PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 53 - 55)

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để đánh giá những vấn đề có tính ước định, đặc biệt là tận dụng những kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu

của các chuyên gia để làm sáng tỏ các vấn đề có tính phức tạp, đồng thời trắc nghiệm lại những tính toán và những nhận định làm căn cứ đưa ra những kết luận có tính khoa học và thực tiễn.

- Phương pháp phân tích thống kê: phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để nghiên cứu một số chỉ tiêu về chất lượng cán bộ.

Để phân tích các số liệu sơ cấp, sử dụng phương pháp phân tích so sánh ý kiến đánh giá giữa các nhóm đội ngũ cán bộ, công chức theo các tiêu thức khác nhau thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS. Các kết quả thu được sẽ sử dụng để phân tích và làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp.

- Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu.

+ Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập trên cơ sở sử dụng phiếu điều tra trực tiếp đội ngũ cán bộ, công chức 10 xã của huyện Bố Trạch về mức độ hài lòng đối với công việc.

Phỏng vấn những người trực tiếp chịu tác động từ các hoạt động của cán bộ cơ sở nhằm đưa ra kết luận về chất lượng công tác cán bộ cơ sở. Người dân của 10 xã có cán bộ, công chức nghiên cứu. Ở mỗi xã 15 hộ dân được chọn làm các mẫu khảo sát.

Nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau đã được sử dụng, nhưng chủ yếu tập trung vào phương pháp so sánh, phương pháp cho điểm và phương pháp tổng hợp. Để thấy tác dụng của việc bồi dưỡng, kết quả tiếp thu của học viên được so sánh với yêu cầu bồi dưỡng; kết quả công tác của cán bộ sau khi được bồi dưỡng được so sánh với trước khi được bồi dưỡng. Chế độ chính sách đối với cán bộ. Thang điểm đánh giá bởi những người dân được xếp theo mức độ từ cao xuống thấp (tương ứng với loại tốt, trung bình và kém). Người dân sẽ đánh giá theo suy nghĩ của họ và sẽ cho điểm về chất lượng công việc, năng lực làm việc và kết quả giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức, lối

sống, trách nhiệm đối với công việc của cán bộ cơ sở. Vì vậy số điểm cho cao hay thấp thể hiện trình độ cán bộ và đến lượt mình trình độ cán bộ chịu ảnh hưởng lớn từ chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Phân tích, tổng hợp là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế. Mọi hiện ượng được mổ xẻ, sắp xếp theo một trật tự nhất định và từ đó các hiện tượng kinh tế phức tạp và rời rạc được kết nối trong các kết luận mang tính tổng hợp.

Hệ thống công cụ được sử dụng trong nghiên cứu tùy thuộc vào nội dung và phương pháp đánh giá. Đó là các công cụ dùng để thu thập và xử lý thông tin; hệ thống chỉ tiêu phân tích; các công thức tính, so sánh...

Phỏng vấn trực tiếp để thu thập ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý cấp trên.

+ Số liệu thứ cấp:

Niên giám thống kê; số liệu báo cáo chất lượng, số lượng cán bộ, công chức cấp xã của Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch, Sở Nội vụ đã được kiểm nghiệm. Ngoài ra số liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình và tạp chí chuyên ngành.

2.3. THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN BỐ TRẠCH

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 53 - 55)