Huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền Abstract: Tổng quan cơ sở lý luận về việc huy đ
Trang 1Huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền
Abstract: Tổng quan cơ sở lý luận về việc huy động nguồn lực xã hội (NLXH) trong quá
trình thực hiện xã hội hóa giáo dục (XHHGD): đưa ra một số khái niệm cơ bản, giới thiệu mục tiêu, nội dung, đối tượng, các nguyên tắc chung khi tham gia huy động cộng đồng, so sánh ý nghĩa của XHHGD và huy động các NLXH Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng nói chung và đặc điểm tình hình giáo dục tại quận này nói riêng Khảo sát, nghiên cứu thực trạng việc huy động các NLXH trong quá trình XHHGD ở các trường Tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng Đề xuất một
số nhóm biện pháp nhằm huy động các NLXH để thực hiện XHHGD ở các trường Tiểu học quận Ngô Quyền, Hải Phòng
Keywords: Giáo dục tiểu học; Quản lý giáo dục; Xã hội hóa giáo dục; Hải Phòng
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục bắt nguồn nảy sinh từ đời sống xã hội, có bản chất xã hội và không thể tách rời đời sống
xã hội Giáo dục từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người, là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người, của đất nước và làm thức tỉnh tiềm năng sáng tạo trong mỗi người Giáo dục còn là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác, trí tuệ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, là chìa khóa dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, một thế giới hòa hợp hơn Do đó, giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Chỉ có
sự tham gia của toàn xã hội làm công tác giáo dục thì mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả cao Hay nói một cách khác ta cần làm tốt công tác XHHGD thì mới huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân cùng tham gia làm giáo dục
Mặc dù Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho giáo dục song cũng chưa đáp ứng được yêu cầu
Trang 2người hiểu về giáo dục, say mê với sự nghiệp giáo dục để cùng nhau tạo ra những bước tiến nhảy vọt trong giáo dục
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này trong NQTW2 khóa XIII đã khẳng định "Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước, của cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân " Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.” [32, tr.14] Muốn vậy ta cần làm tốt việc huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD, làm sao cho giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi tổ chức, mỗi
cá nhân, mỗi gia đình và của toàn xã hội
Trong quá trình XHHGD Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường lớp và các hình thức giáo dục; khuyến khích huy động
và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục [7]
Thực tế hiện nay, nhiều người nhận thức chưa đúng, thậm chí còn hiểu sai về khái niệm và bản chất của XHHGD, họ cho rằng XHHGD chỉ là đóng góp các loại tiền cho giáo dục, chỉ là sự huy động vật lực mà thôi ở một số địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa hiểu được ý nghĩa to lớn và vai trò vô cùng quan trọng của công tác XHHGD, còn coi đó là trách nhiệm của nhà trường Do đó giáo dục gặp rất nhiều khó khăn và rơi vào thế đơn độc
Trong nhiều năm qua, chúng ta chưa thu hút được sự đầu tư của các nguồn lực xã hội cho giáo dục mà chỉ trông chờ vào ngân sách, sự chỉ đạo của Nhà nước
Ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, mà trong mỗi nhà trường còn gặp nhiều khó khăn
về cơ sở vật chất, trường lớp, phương tiện học tập và trình độ dân trí còn thấp song chúng ta không thể ngồi chờ đến khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển mà ta phải tìm ra con đư-ờng ngắn nhất, có hiệu quả cao nhất đó là phải huy động các nguồn lực trong quá trình XHHGD, từ
