3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.4.2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức cấp xã từ năm 2004 cho đến nay
cho đến nay
Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của cán bộ, công chức cấp xã và thực trạng chất lượng về trình độ mọi mặt của đội ngũ này, trong những năm qua Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch đã luôn quan tâm đến việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã . Qua việc quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các cấp ủy đảng, đến nay đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 2003 đến nay đã có nhiều lượt cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng trong đó:
* Về lý luận chính trị: có 104 cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo. Trong đó:
- Đào tạo trình độ cử nhân, cao cấp có 01 người - Đào tạo trình độ trung cấp có 102 người
* Về chuyên môn: có 155 cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo, đào tạo lại. Trong đó:
- Đào tạo trình độ đại học có 45 người: - Đào tạo trình độ trung cấp có 110 người: * Về bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 144 người; chương trình bồi dưỡng cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 58 người; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức 180 người.
- Bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ (tin học) cho 30 người.
Từ kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong những năm qua cho thấy, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong các văn bản của nhà nước, xem việc nâng cao trình độ và năng lực hoạt động của cán bộ, công
chức cấp xã có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đào tạo trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, học vấn cho cán bộ, công chức cấp xã nhằm từng bước chuẩn hóa về chuyên môn, lý luận chính trị, học vấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhờ đó tỷ lệ đạt 1 chuẩn, 2 chuẩn, 3 chuẩn của cán bộ, công chức tăng cao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch đạt được những kết quả nêu trên, trước hết là sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng và Chính quyền. Bên cạnh đó là quan tâm của các ngành, các địa phương đã sắp xếp, tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học. Bản thân cán bộ, công chức đã có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch có nhiều chuyển biến, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn những hạn chế cần khắc phục đó là:
- Công tác quy hoạch đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo cơ cấu, chức danh đồng bộ, hợp lý chưa được định hướng rõ; đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự gắn với sử dụng. Số lượt cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy nhiều nhưng số nợ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn không ít. Vẫn còn tình trạng bố trí công việc sau khi đào tạo không đúng với ngành nghề mới được đào tạo, đào tạo lại. Điều này phản ánh một thực tế là việc sử dụng cán bộ, công chức đi học không theo quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng đôi lúc còn tràn lan, chạy theo số lượng, sở thích của cán bộ, công chức, chưa định hướng được cụ thể cán
bộ nào cần đào tạo chuyên môn gì để phù hợp với cơ cấu, chức danh cán bộ đã được quy hoạch định hướng. Việc nhận xét, đánh giá kết quả đào tạo còn thiếu cụ thể.
- Nhiều nơi còn mang tính hình thức, phiến diện, chưa gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sắp xếp dẫn đến tình trạng một số người được đào tạo nhưng không được bố trí sử dụng. Việc chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo quy định, nhất là các chức danh chủ chốt yêu cầu phải có 2 bằng: trung cấp chuyên môn và trung cấp chính trị, tiến độ còn chậm.
- Nội dung chương trình bồi dưỡng còn nhiều trùng lặp; còn mang nặng tính khái quát, chung chung, chưa đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng loại cán bộ, công chức; còn mang nặng lý thuyết, thiếu đúc kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn; chưa chú trọng đào tạo kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN BỐ TRẠCH