3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.2.4. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức cấp xã
Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng,
chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của huyện. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ.
Quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu về độ tuổi, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quy hoạch cán bộ phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; có bước điều chỉnh, bổ sung kịp thời cán bộ quy hoạch, đáp ứng nhu cầu bố trí cán bộ trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ kế tiếp, chuẩn bị nguồn kế cận cán bộ chủ chốt và thay thế số cán bộ, công chức không đạt chuẩn.
Xác định nhiệm vụ học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cán bộ, công chức “Mọi cán bộ, công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng” (Nghị quyết TW 3 khóa 8), nhằm tiến kịp xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh việc quán triệt tư tưởng, quan điểm đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, trong điều kiện của huyện Bố Trạch, để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian đến, việc xác định đối tượng cán bộ, công chức nào cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể:
- Cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho những cán bộ nằm trong quy hoạch, dự nguồn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn theo quy định nhưng có tiềm năng phát triển cần được đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn theo quy định.
- Riêng về trình độ học vấn, cần tập trung đầu tư dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ cấp xã ở các xã vùng cao, cán bộ người dân tộc thiểu số vì chỉ khi
đã đạt chuẩn về trình độ học vấn thì mới đảm bảo điều kiện để tiếp tục đào tạo, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.
Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trên cơ sở khuyến khích động viên cán bộ, công chức tự học tập, tu dưỡng dưới nhiều hình thức, với phương châm “thiếu gì, bổ sung đó”. Những cán bộ, công chức có trình độ thấp, chưa qua đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Cần phải nắm bắt được họ khiếm khuyết về mặt kiến thức nào, không tiếp cận được công việc đến đâu để có phương pháp đào tạo hợp lý. Hiện nay, khâu yếu nhất của phần lớn cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch là trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, trình độ am hiểu luật pháp chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể:
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy đảng và các cơ sở giáo dục:
Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo như: Trường chính trị tỉnh Quảng Bình, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Bố Trạch, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bố Trạch, Trường dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình phải đóng vai trò nồng cốt. Các hệ thống này cần tiếp tục phối hợp với các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc thù và yêu cầu của từng chức danh cán bộ.
- Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng: Cần thực hiện nhiều phương thức đào tạo khác nhau, như: tập trung dài hạn, tập trung ngắn hạn, tại chức, bồi dưỡng ngắn ngày…Đồng thời để tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên, cần thực hiện lồng ghép chương trình đào tạo giữa chuyên môn nghiệp vụ với trung cấp lý luận, giữa lý luận với quản lý nhà nước. Cần tiếp tục mở rộng mô hình đào tạo nguồn cho cán bộ dân tộc thiểu số thông qua hệ thống Trường dân tộc nội trú của tỉnh Quảng Bình, trường thiếu sinh quân, theo phương thức đưa con em người dân tộc thiểu số vào học
các lớp văn hóa ở trường này, sau đó căn cứ vào năng lực, kết quả học tập để tiếp tục đưa đi đào tạo chuyên môn thích hợp để trở về công tác tại cơ sở. Phối hợp với các quân khu lựa chọn những thanh niên người dân tộc thiểu số đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự đưa đi đào tạo nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở.
- Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Cần tiến hành khảo sát, điều tra tìm hiểu nhu cầu, điểm yếu kém, hạn chế, những công việc chưa thuần thục, chưa là kỹ năng, kỹ xảo.
Đối với cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch cần tập trung đào tạo theo ba ngành chính là: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, đây là những ngành thích hợp và cần thiết nhất cho hoạt động quản lý, lãnh đạo và thực hiện việc phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bố Trạch.
Thực hiện tốt phương châm “làm việc gì phải học tập chuyên môn ấy”. Do đó, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức phải được biên soạn, chỉnh sửa theo hướng sát với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các chức danh; chú ý trang bị kỹ năng, phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ: kỹ năng lãnh đạo, quản lý chung, kỹ năng phối hợp, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, ở đây kỹ năng giao tiếp và ứng xử đóng vai trò quan trọng; đầu tư chuẩn bị các bài tập xử lý tình huống trong thực tiễn, giúp học viên hình dung, nắm bắt được quy trình, các bước để xử lý trong thực tiễn.
Hoạt động ở các cơ sở bồi dưỡng cần được tổ chức lại và dựa trên yêu cầu nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Các đơn vị này cần phát huy tính chủ động trong việc cải tiến nội dung, phương thức bồi dưỡng và tìm nguồn giáo viên, tìm kiếm các mô hình tham quan... nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng bồi dưỡng; Cần tăng cường lực lượng giáo viên, báo cáo viên từ thực
tế; Ngoài ra cần chú ý tăng cường trang bị các thiết bị hiện đại cần thiết cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Công tác tổ chức lớp học cần được làm tốt hơn. Thái độ học tập của học viên cần được giám sát thường xuyên. Bên cạnh đó, xây dựng quy chế giảng dạy, học tập và quản lý học viên; Tăng cường trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm thông qua việc quản lý số lượng và chất lượng học tập; Có chế độ kiểm tra, viết thu hoạch đối với học viên và mọi bài giảng nhất thiết đều phải có đánh giá từ phía học viên; Việc cấp chứng chỉ nên có sự phân loại dựa vào kết quả học tập thực sự của từng học viên, đồng thời kiên quyết không cấp chứng chỉ cho những học viên vắng quá 20% số giờ quy định và chất lượng bài thu hoạch kém.
Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp đào tạo, bồi dưỡng:
+ Cần có quyết tâm, có sự nhất trí cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thêm vào đó, cần có sự đầu tư đúng mức cho công tác này, cụ thể như trong việc xây dựng cơ sở vật chất, tăng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, có chế độ phụ cấp đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ giảng dạy và cán bộ cấp xã được cử đi học. Thực hiện phương châm ưu tiên cho hoạt động “trồng người”, tạo nguồn cán bộ, cần quán triệt là đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt.
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trường chính trị tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, trung tâm chính trị huyện, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện…với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.