đó góp phần tích cực để giải quyết những khó khăn trước mắt của địa phương, của từng ngành học Làm cho giáo dục phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được sự phát triển của đất nước Vấn đề đặt ra là phải đổi mới giáo dục Muốn làm cho giáo dục trở lại với bản chất xã hội đích thực của nó và phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước ta phải làm tốt công tác XHHGD, cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, của nhân dân vì giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mọi nhà, mọi người Làm sao cho mỗi con người đều được thụ hưởng thành quả từ giáo dục và ngược lại mọi người cũng phải có trách nhiệm chăm lo cho giáo duc, đóng góp sức lực, trí tuệ, tiền của cho giáo dục Đây là giải pháp được nhiều người đề cập tới
Trong các văn kiện và công luận, XHHGD là chủ đề được bàn thường xuyên, tuy nhiên trong khi bàn về XHHGD người ta có xu hướng thiên lệch, chưa toàn diện về XHHGD
Trang 3Đề tài này mong muốn làm rõ XHHGD cả về lý luận và thực tiễn; đặc biệt tập trung vào nội dung: Huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trư-ờng tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng
2 Lịch sử nghiên cứu
Về vấn đề XHHGD đã được đề cập đến từ lâu và có nhiều tác giả nghiên cứu ở mức độ chung cũng như ở từng khía cạnh của vấn đề XHHGD và các khái niệm có liên quan như: Như bàn
về khái niệm XHH, nguồn lực xã hội, nội dung, mục tiêu, bản chất XHHGD, vai trò của cộng đồng
xã hội với giáo dục và quản lý giáo dục, cơ sở của XHHGD, mức độ XHHGD cho từng cấp học.Trong đó, phải kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Bùi Gia Thịnh - Võ Tấn Quang - Nguyễn Thanh Bình Phạm Minh Hạc, Đặng Xuân Hải, Trần Kiểm, Hồng Lê Thọ, Trần Kiều Phạm Tất Dong, Vũ Ngọc Hải
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về XHHGD và đã đưa vấn đề này vào Luật giáo dục năm 2005
Trên địa bàn quận Ngô Quyền có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh nhưng chưa có ai nghiên cứu về việc huy động các nguồn lực, nghiên cứu về XHHGD Việc hiểu và tiến hành XHHGD chưa đầy
đủ, còn thiên lệch, mang tính tự phát, thiếu căn cứ và kém hiệu quả Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng”
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
1 Nghiên cứu về XHHGD cả về lý luận và thực tiễn
2 Nghiên cứu thực trạng về việc huy động các nguồn lực xã hội góp phần thực hiện công tác XHHGD tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
3 Các biện pháp huy động nguồn lực xã hội nhằm thực hiện mục tiêu XHHGD tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
4 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: XHHGD là một vấn đề lớn, phức tạp và đa dạng; do đó trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về XHHGD (khái niệm, bản chất, nội dung, các biện pháp), nguồn lực xã hội và chỉ tập trung vào nội dung thực trạng và một số biện pháp huy động các nguồn lực xã hội cho các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 4- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và một số tổ chức của phường, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của, của trường, của quận
6 Vấn đề nghiên cứu
- Các nguồn lực xã hội cho giáo dục bao gồm những nguồn lực nào?
- Bằng cách nào để huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền phù hợp với điều kiện của Hải Phòng?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Trong xã hội nói chung và quận Ngô Quyền nói riêng luôn tiềm ẩn và tồn tại các nguồn lực đa dạng như: đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực lao động, trí tuệ con người, khoa học, công nghệ, cơ sở vật chất và các tiềm năng kinh tế khác, bao gồm nguồn lực tinh thần và vật chất Những nguồn lực này có cả ở trong và ngoài nhà trường, nó rất quan trọng, và cần huy động bằng chính khả năng của nhà trường, trên cơ sở đó để huy động các nguồn lực xã hội nhằm thúc đẩy quá trình XHHGD ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền đạt kết quả tốt nhất
8 Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp quan sát
2 Phương pháp phỏng vấn
3 Phương pháp khảo sát
4 Phương pháp triển khai thí điểm và nhân rộng điển hình
