốt các công việc sau:
+ Xây dựng tiêu chuyển tuyển dụng phải phù với tình hình thực tế của từng địa phương và phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn. Không nên cứng nhắc theo tiêu chuẩn đã quy định cụ thể của từng chức danh mà cần mở rộng thêm điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng một số chức danh
như: Văn hóa - xã hội, Văn phòng - thống kê. Nên quy định tiêu chuẩn tuyển dụng riêng đối với từng vùng.
Cụ thể: đối với chức danh Văn phòng - thống kê, các xã, thị trấn vùng trung du, miền núi nên quy định ưu tiên tuyển dụng những chuyên ngành về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nông học; còn đối các xã miền biển ưu tiên tuyển dụng các chuyên ngành về thủy sản.
+ Khi xét tuyển công chức, cần ưu tiên xét tuyển trước những người có trình độ Đại học và Cao đẳng và có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó trước, nếu còn chỉ tiêu tuyển dụng mới xét tuyển các đối tượng còn lại. Cán bộ công chức cấp xã muốn hoàn thành tốt nhiệm không những có trình độ chuyên môn tốt mà còn phải am hiểu về phong tục, tập quán, tình kinh tế - xã hội của địa phương. Thực tế hiện nay, một số cán bộ công chức không phải là người địa phương nên việc thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn.
+ Cần thay đổi quy định điều kiện tuổi đời tham gia dự tuyển (không quá 40 tuổi khi tham gia dự tuyển) để tạo điều kiện cho một số cán bộ trước đây chưa có bằng cấp được địa phương tạo điều kiện cho đi học nay đã có bằng cấp nhưng quá tuổi theo quy định.
+ Thông báo công khai, rộng rãi về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như: đài truyền hình, báo quảng bình, đài truyền thanh địa phương...
+ Cần đa dạng các nội dung, hình thức thi tuyển: ngoài việc áp dụng hình thức thi viết và thi trắc nghiệm như hiện nay, cần có hình thức thi phỏng vấn. Nội dung thi tuyển cần bám sát các kỹ năng về hành chính, khả năng xử lý tình huống. Đặc biệt là sự am hiểu pháp luật, tình hình cụ thể ở địa phương.
3.2.4. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng,
chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của huyện. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ.
Quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu về độ tuổi, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quy hoạch cán bộ phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; có bước điều chỉnh, bổ sung kịp thời cán bộ quy hoạch, đáp ứng nhu cầu bố trí cán bộ trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ kế tiếp, chuẩn bị nguồn kế cận cán bộ chủ chốt và thay thế số cán bộ, công chức không đạt chuẩn.
Xác định nhiệm vụ học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cán bộ, công chức “Mọi cán bộ, công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng” (Nghị quyết TW 3 khóa 8), nhằm tiến kịp xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh việc quán triệt tư tưởng, quan điểm đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, trong điều kiện của huyện Bố Trạch, để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian đến, việc xác định đối tượng cán bộ, công chức nào cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể:
- Cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho những cán bộ nằm trong quy hoạch, dự nguồn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn theo quy định nhưng có tiềm năng phát triển cần được đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn theo quy định.
- Riêng về trình độ học vấn, cần tập trung đầu tư dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ cấp xã ở các xã vùng cao, cán bộ người dân tộc thiểu số vì chỉ khi
đã đạt chuẩn về trình độ học vấn thì mới đảm bảo điều kiện để tiếp tục đào tạo, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.
Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trên cơ sở khuyến khích động viên cán bộ, công chức tự học tập, tu dưỡng dưới nhiều hình thức, với phương châm “thiếu gì, bổ sung đó”. Những cán bộ, công chức có trình độ thấp, chưa qua đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Cần phải nắm bắt được họ khiếm khuyết về mặt kiến thức nào, không tiếp cận được công việc đến đâu để có phương pháp đào tạo hợp lý. Hiện nay, khâu yếu nhất của phần lớn cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch là trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, trình độ am hiểu luật pháp chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể:
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy đảng và các cơ sở giáo dục:
Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo như: Trường chính trị tỉnh Quảng Bình, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Bố Trạch, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bố Trạch, Trường dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình phải đóng vai trò nồng cốt. Các hệ thống này cần tiếp tục phối hợp với các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc thù và yêu cầu của từng chức danh cán bộ.
- Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng: Cần thực hiện nhiều phương thức đào tạo khác nhau, như: tập trung dài hạn, tập trung ngắn hạn, tại chức, bồi dưỡng ngắn ngày…Đồng thời để tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên, cần thực hiện lồng ghép chương trình đào tạo giữa chuyên môn nghiệp vụ với trung cấp lý luận, giữa lý luận với quản lý nhà nước. Cần tiếp tục mở rộng mô hình đào tạo nguồn cho cán bộ dân tộc thiểu số thông qua hệ thống Trường dân tộc nội trú của tỉnh Quảng Bình, trường thiếu sinh quân, theo phương thức đưa con em người dân tộc thiểu số vào học
các lớp văn hóa ở trường này, sau đó căn cứ vào năng lực, kết quả học tập để tiếp tục đưa đi đào tạo chuyên môn thích hợp để trở về công tác tại cơ sở. Phối hợp với các quân khu lựa chọn những thanh niên người dân tộc thiểu số đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự đưa đi đào tạo nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở.
- Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Cần tiến hành khảo sát, điều tra tìm hiểu nhu cầu, điểm yếu kém, hạn chế, những công việc chưa thuần thục, chưa là kỹ năng, kỹ xảo.
Đối với cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch cần tập trung đào tạo theo ba ngành chính là: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, đây là những ngành thích hợp và cần thiết nhất cho hoạt động quản lý, lãnh đạo và thực hiện việc phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bố Trạch.
Thực hiện tốt phương châm “làm việc gì phải học tập chuyên môn ấy”. Do đó, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức phải được biên soạn, chỉnh sửa theo hướng sát với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các chức danh; chú ý trang bị kỹ năng, phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ: kỹ năng lãnh đạo, quản lý chung, kỹ năng phối hợp, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, ở đây kỹ năng giao tiếp và ứng xử đóng vai trò quan trọng; đầu tư chuẩn bị các bài tập xử lý tình huống trong thực tiễn, giúp học viên hình dung, nắm bắt được quy trình, các bước để xử lý trong thực tiễn.
Hoạt động ở các cơ sở bồi dưỡng cần được tổ chức lại và dựa trên yêu cầu nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Các đơn vị này cần phát huy tính chủ động trong việc cải tiến nội dung, phương thức bồi dưỡng và tìm nguồn giáo viên, tìm kiếm các mô hình tham quan... nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng bồi dưỡng; Cần tăng cường lực lượng giáo viên, báo cáo viên từ thực
tế; Ngoài ra cần chú ý tăng cường trang bị các thiết bị hiện đại cần thiết cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Công tác tổ chức lớp học cần được làm tốt hơn. Thái độ học tập của học viên cần được giám sát thường xuyên. Bên cạnh đó, xây dựng quy chế giảng dạy, học tập và quản lý học viên; Tăng cường trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm thông qua việc quản lý số lượng và chất lượng học tập; Có chế độ kiểm tra, viết thu hoạch đối với học viên và mọi bài giảng nhất thiết đều phải có đánh giá từ phía học viên; Việc cấp chứng chỉ nên có sự phân loại dựa vào kết quả học tập thực sự của từng học viên, đồng thời kiên quyết không cấp chứng chỉ cho những học viên vắng quá 20% số giờ quy định và chất lượng bài thu hoạch kém.
Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp đào tạo, bồi dưỡng:
+ Cần có quyết tâm, có sự nhất trí cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thêm vào đó, cần có sự đầu tư đúng mức cho công tác này, cụ thể như trong việc xây dựng cơ sở vật chất, tăng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, có chế độ phụ cấp đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ giảng dạy và cán bộ cấp xã được cử đi học. Thực hiện phương châm ưu tiên cho hoạt động “trồng người”, tạo nguồn cán bộ, cần quán triệt là đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt.
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trường chính trị tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, trung tâm chính trị huyện, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện…với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.
3.2.5. Ban hành quy định Chính sách thu hút, đãi ngộ sinh viên tốtnghiệp đại học về công tác ở cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch nghiệp đại học về công tác ở cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cấp xã là gần gủi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Quan tâm chăm lo, có chính sách đãi ngộ hợp lý, kịp thời sẽ là động lực để
cán bộ cơ sở yên tâm công tác, cống hiến, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động “nền tảng của hành chính” là yêu cầu cấp thiết để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Cùng với chính sách tuyển dụng hợp lý, trong thời gian tới muốn có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giỏi, tâm huyết với công việc, chúng ta cần phải quan tâm, xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ. Đó là:
Ủy ban nhân dân huyện cần tiến hành lập nhu cầu, dự toán kinh phí và kế hoạch thu hút cán bộ về công tác ở xã gửi Sở Nội vụ và Sở Tài chính thẩm định.
* Đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách: người có trình độ đào tạo đại học hệ chính quy tốt nghiệp loại khá trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, có nguyện vọng về công tác tại xã, thị trấn. Có tuổi đời không qúa 30 tuổi; đáp ứng các yêu cầu sơ tuyển như: sức khỏe, tiêu chuẩn chính trị, ưu tiên cho những người là đảng viên; tự nguyện về công tác tại xã, có hộ khẩu tại huyện Bố Trạch.
* Các chính sách đãi ngộ:
- Được tuyển dụng vào công chức cấp xã không phải qua thi tuyển. - Được bố trí làm việc phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường tại cơ quan hành chính cấp xã.
- Được hưởng 100% lương trong thời gian tập sự; nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì được xét nâng lương trước thời hạn.
- Sau thời gian làm việc ở xã, nếu công tác tốt được xem xét đưa vào diện quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã và nếu có nguyện vọng muốn được đi đào tạo ở bậc cao hơn thì xem xét giải quyết và được hưởng các chế độ trợ cấp đi học theo quy định.
* Chế độ trợ cấp ban đầu:
Người được tuyển dụng theo cơ chế, chính sách này, ngoài việc hưởng lương và phụ cấp theo ngạch, bậc còn được trợ cấp một lần cho từng đối
tượng như sau: