Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông quốc tế
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đã và đang có những biến chuyển tích cực, dần thoát khỏi tình trạng của một nước đang phát triển. Có được thành quả đó là nhờ vào sự nỗ lực trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước trong công cuộc tác động đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối đầu với sự cạnh tranh hết sức gay gắt của thị trường trong và ngoài nước. Để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường thời mở cửa thì các doanh nghiệp cần phải có những cơ chế quản lý kinh tế hiệu quả. Qua nghiên cứu, chúng ta nhận thấy trong các cơ chế quản lý kinh tế, quản lý con người là vấn đề cốt lõi nhất, cũng đồng thời là vấn đề tinh tế nhất, phức tạp nhất. Muốn đạt được mục tiêu của mình, chủ doanh nghiệp cần hết sức quan tâm đến khía cạnh của đời sống người lao động. Đó chính là lợi ích của họ. Một trong những vấn đề nhạy cảm nhất đối với người lao động hiện nay vẫn là vấn đề về tiền lương. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của công nhân viên bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã thực hiện, tiền lương là phần thu nhập chính của công nhân viên. Do vậy, điều tất yếu mà họ đòi hỏi là mức tiền công xứng đáng so với sức lao động mà họ đã bỏ ra. Việc lựa chọn được chính sách tiền lương hợp lý không những kích thích người lao động ngày 1 càng gắn bó, hăng say với công việc của mình mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành. Cùng với tiền lương, để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài cho người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế dùng tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người lao động. Bảo hiểm thất nghiệp dùng trợ cấp cho những cá nhân đã từng là cán bộ công nhân viên là nhân viên trong doanh nghiệp khi thất nghiệp. Kinh phí công đoàn chủ yếu dùng cho hoạt động tổ chức công đoàn trong việc chăm sóc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Cùng với tiền lương (tiền công) các khoản trích theo lương hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại công ty Viễn thông quốc tế, tôi nhận thấy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Viễn thông quốc tế” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung 2 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Viễn thông quốc tế. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Thực trạng của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Viễn thông quốc tế. - Đưa ra một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại công ty. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Vấn đề hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ 13/01/2012 đến ngày 30/05/2012 với số liệu sử dụng nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2012, đi sâu nghiên cứu về hạch toán tiền lương tháng 12 năm 2011. - Phạm vi về không gian: Tại Công ty Viễn thông quốc tế. - Phạm vi về nội dung: Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1.1 Bản chất tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương a) Khái niệm và đặc điểm tiền lương Tiền lương là một phạm trù kinh tế chính trị xã hội. Nó không chỉ là phản ánh thu nhập thuần túy quyết định sự ổn định và phát triển của người lao động mà nó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, của xã hội. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh sự trả công cho người lao động dựa trên nguyên tắc lao động nhằm tái sản xuất sức lao động. Về mặt kinh tế, có thể hiểu tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động. Tiền lương tuân theo các quy luật cung cầu, giá trị thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước. Đồng thời tiền lương phải bao gồm đủ các yếu tố cấu thành, để đảm bảo là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động và gia đình họ. 4 Đối với thành phần kinh tế tư nhân, sức lao động rõ ràng trở thành hàng hóa vì người sử dụng tư liệu sản xuất không đồng thời sở hữu tư liệu sản xuất. Họ là người làm thuê, bán sức lao động cho người có tư liệu sản xuất. Giá trị của sức lao động thông qua sự thỏa mãn của hai bên căn cứ vào pháp luật hiện hành. Thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, tập thể người lao động từ giám đốc đến công nhân đều là người cung cấp sức lao động và được nhà nước trả công. Nhà nước giao quyền sử dụng, quản lý tư liệu sản xuất cho tập thể người lao động. Giám đốc và công nhân viên chức là người làm chủ được ủy quyền không đầy đủ và không được tự quyền về tư liệu đó. Tuy nhiên những đặc thù riêng trong sử dụng lao động của khu vực kinh tế, nhà nước có hình thức sở hữu khác nhau, nên các quan hệ thuê mướn, mua bán, hợp đồng lao động cũng khác nhau, các thỏa thuận về tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương cũng được thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Trong nền sản xuất hàng hóa, tiền lương là một bộ phận của chi phí, sản xuất, cấu thành nên giá trị sản phẩm. Trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách của tiền lương được coi như phương tiện quan trọng là đòn bẩy kinh tế, nhằm khuyến khích tinh thần hăng say lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc, từ đó không những tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà còn kích thích sự sang tạo, hăng say với công việc của người lao động. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có những biện pháp kịp thời, động viên khuyến khích người lao động nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Tóm lại, tiền lương là phần thu nhập được người sử dụng lao động trả cho người lao động trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng tùy theo thời gian, khối lượng công việc và chất lượng lao động mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. b) Các khoản trích theo lương 5 Ngoài tiền lương, để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (SXKD) một bộ phận chi phí cho người lao động, được hưởng một phần sản phẩm xã hội dưới hình thái tiền tệ, trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức, thất nghiệp, đó là các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. - BHXH là một trong những chính sách kinh tế xã hội quan trọng của nhà nước. Nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà còn phản ánh chế độ xã hội, là khoản mà người cán bộ công nhân viên được hưởng trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tử tuất, thất nghiệp, nghỉ hưu … - Bảo hiểm y tế (BHYT) dùng để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. BHYT thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia bảo hiểm nhằm giúp họ một phần nào đó trang trải tiền khám chữa bệnh, tiền viện phí, thuốc thang. - Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) : dùng tài trợ cho những người thất nghiệp là người đang đóng BHTN mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. BHTN bao gồm các chế độ : trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm. Nguyên tắc đóng BHTN: + Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN. + Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN. Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng BHTN theo mức quy định và trích tiền lương, tiền công của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần. 6 - Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Đây là nguồn kinh phí của một đoàn thể đại diện cho người lao động, nói lên tiếng nói chung của người lao động, bảo vệ cho người lao động. KPCĐ ngoài chức năng duy trì hoạt động tổ chức, nó còn chi để thăm hỏi người ốm, trợ cấp khó khăn cho người lao động. KPCĐ là khoản thu cho bộ phận công đoàn, một tổ chức độc lập có tư cách pháp nhân tự hạch toán thu chi với nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho người lao động. KPCĐ được hình thành từ việc trích nộp của doanh nghiệp theo tỷ lệ 2% trên thực tế tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên (CNV) trong tháng, tính vào chi phí SXKD. Số KPCĐ được trích cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ quy định. Một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, và một phần để lại doanh nghiệp, để chi tiêu hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Cùng với tiền lương và các khoản trích nộp nói trên hợp thành chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm. Việc tính toán chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm phải trên cơ sở theo dõi và quản lý quá trình huy động, sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh. Việc tính đúng thù lao lao động, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động nhằm kích thích việc sử dụng lao động hợp lý và có hiệu quả. 2.1.1.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiền lương a) Ý nghĩa của kế toán tiền lương. Tiền lương đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ trên phương diện đòn bẩy kinh tế, tiền lương còn liên quan trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc tính lương cho người lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất và việc phân bổ tiền lương vào giá thành sản phầm và chi phí lưu thông chính xác sẽ tránh được hiện tượng lãi giả, lỗ thật. Đây là yêu cầu cốt lõi đối với công tác tiền lương của doanh nghiệp. Từ công tác hạch toán tiền lương, giúp cho các nhà quản lý biết được tình hình sử dụng lao động, quỹ lương và cách phân phối quỹ lương. 7 Tổ chức tốt cách hạch toán tiền lương sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, có hiệu quả quỹ tiền lương, giúp cho doanh nghiệp tính toán đúng và phân bổ vào giá thành một cách hợp lý. Từ ý nghĩa quan trọng của tiền lương nói trên thì việc theo dõi việc tính lương và các khoản trích theo lương, thu nhập của người lao động là vô cùng cần thiết. Ngoài mục đích kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động, nó còn góp phần tích lũy khi tính đúng giá thành sản phẩm, làm căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách nhà nước. b) Nhiệm vụ của kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ là vấn đề quan tâm của công nhân viên và doanh nghiệp, mà nó còn là vấn đề Nhà nước đặc biệt chú ý vì nó liên quan đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp và các chính sách của nhà nước. Vì vậy, cần tổ chức thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp một cách trung thực và kịp thời đầy đủ, chính xác tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Thực hiện tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình chấp nhận chính sách, chế độ tiền lương, các khoản thanh toán với công nhân viên và tình hình sử dụng quỹ này. - Tính toán phân bổ chính xác đúng tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh hay vào thu nhập của bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp. Thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán đúng phương pháp. - Lập báo cáo về lao động tiền lương, các khoản thanh toán với công nhân viên thuộc trách nhiệm của kế toán, tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động các quỹ lương, quỹ bảo hiểm, đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, đấu tranh chống hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật, vi phạm chế độ lao động, tiền lương. 8 2.1.1.3 Chức năng của tiền lương Chức năng thước đo giá trị Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian khối lượng công việc hoàn thành cho doanh nghiệp. Chức năng tái sản xuất sức lao động C.Mác nói: “Sức lao động là toàn bộ khả năng về thể lực, trí lực cho con người sáng tạo ra của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội”, bản chất của sức lao động là sản phẩm luôn được hoàn thiện nâng cao chất lượng, còn bản chất của tái sản xuất sức lao động là một lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động của bản thân minh, sản xuất ra sức lao động mới (nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ sau), tích lũy lao động nâng cao trình độ kỹ năng lao động. Chức năng đòn bẩy kinh tế Thực tế cho thấy, khi tiền lương được trả công xứng đáng thì sẽ tạo ra niềm say mê, hứng thú làm việc, phát huy tinh thần sáng tạo, không ngừng hoàn thiện nâng cao trình độ, gắn liền trách nhiệm với lợi ích của doanh nghiệp. Tiền lương là công cụ khuyến khích vật chất, là động lực thúc đẩy của kinh tế và xã hội đi lên. Chức năng giám sát lao động Người sử dụng lao động thông qua việc trả lương cho người lao động có kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương xứng với kết quả thu được. Nhà nước giám sát lao động bằng chế độ tiền lương đảm bảo quyền lợi tối thiểu mà người lao động được hưởng từ người sử dụng lao động, tránh sự bóc lột sức lao động. Chức năng điều hòa lao động Khi một nền kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực ngày càng gay gắt thì chính sách về tiền lương và thang lương không thể tách rời. Hệ thống thang lương, bảng lương là điều kiện 9 để điều tiết lao động, nó sẽ tạo ra một cơ cấu hợp lý, một sự phân bổ lao động đồng đều trong xã hội, góp phần ổn định chung thị trường lao động của cả nước. Chức năng tích lũy Tiền lương là phần thu nhập của người lao động, vì vậy lao động tạo ra thu nhập không những để duy trì cuộc sống hàng ngày mà còn để tiết kiệm dự phòng cho cuộc sống sau này khi hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống. 2.1.1.4 Phân loại tiền lương - Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế - Tiền lương chính và tiền lương phụ 2.1.2 Quỹ lương trong doanh nghiệp 2.1.2.1 Quỹ lương Quỹ lương của một doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương doanh nghiệp phải trả cho tất cả lao động mà mình quản lý, sử dụng. Quỹ lương bao gồm các khoản sau: + Tiền lương tháng, ngày theo hệ thống bảng lương của Nhà nước + Tiền lương trả theo sản phẩm + Tiền lương công nhận cho lao động ngoài biên chế + Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm hỏng, sản phẩm xấu + Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do thiết bị máy móc ngừng hoạt động vì nguyên nhân khách quan. + Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác hoặc huy động đi làm nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội; + Tiền lương trả cho người lao động nghỉ phép định kỳ, nghỉ theo chế độ Nhà nước; + Tiền lương trả cho người đi học nhưng vẫn thuộc biên chế; 10 . hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Thực trạng của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Viễn thông quốc tế. - Đưa. “ Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Viễn thông quốc tế 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung 2 Hạch toán