9 Các luận cứ dự kiến (Nội dung của đề tài)
Nội dung nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung ở 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận: Làm rõ các khái niệm XHHGD và các khái niệm có liên quan đến XHHGD, bản chất của XHHGD; khái niệm về nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
Chương 2: Thực trạng huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD tại các trường tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng;
Chương 3: Các biện pháp huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện XHHGD ở các trường tiểu học quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát tính cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất; đồng thời phân tích mối quan hệ của các biện pháp
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC 1.1 Khái niệm về giáo dục
Như vậy, khái niệm “giáo dục” được hiểu là "truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã
được tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài người: đó là nét đặc trưng của xã
hội loài người (Nxb GD, Tr 4)
Xã hội muốn duy trì, phát triển phải thực hiện chức năng giáo dục Đó là chức năng không thể
thiếu và không bao giờ mất của giáo dục Nhờ có giáo dục các thế hệ sau tiếp tục duy trì và đẩy
mạnh lao động sản xuất và các hoạt động khác
1.2 Xã hội
Xã hội (theo quan niệm khoa học) là một phức thể xã hội bao gồm các thành phần, cụ thể
là các cá nhân, các nhóm người và các liên hệ, quan hệ giữa các thành phần tạo nên một chỉnh
thể xã hội Mối tổng hòa các quan hệ xã hội của các thành phần làm cho các đặc điểm, tính chất
của xã hội khác biệt các đặc điểm và tính chất của mỗi một thành phần tạo nên xã hội
[40, tr.109-110] Đây là một khái niệm chuẩn xác về xã hội
1.3 Xã hội hóa (XHH)
Theo quan điểm xã hội học thì XHH là quá trình tương tác, lan toả các chuẩn mực, các
giá trị, các khung mẫu, hành vi xã hội giữa các cá thể và các nhóm xã hội Như vậy, ta có thể
hiểu XHH một lĩnh vực nào đó, là quá trình tương tác, chà xát, lan tỏa các chuẩn mực, các giá
trị, các khung mẫu, hành vi xã hội giữa các cá thể và các nhóm xã hội trên lĩnh vực đó
1.4 Khái niệm xã hội hoá giáo dục
Từ hai khái niệm XHH (theo quan điểm xã hội học), khái niệm giáo dục (theo quan điểm
giáo dục học) nêu ở trên ta có thể hiểu xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục (XHHGD) là quá trình
tương tác, lan tỏa các chuẩn mực, các giá trị, các khung hình mẫu, các hành vi xã hội giữa các cá
thể và các nhóm cá thể trên lĩnh vực giáo dục Làm cho mọi người hiểu về giáo dục, giáo dục đến
với mọi nhà, mọi người, làm cho mọi người được thụ hưởng thành quả của giáo dục, góp phần
nâng cao dân trí, tạo ra một phong trào, một xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội,
của đất nước, đồng thời mọi người có trách nhiệm tham gia giáo dục và làm cho giáo dục phát
triển
Trang 6Bản chất của XHHGD là sự tham gia trực tiếp của xã hội vào giáo dục trên cả hai mặt tiếp nhận giáo dục và đóng góp vào sự phát triển của giáo dục Hai mặt của XHHGD thể hiện mọi người có nghĩa vụ chăm lo cho giáo dục để giáo dục phục vụ mọi người; mọi người được quyền
đi học, học thường xuyên, học suốt đời
Hiện nay xã hội hoá (trong đó XHHGD) do bị hiểu sai hay cố ý làm không đúng nên đang
bị lạm dụng kinh khủng Cứ huy động sức dân thật nhiều, rồi núp dưới chiêu bài “XHH” là xong Hầu hết các ngành, các lĩnh vực đời sống xã hội có sử dụng XHH để huy động tiền của, công sức của nhân dân.“Khoan sức dân” là điều ngày càng ít người nghĩ tới Một số người thường nghĩ XHH dịch vụ giáo dục là sự “đóng góp” của người dân với tư cách là người hưởng dịch vụ mà chưa thấy được đó thực sự là một cơ chế điều phối nguồn lực của xã hội
Để hiểu toàn diện về XHHGD ta tìm hiểu thêm về nội dung cơ bản và mục tiêu của XHHGD
1.4.1 Nội dung cơ bản của xã hội hoá giáo dục
Xây dựng xã hội học tập, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đa dạng hoá các loại hình truờng lớp, các hình thúc học tập, làm cho nền giáo dục của chúng ta trở thành một nền giáo dục dành cho mọi người, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi lứa tuổi đều có điều kiện học tập thường xuyên, học tập suốt đời Nội dung được thể hiện ở hai mặt quyền và nghĩa vụ của mọi người với giáo dục
1.4.2 Mục tiêu của xã hội hoá giáo dục
XHHGD dục sẽ “mở cửa” nhà trường với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và nhân dân, làm cho nhân dân có thể thực hiện tốt quyền làm chủ của mình đối với giáo dục, không những đóng góp xây dựng nhà trường mà còn giám sát, kiểm tra nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục XHHGD góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện Mục tiêu cao nhất của giáo dục là xã hội hóa cá nhân Sản phẩm của giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu xã hội, do đó nội dung giáo dục trong nhà trường phải theo nhu cầu của xã hội
1.5 Nguồn lực xã hội
Nguồn lực xã hội là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, hệ thống chính trị, nguồn nhân lực, vốn và thị trường ở cả trong và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nhất định
Trang 7Con người có thể làm thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi Dựa vào khái niệm trên, căn cứ vào phạm vi nhà trường ta có thể phân chia nguồn lực thành hai loại:
Nguồn lực trong nhà trường (gọi là nội lực): Nguồn lực ngoài nhà trường (gọi là ngoại lực) bao gồm: nguồn lực trong và ngoài quận (có ở trong và ngoài nước) Các nguồn lực này bao gồm nguồn lực vật chất và nguồn lực phi vật chất
Cả hai nguồn lực trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển Nhà trường đang đứng trước những nhiệm vụ và thách thức mới đòi hỏi chúng ta phải biết huy động và phát huy mọi nguồn lực xã hội, đã hiện hữu cũng như đang tiềm tàng trong và ngoài nhà trường
1.6 Huy động các nguồn lực xã hội
Huy động các nguồn lực xã hội: là ta tác động đến các nguồn lực của xã hội bằng nhiều giải pháp và cách thức khác nhau, để thu hút và kéo các nguồn lực xã hội ấy về với giáo dục, đồng thời thúc đẩy giáo dục phát triển
1.6.1 Mục đích huy động các nguồn lực xã hội
Để thu hút các nguồn lực vật chất, phi vật chất, để thúc đẩy quá trình giáo dục nhằm xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ giáo dục ở nhà trường như: CSVC, trường lớp, đội ngũ, cán
bộ giáo việc; tạo môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh thống nhất giữa nhà trường - gia đình - xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của đất nước
Thực hiện đổi mới chương trình SGK, đổi mới mục tiêu giáo dục
1.6.2 Nội dung huy động nguồn lực xã hội
Để tạo ra các nguồn lực phục vụ việc xây dựng một môi trường giáo dục tốt nhất, chăm lo
sự nghiệp giáo dục là phải huy động cộng đồng trên cả hai nội dung: nguồn lực vật chất và phi vật chất
1.6.3 Đối tượng huy động bao gồm các nguồn lực trong và ngoài nhà trường
Về nguồn lực xã hội trong nhà trường (Nguồn nội lực):
Nguồn nội lực này ẩn chứa ngay trong nhà trường đó là con người, là CSVC, các tiềm năng thế mạnh khác
Nguồn lực xã hội ngoài nhà trường (Nguồn ngoại lực):
Đây là nguồn lực mạnh mẽ to lớn đầy tiềm năng mà ta cần tận dụng và khai thác để thu hút các nguồn lực xã hội cho giáo dục nhằm thúc đẩy giáo dục phát triển, đáp ứng nhu cầu học
Trang 8tập của nhân dân và sự phát triển của đất nước đây cũng là nguồn lực, mang tính quyết định sự thành bại của quá trình XHHGD Trong các nguồn lực xã hội thì mỗi nguồn lực có một vị trí tầm quan trọng khác nhau: Muốn huy động nguồn lực xã hội trước hết, ta huy động nguồn nội lực, trên cơ sở phát huy nguồn nội lực để huy động nguồn ngoại lực
1.7 Các nguyên tắc chung khi tham gia huy động cộng đồng
1.7.1 Nguyên tắc về lợi ích
1.7.2 Nguyên tắc về chức năng nhiệm vụ
1.7.3 Nguyên tắc dân chủ, công khai
1.7.4 Nguyên tắc về luật pháp
1.7.5 Nguyên tắc phù hợp, thích ứng
1.7.6 Nguyên tắc tình cảm, tự nguyện
1.7.7 Nguyên tắc kết hợp ngành [18, tr.31-32]
1.8 Phân biệt đƣợc ý nghĩa của xã hội hoá giáo dục và huy động các nguồn lực xã hội
Huy động các nguồn lực xã hội chỉ là một nội dung của quá trình XHHGD XHHGD và huy động cộng đồng đều bao gồm cả 2 quá trình thụ hưởng các thành quả do giáo dục mang tới, đồng thời có trách nhiệm tham gia quá trình phát triển giáo dục XHHGD và huy động các nguồn lực xã hội đều nhằm mục đích thúc đẩy giáo dục phát triển, đồng thời cũng mang lại lợi ích giáo dục cho mọi nhà, mọi người
XHHGD với bản chất là làm cho giáo dục phát triển, làm cho giáo dục đến với mọi nhà, mọi người, mọi người được tham gia và hưởng thành quả giáo dục, giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Còn việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục là nhằm để thúc đẩy quá trình XHHGD, bao gồm các nguồn lực vật chất (nhân lực, vật lực, tài lực) và nguồn lực tinh thần (sáng kiến, đóng góp ý kiến, tư vấn) Nói đến huy động người ta nghĩ đến phương thức, đến cách tác động vào nguồn lực, thu hút nguồn lực đến với nhà trường, đến với giáo dục Các nguồn lực này, giúp giáo dục thực hiện tốt quá trình đổi mới, thực hiện tốt nội dung, mục tiêu đào tạo, phương pháp đào tạo
Việc huy động từ xã hội trở nên dễ hơn khi giáo dục đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của người học và xã hội Thu nhập của người dân còn thấp, sự huy động phải phong phú đa dạng, mỗi người hãy đóng góp cho giáo dục theo cách của riêng mình Không phải không có tiền thì không làm tốt được công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nhưng không phải cứ có tiền là làm tốt công tác giáo dục, điều này phụ thuộc nhiều vào sự đổi mới của ngành giáo dục và sự đóng góp trên các phương diện với giáo dục của toàn xã hội
Trang 91.9 Động lực của xã hội hoá giáo dục
XHHGD với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển giáo dục, phát triển đất nước đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân Muốn thúc đẩy nhanh quá trình XHHGD thì ta phải tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia làm giáo dục, đồng thời mang lại những lợi ích từ giáo dục đến với mọi người dân Xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng sự phát triển của xã hội và nhu cầu của nhân dân
Trong XHHGD chúng tôi đã nhấn mạnh việc XHH các nguồn lực xã hội bao gồm nguồn lực nội sinh (nội lực) và nguồn lực ngoại sinh (ngoại lực) Thành phần cơ cấu, nội dung và mối quan hệ tương tác giữa hai nguồn lực này Qua đây đã làm rõ hơn về nguồn lực xã hội để từ đó ta tận dụng khai thác được nhiều nhất nguồn lực này cho nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân Đồng thời nó trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học để triển khai việc huy động các nguồn lực xã hội trong quá trình XHHGD có cơ sở
và đạt hiệu quả
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI Ở
QUẬN NGÔ QUYỀN 2.1 Đặc điểm tình hình quận Ngô Quyền
Quận Ngô Quyền là một quận lớn của thành phố Hải Phòng với diện tích trên 10,5 km2, có 13 phường và trên 17 vạn dân với trên 40.000 hộ Quận có nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn của trung ương và thành phố, có bến cảng, ga xe lửa, có nhiều khu dân cư đang phát triển và hiện có hàng
Trang 10chục dự án đã, đang và sẽ được triển khai, có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua địa bàn
Kết quả phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp học, bậc học đều ở mức trên 25% và tăng trưởng dần qua các năm Bên cạnh đó, quận còn mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho người lao động với trên 3.000 người được dạy nghề mỗi năm
Phát triển văn hóa - xã hội một cách toàn diện, đồng bộ và có chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và hoạt động khoa học công nghệ.Ngô Quyền cũng là quận tập trung các trung tâm văn hoá, giáo dục, TDTT của thành phố; có nhiều cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học; có hệ thống trường PTTH công lập và dân lập nhiều nhất trong các quận nội thành
“Trích báo cáo quận Ngô Quyền tháng, 11.2008”
Qua đặc điểm tình hình của quận ta thấy quận có rất nhiều tiềm năng thế mạnh, nguồn lực
xã hội thật to lớn, đây là những tín hiệu tốt lành và thuận lợi cho sự phát triển nhà trường, phát triển giáo dục Nhiệm vụ của nhà trường là tổ chức tốt việc thu hút và huy động các nguồn lực xã hội cho việc phát triển nhà trường, phát triển giáo dục
2.2 Đặc điểm tình hình giáo dục quận Ngô Quyền
2.2.1 Về cơ cấu và chất lượng đội ngũ
Bậc học
(Số người)
Tỉ lệ đạtchuẩn %
Tỉ lệ vượt chuẩn %
GVGCSTĐ ( Từ cấp quận trở lên) %
Tỉ lệ Đảng viên
Về mầm non: Tỷ lệ trong độ tuổi mầm non đạt kênh A hàng năm là 97%; Kênh B hàng năm 3%; Không có trẻ kênh C về sức khoẻ
Tiểu học: Tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày là 71,2% và được chăm nuôi bán trú là 51,5% Số học sinh được xếp loại văn hoá giỏi hàng năm ở cấp tiểu học từ 36% đến 41%;
Trang 11THCS có từ 25% đến 32% là học sinh giỏi, 100% học sinh lớp 9 và 95% học sinh lớp 8 trực tiếp hướng nghiệp tại các trung tâm dạy nghề của quận và thành phố
2.2.3 Về phổ cập giáo dục
Quận Ngô Quyền là quận sớm hoàn thành phổ cập tiểu học (năm 1991) và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi (năm 2000); Phổ cập THCS (được Bộ GD-ĐT và thành phố kiểm tra công nhận tháng 3/2001) Quận đã cơ bản hoàn thành phổ cập Trung học và nghề (được thành phố kiểm tra công nhận tháng 12/2005) với tỷ lệ rất cao:
+ Tiêu chuẩn “huy động” toàn quận: 97,89% (quy định là 95%)
+ Tiêu chuẩn “hiệu quả” toàn quận: 91,8% (quy định 85%)
2.2.4 Xây dựng trường chuẩn quốc gia
Hiện nay quận đã xây dựng được 6 trường chuẩn quốc gia, trong đó có 2 trường mầm non, 3 trường tiểu học và 1 trường THCS Trong đó có một trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn
2 Chỉ tiêu 2008-2010 có thêm 6 trường chuẩn quốc gia nữa[33]
2.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Các trường học trong quận đã tích cực ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy
(Số liệu báo cáo của PGD và ĐT cập nhật ngày 24/11/2008)
Nghiên cứu đặc điểm về tình hình giáo dục của quận Ngô Quyền ta thấy có nhiều thuận lợi Đặc biệt, giáo dục tiểu học luôn dẫn đầu 3 bậc học ở các lĩnh vực, đây là lợi thế rất lớn cho viêc huy động các nguồn lực xã hội trong và ngoài nhà trường
Để phát triẻn giáo dục cần làm tốt việc huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt các nguồn lực nằm ngay trong các nhà trường, ngay trong quận Ngô Quyền
2.3 Thực trạng xã hội hoá giáo dục ở trong và ngoài quận Ngô Quyền
2.3.1 Kinh nghiệm thế giới về xã hội hoá giáo dục
Các nước trên thế giới đã đi trước Việt Nam trong công tác XHHGD Tìm hiểu XHHGD
ở một số nuớc trên thế giới Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Hàn Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Mĩ, Anh, Châu Á-Thái Bình Dương Các nước Châu Mĩ la tinh như Brazil, Colombia Tại In-đô-nê-xi-a Một số quốc gia Chân Âu, Qua tìm hiểu sơ bộ kinh nghiệm XHHGD của một số quốc gia nêu trên, chúng tôi nhận thấy các quốc gia đó vận dụng sáng tạo XHHGD vào tình hình cụ thể của mình Cách khai thác nguồn lực rất phong phú, rất linh hoạt tạo ra những bước tiến nhảy vọt trong giáo dục Từ kinh nghiệm, cách làm của các quốc gia trên, Việt Nam có thể vận dụng vào tình hình cụ thể của mình để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Trang 122.3.2 Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam
Bước vào thời kì đổi mới (từ năm 1986) Việt Nam có chiến lược đầu tư phát triển giáo dục Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Trong thời
kì đổi mới, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh tầm quan trọng của XHHGD, điều này thể hiện rõ trong Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2005 Điều 12 Luật giáo dục 2005 về xã hội hoá giáo dục khẳng định: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của của Nhà nước và của toàn dân”
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức,
cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn’’ [15]
Việc thực hiện XHHGD ở Việt Nam chính thức được đưa vào luật Bộ GD&ĐT có đề án XHHGD trên phạm vi toàn lãnh thổ với tất cả các cấp học, bậc học [4]
Cơ chế vận hành chưa được thực hiện rõ ràng Vai trò của Nhà nước trong quá trình thực hiện XHHGD, trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể xã hội chưa được cụ thể hoá, chưa rõ ràng và chưa đồng bộ trong các văn bản qui định của Nhà nước Chế độ chính sách cho giáo dục còn bất hợp lí Việc huy động đóng góp cho giáo dục, sự điều tiết của Nhà nước còn chậm
2.3.3 Thực trạng về công tác xã hội hoá giáo dục ở quận Ngô Quyền
Báo cáo của quận về công tác XHHGD
Nhiều năm qua, quận Ngô Quyền là một trong những đơn vị dẫn đầu thành phố về công tác XHHGD, với nhiều điển hình ở các đơn vị trường học, các khu dân cư, tổ dân phố Với chủ trương XHHGD quận đã thu hút được các lực lượng xã hội tham gia làm giáo dục Các lực lượng
xã hội cùng nhà trường đã tham gia vận động tuyên truyền trong nhân dân để mọi người hiểu và ủng hộ giáo dục Các phường đều có trung tâm giáo dục cộng đồng để xoá mù, tái mù, và nâng cao trình độ cho nhân dân Việc huy động XHHGD trong 5 năm qua đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, đã huy động được nguồn lực xã hội lớn lao cho giáo dục, cho sự phát triển nhà trường, tuy nhiên qua quan sát và phân tích thực tế còn bộc lộ những yếu kém và bất cập Việc huy động còn mang tính tự phát, chưa đồng đêu ở các đơn vị, chưa có tính chiến lược Sự phối kết hợp giữa giáo dục với các ban ngành đoàn thể chưa đồng bộ, nhận thức về XHHGD còn
Trang 13mang tính phiến diện một chiều, chỉ thiên về huy động vật chất Việc tuyên truyền vận động còn rất hạn chế,việc triển khai ở các đơn vị còn chưa đồng đều Nhiều người dân chưa thấy hết trách nhiệm của mình với giáo dục, chưa tự nguyện đến và ủng hộ giáo dục
(Trích báo cáo tổng kết 5 năm về công tác XHHGD quận Ngô Quyền- 22/8/2008)
2.4 Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục trong các trường học quận Ngô Quyền 2.4.1 Kết quả
thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo quận Ngô Quyền
Giáo dục và đào tạo làm tốt công tác tham mưu xây dựng các chính sách địa phương về phát triển giáo dục và đào tạo.Thực hiện Quyết định số 05/QĐ về: Đẩy mạnh XHHGD, tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục Kế hoạch công tác, đề án thực hiện công tác phổ cập bậc tiểu học
và nghề theo Nghị quyết 21/NQ của Ban thường vụ quận ủy ngày 30/3/2004 Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia tháng 4 năm 2004 và quy hoạch tổng thể các trường học quận Ngô Quyền đến năm 2020
Nghị quyết số 17/NQ-HĐND tháng 6 năm 2004 của HĐND quận Ngô Quyền về việc huy động nguồn XHHGD Tập trung cho đề án đưa tin học vào nhà trường
Nghị quyết 14/NQ/TƯ và Nghị quyết 57/HĐND thành phố
Trong 5 năm qua các trường trong quận đã huy động được hàng chục tỉ đồng cho xây dựng và phát triển các trường học, 100% các trường học của quận đều được kiên cố hóa, toàn quận đã xây dựng được 7 trường chuẩn quốc gia, 100% các trường đã có phòng máy vi tính được nối mạng Các trường tiểu học, đã tổ chức huy động bằng nhiều hình thức và thu hút được đông đảo lực lượng tham gia Có nhiều điển hình về kết quả XHHGD
2.4.2 Kết quả huy động nguồn lực xã hội hoá giáo dục từ năm 2004 đến năm 2008
30 trường trên địa bàn quận với cả 3 bậc học qua bảng tổng hợp sau:
Bảng tổng hợp kết quả huy động XHHGD ở 30 trường
Qua khảo sát cho thấy trong những năm qua, các bậc học đã tập trung huy động các cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ việc học tập của các em học sinh, huy động được sự đầu tư các trang thiết bị hiện đại để thực hiện đổi mới giảng dạy
Nhiều năm qua, nhờ có công tác XHHGD mà điều kiện dạy và học của nhiều trường trong quận không ngừng thay đổi Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao
* Khó khăn trong công tác XHHGD của giáo dục hiện nay là người chuyên làm công tác XHHGD không có; hầu hết cha mẹ học sinh làm tự nguyện, không được trang bị kiến thức nhất định về công tác XHHG để giới thiệu tuyên truyền